Sunday, October 30, 2011

Fw: [Exryu-ww-Forum] Lấy nợ nuôi nợ : 1 cách củng cố niềm tin

DKU: se xem lai

----- Forwarded Message -----
From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, October 27, 2011 11:05 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Lấy nợ nuôi nợ : 1 cách củng cố niềm tin

 
Lấy nợ nuôi nợ : 1 cách củng cố niềm tin trong tín dụng đen

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111025-vo-no-day-chuyen-do-tin-dung-den-o-viet-nam-se-con-tiep-tuc-0

TẠP CHÍ KINH TẾ
Thứ ba 25 Tháng Mười 2011
Vỡ nợ dây chuyền từ tín dụng đen ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục

Đếm tiền tại một ngân hàng ở Hà Nội. Ảnh chụp ngày 29/11/2010.
(DR)
Trong thời gian gần đây, báo chí Việt Nam liên tục đăng tải nhiều vụ vỡ nợ ở Việt Nam, mà con số của mỗi vụ lên đến nhiều trăm tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng. Thật ra việc vay mượn với lãi suất cao ở bên ngoài hệ thống ngân hàng, rồi không trả được và bỏ trốn, là chuyện vẫn thường xảy ra, và không chỉ ở Việt Nam. Nhưng vỡ nợ hàng loạt như gần đây thì không còn là hiện tượng cá biệt, mà hết sức đáng lo ngại.
 
Trong thời gian gần đây, báo chí Việt Nam liên tục đăng tải nhiều vụ vỡ nợ ở Việt Nam, mà con số của mỗi vụ lên đến nhiều trăm tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng. Không chỉ riêng ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội mà cả ở các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Bình, Hà Tĩnh … Đặc biệt là tại Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ người vay bỏ trốn với số nợ hàng trăm tỉ. Còn tại Sài Gòn, cách đây khoảng hai tuần cũng rúng động về vụ một phụ nữ và đồng bọn lừa đảo số tiền được cho là lên đến 2.800 tỉ đồng, trong đó có doanh nghiệp bị mất đến hàng trăm tỉ !
Thật ra việc vay mượn với lãi suất cao ở bên ngoài hệ thống ngân hàng, thường được gọi là "tín dụng đen", rồi không trả được và bỏ trốn, là chuyện vẫn thường xảy ra, và không chỉ ở Việt Nam. Nhưng vỡ nợ hàng loạt như gần đây thì không còn là hiện tượng cá biệt, mà hết sức đáng lo ngại.
Trong tình hình nền kinh tế đang chững lại, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán xuống dốc, ngân hàng siết chặt tín dụng, nhiều người đã phải xoay sở vay bên ngoài bằng bất cứ giá nào. Không chỉ các cá nhân, những người buôn bán nhỏ, mà thậm chí các ngân hàng nhỏ thiếu vốn có khi cũng phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất đến 40%/năm cho các khoản vay kỳ hạn một tháng.
Nhưng không chỉ những người cần tiền chi xài, kinh doanh, người đầu tư mạo hiểm chẳng may bị thua lỗ phải xoay món vay khác để trả, mà còn có những người khi vay đã có mục đích lừa đảo ngay từ đầu.
Các chuyên gia nước ngoài vẫn lo ngại là nợ xấu của Việt Nam có thể cao hơn con số chính thức. Theo báo chí Việt Nam, thì đến cuối tháng 8/2011, dư nợ cho vay của các ngân hàng là 2.389 ngàn tỉ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 76 ngàn tỉ, và tỉ lệ nợ xấu tăng liên tục từ đầu năm đến nay.
Dù tổng nợ vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nhưng nợ có nguy cơ mất vốn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, đến trên 49%. Vì vậy, thời điểm cuối năm nay, khi nhu cầu về vốn tăng lên thì hệ thống ngân hàng thương mại có thể vấp phải vấn đề thanh khoản, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Cơ quan thẩm định tài chính Fitch, cách đây không lâu, đã nhận định, các ngân hàng Việt Nam - có mức độ tín nhiệm thấp trong khu vực - cần phải tăng vốn. Trong bối cảnh đó, nếu còn tiếp tục xảy ra hàng loạt các vụ vỡ nợ, nền kinh tế có thể sẽ gặp không ít khó khăn, đặc biệt vào dịp cuối năm.
Trong tạp chí kinh tế tuần này, tiến sĩ Nguyễn Quang A ở Hà Nội và tiến sĩ Lê Thẩm Dương, trưởng khoa Quản trị Kinh doanh trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra một số phân tích về các nguyên nhân và hệ quả của hiện tượng vỡ nợ tín dụng kể trên.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A (Hà Nội) và tiến sĩ Lê Thẩm Dương (Sài Gòn)
 
25/10/2011






From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: 
Sent: Wednesday, 26 October 2011 5:53 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Quantitative Easing đợt 3 - Kinh tế VN có thể sắp sóng thần và động đất

 
Tiền đô la Mỹ mất giá  
Vàng tăng giá

QE3 đứng đầu ngõ

Quantitative Easing đợt  3 - Kinh tế VN có thể sắp có sóng thần và động đất

Đại gia ơi hỡi đại gia
Kẹt quá bên bển thì wa bên này
Mình khôn mút chỉ cà thay
Chỉ có ai đó NGỦ ngày mới run

D~

http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/10/25/qe-3/


Nhận định, Thế giới

QE3?

Posted by ddktrep 25/10/2011 20 phản hồi
 
 
 
 
 
 
13 Votes
KT thế giới đang theo chiều hướng khá tiêu cực, có những biểu hiện của một double-dip recession. CP, nhóm kinh tế khắp nơi đều phải cung tiền để bail-out, rescue nền kinh tế của nước mình, hoặc trong khối.
Điển hình là ECB bên khối Euroland mới vừa rồi tung ra trên 6.6 tỉ USD (Bloomberg, 24/10/2011) để mua trái phiếu, nay chuẩn bị tiếp tục nâng giới hạn quỹ bình ổn lên mức 2.5 ngàn tỉ euro (AFP, 19/10/2011).
Tại Mỹ, những ngày gần đây khả năng FED sẽ tung ra QE 3 càng được củng cố. Phó chủ tịch FED Janet Yellen, một trưởng phòng (governor) Tarullo và chủ tịch FED tại Boston Rosengren đều lên tiếng "gợi ý" về QE3 (FXstreet, 23/10/2011).
Năm ngoái họ cũng tung ra ngay vào kỳ họp tháng 11, chính xác là ngày 3/11: "…In addition, the Committee intends to purchase a further $600 billion of longer-term Treasury securities by the end of the second quarter of 2011, a pace of about $75 billion per month…" (FED, 3/11/2010)
Năm nay họp 1-2/11, nếu có tung ra QE3 ngày 2/11 thì cũng không ngạc nhiên, vì ĐÃ có tiền lệ.
Kỳ họp 20-21/9, có can thiệp cấp Đảng phái từ phe Cộng Hòa, tức 1/2 chính trường Mỹ, khi đại diện cả 2 viện Quốc hội thuộc phe này viết thư đe dọa FED, không đồng ý QE3 (IBT, 30/9/2011).
Nhưng các tin xấu về kinh tế dồn dập từ đó đến nay có thể làm chính phe CH cũng phải chùn bước, không can thiệp nếu FED tung ra QE3.
Còn về FED, không thể nào "trùng hợp" mà bỗng dưng nhiều high-profile officials tung tin ủng hộ QE3 vài tuần trước cuộc họp. Họ đang đánh tiếng, thăm dò dư luận chính trị, KT, tài chánh.
Không thấy phản đối, nên phen này khó tránh khỏi có QE3.
NẾU thật vậy thì vàng lên 1700-1800, thậm chí 1900 không khó, tùy mức độ.
Thật ra điều này rất căn bản, không cao siêu gì. "Cái gì nhiều thì rẻ", từ miếng thịt bò Kobe cho đến điện thoại di động, từ vàng đến đô la.
FED tự tăng tín dụng, tung thêm USD, thì GIÁ TRỊ USD bị sụt giảm đi so với MỌI loại hàng hóa, MỌI loại tiền, trong đó vàng lên giá không phải vì lên giá trị, mà chỉ vì USD bị giảm giá trị, phải cần nhiều thêm mới mua cùng 1 oz vàng, thế thôi.
Tại VN, giá USD vẫn lên là vì nền KT đóng kín mít, không có "bình thông nhau" như tại các quốc gia ĐNÁ khác, nơi giá USD bị xuống mạnh trong năm nay (cho dù gần đây lên lại 1 chút, sau TWIST). Đa số tất cả các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Thailand.. cho tới Korea, Taiwan, Japan, giá trị của USD so với các đồng nội tệ giảm đều (Vietnam+, 23/8/2011); chỉ duy nhất tại VN, USD vẫn luôn luôn tăng giá.
Nói rộng ra, đồng tiền VND không bao giờ có giá trị, kể cả so với những nội tệ khác của nước bạn trong khu vực (DDDN, 10/1/2011).
————-
Bloomberg, "ECB Says It Stepped Up Government Bond Purchases Last Week", 24/10/2011, http://www.businessweek.com/news/2011-10-24/ecb-says-it-stepped-up-government-bond-purchases-last-week.html
DDDN, "Tỷ giá 2011 – Quả bóng trong chân Ngân hàng Nhà nước", 10/1/2011, http://dddn.com.vn/2011011001312050cat166/ty-gia-2011-qua-bong-trong-chan-ngan-hang-nha-nuoc.htm
FXstreet, "Fed Officials Offer Broad Hints That QE3 is Likely if Soft Patch Persists", 23/10/2011, http://www.fxstreet.com/fundamental/analysis-reports/daily-global-commentary/2011/10/23/
Vietnam+, "Đồng USD giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt", 23/8/2011, http://www.vietnamplus.vn/Home/Dong-USD-giam-gia-so-voi-cac-dong-tien-chu-chot/20118/102752.vnplus

Chia sẻ:

Thảo luận

20 phản hồi to "QE3?"

  1.  
    6
     
    0
     
    Rate This
    Tôi cũng mong ngày 2/11 này FED tung ra QE 3 nhằm giúp kinh tế thế giới !
    TQ dự trữ rất nhiều ngoại tệ mạnh , QE 3 tung ra khiến Đô mất giá và kinh tế TQ sẽ khôn còn lớn thứ 2 thế giới !
    Posted by BABYBOOMER | 25/10/2011, 07:45
    •  
      2
       
      0
       
      Rate This
      BABYBOOMER,
      TQ ko có khoa học, kĩ thuật như Đức, Mĩ, Nhật, Hàn.. Các ngành ứng dụng khác như về điện, y dược, công nghệ điện toán, cơ khí.. cũng chẳng có gì nổi bật. Những ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, du lịch.. chẳng nổi bật gì cả (trừ Hong Kong).
      Cho dù TQ có GDP tăng cao nhất thế giới, dự trữ ngoại tệ (USD) nhiều nhất thế giới (ko bao gồm vàng..), thì họ cũng sẽ mãi là xưởng nô lệ mà thôi. TQ có tiềm lực, nhưng rất hủ hóa bởi bản chất của họ.
      Đấy là chưa kể về mặt nhân văn, văn hóa, xã hội..
      Posted by ddktrep | 25/10/2011, 10:59
      •  
        0
         
        0
         
        Rate This
        Đọc 1 bài báo nói Tàu ăn cắp kỷ thuật máy bay của Nga trong hợp tác 2 bên. Nhưng luyện kim (metallurgy) của Tàu tồi nên động cơ phản lực của Tàu ko sống lâu. Phi công của Tàu cũng hay làm rớt máy bay vì huấn luyện tồi và thiếu kinh nghiệm!
        Posted by daouu | 26/10/2011, 02:35
  2.  
    7
     
    0
     
    Rate This
    Nếu đúng zậy thì….chết tía dân nghèo tui rồi!Chắc chỉ có nước đi giành giật với bò để cạp cỏ mà ăn wá!
    Posted by Bo huyền | 25/10/2011, 07:47
    •  
      1
       
      1
       
      Rate This
      Chết chóc,tía má gì mà anh Bo huyền quắn đít lên thế?Tui có sáng kiến thế này: anh chui "lổ chó" hàng rào vào các sân gold í,tha hồ cho anh "nhậu" cỏ tới "xỉn" luôn.Thấy có lý há?
      Posted by TOHO | 25/10/2011, 21:03
      •  
        0
         
        0
         
        Rate This
        Lý mẹ gì,xúi tui chui vô đó cho nó quất mấy gậy cho nát "gáo" hả.Sáng kiến gì ngu thấy ớn.
        Posted by Bo huyền | 26/10/2011, 09:34
  3.  
    3
     
    0
     
    Rate This
    Cũng đừng quá hoảng loạn làm gì!. Trong KIẾP NẠN này GIÀU-NGHÈO:ai khổ hơn ai?.Có câu "TRẠNG chết TRẪM cũng BĂNG HÀ…"kia mà?.Hãy cứ hy vọng đi(vì mình là dân đen ,biết làm gì hơn),nhưng biết đâu, đó cũng là quy luật vốn có của tạo hóa như câu:"Nếu không có cảnh đông TÀN/ Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày XUÂN".Hãy HÒA mình vào cuộc đời này-cuộc đời còn,mình còn.
    Posted by DOQUOCMINH | 25/10/2011, 09:06
  4.  
    1
     
    0
     
    Rate This
    USD với vàng hết thì ta lại như ngày xưa, cơm rau mắm muối thì Việt nam mình chắc đủ, không lo. Lo là mấy thằng tướng cướp quen tiêu tiền tỉ rồi giờ quẫn vác súng bắn nhau …
    Posted by Lĩnh | 25/10/2011, 10:36
    •  
      6
       
      0
       
      Rate This
      Lĩnh,
      Nhắc tới "ngày xưa", tôi chợt nhớ có 1 thời:
      - Khi mà dân Nam Dương, Nam Hàn phải đi đánh thuê cho dân An Nam.
      - Sài Gòn được bầu chọn là "Hòn Ngọc Viễn Đông", kinh tế miền Nam phát triển rực rỡ so với 'bạn bè đồng trang lứa' ở châu Á.
      - Chiếc xe hơi La Dalat được lắp ráp ở miền Nam, với trên 40% tỉ lệ nội địa hóa. Rồi biết bao dự án thăm dò, khai thác dầu khí hợp tác cùng Shell, BP.. mà ko cần phải thỉnh giáo "người lạ".
      - Dân Sài Gòn không hề biết ngập là gì, và 'triều cường', 'lô cốt' chưa bao giờ có trong từ điển.
      - Công chức là một nghề đáng tự hào, do phải ít nhất đậu tú tài và thường phải là cử nhân. Lãnh đạo hoặc tướng tá càng tự hào hơn do đa phần họ rất giỏi, thành phần dân trí thức/có học, ai cũng thông thạo được ít nhất một ngoại ngữ, và dân biểu thì luôn tranh cãi nhau.
      - …
      Buồn quá..
      Tự nhiên cảm thấy nostalgia dễ sợ. Càng nghĩ lại tình cảnh (status quo) bây giờ của VN, càng mortified và ashamed vì mình bất hạnh phải làm 'đồng bào' bất đắc dĩ với "bọn nó".
      Posted by ddktrep | 25/10/2011, 11:15
    •  
      1
       
      0
       
      Rate This
      Nói thế chứ chả trở lại như ngày xưa được. Ngày xưa còn chim chóc ruộng đồng vườn cây ao cá trong lành …
      Posted by Lĩnh | 25/10/2011, 18:26
  5.  
    0
     
    2
     
    Rate This
    Mình hay đọc diễn đàn này… các bạn admin hay nói về các vấn đề kết hối, kết kim…vv. Dĩ nhiên nếu chúng ta cạn kiệt nguồn ngoại tệ thì chuyện này sẽ xảy ra.
    Nhưng mình nghĩ rằng chuyện này diễn ra rất lâu, không phải 1 vài ngày, 1 tháng như bạn REP nói. Dù vàng có 3000usd/oz thì chuyện kết hối, kết kim cũng không xảy ra được.
    Vấn đề ở đây là chính phủ có thể bán tiếp các đảo : Lý sơn, phú quý…vv để lấy thêm ngoại tệ về. Ví dụ vừa rồi chúng ta đã bán bán đảo Làng Vân ( Làng Cùi – Đà Nẵng ) để lấy gần gần 5 tỷ USD.
    Chắc chắn trong khoảng thời gian ngắn thì chưa có chuyện kết hối hay kết kim, các bạn đừng lo xa… chính phủ còn nhiều thứ để bán lắm. Ví dụ như đảo Phú Quốc – Kiêng giang có thể bán đứt lấy 50 tỷ USD là bình thường.
    Chúng ta còn rất rất nhiều BĐS để bán 50 năm cho nước ngoài. Các bạn cứ yên tâm về nguồn ngoại tệ trong 1-2 năm nữa. Đảm bảo với các bạn là không xảy ra chuyện gì cả.
    Lê Trường
    Posted by Lê Trường | 25/10/2011, 11:49
  6.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    http://www.dothi.net/du-an/14210/vinpearl-dau-tu-5-ty-usd-khu-du-lich-lang-van.htm Xin lỗi mình gửi thêm LINK về việc chính phủ bán Làng Vân 5 tỷ USD
    Posted by Lê Trường | 25/10/2011, 11:50
  7.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    Như vậy phải tranh thủ mua vàng thôi…không biết sjc còn vàng để bán không nữa
    Posted by Tuan | 25/10/2011, 12:20
  8.  
    1
     
    0
     
    Rate This
    Nếu lần này có QE3, thì kinh tế VN sẽ thế nào ?
    Posted by Nguyễn Văn Thanh | 25/10/2011, 17:00
  9.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    CÓ KẾT HỐI,KẾT KIM THÌ EM CHẲNG SỢ-chỉ sợ họ KẾT LIỄU đời em mà thôi
    Posted by Ấm Ức | 25/10/2011, 22:52
  10.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    Các bạn cho mình hỏi: Có phải chính phủ Hoa Kỳ nợ công nước ngoài rất nhiều nên tự đánh giảm đồng tiền của mình để hòng quỵt bớt vài phần trăm đến vài chục phần trăm đến kỳ đáo hạn không ?. Mình nhớ cách đây vài chục năm Mỹ cũng đã từng làm như vậy với Nhật.
    Hôm bữa mình có đọc một bài bên Boxit Việt Nam có một câu nói rất chí lý:
    "Nếu bạn nợ ngân hàng 1 đồng thì ngân hàng là chủ nợ, nếu bạn nợ ngân hàng 1 tỷ thì bạn là chủ ngân hàng", hơn thế nữa Mỹ là anh đi mượn nợ bằng chính đồng tiền mà anh ta có thể in ra và phá giá bất cứ lúc nào. Mình có chưa hiểu chổ nào mong các bạn hướng dẫn thêm.
    Posted by Người Sài Gòn | 26/10/2011, 00:09
    •  
      0
       
      0
       
      Rate This
      Gần đúng như thế. Anh nợ ít cho ngân hàng thì anh sợ ngân hàng. Anh nợ quá to thì chính ngân hàng sợ anh! Dân Tàu đã bóc lột lao động tỉ dân tích lủy giấy nợ của Mỹ. Giá trị nợ đó đang đi xuống nhưng Tàu ko làm
      jì được nhiều! Nếu bán ra ồ ạt thì cái giá bán lại càng thê thảm, chưa nói Mỹ mà kẹt thì ko xài phung phí hàng hóa của Tàu, dân Tàu thất nghiệp và nổi loạn …
      Posted by daouu | 26/10/2011, 02:42
  11.  
    1
     
    0
     
    Rate This
    [b] Vàng tăng vọt, vượt ngưỡng 1.700 USD[/b]
    Tăng tốc bất ngờ vào đầu phiên New York, giá vàng thế giới thiết lập đỉnh 1.710 USD, mức cao nhất trong vòng một tháng qua.(vnexpress)
    26/10/2011, vàng SBJ: mua 44,750; bán 45,050 triệu/lượng
    Posted by TRANTHE | 26/10/2011, 09:26


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, 23 October 2011 5:28 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Bão Tiền & Vàng

 
//
bạn đang đọc...
http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/10/23/con-cuong-phong-sap-toi-gan-p2/
Cơn cuồng phong sắp tới gần – phần 2
Posted by kastinsky 23/10/2011 4 phản hồi
 
 
 
 
 
 
10 Votes
Trong hai tuần qua, CP VN đã cho ngân hàng bán ra 15 tấn vàng, ngoài ra các công ty vàng bạc, đá quý, còn bán ra thêm nhiều tấn nữa. Không thấy có cho phép nhập vàng một lượng nào.
Do đó, số vàng tồn kho có thể bán ra đang vơi cạn với mức 1 tấn/ ngày, và đây là SAU KHI bị vơi cạn 30 tấn trong tháng 9:
Trong vòng một tháng qua, ước 30 tấn vàng đã được bán, tương đương 800.000 lượng, trị giá hơn 35.000 tỉ đồng.
Có cho nhập lại lẻ tẻ vài trăm kg vàng trong tháng 9, nhưng không đủ đâu là đâu.
Ít nhất 45 tấn vàng đã bị bán ra kể từ đầu tháng 9.
Số tiền đồng các công ty, ngân hàng này gom góp đang rất lớn, nếu tính trung bình một lượng vàng 44 triệu đồng thì nhân lên cho 26800 lượng/ tấn [xin chú ý, 1 tấn vàng =~ 32150 troy ounces, nhưng tael tại VN =~ 1,2 troy ounce, do đó mỗi tấn vàng =~ 26800 taels] sẽ ra con số 1180 tỉ đồng/ tấn, nhân lên cho 45 tấn sẽ là 53100 tỉ đồng.
[Các con số được làm tròn cho dễ tính toán].
Các ngân hàng, tiệm vàng, không chờ đến khi có lệnh cho nhập vàng mới mua USD. Họ đang mua gom ào ạt, và với số 53100 tỉ đồng kể trên họ có thể mua vào 2,38 tỉ USD.
Các tiệm vàng hầu như đều dùng hết số VND để mua USD, trong khi các ngân hàng có thể dùng một số VND nào đó để cho vay, tăng thanh khoản, nhưng như vậy lại gây ra một hệ lụy khác: mất thanh khoản VÀNG.
Số 15 tấn vàng này KHÔNG PHẢI là tài sản ngân hàng, mà là của dân gởi vào.
Cho dù là dân chịu nhận VND khi rút ra, thì sau vài tháng nếu vàng lên mạnh, như từ tháng 11 năm ngoái khi FED tung ra QE2 đến nay vàng đã lên 36% tại VN (ngoại quốc lên ít hơn, nhưng VN còn vì giá USD lên), thì các ngân hàng sẽ bị lỗ nặng khi phải trả bằng VND nhiều hơn số họ cho vay cộng tiền lời có thể thu về.
Nhưng nếu dân nhất quyết đòi VÀNG, thì các ngân hàng đào đâu ra mấy tỉ USD mua trả lại, cho dù có được cho phép nhập?
Do đó, giá USD trong thời gian tới sẽ TĂNG VỌT do các ngân hàng, tiệm vàng mua gom, để bù vào số 45 tấn đã bán ra trong 6 tuần qua.
Các ngân hàng ngày càng mất khả năng trả lại vàng cho người gởi, việc này đã được phân tích cặn kẽ, và kết luận chung của giới chuyên môn là KẾT HỐI + KẾT KIM sẽ bắt buộc phải xảy ra trong thời gian tới.
———————
Nhưng TRƯỚC MẮT, giá USD tại VN sẽ tăng vọt vô cùng kinh khủng trong vài tuần tới.
CP đủ sức can thiệp, nhưng sẽ rất hao tốn ngoại tệ dự trữ. Nếu họ làm liều can thiệp mạnh thì sẽ rất dễ bị "đứt bóng" trong vài tháng tới.
Thị trường thừa sức mua hết 9 tỉ USD dự trữ quốc gia, do chỉ là 195 ngàn tỉ đồng, trong khi 3 tháng cuối năm mà thôi sẽ tung ra 300 ngàn tỉ đồng, và năm nay đã tung ra nhiều trăm ngàn tỉ đồng khác.
Dân VN có "tiền nhàn rỗi" đủ mua gấp nhiều lần Tổng dự trữ ngoại tệ quốc gia, nếu thấy giá USD tiếp tục rẻ, người ta sẽ mua vào mạnh, như họ mua vàng mạnh trong 6 tuần qua do giá rẻ.
Thế cờ này CP VN chắc chắn thua sát ván, thua không còn manh giáp. Họ không bán USD thì giá tăng mạnh, sẽ có quỵt nợ phần lớn trong số 30 tỉ USD dư nợ ngân hàng.
Mà họ bán ra thì 9 tỉ USD chỉ đủ sức giữ tỉ giá trong thời gian ngắn, sau đó khi ngưng bán thì giá lại bung lên càng mạnh hơn thà là không can thiệp từ đầu.
 

Chia sẻ:

Thảo luận

4 phản hồi to "Cơn cuồng phong sắp tới gần – phần 2"

  1.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    nếu vậy thì tranh thủ mua USD hoặc vàng thôi..
    Nhưng lúc này ngân hàng thì chỉ bán vàng có giới hạn
    Mua USD ở chợ đen thì sợ..nếu bị phát hiện thì coi như mất cả chì lẫn chài
    Không biết đường nào mà lần ..
    Chỉ còn mong CTY SJC còn bán vàng thôi….
    Hi vong còn kịp trong tháng 11
    Posted by Tuan | 23/10/2011, 10:26
  2.  
    1
     
    3
    Rate This
    lập luận thể hiện trình độ ấu trĩ tuyệt vời, và khả năng võ đoán tưởng tượng rất cao siêu của tác giả! Xin chân thành chia buồn.
    Posted by trung master | 23/10/2011, 10:58
    •  
      0
       
      0
       
      Rate This
      trung master,
      Phản hồi của bạn cũng cho thấy phần nào khả năng tranh luận cùng trình độ nhân văn "đỉnh cao" của bạn.
      For more constructive response, if you ever feel the urge to defeat our "ấu trĩ-city" with your knowledge and competent pile of noble speculation/analysis, please feel free to post it in the comment section. I, personally, will devotedly open a new debate on your arguments. Why wouldn't you build your own merit based on the dissection to our observation, or provide us more of any complementary points that we've passed on, rather than attack our view with such profanity and vulgar language?
      Otherwise, please grow!!
      Note: Đây cũng là lí do chúng tôi phải bật chế độ xét duyệt, vì có quá nhiều những zombie-like thế này (các thành viên nào từng được approved sẽ được tự động đăng).
      Posted by ddktrep | 23/10/2011, 12:43
  3.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    Bài viết này hoàn toàn chính xác
    Cảm ơn trang DDKT
    Posted by Dung | 23/10/2011, 13:26


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Saturday, 22 October 2011 5:48 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Ngân hàng, Phá sản

 
//
bạn đang đọc...
Ngân hàng, Phá sản

http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/10/22/da-co-2-ngan-hang-m%e1%ba%a5t-kh%e1%ba%a3-nang-thanh-kho%e1%ba%a3n-50-000-dn-pha-s%e1%ba%a3n/

Đã có 2 ngân hàng mất khả năng thanh khoản; 50.000 DN phá sản.

Posted by ddktrep 22/10/2011 4 phản hồi
 
 
 
 
 
 
4 Votes
Gần 50.000 DN ngưng hoạt động; đã có ngân hàng thông báo mất khả năng thanh khoản…
Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế, xã hội chiều 21-10, nhiều đại biểu (ĐB) đã nêu những tác dụng phụ của các nhóm giải pháp thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát vừa qua. Trong đó nổi lên là nguy cơ giải thể của hàng loạt doanh nghiệp (DN), tình trạng các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại mọc ra quá nhiều, dẫn đến "đi đêm", cạnh tranh lãi suất như một cái "chợ"
Nhiều doanh nghiệp ngắc ngoải
ĐB Đặng Thị Hoàng Yến (Long An) thắc mắc trong báo cáo của Chính phủ không thấy nêu số lượng DN đã giải thể, ngưng hoạt động. "Theo tôi được biết thì con số này tính từ đầu năm tới nay đã lên tới gần 50.000. DN hiện nay đang rất khó khăn nên cần phải đưa những con số này vào để có hướng tháo gỡ" – bà Yến đề nghị và cho biết thêm thời gian qua, hàng loạt vụ nợ quy mô lớn đã xảy ra trên khắp cả nước.
"Đây là hệ quả của việc siết tín dụng đối với các ngân hàng. Thực tế đến thời điểm này, đã có hai ngân hàng thông báo mất khả năng thanh khoản, một số các ngân hàng khác đang trong tình trạng báo động. Theo tôi, phải xem lại liều lượng siết tín dụng vì các ngân hàng đang đứng trước nguy cơ rất lớn" – bà Yến nói và đề nghị NHNN phải xem lại việc này nếu không từ nay đến cuối năm và sang năm, số lượng DN đổ vỡ còn nhiều hơn nữa.
ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) cũng nhận định nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ và tài khóa là liều thuốc nặng để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát nhưng nó đang có những tác dụng phụ ảnh hưởng nhiều đến DN. Vì vậy trong năm 2012, Chính phủ cần có các giải pháp cụ thể để giải quyết những tác dụng phụ này..
Trích: http://cafef.vn/2011102212310761CA33/lieu-thuoc-manh-dang-co-phan-ung-phu.chn

Chia sẻ:

Thảo luận

4 phản hồi to "Đã có 2 ngân hàng mất khả năng thanh khoản; 50.000 DN phá sản."

  1.  
    5
     
    0
     
    Rate This
    Lúc bệnh nhẹ không trị,thậm chí có cũng chỉ là trị TRIỆU CHỨNG(chứ không phải trị nguyên nhân gây bệnh).Nay gần như đã chuyển sang giai đoạn DI CĂN ,hơn nữa lại gặp phải toàn thầy TẠI CHỨC ra,liệu có gì khác ngoài chờ ngày …?.
    Posted by DOQUOCMINH | 22/10/2011, 10:27
    •  
      3
       
      0
       
      Rate This
      DOQUOCMINH,
      Đồng ý. Cũng giống như ung thư, lúc cái cell còn benign thì ko trị, nay đã biến chứng thành tumor, sinh sôi nảy nở khắp nơi thì chỉ có chết mà thôi.
      Trong vòng xoáy này, TẤT CẢ người dân sẽ bị ảnh hưởng. Những ai có khả năng chống chọi được thì đừng chần chừ, dấu hiệu lúc này đã quá rõ ràng về kinh tế (vả cả mặt quốc phòng, xã hội, chính trị..)
      Posted by ddktrep | 22/10/2011, 10:44
  2.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    xin vui lòng nói rõ ngân hàng nào được không (đã mất thanh khoản hay trong tình trạng báo động..)
    Posted by Tuan | 22/10/2011, 10:43


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, 20 October 2011 8:05 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Tháp Lừa xập tầng nữa - pháo dàn

 
Pháo dàn báo: động đất + tuyết lở  (avalanche) + hồng thủy + sóng thần tài chánh ?

D~

http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/10/20/diem-bao-201011/
//
bạn đang đọc...

Điểm báo 20.10.2011

Posted by ddkt 20/10/2011 1 phản hồi
 
 
 
 
 
 
3 Votes
Năm nay đúng là được "mùa". Không biết dân ta ăn Tết năm nay như thế nào đây?
Chưa "hoàn hồn" sau vụ vỡ nợ hàng nghìn tỷ đồng ở Phú Xuyên, Cầu Giấy, người dân Hà Nội lại choáng váng vì lại xuất hiện thêm vụ vỡ nợ nhiều chục tỷ khác.
"Chúng tôi đang tìm cách xử lý hiệu quả nhất các CTCK không đảm bảo ATTC, chứ không thuần tuý áp dụng các biện pháp quá thiên về mặt kỹ thuật như đình chỉ, đóng cửa hoạt động."
Còn gạt nhà đầu tư tới bao giờ nữa?
UBCK đang căng hết các lực lượng để đi kiểm tra, làm việc trực tiếp với các CTCK không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính, nhằm chủ động xử lý hiệu quả, an toàn.
CP VN bán ra 15 tấn vàng trong 2 tuần:
"…Ngân hàng Nhà nước cho phép 5 ngân hàng cùng SJC bán vàng đợt 2 với khối lượng khoảng 5 tấn vàng…
…Trước đó, VnExpress cho biết, trong 1 tuần bình ổn thị trường (từ 6/10), SJC và các ngân hàng đã bán hơn 10 tấn vàng. Trong đó, riêng SJC bán ra hơn 60.000 lượng (hơn 2 tấn)…"
- Ngày 6/10 đến 13/10: các ngân hàng bán 8 tấn, SJC bán 2 tấn.
- Hôm qua 19/10: bắt đầu bán ra thêm 5 tấn.
Tổng cộng, nếu tính trung bình 1 tấn vàng = 32150 troy ounces = 32150 x 1650 USD/ troy ounce = 53,05 triệu USD.
15 tấn =~ 795,75 triệu USD.
Phải cần số ngoại tệ này mới mua lại đủ số vàng bán ra trong 2 tuần qua.
Ngân hàng Nhà nước cho phép 5 ngân hàng cùng SJC bán vàng đợt 2 với khối lượng khoảng 5 tấn vàng.
Đề nghị này khó thể bị bác bỏ, do nợ dây chuyền qua bên dầu, v.v… và cũng cần tiền thưởng Tết cho quan chức:
Xin chú ý, theo như các lần trước, thì luôn KHÔNG ĐƠN GIẢN theo con số công bố "tăng xyz%".
Chỉ 50 kWh đầu tiên là tăng ít, nhưng các kWh sau đó tăng nhiều lên liên tục.
Các doanh nghiệp sản xuất đều phải xài nhiều ngàn, chục ngàn kWh hàng tháng, nên con số tiền tăng lên sẽ gấp nhiều lần số xyz% công bố.
Noel, Tết năm nay tha hồ mà mọi nơi, mọi thứ, đua nhau tăng giá cho bằng chị bằng em.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa kiến nghị Bộ Công Thương cho phép tăng giá điện từ tháng 11 tới
Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tháng 40% | Tài chính – Ngân hàng | Vietstock

Chia sẻ với ĐTCK, tổng giám đốc một NHTM cho biết, cuối buổi sáng ngày 18/10, nhân viên báo cho ông biết ngân hàng được chào vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất 40%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.
"Lãi suất 40%/năm có thể là một, hai giao dịch của ngân hàng nào đó, chứ thực tế, số đông giao dịch với mức lãi suất 22 – 24%/năm trong ngày 17/10, còn ngày 18/10 thì cao hơn chút, từ 24 – 25,5%/năm, tất nhiên, tăng đột biến gấp đôi mức trước đây là bất thường", vị phó tổng giám đốc trên cho biết.
Họ đã đánh bài ngửa rồi. Bị xù, quỵt thì đừng có trách họ không nói trước nhé.
Sau hơn 10 năm đưa Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) vào hoạt động, số dư Quỹ Bảo hiểm tiền gửi mới đạt khoảng 7.000 tỷ đồng.
Hiện có hàng trăm dự án đóng băng, hàng nghìn căn hộ không bán được. Đặc biệt năm 2009-2010, giá bất động sản bị thổi lên quá cao, vượt quá khả năng chi trả, cung và cầu không khớp nhau dẫn đến các khu đô thị có hàng trăm biệt thự bị bỏ hoang. Ngoài ra, thị trường chứng khoán trước đây giống như một quả bong bóng bị "thổi" lên không đúng với giá trị thực tế và đến bây giờ mới sụt xuống. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư lớn đã rút khỏi hai thị trường này, chỉ còn người dân bị mắc kẹt. Đây là nguyên nhân chính.
Đại tá Đinh Văn Toản, Phó giám đốc Công an Hà Nội cho rằng, hàng loạt vụ xù nợ gần đây có nguyên nhân do kinh doanh bất động sản, chứng khoán, vàng thua lỗ. Khi ngân hàng không cho vay, người dân đã tự huy động để trả vòng quanh cho nhau dẫn tới lãi mẹ đẻ lãi con.
Biến động lớn sắp xảy ra. Ai còn vàng với USD gửi tại các ngân hàng nhỏ kiểu này không rút mau về thì chắc mất trắng do quy định không bảo hiểm ngoại tệ và vàng.
Một quan chức NHNN cho biết trong vài ngày tới sẽ chính thức công bố thông tin xung quanh việc sáp nhập, giải thể các NH nhỏ. NHNN cũng sẽ đứng ra đảm bảo vốn và lãi suất khách hàng gửi tại các NH này.

