14/10/2011 | 18:38:00
Nạo vét lòng kênh, một hoạt động trong dự án cải tạo vệ sinh môi trường kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. (Ảnh: SGGT)
Ngày 14/10, Công ty Thoát nước đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (UDC) đã tổ chức thông tuyến cống ngầm D3000 dài 410m băng sông Sài Gòn sau một thời gian dài bị gián đoạn.
Tuyến cống ngầm D3000 là gói thầu 7B “Kích hoạt cống bao còn lại băng sông Sài Gòn” thuộc dự án Vệ sinh Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè.
Gói thầu 7B là mắt xích cuối cùng kết thúc giai đoạn 1 để kết nối với giai đoạn 2 của dự án, xây dựng tuyến chuyển tải nước thải và nhà máy xử lý nước thải lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè, tiến tới hoàn thành toàn bộ dự án trong thời gian tới.
Gói thầu thi công tuyến cống ngầm D3000 được khởi công từ năm 2003, do nhà thầu Trung Quốc thi công, nhưng chỉ tiến hành kích ống băng sông Sài Gòn được khoảng 183m/410m thì gặp sự cố, sau đó bỏ dở vào đầu năm 2008.
Đến tháng 9/2010, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ định thầu cho UDC tiếp tục thực hiện thi công kích 227m cống bao còn lại băng sông Sài Gòn, với chi phí thực hiện gần 75 tỷ đồng.
Đây là dự án đặc biệt quan trọng, góp phần thu gom toàn bộ nước thải và một phần nước mưa trong phạm vi lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè, thông qua tuyến cống bao để đưa về xử lý tại 12 máy bơm chìm có công suất 64.000 m3/giờ, sau đó bơm ra sông Sài Gòn qua miệng xả ngầm, cải thiện môi trường dòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè.
Tại buổi lễ thông tuyến, ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Việc hoàn thành gói thầu quan trọng này sẽ thúc đẩy nhanh chóng hoàn thành toàn bộ dự án Vệ sinh Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè, bảo đảm nhu cầu thoát nước, nhằm giải quyết tình trạng ngập úng trên lưu vực, cải tạo, chỉnh trang dòng kênh biến dòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè thành “dòng kênh xanh” của thành phố.
Ông Bùi Phạm Khánh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá, việc thi công thành công cống ngầm D3000 băng sông Sài Gòn là một bước ngoặt lớn trong việc áp dụng công nghệ khoan kích ống ngầm tại Việt Nam. Đây là công nghệ có nhiều ưu điểm, phù hợp với các đô thị lớn của Việt Nam./.
Tuyến cống ngầm D3000 là gói thầu 7B “Kích hoạt cống bao còn lại băng sông Sài Gòn” thuộc dự án Vệ sinh Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè.
Gói thầu 7B là mắt xích cuối cùng kết thúc giai đoạn 1 để kết nối với giai đoạn 2 của dự án, xây dựng tuyến chuyển tải nước thải và nhà máy xử lý nước thải lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè, tiến tới hoàn thành toàn bộ dự án trong thời gian tới.
Gói thầu thi công tuyến cống ngầm D3000 được khởi công từ năm 2003, do nhà thầu Trung Quốc thi công, nhưng chỉ tiến hành kích ống băng sông Sài Gòn được khoảng 183m/410m thì gặp sự cố, sau đó bỏ dở vào đầu năm 2008.
Đến tháng 9/2010, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ định thầu cho UDC tiếp tục thực hiện thi công kích 227m cống bao còn lại băng sông Sài Gòn, với chi phí thực hiện gần 75 tỷ đồng.
Đây là dự án đặc biệt quan trọng, góp phần thu gom toàn bộ nước thải và một phần nước mưa trong phạm vi lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè, thông qua tuyến cống bao để đưa về xử lý tại 12 máy bơm chìm có công suất 64.000 m3/giờ, sau đó bơm ra sông Sài Gòn qua miệng xả ngầm, cải thiện môi trường dòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè.
Tại buổi lễ thông tuyến, ông Lê Hoàng Quân - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Việc hoàn thành gói thầu quan trọng này sẽ thúc đẩy nhanh chóng hoàn thành toàn bộ dự án Vệ sinh Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè, bảo đảm nhu cầu thoát nước, nhằm giải quyết tình trạng ngập úng trên lưu vực, cải tạo, chỉnh trang dòng kênh biến dòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè thành “dòng kênh xanh” của thành phố.
Ông Bùi Phạm Khánh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá, việc thi công thành công cống ngầm D3000 băng sông Sài Gòn là một bước ngoặt lớn trong việc áp dụng công nghệ khoan kích ống ngầm tại Việt Nam. Đây là công nghệ có nhiều ưu điểm, phù hợp với các đô thị lớn của Việt Nam./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)
No comments:
Post a Comment