QUỲNH VĂN
14/10/2011 15:33 (GMT+7)
Sự hỗ trợ của các dịch vụ tiện ích và hiện đại cũng góp phần giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chí phí và nhân lực so với các nghiệp vụ truyền thống trước đây.
Tối ưu hóa giá trị nguồn vốn của doanh nghiệp qua dịch vụ ngân hàng được xác định trên bốn khía cạnh: thu tiền nhanh nhất, thanh toán nhanh và chính xác nhất, tối đa hóa doanh thu qua các kênh đầu tư và quản lý thông tin chính xác nhất theo nhu cầu.
Đây là đúc kết được Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đưa ra, qua quá trình phát triển dịch vụ hỗ trợ quản lý tài chính cho các khối doanh nghiệp hiện nay.
Theo Techcombank, bốn khía cạnh đó cũng là những tiêu chí để xem xét chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng yêu cầu “nuôi” vốn của doanh nghiệp tại mỗi ngân hàng. Yêu cầu đặt ra là với những đồng vốn đó doanh nghiệp có thể tiết giảm được những chi phí không đáng có và thu thêm được lợi nhuận; nguồn vốn được tối ưu hóa và quản lý một cách khoa học.
Ở khía cạnh thứ nhất, thu tiền nhanh đồng nghĩa với việc với sự chủ động của nguồn tiền sớm có trong tài khoản, đồng vốn nhanh chóng sinh lãi và có thể đưa ngay vào kinh doanh. Điều này cũng có nghĩa doanh nghiệp có thể tiết kiệm các chi phí vay vốn (ví dụ như thấu chi) cho các nhu cầu tới hạn như thanh toán cho nhà cung cấp, trả nợ hợp đồng…
Với thế mạnh là mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, được hỗ trợ bởi hệ thống ngân hàng lõi hiện đại, Techcombank hiện đang cung cấp các kênh thu tiền đa dạng cho khách hàng doanh nghiệp, như: thu qua quầy giao dịch, tại địa điểm chỉ định của khách hàng, qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, qua hệ thống ngân hàng điện tử Fast e-bank, qua hệ thống ATM, hệ thống SMS banking và POS. Các kênh thu tiền này hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, từ đơn vị bán hàng theo cách truyền thống (thu tiền mặt), đến các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao vào việc bán hàng (thu trực tuyến và các kênh không tiền mặt).
Ở yêu cầu thứ hai, các doanh nghiệp đặt mức độ yêu cầu rất cao cho chất lượng của dịch vụ thanh toán, phải nhanh và chính xác vì điều này có liên quan trực tiếp đến uy tín của họ. Mỗi doanh nghiệp cũng áp dụng những quy trình duyệt chi và thanh toán khác nhau và có quan điểm riêng về việc áp dụng công nghệ trong quy trình thanh toán của mình.
Trước các yêu cầu khắt khe này, Techcombank, một mặt cung cấp phương thức thanh toán truyền thống (bằng giấy) cho doanh nghiệp, mặt khác, đã phát triển thành công gói giải pháp thanh toán điện tử cho khách hàng của mình. Với phương thức hiện đại này, các doanh nghiệp có thể ngồi tại văn phòng để tạo và gửi lệnh thanh toán tới ngân hàng. Các lệnh thanh toán thường xuyên sẽ được lưu lại dưới dạng template, để có thể sử dụng lại nhiều lần một cách thuận tiện và dễ dàng. Hệ thống ngân hàng điện tử của Techcombank cũng cho phép doanh nghiệp thanh toán theo lô vào cùng một thời điểm (có nghĩa là gộp nhiều lệnh thanh toán vào một lô) để giảm thời gian tạo lệnh đơn lẻ.
Theo Techcombank, ưu điểm lớn nhất của thanh toán điện tử là lệnh sẽ được xử lý một cách tức thời (straight-through processing), do việc kết nối trực tiếp của hệ thống ngân hàng lõi của Techcombank với các kênh thanh toán (trong và ngoài nước).
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng điện tử của Techcombank có khả năng tích hợp với các hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Nhờ đó, các lệnh thanh toán mà doanh nghiệp thực hiện trên hệ thống kế toán của mình sẽ được chuyển thẳng vào hệ thống của Techcombank để xử lý, và ngược lại, các thông tin về giao dịch trên tài khoản của khác hàng cũng sẽ được chuyển thẳng tới hệ thống kế toán của doanh nghiệp để đối soát và gạch nợ.
Ở một yêu cầu khác, tối đa hóa nguồn vốn cũng có nghĩa là cùng một số tiền trong cùng một thời gian ở ngân hàng sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lãi nhất. Qua dịch vụ của ngân hàng, doanh nghiệp hiện có khá nhiều lựa chọn đầu tư như tài khoản lãi suất tầng, đầu tư nhanh, tiết kiệm tự động và tiền gửi có kỳ hạn.
Tại Techcombank, hệ thống ngân hàng điện tử Fast E-bank là cốt lõi để có thể cung cấp các tính năng vượt trội của các giải pháp quản lý tiền tệ tới doanh nghiệp. Hệ thống này có những tính năng chuyên biệt trong hỗ trợ hoạt động quản lý tài chính, như tùy biến báo cáo thu, thanh toán theo lô, kết nối hệ thống thanh toán và khả năng tích hợp hệ thống, đặc biệt là khả năng kết nối trực tiếp giữa hệ thống kế toán và hệ thống ngân hàng điện tử…
Phía sau những lợi ích tối ưu hóa nguồn vốn “nuôi” qua ngân hàng, sự hỗ trợ của các dịch vụ tiện ích và hiện đại cũng góp phần giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chí phí và nhân lực so với các nghiệp vụ truyền thống trước đây.