Chia sẻ:

Thảo luận

Có mộ phản hồi to "Điểm báo 20.10.2011"

  1.  
    1
     
    0
     
    Rate This
    Chỉ trong 2 tuần mà NGỐN SẠCH TRƠN 15 tấn vàng,"giỏi"thật!.Nhưng tôi tin sức"ăn"còn "tốt" hơn nhiều.Nhân đây xin gợi ý cho những ai kinh doanh giấy vụn hãy kịp thời liên hệ với NHNNVN.
    Posted by DOQUOCMINH | 20/10/2011, 15:07


http://land.cafef.vn/2011102012003553CA43/phao-dan-vo-no-da-no.chn

"Pháo dàn" vỡ nợ đã nổ

Nơi ở của vợ chồng "con nợ"
Chưa "hoàn hồn" sau vụ vỡ nợ hàng nghìn tỷ đồng ở Phú Xuyên, Cầu Giấy, người dân Hà Nội lại choáng váng vì lại xuất hiện thêm vụ vỡ nợ nhiều chục tỷ khác.
"Nhân vật chính" của vụ vỡ nợ này được xác định là vợ chồng anh Nguyễn Văn Hải và chị Trần Thị Xuân, đều trú tại xóm 2, thôn Miêu Nha, xã Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.

Theo bà Nguyễn Thị Mai, trú xóm 2, một trong số rất nhiều nạn nhân của vợ chồng con nợ, cho biết: "Vào năm 2008, vợ chồng tôi mới lấy nhau, do kinh tế gia đình eo hẹp, nên hai vợ chồng chị Mai có ý định vay tiền để mở quán Internet kinh doanh.

Lúc này, do nghe người dân đồn vợ chồng Xuân Hải có mối quan hệ rất rộng và điều kiện kinh tế lại hết sức giàu có, nên vợ chồng tôi có đến vay mượn.

Sau đó, chị Xuân bảo với vợ chồng em có quen người ở ngân hàng, có thể vay tiền với lãi suất thấp và bảo vợ chồng tôi đưa "sổ đỏ" cho chị ấy thế chấp để vay tiền.

Lúc đầu, vợ chồng tôi chỉ đưa bản sao "sổ đỏ" và những giấy tờ liên quan đến nhà đất cho chị Xuân để vay tiền giúp.

Số tiền mà vợ chồng tôi vay, chị Xuân cứ đưa nhỏ lẻ, lúc thì 50 triệu đồng, lúc thì 80 triệu đồng.

Đến tháng 3-2009, thì chị Xuân đưa hết số tiền 200 triệu, khi đó chị Xuân nói với vợ chồng em cần "sổ đỏ" gốc để thế chấp.

Vì là hàng xóm láng giêng lâu năm, với lại nghe những lời dụ dỗ ngon ngọt nên đã đưa sổ đỏ gốc cho chị Xuân".

Chị Mai cho biết thêm, vào đầu năm 2010, khi vợ chồng chị Mai tích cóp được đủ số tiền 200 triệu đồng và có ý định gửi chị Xuân để rút "sổ đỏ" về thì lúc này chị Xuân mới lộ rõ bộ mặt lừa đảo.

Gia đình chị Mai đã gặp chị Xuân và nói chuyện qua điện thoại rất nhiều lần về việc muốn trả tiền và rút lại "sổ đỏ", nhưng cứ hết lần này đến lần khác, chị Xuân đều quanh co, lẩn tránh.

Thậm chí, có lần chị Xuân còn nói với chị Mai, là "sổ đỏ" phải thế chấp ở ngân hàng hết thời hạn ba năm mới rút ra được.

Ma mãnh hơn, chị Xuân còn cho chị Mai số điện thoại của một người tên Thủy và nói với chị Mai đó là nhân viên ngân hàng, người đang giữ toàn bộ giấy tờ đất đai của gia đình chị Mai.

Khi gia đình chị Mai gọi điện cho người này, thì người này bảo: "Bây giờ nếu gia đình chị Mai muốn rút sổ đỏ ra, thì phải tìm một "sổ đỏ" của người khác thế chấp vào mới được.

Cũng theo người này, chị Xuân có làm một bộ hồ sơ gồm "sổ đỏ" của nhà chị Xuân và một "sổ đỏ" nhà chị Mai và vay ngân hàng số tiền là 1,5 tỉ.

Theo một nguồn tin, sở dĩ vợ chồng Hải – Xuân vay được nhiều tiền là có 2 nguyên nhân. Thứ nhất là sự cả tin của người dân, quá tin tưởng đối tượng do là người làng người xóm đã sống lâu năm với nhau. Thứ hai là do vợ chồng con nợ đã phô trương sự giàu có về kinh tế để lấy lòng tin của người dân.

"Thậm chí để dụ dỗ các chủ nợ cho vay với một số tiền lớn, Xuân sẵn sàng đài thọ cho những chủ nợ đi du lịch nhiều nơi và dùng những lời dụ dỗ ngon ngọt để vay tiền", người này cho biết thêm.

Mấy tháng trước, để phô trương sự giàu có của mình, đồng thời tạo sự tin tưởng cho các chủ nợ, vợ chồng Xuân đã mua một chiếc ô tô đời mới với giá trên 2 tỉ. Hiện tại, chiếc xe này đã được Hải thế chấp cho các chủ nợ".

Theo một chủ nợ và cũng là hàng xóm liền kề nhà con nợ cũng đã cho vợ chồng Xuân Hải vay số tiền là vài trăm triệu đồng và cũng bị lừa cả sổ đất.

Có lẽ vì sợ tai tiếng nên vợ chồng này vẫn chưa viết đơn tố cáo lên cơ quan điều tra.

Một người dân ở đây cho biết: "Nạn nhân của vợ chồng con nợ Xuân Hải đều toàn là người thân trong nhà hay chí ít cũng là có quan hệ họ hàng thân thiết. Những người cho vợ chồng con nợ vay với số tiền vài trăm triệu có lẽ là không kể hết được và đa số những người này đều chưa viết đơn tố cáo vợ chồng con nợ lên CQĐT".

Theo như người này nhận định, các chủ nợ không chỉ là người trong địa phương mà còn có cả ở những nơi khác nữa, số tiền ước tính lên đến hơn trăm tỉ đồng.

Vụ việc đang được cơ quan công an tích cực điều tra và làm rõ.

Theo P.V
Người Đưa Tin
0o0

http://cafef.vn/20111020103516217CA31/khong-the-nong-voi-cong-bo-nhung-ctck-co-suc-khoe-khong-dam-bao.chn
Thứ 5, 20/10/2011, 11:39

Không thể nóng vội công bố những CTCK có sức khỏe không đảm bảo

UBCK đang căng hết các lực lượng để đi kiểm tra, làm việc trực tiếp với các CTCK không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính, nhằm chủ động xử lý hiệu quả, an toàn.
Trước lo ngại của thị trường, đặc biệt là từ phía NĐT về rủi ro mất an toàn tài chính (ATTC) của các CTCK, trao đổi với Báo ĐTCK, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCK) cho biết: "UBCK đang làm mạnh hơn những gì thị trường cảm nhận, nhằm xử lý các CTCK không đảm bảo ATTC hiệu quả, tránh tác động tiêu cực đến an toàn hệ thống…".
NĐT đang lo ngại về tình trạng mất ATTC tại các CTCK. UBCK đang xử lý vấn đề này ra sao, thưa ông?
Việc giám sát "sức khoẻ" tài chính của các CTCK đang được UBCK triển khai chặt chẽ, quyết liệt hơn những gì mà thị trường, NĐT cảm nhận được, bởi việc này được tiến hành thường xuyên thông qua nhiều kênh khác nhau.
Cụ thể, trên cơ sở các CTCK báo cáo về chỉ tiêu ATTC, UBCK sẽ lập tức yêu cầu các CTCK giải trình nếu tỷ lệ này dưới mức an toàn theo quy định.
Với những công ty mà tháng này có chỉ tiêu ATTC kém, nhưng tháng sau đã thấy tốt lên, thì UBCK tiến hành kiểm tra ngay để làm rõ tính xác thực của thông tin mà các CTCK báo cáo. UBCK đang căng hết các lực lượng để đi kiểm tra, làm việc trực tiếp với các CTCK không đảm bảo chỉ tiêu ATTC, nhằm chủ động xử lý hiệu quả, an toàn.
Hẳn UBCK đã có trong tay danh sách CTCK có biểu hiện mất ATTC nghiêm trọng. Thưa ông, UBCK có biện pháp xử lý thế nào đối với những trường hợp này?
Hiện tại, UBCK đã phân loại, lên danh sách các CTCK có sức khoẻ tài chính theo các nhóm khác nhau, để có biện pháp xử lý hiệu quả, phù hợp. Riêng với nhóm CTCK có sức khoẻ tài chính xấu nhất, UBCK đang triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát với mức độ gắt gao hơn. Chúng tôi đang tìm cách xử lý hiệu quả nhất các CTCK không đảm bảo ATTC, chứ không thuần tuý áp dụng các biện pháp quá thiên về mặt kỹ thuật như đình chỉ, đóng cửa hoạt động.
Trong nội bộ UBCK đang có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa Vụ Quản lý kinh doanh, Vụ Quản lý quỹ, Thanh tra… trong quá trình kiểm tra, giám sát các công ty này. Thậm chí, các đơn vị của UBCK còn phối hợp với kiểm toán độc lập trong việc yêu cầu tổ chức này giải trình chi tiết, rõ ràng thông tin về ATTC của các CTCK, nhằm đề xuất hình thức xử lý hữu hiệu.
Những thông tin quan trọng này, theo NĐT thì UBCK cần công bố sớm, để họ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng tại những CTCK mà họ mở tài khoản giao dịch. Tại sao lại có sự chậm trễ trong công bố những CTCK có sức khoẻ tài chính không đảm bảo, thưa ông?
UCBK khẳng định, sắp tới sẽ công bố thông tin về vấn đề này, nhưng phải làm dần dần, chứ không thể nóng vội.
Lý do là việc công bố thông tin phải theo đúng quy định pháp luật, phải tính toán cẩn trọng, nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ tác động tiêu cực đến toàn thị trường, cũng như hệ thống tài chính khác, nhất là ngân hàng, vì thực tế, có những CTCK không đảm bảo ATTC có quan hệ tín dụng với các ngân hàng. UBCK đang cân nhắc bài toán công bố thông tin, để đảm bảo hài hoà lợi ích cho các bên liên quan.
Thưa ông, những biện pháp này có bảo vệ được quyền lợi của NĐT nhỏ lẻ khi CTCK rơi vào tình trạng mất thanh khoản?
Trong các giải pháp xử lý CTCK không đảm bảo ATTC, UBCK luôn chú trọng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT, bất kể họ là tổ chức hay cá nhân. Với những CTCK nằm trong danh sách có chỉ tiêu ATTC không tốt, thì ngay trong quá trình kiểm tra, giám sát, UBCK đã yêu cầu các công ty này có hình thức giảm dần giao dịch với khách hàng, để giảm thiểu rủi ro cho NĐT nếu xảy ra sự cố mất an toàn tài chính.
Trong bối cảnh TTCK khó khăn hiện nay, với việc xử lý các CTCK không đảm bảo ATTC nói riêng, điều hành thị trường nói chung, UBCK đặt ra mục tiêu số 1 là an toàn hệ thống, đồng thời, xử lý những vấn đề phát sinh kịp thời, để tạo nền tảng tốt cho thị trường khi kinh tế vĩ mô ổn định trở lại.
Với tư tưởng như vậy, mọi chủ trương triển khai các sản phẩm mới, trong đó có T+2 chưa được tính đến trong bối cảnh hiện nay.
Theo Hữu Hòe
ĐTCK

From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, 20 October 2011 12:26 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Đường vinh quang xây mấy Tháp Lừa

 
0o0

QĐND bỏ thì giờ chơi sờ tóc:
 
"
Đường vinh quang xây với Tháp Lừa
 Tiến vô sàn tìm lãi to
"

Người dân ôm đàn hát boléro: 

"Đường vào sàn mua có vạn lần thua có một lần huề"

D~

http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/10/20/thu-gui-anh-phu-quy/

Phản hồi báo lề phải

Thư gửi anh Phú Quý – biên tập viên báo QĐND

Posted by kastinsky 20/10/2011 4 phản hồi
 
 
 
 
 
 
6 Votes
Chào anh, tôi muốn gửi lời cám ơn anh đã đăng bài "Một cách đánh vào niềm tin?" về chúng tôi. Nhờ bài báo đó mà nhiều người dân lương thiện, thiếu thông tin đã biết rõ ràng hơn thực trạng của nền kinh tế Việt Nam khi truy cập tới trang web Dự đoán kinh tế của chúng tôi.
Cách đây hơn 1 tháng, bài báo "Một cách đánh vào niềm tin?" được đăng trên báo Quân đội Nhân dân, chỉ số VNI đang 460:
"…Thị trường chứng khoán trong tuần qua đã sôi động trở lại. VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (ngày 9-9-2011) tăng 6,66 điểm (+1,47%) lên 459,92 điểm…
Sau hơn 11 năm tồn tại, trải qua nhiều bước thăng trầm, nay thị trường chứng khoán đã có những dấu hiệu phục hồi, là tín hiệu vui cho nền kinh tế.
Cũng phải nói thêm rằng, thị trường chứng khoán là thị trường cao cấp nhất trong các loại thị trường (thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học-công nghệ…); là nơi các doanh nghiệp thu hút nguồn vốn trung, dài hạn của xã hội để có kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại (thường phục vụ chủ yếu cho nhu cầu ngắn hạn). Đây còn được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế, bởi nó đo lường và báo hiệu xu hướng phát triển của nền kinh tế…"
————-
Hy vọng anh (Phú Quý, tác giả bài báo trên QĐND) không tin vào chính điều anh viết.
Chứ nếu anh tin, bị lỗ to, thì tôi cũng không vui đâu:
Đồ thị chỉ số VN index ngày 19-10-2011
VNI đã sụt hơn 10% kể từ ngày có bài báo trên. Thử hỏi, 1 người nghe lời điều anh viết, 1 người nghe lời chúng tôi, thì ai có lợi, ai bị hại?
CK xuống hơn 10% thì nhà đầu tư lỗ hơn vậy nhiều, do còn rất nhiều thứ chi phí, opportunity cost (mua vàng, mua USD, bỏ ngân hàng, đều sinh lợi kể từ hôm đó), và nếu lỡ dại đánh đòn bẫy 5:1, 7:1, thì lỗ trên 50%, 70% vốn liếng!
Đây là chart của HNX không lâu sau ngày bài báo của anh trên được đăng trên tờ QĐND, nay xuống hơn 10%, từ 76 điểm xuống 67,93 điểm:
Sàn Sài Gòn (VNI index)
 
Anh viết: "Đây [TTCK] còn được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế, bởi nó đo lường và báo hiệu xu hướng phát triển của nền kinh tế…"
Theo ĐÚNG lời anh, thì quả là "nền kinh tế…xu hướng phát triển của nền kinh tế" VN bị sụt hơn 10% kể từ ngày đăng bài báo trên.
Tôi có vài lời chia sẻ, cám ơn anh đã đọc.
Thay mặt Ban biên tập Dự đoán kinh tế Việt Nam
Biên tập viên Quang

Chia sẻ:

Thảo luận

4 phản hồi to "Thư gửi anh Phú Quý – biên tập viên báo QĐND"

  1.  
    2
     
    0
     
    Rate This
    Phú Quý đúng ra phải sửa tên là Phủ Lý. Ko ai ngốc đến nổi thị trường chứng khóan chỉ tăng lên nhẹ có 1 tuần trong khi ở vị trí gần như là thấp nhất của 11 năm qua, chưa bằng 1/3 của đỉnh mà dám tuyên bố TTCK đang trở lại ngọan mục. Đúng là dân CS bịt mắt sờ voi và bốc phét!
    Posted by daouu | 20/10/2011, 02:06
  2.  
    1
     
    0
     
    Rate This
    Trời, ban biên tập "chơi" đau quá, phen này anh Phú Quý chắc bị kiểm điểm mất.
    Posted by Guest | 20/10/2011, 02:51
  3.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    Bài này DDKT chơi anh Phú Quí nhà ta hơi bị đau đấy hihihi
    Posted by nha trang | 20/10/2011, 07:25
  4.  
    0
     
    0
     
    Rate This
    Thưa Quý Báo
    Cái mà những người nắm giữ sàn chứng khoán không phải như vậy!
    Cái họ cần là lượng thanh khoản của thị trường ( Bất kể chỉ số Cao hay thấp ) Tôi nói là chỉ số theo cách tính của Việt Nam thôi nhé
    Bây giờ anh thử đề đạt cái T+4 tha bằng T+0
    T+ 4 là sau 4 ngày anh nhận kết quả ( Nộp tiền sau 4 ngày mới có cổ phần và bán cổ phần sau 4 ngày mới thu được tiền
    T+ 0 Tiền giao cháo múc
    Thì thị trường chứng khoán chết ngay lập tức
    Nên tôi gọi cái thị trường này nó là cái chợ đề, ra đó để Vịt vặt lông vịt
    Posted by Nguyễn Hồng Khoái | 20/10/2011, 08:34


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, 20 October 2011 9:33 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Thần Tháp Lừa

 
Cùng quan điểm này, bà Phạm Chi Lan một lần nữa phân tích:
"Đầu tư công ở Việt Nam lâu nay quá nhiều, ngay trong quá trình hoạch định các dự án đầu tư công, phần lớn là trong các cơ quan Nhà nước làm với nhau thôi và có phần nào nhân nhượng và chia sẻ với nhau giữa chính quyền trung ương với địa phương và các ngành với nhau, có nhượng bộ cho nhau nhiều quá nên nhu cầu đầu tư của các cơ quan Nhà nước cứ tăng lên mãi và nó làm cho Nhà nước Việt Nam mỗi năm có tới hơn 300,000 dự án đầu tư công. Quá nhiều như vậy, nên tất cả những tiêu chí đề ra cho nó rất khó bám được và thực hiện được, những tiêu chí cần thiết quan trọng như hiệu quả, tính lợi ích chung của toàn bộ xã hội sẽ phần nào bị giảm đi" (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/to-cut-government-spending-10182011111915.html)

Để xây được cái tháp lừa
300,000 vụ đầu tư hổng nhiều

0o0

10% tiền trà nước, tương đương với 30,000
dự án đầu tư công hằng năm

Hỏi tại sao cả nước lại chẳng phấn khởi hồ hởi đầu tư

Huỳnh Thị Huyền Như khác với Bernie Madoff ở chỗ sau bà sẽ còn nhiều đại gia "lừa" khác nối gót...

Rồi thì các ngân hàng ...

Đường vào đầu tư có trăm lần ăn có vạn lần xù

D~

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/ponzi-scheme-vh-10192011123103.html

Thần Tháp Lừa

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2011-10-19
Mấy ngày qua, dư luận tại Việt Nam lại bị chấn động về một vụ lừa đảo khổng lồ có thể lên tới nghìn tỷ.
AFP photo
Bảng điện thể hiện chỉ số chứng khoán Việt Nam tại tòa nhà Vietcombank. Ảnh minh họa.
Qua báo chí thì có chi tiết gây chú ý là nghi can, bà Huỳnh Thị Huyền Như, vốn là một "đại gia" trong ngành ngân hàng và đầu tư cổ phiếu, đã từng nhận trả lãi đến năm bẩy phân một tháng nên được nhiều người ham lời mà góp vốn cho vay để đầu tư rồi mất sạch.
Chi tiết ấy khiến ta liên tưởng đến các đề tài "Đi Vay Lãi" và "Đem Tiền Đầu tư" mà mục "Diễn đàn Kinh tế" mới trình bày. Chúng tôi trao đổi về vụ này với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Hẳn là ông có theo dõi tin tức về vụ lừa đảo vừa bị đổ bể tại Việt Nam liên hệ đến một phụ nữ được coi là "đại gia" trong lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán. Chúng tôi nhớ rằng trong đề tài "Đi Vay Lãi" hôm 28 tháng Chín ông nêu ra sự kiện nhiều người cho vay lãi tới 5-7 phần trăm một tháng mà tưởng là đầu tư, hóa ra chỉ là đầu cơ và bị lừa. Ông giải thích thế nào về chuyện đó?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đây chỉ là một trong nhiều vụ lừa đảo mà tôi xin gọi là "Thần Tháp Lừa" cho bà con dễ nhớ! Có mặt thì đặt tên, trước hết là về tên gọi: ta đều có thể biết tập truyện "Thần Tháp Rùa" rất nổi tiếng của nhà văn và kịch tác gia Vũ Khắc Khoan đã quá vãng. Bây giờ, rất phàm tục và hiện đại thì ta có chuyện "Thần Tháp Lừa".
Trong chuyện này, chữ "lừa" hàm ý lừa đảo mà cũng có nghĩa là con vật thường bị coi là khờ dại, là những kẻ khờ dại nên bị lừa. Cái "tháp" ở đây là biểu hiện của mô hình lừa gạt thật ra khá thịnh hành mà đôi khi người ta gọi là "Mô hình Ponzi" do tên của một tay đại bịp người Ý vào thế kỷ trước. Thật ra trò Ponzi lại hơi khác một chút. Còn chữ "thần" thì ám chỉ khả năng mê hoặc của kẻ đi lừa, tại Việt Nam ngày nay thì đó cũng phải là tay có thần thế! Cho nên ta phải cùng tìm hiểu để mong là tránh được hiện tượng này, vốn thường xảy ra khi kinh tế suy trầm.

Phương thức lừa gạt

Vũ Hoàng: Có lẽ ông vừa phát minh ra một từ mới mà nếu nghĩ lại thì cũng dễ nhớ! Nhưng xin hỏi thêm rằng ông có biết chi tiết nào khác về vụ lừa đảo này không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Làm sao mình có thể biết chi tiết khi nhà cầm quyền còn đang điều tra!
Tôi chỉ biết rằng âm mưu này xảy ra từ ba bốn năm rồi và nay mới đổ bể. Ông thần đã thăng thiên ở phía sau là một nhân vật mà nhiều nguồn tin đưa ra cái tên là P. Đó là người đã dựng ra cái tháp. Khi thấy tháp rung rinh, ông thần bèn bán cái cho một nữ đại gia tên tuổi như cồn. Ta đoán rằng cô này chỉ là một cái khoen trong một vòng liên hoàn chằng chịt và thật ra số tiền lừa đảo có thể lên tới bốn nghìn tỷ như người ta đồn còn là ít vì ta mới chỉ thấy 190 triệu đô la bốc hơi chứ sự thật có khi vĩ đại hơn nhiều.
Đáng chú ý nhất trong chuyện là những người bị lừa đều thuộc giới có máu mặt, dày kinh nghiệm và cũng có chức có quyền chứ không phải là một bà già bán hàng xén ngoài đầu chợ. Nhưng ta nên nhìn sâu hơn vào cái kiểu đi lừa này vì đằng sau chuyện kinh doanh bất cẩn còn có vấn đề kinh tế bất trắc của quốc gia nữa.
Vũ Hoàng: Như vậy, xin đề nghị là ta sẽ đi lại từ đầu. Thế nào là lối lường gạt theo một hình tháp như ông vừa mới nói?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trước hết, đây là một sự lường gạt trong thị trường "đầu tư tài chính" hay "đầu tư gián tiếp" như chúng ta mới trình bày tuần trước. Phương thức lường gạt là giả dạng đầu tư sản xuất để kiếm lời và chia lời cho người ứng tiền.
Khi khởi sự xây tháp thì kẻ gian nói đến một hay nhiều dự án kinh doanh rất có lời và moi tiền túi ra trả cho chủ nợ ban đầu một khoản lời cao hơn điều kiện của thị trường, đấy là bước nhử. Người cho vay thấy có lời lớn thì cho vay nữa, lại còn mời người khác châm thêm tiền. Từ đấy, kẻ gian lấy tiền do người nạp sau để trả lãi cho người nạp trước. Từ một thành hai, hai thành bốn, số người đem tiền xây tháp gia tăng lũy thừa, mà nền móng giả định là một cơ sở đầu tư sản xuất lại không có. Nếu không có thì sinh lời đâu ra mà trả, đấy là một sự gian manh về pháp lý.
Phương thức lường gạt là giả dạng đầu tư sản xuất để kiếm lời và chia lời cho người ứng tiền.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Trong suốt tiến trình xây lên cái tháp ảo đó, kẻ gian thường xuyên phù phép như thần để mê hoặc nạn nhân về khả năng tài chính lớn lao của mình, bằng nhiều cách phô trương rất bắt mắt. Rồi một đồn mười, mười đồn trăm, người người giao tiền nộp mạng cho đến khi kẻ gian ôm tiền biến mất. Muốn đoán ra là khi nào thì biến mất thì ta lại nói về chuyện "nhân", "duyên".
Một cái tháp mà không có nền móng tất nhiên phải đổ, đó là cái "nhân", nguyên nhân tất yếu. Nhưng khi nào đổ thì đấy là cái "duyên", là thời cơ. Thông thường thì tháp đổ và vụ lường gạt đổ bể khi kinh tế suy trầm, hoàn cảnh kinh doanh hay vay mượn trở thành khó khăn. Nếu nhiều tháp lại đan xen vào nhau thì ta có hiện tượng đổ dàn, phá sản dây chuyền.

Do đầu cơ

Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày, chuyện này thường đổ bể khi kinh tế suy trầm. Thính giả có thể muốn biết thêm là có liên hệ gì giữa chuyện lừa đảo bất thường của một nhóm người và sinh hoạt kinh tế bình thường của đa số còn lại?
000_Hkg4609879-200.jpg
Khách hàng gửi tiền tại một ngân hàng thương mại ở Hà Nội hôm 23/2/2011. AFP photo
Nguyễn Xuân Nghĩa: Cái tháp của sự lừa lọc này dựa trên một kỳ vọng tâm lý là đầu tư sản xuất để kiếm lời. Khi kinh tế thịnh đạt thì ai cũng lạc quan nghĩ đến triển vọng kiếm lời và nếu trao tiền cho người khác làm ăn mà được chia lời thật cao thì ai mà chả thích? Khi kinh tế sa sút thì số tiền khả dụng trên thị trường cho yêu cầu đầu tư có giảm. Mà nếu thiếu người mới để châm thêm tiền cho kẻ gian chia lời như đã hứa hẹn với những người cũ thì cái tháp lừa đó rung rinh.
Hoàn cảnh kinh tế khó khăn và đầy rủi ro tại Việt Nam chính là cái duyên. Có lẽ vì vậy mà ông "Thần Tháp Lừa" kia đã kín đáo trao lại cơ sở cho nữ đại gia này từ năm ngoái. Một năm sau thì tháp đổ vào đầu Tháng 10. Nhân đây, cũng xin nhắc đến tay đại bịp khét tiếng của Hoa Kỳ là Bernie Madoff đã bị án tù tối đa là 150 năm vào Tháng Sáu năm 2009. Ông ta là tài phiệt có thế giá và đã xây tháp lừa bịp có lẽ mấy chục năm mà vẫn thoát. Đến khi kinh tế Mỹ bị suy trầm lồng trong vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 thì mới cạn láng và chuyện lừa gạt mới đổ bể. Chúng ta chỉ ngạc nhiên là vì sao báo chí tại Việt Nam đã tường thuật rất nhiều về vụ Madoff này mà vẫn có người bị lừa?
Vũ Hoàng: Phải chăng là do lòng tham khiến nhiều người bị mờ mắt?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Ta phải trở lại từ căn bản: động lực của đầu tư là kiếm lời, bảo rằng nhà đầu tư có máu tham thì có khi ta nhìn sai vấn đề. Nhưng trong đầu tư thì phải có rủi ro và cân nhắc rủi ro với triển vọng sinh lời phải là phản ứng thận trọng tự nhiên. Trong chuyện này, nạn nhân đã mất phản ứng đó và tính chuyện đầu cơ. Đầu tư khác với đầu cơ ở đó.
Vũ Hoàng: Nhưng dù sao theo như dư luận được biết thì nạn nhân chủ yếu lại là người có kinh nghiệm và thế lực trong lĩnh vực ngân hàng và chứng khoán. Vì sao chính họ cũng bị lừa?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Có lẽ là do hoàn cảnh khá đặc biệt của vụ lường gạt.
Trước hết, nhân vật chủ chốt xưa kia là tay lão luyện trên sàn giao dịch chứng khoán loại trao tay giữa hai người mua và bán, là OTC, ở Việt Nam gọi là "chưa niêm yết". Đấy là một sàn có rủi ro lớn của đầu cơ nhưng hấp dẫn chính là do sự hoang dã của nó và Việt Nam nên nghiên cứu lại về luật lệ cho loại giao dịch này.
Hai năm trước, khi chứng khoán Việt Nam tuột đáy, đương sự bắt đầu huy động tiền từ các nhà đầu cơ trên sàn OTC với luận điệu là cần nhiều tiền giúp các khách nợ ngân hàng có thể đảo nợ. Khi ấy, mồi nhử là trả lãi mỗi tháng từ sáu đến bảy phân rưỡi (6-7,5%). So với lãi suất ký thác của ngân hàng thương mại chỉ có 1,6% một tháng thì khoản lời quả là hấp dẫn.
Trong năm đầu, các chủ nợ được trả lãi rất xộp nên nhiều cơ sở tài chính như ngân hàng hay công ty chứng khoán mới nhảy vào với tinh thần cướp lấy cơ hội làm giàu. Ta nhớ rằng khi ấy chuyện đầu cơ trên thị trường chứng khoán đã hết ăn vì cổ phiếu mất giá nên nhiều người xem lời mời này là cơ hội đầu cơ mới. Tương tự như khi cổ phiếu tuột giá thì người ta chạy qua đầu cơ trên thị trường địa ốc.
Nhưng trong đầu tư thì phải có rủi ro và cân nhắc rủi ro với triển vọng sinh lời phải là phản ứng thận trọng tự nhiên. Trong chuyện này, nạn nhân đã mất phản ứng đó và tính chuyện đầu cơ.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Hoàn cảnh kế tiếp là vai trò của nữ đại gia đang bị điều tra. Đó là nhân vật nổi tiếng trong thị trường, có chồng làm ngân hàng, bản thân cũng làm việc trong ngân hàng và sáng lập ra công ty chứng khoán nên càng dễ gây niềm tin. Vốn là thân chủ hạng sang của các ngân hàng và công ty chứng khoán, khi cô ta nói là cần đi vay thì ai cũng sẵn sàng, thậm chí tranh nhau cho vay.
Một công ty chứng khoán còn cấp cho cô một tài khoản trị giá 300 tỷ đồng, bằng với khả năng tài trợ của cả công ty! Thấy vẫn được trả tiền hẳn hoi nên các công ty và ngân hàng khác cùng nhảy vào chi tiền xây tháp. Đến khi cả thị trường cổ phiếu và bất động sản đều đình đọng thì nữ đại gia này hết khả năng trả nợ. Bị chủ nợ truy lùng với bàn tay của xã hội đen thì cô ta đành ra đầu thú.

Ai là nạn nhân?

Vũ Hoàng: Như vậy thì chúng ta có thể hiểu ra một yếu tố then chốt trong vụ này. Đó là quan hệ và khả năng phô trương một mặt bằng tài chính rất rộng rất chắc của nghi can. Phải chăng vì vậy mà chính các ngân hàng và công ty chứng khoán mới bị mắc lừa?
000_Hkg2321929-250.jpg
Các nhà đầu tư đang ngồi trò chuyện tại sàn giao dịch chứng khoán TPHCM vào ngày 21/4/2009. AFP photo
Nguyễn Xuân Nghĩa: Mọi chuyện lường gạt đều phải hư hư thực thực, mà nhờ tư cách đại gia đang có cơ hội làm ăn rất lớn nên phần thực này lại càng có vẻ như thực! Đâm ra chính những người điều khiển các công ty chứng khoán và ngân hàng dày kinh nghiệm cũng chỉ là các nhà đầu cơ bị cháy túi. Phần còn lại là bị mất bao nhiêu và hậu quả sẽ ra sao cho các cổ đông và công chúng thì mình còn phải chờ đợi kết quả điều tra, nếu có điều tra và kết quả được công bố!
Do hoàn cảnh mờ ảo của vụ lường gạt, có lẽ ta nên suy nghĩ tiếp về hiện tượng mà diễn đàn chuyên đề này nhắc đến vào cuối tháng trước. Đó là nạn cho vay lãi với giá cắt cổ, như năm bẩy phân một tháng tức là lên đến 60 hay gần 90% một năm. Không ai có thể vay tiền đầu tư như mượn cái đòn bẩy với một mức lời thắt họng như vậy mà chỉ có thể đầu cơ thôi. Nhưng luật lệ có cho phép như vậy không? Mà nếu chính quyền cũng lại là một ông Thần Tháp Lừa thì sao? Cho nên từ chuyện kinh doanh ta cần trở về vấn đề kinh tế.
Vũ Hoàng: Và có lẽ đấy mới là kết luận của ông?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Lường gạt xảy ra nhờ sự hứa hẹn không thật nhưng bản chất vẫn là lấy từ người này cho người kia để gợi lòng tham. Lối hứa hẹn đó thì các chính quyền độc tài đều là chuyên nghiệp mà chẳng ai dám cãi. Đó là một lẽ. Lẽ thứ hai, ta nên e rằng cả sự phồn vinh giả tạo của Việt Nam và Trung Quốc cũng chỉ là cái tháp không có cơ sở bền vững bên dưới nên sẽ có ngày sụp. Lãnh đạo hai xứ này có khi cũng chỉ là những ông Thần Tháp Lừa!
Như Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 6-7% chủ yếu là nhờ tín dụng bơm ra từ các ngân hàng của nhà nước. Ba năm qua, lượng tín dụng lên tới số vĩ đại là tương đương 100 tỷ đô la, bằng tổng sản lượng một năm, coi như mỗi năm tăng một phần ba nên mới gây ra lạm phát như ta đang thấy. Các ngân hàng lại bơm tiền cho các nghiệp vụ đầu cơ dễ bị lỗ hoặc tài trợ loại cơ sở có hiệu năng thấp mà quan hệ cao, là doanh nghiệp nhà nước, nơi mà việc bòn rút công quỹ là chuyện không ai kiểm soát được. Nếu lạc quan cho rằng các ngân hàng có thể mất một phần ba số tiền cho vay ra một năm thì Việt Nam mất 10% tổng sản lượng, cỡ 10 tỷ đô la! Thế thì tăng trưởng ở đâu ra sáu bảy tỷ đô la nếu không có tiền tươi do thân nhân gửi về? Ngân hàng Thế giới ước lượng số  tiền gọi là kiều hối cho năm ngoái là từ 7,2 hai đến tám tỷ đô la. Còn số tiền bị mất kia chạy đi đâu?
Trường hợp Trung Quốc cũng thế mà Diễn đàn này đã phân tích qua bài "Trả Nợ Đậy" và "Chuyện Nợ Nần" được phát thanh từ Tháng Sáu vừa qua, đó là chính quyền địa phương mắc nợ các ngân hàng của nhà nước tại địa phương đến cỡ nào thì không ai biết và sẽ mất vốn ra sao khi mấy cái tháp này sụp đổ? Tiền mất vào đâu thì có lẽ phải hỏi mấy ông Thần Tháp Lừa!
Vũ Hoàng: Đài Á châu Tự do xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, 19 October 2011 8:26 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Nhà nước CSVN hì hì cho DNNN quỵt nợ

 
//
bạn đang đọc...

Những ai cho các DNNN mượn tiền, kiểu cho Vinashin mượn, dám chịu cảnh

Xí bùm bum

tức



!

