24/05/2011 | 10:24:00
Tàu Dìn Ký bị chìm do không đảm bảo đủ các quy định an toàn. (Ảnh: internet)
CÁC TIN LIÊN QUAN
Đình chỉ hoạt động bến du thuyền “lậu” Dìn Ký
Chiều 23/5, tỉnh Bình Dương đã ra quyết định đình chỉ hoạt động bến du thuyền “lậu” của Khu du lịch Dìn Ký, xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An.
Tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng vụ đắm tàu
Khoảng 4 giờ sáng 23/5, các thợ lặn trục vớt tàu đã phát hiện thi thể của em Phạm Xuân Khánh (9 tuổi), nạn nhân cuối của vụ đắm tàu.
Chiều 23/5, tỉnh Bình Dương đã ra quyết định đình chỉ hoạt động bến du thuyền “lậu” của Khu du lịch Dìn Ký, xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An.
Tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng vụ đắm tàu
Khoảng 4 giờ sáng 23/5, các thợ lặn trục vớt tàu đã phát hiện thi thể của em Phạm Xuân Khánh (9 tuổi), nạn nhân cuối của vụ đắm tàu.
Liên quan đến vụ chìm tàu khu du lịch Dìn Ký (xã Bình Nhân, huyện Thuận An, Bình Dương), trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Trần Văn Cừu, Cục trưởng Cục Đường thủy Nội địa Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, chủ tàu và cá nhân điều khiển phương tiện chưa đảm bảo an toàn các quy định hành lang pháp lý của Luật Đường thủy Việt Nam như: Hoạt động trong bến không phép nhưng vẫn cố tình hoạt động, người điều khiển phương tiện không phải thuyền trưởng và không có bằng lái, quá hạn đăng kiểm 3 tháng gây nên hậu quả nghiêm trọng.
Ông Cừu nhận xét thêm rằng trách nhiệm của vụ chìm tàu này không chỉ ở chủ tàu mà còn ở sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng là Cục đường thủy, Tổng Cục du lịch.
- Trong thời gian qua, tình trạng tai nạn giao thông đường thủy liên tục diễn ra, điển hình là vụ chìm tàu Dìn Ký. Theo Cục trưởng, nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Theo thống kê của Cục Đường thủy Nội địa Việt Nam, trong Quý I, cả nước có hơn 40 người chết vì tai nạn giao thông đường thủy. Nguyên nhân chủ yếu là do chủ tàu vi phạm các quy định về quản lý và hoạt động của phương tiện.
Ngoài ra, tai nạn đường thủy có đặc điểm xảy ra nhanh, phạm vi phân tán không giống như đường bộ nên khả năng cứu hộ cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn.
Cụ thể trong việc chìm tàu du lịch Dìn Ký, đơn vị kinh doanh tàu đã không đảm bảo đủ các quy định an toàn đường thủy như: Hoạt động trong bến không phép nhưng vẫn cố tình hoạt động, người điều khiển phương tiện không phải thuyền trưởng và không có bằng lái, quá hạn đăng kiểm ba tháng gây nên hậu quả nghiêm trọng.
- Vụ chìm tàu Dìn Ký đã làm 16 người thiệt mạng, phải chăng công tác sát hạch, kiểm định, cấp bằng điều khiển phương tiện của chủ tàu vẫn còn “buông lỏng”?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Trước khi hoạt động, tàu phải đảm bảo đầy đủ các quy trình pháp lý về cấp giấy phép tàu, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển, đăng kiểm của ngành đường thủy nội địa.
Trong vụ tàu chìm này, trách nhiệm thuộc về chủ tàu khi hoạt động trong bến không phép, người điều khiển không có chứng chỉ chuyên môn. Ngoài ra, các cơ quan chức năng đã kiểm tra, đình chỉ tàu nhưng vẫn cố tình hoạt động.
