Monday, September 13, 2010

13/09 Trung Quốc cải tổ chính trị để không mất tất cả

Tác giả: Amy Wong - International Business Times
Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước

Việc Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo kêu gọi cải cách chính trị để duy trì sự ổn định của Trung Quốc tiếp tục là đề tài thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Xem ra ông Ôn không "ngủ quên trên chiến thắng".

Đêm trước kỷ niệm 30 năm thành lập đặc khu đầu tiên của Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã kêu gọi cải tổ chính trị để đảm bảo những thành quả kinh tế.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cải tổ chính trị là điều tốt đẹp nhưng Trung Quốc cần tiến hành một cách sáng suốt.

"Cần phải có cải cách để Trung Quốc tiếp tục ở phía trước và dẫn đầu thế giới", Ted Sun, một chuyên gia quốc tế làm việc cho một tổ chức ở Mỹ nói. "Họ không thể không làm việc này, nhưng điều quyết định là phải thực hiện nó một cách sáng suốt".

Theo Sun, Trung Quốc sẽ có những động thái cải cách kể từ khi môi trường kinh doanh toàn cầu chứng kiến một số thực tế được xem là thách thức lớn.

"Một nền kinh tế hưng thịnh phải có môi trường ra quyết định minh bạch và đạo đức, trách nhiệm giải trình với lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo chính phủ", Steven Currall, Giáo sư quản lý tại Đại học California nói. "Tôi ủng hộ việc Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhấn mạnh cải tổ chính trị để thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tính minh bạch đạo đức".


Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã kêu gọi cải tổ chính trị để đảm bảo những thành quả kinh tế. Ảnh: THX.

"Và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần có lòng tin vào lãnh đạo chính phủ cũng như những người điều chỉnh doanh nghiệp, vì thế, ông Ôn Gia Bảo đã sáng suốt khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ", Currall nói với IBTimes trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Mặc dù còn rất nhiều hoài nghi từ môi trường đầu tư trong nước và nước ngoài, nhưng Currall tin rằng, việc tiến hành cải tổ chính trị là "điều hết sức cần thiết và sống còn" với Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, vì Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với dân số đông nhất thế giới, quá trình này cần có sự nỗ lực liên tục từ chính quyền trung ương, các tỉnh và thành phố.

"Đây là một quá trình liên tục, chứ không chỉ làm một lần", Currall nói. "Nó là một quá trình liên tục với mọi quốc gia, không chỉ riêng Trung Quốc".


"Bảo thủ và trì trệ sẽ không những làm chấm dứt những thành tựu đạt được qua 30 năm cải cách và mở cửa vừa qua mà còn bóp nghẹt sức sống của xã hội chủ nghĩa. Duy trì những điều đó là đi ngược với ý chí của nhân dân";
"Nếu không bảo vệ việc cải cách chính trị, Trung Quốc sẽ đánh mất những gì đã đạt được của cuộc tái cơ cấu kinh tế và những mục tiêu hiện đại hoá cũng sẽ không đạt được".


Những phát biểu đáng chú ý của ông Ôn.


Theo ông Currall, thách thức chính nằm trong việc thực thi, còn chuyên gia Sun cũng nhìn nhận tương tự khi ông nhấn mạnh khó khăn trong việc cân bằng giữa các truyền thống Trung Quốc và thực tiễn phương Tây với tất cả vấn đề cố hữu của nó.

"Rủi ro là những căn bệnh quản lý chung mà Trung Quốc có thể cảm thấy nếu họ tiếp nhận một số thực tiễn phương Tây", Sun nói.

"Phần lớn các chính phủ bắt đầu cải cách đều tập trung vào việc ngăn chặn vấn đề, vì thế họ thường phản ứng ngược khi vấn đề xảy ra. Điều này dẫn đến việc người ta tập trung vào điều tệ nhất ở con người".

Sun nhấn mạnh rằng, con người cần được "dẫn dắt" giảm thiểu tính tập thể.

"Như một xã hội tập thể, Trung Quốc có thể tạo lập cải tổ chính trị trên cơ sở những lý tưởng của xã hội đó. Sử dụng giải pháp định hướng là cách tốt nhất để tạo ra cải tổ, nhằm tập trung vào các thành tựu tốt nhất, chứ không chỉ là kiểm soát điều tồi nhất. Đó là khía cạnh định hướng - tập trung vào thành công lâu dài của người Trung Quốc".

"Khía cạnh thứ hai là cách tiếp cận kiểm nghiệm và đánh giá. Rất nhiều chính phủ tạo lập tiền lệ và chính sách mới mà không có cơ sở tiếp cận khoa học. Kiểm nghiệm là môi trường nhỏ đầu tiên để từ đó nhân rộng các ý tưởng sau khi tiếp nhận các phản hồi. Nó rất giống với quá trình cải cách hệ thống nông nghiệp mà Trung Quốc từng chọn lựa năm 1984 sau khi chứng kiến các thành quả", Sun kết luận như vậy.

Thuỵ Phương (Theo ibtimes)

No comments:

Post a Comment