D~

Chỉ có Tàu là nhà nước CSVN không dám xù mà còn phải chung thêm thi





Đã bật đèn xanh cho doanh nghiệp nhà nước quỵt nợ

Posted by ddkt 19/10/2011 11 phản hồi
 
12 Votes
Thôi tiêu rồi, 100 ngàn tỉ đồng – chưa tính tiền lời thêm khoảng 50 ngàn tỉ đồng trong 2 năm nay – của VINASHIN coi như mất tích, các ngân hàng VN đừng hòng đòi lại xu nào.
"Tại hội thảo, đại diện WB và một số tổ chức quốc tế khác cho rằng, nợ của DNNN cần được tính vào nợ công, như thông lệ quốc tế. Nhưng, ông Đô lý giải rằng DNNN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và do vậy doanh nghiệp này cũng phải bình đẳng và phải tự chịu trách nhiệm vốn vay.
"Nhà nước không bao cấp, không trả nợ thay cho DNNN, vì thế các khoản nợ tự vay tự trả của DNNN không tính vào nợ công", ông Đô nói."
—————
Chết cha, ngoại quốc nghe mà khủng hoảng tinh thần luôn, do bonds DNNN bán ra đã lên đến 151 ngàn tỉ đồng, tính đến cuối năm ngoái:
"…Viet Nam Development Bank bonds and state-owned enterprise bonds climbed 38.0% y-o-y and 2.8% q-o-q to VND151 trillion (USD7.7 billion)…"
Ngoài ra còn mấy chục tỉ USD họ mượn bằng VND, USD, từ các ngân hàng ngoại quốc tại VN và trên thế giới.
Giờ này mới biết CP VN chưa từng theo "thông lệ quốc tế" trong BẤT CỨ VẤN ĐỀ gì hay sao, WB, IMF, ADB?

Chia sẻ:

Thảo luận

11 phản hồi to "Đã bật đèn xanh cho doanh nghiệp nhà nước quỵt nợ"

  1. 3
    0
     
    Rate This
    Điều này đúng theo những gì chúng ta dự đoán. Chúng ta cùng xem cơn dãy giụa này. Và càng xem càng hay. Bà con lao động ráng chịu cực một chút, khỏi tốn tiền xem hát hội. Và DDKT nhớ cùng chúng tôi xem nhé. Yêu mến các bạn.
    Posted by TTKH | 19/10/2011, 07:08
  2. 0
    0
     
    Rate This
    Nói 1 đằng làm 1 nẻo mà!
    Ai tin họ nói thì giờ ráng chịu đau
    Keke
    Posted by Phạm Ngọc Anh | 19/10/2011, 07:08
  3. 0
    0
     
    Rate This
    xù là xong
    Posted by saigoncapital | 19/10/2011, 07:12
  4. 0
    0
     
    Rate This
    Hôm trước thấy ông ts Alan Phan cũng xui xù nợ mà. Liệu có xù được yên ổn không các bác? Hậu quả sẽ thế nào?
    Posted by newlife | 19/10/2011, 07:32
  5. 2
    0
     
    Rate This
    Do tình hình kinh tế định hướng XHCN " tạm thời khó khăn". Nay bộ 4T ra nghị quyết đề nghị các Đảng viên TRUNG KIÊN của DCSVN cùng đóng góp Vàng , Ngoại tệ… cho Chú Phỉnh ( Chính phủ) để xây dựng đất nước ĐÀNG HOÀN HƠN – TO ĐẸP HƠN…Yêu cầu các đồng chí tích cực đóng góp , Chú Phỉnh chỉ còn trông cậy vào các đồng chí…vì Nhân Dân đã vận động rồi nhưng không có 1 móng nào ủng hộ…
    Posted by Bạn đọc DĐKT | 19/10/2011, 08:05
  6. 1
    0
     
    Rate This
    Hayzzzz…!
    Kinh tế VN đang trở lại vạch xuất phát …!
    Posted by BABYBOOMER | 19/10/2011, 08:17
  7. 0
    0
     
    Rate This
    Vậy mới vui đó các bác. Đợi chính phủ xù nốt nợ của tàu nữa là xong.
    Posted by Tuấn | 19/10/2011, 09:55
  8. 1
    0
     
    Rate This
    Xù cũng là hay, bởi vì một số lớn lổ lả của DNNN đã đi vào tủ sắt của các tay Đảng viên yêu nước yêu dân lảnh đạo nầy! Nếu ko xù thì sẽ phải điều tra kỷ càng lai càng không tốt cho Đảng!
    Posted by daouu | 19/10/2011, 10:12
  9. 0
    0
     
    Rate This
    Đối với người dân và các ngân hàng trong nước thì đảng nhà nước này có thể quỵt xù,nhưng đối với các khỏan vai mà chính phủ bảo lảnh sẽ không xù được dù chỉ một đồng,đảng nhà nước này còn phải vay mượn các tổ chức tài chính để phát triển kinh tế,trong nước họ xử sự bằng luật rừng nhưng với quốc tế không thể nào dùng chiêu rạch mặt ăn vạ làm liều của chí phèo được đâu
    Posted by nh | 19/10/2011, 10:32
  10. 0
    0
     
    Rate This
    36 kế quịt là thượng sách!
    Posted by Tư xà lỏn | 19/10/2011, 12:39
    • 0
      0
       
      Rate This
      LẦN ĐẦU TIÊN, CSVN tuyên bố KHÔNG trả nợ Doanh nghiệp Nhà nước, tức là bật đèn xanh cho các doanh nghiệp này giựt mấy chục tỉ USD nợ trong, ngoài nước, từ các ngân hàng nội, ngoại.
      Ngay cả WB bênh CSVN hơn bênh cha mẹ họ cũng bị ngỡ ngàng, bàng hoàng, kinh hãi, trước sự thay đổi đột ngột này của CP CSVN.
      Thật ra thì chúng tôi biết từ lâu, rằng dù muốn dù không CSVN cũng phải cho các doanh nghiệp nhà nước quỵt nợ, rồi sau đó đến chính họ quỵt nợ, bỏ chạy.
      Làm gì mà CSVN chịu trả bất cứ 1 xu nợ ngoại quốc nào, cho dù là nợ quốc gia.
      Họ "trả nợ" trong các năm qua chỉ là SAU khi mượn được nợ mới, dùng 1/10, 1/20 số đỏ "trả" nợ cũ, cho có, để năm sau mượn được NHIỀU hơn, mà thôi.
      Nay, các doanh nghiệp nhà nước khó mượn được xu nào từ nước ngoài, đang khi trong nước cũng khó mượn ngay cả từ ngân hàng quốc doanh, hợp doanh.
      Do không mượn được nợ mới, theo đúng tinh thần CS, họ dại gì, cần gì, trả nợ cũ?
      Theo tinh thần CS, ai trả nợ, là NGU.
      Do đó, nay CSVN chính thức hoá việc giựt nợ toàn quốc, toàn thế giới.
      Posted by ddkt | 19/10/2011, 17:15


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, 19 October 2011 3:59 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Tình Trạng Kinh Tế Việt Nam

 

Dân ngu: Viết dài wá, đọc hổng hiểu
Dân khu đỏ: Đói, hiểu liền
Dzịt Cừu MTTQ: Hết thời kỳ mua du thuyền đi ăn ghẹ rùi, híc híc
Công an: Không cần hiểu, không cần lo, không cần no ...
Người dziễn xứ: Thiền, xả, góp nhặt sỏi đá, làng đào,đừng  nhìn quá khứ, chớ nhìn tương lai, lo thiền hiện tại, trèo lên cột đèn
Dzịt Cừu yêu nước: Làm kiến nghị xin gửi tiền về giúp xây dựng XHCN

Dân ngu khu đen: ?????


D~


0o0



Tình Trạng Kinh Tế Việt Nam

http://tintuchangngay4.files.wordpress.com/2011/10/vietnam-tet-lunar-new-year-economy-2011-01-28.jpg?w=300
Mừng Xuân mừng Đảng, với cái mẹt
Nguyễn Xuân Nghĩa
Đại gia hạ cánh an toàn, trung lưu phá sản, dân đen tuyệt vọng  
Đầu năm nay, một giới chức cao cấp của Hà Nội là ông (cựu) Thống đốc Ngân hàng Trung ương có phát biểu rằng dân ta sẽ ăn một cái Tết vui vẻ huy hoàng nhất. Quả nhiên, người ta đã cố thổi lên không khí lạc quan phấn khởi vì Đại hội Đảng khóa XI vừa kết thúc trước Tết hai tuần.
Nhưng đấy là sự lạc quan của kẻ uống thuốc bổ.
Vì chín tháng sau Đại hội XI, cách đây năm ngày, Hội nghị kỳ ba của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI vừa "thống nhất" quyết định là phải cải tổ nền kinh tế trong ba lãnh vực là đầu tư, thị trường tài chánh và doanh nghiệp nhà nước. Lý do "tái cơ cấu" này được chính người đầu đảng nêu ra:
"Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; lạm phát vẫn ở mức cao, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; nợ công, đặc biệt là nợ nước ngoài tăng nhanh; dự trữ ngoại hối mỏng, áp lực đối với tỉ giá còn lớn; thị trường tài chính, thị trường bất động sản giảm sút, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng giá cả đầu vào, lãi suất cao, hàng tồn kho lớn… Tình hình nêu trên có nguyên nhân khách quan là do tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém của nội tại nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả, tích tụ kéo dài từ lâu, chậm được khắc phục và do những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp các ngành, đặc biệt là trong điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa; quản lý quy hoạch, đầu tư, đất đai, tài nguyên, thị trường bất động sản… "
Bỏ qua ngôn từ chính thức đó mà nói theo dân gian thì Việt Nam đang mấp mé khủng hoảng. Người ở trong nước gọi là "chết lâm sàng". Đảng Cộng sản phải tiến hành một đợt cải cách nữa, cũng quyết liệt như cách đây đúng 20 năm.
Mà vì sao 20 năm?
Và tình hình nguy ngập như thế nào?
Bối Cảnh Thời Gian
Chúng ta có thể tạm nhớ lại vài mốc thời gian để mường tượng ra các bài toán và giải pháp của những người đã độc quyền cai trị đất nước từ năm 1975 đến nay:
Sau 1975 là 10 năm hoang tưởng vì "tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa". Còn tiến đến tận Kampuchia. Vì chiếm đóng xứ láng giềng này, Tổng sản lượng GDP vốn dĩ đã suy sụp còn mất toi 5% mỗi năm. Vì vậy Việt Nam mới tiến lên cao điểm là khủng hoảng năm 1986 và bước ngoặt là Đại hội VI.
Sau Đại hội đó là năm năm lúng túng thả nổi, từ 1986 đến 1991, vì nhà cầm quyền biết thế nào là sai mà chưa rõ thế nào là đúng. Đó là "đổi mới tự phát", buông tay ra cho dân làm ăn tự do hơn trước. Quả nhiên là có khá hơn xưa, và dân hết đói.
Nhưng còn đảng thì sao?
Khi Trung Quốc và Liên Xô bị khủng hoảng năm 1989 rồi Liên Xô tan rã năm 1991, nhà cầm quyền hốt hoảng nên đành đổi mới thật. Mà nhìn quanh thì chỉ còn thấy mô hình Trung Quốc, vừa có vẻ khả quan về kinh tế lại an toàn về chính trị. Từ đấy, Việt Nam trôi vào bóng rợp của Trung Quốc vì lý do ta gọi là ý thức hệ. Thực tế là để đảng tìm chỗ tựa về chính trị.
Thời điểm mấu chốt là năm 91 đó, cách đây 20 năm, khi chế độ bị chao đảo và nghiêng về Bắc Kinh trong cách cải tổ.
Nhưng trong năm năm đầu của thời đổi mới từ trên xuống thay vì từ dưới lên như trước, nhà cầm quyền vẫn mò chân xuống nước mà đi. Từ 1991 đến 1996 thì chỉ giải toả những gì không gây ra rủi ro chính trị, chứ chưa dám bung hẳn ra ngoài theo kinh tế thị trường, dù rằng đã được quốc tế viện trợ để cải cách.
Đấy là lúc Hoa Kỳ nhập cuộc, kể từ 1993-95 trở đi.
Năm năm sau, từ 1996 đến 2001, Mỹ lần lượt bãi bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ kinh tế rồi ngoại giao, với dấu mốc là Hiệp định Thương mại Song phương BTA ký năm 2001. Bước nhảy vọt khởi sự từ đó, dù Hà Nội vẫn hoài nghi e ngại việc hội nhập vào kinh tế thế giới. Và vẫn sợ ý đồ của Mỹ!
Hà Nội mất 10 năm thương thảo việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cho đến khi vượt qua cửa Hoa Kỳ với quy chế thương mại bình thường NTR, xưa kia được gọi là Tối huệ quốc, được Mỹ chấp thuận đúng năm năm trước đây, vào cuối năm 2006.
Thế rồi từ khi gia nhập Tổ chức WTO thì nhà cầm quyền Hà Nội rơi vào trạng thái tâm lý ngược, là hồ hởi sảng, như con cá nước lợ đã tung tăng ra biến lớn. Nó bị say sóng! Đó là tình hình từ 2007 đến nay.
Do sự lạc quan thiếu cơ sở, Hà Nội tưởng rằng sẽ tập trung cả đặc quyền lẫn đặc lợi vào khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa với việc thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước, trong khi vẫn khai thác được lợi thế của kinh tế thị trường.
Kết cuộc là nguy cơ khủng hoảng như ta đã thấy.
Nhìn lại trong trường kỳ thì cũng không khác vụ khủng hoảng kinh tế của năm nước Đông Á vào thời 1997-1998. Nhưng có khác vì Việt Nam chưa có kinh tế thị trường và cũng không có chính trị dân chủ, nên khó xoay trở hơn các nước kia.
Đấy là bối cảnh của những khó khăn hiện nay.
Thách Đố Trước Mặt
Chúng ta phải nhìn lại toàn cảnh từ khi giao lưu với Mỹ và được mở cánh cửa vào WTO:
Vốn dĩ đa nghi mà chẳng nghi ngờ sự kém hiểu biết của mình, lãnh đạo Hà Nội khám phá là ta khôn hơn nên có lợi lớn sau khi bang giao với Hoa Kỳ! So với tình hình năm 1995, ta mua của Mỹ gấp 10 mà bán cho Mỹ gấp 128 lần. Quả là Mỹ khờ! Như năm ngoái Việt Nam đạt xuất siêu là hơn 11 tỷ đô la, và mới có năm tháng của năm nay thì đã lời thêm gần năm tỷ.
Nhưng trong 10 năm cầy cục lập hồ sơ xin vào WTO, Hà Nội cũng không hề nghi ngờ sự thiếu hiểu biết nên chẳng chuẩn bị giai đoạn tiến ra biển lớn. Cơ chế kinh tế, luật lệ và thông tin của Việt Nam không có khả năng đối đầu với những thách đố dồn dập của thời "hậu WTO". Mà vẫn cứ lạc quan hồ hởi với cái tệ sùng bái chỉ tiêu tăng trưởng vì thấy sản xuất tăng vọt. Và quả nhiên là gây lạm phát từ cuối năm 2007.
Khi ấy, một yêu cầu lưỡng nan – vừa tống ga để tăng trưởng mạnh, vừa đạp thắng để hãm đà vật giá – đã thách đố khả năng ứng phó của chính quyền.
Mà ngoài biển lớn cũng có sóng dữ: thế giới lại bị tổng suy trầm 2008-2009 nên Việt Nam bị ảnh hưởng. Theo đúng bài bản Trung Quốc, Việt Nam lại tăng chi và ào ạt bơm tín dụng để kích thích kinh tế với hậu quả tương tự: gây bội chi ngân sách, lạm phát và thổi lên bong bóng đầu cơ địa ốc.
Nhìn lại thì trong các nước Á châu, Việt Nam đứng đầu – còn hơn Trung Quốc – về kích thích kinh tế với lượng tín dụng bơm ra từ 2008 đến 2010 là 100 tỷ đô la, bằng Tổng sản lượng GDP! Cũng vì vậy mà kinh tế gặp họa còn tệ hơn Trung Quốc.
Sau đây là vài con số khô khan mà người ta phải nói đến.
Đó là chỉ tiêu 7% đã tuột khỏi tầm tay, năm nay mà đạt 6% là mừng. Mà lạm phát lại gần 20%, cao nhất từ bốn năm nay. Bội chi ngân sách bằng 6% GDP. Nhập siêu mỗi tháng chừng một tỷ, mà được với Mỹ bao nhiêu thì nạp cho Tầu bấy nhiêu. Cán cân chi phó hay vãng lai hụt cỡ 5-6% GDP. Dự trữ ngoại tệ chỉ còn đủ cho gần hai tháng nhập cảng và đồng bạc mất giá nên càng gây lạm phát trong vòng luẩn quẩn. Ngoại trái chiếm 50% GDP và nếu kể cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước mà chính quyền phải đảm bảo và trả nợ đậy, thì số công trái đã vượt tổng sản lượng. Tức là lên đến mức báo động. Cũng nguy ngập như hệ thống ngân hàng với núi nợ khó đòi và sẽ mất. Còn thị trường địa ốc thì xì như trái bóng hết hơi vì hết được bơm thuốc bổ.
Trong cơn sóng gió vừa qua, Việt Nam tụt hậu so với các xứ khác: nội một năm, sức cạnh tranh sụt sáu bậc. Còn giá trị trái phiếu bị giáng cấp tới điểm B- là hạng thấp của giấy lộn "junk bond". Giới đầu tư quốc tế đang nghĩ lại về ảo vọng của họ tại Việt Nam.
Nguồn hy vọng cuối chính là tiền bạc do thân nhân gửi về, được Ngân hàng Thế giới ước lượng vào Tháng Năm vừa qua là từ 7,2 tỷ đến tám tỷ đô la cho năm 2010! Ngẫu nhiên sao lại bằng mức gia tăng sản xuất của gần 90 triệu dân trong cả năm. Nhưng đấy chỉ là một cách nhìn máy móc của con số.
Chứ thực tế thì tình hình còn đen tối hơn.
Hệ thống sản xuất của Việt Nam có ba giai tầng cao thấp khác nhau. Trên cùng là các tập đoàn nhà nước với giới điều hành là các đảng viên cao cấp có toàn quyền về kinh tế, kinh doanh, vay mượn hoặc sử dụng đất để trục lợi, mà thực tế đóng góp rất ít cho kinh tế nếu so với tài nguyên được phép tận dụng một cách vô trách nhiệm vì theo diện chính sách. Ở giữa là các doanh nghiệp cổ phần tiếng là của tư nhân mà đa số là tay chân của thân tộc hoặc những ai có quan hệ với đảng viên cán bộ, để chia chác đặc quyền từ trên ban xuống.
Dưới cùng là các tiểu doanh thương loại nhỏ và trung bình, họ phải luồn lách qua hệ thống luật lệ và chính sách mờ ảo để trục lợi – hoặc vặt mũi bỏ mồm. Thành phần này có rủi ro phá sản cao nhất dù tuyển dụng nhiều nhân công nhất. Thực tế thì năm nay đã có năm vạn cơ sở chính thức đóng cửa và thải người vì làm sao kinh doanh có lời khi phải vay lãi đến hơn 20 phân trong khi cả thế giới đang bị suy trầm?
Dưới đáy của hệ thống kinh tế đó là nông dân, bị cướp đất và phá rừng, bị ở trên trưng thu trục lợi khi gạo lên giá và lãnh họa lúc hệ thống đê bao bị bể, là chuyện đang xảy ra.
Phản ảnh cái hạ tầng kinh tế đó là hệ thống xã hội bất công đã được định chế hóa ở trên.
Các đại gia và thân tộc của đảng ở trên cùng là những kẻ giàu nhất nước, tiêu xài như Mỹ, đi Mỹ như đi chợ, để "đầu tư", rửa tiền và tẩu tán tài sản thụ đắc bất chính, dưới sự đo đếm mẫn cán của công lực Mỹ. Ở giữa là thành phần gọi là trung lưu khá giả thì cũng là những ai có quan hệ với nhân sự của đảng. Trong tầng lớp này, không thiếu những kẻ giàu nổi hãnh tiễn và khoe khoang sự thành tựu của mình.
Ở nấc dưới của xã hội lý tài và bất công đó là một đa số còn nghèo khổ.
Thảm kịch lớn là họ chịu đựng sự nghèo khổ ấy và một số tìm nấc thang leo lên bậc trên, cũng lại qua quan hệ với đảng viên cán bộ của nhà nước, hoặc khai thác những kẽ hở của luật lệ chính sách. Dưới cùng là những kẻ tuyệt vọng và bất mãn. Một số không ít sẵn sàng can vào tội ác để tìm ra ánh mặt trời của họ trong xã hội đen, mà đa số nạn nhân là người dân.
Người ta nhìn ra sự suy sụp kinh tế trong sự băng hoại xã hội. Thế thì vì sao mà năm năm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam lại tụt hậu về cả kinh tế và xã hội như vậy?
Nguyên Nhân Gần Xa
Chúng ta có một cách giải thích nhẹ nhàng và nhân nhượng, dựa trên lý luận kinh tế theo kiểu chuyên gia ngoại quốc.
Thứ nhất, trong mấy chục năm qua, hiển nhiên là Việt Nam có những đổi thay về lượng. Nhưng nhìn trong không gian thì vẫn chưa theo kịp và thực tế bị thua sút các nước đã từng có tốc độ tăng trưởng rồng cọp là 7-8% một năm trong mấy chục năm liền với mức công bằng cao hơn.
Nên nhắc đên một trường hợp mà nhiều người nghĩ đến lại buồn là Nam Hàn, nửa thế kỷ trước thì cũng cùng trình độ phát triển với miền Nam, trên phân nửa lãnh thổ. Hai chục năm trước Thế vận hội Bắc Kinh 2008 của Trung Quốc, Nam Hàn đã tổ chức Thế vận Seoul vào năm 1988, như một biểu hiện của sự trưởng thành trong phát triển. Nhưng đấy cũng là bước ngoặt đáng kể của tiến trình dân chủ hóa ra khỏi chế độ quân phiệt của thời chiến. Ngày nay, Nam Hàn đã vượt qua Việt Nam quá xa.
Lý do là lượng của Việt Nam không biến thành phẩm.
Tăng trưởng không là phát triển. Tăng trưởng  của Việt Nam thiếu phẩm chất, không bền vững, đào sâu bất công và gây ô nhiễm cho môi trường sinh sống. Đó là tăng trưởng sóng vai cùng tham nhũng và hủy hoại môi sinh. Tại sao như vậy?
Vì hạ tầng cơ sở vật chất như cầu đường cho giao thông và vận tải nội địa, hệ thống tiện ích công cộng, như điện nước hay hủy thải phế vật, vẫn còn lạc hậu bên cạnh các công trình gọi là "hoành tráng" của sự phô trương.
Nghiêm trọng hơn vậy, hạ tầng cơ sở luật pháp thì thiếu công minh và thừa kẽ hở cho mọi lối vi phạm. Luật lệ bất minh của một bộ máy cai trị rất rộng – vì cái gì cũng xía vào – mà lại nông vì chẳng điều động được gì hết, đã phá vỡ mọi chánh sách quản lý kinh tế quốc dân, nếu như Việt Nam thực sự có một chánh sách kinh tế ra hồn, là điều chưa có.
Ta cũng có một cách giải thích khác thiên về xã hội và chính trị, chứ không máy móc theo kinh tế học.
Nôm na thì Việt Nam gặp bài toán cổ điển là "cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị" nên làm nẩy sinh một xã hội lý tài ruỗng nát, mà không ai dám nói tới một giải pháp khác.
Chỉ vì hệ thống chính trị Việt Nam khiến đảng có toàn quyền quyết định ở mọi cấp mà đảng viên khỏi chịu trách nhiệm trước quốc dân. Tiến trình quyết định mờ ám đó dẫn đến sự xuất hiện của một "đảng đa nguyên", gồm nhiều phe nhóm trên thượng tầng, trong Bộ Chính trị. Mỗi nhóm có những cơ sở kinh doanh riêng như các tập đoàn nhà nước và tay chân, như một lực lượng Bình Xuyên có cả chục khu vực Bình Khang được bảo kê!
Khi xưa thì Bình Xuyên có sự bảo trợ của Thực dân Pháp. Ngày nay, phải chăng là có sự bảo vệ của Trung Quốc?
Các phe nhóm này đối lập với nhau về thị phần nhưng tương nhượng nhau để tồn tại và gây ấn tượng với dư luận nông cạn bên ngoài là có phe bảo thủ có phe canh tân.
Kết cuộc thì các phe nhóm thế lực làm lệch lạc việc quản lý để trục lợi và cản trở mọi nỗ lực cải cách để duy trì đặc quyền và đặc lợi của họ. Hàng năm, Việt Nam được cả chục khuyến cáo của quốc tế và các nước cấp viện về từng phương hướng cải cách, nhưng Hà Nội chỉ tiến hành những việc không xâm phạm vào vùng đặc lợi của các đại gia ở trên. Ở dưới, người dân chỉ còn cách ăn gian, hoặc chịu đói, trước sự phe phẩy ngạo mạn của những kẻ ở trên.
Trong một xứ tự xưng "xã hội chủ nghĩa" thì đấy là nghịch lý khó hiểu mà vẫn được đa số cam chịu! Và đa số cũng ý thức được rằng mình có thể gian lận bằng mọi ngả để trục lợi, kiếm sống, miễn là đừng nói đến chính trị, đừng đụng đến chính trị. Và cũng đừng đả kích Trung Quốc.
Chửi Mỹ thì được, chứ đừng phản đối Trung Quốc, từ chuyện kinh tế đến an ninh!
***
Sau khi trình bày khái quát tình trạng kinh tế của Việt Nam với hai cách giải thích tất nhiên là giản lược, chúng tôi xin kết luận với vài nhận xét u ám và mấy câu hỏi.
Thứ nhất, từ 200 năm nay, Việt Nam đã có mấy chục năm liên tục và hiếm hoi mà không bị chiến tranh, ngoại xâm hay nội loạn, và người Việt có quyền quyết định về vận mệnh quốc gia. Cớ sao lại tụt hậu và có thể mất chủ quyền thực tế vào tay ngoại bang?
Thứ hai, xã hội Việt Nam hiện có thể được tóm gọn là "Đại gia hạ cánh an toàn và đã có bãi đáp bên Mỹ; giới trung lưu thì hốt hoảng vì chưa kịp lên tới bậc đại gia đã có thể tuột dốc; còn dân đen thì tuyệt vọng!" Họ tuyệt vọng vì không hiểu là Trung Quốc sẽ làm gì và Hoa Kỳ có muốn làm gì chăng? Còn bên trong thì họ không tin là lãnh đạo muốn thay đổi, có khả năng hoặc sẽ đổi mới thật.
Chuyện ấy dẫn ta đến Trung Quốc và vài câu hỏi cho tương lai.
Việt Nam có thể ra khỏi trật tự Trung Hoa được chăng? Muốn vậy, người dân phải làm gì? Họ còn đất lùi không?
Thứ nữa, trong quan hệ tay ba Mỹ-Tầu-Ta, người Việt ta có thể làm được gì? Mà người Việt đó là ai, ở đâu? Những câu hỏi ấy không dễ có giải đáp.
Và có thể là một đề tài hội thảo khác của Hội Khoa Học & Kỹ Thuật Việt Nam.
(Thuyết trình trước cuộc hội thảo ngày Thứ Bảy 15 Tháng 10 của  Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam (VAST) tại California).


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, 19 October 2011 12:50 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Đã bán lúa giống rùi

 
* Thưa anh, bọn Âu Châu đã có cách "tháo gỡ"
- Cách nào, cách mua dây thừng để chúng tự thắt í à ?
* Không, chúng bơm tiền vào ngân hàng đấy
* Ối dào, tưởng gì mới, "ta" đã bơm tiền vào 3 
ngân hàng: Thụy Sỹ, Singapore và Mỹ từ nhiều năm nay 
- $%^&#$%^
* ?$*@*
-  Chú nói gì lầm nhầm trong miệng thế
* Không, em hát ạ: "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng"

0o0


Thủ tướng Hy Lạp G. Papandreou (trái), Chủ tịch Hội đồng Châu Âu H. Van Rompuy (giữa) và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu J.-M. Barroso (phải) tại hội nghị đặc biệt về khu vực euro, Bruxelles, 21/7/2011.
REUTERS/Thierry Roge
Ngày 12/10/11, chủ tịch Ủy ban Châu Âu kêu gọi các ngân hàng trong khối euro khẩn cấp huy động thêm vốn để đối phó với khủng hoảng nợ công. Viễn cảnh Hy Lạp tuyên bố phá sản ngày càng rõ nét. Tăng vốn ngân hàng phải chăng là biện pháp thỏa đáng để khối euro thoát khỏi khủng hoảng ?
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu José Manuel Barroso chủ trương là trong hoàn cảnh đặc biệt hiện nay, giới ngân hàng cần « cấp tốc » nâng vốn. Đồng thời lãnh đạo châu Âu kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng tháo khoán khoản tiền 8 tỷ euro của chương trình hỗ trợ tài chính 110 tỷ cho Hy Lạp. Kế hoạch này đã được thông qua vào tháng 5/2010. Theo thẩm định của Bruxelles, mỗi ngân hàng đã cho chính phủ Athènes vay, có thể mất đứt tới 21 % khoản tiền đã chi ra. Nhưng trong mắt các cơ quan thẩm định tài chính, mất mát đó trên thực tế dao động từ 50 đến 60 %. Nói cách khác, nếu đã cho Hy Lạp mượn 100 đồng, thì chủ nợ chỉ có thể hy vọng lấy lại từ 40 đến 50 đồng mà thôi.
Trong lô-gic đó, Bruxelles đòi các cơ quan tài chính phải « củng cố phần vốn lõi », đang từ mức tối thiểu là 5 % lên thành 9 % vào giữa năm 2012 – tức làm sớm hơn so với quy định ngân hàng của công ước Bâle 3. Để làm được việc này, ngân hàng buộc phải huy động thêm vốn.
Trắc nghiệm về tính vững chắc của các ngân hàng châu Âu hồi tháng 7/2011cho thấy hầu hết các ngân hàng trong khu vực đều « thừa sức » đối phó với khủng hoảng. Tại sao chỉ bốn tháng sau, khối euro và các nhà lãnh đạo cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu cùng kêu gọi tăng vốn cho ngân hàng ? Theo giải thích của Bruxelles thì stress test vừa qua căn cứ trên tỷ lệ vốn lõi 5 %, nhưng nếu tăng tỷ lệ đó lên thành 9 % thì sẽ có nhiều ngân hàng bị coi là nằm trong danh sách đen.
Câu hỏi đặt ra là : Các ngân hàng châu Âu phải huy động thêm bao nhiêu vốn ? từ 100 đến 200 tỷ euro như ước tính của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hay 275 tỷ như thẩm định của ngân hàng Morgan Stanley ?
Trước mắt Bruxelles không thể trả lời câu hỏi này. Bởi, lý do khiến châu Âu đòi các ngân hàng tăng vốn không hoàn toàn thuyết phục. Nghiên cứu của ngân hàng Pháp Natixis cho thấy : vốn lõi của các ngân hàng trong khối euro hiện nay là 766 tỷ, cao hơn rất nhiều so với tháng 12/2006. Điều đó có nghĩa là các ngân hàng châu Âu đã củng cố tỷ lệ vốn trong 5 năm qua.
Bên cạnh đó, xét về mức độ rủi ro Hy Lạp tuyên bố phá sản, không trả được nợ, thì khoản nợ công của Hy Lạp mà các ngân hàng châu Âu đang nắm trong tay là 87 tỷ euro. Khoản tiền này không thấm là bao so với mức nợ công của một quốc gia có trọng lượng thứ 3 trong khu vực đồng euro là Ý. Các ngân hàng châu Âu đã cấp cho chính phủ Ý vay tới 298 tỷ euro. Do vậy, lo ngại thực sự phải được coi là « đến từ nước Ý ».
Nhưng ngay cả trong trường hợp của Ý, tổng nợ công của quốc gia này chủ yếu do các ngân hàng Ý nắm giữ (55 %) vậy thì, đâu là lý do để Bruxelles đòi các ngân hàng của Pháp, Đức hay Anh Quốc tăng vốn ?
Mục tiêu sau cùng của việc nâng vốn ngân hàng nhằm tránh để các cơ quan tài chính châu Âu bị suy yếu khi các « con nợ » - mà ở đây là các nhà nước - mất khả năng thanh toán. Có thực là tất cả các ngân hàng trong khối euro đều đang bị sa lầy về vấn đề nợ công của những « mắt xích yếu kém nhất » trong khu vực như là Hy Lạp, Ai Len hay Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay không ? Qua đó là câu hỏi : « nâng vốn » ngân hàng có thể là giải pháp đưa khối euro thoát khỏi khủng hoảng hay không ?
Trước hết, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ giải thích thế nào là « nâng vốn » cho ngân hàng :
Cuối Tháng Chín, khi khóa thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới kết thúc tại thủ đô Hoa Kỳ, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ là bà Christine Lagarde đã nói đến yêu cầu cấp thêm vốn cho các ngân hàng Âu châu và lập tức bị đả kích, nhất là từ hệ thống ngân hàng và chính quyền Đức, là tăng cường cho vai trò của Quỹ này. Bây giờ thì nhu cầu ấy đã rõ, nhất là sau thỏa thuận nguyên tắc hôm 13 vừa qua giữa Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức là phải cấp thêm vốn cho các ngân hàng. Ai sẽ cấp cho ai thì chưa biết.
Giả dụ như một ngân hàng có 10 tỷ vốn, huy động ký thác được 100 tỷ, và cho vay ra 100 tỷ, tức là gấp 10 số vốn. Nếu trong lượng tín dụng cấp phát mà ngân hàng mất nợ, ví dụ như 15% là 15 tỷ của số tín dụng tồn đọng, thì dư luận có thể hốt hoảng rút tiền vì sợ ngân hàng thiếu vốn thanh toán và vỡ nợ. Vì vậy, ngân hàng cần tăng vốn để thêm khả năng trả nợ và cũng để trấn an thị trường, các trương chủ khách nợ của họ.
Ba phương tiện để nâng vốn ngân hàng
Các chủ đầu tư của ngân hàng có thể châm thêm tiền, ngân hàng có thể phát hành cổ phiếu để huy động thêm tiền, hoặc chính quyền có thể cấp thêm vốn và mặc nhiên trở thành một chủ đầu tư mới.
Giải pháp châm vốn riêng khiến các chủ đầu tư phải tìm ra tiền. Giải pháp phát hành trái phiếu khiến ngân hàng mắc nợ nhiều hơn và trả phân lời cao hơn. Giải pháp xin chính quyền cấp cứu và trả nợ đậy, và thậm chí quốc hữu hóa ngân hàng lâm nạn, với công quỹ và nhân sự điều hành do chính quyền đưa xuống, là điều dân chúng lại không muốn vì ngân hàng làm ăn bất cẩn, mà lại xin công quỹ cứu trợ.
Khi nói đến việc cấp thêm vốn, người ta muốn trấn an thị trường nhưng không khéo lại làm thị trường hoảng sợ vì kết luận rằng các ngân hàng bị thiếu vốn. Đã từng là bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp trước khi lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, bà Lagarde nhìn thấu sự thể từ đầu và nói ra điều nhạy cảm ấy nhưng bị phê phán là có thể gây hốt hoảng. Thật ra, nhiều chính quyền Âu châu e ngại là phải lấy công quỹ ra đắp vốn cho ngân hàng và gặp sự phản đối của công chúng ở nhà.
Thời điểm để nâng vốn ngân hàng ?
Khi khủng hoảng tài chính bùng nổ từ năm 2008, các cơ quan hữu trách về ngân hàng của Âu châu đã làm ba đợt "trắc nghiệm ứng suất" hay "stress test", vào các năm 2009, 2010 và 2011. "Ứng suất" là khả năng ứng phó với áp suất của thị trường khi tình hình tài chính suy sụp khiến ngân hàng có thể mất nợ và lâm vào tình trạng thiếu vốn. Lần trắc nghiệm cuối, công bố hôm 15/07/11 lại dựa trên các giả thuyết quá lạc quan nên chỉ thấy có tám trong 91 ngân hàng được trắc nghiệm sổ sách là bị rủi ro thiếu vốn trong vòng hai năm tới.
Một thí dụ là ngân hàng Dexia, liên doanh của Pháp và Bỉ, đã qua cuộc thi với điểm an toàn còn cao hơn ba ngân hàng lớn nhất của Pháp. Ngay sau đó là đầu tháng 10 này, Dexia lại vỡ nợ và chính quyền phải châm bốn tỷ Euro cấp cứu, thực tế là bị quốc hữu hóa. Bây giờ, người ta đang lo là các nước phải cấp thêm bao nhiêu vốn, 120 hay 150 hay 250 tỷ euro, thì mới tránh nổi khủng hoảng ngân hàng của các ngân hàng. Trong số đó, quốc gia có ngân hàng lâm nạn phải chi ra bao nhiêu? Câu hỏi ấy dẫn đến tranh luận chính trị về trách nhiệm và quyền lợi của từng nước trong vụ châm tiền cấp cứu, đứng đầu là Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nhà và cả nước Anh.
Liên hệ ngân hàng và khủng hoảng khối euro
Các ngân hàng có thể bị tai họa khi bị mất vốn trong các quốc gia đang bị nguy cơ vỡ nợ, như Hy Lạp, Tây Ban Nha là Espagne hay Bồ Đào Nha là Portugal, v.v... Khi ấy việc tung tiền cấp cứu các nước lâm nạn này có hy vọng đẩy lui khó khăn của các ngân hàng không? Mà các quốc gia lâm nạn ấy đều nằm trong khối euro nên việc cấp cứu đồng Euro trực tiếp liên hệ đến số phận của hệ thống ngân hàng. Khi ấy, ai sẽ phải góp vốn? Là chủ đầu tư Âu châu, là chính quyền của các nước lâm nạn, hay là các quốc gia khác, như Đức, Pháp, hoặc các định chế quốc tế như Ngân hàng Trung ương Âu châu BCE hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế ? Vì thế, chuyện vốn liếng ngân hàng trở thành tranh luận về bạc tiền chung góp của các nước, khi số phận đồng euro cũng u ám như viễn ảnh kinh tế và nỗi bất mãn của dân chúng.
Âu châu gồm có 27 thành viên của Liên hiệp Âu châu với nhiều cơ chế phốp hợp nằm tại thủ đô hành chính là Bruxelles mà thật sự không có thẩm quyền quyết định về chính sách kinh tế tài chính hay ngân sách thuế khóa của từng quốc gia hội viên. Trong khối Liên Âu đó, có 17 nước lại thống nhất tiền tệ là dùng chung một đồng euro nên xứ này có thể tìm ra lợi riêng mà thực tế là dựa trên sức mạnh kinh tế của xứ khác, như Hy Lạp dựa trên Đức hay Pháp, Ý.
Mà khối euro thật ra không có cơ chế chính trị có khả năng chi phối chính sách của từng hội viên và không có định chế có khả năng cấp cứu khi hữu sự, kể cả Ngân hàng Trung ương ECB. Chỉ vì xứ nào cũng có quyền phủ quyết giải pháp cấp cứu, thí dụ như việc chính phủ Slovakia vừa sụp đổ về chuyện bỏ phiếu chống hay thuận việc châm vốn cho Quỹ Ổn định Tài chính FESF.
Trong trường hợp của Hy Lạp : Athènes đã khai gian sổ sách kế toán quốc gia từ 10 năm trước để đạt tiêu chuẩn gia nhập khối euro, thậm chí còn chi ra mấy trăm triệu đô la vận động các ngân hàng trung gian, kể cả tập đoàn Goldman Sachs của Mỹ, để bán công khố phiếu và vay mượn quá đà đến mức báo động hiện nay. Rõ là chính phủ Hy Lạp phải chịu trách nhiệm nhưng tìm đâu ra tiền để giải quyết vấn đề khi thường xuyên bị nguy cơ vỡ nợ ?
Nhìn tiếp trên toàn cảnh thì chính là các ngân hàng cũng phải thẩm xét được mức an toàn khi đem tiền mua công khố phiếu Hy Lạp. Họ không thẩm định rủi ro cho đúng chức năng trước khi quyết định tài trợ và nay bị mất vốn thì lại cần chính quyền cấp cứu để khủng hoảng khỏi lan rộng. Họ cũng phải chịu trách nhiệm về sự bất cẩn này.
Khi nhìn vậy thì ta lại thấy ra một thực tế khác. Liên Âu hay khối euro không là quốc gia thống nhất, nên không có cơ chế kiểm soát và can thiệp thống nhất để tránh khủng hoảng. Do thực tế đó và khác hẳn hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ vốn chỉ theo đuổi lợi nhuận ở 50 tiểu bang và trên toàn cầu, các ngân hàng Âu châu lại thi hành chiến lược của quốc gia mình trong các nghiệp vụ đầu tư hay tín dụng. "Ý thức quốc gia" trong sinh hoạt quốc tế của các ngân hàng Âu châu khiến chính phủ từng nước đã khuyến khích các ngân hàng bành trướng và nay phải nhảy vào cứu!
Sau cùng và đây là chi tiết quan trọng nhất : khác với hệ thống ngân hàng tại Mỹ và gần như các ngân hàng Nhật, hệ thống ngân hàng Âu châu giữ vị trí trọng yếu trong việc tài trợ doanh nghiệp. Tại Mỹ, doanh nghiệp chủ động tìm vốn trên thị trường chứng khoán, tại Âu châu, họ trông cậy vào ngân hàng. Khi ngân hàng thiếu vốn thì doanh nghiệp Âu châu khốn đốn! Vì vậy Bruxelles mới tìm cách khoanh vùng cho tai họa ngân hàng khỏi lan.
Nâng vốn ngân hàng, con giao hai lưỡi ?
Có thể lắm. Không chỉ mỗi ngân hàng mà mỗi nước cũng mỗi khác. Như tại Ai Len ở miền Bắc thì các ngân hàng lạc quan tung tiền vào thị trường gia cư với sự yểm trợ của chính quyền, nay trái bóng gia cư bị vỡ với tỷ lệ nghiêm trọng hơn tại Mỹ hay các nước Âu châu khác. Vì vậy, ngân hàng xứ này bị khủng hoảng và đòi chính quyền giăng lưới đỡ. Ngược lại, các ngân hàng Hy Lạp thì vay tiền nước ngoài về cho nhà nước vay lại để trang trải phúc lợi xã hội và nay cả nước dính chùm trong khủng hoảng, kéo theo cả đồng euro và khối Liên Âu.
Cho nên người ta phải rà lại nguồn vốn và đối tượng cho vay của từng ngân hàng xem là bị rủi ro đến cỡ nào. Mà đồng thời phải kiểm xem tình hình công nợ của chính quyền ra sao, có khả năng tung tiền cấp cứu không. Đấy là khuôn khổ thẩm xét và tranh luận của các nước tại thượng đỉnh Âu châu vào hai ngày 17-18 tới đây và trong hội nghị của khối G-20 vào đầu tháng tới.
Kết luận ở đây là một vụ khủng hoảng về công trái sẽ gieo họa cho ngân hàng và khủng hoảng ngân hàng lại càng khiến nhiều nước mắc nghẹn về công trái có thể vỡ nợ! Hai chuyện kỹ thuật và chính trị này thật ra chỉ là một và nếu muốn thoát cơn hoạn nạn thì lần này cả chính quyền lẫn các ngân hàng đều có thể bị « gọt tóc » và mất tiền.
Kêu gọi tăng vốn cho ngân hàng của chủ tịch Ủy ban châu Âu, Barroso chưa hoàn toàn thuyết phục được giới ngân hàng và nhiều chuyên gia tài chính do một số tiếng nói cho rằng, Bruxelles đã « vơ đũa cả nắm », tạo thêm hoảng loạn trên thị trường thay vì trấn an dự luận và các nhà đầu tư. Một thực tế khác nữa là nhiều ngân hàng hiện không thiếu vốn để phải huy động thêm vốn. Các cơ quan tài chính đó chỉ tạm đóng van tín dụng để chờ các nhà lãnh đạo châu Âu đưa ra một thông điệp rõ ràng trong chính sách giải quyết khủng hoảng.
Theo quan sát của cơ quan nghiên cứu kinh tế Pháp, OFCE đâu đó như thể đang bất lực trong việc giải quyết khủng hoảng nợ công, tránh để vết dầu loang rộng thêm sang các thành viên khác của khu vực đồng tiền chung châu Âu, Bruxelles đã phần nào tập trung chú ý của dư luận về phía các ngân hàng. Một chiến lược mà nhiều chuyên gia coi là đầy mạo hiểm !
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20111018-tang-von-ngan-hang-giai-phap-cuu-khoi-eur-thoat-khoi-khung-hoang
0o0

