Monday, September 13, 2010

06/09 Học giả Mỹ bàn về sức mạnh địa lý của Trung Quốc

Tác giả: Robert D. Kaplan
Bài đã được xuất bản.: 06/09/2010 06:00 GMT+7

Sau khi giải thích vì sao Á - Âu trở thành điểm tựa địa chiến lược của quyền lực thế giới, nhà địa lý học người Anh Sir Halford Mackinder cho rằng, người Trung Quốc, nếu mở rộng sức mạnh của họ ra khỏi khu vực biên giới "có thể cấu thành mối đe doạ từ châu Á với tự do của thế giới

Bắc Kinh có thể với bao xa trên đất liền và trên biển? Nhà địa lý học người Anh Sir Halford Mackinder kết thúc bài báo nổi tiếng của mình năm 1904 với tiêu đề "Lịch sử của trục địa lý" đã bóng gió nói tới mối lo về Trung Quốc.

Sau khi giải thích vì sao Á - Âu trở thành điểm tựa địa chiến lược của quyền lực thế giới, ông cho rằng, người Trung Quốc, nếu mở rộng sức mạnh của họ ra khỏi khu vực biên giới "có thể cấu thành mối đe doạ từ châu Á với tự do của thế giới chỉ vì họ có thêm mặt tiền đại dương và các nguồn tài nguyên đại lục - một lợi thế mà nước Nga không có".

Mackinder chỉ ra rằng, nước Nga cho dù là một cường quốc trên đất liền thì lại có một mặt tiền đại dương bị băng giá chắn ngang, trong khi đó Trung Quốc lại sở hữu 9.000 dặm duyên hải với rất nhiều hải cảng tự nhiên thuận lợi, là một cường quốc trên cả đất liền cũng như trên biển. (Mackinder thậm chí còn e ngại rằng, một ngày nào đó, Trung Quốc có thể chế ngự cả Nga). Tầm với thực sự của Trung Quốc mở rộng từ Trung Á - với sự giàu có khoáng sản và hydrocarbon tới những tuyến đường biển nhộn nhịp ở Thái Bình Dương.

Sau đó, trong tác phẩm Lý tưởng Dân chủ và Thực tế, Mackinder dự báo cùng với Mỹ và Anh, Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn dắt thế giới bằng việc "xây dựng một nền văn minh mới cho 1/4 nhân loại, theo cách không phải phương Đông cũng chẳng hẳn như phương Tây".

Lợi thế địa lý của Trung Quốc hiển nhiên tới nỗi thường bị bỏ sót trong các cuộc thảo luận về phát triển kinh tế cũng như sự quả quyết về lợi ích quốc gia. Có một thực tế là: Trung Quốc đứng ở trung tâm vị trí địa chính trị cho dù con đường tiến tới quyền lực toàn cầu của nước này không hẳn là đường thẳng. (Tỉ lệ tăng trưởng GDP thường niên của Trung Quốc đạt hơn 10% trong 30 năm qua, nhưng chắc chắn không thể kéo dài thêm 30 năm nữa).




Kiểu kết hợp mô hình phương Tây hiện đại với "văn minh dẫn thuỷ" (khái niệm do sử gia Karl Wittfogel đưa ra để mô tả những xã hội trung ương tập quyền để kiểm soát tưới tiêu) của Trung Quốc nhắc tới một Phương Đông cổ đại khi nhờ có sự kiểm soát từ trung ương mà đã thiết lập đội quân lớn với hàng triệu người lao động, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng vĩ đại.

Điều này tạo ra một động lực cho Trung Quốc khác hẳn với các nền dân chủ khác.

Động lực nội địa của Trung Quốc đã tạo ra những khát vọng bên ngoài. Khi mỗi quốc gia trở nên mạnh hơn, họ sẽ nuôi dưỡng những nhu cầu mới. Dưới sự cầm quyền của một số tổng thống đáng nhớ - Rutherford Hayes, James Garfield, Chester Arthur, Benjamin Harrison - kinh tế nước Mỹ đã tăng trưởng nhanh chóng và êm ả suốt thời kỳ cuối thế kỷ 19. Khi nước này giao thương nhiều hơn với thế giới bên ngoài, lập tực họ phải phát triển các lợi ích kinh tế và chiến lược ở những nơi xa xôi hơn. Đôi khi, tại khu vực Nam Mỹ hay Thái Bình Dương, những lợi ích ấy đã minh chứng cho hành động quân sự.