Cụ thể, trong văn bản gửi Cục đường thủy Nội địa, Thượng tá Nguyễn Thành Công, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Dương đã ký quyết định kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong ngày 12/3 đối với ông Lao Văn Quang, người của doanh nghiệp tư nhân Dìn Ký với nội dung xử phạt vi phạm mở bến thủy khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền đồng thời đình chỉ hoạt động của bến đến khi có giấy phép đúng quy định, mức xử phạt là 1,5 triệu đồng.
- Có một số ý kiến cho rằng trong vụ chìm tàu này, ngoài trách nhiệm của chủ tàu thì cơ quan chức năng mà ở đây là Cục Đường thủy, Tổng Cục Du lịch, cũng liên đới. Ông nhìn nhận như thế nào về ý kiến này?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Trách nhiệm chung thuộc về cơ quan quản lý chức năng trong đó có ngành đường thủy và du lịch.
Cục Đường thủy đã chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải kiểm tra xử lý vi phạm các phương tiện đường thủy trên cả nước.
Cụ thể, Sở đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải, Cảnh sát giao thông đường thủy, đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra các tàu nhà hàng về điều kiện đảm bảo an toàn kỹ thuật, môi trường của phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, phao cứu sinh và các chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển.
Tuy nhiên, việc cấp giấy phép khai thác, kinh doanh lại do Tổng Cục Du lịch quản lý nên trách nhiệm cũng một phần liên đới.
- Vậy, khả năng phối hợp trong việc quản lý phương tiện giữa Cục Đường thủy và Tổng Cục Du lịch chưa được đồng bộ?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Thời gian qua, Cục Đường thủy đã làm nhiệm vụ và chức năng trong việc cấp phép hoạt động cho phương tiện, người điều khiển và tiến hành kiểm tra, rà soát các bến đỗ không phép có những biện pháp xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, Cục sẽ nghiên cứu, phối hợp với Tổng cục Du lịch phải làm sao có các quy định đầy đủ hơn nữa cho hoạt động kinh doanh bằng tàu gỗ du lịch đặc biệt là tiêu chuẩn phải đảm bảo an toàn.
- Tàu Dìn Ký lại giao cho người chưa có chứng chỉ chuyên môn, đã đình chỉ nhưng vẫn hoạt động. Vậy công tác kiểm tra, giám sát, chế tài xử phạt của lực lượng chức năng vẫn chưa đủ sức “răn đe” để doanh nghiệp này vẫn vi phạm?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Các lực lượng chức năng không phải lúc nào cũng ở đó để giám sát kiểm tra được dù đã có những biện pháp xử phạt, răn đe.
Vấn đề chính vẫn là ý thức của chủ phương tiện và chủ doanh nghiệp khi tham gia giao thông quá kém dẫn đến tình trạng này.
- Tai nạn giao thông đường thủy xảy ra ít nhưng số người chết trong mỗi vụ lại khá cao so với các tai nạn giao thông khác. Ông nhận định vấn đề này như thế nào?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Các phương tiện đã đảm bảo đầy đủ quy định hoạt động trên đường thủy mới được cấp phép. Trên thực tế, các tai nạn đường thủy thường xảy ra sự cố bất ngờ nên khả năng ứng phó rất khó.
Hiện, tiêu chuẩn hệ số an toàn của tàu chở khách du lịch là 1,2-1,5 nhưng sau những sự cố chìm tàu trong thời gian qua vấn đề này sẽ được làm rõ hơn về tính chất kỹ thuật tàu thuyền kinh doanh chở khách du lịch.
Ngoài ra, Luật đường thủy chưa quy định bắt buộc người đi đò phải mặc áo phao mà chỉ là vận động nên khi tham gia lưu thông đường thủy, ý thức của chủ tàu và người đi đò là quan trọng nhất.
