Thursday, February 16, 2012

Vinashin được vay hơn 292 tỷ đồng lãi suất 0%


NHẬT NAM
16/02/2012 18:58 (GMT+7)
pictureĐây là một chính sách hỗ trợ trong việc thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thực hiện cho Vinashin vay 292 tỷ đồng với lãi suất 0% và thời hạn tối đa là 12 tháng.

Thông tin trên vừa được Văn phòng Chính phủ cho biết hôm 16/2.

Cụ thể, thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), căn cứ đề xuất của tập đoàn này để bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong quá trình tái cơ cấu sản xuất và kinh doanh, xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngày 24/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã  ban hành Quyết định số 87/2010/QĐ-TTg về việc cho doanh nghiệp, người lao động thuộcVinashin và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vay để chi trả nợ tiền lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc, tạo việc làm, học nghề.

Theo Quyết định số 87/2010/QĐ-TTg, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Vinashin và các doanh nghiệp thuộc Vinalines được chuyển giao từ Vinashin theo Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu Vinashin, đang nợ tiền lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động có nhu cầu tính đến hết ngày 31/10/2010 và thời kỳ tiếp theo đến hết ngày 31/12/2011, được vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam; lãi suất cho vay bằng 0% với thời hạn cho vay tối đa là 12 tháng.

Triển khai Quyết định số 87/2010/QĐ-TTg và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5471/VPCP-KGVX ngày 10/8/2011 của Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thực hiện cho Vinashin vay để chi trả nợ tiền lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tạo việc làm, học nghề với dư nợ tính đến ngày 31/1/2012 đạt 292,148 tỷ đồng.



  • Mud blood
    08:43 (GMT+7) - Thứ Sáu, 17/2/2012
    Trong khi các DN khác đang chật vật với vấn đề vốn mà Vinashin như được món hời với khoản vay này, mong những người có chức năng hãy sử dụng nó sao cho đáng...
  • Huy Hoàng
    07:59 (GMT+7) - Thứ Sáu, 17/2/2012
    Luật phá sản VN còn nhiều bất cập và chủ yếu là bán thanh lý tài sản để thu hồi nợ. 

    Nên sửa lại luật theo hướng cơ cấu lại nợ và tài sản, cơ cấu quản lý doanh nghiệp để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất: 

    - Khoanh nợ - DN sẽ không phải trả lãi nữa, điều này là nên làm. Ngân hàng cho vay phải chịu trách nhiệm với khoản cho vay của mình trước rủi ro. 

    - Biến nợ thành cổ phần DN - NH sẽ thu hồi nợ từ kết quả hoạt động SXKD, biện pháp này sẽ thay đổi 1 phần chủ sở hữu và cũng là cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi. 

    - Nhà nước trả nợ thay (áp dụng cho Cty cổ phần) và phần này trở thành cổ phần trong Cty, nhà nước sẽ thu hồi khoản này khi bán cổ phần sau khi doanh nghiệp hồi phục. 

    Thanh lý tài sản để trả nợ chỉ là biện pháp cuối cùng và khả năng thu hồi nợ là cực thấp và không hiệu quả bởi tài sản vô hình sẽ không thể thanh lý được.
  • Bảo Thanh
    00:49 (GMT+7) - Thứ Sáu, 17/2/2012
    Chẳng có gì nổi bật cả. Vẫn chỉ là những giải pháp tạm thời - giải quyết về mặt ngắn hạn. 

    Theo tôi nghĩ thời điểm nay là lúc thích hợp nhất để từng bước cổ phấn hóa các TCTNN. Chỉ có như vậy thì đất nước mới mong phát triển được.
  • Forecasterpro
    22:42 (GMT+7) - Thứ Năm, 16/2/2012
    Tái cơ cấu thì bán bỏ những phần kém hiệu quả của nó đi mà lấy tiền sao lại phải cho vay thêm để nuôi sống một cơ thể đã mang trọng bệnh rồi. 

    Hãy nhìn tập đoàn GM của Mỹ ấy. Họ tái cơ cấu cực kỳ mạnh mẽ, bán đi khá nhiều thương hiệu đấy nhưng chỉ sau vài năm đã lại trở nên mạnh mẽ hơn. 

    Mấy ông này vay lại còn được lãi suất 0% nữa chứ.
 

No comments:

Post a Comment