Trung Quốc ngày nay đang củng cố biên giới đất liền và bắt đầu hướng mạnh ra bên ngoài. Tham vọng chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng gây hấn như những gì Mỹ từng làm ở một thế kỷ trước, nhưng hoàn toàn vì những lý do khác biệt. Trung Quốc không có kiểu tiếp cận tuyên truyền với các vấn đề thế giới, tìm kiếm mở rộng một ý thức hệ hay một thể chế. Tiến bộ về mặt tinh thần trong các vấn đề quốc tế là mục tiêu của Mỹ chứ không phải Trung Quốc. Hành động của Trung Quốc ở nước ngoài được cho là do họ cần đảm bảo năng lượng, kim loại, các loại khoáng sản chiến lược để cung cấp, đảm bảo nhu cầu phát triển, gia tăng mức sống cho số lượng dân cư đông đúc chiếm khoảng 1/5 tổng dân số thế giới.

Để hoàn thành sứ mệnh này, Trung Quốc đã xây dựng những mối quan hệ quyền lực có lợi cho mình với các vùng lãnh thổ lân cận và cả những khu vực xa xôi nhưng giàu tài nguyên, đáp ứng cho họ nguồn nhiên liệu để tăng trưởng. Những gì Trung Quốc theo đuổi ở nước ngoài gắn liền với cái gọi là "lợi ích cốt lõi quốc gia" - sự sống còn kinh tế. Nước này tìm kiếm việc phát triển một sự hiện diện vững chắc khắp các vùng châu Phi - nơi dồi dào dầu lửa và khoáng sản, đồng thời muốn đảm bảo quyền tiếp cận các cảng khắp Ấn Độ Dương cũng như Biển Đông - tức là các vùng biển kết nối với thế giới Ảrập - Ba Tư giàu hydrocarbon với vùng duyên hải Trung Quốc.

Trong quá trình "lùng sục" tài nguyên khoáng sản ấy, Trung Quốc đã có nhiều va chạm với Mỹ cũng như một số quốc gia như Ấn Độ và Nga vốn nỗ lực hạn chế phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày một lớn mạnh.

Chắc chắn là, Trung Quốc không phải là một vấn đề cốt lõi với những quốc gia này. Khả năng xảy ra chiến tranh giữa hai nứoc Mỹ - Trung là xa vời, mối đe doạ quân sự Trung Quốc với Mỹ chỉ là gián tiếp. Thách thức mà Trung Quốc đưa ra chủ yếu là vấn đề địa lý - dĩ nhiên là gồm cả nhiều chuyện khác như nợ nần, thương mại và ấm nóng toàn cầu.

Khu vực nổi lên ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á, châu Âu và châu Phi đang lớn dần, không giống như kiểu đế quốc trong thế kỷ 19 mà khá phù hợp với kỷ nguyên của toàn cầu hoá. Đơn giản là đảm bảo các nhu cầu kinh tế, Trung Quốc đang thay đổi cán cân quyền lực tại Đông bán cầu, và điều này khiến Mỹ thực sự quan ngại.

Trên đất liền và trên biển, tận dụng vị trí thuận lợi trên bản đồ, ảnh hưởng của Bắc Kinh đang lan toả và mở rộng từ Trung Á tới Biển Đông, từ Viễn Đông Nga tới Ấn Độ Dương. Trung Quốc là một cường quốc lục địa đang gia tăng, như câu nói nổi tiếng của Napoleon, chính sách của những quốc gia thế này là vốn có trong điều kiện địa lý của họ.

Còn tiếp...

Thụy Phương biên dịch theo FP

No comments:

Post a Comment