- Thời gian tới, Cục Đường thủy Nội địa sẽ có những biện pháp nào để các vụ tai nạn tàu khách du lịch thương tâm sẽ không còn tái diễn?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Các chủ tàu và người điều khiển phương tiện cần thực hiện đúng theo quy định pháp lý của ngành đường thủy. Ngoài ra, ý thức chính là vấn đề then chốt giải quyết các vụ tai nạn giao thông. Đối với đường thủy, giải pháp phòng ngừa là quan trọng nhất.
Các vụ tai nạn liên tục trong thời gian qua đã gây nhiều bức xúc cho người dân làm dấy lên hồi chuông báo động cho tình trạng các bến khách, các tàu chở khách du lịch. Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra, khắc phục sự cố.
- Xin cảm ơn Cục trưởng./.
Ông Cừu nhận xét thêm rằng trách nhiệm của vụ chìm tàu này không chỉ ở chủ tàu mà còn ở sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng là Cục đường thủy, Tổng Cục du lịch.
- Trong thời gian qua, tình trạng tai nạn giao thông đường thủy liên tục diễn ra, điển hình là vụ chìm tàu Dìn Ký. Theo Cục trưởng, nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Theo thống kê của Cục Đường thủy Nội địa Việt Nam, trong Quý I, cả nước có hơn 40 người chết vì tai nạn giao thông đường thủy. Nguyên nhân chủ yếu là do chủ tàu vi phạm các quy định về quản lý và hoạt động của phương tiện.
Ngoài ra, tai nạn đường thủy có đặc điểm xảy ra nhanh, phạm vi phân tán không giống như đường bộ nên khả năng cứu hộ cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn.
Cụ thể trong việc chìm tàu du lịch Dìn Ký, đơn vị kinh doanh tàu đã không đảm bảo đủ các quy định an toàn đường thủy như: Hoạt động trong bến không phép nhưng vẫn cố tình hoạt động, người điều khiển phương tiện không phải thuyền trưởng và không có bằng lái, quá hạn đăng kiểm ba tháng gây nên hậu quả nghiêm trọng.
- Vụ chìm tàu Dìn Ký đã làm 16 người thiệt mạng, phải chăng công tác sát hạch, kiểm định, cấp bằng điều khiển phương tiện của chủ tàu vẫn còn “buông lỏng”?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Trước khi hoạt động, tàu phải đảm bảo đầy đủ các quy trình pháp lý về cấp giấy phép tàu, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển, đăng kiểm của ngành đường thủy nội địa.
Trong vụ tàu chìm này, trách nhiệm thuộc về chủ tàu khi hoạt động trong bến không phép, người điều khiển không có chứng chỉ chuyên môn. Ngoài ra, các cơ quan chức năng đã kiểm tra, đình chỉ tàu nhưng vẫn cố tình hoạt động.
Cụ thể, trong văn bản gửi Cục đường thủy Nội địa, Thượng tá Nguyễn Thành Công, Phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Dương đã ký quyết định kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong ngày 12/3 đối với ông Lao Văn Quang, người của doanh nghiệp tư nhân Dìn Ký với nội dung xử phạt vi phạm mở bến thủy khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền đồng thời đình chỉ hoạt động của bến đến khi có giấy phép đúng quy định, mức xử phạt là 1,5 triệu đồng.
- Có một số ý kiến cho rằng trong vụ chìm tàu này, ngoài trách nhiệm của chủ tàu thì cơ quan chức năng mà ở đây là Cục Đường thủy, Tổng Cục Du lịch, cũng liên đới. Ông nhìn nhận như thế nào về ý kiến này?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Trách nhiệm chung thuộc về cơ quan quản lý chức năng trong đó có ngành đường thủy và du lịch.
Cục Đường thủy đã chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải kiểm tra xử lý vi phạm các phương tiện đường thủy trên cả nước.
Cụ thể, Sở đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải, Cảnh sát giao thông đường thủy, đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra các tàu nhà hàng về điều kiện đảm bảo an toàn kỹ thuật, môi trường của phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, phao cứu sinh và các chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển.