Một công trình xây dựng cao ốc tại Hà Nội
Một công trình xây dựng cao ốc tại Hà Nội
Reuters
Theo các số liệu do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại ( Bộ Tài chính ) công bố vào đầu tháng 7/2011, nợ công của Việt Nam- bao gồm vay của nước ngoài lẫn trong nước- năm 2010 là 56,7% tổng sản phẩm nội điạ GDP và theo dự kiến, năm nay sẽ tăng lên thành 58,7% GDP.
Đối với chính phủ Hà Nội, nợ công Việt Nam hiện vẫn ở trong mức an toàn, bởi vì chưa vượt qua mức 60% GDP, vốn được một số nhà kinh tế xem là mức giới hạn an toàn.
Vào đầu tháng 8/2011, hãng định mức tín nhiệm Fitch đã loan báo giữ nguyên mức tín nhiệm nợ công dài hạn của Việt Nam ở hạng B+, nhưng cảnh báo là mức hạng này có thể hạ xuống nếu chính phủ Việt Nam không tiếp tục kiên quyết thắt chặt chính sách tiền tệ, kềm chế lạm phát và tái lập sự tín nhiệm vào tiền đồng. Nhất là theo hãng Fitch, những vấn đề trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam cũng là một nguồn rủi ro so với mức hạng tín nhiệm nợ công của Việt Nam.
Hiện giờ, tuy nợ công của Việt Nam đúng là vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng nhìn lại những năm gần đây, món nợ công này đã tăng nhanh một cách đáng ngại, khoảng 25% tính từ năm 2007 đến cuối năm 2011, tức là trung bình tăng 5% mỗi năm. ( Số liệu Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: nợ công 2007:33,8% GDP, 2008: 36,2% GDP, 2009: 41,9%, 2010: 56,7% GDP và 2011 dự báo 58,7% GDP ). Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh mà ngân sách của Việt Nam luôn bị thâm hụt, buộc chính phủ phải vay nợ thêm, cho nên nợ nần sẽ chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con.
Ấy là chưa kể, do Việt Nam nay được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, cho nên điều kiện vay nợ nước ngoài kể từ nay khó khăn hơn, tức là chính phủ phải vay với lãi suất cao hơn, chứ không còn được hưởng những lãi suất ưu đãi như trước đây.
Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đã lên tiếng khuyến cáo chính phủ về nguy cơ nợ công vượt khỏi tầm kiểm soát. Trả lời phỏng vấn tờ Thanh Niên đầu tháng 10 vừa qua, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, giải thích rằng nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ công ngày càng tăng là do "tỷ lệ đầu tư của VN trong những năm qua trung bình từ 40-42% GDP, trong đó khu vực công chiếm khoảng 45%. Tỷ lệ đầu tư lớn, tăng liên tục nhiều năm trong khi ngân sách luôn ở tình trạng thâm hụt "báo động đỏ" (trên 5% GDP) khiến chính phủ phải đi vay nợ. "
Về phần tiến sĩ Nguyễn Quang A, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, thì nhấn mạnh rằng, tốc độ tăng nhanh của nợ công Việt Nam là dấu hiệu đáng ngại:
"Tôi nghĩ là nợ công của Việt Nam trong thời gian qua tăng rất là nhanh. Đấy là một dấu hiệu đáng lo ngại. Tất nhiên là một nước đang phát triển như thế này thì cần đi vay nợ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nhưng rất tiếc là ở Việt Nam, vấn đề là  đầu tư không hiệu quả và tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào vốn. Cho nên, giữ được một mức tăng trưởng tương đối như những năm vừa qua, Việt Nam đã cần rất nhiều vốn và chính vì thế nợ công tăng nhiều. Chi ngân sách cũng tăng lên nhiều.
Nếu xét về cơ cấu cho đến bây giờ, khả năng trả nợ của Việt Nam, với những khoản vay dài hạn như thế, chưa có vấn đề gì. Nhưng nếu cứ để tiếp tục như thế này và đầu tư vẫn kém hiệu quả, trong tương lai Việt Nam sẽ gặp nhiều vấn đề.
Bản thân khái niệm thế nào là an toàn cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Nói rằng nợ công dưới 60% GDP là an toàn, thì tôi không nghĩ là như vậy. Bởi vì tỷ lệ nợ công có thể thấp hơn mức đó mà không có khả năng trả nợ, tức là có khả năng vỡ nợ, thì như thế là không an toàn. Còn cho dù nó có lên tới 80% GDP mà có khả năng trả nợ thì cũng không sao. Tức là phải xét khả năng trả nợ, bởi vì những khoản vay là có thời hạn. Nếu đó là thời hạn ngắn, lãi suất cao và mỗi năm phải trả nợ lãi và một phần vốn, mà nguồn thu lại không đủ để trả các khoản đó thì thật là gay go. Không xem xét kỹ thì khó có thể đánh giá thế nào là an toàn, thế nào là không an toàn.
Với tình trạng nợ công gia tăng nhanh như vậy, đó là một lời cảnh báo rất nghiêm túc đối với chính phủ là phải hết sức thận trọng với nợ công. Trong bối cảnh mà Hy Lạp, rồi Ý bị hạ mức tín nhiệm và nợ của chính phủ các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đang lan sang hệ thống ngân hàng, chính phủ Việt Nam càng cần phải lưu ý."
Trong bài phỏng vấn với Thanh Niên, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh lưu ý rằng nợ công của Việt Nam chỉ là nợ của chính phủ, trong khi theo thông lệ quốc tế, nợ công phải bao gồm cả nợ của doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN ), nhất là ở Việt Nam nợ của DNNN có quy mô xấp xỉ với nợ của chính phủ, nên càng không được loại nó ra khỏi nợ công.
Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, cần phải phân biệt rạch ròi giữa nợ của chính phủ với nợ của các doanh nghiệp:
"Theo quan điểm riêng của tôi, doanh nghiệp là doanh nghiệp, bất luận nó thuộc sở hữu nào. Vay mà không trả được, đó là chuyện của kinh doanh với nhau. Doanh nghiệp đó có thể là phải phá sản, phải bị bán đi, hoặc làm cách nào đó để trả nợ. Tất nhiên, những khoản vay của các doanh nghiệp Nhà nước mà được Bộ Tài chính bảo lãnh thì là thuộc nghĩa vụ của chính phủ. Nói chung, đều cần phải lưu ý đến cả hai khoản này. Nếu giải quyết theo như đề nghị của các tổ chức quốc tế, tức là tính cả nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, thì có thể là nợ công còn cao hơn nữa.
Nếu tính các khoản vay của ngân hàng Việt Nam và của ngoại quốc thì con số có thể lên rất cao. Còn nếu tính toàn bộ nợ của chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương, những khoản do Nhà nước bảo lãnh, những khoản của các doanh nghiệp quốc doanh, thì tỷ lệ không còn là năm mươi mấy phần trăm GDP nữa."
Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, nợ công của Việt Nam hiện có nhiều rủi ro: " Rủi ro lớn nhất xuất phát từ việc chi tiêu và đầu tư công kém hiệu quả. Rủi ro thứ hai là một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được đưa vào trong các thống kê về nợ công. Khi không đo lường được và không hiểu hết "tảng băng chìm" này, thì cũng không thể quản lý rủi ro mà nó có thể gây ra. Rủi ro thứ ba là nợ công tăng quá nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công, đó là nợ ngày hôm nay phải được trang trải bằng thặng dư ngân sách ngày mai."
Đối với tiến sĩ Trần Quang A, để giảm được nợ công thì trước hết phải nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công:
" Phải rất cẩn trọng với đầu tư công và phải tìm cách nâng cao hiệu quả của nó lên. Có những khoản chắc chắn là Nhà nước phải đầu tư, nhưng có những khoản có thể để cho tư nhân làm được, nên để cho tư nhân nào.
Không còn cách nào khác là phải rất minh bạch trong các khoản đầu tư, trong các khoản vay mượn, thường xuyên cung cấp thông tin, thì lúc đó mới có thể góp ý để có một chính sách phù hợp hơn.
Rất tiếc là người ta có thông báo đã cắt giảm được 10 ngàn tỷ đầu tư công. Đấy là con số thống kê hay con số thực thì chưa rõ. Nhưng thực tế là đầu tư công, đầu tư về ngân sách năm nay tăng khoảng sáu bảy chục ngàn tỷ đồng. Trong khi thu ngân sách thì tăng hơn năm ngoái 80 ngàn tỷ.
Tình hình khó khăn của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, của các hộ gia đình, với tình hình lạm phát như thế này, mà nguồn thu vẫn tăng lên đến như vậy, thì đấy không phải là một thành tích, mà là một điều rất dở. Đáng lẽ phải giảm nguồn thu đó đi, đồng thời giảm thâm hụt ngân sách và giảm nguồn chi tiêu, thì lúc đó người ta buộc phải giảm chi tiêu công.
Ở Việt Nam còn có một vấn đề nữa, mà có lẽ cũng gần giống như ở Trung Quốc, tức là chi tiêu công có phần của chính phủ trung ương và phần của các chính phủ địa phương. Có lẽ phải xem xét lại việc phân cấp như thế nào để làm sao có thể kiểm soát được, chứ nếu không, 61 tỉnh thành mà đều nợ tùm lum thì rất là nguy hiểm. Tỷ lệ nợ của các chính quyền địa phương thường là cao hơn trung ương ( con số chi tiết thì tôi không nhớ rõ).
Việc phân cấp phải rõ ràng những phần nào là của địa phương và những phần nào là của trung ương. Hiện nay, rất nhiều dự án đều do địa phương làm chủ đầu tư, nhưng một số dự án đó lẽ ra phải là do chính phủ trung ương làm chủ, để có thể điều phối cả một vùng, một khu vực nào đấy. Không thể để cho mỗi địa phương làm theo kiểu của mình, phục vụ cho lợi ích riêng.
Đó là những căn bệnh đã xảy ra rất nhiều ở Việt Nam. Tỉnh nào cũng có cảng, tỉnh nào cũng muốn xây sân bay, trong khi chỉ cách nhau chưa tới 100 cây số! Làm như thế thì thật vô cùng lãng phí. Tôi nghĩ việc phân cấp như thế là đúng rồi. Nhưng phân cấp cái gì, phân cấp như thế nào, đó là vấn đề lớn cần phải xem xét lại."
Trên tờ Tiền Phong , số ra vào đầu tháng 10, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cũng cảnh báo là "nợ công tăng cao mà không có khả năng trả nợ thì có thễ dẫn đến vỡ nợ như Hy Lạp bây giờ". Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh : " Ở Việt Nam đang có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng và rút ruột các công trình đầu tư từ nợ công". Chuyên gia kinh tế này cho biết, theo báo cáo của Quốc hội, công trình nào cũng bị rút ruột 5, 10, 20%, thậm chí đến 30% !
Mặt khác, ông Bùi Kiến Thành lưu ý là báo cáo của Phòng thương mại và công nghiệp cho thấy là 30% doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản và 50% doanh nghiệp gặp khó khăn. Ông đặt câu hỏi: " Nếu tình hình kinh tế đình đốn như thế này thì lấy đâu ra nguồn thu để trả nợ công?"
Trong khi đó nhiều tập đoàn Nhà nước lại đang trong tình trạng báo động về nợ. Tờ Dân Trí, số ra tháng 9 vừa qua, có trích dẫn dự thảo báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương về tình hình 8 tháng đầu năm 2011 của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc khối này. Kết quả cho thấy là chỉ trong 8 tháng đầu năm, nhiều đơn vị đã lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Vinashin, Petrolimex… Đứng đầu là EVN nợ gần 11,7 nghìn tỷ đồng.
Theo Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, một trong những nguyên nhân của tình trạng nợ nần này là một số doanh nghiệp đang thiếu vốn cho đầu tư phát triển ngành nghề kinh doanh chính, nhưng lại đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Như vậy, trước mắt để giảm bớt tốc độ tăng của nợ công, một mặt Việt Nam phải cắt giảm đầu tư công và mặt khác phải cải thiện hiệu quả của các dự án đầu tư công, cũng như chỉnh đốn lại cung cách làm ăn của các doanh nghiệp Nhà nước.
TỪ KHÓA : Tài chính - Tạp chí - Việt Nam
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111017-no-cong-cua-viet-nam-tang-nhanh-mot-cach-dang-ngai
0o0

Cắt giảm đầu tư công sao cho hiệu quả

Vũ Hoàng- RFA
Đã bước sang quý IV năm 2011 nhưng việc thực hiện kế hoạch cắt giảm chi tiêu công vẫn được giới chuyên môn đánh giá là chưa tương xứng với mục tiêu đề ra, nhằm giảm bội chi ngân sách, tiến tới ổn định kinh tế. Nguyên do vì đâu?
Nguồn: Bộ tài chính.
Tỉ lệ nợ nước ngoài tăng mạnh

Dàn trải đầu tư, bội chi dai dẳng

Bước sang quý cuối cùng của năm 2011 và sau 10 tháng thực hiện Nghị quyết 11 ổn định kinh tế vĩ mô, một trong những việc hết sức quan trọng là cắt giảm chi tiêu công tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều chuyển biến.
Tập đoàn Nhà nước thua lỗ nặng Vinashin- AFP photo
Tập đoàn Nhà nước thua lỗ nặng Vinashin- AFP photo
Tính đến hết tháng 9, Việt Nam mới chỉ cắt giảm được khoảng 9% trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội cả năm, khoảng hơn 80 ngàn tỉ đồng. Con số cắt giảm này đem so sánh với sự thua lỗ và làm thất thoát của những tập đoàn lớn trong 9 tháng đầu năm thì mới hiểu tại sao chưa hiệu quả.  Vài ví dụ, Tổng công ty điện lực Việt Nam lỗ hơn 11,000 tỉ đồng, Petrolimex lỗ xấp xỉ 2,000 tỉ đồng, chưa kể mức lỗ của công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn lên tới gần 3,000 tỉ đồng và nhiều ngàn tỉ đồng của Vinashin mà dư âm của nó kéo dài từ năm ngoái đến nay.
Chưa bao giờ giới phân tích kinh tế trong nước lại quan tâm nhiều đến chuyện chi tiêu công như trong giai đoạn này. Điểm mấu chốt mà giới học giả cùng nhìn nhận là đầu tư công tại Việt Nam quá dàn trải, bội chi ngân sách dai dẳng dù rằng biện pháp về chính sách tài khoá thắt chặt vẫn đang được áp dụng triệt để.

Thủ phạm: doanh nghiệp nhà nước.

Trong một bài phỏng vấn gần đây với Đài Á Châu Tự Do, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương lý giải vì sao ông cho rằng Việt Nam đang rơi vào tình trạng xấu nhất kể từ 20 năm nay, nhiều căn bệnh kinh niên của nền kinh tế đã bộc phát và ông cho rằng Việt Nam cần phải có thêm một lần đổi mới nữa.  Vấn đề đầu tư công thiếu hiệu quả được ông nhấn mạnh:
Cuộc đổi mới lớn nhất của Việt Nam đã tự do hóa các năng lực đang tiềm tàng của người nông dân, người dân thường, để kinh doanh, để sản xuất ra của cải, và để đầu tư. Điều đó đã đem lại cho Việt Nam các bước phát triển vượt bậc như trong thời gian vừa qua. Đến nay thì những động lực đó không còn đủ nữa, và trong thời gian qua thì Việt Nam thấy rõ là gặp thách thức lớn vì các chính sách của chính phủ đầu tư không có hiệu quả. Khối doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang sử dụng quá nhiều tiền vốn và nguồn lực của đất nước như đất đai, như khoáng sản, hầm mỏ, nhưng lại gây ra nợ nần như Vinashin, hoặc là kém hiệu quả.
Mặc dù đã được cảnh báo về ảnh hưởng của đầu tư công thiếu hiệu quả, nhưng những biện pháp cụ thể như giảm chi tiêu thường xuyên xuống dưới 10% vẫn chưa thể thực hiện được hoặc cắt giảm các dự án không thực sự cần thiết vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi cả nước đang hạn chế chi tiêu vừa vì cuộc sống khó khăn, vừa vì kiềm chế lạm phát thì lãnh đạo thành phố Cần Thơ vừa mới phê duyệt Dự án Cải tạo khán đài sân vận động Cần Thơ cho khu vực VIP lến tới 100 tỉ đồng.

Nền kinh tế nuôi đầu tư  
Đầu tư vào xây dựng- RFA photo
Đầu tư vào xây dựng- RFA photo

Trong một bài báo mới đây trên tờ VnEconomy trích lời Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên gọi Việt Nam có "phong trào đầu tư," nghĩa là trong thời gian qua đầu tư chung cả nước lên tới 100 cảng biển, 22 sân bay, 100 ngân hàng thương mại, hàng trăm công ty tài chính chứng khoán, 18 khu kinh tế ven biển, 27 khu kinh tế cửa khẩu, 260 khu công nghiệp (trong đó tỷ lệ lấp đầy chưa đến 50%) và 650 cụm công nghiệp. 
Ông Thiên đã thẳng thắn nhận định:"Nền kinh tế và các địa phương đang nuôi khu kinh tế và khu công nghiệp chứ không phải các khu này đang dẫn dắt nền kinh tế" vì thế hiện tường đầu tư dàn trải đó đang tạo ra một "cấu trúc kinh tế méo mó khủng khiếp."
Bài báo tổng kết, nhìn toàn cảnh đầu tư, Chính phủ Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất so với chính phủ các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á tính theo % GDP.
Thực tế đầu tư dàn trải và thiếu hiệu quả này đã được nhiều chuyên gia thẳng thắn chỉ rõ. Theo bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế độc lập, khi nhận xét về các khoản cắt giảm chi tiêu công của Chính phủ bà cho biết ý kiến:
"Chi tiêu công của Việt Nam trong suốt mấy năm vừa qua ở một tỷ lệ khá cao và là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát. Trên thực tế, sở dĩ trong thời gian vừa qua nó chưa có tác động gì được là bởi vì việc chi tiêu công chưa thực sự được cắt giảm với yêu cầu cần thiết của nó.
Tôi cho rằng quan trọng nhất là làm sao giảm mức tín dụng quá nhiều và quá lớn ở các doanh nghiệp Nhà nước cũng  như các dự án liên quan đến đầu tư công. Bởi vì đây là khu vực thường gây ra lãng phí lớn nhất, hiệu quả của nó thấp nhất và có cả những nhân tố tham nhũng ở đó nữa"
Ngoài ra, bà Phạm Chi Lan cũng cho rằng từ lâu nay, việc mở rộng tín dụng ưu đãi vay mượn cho sự phát triển khu vực kinh tế Nhà nước vẫn chưa được giám sát chặt chẽ, khu vực đem lại hiệu quả thấp nhất chỉ đóng góp được khoảng 10% cho ngân sách Nhà nước nhưng lại cần nguồn vốn nhiều nhất.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ngoài chính phủ, thì chính các địa phương cũng khiến tình trạng đầu tư công kém hiệu quả trầm trọng hơn và đã có lúc vi phạm lại Nghị định 11 của Chính phủ. Theo ghi nhận của nhiều báo chí trong nước thì nhiều tỉnh thành vẫn chần chừ không thực hiện cắt giảm, thậm chí vẫn phân bổ vốn cho cả những dự án khởi công mới không thuộc đối tượng Nghị định 11. Cụ thể, theo số thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư, các Bộ ngành trung ương vẫn phân bổ vốn cho hơn 180 dự án khởi công mới không thuộc đối tượng của Nghị định 11.

Địa phương níu kéo, nhà nước bao biện

Trong một bài phỏng vấn tháng trước trên báo Thanh Niên, Ông Nguyễn Hữu Quang, ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết có hơn 2,000 dự án đầu tư công thuộc diện cắt giảm hoặc điều chuyển vốn nhưng không địa phương nào chịu hy sinh quyền lợi của mình trước, trong khi trung ương thì lúng túng. Thế nên mới có hiện tượng giãn- hoãn, không có trọng điểm. Điều này lý giải vì sao lợi ích cục bộ của địa phương vẫn được đặt nặng hơn lợi ích chung của toàn xã hội.
Than Quảng Ninh xuống tàu ở Hòn Gay- AFP photo
Than Quảng Ninh xuống tàu ở Hòn Gay- AFP photo
Cùng quan điểm này, bà Phạm Chi Lan một lần nữa phân tích:
"Đầu tư công ở Việt Nam lâu nay quá nhiều, ngay trong quá trình hoạch định các dự án đầu tư công, phần lớn là trong các cơ quan Nhà nước làm với nhau thôi và có phần nào nhân nhượng và chia sẻ với nhau giữa chính quyền trung ương với địa phương và các ngành với nhau, có nhượng bộ cho nhau nhiều quá nên nhu cầu đầu tư của các cơ quan Nhà nước cứ tăng lên mãi và nó làm cho Nhà nước Việt Nam mỗi năm có tới hơn 300,000 dự án đầu tư công. Quá nhiều như vậy, nên tất cả những tiêu chí đề ra cho nó rất khó bám được và thực hiện được, những tiêu chí cần thiết quan trọng như hiệu quả, tính lợi ích chung của toàn bộ xã hội sẽ phần nào bị giảm đi"
Bà Phạm Chi Lan còn cho biết thêm, vai trò của Nhà nước quá lớn như một nhà đầu tư kể cả vào lĩnh vực thương mại là không thích hợp; nhà nước nên giảm dần vai trò nhà đầu tư của mình. Về mặt này, Chính phủ có thể huy động thêm các lực lượng khác trong xã hội.
Có lẽ vì những bất cập vẫn tồn tại trong khâu quản lý đầu tư công từ cấp trung ương đến địa phương, mà một cơ chế kiểm soát minh bạch, rõ ràng về trách nhiệm cũng như việc cụ thể hoá tiêu chí và các bước thẩm định dự án đầu tư công, đặc biệt là việc sớm xây dựng và ban hành Luật Đầu Tư công, là những điều mà cả xã hội đang trông chờ.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/to-cut-government-spending-10182011111915.html




From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Tuesday, 18 October 2011 7:59 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Cho nhau mượn lãi bằng 30 lần giết nhau

 
//
bạn đang đọc...
Ngân hàng, Phá sản
Ngân hàng A, gọi ngân hàng B: A lô, anh Giam Đốc đấy à, chào anh, em đây, anh khoẻ không ?
Ngân hàng B: Chị Giám Đốc phải không, cám ơn chị, tui khoẻ, chị sao rồi, điện tui sớm dzị, có gì không chị ?
Ngân hàng A: Dạ, bên em ần khoảng vài ngàn tỉ đồng, đang nghĩ chuyện giật nóng bên anh, được không ạ ?
Ngân hàng B: Đối với chị thì phải được chứ
Ngân hàng A: Quí hóa quá, mà lãi suất mình bao nhiêu rồi anh nhỉ ?
Ngân hàng B: 30%
Ngân hàng A: Cái gì ? anh nói lại đi nhỉ
Ngân hàng B: 30%, 3  zero phần trăm, kỳ hạn 1 tháng
Ngân hàng A: (lên cơn xuyễn ...)
D~
http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/10/18/sos-he-thong-ngan-hang-vn/
 
SOS TOÀN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VN: lãi suất liên ngân hàng lên 30%
Posted by ddkt 18/10/2011 3 phản hồi
 
10 Votes
Đây là dấu hiệu giẫy chết TOÀN HỆ THỐNG.
Các ngân hàng lớn chẳng dại gì không cho ngân hàng khác vay lấy lời 20%, 25%, v.v… nếu họ tin rằng các ngân hàng kia có khả năng trả lại.
Hiện G4 không thiếu tiền mặt, và họ vẫn cho tư nhân, doanh nghiệp vay lấy lời 18%-22%.
Nhưng họ dư biết rằng các ngân hàng nhỏ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TRẢ LẠI, hoặc gần như vậy, nguy hiểm cực cao, nên họ thà cho tư nhân, doanh nghiệp vay lấy tiền lời thấp hơn, chứ nhất định không cho các ngân hàng này vay với tiền lời dưới 30%.
Do đó, đây là dấu hiệu BẤT TÍN NHIỆM giữa các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng VN.
Và cũng là dấu hiệu một số ngân hàng nay quá thiếu tiền trả nợ đáo hạn, nên họ liều đi vay với giá cắt cổ, bị lỗ rất nặng thế này.
Họ vay giá tiền lời 30% chắc chắn không phải để cho vay lại, nhưng để trả nợ đáo hạn họ cần phải thanh toán.
Như vậy cho thấy họ có quá nhiều món nợ cần thanh toán mà không còn VND, vàng, USD dự trữ để bán ra, do nếu có thì họ đã bán ra rồi, vì vàng, USD trong 1 tháng khó lên giá cao như vậy.
Phân tích tổng hợp các điều trên, cho ra 1 kết luận:
- "Nhiều ngân hàng VN nay không có tiền trả lại cho dân gởi vào, và tình hình nghiêm trọng tới mức ngay chính các ngân hàng lớn, khá ổn định, trong hệ thống cũng BẤT TÍN NHIỆM khả năng trả lại vốn của các ngân hàng này trong vòng 30 ngày tới".

Chia sẻ:

Thảo luận

3 phản hồi to "SOS TOÀN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VN: lãi suất liên ngân hàng lên 30%"

  1. 5
    0
     
    Rate This
    Sắp có phim hay để xem rồi….Titanic tập tiếp theo.
    Posted by Bạn đọc DĐKT | 18/10/2011, 10:01
  2. 0
    0
     
    Rate This
    Không cần kinh doanh chỉ cần gởi ngân hàng là sống phẻ
    Posted by saigoncapital | 18/10/2011, 15:27
  3. 1
    0
     
    Rate This
    Sữa sai , sai sữa , sửa rồi vẩn sai , sai rồi sữa nữa , sữa nữa vẩn sai tiếp , sai tiết vẩn sữa , sữa tiếp vẫn sai …!
    Ke ke ke ! Toàn là những đỉnh cao trí tuệ !
    Thị trường xuất khẩu cô dâu sẽ sôi động hơn đây …!!!
    http://w2.caovang.com/clip-coi-truong-xep-hang-cho-trai-han-tuyen-vo-khong-che/
    Posted by BABYBOOMER | 18/10/2011, 15:46

Đáp lại



From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Saturday, 15 October 2011 6:47 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Như có bác Hồ, vàng đô không bảo hiểm

 
//
bạn đang đọc...
Kết hối, Kết kim, Phá sản

Ai phá sản mackeno, thủ Dzũng cười tươi hơn bao giờ hết


Đêm em mơ gặp bác Hồ
Sáng mai thấy giá tiền đô lên rồi

0o0

Nghề nào giầu vững giầu mau
Thưa nghề y tá ngày nào trong bưng

0o0

Đời cha mắc võng Trường Sơn
Đời con đời cháu mắc buồn nợ cao

0o0

Nghệ An nẻ thánh Nam Đàn
Tìm đường cứu nước, dân oan kêu trời

0o0

Mặc ai nói xỏ nói xiên
Tiền Hồ em giữ, tiền Miên em dùng
Bao giờ thế giới Đại Đồng
Khặp nơi hồ hởi cờ hồng tiền Mao


0o0

Như có bác Hồ, vàng đô không bảo hiểm
Lời bác nay, thành diễn biến hòa bình
(nhại lời Phạm Tuyên)

D~

http://dudoankinhte.wordpress.com/

Chú ý: Gửi vàng, ngoại tệ không được bảo hiểm

Posted by ddkt 14/10/2011 9 phản hồi
 
7 Votes
"…Người gửi tiền chỉ được bảo hiểm với tiền gửi bằng đồng Việt Nam, không bảo hiểm đối với tiền gửi bằng ngoại tệ và các tài sản khác như vàng, kim loại quý… Quy định này nhằm chống tình trạng đô-la hóa nền kinh tế…"
"…Tán thành quan điểm này, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân "chốt" lại phiên thảo luận với yêu cầu điều chỉnh mục tiêu của hoạt động bảo hiểm tiền gửi đề ra cho đúng thực tế. Không thể quy định, bảo hiểm tiền gửi để phòng chống đổ vỡ dây chuyền với các ngân hàng, tổ chức tín dụng vì số vốn trong Quỹ hiện tại, đổ vỡ tại một ngân hàng cũng khó giải quyết, chưa nói đổ vỡ dây chuyền. Nếu có hiện tượng đó, nhất quyết NHNN phải "ra tay", không trông chờ quỹ Bảo hiểm tiền gửi…"
—————————-
Ngay trong nội bộ ĐCSVN cũng bắt đầu có nói đến việc SẬP HỆ THỐNG NGÂN HÀNG.
Trước hết, KHÔNG BẢO HIỂM VÀNG, USD GỞI TRONG NGÂN HÀNG.
Khỏi cần KẾT HỐI, KẾT KIM, ngân hàng chỉ cần khai PHÁ SẢN, là quỵt sạch 30 tỉ USD dân gởi vào, cùng mấy trăm tấn vàng (mỗi tấn khoảng 55 triệu USD).
Bên VN thì nói bảo hiểm mỗi tài khoản 50 triệu VND, nhưng bà Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu trên đây "Không thể quy định, bảo hiểm tiền gửi để phòng chống đổ vỡ dây chuyền với các ngân hàng, tổ chức tín dụng vì số vốn trong Quỹ hiện tại, đổ vỡ tại một ngân hàng cũng khó giải quyết, chưa nói đổ vỡ dây chuyền".
Như vậy cho thấy, chính con số nhỏ nhoi 50 triệu đồng (không tới 2500 USD) cũng KHÔNG được bảo đảm, bảo hiểm 1 cách dứt khoát, mà chỉ nói lơ mơ, mông lung, là "bảo hiểm 50T" chứ cũng KHÔNG có văn bản pháp luật nào cả về việc này.
Còn USD, vàng, thì KHÔNG ĐƯỢC BẢO ĐẢM 1 USD, 1 PHÂN VÀNG, NÀO CẢ.
Vậy còn chờ gì nữa?