Đây là đúc kết được Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) đưa ra, qua quá trình phát triển dịch vụ hỗ trợ quản lý tài chính cho các khối doanh nghiệp hiện nay.
Theo Techcombank, bốn khía cạnh đó cũng là những tiêu chí để xem xét chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng yêu cầu “nuôi” vốn của doanh nghiệp tại mỗi ngân hàng. Yêu cầu đặt ra là với những đồng vốn đó doanh nghiệp có thể tiết giảm được những chi phí không đáng có và thu thêm được lợi nhuận; nguồn vốn được tối ưu hóa và quản lý một cách khoa học.
Ở khía cạnh thứ nhất, thu tiền nhanh đồng nghĩa với việc với sự chủ động của nguồn tiền sớm có trong tài khoản, đồng vốn nhanh chóng sinh lãi và có thể đưa ngay vào kinh doanh. Điều này cũng có nghĩa doanh nghiệp có thể tiết kiệm các chi phí vay vốn (ví dụ như thấu chi) cho các nhu cầu tới hạn như thanh toán cho nhà cung cấp, trả nợ hợp đồng…
Với thế mạnh là mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc, được hỗ trợ bởi hệ thống ngân hàng lõi hiện đại, Techcombank hiện đang cung cấp các kênh thu tiền đa dạng cho khách hàng doanh nghiệp, như: thu qua quầy giao dịch, tại địa điểm chỉ định của khách hàng, qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, qua hệ thống ngân hàng điện tử Fast e-bank, qua hệ thống ATM, hệ thống SMS banking và POS. Các kênh thu tiền này hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, từ đơn vị bán hàng theo cách truyền thống (thu tiền mặt), đến các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao vào việc bán hàng (thu trực tuyến và các kênh không tiền mặt).
Ở yêu cầu thứ hai, các doanh nghiệp đặt mức độ yêu cầu rất cao cho chất lượng của dịch vụ thanh toán, phải nhanh và chính xác vì điều này có liên quan trực tiếp đến uy tín của họ. Mỗi doanh nghiệp cũng áp dụng những quy trình duyệt chi và thanh toán khác nhau và có quan điểm riêng về việc áp dụng công nghệ trong quy trình thanh toán của mình.
Trước các yêu cầu khắt khe này, Techcombank, một mặt cung cấp phương thức thanh toán truyền thống (bằng giấy) cho doanh nghiệp, mặt khác, đã phát triển thành công gói giải pháp thanh toán điện tử cho khách hàng của mình. Với phương thức hiện đại này, các doanh nghiệp có thể ngồi tại văn phòng để tạo và gửi lệnh thanh toán tới ngân hàng. Các lệnh thanh toán thường xuyên sẽ được lưu lại dưới dạng template, để có thể sử dụng lại nhiều lần một cách thuận tiện và dễ dàng. Hệ thống ngân hàng điện tử của Techcombank cũng cho phép doanh nghiệp thanh toán theo lô vào cùng một thời điểm (có nghĩa là gộp nhiều lệnh thanh toán vào một lô) để giảm thời gian tạo lệnh đơn lẻ.
Theo Techcombank, ưu điểm lớn nhất của thanh toán điện tử là lệnh sẽ được xử lý một cách tức thời (straight-through processing), do việc kết nối trực tiếp của hệ thống ngân hàng lõi của Techcombank với các kênh thanh toán (trong và ngoài nước).
Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng điện tử của Techcombank có khả năng tích hợp với các hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Nhờ đó, các lệnh thanh toán mà doanh nghiệp thực hiện trên hệ thống kế toán của mình sẽ được chuyển thẳng vào hệ thống của Techcombank để xử lý, và ngược lại, các thông tin về giao dịch trên tài khoản của khác hàng cũng sẽ được chuyển thẳng tới hệ thống kế toán của doanh nghiệp để đối soát và gạch nợ.
Ở một yêu cầu khác, tối đa hóa nguồn vốn cũng có nghĩa là cùng một số tiền trong cùng một thời gian ở ngân hàng sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lãi nhất. Qua dịch vụ của ngân hàng, doanh nghiệp hiện có khá nhiều lựa chọn đầu tư như tài khoản lãi suất tầng, đầu tư nhanh, tiết kiệm tự động và tiền gửi có kỳ hạn.
Tại Techcombank, hệ thống ngân hàng điện tử Fast E-bank là cốt lõi để có thể cung cấp các tính năng vượt trội của các giải pháp quản lý tiền tệ tới doanh nghiệp. Hệ thống này có những tính năng chuyên biệt trong hỗ trợ hoạt động quản lý tài chính, như tùy biến báo cáo thu, thanh toán theo lô, kết nối hệ thống thanh toán và khả năng tích hợp hệ thống, đặc biệt là khả năng kết nối trực tiếp giữa hệ thống kế toán và hệ thống ngân hàng điện tử…
Phía sau những lợi ích tối ưu hóa nguồn vốn “nuôi” qua ngân hàng, sự hỗ trợ của các dịch vụ tiện ích và hiện đại cũng góp phần giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chí phí và nhân lực so với các nghiệp vụ truyền thống trước đây.
No comments:
Post a Comment