Tuy nhiên, việc cấp giấy phép khai thác, kinh doanh lại do Tổng Cục Du lịch quản lý nên trách nhiệm cũng một phần liên đới.
- Vậy, khả năng phối hợp trong việc quản lý phương tiện giữa Cục Đường thủy và Tổng Cục Du lịch chưa được đồng bộ?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Thời gian qua, Cục Đường thủy đã làm nhiệm vụ và chức năng trong việc cấp phép hoạt động cho phương tiện, người điều khiển và tiến hành kiểm tra, rà soát các bến đỗ không phép có những biện pháp xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, Cục sẽ nghiên cứu, phối hợp với Tổng cục Du lịch phải làm sao có các quy định đầy đủ hơn nữa cho hoạt động kinh doanh bằng tàu gỗ du lịch đặc biệt là tiêu chuẩn phải đảm bảo an toàn.
- Tàu Dìn Ký lại giao cho người chưa có chứng chỉ chuyên môn, đã đình chỉ nhưng vẫn hoạt động. Vậy công tác kiểm tra, giám sát, chế tài xử phạt của lực lượng chức năng vẫn chưa đủ sức “răn đe” để doanh nghiệp này vẫn vi phạm?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Các lực lượng chức năng không phải lúc nào cũng ở đó để giám sát kiểm tra được dù đã có những biện pháp xử phạt, răn đe.
Vấn đề chính vẫn là ý thức của chủ phương tiện và chủ doanh nghiệp khi tham gia giao thông quá kém dẫn đến tình trạng này.
- Tai nạn giao thông đường thủy xảy ra ít nhưng số người chết trong mỗi vụ lại khá cao so với các tai nạn giao thông khác. Ông nhận định vấn đề này như thế nào?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Các phương tiện đã đảm bảo đầy đủ quy định hoạt động trên đường thủy mới được cấp phép. Trên thực tế, các tai nạn đường thủy thường xảy ra sự cố bất ngờ nên khả năng ứng phó rất khó.
Hiện, tiêu chuẩn hệ số an toàn của tàu chở khách du lịch là 1,2-1,5 nhưng sau những sự cố chìm tàu trong thời gian qua vấn đề này sẽ được làm rõ hơn về tính chất kỹ thuật tàu thuyền kinh doanh chở khách du lịch.
Ngoài ra, Luật đường thủy chưa quy định bắt buộc người đi đò phải mặc áo phao mà chỉ là vận động nên khi tham gia lưu thông đường thủy, ý thức của chủ tàu và người đi đò là quan trọng nhất.
- Thời gian tới, Cục Đường thủy Nội địa sẽ có những biện pháp nào để các vụ tai nạn tàu khách du lịch thương tâm sẽ không còn tái diễn?
Cục trưởng Trần Văn Cừu: Các chủ tàu và người điều khiển phương tiện cần thực hiện đúng theo quy định pháp lý của ngành đường thủy. Ngoài ra, ý thức chính là vấn đề then chốt giải quyết các vụ tai nạn giao thông. Đối với đường thủy, giải pháp phòng ngừa là quan trọng nhất.
Các vụ tai nạn liên tục trong thời gian qua đã gây nhiều bức xúc cho người dân làm dấy lên hồi chuông báo động cho tình trạng các bến khách, các tàu chở khách du lịch. Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra, khắc phục sự cố.
- Xin cảm ơn Cục trưởng./.
Sau vụ tai nạn chìm tàu Dìn Ký, Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định tiến hành tổng kiểm tra lại hoạt động của các tàu nhà hàng cũng như tàu cánh ngầm trên địa bàn, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ những phương tiện không đảm bảo an toàn cho hành khách trong tháng Sáu tới. Sở Giao thông vận tải Thành phố cũng đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải cần ban hành quy định cụ thể riêng cho loại tàu nhà hàng kết hợp với tham quam du lịch trên sông nhưng đến nay vẫn chưa nhận được văn bản trả lời của Bộ./. |
Mạnh Hùng (Vietnam+)
No comments:
Post a Comment