Chia sẻ:

Thảo luận

9 phản hồi to "Chú ý: Gửi vàng, ngoại tệ không được bảo hiểm"

  1. 0
    0
     
    Rate This
    Vay thi co vang hay usd gui di dau…..hay co tien vnd la gi bay gio
    Posted by Tuan | 14/10/2011, 12:04
  2. 2
    0
     
    Rate This
    Già này đang chờ đây,đến mau mau.Già ngứa tay lắm rồi!
    Posted by Ông Già 60 | 14/10/2011, 12:40
  3. 2
    0
     
    Rate This
    Có cần thiết rải truyền đơn cho bà con biết không nhỉ ???
    Posted by HiHi | 14/10/2011, 12:44
    • 2
      0
       
      Rate This
      Đó cũng là một cách hay để thông báo cho mọi người biết mà rút tiền về :)
      Posted by ddkt | 14/10/2011, 12:47
    • 0
      0
       
      Rate This
      Hay đấy bác ạ, dưng mà không cẩn thận nó bẩu giải truyền đơn chống phá nhà nước, nó bắt thì chết.
      Posted by 3Zung | 14/10/2011, 15:26
    • 4
      0
       
      Rate This
      Không ai bắt buộc rải truyền đơn, nếu sợ thì đứng trong lề chờ đọc truyền đơn, hay thấy truyền đơn cũng sợ,…?
      Một việc đơn giản để giúp đồng bào lương thiện mà cũng không dám làm vì đủ thứ sợ thì thôi đừng lên báo "lề trái" nữa, vì đọc báo "lề trái chống phá" vẫn bị bắt đấy nhé.
      Posted by TRANTHE | 14/10/2011, 18:06
  4. 0
    1
     
    Rate This
    chính phủ đã công khai trắng trợn như vậy rồi, đúng là hết cách, thân ai người đó lo vậy, biết đâu sau này giàu nghèo giống như nhau cả, về "MO" hết thôi.
    Posted by nguyen thanh trung | 14/10/2011, 13:20
    • 0
      0
       
      Rate This
      Chỉ có người dân thường thì về MO thôi, quan chức cùng bạn bè thân hữu chúng thì cao chạy xa bay từ lâu rồi bạn ạ!
      Posted by Kiên trì sẽ thành công | 15/10/2011, 10:19
  5. 2
    0
     
    Rate This
    Khỏi cần KẾT HỐI, KẾT KIM, ngân hàng chỉ cần khai PHÁ SẢN, là quỵt sạch 30 tỉ USD dân gởi vào, cùng mấy trăm tấn vàng (mỗi tấn khoảng 55 triệu USD).
    ——————–
    Chiêu này độc đây nha.
    Posted by khach | 14/10/2011, 20:0
http://cafef.vn/20111014105452740CA34/thu-tuong-du-tru-ngoai-hoi-tang-them-45-ty-usd-nam-nay.chn

Thủ tướng: Dự trữ ngoại hối tăng thêm 4-5 tỷ USD năm nay

Ảnh: Nhật Minh VnExpress
Điều đáng mừng nhất là cán cân thanh toán, sau 2 năm thâm hụt liên tiếp, đến năm nay sẽ có thặng dư. Diễn biến này giúp dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng khoảng 4 - 5 tỷ USD trong năm nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết tốc độ tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế có thể đạt trên 5,9% trong năm nay. Đây là được xem là con số "chấp nhận được" trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay.
Chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp tại buổi gặp mới đây về tình hình kinh tế vĩ mô năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận kinh tế Việt Nam đang trải qua giai đoạn hết sức khó khăn. Tuy nhiên, những kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận.
Cụ thể, tăng trưởng kinh tế 3 quý đều đạt quý sau cao hơn quý trước (lần lượt là 5,5%, 5,6% và 5,76%). Theo Thủ tướng, xu hướng này dự kiến sẽ được duy trì trong quý IV giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng trên 5,9% cho cả năm 2011. Con số này chưa đạt "tròn trịa" mục tiêu 6% mà Chính phủ đề ra hồi tháng 6 nhưng theo Thủ tướng, đây là con số "tăng trưởng thực, đã loại trừ yếu tố tăng giá".
Về mục tiêu số một của điều hành kinh tế năm 2011 là kiềm chế lạm phát, người đứng đầu Chính phủ khẳng định chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã được kiểm soát và đang có xu hướng giảm dần. Theo dự báo của cơ quan thống kê, CPI tháng 10 sẽ tiếp tục xu hướng giảm tốc so với tháng 9.
Một tín hiệu khả quan khác cũng được ghi nhận trong 9 tháng đầu năm là tình hình xuất nhập khẩu khi kim ngạch hàng hóa xuất cảng tăng 34% so với cùng kỳ 2010, đưa nhập siêu xuống dưới 10% (so với con số gần 20% của năm ngoái). Theo Thủ tướng, xuất khẩu năm nay của Việt Nam có thể tăng trên 30%.
Cân đối xuất nhập khẩu được cải thiện đã tác động tích cực lên tỷ giá và cán cân thanh toán. Thủ tướng khẳng định tỷ giá đang được Ngân hàng Nhà nước điều hành ổn định và linh hoạt: "Từ quý III đến nay, tỷ giá được điều hành có lên, có xuống, nhưng cộng lại thì tăng không quá 1%", Thủ tướng cho biết.
Cũng theo thông tin từ phía người đứng đầu Chính phủ, điều đáng mừng nhất là cán cân thanh toán, sau 2 năm thâm hụt liên tiếp, đến năm nay sẽ có thặng dư. Diễn biến này giúp dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng khoảng 4 - 5 tỷ USD trong năm nay. Trong khi đó, theo số liệu được Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF công bố hồi tháng 6, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam, tính đến giữa năm 2011 đạt khoảng 13,5 tỷ USD.
Về tài khóa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết bội chi ngân sách năm nay ước khoảng 4,9%, giảm 0,4% so với kế hoạch và chủ yếu được đóng góp bởi việc tăng thu ngân sách. Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý một số ý kiến hiện cho rằng mức thu ngân sách tương đương 25 - 26% GDP là quá cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
"Việc thu ngân sách ở Việt Nam gồm cả số tiền thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất và bán dầu thô. Nếu trừ các khoản này đi thì thu thuế chỉ tương đương 15 - 16% GDP. Đây là mức ngang bằng với các nước trong khu vực và không hề gây khó cho doanh nghiệp", Thủ tướng phân tích.
Đánh giá về những kết quả đã đạt được, người đứng đầu Chính phủ cho rằng đây là những tín hiệu hết sức tích cực trong bối cảnh trong nước và thế giới còn gặp nhiều khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, giai đoạn cuối năm 2011 và năm 2012 vẫn còn ẩn chứa nhiều thử thách với nền kinh tế.
Theo Thủ tướng thì mặc dù Chính phủ cũng như các doanh nghiệp cũng đã nỗ lực hết sức để duy trì việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, số việc làm mới được tạo ra trong năm 2011 vẫn chỉ đạt 1,55 triệu, không đạt mục tiêu 1,6 triệu đề ra. Thủ tướng cho rằng đây là điểm yếu cần nhanh chóng được khắc phục trong thời gian tới.
Theo Nhật Minh
VnExpress


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Friday, 14 October 2011 8:34 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Giá nhà đất ở VN (edited)

 
Có đánh cả 100 cái roi, 1 triệu phú tại Texas cũng chẳng ngờ trên giá cái nhà của ổng, so với giá nhà tại Sài Gòn, chỉ là con tép so với con tôm, ngay cả giai đoạn đã xuống giá

Hơn 2 năm trước, Với 200,000 đô la Mỹ 1 gia đình VN có thể mua 1căn nhà 4 phòng ngủ, có hồ bơm ....

Giá này qua VN hiện nay mua được cái gì tại gần trung tâm Sai Gon ?

0o0

Bán được căn nhà 16 tỉ đồng (đã mất 1/2 giá), dư tiền cho con đi du học và có 1 căn nhà ngon cơm tại Texas

Điều này sẽ quyết định tương lai thị trờng địa ốc tại Tàu và VN, khi cái gọi là định hướng XHCN bị bỏ vào thùng rác

0o0

XHCN cả nước đều nghèo. Định hướng XHCN, 1 đại đa số nghèo, nợ để nuôi rất nhiều bong bóng, pháo hoa, cho 1 thiểu số đại gia hạ cánh an toàn bên Texas, Queensland ..., và Canada, Melbourne... làm nông nghiệp trong nhà

0o0

Giới chính trị gia nào chả thích bong bóng, pháo hoa, hứa hẹn

Cho nên họ bay đến thăm Ba Dũng hoài

D~


0o0

http://tnvn.gov.vn/Home/Nhieu-nguoi-Viet-do-xo-toi-dinh-cu-o-Texas/20091/102916.vov

16/01/2009 15:44:00 PM
Nhiều người Việt đổ xô tới định cư ở Texas
Người Việt từ California đang có xu hướng đổ xô sang định cư ở Houston, Texas do giá nhà cửa rẻ hơn và nhiều cơ hội việc làm hơn
Nhiều người Việt gốc Mỹ bị hấp dẫn bởi giá nhà cửa và sinh hoạt rẻ cùng với nếp sống văn hoá nhộn nhịp tại thành phố Houston, bang Texas đã kéo nhau tới định cư tại đô thị ven biển này. Từ trước đến nay, quận Cam thuộc bang California vốn vẫn là nơi có cộng đồng người Việt đông đảo nhất ở nước Mỹ. Tuy nhiên, thời điểm này, với giá cả đắt đỏ và ít cơ hội làm ăn, quận Cam đang bị mất dần ưu thế để nhường chỗ cho Houston, thủ phủ của bang Texas giàu có nổi tiếng nhờ dầu hoả này.
Lan Nguyễn đã từng mơ ước được sở hữu một ngôi nhà từ khi cô rời Việt Nam sang định cư tại vùng Nam Califonia 11 năm trước đây. Nhưng hai vợ chồng cô chưa bao giờ dành dụm đủ tiền để mua nhà, vì hầu hết số tiền kiếm được chỉ đủ để trang trải cho một căn hộ chật chội ở khu vực Garden Grove. Giờ đây, vợ chồng cô đã chuyển tới một khu vực ngoại ô của thành phố Houston nằm trên bờ vịnh. Họ mua được quyền sở hữu một căn nhà 4 buồng ngủ có cả bể bơi với giá 200.000 USD.
Lan Nguyễn là một trong nhiều người Mỹ gốc Việt đã tới Houston vì giá sinh hoạt thấp, các cơ hội làm ăn tốt hơn. Cộng đồng người Việt ở đây dần đông đảo hơn. Lan Nguyễn nói: "Lúc đầu chúng tôi nghĩ rằng California là nơi lý tưởng nhất. Quả là thật buồn khi phải rời một nơi ở mà chúng tôi đã hiểu biết tường tận nhưng ở đây chúng tôi có được một ngôi nhà đầy tiện nghi và tuyệt vời."
Những nhà kinh doanh gốc Việt tại California cũng mở rộng hoặc dịch chuyển hoạt động kinh doanh của họ sang Houston, cố gắng tranh thủ khai thác cộng đồng người Việt đang gia tăng tại đây, trong khi thị trường nơi đây chưa bị cạnh tranh khốc liệt như ở Little Saigon đông đúc.
Sự dịch chuyển của những người Việt gốc Mỹ đã dẫn đến những thay đổi ở bang California. Khi nền kinh tế gặp khó khăn thì nhiều người trong số họ ra đi. Một nghiên cứu hàng năm của Bộ Tài chính bang California cho biết số người rời California là 89.000 người trong năm tài chính 2007, nhiều hơn so với tất cả số người đến bất cứ nơi nào trên nước Mỹ. Cũng theo các con số thống kê, cộng đồng người Việt ở Houston đã tăng lên tới 85.000 người, đứng hàng thứ ba trong số các thành phố ở Mỹ chỉ trong vòng 6 năm trở lại đây.
Nhiều người Việt sống lâu năm ở Houston cho biết họ chứng kiến số lượng người Việt đến đây từ California trong 5 năm trở lại đây đã tăng vọt, chủ yếu do giá nhà cửa khá rẻ. Mặc dù sau cơn bão Katrina, nhiều người mất nhà cửa  từ Lousiana đã tới đây nhưng con số định cư đến từ California vẫn đông hơn.
Một nhà kinh doanh bất động sản cho biết ông ta bán đi căn nhà trị giá hàng triệu USD của mình tại California để mua được 7 căn nhà ở Houston, mỗi căn có giá từ 170.000 đến 200.000 USD. Một người khác bán đi một căn nhà ở khu El Monte với giá 600.000 USD để mua một căn nhà tương đương ở Houston giá chỉ 175.000 USD. Số tiền còn lại, ông ta dùng để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Một quảng cáo trên một tờ báo tiếng Việt ở Little Saigon viết "Bạn có thể tiết kiệm được 5.000 USD khi mua một ngôi nhà ở đó." Điều đáng chú ý là hầu hết những người ra đi khỏi California đều thuộc thế hệ thứ hai. Và như vậy tới đây chắc sẽ có thêm nhiều cặp vợ chồng trẻ nữa từ bỏ Little Saigon. Cộng đồng người Việt ở Houston chẳng mấy chốc sẽ lớn hơn ở Little Saigòn./.
TL (theo Thời báo Los Angeles)




From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, 13 October 2011 3:23 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Tài sản và kinh tế

 

witter

  • Nợ xấu tại Việt Nam đã trầm trọng tới mức nào? http://t.co/q2HIW09A 1 day ago
  • Good luck for them, chẳng qua là trở lại thời bao cấp, CP VN muốn kiểm soát xem ai có tiền, bao nhiêu tiền. Sẽ... http://t.co/nrVP3ZTz 1 day ago
  • Tôi còn có tin họ bán BONDS còn kinh khủng lớn hơn nhiều, để chạy khỏi VN. Tính đến cuối tháng 12 năm ngoái, CP... http://t.co/Z3EQKaFz 1 day ago
  • Tiếp tục xảy ra các vụ vỡ nợ. Vụ sau lớn hơn vụ trước. Thời đại khủng hoảng kinh tế thế này tốt nhất nên rút vốn... http://t.co/x6QcqUhc 1 day ago
  • Tội nghiệp sinh viên, công nhân và người thu nhập thấp :( Không biết các bạn ở đây có ai từng ăn cơm kiểu này chưa? http://t.co/TltQn4nh 1 day ago
(http://dudoankinhte.wordpress.com/)

0o0

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-real-estate-market-stand-still-10112011073845.html

Thị trường bất động sản đang bất động

Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2011-10-11
Thị trường nhà đất ở Việt Nam càng ngày càng gặp khó khăn và gần như bị khựng lại chứ không như ba bốn năm trước là khi mà giới đầu tư bất động sản trong và ngoài nước sẳn sàng tung tiền mua nhà mua đất để xây cao ốc, văn phòng hoặc chung cư.
RFA
Xa lộ và cao ốc thường được giới đầu tư chú trọng nay cũng giảm.

Thị trường nhà đất trong cảnh chợ chiều

Theo ký giả Ian Timberlake, có bài viết đăng trên tờ Bangkok Post ấn bản tiếng Anh,  trái với cảnh mua bán rộn ràng tấp nập của bốn năm về trước, thị trường nhà đất Việt Nam, đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh, đang gặp cảnh chợ chiều vì kinh tế trì chậm, trong lúc chính phủ cố duy trì lãi suất ngân hàng cao và chính sách tiền tệ thắt chặt để ngăn chận lạm phát.
Ông Brad Gee, giám đốc điều hành Bitexco Financial Tower, một cao ốc 68 tầng ở thành phố Hồ Chí Minh, chuyên cho các công ty nước ngoài thuê văn phòng kinh doanh, hiện có 40% chủ đầu tư thuê mặt bằng, cho biết:
Đúng là thị trường nhà đất ở thành  phố Hồ Chí Minh đang gặp thời kỳ khó khăn, nhiều nhà đầu tư không muốn rộng tay tiêu pha mà đang nghĩ đến việc thuê mướn mặt bằng nhỏ hơn cho đỡ tốn kém. Chính vì thế dịch vụ điều đình thuê mướn cũng có phần căng hơn trước. Trường hợp này không chỉ xảy đến cho Bitexco  mà cho tất cả mọi công ty địa ốc khác.
Đúng là thị trường nhà đất ở thành  phố Hồ Chí Minh đang gặp thời kỳ khó khăn, nhiều nhà đầu tư không muốn rộng tay tiêu pha mà đang nghĩ đến việc thuê mướn mặt bằng nhỏ hơn cho đỡ tốn kém.
Ông Brad Gee
Tuy nhiên, vẫn lời ông Brad Gee, với một công ty vốn nước ngoài có dịch vụ văn phòng cao cấp như Bitexco, có khách hàng là những đối tượng chuộng phẩm chất tốt và dịch vụ kinh doanh cao cấp thì thương vụ của Bitexco vẫn khá, điển hình tòa nhà sáu mươi chín tầng của Bitexco ở thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 40%  khách hàng thuê mướn văn phòng làm việc.
Cách hay nhất, ông Brad Gee nói tiếp, là nên bình tĩnh chờ thêm vài tháng nữa xem tình hình có khởi sắc hơn hay không.
Đó là những công ty tầm cỡ như Bitexco hay Jones Lang LaSalle, còn những công ty nhà đất cỡ trung hay cỡ nhỏ thì sao?  Bà Thúy, chủ nhân một công ty mua bán nhà đất từ năm 2003, cho biết  công ty của bà
Nhiều công trình xây cất bị chậm lại hoặc ngưng vì hết vốn. RFA
Nhiều công trình xây cất bị chậm lại hoặc ngưng vì hết vốn. RFA
gặp nhiều  trở ngại trong mua bán gần hai năm nay:   
Xuống dữ lắm, xuống khủng khiếp luôn. Muốn bán không được, chẳng có ai mua, người ta không muốn đầu tư nữa. Đất đai bây giờ vàng bên này đang lên như diều, tiền bạc người ta bỏ ngân hàng lấy lãi chứ người ta đâu có đầu tư vô nhà đất nữa.
Như hồi đó cái nhà bên kia mua ba trăm tám mươi lăm cây, bây giờ bán mười tỷ là chỉ khoảng hai trăm cây thôi mà còn chưa bán được. Mà nhà căn nào cũng đẹp. Rồi căn mình đang ở này, cách đây hai năm Ngân Hàng ACB định giá bảy trăm hai chục cây, từ năm đó tới giờ bán chưa được và bây giờ mười sáu tỷ còn đang chật vật đây này. Mười sáu tỷ chưa được ba trăm cây, nghĩa là giám hơn một nữa. Không biết sắp tới như thế nào.
Xuống dữ lắm, xuống khủng khiếp luôn. Muốn bán không được, chẳng có ai mua, người ta không muốn đầu tư nữa. Đất đai bây giờ vàng bên này đang lên như diều, tiền bạc người ta bỏ ngân hàng lấy lãi chứ người ta đâu có đầu tư vô nhà đất nữa. 
Bà Thúy
Còn đất ở dưới Đồng Nai năm 2007 họ trả một triệu một mét vuông mà không chịu bán, giờ họ trả có ba trăm năm chục ngàn một mét vuông. Đâu có đầu tư đâu nữa, còn chổ đó thôi.
Ông Vinh, giám đốc một công ty tư nhân về địa ốc và du lịch:   
Có một thời gian địa ốc gia tăng ghê lắm nhưng mà bây giờ ngưng rồi. Lãi suất ngân hàng rất cao, phần nhiều bên này bất động sản người ta phải vay tiền mượn tiền để đầu tư vào địa ốc. Khi nguồn tiền bị khóa thì không vay tiền được, nhà cửa bây giờ không buôn bán gì được.
Tuy nhiên trong lúc đó nhu cầu của người dân về nhà ở rất lớn, nhưng ai bỏ tiền đầu tư vào những cái nhà mà giá trị rất thấp để bán cho người dân? Không có ai hết ! Tại vì làm cái nhà nhỏ để bán cho người dân thì không có lời. Với lại người dân thật sự ra không có tiền nhiều lắm đâu.

Dưới cái nhìn của ông Vinh, thị trường địa ốc Việt Nam lâu nay là một thị trường để đầu cơ mà thôi. Những người giàu thì ai nấy đều có nhà rồi, ông nói, xây dựng cao ốc hay chung cư để bán cũng chính là việc của những người có tiền:
Bây giờ tất cả những dự án làm building này nọ là phá sản hết, xây nửa chừng thì làm chậm lại, hoặc xây xong rồi để đó không ai vô. Thành ra tiền chi phí cao trong lúc giá nhà càng ngày càng thấp mà không có ai mua. Những người có tiền thì người ta bỏ tiền ra mua và để dành, đó cũng là một cái kênh để bảo tồn
Khu vực chung quanh TP HCM cũng được xây dựng lại vì nhu cầu.
Khu vực chung quanh TP HCM cũng được xây dựng lại vì nhu cầu. RFA
vốn, tại vì thời nào cũng vậy địa ốc lên xuống là nó vẫn ở đó chứ không mất mát. Nhưng nói cho đúng chỉ có một số người giàu người có tiền thôi thứ không phải số đông, Thành ra nhà đất chưa được khởi sắc trở lại. Tình hình bất động sản hiện tại Ở Việt Nam bây giờ là như vậy.

Cơ hội vàng để mua nhà và đầu tư

Ông Lâm, công ty An Cư Lạc Nghiệp trực thuộc Bộ Quốc Phòng, cũng cho rằng thị  trường bất động sản trong thời gian qua gần như "bất động", thế nhưng đây cũng là thời điểm thuận lợi  để mua nhà:
Khó khăn là ở phân khúc mà khách hàng mua để ở. Thứ nhất bây giờ mà mua ở thì nguồn thu nhập không cao trong lúc giá nhà đất lại quá cao. Bây giờ khách hàng mua không mạnh như lúc trước, lúc ngân hàng dể cho vay dể để mua bất động sản.
Nhưng mà cái thời điểm 2007, 2008, những năm đó giá bất động sản gọi là giá ảo, giá không thật. Nếu như bây giờ khách hàng mua để ở hay để dành hay bất cứ phương diện gì, thì đây là thời điểm thật để khách hàng mua. Nhưng mà do là ngành bất động sản có nhiều yếu tố. Thứ nhất là thời điểm đi vào thị trường, thứ hai là mua như thế nào.  

Qua  phân tích của ông Lâm, đứng về góc cạnh người bán và ngưới mua bất động sản, với giá nhà đất quá cao của thời điểm 2007, 2008 mà đến giờ đã xuống thấp, thì:
Còn đúng đây là thời điểm để những khách hàng mà có nguồn tiền nhàn rỗi thì đây là thời điểm đúng để người ta mua bất động sản
Ông Lâm
Thì do cái thời điểm người ta vào thị trường không đúng nên bây giờ người ta khó bán hàng. Nếu như thật sự kẹt quá thì người ta bán đổ bán tháo bây giờ người ta bán tháo bán đỗ để lấy lại vốn và chấp nhận lỗ. Còn đúng đây là thời điểm để những khách hàng mà có nguồn tiền nhàn rỗi thì đây là thời điểm đúng để người ta mua bất động sản
Nhiều công ty bất động sản khác người ta nói là khó khăn, nhưng mà đối với riêng công ty An Cư Lạc Nghiệp thì không khó khăn, tại vì để mà đầu tư bất động sản thì có nhiều phân khúc để mình hướng tới.

Thực tế thị trường bất động sản không đứng lại mà chỉ có những nhà đầu tư bất động sản đứng lại thôi:
Thị trường vẫn chạy và giá vẫn tăng hàng ngày, nhưng tăng ở mức độ nào và tùy theo vị trí mà nó tăng, như một số sản phẩm bên công ty An Cư Lạc Nghiệp hầu như đều bán được và khách hàng đều chấp nhận được.
Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp Hội Bất Động Sản thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng thị trường nhà đất , đang tiếp tục là vấn đề khó khăn đối với phía đầu tư cũng như phia người tiêu thụ ít ra là qua đến năm tới.
Cơ bản là nhu cầu của khách hàng Việt Nam vẫn còn tốt, số dân ở đây nhiều, nhu cầu của mấy người trẻ còn lớn, ai cũng mong muốn có được một cái nhà ở. Đây cũng là cơ hội luôn tại vì khó cho người chủ đất bán hàng nhưng lại tạo cơ hội cho nhà đầu tư
Cô Huỳnh Bửu Trân
Mới đây, Hiệp Hội Bất Động Sản thành  phố Hồ Chí Minh đã  đề nghị Ngân Hàng Nhà Nước hạ giảm phần nào lãi suất cho vay để tạo thuận lợi cho ngành  kinh doanh bất động sản trong thành phố.
Có một quan điểm khác là hiện trạng thị trường bất động sản đang khựng lại ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn phản ảnh tiềm năng  về lâu về dài của một nền kinh tế đang phát triển với dân số 86 triệu trong đó hết 60%  là thành phần trẻ có công ăn việc làm. Cô Huỳnh Bửu Trân, giám đốc chuyên trách mãng buôn bán nhà và đầu tư của công ty địa ốc Jones Lang LaSalle, giải thích:
Hiện tại là thị trường đang gặp khó khăn, lãi suất cao mà lạm phát cũng cao, người dân mà đi mua đất hoặc một căn hộ hoặc một biệt thự gì đó thì họ có cảm giác tranh trải không nỗi vì giá quá đắt. Năm nay là tôi thấy khó khăn hơn.
Cơ bản là nhu cầu của khách hàng Việt Nam vẫn còn tốt, số dân ở đây nhiều, nhu cầu của mấy người trẻ còn lớn, ai cũng mong muốn có được một cái nhà ở. Đây cũng là cơ hội luôn tại vì khó cho người chủ đất bán hàng nhưng lại tạo cơ hội cho nhà đầu tư và phát triển mua thêm đất.

Cô nói nếu những nhà đầu tư và phát triển địa ốc của Việt Nam không bán được hàng thì buộc lòng họ phải bán dự án đi, khi đó nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ mua lại nếu có điều kiện, và đó là thời cơ cho họ phát triển  và chờ cho đến  năm 2012 hoặc 2013 là lúc mà mọi người hy vọng kinh tế sẽ hanh thông hơn, kéo thị trường nhà đất Việt Nam khởi sắc trở lại như ba bốn năm trước. 




From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, 12 October 2011 3:49 PM
Subject: Re: [Exryu-ww-Forum] Tin báo "nhảm" mà trúng hoài ?

 
- Thưa anh, chúng em biết tại sao kinh tế ta chưa được cực tốt
* Đừng có lảm nhảm, chuyện điều khiển một  nước cực khó, chú biết gì mà bình mà lụm. Hãy lo còn đảng, còn mình đi
- Thì anh cứ nghe em nói đã
* Anh cho chú mày nói nhưng cấm đụng vào đảng, vào nhà nước, vào cơ chế, vào bác Hồ, bác Duẩn, bác Đồng, bác Giáp, bác Khu, bác Thọ ......, bác Lenin, bác Stalin, bác Mao, bác Chu Ân Lai, tướng Anh, tướng Vịnh......, .... nhất là các bậc đại tiền bối các bác ấy như tiên, như sư, như cha ..., cấm đụng vào định hướng XHCN,   cấm định vào điều 4, cấm nói đến chữ lưỡi bò .....
- Dạ, nhất trí ạ, lỗi tất tần tật ở bọn phản động cơ ạ
* Bọn nào, lũ trong nước ta đã quản lý rồi
- Dạ, lũ trên mạng đấy
* Chúng phá hoại ta cách nào ?
- Chúng trù   ẻo mình, mỗi lúc mình gặp  khó khăn chúng đăng tin trên báo, trên đài, một cách đánh vào niềm tin 
* Thế ta phải làm gì
- Ta không cho dân đọc, dân nghe
* Ta đã làm nhưng dân đói dân biết
- Chỉ còn mỗi một cách để chúng không thể đánh vào niềm tin được
* Cách gì ?
- Diệt luôn cái trù ẻo bằng cách đốt vàng mã. Hóa kim, hóa tệ thay vì kết kim kết tệ   
* Ừ nhỉ

0o0

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111010-fitch-cac-ngan-hang-viet-nam-can-tiep-tuc-tang-von

VIỆT NAM - 
Bài đăng : Thứ hai 10 Tháng Mười 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 11 Tháng Mười 2011

Fitch : Các ngân hàng Việt Nam cần tiếp tục tăng vốn

Ngân hàng Việt Nam : lượng tín dụng tương đương với 120% GDP (Reuters)

Các ngân hàng lớn của Việt Nam đang có nguy cơ bị lỗ nặng, và nhất thiết phải tiếp tục tăng vốn. Trên đây là nhận định của cơ quan thẩm định tài chính Fitch được đưa ra hôm nay 10/10/21011. Tổng lượng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam hiện nay tương đương 120% tổng sản phẩm nội địa, tính đến cuối năm 2010.

Trong bản thông báo, cơ quan thẩm địn tài chính Fitch cho là « Các nỗ lực hiện nay nhằm tăng vốn của các ngân hàng chủ chốt ở Việt Nam là tích cực, vì hiện nay vốn của các ngân hàng này chưa đạt yêu cầu » so với tỉ lệ trong khu vực.
Tuy vậy theo Mikho Irawady, một nhà phân tích của Fitch, thì cho dù tăng trưởng tín dụng năm 2010 đã chậm lại, và đã được bơm thêm vốn, nhưng « Một lượng vốn dự phòng cao hơn là hết sức cần thiết, trước khả năng bị thất thoát vốn, và các kế hoạch phát triển trong tương lai ». 
Tổng lượng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam hiện nay tương đương 120% tổng sản phẩm nội địa, tính đến cuối năm 2010. Đây là tỉ lệ cao đối với một nước đang phát triển. Nhà phân tích trên nói thêm : « Điều này sẽ làm chất lượng cổ phiếu của các ngân hàng có nguy cơ bị sa sút và nếu tình hình chung đang khó khăn, thì sẽ tồi tệ hơn ». 
Hồi cuối tháng 9, Ngân hàng Nhật Mizuho Corporate Bank đã loan báo mua lại 15% vốn của Vietcombank, tức Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng lớn nhất trên thị trường chứng khoán trong nước. Nhiều định chế tài chính ngoại quốc khác cũng đang nắm các cổ phần của các ngân hàng trong nước, vốn nằm trong số các ngân hàng có điểm tín nhiệm thấp trong khu vực. Các chuyên gia lo ngại rằng số nợ xấu của các ngân hàng có thể cao hơn con số chính thức. 
Phải đối mặt với nạn lạm phát hiện ở mức 22%, cộng với thâm hụt thương mại 12,4 tỉ đô la năm ngoái, và đồng tiền quốc gia liên tục mất giá, chính quyền Việt Nam đành từ bỏ mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng, và áp đặt các biện pháp thuế khóa, tiền tệ chặt chẽ hơn. Các nhà phân tích cho rằng các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam không thể trở lại mức ổn định trước cuối năm 2012.


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, 12 October 2011 2:53 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Tin báo "nhảm" mà trúng hoài ?

 
*Thưa anh, chúng bảo sắp có kết kim
- Nhảm, diễn tiến hòa bình, một cách đánh vào niềm tin
* Thưa anh, chúng bảo ta có nhiều nợ xấu
- Thiếu văn hóa, không đủ đẳng cấp trí thức
* Thưa anh, chúng bảo sắp có kết hối
- Lũ mù xem voi
* Thưa anh, sao lần nào chúng đoán trước cũng đúng, mà anh lại bảo sai
- Phản động, mình có bảo sai lúc nào đâu. Chẳng thế, mình chẳng gửi bà ấy và lũ nhỏ qua Mỹ từ cả năm trước
* ?$*@*
-  Chú nói gì lầm nhầm trong miệng thế
* Không, em hát ạ: "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng"

0o0

http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/10/12/no-xau-vn-tram-trong-toi-muc-nao/

Nợ xấu tại Việt Nam đã trầm trọng tới mức nào?

Posted by ddkt 12/10/2011 2 phản hồi
 
 
 
 
 
 
11 Votes
Mức nợ xấu của Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng và thực sự đang trở thành một thách thức lớn của nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể hơn, nợ xấu theo báo cáo chính thức của NHNN đã tăng lên tới 40% kể từ đầu năm tới nay và dự kiến sẽ tăng hơn 100% so với con số năm ngoái.
Đó là con số báo cáo chính thức, còn theo con số của các tổ chức xếp hạng tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế của các ngân hàng Việt Nam phải lên tới 13% tổng dư nợ. (CafeF, 7/10/2011)
Theo chúng tôi, con số THẬT SỰ cao hơn 13% nhiều. Có 3 cách tính nợ xấu:
1. Không thể trả tiền lời trên số đáo hạn. Đây là 3,1%.
2. Không thể trả số đáo hạn, mà chỉ có thể trả tiền lời trên số đáo hạn (chỉ có thể đảo nợ), đây là 13%.
3. Không thể trả số đáo hạn, do đó toàn bộ số nợ, tính luôn số CHƯA đáo hạn, vẫn phải tính là nợ xấu, đây là trên 50%. Đây mới là cách tính tại ngoại quốc.
Một người không thể trả mortgage $1000 trên số nợ $150.000, tại ngoại quốc sẽ bị cho là nợ xấu toàn bộ $150.000.
Tại VN, chỉ tính nợ xấu $1000 là cùng. Nếu trả tiền lời trên số $1000 thì bị ghi là nợ xấu theo (2) trên đây, và không trả xu nào thì bị ghi vào (1) trên đây.
Nợ xấu đang ở mức nguy hiểm
Chúng tôi đồng thời cũng ghi nhận lần đầu tiên CP VN công nhận: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng ĐÃ vượt quá sức chịu đựng và can thiệp của ngân sách Nhà nước.
".."Nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã lên đến 75.000 tỷ đồng, vượt quá sức chịu đựng và can thiệp của ngân sách Nhà nước" – ông Nghĩa nói."(Gafin, 8/10/2011)
Điều ông Nghĩa, một trong ba "kiến trúc sư trưởng" của KT VN trong các năm gần đây (cùng ông Thành, ông Ngân), nói trên đây chẳng qua là công nhận điều chúng tôi viết ra từ lâu:
—————
Và, hơn nữa, đây chỉ là nợ không thể thu hồi THEO TIÊU CHUẨN VN – tức là cho đảo nợ dễ dàng và ai chỉ cần có thể trả tiền lời trên số nợ đáo hạn là được đảo nợ và KHÔNG tính vào số nợ xấu.
THỰC TẾ, nếu phải tính khả năng có thể trả nợ, thì các con nợ sẽ không thể trả 1/2 số nợ hiện nay, tức là lên tới nhiều chục tỉ USD.
Nhưng chưa hết, các ngân hàng tự doanh cũng lỗ rất nhiều trên sàn CK, sàn vàng trong và ngoài nước.
Ngoài nước, họ lén lút đánh vàng ảo bên HK, thua lỗ bạc trăm triệu USD là chuyện thường.
Trong nước, họ bán ra gần hết số vàng dân gởi vào khi giá còn 35T, 40T, nay không khả năng mua vào trả lại, mà nếu họ mua ào ạt trong nước thì đẩy giá vàng lên cao khủng khiếp, còn mua bên ngoại quốc đem về thì không có giấy phép mà cũng không đào đâu ra ngoại tệ.
—————
Về ngoại tệ, nay hệ thống ngân hàng VN cho vay và có trong tay tổng cộng 22,5 tỉ USD, trong khi họ nợ dân gởi vào 30 tỉ USD.
Lý do của sự chênh lệch là vì họ đã bán ra 7,5 tỉ USD lấy VND, cược là sẽ mua lại được giá rẻ, trong khi họ cho vay VND lấy lời 25% vài tháng trước.
Cho nên, nếu dân không gởi USD vào thêm, mà chỉ lấy ra, thì cho dù ngân hàng thu lại hết số cho vay thì vẫn phải thu gom 7,5 tỉ USD bên ngoài để trả lại cho dân.
Đây là con số không tưởng, vì cho dù NHNN in tiền ra cho các ngân hàng vay mua USD vào, thì trên thị trường cũng không có đủ 7,5 tỉ USD cho họ mua.
Nói khác đi, nếu có "đô la run", thì sẽ PHẢI có KẾT HỐI. Khi đó CP VN ra lệnh không trả lại bằng USD, mà chỉ bằng VND mà thôi, theo giá "chính thức".
Và nếu có "vàng run" thì cũng vậy, PHẢI có KẾT KIM ngay, vì hệ thống ngân hàng cũng không đủ vàng trả lại cho dân.
——————————-
CafeF, Nợ xấu, xấu đến đâu?, 7/10/2011, http://cafef.vn/20111007015259420CA34/no-xau-xau-den-dau.chn
Gafin, Sẽ mở sàn vàng quốc gia, 8/10/2011, http://www.gafin.vn/20111008084723544p0c34/se-mo-san-vang-quoc-gia.htm
Dự đoán kinh tế, Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đã phá sản, 11/09/2011, http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/09/11/h%E1%BA%A7u-h%E1%BA%BFt-cac-ngan-hang-t%E1%BA%A1i-vi%E1%BB%87t-nam-da-pha-s%E1%BA%A3n/
 

Chia sẻ:

Thảo luận

2 phản hồi to "Nợ xấu tại Việt Nam đã trầm trọng tới mức nào?"

  1.  
    8
     
    0
     
    Rate This
    Vàng – Ngoại tệ – Thanh khoản sẽ giết chết ngân hàng nhưng thanh khoản là trầm trọng hơn cả. Nhìn thực tế sẽ thấy ngay, ngân hàng nào cũng cho vay bất động sản với thời gian thu hồi vốn rất lâu và nhiều rủi ro trong khi họ huy động vốn thường là ngắn hạn (dưới 3 tháng) vì thời điểm hiện tại có ai điên mà đem nhiều tiền giửi ngân hàng dài hạn đâu.
    Ai theo giõi TTCK VN và TT BĐS thì sẽ biết ngay ngân hàng đang nguy kịch cỡ nào, vì nguồn tiền nuôi các thị trường này thì hầu hết đến từ tín dụng của ngân hàng thương mại. Thiếu vốn thì phải làm liều. Lãi suất 14%/ngày hoặc lãi suất qua đêm trên OMO 16%, tìm mọi cách tăng vốn điều lệ. thuyết phục khách hàng đừng rút tiền hoặc rút mỗi ngày một ít…Ở Việt Nam, phá sản là từ cấm vì phá sản chỉ có ở các nước tư bản thôi, nước ta là nước CNXH nên sẽ có từ khác hay hơn thay cho từ phá sản khó nghe (ví dụ như: khoanh nợ, giản nợ, hay quá lắm là: tái cơ cấu, tái cấp vốn) và phá sản trong ngành ngân hàng lại càng cấm kỵ hơn nữa, đơn giản thôi, với ma trận vốn như hiện nay chỉ 1 ngân hàng nào đó phá sản thì sẽ gây hiệu ứng domino cho cả hệ thống.
    Nhưng vấn đề này đã trở nên quá to lớn và khủng khiếp, NHNN hay Chính phủ muốn che dấu cũng không được và qua các vụ lừa đảo từ nhỏ tới lớn trên báo chí, mọi chuyện dần sáng tỏ hơn cho người dân thấy được vấn đề mà từ lâu DDKT đã nói.
    Tôi bỗng liên tưởng nền kinh tế nước ta với căn bệnh thế kỉ. Mười năm qua nhìn bề ngoài nó vẫn sống khỏe nhưng mầm bệnh đã không ngừng phát triển bên trong. Thời kỳ HIV đã hết, giờ là thời kỳ AIDS rồi. Sức khỏe của nền kinh tế đã quá yếu và rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội
    Posted by Phạm Ngọc Anh | 12/10/2011, 07:09
  2.  
    5
     
    1
     
    Rate This
    Mong cho mau đến ngày kết hối kết kim !
    Posted by BABYBOOMER | 12/10/2011, 08:06
 



From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Monday, 10 October 2011 8:54 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Đầu có sạn còn dính trấu

 
OTC là tiếng lóng làm ăn, tiếng Anh là Over-the-counter (OTC) hay off-exchange trading.

Nôm na là cò chứng khoán, cò sờ tóc

Những người hoạt động trong ngành này đều có võ công cao cường, nhiều kinh nghiệm giang hồ, nhưng vỏ quít dầy có móng tay nhọn, núi này có núi khác cao hơn

Chưa Mã đề đâu  nên anh hùng chưa tận, chỉ là phe lục lâm, đệ tử hàng 4 túi:

"Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình" (Trạng Trình)


D~ 



0o0

http://cafef.vn/2011100612094316CA31/ttck-rung-dong-nghi-an-lua-dao-hang-nghin-ty-dong.chn



Thứ 5, 06/10/2011, 13:33
Thị trường chứng khoán

TTCK: Rúng động nghi án lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng

Những ngày qua, giới đầu tư chứng khoán bị rúng động trước những tin đồn về một vụ vỡ nợ mà nạn nhân là các CTCK và giới "cò" OTC.
Nỗi đau môi giới
Theo thông tin có 2 nhân vật chính đã tiến hành những vụ lừa đảo với tổng số thiệt hại có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Nhân vật thứ nhất là P. có biệt danh P. "đen", chuyên huy động vốn từ những người làm môi giới trên thị trường OTC, với lãi suất "khủng" từ 5-7,5%/tháng, tức 60-90%/năm.
Ngay từ khi bắt đầu huy động, P. cũng là một nhân vật "có số má" đối với các môi giới OTC. Lấy lý do thị trường OTC khó khăn, chuyển hướng sang cho vay đáo hạn ngân hàng, P. kêu gọi những người khác bỏ vốn với mình. Từ một số người góp vốn đầu tiên và được trả lãi đầy đủ đã lôi kéo thêm nhiều người khác "nộp mạng" cho P..
Ban đầu, nhiều người tỏ ra nghi ngờ P. nhưng sau khoảng 1 năm thấy nhân vật này vẫn không "bể" lại nghĩ rằng P. làm ăn nghiêm túc nên đem tiền của mình góp thêm. Trong khi TTCK khó khăn, thị trường OTC hoạt động yếu ớt, bất động sản đóng băng, còn đầu tư vào vàng cũng không hề đơn giản, chỉ đưa 1 tỷ cho P. là mỗi tháng có 50-75 triệu đồng tiền lãi nên nhiều môi giới OTC bị mờ mắt.
Nói đến những môi giới OTC, dân chứng khoán đều biết rằng đây là những người cực kỳ nhạy bén, thậm chí rất "ma". Vậy mà vẫn có những người làm môi giới 4-5 năm, tích cóp hơn 5 tỷ đồng, cũng gửi cho P. "đen" với mục đích "sinh lãi" an toàn.
Số tiền huy động được từ "cò" lớn có, "cò" nhỏ có, ngoài việc tiêu xài phung phí như xây nhà, đổi xe hơi xịn liên tục, P. đưa cho một "đối tác" khác của mình tên N. "xoay vòng".
Bi kịch của CTCK
N. được đồn là vợ của một nhân vật khá có tiếng trong giới tài chính, đã tiến hành mở tài khoản tại nhiều CTCK khác nhau. Tại CTCK nào N. cũng là khách hàng VIP vì số vốn vài chục tỷ đồng và cũng có "danh" của chồng làm bảo chứng.
Sau một thời gian giao dịch, "đánh" mạnh và chi "sộp", N. nghiễm nhiên trở thành khách hàng thân thiết của các CTCK và được hưởng những đặc quyền như tăng tỷ lệ sử dụng đòn bẩy và chậm thanh toán.
Theo nguồn tin riêng, CTCK P. với hạn mức tín dụng được ngân hàng cấp cho 300 tỷ đồng đã "dành trọn" để N. lướt sóng. Tính từ tháng 5-2010 đến nay, TTCK giảm nhiều hơn tăng, khó khăn ngày càng chồng chất, càng đánh lớn, càng lỗ nặng. Thua lỗ, cộng với áp lực trả lãi với lãi suất khủng N. lại càng say máu hơn nữa.
Sau khi để lại cục nợ tại CTCK này do sử dụng đòn bẩy, thay vì đóng tiền, N. lại sang CTCK khác mở tài khoản và lấy tiền do P. "đen" huy động và đánh tiếp.
Cứ "bài" này, N. hại hết CTCK này đến CTCK khác và tổng số nợ mà N. đã hại các CTCK phải "gánh" được tính bằng con số hàng trăm tỷ đồng và chủ nợ là các NHTMCP. Cũng cần nói thêm về các CTCK, với áp lực về thị phần, doanh số, đã cấp đòn bẩy không tiếc tay cho các khách hàng của mình đến khi "có chuyện" cũng gần như bất lực.
Bởi lẽ, do mối quan hệ với khách VIP, nhiều giao dịch có khi chỉ thông qua điện thoại, hoặc khách ngồi ngay sàn nói đặt lệnh. Cá biệt, nhiều trường hợp khách VIP giao dịch thiếu tiền, hẹn chiều hoặc sáng mai thanh toán, CTCK cũng "ok" không chút do dự. Chưa kể đến vấn đề sử dụng đòn bẩy mới chỉ được luật hóa rõ ràng trong thời gian gần đây, vì vậy những hợp đồng trước đó, muốn kiện tụng cũng không hề đơn giản.
Và điểm cuối cùng là không CTCK nào muốn "to tiếng" thông báo với các CTCK bạn về sai lầm của mình để cảnh báo vì điều này chẳng khác nào tự nhận mình "ngu". Nuốt trái đắng vì lỗ đó.
Cái chết được báo trước
Như đã nói ban đầu, P. "đen" huy động đưa tiền cho N. đầu tư và phải trả lãi rất cao. Vì vậy, để giải quyết được bài toán trả lãi, không có cách gì khác hơn là phải huy động từ người sau trả cho người trước hoặc lấy gốc để trả lãi. Trong trường hợp của N. và P. số tiền này còn bị "bào mòn" bởi sự thua lỗ trong đầu tư chứng khoán.
Với biện pháp trên, khi không thể huy động được thêm tiền, hoặc số tiền thua lỗ quá lớn, không thể bù đắp, các CTCK "bắt bài" được N. thì ngày tận số của 2 nhân vật này cũng đã điểm. Điều đáng nói ở đây là việc P. và N. duy trì được những hành động của mình đến tận 2 năm là rất "cao thủ", đến mức độ một môi giới OTC kỳ cựu phải thốt lên rằng 2 nhân vật này còn giỏi hơn cả… những cao thủ từng vào tù.
CTCK K. được đồn là "điểm đến" cuối cùng của N., đáng chú ý là N. lại có cả cổ phần của CTCK này. Do CTCK K. vốn có quy trình quản lý rủi ro cực kỳ chặt chẽ, nên N. gặp khá nhiều khó khăn trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Khoảng 2 tuần trước, khi bắt đầu có những thông tin về việc N. và P. bị các cơ quan an ninh đưa vào tầm ngắm, CTCK K. đã mạnh tay bán ra toàn bộ danh mục của N. đồng thời khi N. không thanh toán được số tiền nợ, CTCK K. cũng "siết" luôn cổ phần tại CTCK K. của N. và chuyển sang cho người khác.
Theo một số thông tin khác nhau, do N. đi đến một số CTCK sử dụng đòn bẩy lớn, vì vậy N. cũng kết thân với những chiến hữu nhằm hỗ trợ về mặt uy tín, thậm chí vay hộ N. để giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, đường dây huy động vốn của P. cũng được đồn đại là ra tận đến ngoài Bắc.
Vì vậy, khi bắt đầu không có khả năng trả lãi, chủ nợ của P. và N. từ Bắc đã vào trong Nam để truy tìm, cá biệt còn thuê cả xã hội đen. Và cuối tuần qua, do lo sợ tính mạng của mình, N. đã tiến hành đầu thú với các cơ quan an ninh.
Một điều rất dễ thấy là khi TTCK càng khó khăn, những vụ lừa đảo, vỡ nợ sẽ xảy ra ngày một nhiều và quy mô ngày một lớn. Điều này cho thấy hoạt động của các CTCK, hay hệ thống tín dụng dành cho các CTCK có quá nhiều kẽ hở về quản lý, phòng ngừa rủi ro. Và không loại trừ trong thời gian tới sẽ còn có những tin xấu liên quan đến các vụ vỡ nợ "khủng" hơn nữa.
Theo Thái Ca - Đông Phương
Sài Gòn đầu tư tài chính


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, 9 October 2011 9:15 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Nash Equilibrium. Trọng và Dũng - Giáp và Vịnh - Minh và Duẩn

 
//
bạn đang đọc...


Nhìn từ ngoài vào, vô tình hay cố ý, người ngoại quốc nhìn thấy VN đúng là một thiên đường.

Chiều nay, tôi được một người ngoại quốc mời đi ăn và bàn chuyện làm ăn.

"Trư Bát Giới" luôn là một tay tạo cho những thảo luận business trơn tru

 0o0

Anh chàng này, có vợ VN, luôn miệng khen VN hết lời, có nhiều cải tiến hết xảy.

Nhưng khi tôi hỏi dò anh ta có muốn đem "cái project" mà anh ta đang bàn cãi, về VN hay không ? thì anh ta im lặng

0o0

Chiều về đọc bài này mới hiểu "im lặng"  là dấu hiệu của  Nash Equilibrium

0o0

Đừng bao giờ, có ý nghĩ gán cho tên Trọng là Nguyễn Phú Trọng, và Dũng là Nguyễn Tấn Dũng

Vì sao ?

Vì cả hai người này đều không là tù nhân

Chắc chắn không

Cùng lắm là tội nhân
 
0o0


Vì vậy nếu tên Trọng là Nguyễn Phú Trọng, và Dũng là Nguyễn Tấn Dũng, thì số năm ở tù là 0, số năm cầm quyền là trên 5 năm ?

D~


Chính trị - Xã hội, Lý thuyết

Nash Equilibrium – Xã hội thoái hóa

Posted by kastinsky 09/10/2011 Để lại phản hồi
 
Rate This
LTS: Ở Việt Nam đã hình thành vững chắc một quan điểm sống của đa số người dân là Makeno. Đó là quan điểm sống bàng quan với những hiện tượng tiêu cực xã hội đang xảy ra quanh ta như tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, nịnh bợ, làm ăn giả dối, lừa đảo và đồng thời dung dưỡng cho cá nhân thói ích kỷ, thực dụng. Bấy lâu nay đã có những người đưa ra lời giải cho hiện tượng xã hội này như do sự vô cảm của người Việt và thói quen chạy theo giá trị vật chất thời mở cửa. Song chúng tôi xin vận dụng lý thuyết trò chơi, một lý thuyết nổi tiếng của John Nash để giải thích hiện tượng xã hội này. Hy vọng độc giả sẽ có cách nhìn mới về thực trạng và giải pháp toàn diện cho xã hội Việt Nam hiện nay.
Đầu tiên, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả về khái niệm Nash Equilibrium hay gọi là cân bằng Nash – khái niệm trọng tâm của bài viết này. Nash Equilibrium là một tình huống mà các bên lựa chọn chiến lược tốt nhất với giả định những bên còn lại đã chọn được chiến lược của họ. Bài toán cổ điển của Nash Equilibrium là Song đề Tù nhân. Song đề Tù nhân chỉ ra rằng tại sao con người lại thất bại trong việc hợp tác với nhau ngay cả khi hợp tác đưa đến một kết quả tốt hơn cho cả hai.
Song đề Tù nhân
Song đề Tù nhân là một câu chuyện về 2 nghi phạm cướp nhà băng bị cảnh sát bắt. Ví dụ tên của 2 nghi phạm này là Dũng và Trọng. Dũng và Trọng đều được thẩm vấn riêng biệt. Cảnh sát nói rõ cho cả 2 biết rằng: "Ngay bây giờ, cho dù không thú nhận gì cả thì anh vẫn bị giam 1 năm vì tội tàng trữ vũ khí trái phép. Nếu anh nhận tội và tố giác người kia, anh sẽ được tự do. Còn kẻ đồng phạm kia sẽ phải lĩnh án 20 năm tù. Nếu như cả hai cùng thú tội, mỗi người sẽ lĩnh án 8 năm tù."
Nếu như họ chỉ quan tâm tới hình phạt mà mình phải chịu thì họ sẽ hành động ra sao? Chúng ta biết là mỗi người tù chỉ có 2 phương án: thú tội hoặc im lặng. Hình phạt mà họ phải chịu phụ thuộc vào chiến lược của cả 2.
Chúng ta hãy thử xem Dũng suy nghĩ như thế nào: "Mình không biết thằng Trọng nó định làm gì. Nếu nó im lặng thì cách tốt nhất của mình là thú tội bởi vì mình có thể được tự do thay vì chịu án phạt tù 1 năm. Nếu nó thú tội thì cách tốt nhất của mình vẫn là thú tội bởi vì mình có thể chỉ chịu án phạt 8 năm tù thay vì 20 năm. Thế nên dù thằng Trọng có làm gì đi nữa, mình nên thú tội là hơn."
Minh họa cho Song đề Tù nhân
Trọng cũng suy nghĩ tương tự như Dũng. Cả 2 đều chọn lựa chiến lược chủ đạo là thú tội. Kết quả là cả 2 đều chịu án phạt 8 năm tù trong khi họ còn có tùy chọn tốt hơn là cùng giữ yên lặng và chịu án phạt 1 năm tù. Đây chính là Nash Equilibrium cho cả 2.
Hối lộ hay không?
Giờ chúng ta hãy xem xét xem tại Việt Nam có hình thành được một Nash Equilibrium không. Thí dụ, tiểu thương biết quan chức A tham nhũng, do đó tiểu thương hối lộ X đô la, và quan chức A biết tiểu thương chỉ có thể kham nổi X nên không đòi thêm, cũng không ít hơn, do đó cả hai "hài lòng với kết quả, sau khi biết nhau quá rõ". Tất cả tiểu thương đều tuân theo cách hối lộ X đô la mặc dù họ có thể lựa chọn tất cả cùng không hối lộ cho quan chức A này.
Nhiều trường hợp hối lộ trong xã hội Việt Nam cũng tồn tại Nash Equilibrium tương tự, người nhà bệnh nhân biết phải hối lộ bác sĩ, y tá một số tiền nhất định để những người này điều trị bệnh nhân tốt hơn. Hơn thế nữa, tất cả mọi người đều làm như vậy, ai mà không hối lộ thì bệnh nhân sẽ phải chịu đau đớn hơn. Chính vì thế, hối lộ y bác sĩ trong quá trình điều trị trở thành một thỏa thuận ngầm tại Việt Nam. Và các y bác sĩ cũng chấp nhận điều đó. (Tinmoi, 22/02/2010)
Tiến bộ chính trị
Áp dụng vào chính trị Việt Nam, chúng ta có thể thấy rõ ràng là với chế độ độc đảng cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam rất khó đạt được các tiến bộ chính trị cũng như cải cách xã hội. Các đại hội Đảng chỉ là nơi diễn ra các màn dàn xếp chính trị tinh vi giữa các phe nhóm lợi ích trong đảng. Vấn đề Đổi mới lần 2, tái cấu trúc nền kinh tế được đặt ra cách đây 5 năm song nay vẫn không có chút tiến triển nào (BBC Việt Nam, 14/03/2006) Rồi ta thấy rõ hơn ở chương trình cải cách giáo dục của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân, sau 2 năm là chương trình cải cách giáo dục của ông ta hoàn toàn thất bại mặc dù đạt được một thành tích ban đầu tương đối ấn tượng (Tintuconline, 21/06/2010). Còn rất nhiều ví dụ khác nữa về tình trạng Nash Equilibrium này trong xã hội Việt Nam.
Nash Equilibrium xảy ra khi mọi phe phái đều hiểu rõ nhau, và không phe nào muốn / dám thay đổi điều họ đang làm nếu tất cả các phe kia đều KHÔNG thay đổi.
Ai dám thay đổi chính trị như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, kể cả những người từng nắm trọng trách cao trong Đảng, chính quyền như ông Trần Xuân Bách, Trần Độ thì bị mang họa ngay.
Do đó, đại đa số dân chúng VN ở vào tình trạng "learned helplessness" – thụ động bất biến và do kinh nghiệm học hỏi được. "Kinh nghiệm học hỏi" là từ các vụ bắt bớ số tù nhân lương tâm như Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Linh mục Lý, và một số khác.
Nói khác đi, không có biến chuyển xã hội tại Việt Nam, cũng không có biến chuyển chính trị. Ai ở đâu, ở yên vị trí đấy, một Nash Equilibrium rất chặt chẽ đã bị hình thành, một loại "trật tự, ổn định xã hội" giữa con cọp, cáo, nai, và thỏ đã hình thành, không thể hoán đổi.
Xã hội thoái hóa
Chính phủ Việt Nam không chơi công bằng, không chấp nhận xáo trộn xã hội cho dù theo hướng lành mạnh (biểu tình chống Trung quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa), không ép buộc các ngân hàng thua lỗ nặng phải khai phá sản, không chấp nhận các thành phần Chính phủ không ưa thích được bất cứ điều gì cho dù đòi lại mảnh đất có giấy tờ thuộc về họ, v.v…
Trong thực tế, xã hội nào có sự "ổn định chính trị" kiểu Việt Nam là xã hội đó bị thoái hóa. Xã hội không thể, không nên có ổn định chính trị kiểu một bên đàn áp, một bên chịu đựng. Không thể có kiểu yên ắng nơi bên 9 đè bẹp bên 1. Cũng như đánh cờ, đá banh với hạng quá kém, không học được gì, thắng 100 trận không hay, vì chưa bắt đầu đã biết kết quả.
Xã hội phải có thắng có thua, có ngân hàng phá sản, có doanh nhân treo cổ, có Chính phủ bị thay thế, nơi KHÔNG có Nash Equilibrium hoặc ít ra có phe nào đó được thêm lợi mà không làm hại phe nào khác.
Do đó loại "Equilibrium" của VN là loại "tất cả cùng thua, cùng thoái hóa, cùng ôm nhau chết chung".
Ai cũng là nạn nhân
Khi ở trong tình trạng Nash Equilibrium, sẽ vô cùng khó cho xã hội Việt Nam để bứt phá ra. Tình hình kinh tế – xã hội – chính trị Việt Nam hiện nay đang suy thoái nghiêm trọng và có xu hướng chung là xuống cấp.
Xã hội loạn lạc, lòng người ly tán, quốc gia không hướng THIỆN, mà chi hướng lợi ích cá nhân, do đó, mạnh ai nấy giựt.
Quan to giựt nhiều, quan nhỏ giựt ít, người buôn bán giựt tiền người mua bằng hàng giả, dỏm, kém chất lượng, độc hại.
Thầy cô giáo giựt tiền học trò bằng cách "trả đủa" đứa nào không đóng tiền học thêm, ba mẹ không "biết điều" các ngày lễ tết, nhập học.
Bác sĩ giựt tiền bệnh nhân, ghi toa thuốc không ai hiểu, trừ chính nhà thuốc họ lập ra. Bệnh nhẹ ghi nặng, nhiều thuốc, lại toàn thuốc brand name, trong khi lẽ ra chỉ 1, 2 loại tương dược, thì ghi ra 5-7 loại brand names, mắc hơn mấy chục lần.
VINASINK giựt, Dung Quất giựt, SCIC giựt.
Ai cũng là nạn nhân cả, trong xã hội Cộng sản Việt Nam.
Xã hội tiến bộ
Một xã hội tiến bộ sẽ không bao giờ có Nash Equilibrium, 2 việc này không đội trời chung với nhau [mutually exclusive].
Không bao giờ có thể cùng tiến, chỉ có thể cùng lùi như Việt Nam. Vì sao?
Muốn xã hội tiến bộ thì phải tạo tình trạng cạnh tranh công bằng, và hễ nói đến "cạnh tranh" thì phải có người thắng, người thua, do đó không thể TẤT CẢ CÙNG TIẾN. Tư tưởng và đảng phái cũng vậy.
Diều hâu như Reagan chỉ đúng khi có chiến tranh lạnh, nhờ vậy mà đánh sập khối Xô viết. Bồ câu như Clinton chỉ đúng khi có thời bình, chứ Clinton đã không thể thắng khối Xô viết, và ngược lại Reagan đã không thể xây dựng kinh tế hùng mạnh như Clinton.
Hai đảng của Mỹ luôn thay phiên thắng – thua, chứ không thể cả hai cùng thắng. Một số đông dân chúng thắng, nhưng phải có một số ít bị thua.
Xã hội Mỹ luôn thay đổi, thắng thua xảy ra hàng ngày, không có Nash Equilibrium và chưa từng, và sẽ không từng có.
—————————–
Thay đổi không phải luôn luôn tốt, như khi chính trị Mỹ thay đổi từ Clinton qua Bush con thì mọi việc sụp đổ cả về kinh tế lẫn xã hội, chính trị, quân sự.
Afghanistan là mồ chôn lính Xô viết, làm Liên xô kiệt quệ, góp phần quan trọng vào việc sụp đổ kinh tế vào cuối thập niên 1980. Bush con lại rơi vào cái bẫy chết người này, lại thêm Iraq, quả là ngu xuẩn còn gấp bội hơn các nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên xô.
Khủng hoảng kinh tế vẫn đang hoành hành tại nước Mỹ, xã hội phân hóa, lòng dân buồn bã tê tái, kinh tế và xã hội Mỹ khó bao giờ có thể hồi phục bằng khi Bush con chưa nhậm chức.
Tuy có thể thay đổi càng xấu như trên, nhưng một thay đổi khác sau đó – Tổng thống Obama đang cố gắng sửa các sai lầm do Bush con tạo ra – sẽ phần nào hoặc gỡ lại tất cả các sai lầm trước đó.
Rõ ràng, tình hình xã hội Mỹ dù có bi đát cũng không nghiêm trọng bằng tình hình xã hội ngày càng đi xuống ở Việt Nam. Liệu chúng ta có thể nhìn về đâu để tìm ra lời giải cho Nash Equilibrium đang tồn tại ở Việt Nam? Chúng tôi xin gợi ý: câu trả lời chỉ có thể được tìm thấy trong hiến pháp Việt Nam.
————–
Tinmoi, Bác sĩ ăn tiền bệnh nhân: Bóng ma trắng trong bệnh viện, 22/02/2010, http://www.tinmoi.vn/Bac-si-an-tien-benh-nhan-Bong-ma-trang-trong-benh-vien-10124355.html
Tintuconline, Hai không" thất bại?, 21/06/2010, http://tintuconline.com.vn/vn/giaoduc/450222/index.html
BBC Việt Nam, Nhóm lợi ích và tương lai Đổi Mới, 14/03/2006, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/03/printable/060312_nhom_loi_ich.shtml
Tham khảo:
Tầm nhìn, "Chủ nghĩa" vô cảm, 31/12/2010, http://www.tamnhin.net/Vanhoathethao/7684/Chu-nghia-vo-cam.html
Dân luận, Người Buôn Gió – Những cái chết lãng xẹt, 26/01/2011, http://danluan.org/node/7648


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Friday, 7 October 2011 8:06 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Gánh vàng đi đổi tiền Hồ

 
//
bạn đang đọc...
Kết kim, Vàng



Gánh vàng đi đổi tiền Hồ
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Tương 


D~



Bắt đầu chiến dịch kết kim

Posted by ddkt 06/10/2011 2 phản hồi
 
2 Votes
Các doanh nghiệp đã dùng nguồn cung có sẵn trong kho để cung ứng ra thị trường. Đồng thời tài khoản vàng nước ngoài đã được mở lại để bổ sung.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, từ sáng đến thời 4 giờ chiều ngày 6/10 đã có hơn 4 tấn vàng được bán ra thị trường, sau khi Ngân hàng nhà nước cho phép công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và 5 ngân hàng là Eximbank, ACB, Techcombank, Đông Á, Sacombank được bán vàng.
Tôi xin nói lại cho các bạn hiểu kỹ hơn. Đây không phải là vàng của họ bán ra, đây là của DÂN gởi vào.
Thông tư 32 quy định, lượng vàng được chuyển đổi tối đa là 40% tổng lượng vàng tồn quỹ của ngân hàng thương mại tại thời điểm xin chuyển đổi vàng tồn quỹ và mở tài khoản vàng ở nước ngoài.
Họ bán ra kiểu này, rủi vàng lên, mua vào không kịp, thì phải quỵt của dân thôi.
Vàng đang lên giá trở lại, vào lúc này là 1647, do Europe và Mỹ được trấn an cấp quốc gia rằng có CP chống lưng.
Hôm nay tin thất nghiệp Mỹ TỐT = thất nghiệp thấp hơn dự đoán.
Theo hồi pre-TWIST thì tin này đã làm vàng giảm, nhưng nay do investors quá lo sợ, nên nay tin KT TỐT thì VÀNG LÊN.
Xả kho vàng
4 tấn vàng tức 130 ngàn troy ounces, nếu mỗi ounce lên 30 USD thôi thì họ sẽ phải lỗ 5 triệu USD (100 tỉ đồng).
Cho mở kho bán vàng thế này chứng tỏ CP VN cạn kiệt lắm rồi, hết ngoại tệ bán ra.
Do nếu không bán ra thì giá vàng trong nước sẽ cao hơn giá ngoại quốc nhiều, sẽ có buôn lậu và do đó sẽ bị chảy máu ngoại tệ. Khi đó CP VN phải bán USD ra giữ tỉ giá.
Nay do hết USD bán ra, cách duy nhất còn lại là cho xả kho vàng bán ra ào ạt, nhưng nếu giá thế giới lên, thì phải quỵt của dân gởi vào.
Mà cho dù giá thế giới không lên thì nếu dân vào rút ra ào ạt thì cũng không có vàng để trả lại.
———
Đây là hình thức KẾT KIM, CP VN đang cho tịch thu vàng của dân, hôm nay tịch thu 6 tấn. (Thanh niên, 6/10/2011)
Ai dại dột gởi vàng vào ngân hàng sẽ có ngày bị mất trắng, CP VN chỉ cần cho lệnh "Chỉ đuợc lấy ra bằng VND" thì 1 phát quỵt hết hơn 100 tấn vàng dân bỏ vào.
Số 6 tấn xả kho hôm nay có giá trị khoảng 320 triệu USD, các ngân hàng đào đâu ra số này mua trả lại vào kho cho dân gởi vàng vào.
Sẽ có giá vàng chính thức
Đang có can thiệp mạnh, hôm nay tịch thu 6 tấn vàng dân gởi vào các ngân hàng, bán ra 4 tấn.
Số còn lại 2 tấn sẽ bán sạch trước cuối tuần, và thế là tuần sau lại sẽ có tịch thu thêm hơn 10 tấn.
Số vàng dân dại dột gởi vào ngân hàng sẽ bị bán sạch trong vòng vài tuần. Và thế là khi đó có kêu khóc thế nào thì ngân hàng cũng chỉ trơ mặt ra mà nói "Chúng tôi có quỵt đâu, vẫn trả lại bằng VND đấy thôi".

Nhưng khi đó sẽ là giá vàng "chính thức", như USD giá chính thức hiện nay vậy, tuy treo bảng như vậy nhưng không ai mua được cả.
Giá vàng chính thức sẽ được quy ra từ giá USD chính thức, dân gởi vàng sẽ bị lỗ nặng khi chỉ nhận VND theo giá này.
Còn bán vàng và USD bình ổn giá tới bao giờ?
Hôm nay do bán vàng, USD ra ào ạt, nên giá vàng, USD tại VN tạm xuống (CafeF, 5/10/2011). CP VN bị thâm hụt ngoại tệ thêm.
Hôm nay NHNN bán ra không thể dưới 200 triệu USD.
Và họ sẽ phải tiếp tục bán ra, ngưng 2 ngày là giá vọt lên lại ngay.
Vàng cũng vậy, họ ngưng cho ngân hàng lấy vàng của dân bán ra chừng 2 ngày, là giá chênh lệch với thế giới vọt lên hơn 4 triệu đồng/ lượng ngay, thay vì 2 triệu như hôm nay. (CafeF, 6/10/2011)
Làm 1 con tính nhỏ sẽ thấy, CP VN còn có thể bán USD giá rẻ ra thêm bao lâu, ngân hàng còn có thể quỵt vàng của dân bán ra thêm bao lâu?
Một khi 2 loại này hết sạch, cả USD và vàng, thì sẽ ra sao?
Ai khôn thì nhờ ai dại thì chịu bị quỵt vàng, tiền thêm lần nữa vậy.
————————————-
CafeF, NHNN sẽ tiếp tục bán ngoại tệ ổn định thị trường, 5/10/2011, http://cafef.vn/2011100506331663CA34/nhnn-se-tiep-tuc-ban-ngoai-te-on-dinh-thi-truong.chn
Thanh niên, Ngân hàng triển khai giao dịch vàng tài khoản, 6/10/2011, http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20111006/Ngan-hang-trien-khai-giao-dich-vang-tai-khoan.aspx
CafeF, Ngày 6/10: Giá vàng mất 550 nghìn đồng/lượng, 6/10/2011, http://cafef.vn/20111006091419477CA34/ngay-610-gia-vang-mat-550-nghin-dongluong.chn

Chia sẻ:

Thảo luận

2 phản hồi to "Bắt đầu chiến dịch kết kim"

  1. 0
    0
     
    Rate This
    Ha ha ha
    Ta sẽ chạy thẳng lên đỉnh núi
    Hét một tiếng lạnh trời xanh…
    Posted by Cười Vãi Hàng | 06/10/2011, 23:28
  2. 0
    0
     
    Rate This
    Vàng đang lên giá trở lại, vào lúc này là 1647, do Europe và Mỹ được trấn an cấp quốc gia rằng có CP chống lưng.
    Hôm nay tin thất nghiệp Mỹ TỐT = thất nghiệp thấp hơn dự đoán.
    Theo hồi pre-TWIST thì tin này đã làm vàng giảm, nhưng nay do investors quá lo sợ, nên nay tin KT TỐT thì VÀNG LÊN.
    Bạn cho mình nguồn những tin này được ko?
    Thank bạn nhá
    Cố gắng phát huy!!!!
    Posted by 123 | 07/10/2011, 00:21


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Friday, 7 October 2011 7:53 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Tiền Hồ chới với nhìn Đô-vàng khiêu vũ

 

"Cũng theo Lao động, giá USD trên thị trường tự do chiều qua mua vào bán ra lên 21.620 - 21.680 đồng/USD. Giá chào mua, chào bán thực tế giữa các ngân hàng thương mại cũng lên 21.020 - 21.050 đồng/USD." (sic)

0o0

Nhưng hình như quen biết khủng vẫn có thể mua "giá đặc biệt', cái này gọi là wen biết, hổng tính, kỳ cục wá.  Ngoài ra chiến dịch "vàng" đang được nhà nước CSVN phát động, gọi là giảm chênh lệch so với giá thị trường vàng quấc tế (http://www.gafin.net/20111006060241102p0c34/hom-nay-gia-vang-giam-300-nghin-dongluong.htm).

0o0

Đô-vàng khiêu vũ xuống lên
Ngân hàng nhà nước muốn rêm cái đầu
Người dân chẳng chịu ngu lâu
Nhìn đám tiền rác lắc đầu chịu thua

D~

http://www.gafin.net/20111006102932146p0c34/gia-giao-dich-usd-lien-ngan-hang-dang-bi-day-len.htm

Tiền tệ - Ngân hàng

Giá giao dịch USD liên ngân hàng đang bị đẩy lên

Thứ năm, 06/10/2011 10:38

Giá USD tự do biến động khiến người dân rút tiền tiết kiệm để bán trên thị trường tự do. Bị rút đột ngột, ngân hàng phải tìm mua USD giá cao.

Theo Lao động ngày 6/10 phản ánh nguồn cung ứng USD từ khu vực dân cư cho ngân hàng hầu như ngừng hẳn do giá USD niêm yết của ngân hàng đang thấp hơn gần 800 đồng so với thị trường tự do. Trong khi đó, nhu cầu USD không giảm do doanh nghiệp cần ngoại tệ nhập nguyên vật liệu chuẩn bị mùa tết.

Ngoài ra, có tình trạng người dân rút USD đang gửi tiết kiệm trong ngân hàng để bán ra chợ đen. Nguyên nhân do giá USD chợ đen gần đây tăng vọt trong khi lãi suất tiền gửi USD chỉ 2%/năm.

Bị rút tiền gửi đột ngột, một số ngân hàng không có đủ chi trả, lại không vay được ngân hàng bạn nên phải tìm mua giá cao. Giá giao dịch USD thực tế trên thị trường liên ngân hàng vì thế tiếp tục bị đẩy lên.

Cũng theo Lao động, giá USD trên thị trường tự do chiều qua mua vào bán ra lên 21.620 - 21.680 đồng/USD. Giá chào mua, chào bán thực tế giữa các ngân hàng thương mại cũng lên 21.020 - 21.050 đồng/USD.

Lao động dẫn nguồn tin từ giới kinh doanh ngoại tệ cho biết, USD bị đẩy giá chủ yếu vì tình trạng mua gom để nhập lậu vàng.
Nguồn Lao động

0o0
"
Rate This
Hiện thời, vàng ở VN là 45 đến 50 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới và tỉ lệ usd. Đây là cơ hội tốt để nhà nước tung usd chính thức, nhập vàng, bán lấy vnd rồi dùng vnd thu mua usd trong dân.
[1]. Đã chi 1,5 tỷ USD nhập vàng
Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết biết, kim ngạch nhập khẩu vàng tháng 9 đạt khoảng 600 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm nay lên 1,5 tỷ USD.
Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ ở mức 0,36 tỷ USD, lượng và giá trị vàng nhập khẩu về Việt Nam từ đầu năm đến nay đã tăng gấp hơn 4 lần…" (dudoankinhte)

0o0

Sau nhiều ngày tuột dốc, VN-Index "bốc" lên 1 chút, cũng đủ cho Dzịt Cừu dzui mừng dzui,

http://www.gafin.net/home.htm
 

Chứng khoán

Cập nhật lúc 11:01:30 ngày 6/10/2011
VN - IndexHNX - Index
VN-INDEX
421.32
 
0.99%
4.11
HNX-INDEX
72.10
 
2.50%
1.76




From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Thursday, 6 October 2011 5:12 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Đồng bạc Hồ Chí Minh mất giá khủng trong 1 ngày

 

Ngân hàng nhà nước CSVN phải tung tiền ra chặn

Chưa thấy lời kêu gọi các "người dziễn xứ", cá kình, voi, ruột già ngàn dặm, chiên da ... gửi  tiền đô về giúp nhà nước

Dám MTTQ sắp mở chi nhánh lại tại ngoại quốc lắm

Kiểu này niềm tin không cần đánh cũng thành bánh Cu Đơ

D~
 
Một ngày bao tải tiền Hồ
Biến thành giấy rác tiền đô hóa rồng

Khi nào dân trữ vàng đô
Lòng tin vào đống tiền Hồ đã tan

Bao giờ lạm phát thành siêu
Thì con cháu bác chơi diều đứt dây

D~



http://cafef.vn/2011100506331663CA34/nhnn-se-tiep-tuc-ban-ngoai-te-on-dinh-thi-truong.chn

NHNN sẽ tiếp tục bán ngoại tệ ổn định thị trường

7 tháng đầu năm 2011, cán cân thanh toán tổng thể đạt thặng dư trên 5 tỷ USD. Đến 29/9, tiền gửi ngoại tệ của TCTD tại NHNN tăng 45,1% so với cuối tháng 8/2011 (tăng thêm 586 triệu USD).
Theo số liệu thống kê của NHNN, 7 tháng đầu năm 2011, cán cân thanh toán tổng thể đạt thặng dư trên 5 tỷ USD, trong đó mức thặng dư cải thiện qua từng quý, trong đó quý I/2011 thâm hụt, quý II và quý III/2011 đạt mức thặng dư cao.
Chuyển tiền một chiều của khu vực tư nhân trong 7 tháng đầu năm 2011 có sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2010. Trong 7 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã thu hút được 5,6 tỷ USD chuyền tiền một chiều của khu vực tư nhân (bao gồm cả chuyển tiền của người lao động Việt Nam ở nước ngoài và kiều hối), tăng 42,7% so với cùng kỳ năm 2010.
Cán cân vãng lai 7 tháng đầu năm 2011, cán cân vãng lai thặng dư 1,3 tỷ USD (cùng kỳ năm 2010 thâm hụt 3,2 tỷ USD).
Thặng dư cán cân vốn và tài chính tăng khá so với cùng kỳ năm 2010. Cụ thể, vốn FDI trong 9 tháng đầu năm 2011, FDI ước tính đạt 6,1 tỷ USD, tương đương mức cùng kỳ năm 2010.
Về vốn đầu tư gián tiếp, mặc dù thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng trên thị trường chứng khoán và tăng cường góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp chưa niêm yết. Trong 9 tháng đầu năm 2011, ước đạt 1 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2010 (9 tháng đầu năm 2010, nếu không tính việc phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế, vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đạt 940 triệu USD).
Bên cạnh cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện, chu chuyển vốn ngoại tệ qua hệ thống ngân hàng diễn ra theo chiều hướng tích cực, đảm bảo an toàn thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng và góp phần ổn định lãi suất, ngoại tệ, tỷ giá USD/VND.
Mặc dù nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng từ thị trường quốc tế trong tháng 9/2011 giảm đáng kể do các khoản vay ngoại tệ trên thị trường quốc tế đến hạn trả nợ (tính đến ngày 29/9/2011 giảm 745 triệu USD, tương đương 7,52% so với cuối tháng 8/2011), nhưng luồng vốn ngoại tệ chuyển vào hệ thống ngân hàng qua kênh huy động vốn ngoại tệ từ nền kinh tế và thu hồi các khoản cho vay ngoại tệ đến hạn đã đảm bảo chi trả đầy đủ các khoản nợ ngoại tệ đến hạn của hệ thống ngân hàng.
Tính đến ngày 29/9/2011, huy động vốn ngoại tệ của hệ thống các tổ chức tín dụng từ nền kinh tế tăng 0,07% (tương đương 17 triệu USD) so với cuối tháng 8/2011. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ (thu nợ ngoại tệ) giảm 792 triệu USD, tương đương 2,71% so với cuối tháng 8/2011.
Như vậy, trong tháng 9/2011, phần thu ngoại tệ (809 triệu USD) vẫn lớn hơn phần chi ngoại tệ trả nợ (745 triệu USD) của hệ thống ngân hàng là 64 triệu USD.
Mặt khác, tiền gửi ngoại tệ của TCTD tại NHNN tăng cao trong tháng 9/2011 cho thấy thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng tiếp tục được đảm bảo.
Tính đến ngày 29/9/2011, tiền gửi ngoại tệ của TCTD tại NHNN tăng 45,1% so với cuối tháng 8/2011, tương đương với mức tăng thêm 586 triệu USD.
Theo NHNN, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, dự trữ ngoại hối nhà nước được củng cố và thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng được đảm bảo trong những tháng vừa qua là cơ sở quan trọng để ổn định tỷ giá USD/VND và lãi suất ngoại tệ trên thị trường trong nước trong những tháng còn lại của năm 2011.
 
Để đối phó với nhu cầu mua vàng gia tăng đột biến trong những ngày gần đây, NHNN sẽ có ngay các biện pháp đủ mạnh để ổn định giá vàng trong nước phù hợp với giá vàng thế giới, chống đầu cơ, buôn lậu vàng qua biên giới ảnh hưởng tới sự ổn định của thị trường ngoại hối, tỷ giá.
 
NHNN và các NHTM sẽ tiếp tục bán ngoại tệ can thiệp thị trường, giải quyết đầy đủ nhu cầu ngoại tệ cần thiết của nền kinh tế, đảm bảo ổn định tỷ giá từ nay đến cuối năm với mức biến động không quá 1%.
Khánh Linh
Theo TTVN


http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/10/05/tin-nong-gia-usd-tai-vn-dang-thay-doi-tung-gio/

Tin nóng: Giá USD tại Việt Nam đang thay đổi từng giờ

Posted by ddkt 05/10/2011 3 phản hồi
 
7 Votes
5/10/2011: Chỉ trong 1 ngày 5/10/2011, giá USD tại Việt Nam đã liên tiếp phá các mốc quan trọng, và đang tiến sát tới mốc 22000 đồng/USD.
Xem ra lời hứa của ngài Tân thống đốc Nguyễn Văn Bình không có sức nặng kéo giá USD xuống.
Trước đó, tại cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước với 12 ngân hàng lớn ngày 7/9, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định Ngân hàng Nhà nước có đủ sức can thiệp bình ổn tỷ giá biến động không quá 1% từ nay tới cuối năm.
Giá USD tăng mau và mạnh thế này rất nguy cho hàng ngàn doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ tới kỳ trả. Hơn thế nữa, giá vàng cũng sẽ tăng rất mạnh vào ngày mai. Trong mấy ngày hôm nay, giá vàng đã lên lại mốc 45 triệu đồng/lượng rồi.
Do dư nợ ngân hàng 30 tỉ USD, mỗi 100 VND/ USD tăng giá, là 3000 tỉ đồng (137 triệu USD) thiệt hại cho các người đang vay mượn nợ USD tại VN.
Và đó là con số chính thức, nợ ngân hàng. Ngoài ra còn rất nhiều món nợ cá nhân, giữa các công ty với nhau, v.v… Số này khắp toàn quốc cũng sẽ lên đến hàng chục tỉ USD khác.
Hàng nhập sẽ tăng giá, tuần sau khi phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc Tây, v.v… về VN, tất cả đều sẽ tăng giá.
Giá USD càng lên, người ta càng mua vì sợ lên nữa, càng mua thì USD càng hiếm, và USD càng hiếm thì giá càng lên.
———
Vòng xoáy này không thể được cản lại, trừ khi CP VN can thiệp thô bạo, cách duy nhất là TUNG USD RA BÁN, ĐẨY GIÁ USD XUỐNG.
Và như vậy, Việt Nam sẽ bị giảm dự trữ ngoại tê vô cùng nặng nề, họ đã bán ra hơn 2 tỉ USD trong tháng 9, và tháng này sẽ phải bán thêm 3 tỉ USD là tối thiểu để giữ USD không tăng quá 22k VND.
Nếu họ bán thêm 3 tỉ USD, thì sẽ chỉ còn 9 tỉ USD dự trữ.
—————-
Giá nay đã 21900 rồi, toàn quốc.
Sáng mai nếu ông Bình không tung ít nhất 200 triệu USD ra, thì giá sẽ lên 21,95k – 21,98k, hoặc có thể nhảy vọt qua 22k.
Sức mua rất kinh khủng. Hôm nay chúng tôi ước tính số thu mua phải lên tới 500 triệu USD là ít.
2000 tiệm vàng quanh SG mà thôi, ai ai cũng mua vào cả chục ngàn đô, không ai bán ra cả, có chăng chỉ bán lặt vặt cho các mối quen, do họ cần giữ USD mua vàng lậu từ Cambodia đem về, để làm nhẫn, đốt ra làm vàng riêng của họ để bán.
Một người tôi quen nói hôm nay mua vào gần 100 ngàn đô cho tiệm anh ta, vì hổm rày bán hết vàng, cần USD mua vào từ thương lái nhập lậu, mà nhóm này thì chỉ lấy USD.
Tính trung bình cho là 50 ngàn đô/ tiệm x 2000 tiệm = 100 triệu USD chỉ trong các tiệm vàng SG.
Ngoài ra còn Cần thơ, Đà nẳng, Hà nội, ngân hàng, tổ chức tín dụng, cty vàng bạc và đá quý, người buôn lậu hàng ngoài bến cảng, qua biên giới, chiêu đãi viên, phi công VN Airlines, v.v…
——————-
Rồi các cty nhập xăng dầu cũng chạy ra mua ào ạt, cho bằng chị bằng em, chứ đâu chịu mua giá cao, và xin mua giá chính thức rất khó, do họ cần mỗi THÁNG khoảng 1 tỉ USD nhập xăng dầu.
Các đại lý thuốc Tây, cty thuốc Tây, bán hàng lấy VND rồi thì phải chạy mua USD nhập về, chứ ra khỏi VN 1 mét thì tiền VN có giá trị thua tờ báo.
USD sẽ lên giá vô hạn định, tức là không có điểm dừng. Chính tôi KHÔNG NGỜ giá lên cao vậy chỉ trong 1 ngày.
—————————–
Chẳng quan chức nào trả lời được 1 câu hỏi vô cùng đơn giản: giá USD bán tự do tại các ngân hàng là bao nhiêu?
Nói vòng vo, kể thành tích, đưa ra hàng trăm chỉ số như các bài này để làm gì:
Chấp ông Bình, Thành, Ngân, Nghĩa, Dũng, ra mua USD tự do, không dùng chức vụ, được giá dưới 21800 vào lúc này.
Sáng mai, nếu NHNN không bán ra ít nhất 200 triệu USD giá rẻ, thì giá tự do sẽ tăng vọt lên ít nhất 21950-xx980. Hoặc ngay cả vọt qua 22k.
Sức mua quá lớn, tôi rất ngạc nhiên và công nhận là ngoài dự đoán.
Tiền ở đâu mà người ta vác ra cả bao gạo giấy 500 ngàn, liệng lên bàn cái đùng, bảo các đầu nậu đi thu gom USD về bán cho họ, "giá nào cũng mua".
Nhưng là đầu nậu buôn tiền, có người tới mua thì phải bán ra, và số người mua này không phải mua để bán lại, nên cũng là rút USD ra khỏi lưu thông thị trường.
USD, vàng đang lưu thông (in circulation) nay đang rất hiếm. Người ta mua vào là giữ chặt lấy, đem chôn, không ai chịu bán ra lại cả.
Sáng mai sẽ RẤT sôi động đây.
————————————————-
Ngày mai để xem NHNN tung ra bao nhiêu trăm triệu USD.
Trong 2 ngày tới, theo tôi, phải tung ra ít nhất cũng 500 triệu USD mới giữ giá nổi dưới 22k.
USD price is spiraling out of control.
Khối ngoại đang bán ròng CK mạnh, tháng rồi họ bán ròng 1000 tỉ đồng, vài ngày qua ngày nào họ cũng thu về thêm vài chục tỉ đông.
Đang có rút vốn mạnh ra khỏi VN. Khối này thu mua USD không ít đâu.
(Sẽ còn tiếp tục cập nhật)

Chia sẻ:

Thảo luận

3 phản hồi to "Tin nóng: Giá USD tại Việt Nam đang thay đổi từng giờ"

  1. 0
    0
     
    Rate This
    Hiện thời, vàng ở VN là 45 đến 50 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới và tỉ lệ usd. Đây là cơ hội tốt để nhà nước tung usd chính thức, nhập vàng, bán lấy vnd rồi dùng vnd thu mua usd trong dân.
    [1]. Đã chi 1,5 tỷ USD nhập vàng
    Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết biết, kim ngạch nhập khẩu vàng tháng 9 đạt khoảng 600 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm nay lên 1,5 tỷ USD.
    Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ ở mức 0,36 tỷ USD, lượng và giá trị vàng nhập khẩu về Việt Nam từ đầu năm đến nay đã tăng gấp hơn 4 lần…
    http://vietstock.vn/ChannelID/759/Tin-tuc/202779-da-chi-15-ty-usd-nhap-vang.aspx
    [2]. Sức ép đè nặng, tỷ giá khó bề chống đỡ.
    Chợ USD tự do ở Hà Nội sau hơn nửa năm im tiếng gần đây bỗng "thức dậy". Hai tuần qua, hoạt động giao dịch trở nên sôi động và công khai như chưa từng trải qua giai đoạn bị kiểm soát gắt gao.
    Đặc biệt, từ cuối tuần trước, sau nhiều lần tăng giá bất thành, USD đã xác định mốc 21.000 đồng khá chắc. Sau đó, đồng ngoại tệ này bắt đầu tăng giá, gia tăng khoảng cách với tỷ giá chính thức.
    Đầu tuần này, giá USD đã "bốc" lên đến 21.300 đồng. Đây là mức giá cao nhất tính từ đầu năm. Giá lên càng kích thích các giao dịch mua bán, làm sức nóng thị trường tăng lên.
    Trong hệ thống ngân hàng, tỷ giá cũng căng. Ngân hàng Nhà nước duy trì tỷ giá liên ngân hàng ở mức 20.628 đồng/USD trong suốt quãng thời gian dài hơn 1 tháng. Các ngân hàng thương mại đã niêm yết giá kịch trần ở mức 20.834 đồng/USD, và đây cũng là mức giá là Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước áp dụng….
    ***** Bài viết cùng chủ đề:
    - Giao dịch USD 'chợ đen' ngang nhiên hoạt động (04/10/2011)
    - Đến lượt giá USD tự do dâng cao 21.400 đồng (03/10/2011)
    - Tỷ giá đang chịu áp lực mạnh mẽ (02/10/2011)
    - Siết mua bán USD tại thị trường tự do (30/09/2011)
    - Cầu USD đang tăng (29/09/2011)
    Posted by abcsukien | 05/10/2011, 20:13

0o0
http://vef.vn/2011-10-05-duoc-da-usd-dang-nham-moc-22-000-dong


Kinh tế 24h

Được đà, USD nhắm mốc 22.000 đồng

Bài đã được xuất bản.: 05/10/2011 15:30 GMT+7
(VEF.VN) - Sau động thái của Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá chính thức thêm 10 đồng, thị trường tự do liên tiếp tăng mạnh. Trong ngày 5/10, giá USD tự do đã tăng gần 100 đồng.
Đến 15 giờ chiều ngày 5/10, giá USD tự do ở Hà Nội đã lên đến mức 21.570 - 21.630 đồng/USD, tăng 80 đồng/USD so với sáng nay. Thậm chí, trước đó, có thời điểm, giá USD đã được đẩy lên đến 21.650 đồng khi cao điểm mua bán.
Như vậy, chuỗi tăng giá USD đã liên tiếp được đẩy mạnh lên, sau khi vượt qua mốc 21.200 vào cuối tháng trước, giá USD nhũng ngày đầu tháng 10 đã liên tục tăng mạnh hơn 300 đồng cho đến thời điểm này.
Đây có thể xem là mức tăng giá mạnh nhất của USD trong thời gian từ đầu năm đến nay. Điều này khiến cho thi trường USD vốn ảm đạm trong thời gian qua đã bùng nổ giao dịch trở lại.
Sáng và trưa nay, chợ giao dịch USD vốn nổi tiếng ở Hà Trung - Hà Nội đã hoạt động rất sôi động và người đổ đến mua bán rất động. Đây là cảnh hiểm gặp trong thời gian gần một năm qua khi cơ quan chức năng ra tay chấn chỉnh các hoạt động giao dịch USD tự do.
Hầu hết người dân đến đây mau bán đều có xu hướng mua vào vì lo ngại USD còn đắt hơn theo chu kỳ cuối năm.
Giới kinh doanh cũng cho rằng, USD đắt lên bên cạnh các yếu tố mua gom đẻ nhập khẩu vàng thì chu kỳ đắt lên của USD cuối năm đã được dự báo sẽ lại đến bất chấp những cam kết ổn định của cơ quan quản lý đối với tỷ giá chính thức.
Cuối năm, các doanh nghiệp và người dân phải lo chạy mua gom USD để trả nợ ngắn hạn, nhu cầu mua USD sẽ tăng lên mạnh hơn khi tỷ gái có dấu hiệu tăng khiến người dân đổ xô mua vào để tranh rủi ro tăng giá cao hơn. Đặc biệt, khi ngân hàng hạn chế việc bán USD cho các đối tượng thì thị trường tự do càng có thêm lý do để nâng giá.
Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cuối năm cũng sẽ tăng lên, tạo sức ép lên các ngân hàng và thị trường. Còn nhập siêu vẫn tiếp tục tăng lên trong tháng 9 đẩy cán cân thanh toán tiếp tục bị thâm hụt.
Đặc biệt, thời gian qua, một số ngân hàng đã vay một khoản nợ ngoại tệ khá lớn đối với các ngân hàng nước ngoài nay cũng đến hạn trả nợ khiến cho ngân hàng cũng trở thành đối tượng mua gom USD để trả nợ. Tất cả những áp lực này sẽ khiến tỷ giá tiếp tục tăng lên.
Việc tăng giá ở USD chợ đen đã lan vào tận các ngân hàng, khi việc mua USD đang trở nên khó khăn và chịu nhiều chi phí hơn khiến tỷ giá thực cao hon. Lo ngại nhất hiện nay là nếu đã tăng giá USD khôngđược kìm lại, thời điểm cuối năm sẽ càng khiến tỷ giá căng thẳng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối mà còn gây áp lực lên lạm phát.
* Xin bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, 2 October 2011 3:53 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Đầu tư vào gạch đá tại TQ và VN

 
http://dpg.com.vn/News/tabid/70/NewsID/10455/Default.aspx

Bong bóng bất động sản Trung Quốc bắt đầu vỡ? (30/09/2011 09:26)

Thị trường trái phiếu và cổ phiếu Trung Quốc đang phát đi tín hiệu cảnh báo rằng bong bóng bất động sản trên thị trường đại lục này chuẩn bị đến giai đoạn vỡ tung.

Theo Financial Times, thị trường trái phiếu và cổ phiếu Trung Quốc đang phát đi tín hiệu cảnh báo rằng bong bóng bất động sản trên thị trường đại lục này chuẩn bị đến giai đoạn vỡ tung – diễn biến xấu có thể khiến các thị trường tài chính toàn cầu chấn động.
Cho đến năm ngoái, lĩnh vực bất động sản Trung Quốc vẫn được nhà đầu tư quốc tế hết sức ưa chuộng. Cái từng được yêu thích nay đang trở thành nỗi sợ, nhà đầu tư phải đối đầu với sự thật rằng giá bất động sản đang rơi và các công ty kinh doanh bất động sản không thể tiếp cận được với nguồn tài chính.
Nỗi sợ rõ nét nhất có thể thấy trên thị trường trái phiếu quốc tế, các công ty bất động sản Trung Quốc đã bán 19 tỷ USD nợ trong những năm gần đây. Giá trái phiếu của các công ty giảm sâu, lợi suất trái phiếu tăng mạnh.
Ông Owen Gallimore, chiến lược gia tại ANZ, phân tích: "Có thể thấy lợi suất trái phiếu đã vượt mức 20%, rủi ro vỡ nợ lên rất cao." Ông cảnh báo ít nhất một nửa các công ty bất động sản này thuộc diện rủi ro không thể thanh toán được nợ trái phiếu.
Thị trường chứng khoán còn tồi tệ hơn. Tính từ đầu năm 2011 đến nay, cổ phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc niêm yết trên thị trường Hồng Kông đã giảm tới 40% trong khi đó chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông giảm 22%.
Bà Agnes Deng, trưởng bộ phận kinh doanh cổ phiếu Trung Quốc tại Baring Asset Management, chỉ ra: "Người ta đang lo lắng về rủi ro vỡ nợ và tác động đến các công ty bất động sản, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán nói chung."
Trong một chuyến đi thực tế đến khu vực đồng bằng châu thổ sông Châu, bà cho biết đã chứng kiến nhiều công ty bất động sản giảm giá bán tới 5% hoặc hơn trong các giao dịch bát động sản, dù trên thực tế tháng 9 và tháng 10 hàng năm thường là tháng "thịnh" của thị trường bất động sản.
Số liệu từ chính phủ Trung Quốc cho thấy giá bất động sản Trung Quốc đã tăng 60% tính từ cuối năm 2006. Trong khi đó, tính toán của công ty trong lĩnh vực tư nhân lại cho thấy giá bất động sản tại một số phân khúc tăng.
Bởi thông tin từ các nguồn khác nhau đưa ra thông điệp khác nhau, thị trường Trung Quốc quá thiếu số liệu thống kê chuẩn xác, tổng thể về nguồn cung và nhu cầu, ý kiến về khả năng liệu bong bóng có tồn tại trên thị trường hay không và liệu nó đã vỡ hay chưa vẫn còn rất trái phiếu.
Tuy nhiên, có một sự thật không thể phủ nhận: các công ty bất động sản Trung Quốc vay nợ rất nhiều trong những năm gần đây khi họ theo đuổi các kế hoạch mở rộng hoạt động, vì vậy họ không còn nhiều khả năng ứng phó nếu doanh số bất động sản sụt sâu.
Tồi tệ hơn, các công ty bất động sản hiện không thể tiếp cận được với nguồn tài chính. Các ngân hàng nhà nước Trung Quốc, theo chỉ đạo của chính phủ, hạn chế cho vay với phần lớn các công ty bất động sản, ngoại trừ nhóm công ty mạnh nhất.
Gần đây, tổ chức xếp hạng tín dụng S&P đã tiến hành cuộc điều tra và đánh giá xem 30 công ty bát động sản lớn nhất Trung Quốc sẽ ra sao nếu thị trường đi xuống. Đối với các trái chủ, kết quả không quá tệ.
S&P chỉ ra phần lớn các công ty bất động sản sẽ vẫn chống chọi được nếu doanh số bán bất động sản giảm 10% trong năm 2012. Tuy nhiên, hơn một nửa các công ty, trong đó bao gồm cả vài công ty lớn nhất, sẽ khó có thể trả nợ nếu doanh số bán giảm 30%.
Năm 2008, giá trái phiếu của các công ty bất động sản Trung Quốc giảm sâu, thị trường bất động sản nội địa bắt đầu chịu chấn động.
Nhà đầu tư khi đó đã tính đến khả năng làn sóng vỡ nợ tăng cao, tuy nhiên điều này chưa bao giờ thành hiện thực bởi chính phủ Trung Quốc cho phép hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước tiêu tiền mạnh để cứu thị trường bất động sản, tăng trưởng cung tiền M2 của Trung Quốc tăng trưởng gần gấp đôi từ đầu năm 2008.
Nay khi lạm phát ở mức cao và kỳ vọng nợ xấu tăng mạnh trong hệ thống ngân hàng, rất ít người cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra gói hỗ trợ với quy mô giống như lần trước, ngày cả nếu kinh tế toàn cầu có khủng hoảng lần 2.
Ngọc Diệp
Theo TTVN




0o0


http://dpg.com.vn/News/tabid/70/NewsID/10135/Default.aspx

Bong bóng bất động sản sẽ không nổ (08/08/2011 08:27)

Thiếu vốn, giao dịch kém, nguồn cung và giá sụt giảm... khiến thị trường bất động sản rơi vào trạng thái căng thẳng trong 6 tháng qua. Song các chuyên gia cho rằng dù khó khăn nhưng bong bóng nhà đất chỉ xì hơi.

Ngày 6/8, Hội thảo Những giải pháp khơi thông thị trường bất động sản hướng tới an sinh xã hội diễn ra tại TP HCM đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp và chuyên gia tài chính, kinh tế, bất động sản tham dự. Bên cạnh việc hiến kế để tháo gỡ khó khăn cho thị trường địa ốc, có ý kiến cho rằng thị trường nhà đất sẽ không xảy ra tình trạng đổ vỡ hàng loạt dù đang bộc lộ nhiều khuyết tật.
Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa nhận xét, trong 60 năm qua giá bất động sản trên toàn thế giới tăng mạnh. Thị trường địa ốc thế giới có đặc điểm là hễ lãi suất giảm mạnh, Chính phủ áp dụng chính sách kích thích kinh tế thì giá bất động sản lại tăng lên. Trong lịch sử nhiều cường quốc như Nhật, Mỹ cũng từng bị vỡ bong bóng bất động sản. Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, ở Việt Nam dù xuất hiện bong bóng bất động sản nhưng chưa đến mức nổ tung. "Thêm chục năm tới bong bóng bất động sản vẫn chưa thể vỡ vì thu nhập người dân còn quá thấp. Thị trường địa ốc Việt Nam chỉ như cậu bé 4 tuổi, không đủ sức làm nổ bong bóng nhưng quả bóng này chắc chắn sẽ xì hơi dần". chuyên gia này dự báo.

Theo ông Nghĩa, nguồn cung bất động sản Việt Nam phụ thuộc vào quy hoạch và khả năng "chạy" dự án của các nhà đầu tư. Trong khi dân số tăng cao nhưng đất không nở ra thêm, lại còn bị ách tắc ở khu hành chính nên giá bất động sản tăng mạnh.
"Chạy một dự án mất nhiều năm mới xong thủ tục nên giá bất động sản tăng cao hơn các nước khác và sẽ kéo dài tình hình ấy trong tương lai. Nhà đất Việt Nam đang nằm trong top 10 nước có giá bất động sản cao nhất thế giới. Nếu lạm phát giảm, giá bất động sản sẽ lại tăng lên", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Các chuyên gia đánh giá bong bóng bất động sản đã xuất hiện nhưng không vỡ. Ảnh: Vũ Lê.
Trong khi đó, Trưởng ban chính sách đầu tư Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Trần Kim Chung chỉ ra điểm yếu của thị trường địa ốc Việt Nam là chịu sự chi phối của chính sách và trong giai đoạn bị tiền tệ hóa. "Nếu doanh nghiệp ngồi im không làm thì vẫn phải trả nợ tín dụng, càng đẩy mình vào tình thế khó khăn hơn", ông nhấn mạnh.

Ông Chung cho rằng chính sách thị trường không đủ mềm dẻo để tạo ra những sản phẩm nhà ở đa dạng. Bởi lẽ khả năng tài chính của mọi người thay đổi tuỳ theo từng độ tuổi. Trung bình cứ 30 tuổi thì người dân có khả năng mua nhà. Khả năng này cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn diện tích của căn hộ, thường là loại diện tích nhỏ. Trong thập niên 1960 Việt Nam có căn hộ 20-30 m2, thập niên 1970 lại có loại nhà 30-40 m2, cứ thế tăng dần lên 40-50 m2 cho các thập niên tiếp theo. Tuy nhiên từ năm 2000 trở đi thị trường xuất hiện toàn nhà cao cấp diện tích lớn. "Các loại căn hộ diện tích nhỏ dưới 60 m2 đều bị thị trường cho vào quên lãng là điều đáng tiếc", ông Chung nói.
Trong khi nhiều chuyên gia bất động sản tin rằng bất động sản là nạn nhân của chính sách thắt chặt tín dụng thì Nguyên phó viện trưởng Viện thị trường giá cả Bộ Tài Chính Vũ Đình Ánh phản biện quan điểm này. Theo ông Ánh, bản thân doanh nghiệp đã mắc phải sai lầm là sử dụng vốn không cân đối, thậm chí lạm dụng đòn bẩy tài chính. Vì thế, khi doanh nghiệp địa ốc bị thắt chặt tín dụng chỉ là giọt nước làm tràn ly khiến doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng.
Thị trường bất động sản được các chuyên gia đánh giá đang bộc lộ nhiều khuyết tật nhưng có thể tháo gỡ dần. Ảnh: Vũ Lê.
Các chuyên gia tài chính cũng đóng góp nhiều kiến nghị với Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản. Một trong số đó là đề xuất tính tiền sử dụng đất 10-20% theo khung giá đất Nhà nước ban hành ổn định trong 5 năm. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bất động sản tại TP HCM còn đề nghị Chính Phủ, Bộ Xây dựng xem xét, cho phép xây dựng căn hộ chung cư thương mại diện tích nhỏ để giảm giá thành, làm tăng tính thanh khoản cho thị trường.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam thừa nhận còn nhiều chính sách đất đai, nhà ở, bất động sản cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp hơn với tình hình hiện tại. Điều này đòi hỏi các bộ ngành liên quan phải kiên trì tháo gỡ dần chứ không thể làm trong ngày một ngày hai. Theo quan điểm của ông Nam, để vượt qua giai đoạn khó khăn này, doanh nghiệp địa ốc trước tiên phải tự cứu mình hơn là trông chờ vào gói hỗ trợ từ chính phủ hay một kịch bản chính sách tài chính thông thoáng. Lãnh đạo Bộ Xây dựng đánh giá, việc doanh nghiệp tự cứu lấy mình cũng là cuộc sàng lọc có thể giúp thị trường địa ốc lành mạnh hơn.
Ông Nam phân tích, xét tổng thể và dài hạn, thị trường bất động sản vẫn còn nhiều tiềm năng. Nguồn tiền trong dân cũng còn nhiều, ước tính dòng tiền tích luỹ của người dân ngoài ngân hàng là rất lớn, hiện đang chảy sang kênh đầu tư vàng. "Điều quan trọng nhất là làm cách nào để người dân có niềm tin đầu tư vào bất động sản. Đây là bài toán mà các doanh nghiệp cần tìm ra lời giải bằng cách cơ cấu lại sản phẩm sao cho giá cả vừa túi tiền của người mua", ông nói. 

VnExpress


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, 2 October 2011 12:00 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Đầu tư vào gạch đá tại VN

 
Tôi có vài người bạn thành công trong việc buôn bán địa ốc tại VN. Nghe nói một trong những người ấy gia sản phải khoảng vài trăm triệu đô la

Thật là một cuộc đột biến kinh tế chưa từng xẩy ra trước và sau đây (vô tiền khoáng hậu).

0o0

Tuy nhiên, qui luật kinh tế là có lên phải có xuống, thuyền to sóng lớn, hiếm ai giầu 3 họ, ít ai khó 3 đời ...

Chính để tránh khoảng cách quá lớn của sư khác biệt trong tài sản của một thiểu số và đa số trong xã hội, nhằm tiết giảm những nguy cơ, mà khoa học kinh tế luôn gắng tìm ra những bí ẩn, mẹo luật để cân bằng, ổn định guồng máy kinh tế, từ đó tránh những bất công, chắc chắn đưa đến những mất ổn định an ninh, đạo đức ..., thậm chí chiến tranh.

0o0

Như đã trình bày trong 1 số bài trước, đảng CSVN với sự "cố vấn", "bầy mưu lập kế", "hợp tác, đồng loã" của một số cựu sinh viên du học, đa số khuynh tả đi từ Miền Nam, làm việc phục vụ cho cá nhân họ hay tư bản xanh..., và một số thân Tầu Cộng, làm việc và hưởng lợi từ những tư bản đỏ ...

Bằng nhiều ngõ ngách, quan hệ tình cảm, gia đình ...., những "đỉnh cao kinh tế" này vào sát nách những "đỉnh cao trí tuệ" CSVN, từ đó dùng lợi, quyền, tình cảm kéo dần "những con cháu bác Hồ bác Duẩn ...", vào mê hồn trận, mà kết quả là nhều khối lượng tiền, tài nguyên, đất đai ... lọt voà tay "kẻ lạ", để đổi lấy nhiều ồi cù, mỏ bauxite, đường xá xuống cấp, dự án khủng vô hồn, tượng đá mẹ anh hùng, nghĩa trang liệt sỹ, lăng mộ nguy nga ...

0o0

Sau khi Thị Trường Chứng Khoán chao đảo, đến nay là bong bóng địa ốc, sắp vỡ

(Nhóm cố vấn kinh tế lớn bé trong nhóm tư bản xanh, đang tìm cách rời khỏi chiếc tầu chìm, và quay lại "trách móc" những lãnh đạo không tuyệt đối nghe theo lời khuyên của họ .... Nhóm tư bản đỏ đang dần thao túng mạnh hơn để khuynh đảo nền độc lập đã lung lay của VN)

0o0

Bài học này đã được người Việt thâu được, sau khi một số đã "còn đảng còn mình", nhúng tay vào máu đồng bào, hoặc lạnh lùng thờ ơ, vô cảm ... khi biết rằng, hàng ngày biết bao người trí thức yêu nước bị đảng cho công an bắt bỏ tù, đàn áp, tra tấn tinh thần và vật chất, chỉ vì họ đã có can đảm phản biện, đưa ra âm mưu tàn ác, tham lam của đảng CSVN, khởi đầu từ Hồ Chí Minh Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng ... qua đến Lê Duẩn, Lê Đức Thọ ....

Nhưng, luật quả báo lịch sử, nhân quả duyên nghiệp đã và đang mở ra kết quả, kết luận
cho 65 năm cầm quyền của đảng CSVN.

Oan khiên nghiệp quả còn đầy
Càng cao danh vọng càng xây tội phần

0o0

D~

http://dudoankinhte.wordpress.com/2011/10/01/thau-hieu-bai-hoc-dat-gia-cho-vietnam-tu-suy-thoai-bds/

Tác giả: John Ruwitch và Trần Lệ Thùy
Dịch: ẩn danh
Hiệu đính: Quang – thành viên ban biên tập Dự đoán kinh tế
Bài gốc: Reuters, Insight: Hard lessons for Vietnam as property slumps, 23/09/2011
A general view of Hanoi's skyline September 7, 2011 - Credit: Reuters/Kham
 
HÀ NỘI | Thứ Sáu 23 Tháng Chín, 2011 12:12am EDT
(Reuters) – Giống như nhiều người muốn kiếm tiền dễ dàng trong thị trường bất động sản Việt Nam, Nguyễn Thu Hương vay 500 triệu đồng (24.000 USD) từ một ngân hàng hồi tháng Tư để mua một căn hộ mới mà cô ta thật sự không cần đến, mục đích chỉ chờ bán. Câu hỏi duy nhất cô ta nghĩ đến lúc đó là sẽ lời lớn đến mức nào.
Năm tháng sau, nếu bán được là cô ta may lắm rồi.
Thị trường bất động sản đã đứng chựng, bị tấn công ở mọi mặt vì lạm phát tăng vọt, mức tiền lời cao ngất trời và sự cắt giảm cho vay. Các nhà thầu xây cất đang cho dừng lại các đề án đang làm hoặc trì hoãn các đề án mới. Giá bất động sản đang rớt xuống từ mức cao chóng mặt của những năm 2006, 2007 và các nhà môi giới còn đón chờ thêm nhiều thua lổ trước mặt.
"Thị trường bất động sản đang ở tình trạng tồi tệ nhất," ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai và một trong những triệu phú về bất động sản tầm cỡ nhất được biết đến tại Việt Nam đã nói vậy.
"Tôi dự đoán thị trường sẽ còn tiếp tục đi xuống."
Nhìn lại bốn năm trước, các nhà đầu cơ đã xếp hàng để mua các địa ốc cũng như các nhà thầu xây cất tiến hành xây dựng toàn bộ các khu đô thị tại một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Điều này khuấy lên kỳ vọng rằng quốc gia Cộng Sản của gần 90 triệu người (Việt Nam) sẽ sớm bước vào một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng.
Giờ đây, các cao ốc văn phòng trống rỗng và khu phức hợp căn hộ xây dựng dở dang tăng lên một nửa từ những đường phố đông nghịt. Nó đang đe dọa tới những mảng kinh doanh lớn của ngành ngân hàng, nơi có khoảng 10% các khoản nợ xấu được chính thức niêm yết là liên quan đến bất động sản.
Số tiền thực tế có thể cao hơn và chưa tính đến hàng tỉ đô la trong các khoản vay khác có tài sản thế chấp.
Tình hình suy thoái diễn biến phức tạp có thể sẽ làm sự phục hồi kinh tế gặp nhiều khó khăn mà các nhà kinh tế đã kỳ vọng về một sự chuyển biến sau gần một năm lạm phát hai con số.
"Tôi sợ rằng chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của thị trường nhà đất nhưng chúng ta chưa chứng kiến một Lehman Brothers thứ 2″, ông Jonathan Pincus, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh, ám chỉ tới sự sụp đổ của nhà đầu tư bất động  sản một thời hùng mạnh của Hoa Kỳ trong tháng 9 năm 2008.
Hương và những khách hàng khác đang học cách chấp nhận rằng giá bất động sản có thể dịch chuyển theo cả hai hướng ngay cả ở Việt Nam.
"Chúng tôi có thể bán căn hộ ngay lập tức kiếm lãi 200 triệu đồng (9600 USD) nhưng chúng tôi hy vọng sẽ có được lãi 500 triệu đồng (24,000 USD) nếu chờ đợi thêm vài tháng," Hương cho biết. Cô ta đang làm việc ở một cơ quan chính phủ tại Hà Nội có liên quan đến lĩnh vực bất động sản.
Trong khi đó, cô ấy phải trả lãi là 7,5 triệu đồng (360 USD) một tháng, một số tiền lớn tại một quốc gia thu nhập trung bình hàng năm là khoảng 1.100 USD. Phần trả góp thứ 2 của khoản vay 500 triệu đồng sắp đáo hạn sớm.
"Tôi không đủ khả năng trả nợ nữa," cô ta nói.
Đói vốn
Các nhà thầu xây cất cũng đang cảm thấy khó khăn.
Trong chiến dịch chế ngự mức lạm phát cao nhất châu Á, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay ngân hàng trung ương, đã tăng mạnh lãi suất trong năm nay và ra lệnh các ngân hàng thương mại khống chế mức cho vay trong lĩnh vực "phi sản xuất" , trong đó có bất động sản, xuống mức 16% của tổng dư nợ tín dụng ngân hàng vào cuối năm.
Đó là phương pháp hiệu quả để ngăn chặn dòng tiền mặt nuôi sống nhiều nhà thầu xây cất bất động sản, khiến cho cầu giảm và tiền ứng trước từ khách hàng cạn kiệt.
Khi thị trường bùng nổ, nguồn vốn của các nhà thầu xây cất có khoảng 20% ​​tiền mặt từ ngân hàng cấp cho và 80% từ các khoản tiền ứng trước. Nhưng  tỷ lệ đó đã thay đổi vào năm 2010, ông Nguyễn Xuân Thành, một nhà nghiên cứu tại Trường Harvard Kennedy School of Government và người đứng đầu chương trình chính sách công tại Trường Fulbright cho biết.
"Về cơ bản các nhà thầu xây cất không thể bán", ông nói.
Hoàng Anh Gia Lai, hay HAGL, một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất của Việt Nam, gắn chặt phần lớn vào lĩnh vực phát triển bất động sản, là một ví dụ.
Sau khi trở thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết vào Tháng Ba trên sàn chứng khoán London, nó thông báo lợi nhuận trước thuế và lãi vay âm trong quý II năm nay sau vài quý liên tiếp không khả quan.
Công ty này, với tiềm lực mạnh mẽ về căn hộ trung cấp tại thủ đô thương mại nhộn nhịp của thành phố Hồ Chí Minh, đã bị " giáng một cú mạnh" bởi suy thoái bất động sản và bị trì hoãn ít nhất ba dự án theo như Công ty môi giới chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết trong một báo cáo.
HAGL bây giờ đã quyết định chuyển hướng ra khỏi sự phụ thuộc vào bất động sản. Trong năm 2010, 90% thu nhập của nó có nguồn gốc từ lĩnh vực bất động sản. Đến năm 2014 sẽ là 20%, ông Chủ tịch Đức cho biết.
"Sẽ không bao giờ có lại thời kỳ vàng son cho bất động sản như năm 2007," ông nói, khi biên lợi nhuận "khủng khiếp" lên tới 200-300%.
Peter Ryder, Giám đốc điều hành của Indochina Capital, quản lý 3 quỹ-đóng tư nhân đầu tư bất động sản với hơn 2 tỷ USD của các dự án được quản lý và phát triển tại Việt Nam, cho biết đang bắt đầu xuất hiện hiện tượng đói vốn đầu tư.
"Hoặc là họ không thể có thêm tiền từ các ngân hàng vì các ngân hàng đã được thông báo" không cấp thêm tiền cho bất động sản ", hoặc họ không thể trả lãi cho các khoản vay mới, để mặc các khoản vay cũ tại đó," , ông nói.
Quá đáng
Trong bốn năm qua, tăng trưởng tín dụng trung bình đạt 35% mỗi năm. Nó cộng thêm gần 100 tỷ USD tín dụng mới, gần bằng sản lượng kinh tế của đất nước này trong năm 2010. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nó đồng thời làm phình tỷ lệ tín dụng Việt Nam lên tới 125% GDP. Các khoản nợ xấu cũng tăng lên.
Vào cuối năm ngoái, ngân hàng trung ương báo cáo tỷ lệ nợ xấu là 2,16%. Hai tuần trước, NHNN cho biết tỷ lệ nợ xấu vào tháng Bảy là 3,04% – tăng hơn 40%. Thống đốc Ngân hàng trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết tỷ lệ nợ xấu có thể đạt tới mức 5% vào cuối năm nay.
Ngày 1 tháng 9, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's Investors Service tin rằng chất lượng tài sản ngân hàng Việt Nam "tồi tệ hơn nhiều" so với báo cáo chính thức.
Các nhà phân tích đều đồng tình và một số người cho rằng con số thực có thể cao hơn.
Bất động sản chỉ là một phần của bức tranh nợ xấu. Những doanh nghiệp quốc doanh ngập nợ, kém hiệu qủa như tập đoàn đóng tàu Vinashin cận kề phá sản tiếp tục chồng chất thêm mức thua lỗ khủng.
Tuy nhiên, sau khi bùng nổ đầu cơ (bất động sản), nó đã đẩy giá cả cao đến mức mà HAGL của ông Đức gọi là "quá đáng". Việc này khiến các doanh nghiệp nhà nước mở ra những cánh tay nối dài sang bất động sản, các khoản vay thế chấp bất động sản mà có thể nói là độc hại nhất.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có trách nhiệm tư vấn cho chính phủ, đã được trích dẫn trong Thời báo Kinh tế Sài Gòn vào ngày 19 tháng 9 nói rằng khoảng một nửa các khoản nợ xấu không thể thu hồi được, với các khoản vay bất động sản chiếm số lượng lớn.
Nguy cơ cao nhất là một số ít các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng lớn nhất cho vay bất động sản tương đối thấp, trung bình khoảng 10%.
Nhiều ngân hàng nhỏ cho vay bất động sản lên tới 30-40%, và một số thậm chí lên tới 50%. Một tờ báo nhà nước trích lời ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nói trong tuần này.
Chưa có ngân hàng nào gặp khó khăn nhưng các nhà thầu bất động sản cũng như các nhà đầu tư lớn đang được theo dõi chặt chẽ. Họ đã chuyển một lượng lớn vốn vào các dự án bất động sản dưới các vỏ bọc khác nhau.
Phương tiện truyền thông nhà nước nói rằng một số ngân hàng lớn có tỷ lệ nợ xấu tổng thể trên mức trung bình. Tại ngân hàng lớn nhất,ví dụ Agribank, nợ xấu là 6,67%. Ông Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo cho biết chủ yếu nợ xấu nằm trong khoản cho vay bất động sản, VnExpress.vn đưa tin.
Nhà Bài lá
Tuy nhiên, hai vấn đề thực chất chỉ là mối quan tâm về vấn đề: sự thiếu minh bạch trầm trọng và bí mật mà ai cũng biết rằng nhiều ngân hàng sẽ làm bất cứ điều gì để lấp liếm tỷ lệ nợ xấu của họ.
Nếu các ngân hàng không đáp ứng được mục tiêu hạ tỷ lệ dư nợ tín dụng trong lĩnh vực phi sản xuất xuống 16% của ngân hàng trung ương, họ sẽ phải tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc và bị cấm không được mở chi nhánh mới.
Biết họ không thể đạt được các mục tiêu một cách hợp pháp, các nhà phân tích nghi ngờ một số ngân hàng đang khôn khéo đảo nợ hoặc tái phân loại ẩn số nợ bất động sản Việt Nam.
Một nhân viên môi giới bất động sản có kinh nghiệm của Việt Nam nói: "Chúng tôi nghĩ các ngân hàng sợ đến chết khi đi đòi nợ xấu bởi vì họ phải báo cáo việc đó và họ không có tiền để tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc". Người này từ chối được nêu danh tính vì tính chất nhạy cảm của vấn đề.
"Không ai muốn nói sự thật bởi vì sau đó toàn bộ nhà bài lá này sẽ sụp đổ."
Năm ngoái, mánh khóe mới nổi lên là ngụy trang các khoản vay bất động sản bằng trái phiếu doanh nghiệp, Thành cho biết.
"Mánh khóe này được rất nhiều nhà thầu bất động sản lớn sử dụng", ông ta nói thêm rằng không thể biết được mức độ gian lận bởi vì tất cả được thực hiện như trái phiếu phát hành riêng lẻ của doanh nghiệp.
Vào cuối tháng Tám, một báo cáo của Credit Suisse vạch ra rủi ro trong lĩnh vực doanh nghiệp và ngân hàng.  Trong kết luận của báo cáo có lưu ý cho các nhà đầu tư tiềm năng: "Chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư nên tránh các dịch vụ tài chính và bất động sản bởi vì các lĩnh vực này đang là trung tâm điểm của các món mợ đang bị nguy cấp nhất hiện nay tại Việt Nam."
Ngân hàng trung ương đang tìm giải pháp. Nó có kế hoạch để giúp 10 ngân hàng nhỏ có các vấn đề thanh khoản dù không công khai tên các ngân hàng đó. Và NHNN đang công khai thảo luận về các phương án sáp nhập có thể.
"Điều nguy hiểm là nếu chính phủ không thể buộc các ngân hàng tái cơ cấu, hoặc ít nhất đòi lại càng nhiều càng tốt nợ xấu của họ, thì nó sẽ trở thành một vấn đề. Sẽ có những tác động tài khóa tới chính phủ bởi về mặt chính trị ,họ không cho phép các ngân hàng phá sản ", Thành nói.
"Họ vẫn có thể khắc phục vấn đề bằng cách nào đó, nhưng họ phải làm điều đó ngay."
(Biên tập bởi Jason Szep)









 













 







From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Wednesday, 28 September 2011 4:38 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Voi Sờ Tóc

 

Voi Sờ Tóc 


Vốn ngoại bán ồ ạt 

Những Việt Kiều bao gồm mấy chục  "đại trí thức" đang chuẩn bị "mua ngỏ" sờ tóc 

0o0

Một nhân viên mang cái rổ ra bán "Voi Chứng Khoán" ra trình làng.

Vừa thấy anh ta nhiều người bu lại nhìn chầm chầm vào cái rổ

Anh ta đưa ra FPT, hỏi:

- Có phải voi chứng khoán không ?

Người ta lắc đầu

Nhân viên đó lại thọc tay vào , lấy ra HSG, hỏi

- Có phải voi chứng khoán không ?

Người ta lại lắc đầu

Nhân viên kia bực quá, đưa cả cái  rổ ra đặt xuống đất hỏi

- Có phải voi chứng khoán không ?

Người ta lại lắc đầu, nhưng vẫn nhìn về phía dưới bụng anh ta, tức quá, anh nhân viên gầm lên:

- Không phải voi, chẳng có voi thì bu vào nhìn cái gì

Có người trả lời:

-Ấy là, chắc sáng nay anh đi vội hay qua cầu gió bay xà lỏn, mà lại quên kéo zip, ... nhưng coi kỹ không phải voi, chỉ có tóc, chứ có gì đâu, mà nóng dzị ....

Đám Việt Kiều yêu nhà nước kéo đi mất tiêu

D~
 
http://vneconomy.vn/201109281

0o0

Chứng khoán bất thường vốn ngoại
 
  E-mail        Bản để in        Cỡ chữ       Chia sẻ:          Chia sẻ tin lên LinkHay.com
▪  KHÁNH HÀ
28/09/2011 11:04 (GMT+7)
 
Nhà đầu tư trong nước đang lo ngại trước động thái bán ròng mạnh mẽ của khối ngoài gần đây.
Thị trường chứng khoán quốc tế đang bất ổn trước mối lo về khủng hoảng nợ công tại châu Âu và đã có những báo cáo về dòng vốn rút ra khỏi nhiều thị trường. Tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài đã có chuỗi ngày bán ròng mạnh chưa từng có trên thị trường cổ phiếu trong 3 năm gần đây.

Tính đến ngày 27/9, mặc dù còn 3 phiên nữa mới kết thúc tháng nhưng triển vọng tháng 9 này sẽ ghi nhận một đợt bán ra kỷ lục của khối ngoại là rất lớn. Từ đầu tháng đến nay, dòng vốn ngoại đã thu về lượng tiền mặt lên tới trên 886,3 tỷ đồng tại hai sàn giao dịch, tính cho cả các giao dịch thỏa thuận (trừ trái phiếu).

Thống kê theo tháng, nếu không có những biến động khác thường về mua vào trong 3 phiên tới, tháng 9/2011 sẽ là tháng dòng vốn ngoại bán ròng mạnh nhất kể từ tháng 9/2009. Kỷ lục gần nhất là quy mô bán ròng 2.080,2 tỷ đồng trong tháng 9/2009 và là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ sau đợt tháo chạy ồ ạt khỏi thị trường trái phiếu năm 2008.

Trong tháng 8/2011, nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bán ròng khoảng 224,5 tỷ đồng. Hoạt động bán ra đã có những tín hiệu từ tháng trước nhưng chỉ thực sự trở nên rõ rệt trong tháng 9 với cao điểm là tuần từ 12-16/9, đạt giá trị bán ròng 695,4 tỷ đồng.

Phân tích cơ cấu giao dịch của khối ngoại cho thấy nhiều điểm đáng chú ý. Trước hết là sự "lệch pha" trong các giao dịch khớp lệnh và giao dịch thỏa thuận. Riêng trong tháng 9, hoạt động bán ròng qua các giao dịch khớp lệnh đã chiếm 98%. Các giao dịch thỏa thuận thoát ròng rất thấp (chỉ đạt xấp xỉ 16,6 tỷ đồng) và đa số giao dịch là thỏa thuận nội khối.

Thứ hai, hoạt động bán tập trung vào số ít blue-chip trên HSX, vốn là những cổ phiếu vốn hóa lớn được ưa thích trong danh mục. Những tuần giá trị bán ròng của khối ngoại tăng vọt đều tập trung vào những cổ phiếu như FPT, HAG, DPM, VIC, HPG...  Đến nay vẫn chưa có nhiều những báo cáo về giao dịch của tổ chức nhưng hoạt động bán như vậy hiếm khi thuộc về nhà đầu tư cá nhân.

Theo thông tin từ Công ty Chứng khoán Bản Việt, chỉ số tham khảo Market Vectors Vietnam (VNM) sẽ tới hạn tái cấu trúc danh mục hàng quý vào ngày 16/09/2011. Hai cổ phiếu sẽ không còn nằm trong rổ tính là FPT và HSG. Danh mục đầu tư của quỹ ETF Market Vectors Vietnam đến 23/9 đã không còn hai mã cổ phiếu nói trên. Quỹ này cũng đã bán ra mạnh VIC, VCB và CTG. Báo cáo của các quỹ liên quan của Deutsche Bank cũng ghi nhận hoạt động bán ròng gần 2,1 triệu FPT và không còn là cổ đông lớn.

Hoạt động chuyển nhượng thỏa thuận nội khối của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 9 lên tới gần 1.546,5 tỷ đồng (không tính trái phiếu) nhưng lượng vốn ròng bị rút ra lại quá nhỏ (16,6 tỷ đồng) cho thấy có sự thế chân của dòng vốn này. Việc thanh lý hoặc cơ cấu lại danh mục đầu tư của tổ chức nước ngoài được thực hiện khá êm thấm, ngoại trừ những hoạt động bán ròng qua khớp lệnh. Thông thường các thương vụ thoái vốn quy mô lớn được thực hiện qua hình thức thỏa thuận để khỏi ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Tuy nhiên nếu cầu đủ mạnh, cũng không loại trừ khả năng hoạt động này được tiến hành trực tiếp trên sàn khớp lệnh.

Bằng chứng dễ thấy nhất là trong tuần đỉnh điểm về thanh khoản của sóng tăng vừa qua, hoạt động bán ròng qua khớp lệnh của khối ngoại đã tăng vọt. Tuần từ 12-16/9, giá trị giao dịch khớp lệnh của hai sàn đạt 8.476 tỷ đồng, cao kỷ lục kể từ tuần áp chót tháng 12/2010 cũng là thời điểm khối ngoại bán ròng mạnh nhất. Tại HSX trong thời gian này, giá trị khớp lệnh đạt 4.702 tỷ đồng thì quy mô bán ròng đạt 633,2 tỷ đồng, chiếm gần 13,5%.

Áp lực bán ra của nhà đầu tư nước ngoài đột ngột tăng vọt trong hai tháng gần đây đúng vào thời điểm xuất hiện những báo cáo quan ngại về sự dịch chuyển dòng vốn ra khỏi nhiều thị trường mới nổi. Bất ổn kinh tế thế giới gia tăng trong khi Việt Nam cũng phải đối mặt với nguy cơ lạm phát, giá vàng tăng vọt và biến động trên thị trường ngoại tệ. Sự xoay chuyển bất thường của dòng vốn ngoại tại Việt Nam đã làm nảy sinh nhiều nghi ngại về nguy cơ thoái vốn, nhất là khi hàng loạt quỹ đầu tư đã phát tín hiệu từ đầu năm về áp lực của cổ đông, cũng như nhu cầu phải chuyển đổi mô hình từ quỹ đóng sang quỹ mở.

Hai tháng trở lại đây dòng vốn ngoại rút khỏi vị thế nắm giữ cổ phiếu khoảng trên 1.110 tỷ đồng. Đây là con số tương đối lớn nhưng cũng không phải là quá lớn so với lượng vốn gián tiếp đang nằm trong thị trường hiện tại. Việc gia tăng nắm giữ hoặc thoái vốn, cơ cấu danh mục là hoạt động bình thường của các quỹ, nhất là các quỹ đầu tư theo chỉ số hoặc ủy thác. Nhiều thông tin đăng ký cơ cấu danh mục với việc bán ra/mua vào tương đương hoặc chênh lệch không nhiều cho thấy điều này.

Thời gian qua cơ quan quản lý cũng ghi nhận dòng vốn nóng có vào thị trường Việt Nam, nhưng không lớn. Nhu cầu rút ra của dòng vốn này là bình thường. Theo thông tin từ ông Nguyễn Thành Long Vụ trưởng, Vụ quản lý các công ty Quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán nhà nước), 6 tháng đầu năm dòng vốn gián tiếp (FII) có xu hướng đi lên rất mạnh mẽ. Vốn vào trong tháng 7, 8 tuy có giảm nhẹ so với các tháng trước đó, nhưng dòng vào vẫn ở trạng thái dương. Hiện vốn FII ròng vào Việt Nam cũng tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Tổng giá trị tài sản của dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đạt hơn 7 tỷ USD, con số này có nhích hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Một điểm nữa cũng đáng chú ý là thương vụ trị giá 570 triệu USD của ngân hàng  Mizuho Financial Group Inc. (Nhật Bản) vào VCB để sở hữu 15% cổ phần cho thấy dòng vốn gián tiếp dài hạn vẫn đang tìm đến Việt Nam. Đặc biệt thông tin mới đây từ bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết sự trở lại rất sôi động của dòng vốn ngoại trên thị trường trái phiếu sơ cấp. Riêng trong tháng 5 và 6/2011, nhà đầu tư nước ngoài đã mua gần 6.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Đây là một thay đổi lớn trong khi 4 tháng đầu năm 2011, khối này gần như không tham gia thị trường sơ cấp.

Theo bà Lan, động thái mới của dòng vốn nước ngoài trên thị trường trái phiếu cho thấy kỳ vọng về sự ổn định vĩ mô thời gian tới. Có hai khả năng trong cách nhìn nhận của các tổ chức nước ngoài khi quay lại với trái phiếu chính phủ. Thứ nhất là những khó khăn của Việt Nam đã bộc lộ hết. Thứ hai là kỳ vọng vào khả năng giảm lãi suất thời gian tới. Thường lãi suất giảm, giá trái phiếu sẽ tăng, do đó việc mua đón đầu xu hướng hạ lãi suất là hiện thực.


Chứng khoán
15:59 (GMT+7) - Thứ Tư, 28/9/2011
Chứng khoán "mốc mép" chờ tiền
 
  E-mail        Bản để in        Cỡ chữ       Chia sẻ:          Chia sẻ tin lên LinkHay.com
▪  TRỌNG NGHĨA
27/09/2011 08:53 (GMT+7)
 
Mức dao động quá lớn của vàng vật chất đang có độ hấp dẫn lớn đối với dòng vốn tiết kiệm có nhu cầu tìm kênh đầu tư hiệu quả hơn.
Việc khống chế chặt trần lãi suất huy động 14%/năm khiến rất nhiều người kỳ vọng vào dòng tiền sẽ quay về với chứng khoán. Nhưng việc tái diễn cảnh xếp hàng mua vàng và giá vàng trong nước cao vọt hơn giá vàng thế giới tuần qua khiến cơ hội này ngày càng thu hẹp.

Liên tiếp những ngày sau khi trần lãi suất được thực thi một cách quyết liệt, báo chí thông tin tình trạng rút tiền ồ ạt ở nhiều ngân hàng với con số hàng ngàn tỷ đồng. Số tiền này sẽ đi đâu là một câu hỏi lớn, tốn nhiều giấy mực và khiến giới đầu tư chứng khoán không khỏi khấp khởi mừng thầm.

Trước hết, một phần nguồn vốn này vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng, chỉ là lưu chuyển qua lại mà thôi. Tình trạng rút sổ tiết kiệm ở ngân hàng nhỏ để chuyển qua các ngân hàng lớn là có thực, dù vẫn cần các con số thống kê định lượng mới có thể khẳng định chắc chắn.

Vẫn chưa có các báo cáo về sự thiếu hụt thanh khoản và Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tích cực bơm tiền ra qua kênh thị trường mở và tái cấp vốn. Kỳ hạn cầm cố được kéo dài hơn và lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Từ đầu tháng 9 lãi suất qua đêm trên thị trường này đã nhảy vọt qua ngưỡng 12%/năm và tiếp tục dao động trên ngưỡng này.

Theo số liệu từ Bloomberg, tuần từ 19/9 - 23/9, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường 27.000 tỷ đồng thời hút về 22.990 tỷ đồng. Tính chung tuần qua, lượng bơm ròng khoảng 4.010 tỷ đồng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ và duy trì kỳ hạn giao dịch lên 14 ngày lãi suất giữ nguyên 14%, nhằm kéo dài thời gian đáo hạn cũng là một cách để hỗ trợ cho phía các ngân hàng kém thanh khoản. Theo thống kê, tính từ đầu tháng 9/2011 đến nay, Ngân hàng Nhà nước thông qua thị trường mở đã bơm ròng khoảng 25.000 tỷ đồng với lãi suất 14%/năm, và các kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày.

Thứ hai, nhu cầu tìm kiếm kênh đầu tư sinh lời tốt hơn gửi tiết kiệm sẽ hướng dòng vốn vào đâu? Thanh khoản trên thị trường chứng khoán tăng vọt trong 3 tuần đầu tiên của tháng 9 khiến suy luận đích đến của dòng vốn này vào chứng khoán là có cơ sở. Tuy nhiên thực tế thanh khoản đã bắt đầu tăng từ tuần cuối cùng của tháng 8 với giá trị giao dịch trung bình 1.395 tỷ đồng mỗi phiên. Nếu dòng vốn từ tiết kiệm chảy sang chứng khoán thì rất có khả năng, dòng vốn bổ sung này đã vào đúng đỉnh. Giá trị giao dịch đạt đỉnh điểm vào tuần giữa tháng 9 với bình quân 1.960 tỷ đồng/phiên.

Từ đó đến nay, thanh khoản trên thị trường liên tục sụt giảm. Như vậy nếu có một phần vốn mới thực chảy vào chứng khoán thì cũng đã bắt đầu tỏ ra cạn kiệt. Giá trị giao dịch không tăng thêm được bao nhiên trong tuần trước, thậm chí tính bình quân 5 phiên lại giảm gần 30%. Với đà suy giảm như thế này, khả năng thị trường trông cậy vào dòng vốn mới từ kênh tiết kiệm chuyển sang để tạo sóng là khá mơ hồ.

Dĩ nhiên trên thị trường vẫn có một lượng vốn cũ. Tuy nhiên nếu tính chung cả dòng tiền mới và dòng tiền hiện hữu thì lẽ ra thanh khoản phải khả quan hơn. Hiện tượng giá giảm, thanh khoản sụt giảm chỉ có thể giải thích bằng việc phần vốn cũ đã thoát ra khá nhiều và đang nằm im.

Chứng khoán qua đỉnh và rơi vào trạng thái eo sèo, trong khi giá vàng dao động cực mạnh khiến nhận định phần lớn dòng vốn có thể chảy vào vàng, và một phần vào USD là có cơ sở hơn cả. Cũng nên biết rằng trong khi giá vàng thế giới điều chỉnh tương đối mạnh vài ngày gần đây thì giá vàng trong nước vẫn luôn cao hơn giá vàng thế giới tới gần 4 triệu đồng/lượng. Cảnh xếp hàng chờ mua vàng lại tái diễn.

Bất chấp rủi ro của giá vàng thế giới, sức cầu với vàng trong nước vẫn rất lớn. Cuối tuần qua thị trường vàng chứng kiến những biến động lớn về nguồn cung. Thậm chí có thông tin rằng các công ty vàng không còn vàng để bán. Bất chấp các dự báo giá vàng thế giới có thể giảm, giá vàng trong nước chịu sự chi phối của nguồn cung vốn không liên thông ngay lập tức với bên ngoài. Việc Ngân hàng Nhà nước liên tục cho nhập vàng mấy tuần qua chỉ có hiệu quả rất ngắn hạn và bằng chứng là tỷ giá VND/USD hai hôm nay lại tăng vọt.

"Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã vọt lên 11,1% vào ngày 26/9 và đây là mức chênh kỷ lục. Nhu cầu đầu tư vàng trong nước đang tăng nhanh và thị trường ngoại hối một lần nữa lại căng thẳng. Trên thực tế, tỷ giá tự do (giữa mua và bán) đã tăng 155đ lên 21.320 mặc dù tỷ giá liên ngân hàng vẫn giữ được ổn định tại 20.955. Rõ ràng Ngân hàng nhà nước đang nỗ lực để giữ ổn định tỷ giá liên ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ giá tự do hiện đang tăng nhanh, hiện đã cao hơn 3,3% so với trần tỷ giá và 1,9% so với tỷ giá liên ngân hàng", bộ phận nghiên cứu của Công ty Chứng khoán HSC nhận xét.

Thị trường chứng khoán thường khá dị ứng với vàng và tỷ giá. Việc chờ đợi một lượng vốn mới nhàn rỗi chảy vào đủ lớn để tạo sóng dài hơi hiện tại vẫn bị cản trở vì những biến động quá lớn trên hai kênh đầu cơ nói trên. Chứng khoán cũng đã từng ăn "quả đắng" hồi đầu năm ngoái khi kỳ vọng đóng cửa sàn vàng ảo sẽ dồn lượng tiền khủng chảy qua.

Tuy nhiên thanh khoản tăng lên khá nhiều trong tháng 9 cũng là một điểm sáng về dòng tiền. Một so sánh với sóng tăng tháng 6 vừa qua cho thấy quy mô giao dịch trên 1.000 tỷ đồng tính chung cho cả hai sàn duy trì được trong 12 phiên liên tục, trước khi chu kỳ điều chỉnh kéo dài hơn hai tháng diễn ra. Trong đợt tăng này, quy mô giao dịch tương đương đã kéo dài 20 phiên liên tục tính đến hôm qua. Như vậy thực tế lượng vốn vào thị trường cũng đã tăng lên.

Đánh thức dòng vốn đang nằm ngủ ở kênh tiết kiệm là một trong những kỳ vọng lớn nhất của thị trường chứng khoán. Dòng vốn này hơi chậm chân một chút và có lẽ đang bị kẹt tại đỉnh khá nhiều, nhưng chí ít cũng đã gia nhập thị trường và sẽ còn ở lại lâu.

Biến động trên thị trường vàng vẫn là một trở ngại vì dòng vốn tiết kiệm chảy sang kênh này có thể nhiều hơn. Dù giá vàng có thể điều chỉnh nhưng sức cầu nội địa vẫn rất mạnh cho thấy tiền vẫn bị hút vào đáng kể. Vàng vật chất vẫn có sức hút nhất định và dù nhà đầu tư có thể lỗ nhưng nhu cầu cắt lỗ không mạnh như với chứng


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Tuesday, 27 September 2011 6:41 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Vàng, giảm đói (?) trong 1 nước sản xuất gạo hạng nhất nhì thế giới

 

http://danlambaovn.blogspot.com/2011/09/hon-2-trieu-nguoi-oi-o-viet-nam.html

Hơn 2 triệu người đói ở Việt Nam

Tư Ngộ (Người Việt) -  Hàng đoàn người chen nhau mua vàng tích trữ khi giá vàng giảm giá khoảng 1 triệu một lượng gây tắc nghẽn con đường Trần Nhân Tông qui tụ các tiệm vàng ở Hà Nội hôm Thứ Bảy 24 tháng 9 năm 2011, theo tin tức của tờ Thanh Niên.

Nhưng đồng thời, theo con số của Tổng Cục Thống Kê được báo Lao Ðộng tường thuật cùng ngày Thứ Bảy thì "9 tháng năm 2011, cả nước còn 580,000 lượt hộ thiếu đói, tương ứng với trên 2 triệu lượt nhân khẩu bị thiếu đói, giảm 8.4% so với cùng kỳ năm ngoái". 

Con số này và tỉ lệ "thiếu, đói giảm" có vẻ gì không nghiêm chỉnh vì mới tháng trước, Thông Tấn Xã Việt Nam, cơ quan thông tin chính thức của nhà nước CSVN cũng dựa vào Tổng Cục Thống Kê, cho hay ngày 29 tháng 8 năm 2011 là "trong tháng 8, số hộ thiếu đói cả nước đã giảm gần 39% với gần 19,000 hộ thiếu đói; số nhân khẩu thiếu đói giảm trên 34% so với cùng kỳ năm trước với khoảng 85,000 nhân khẩu thiếu đói". 

Chưa đầy một tháng mà hai bản tin dựa vào cùng một nguồn lại có những cách biệt và ngược chiều nhiều như vậy. 

Một người dân tỉnh Thanh Hóa phải đi ăn mày vì mất mùa, không có gì ăn.
(Hình: Phi Khanh/Người Việt)

Bản tin báo Lao Ðộng kể trên nói nhà cầm quyền trung ương bỏ ra gần 16,900 tấn gạo và 9.2 tỉ đồng để giúp các gia đình thiếu đói và TTXVN cuối tháng trước cũng nêu ra con số tương tự như vậy. 

Bản tin báo Bee.net ngày 13 tháng 5, 2011 tường thuật xuất gạo cứu đói còn đem cả ông thủ tướng ra dọa rằng "Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh sử dụng số gạo hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng cho nhân dân cứu đói. Trường hợp sử dụng sai qui định, không đúng đối tượng, không sử dụng hết số gạo được cấp phát phải có trách nhiệm hoàn trả để đưa vào dự trữ quốc gia". 

Một phụ nữ gánh ít bánh tráng bán rong độ nhật trên đường phố Sài Gòn.
(Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)

Thật ra, như các tin tức báo chí loan tải dịp này, số tiền và số lương thực cứu đói đó đã được nhà cầm quyền xuất ra từ tháng 5 năm 2011 cấp phát cho các gia đình thiếu đói của 11 tỉnh chứ không phải số tiền vào gạo mới được xuất ra gần đây. 

Theo các tin tức được nhà cầm quyền tỉnh Thanh Hóa báo cáo hồi tháng 5 năm 2011, chỉ riêng 7 huyện nghèo của tỉnh này đã có 250,000 người thiếu đói triền miên, chưa kể các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái đến các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Kontum, Gia Lai. 

Vậy với số người đói hơn 2 triệu nói trên mới được báo Lao Ðộng dẫn thuật tin từ Tổng Cục Thống Kê, với số gạo đã phát từ tháng 5, bây giờ có bao nhiêu người vẫn phải hái rau rừng, củ rừng, vớt nòng nọc ăn trừ cơm?


. Bookmark the permalink.

23 Responses to Hơn 2 triệu người đói ở Việt Nam

  1. Nặc danh says:
    Không hiểu vì sao mà cảnh rồng rắn giành nhau mua vàng trong khi người dân Việt Nam đa phần là đói khát lại chỉ xảy ra ở Hà Nội, thủ đô của "đỉnh cao trí tuệ" thế giới?
    Phải chăng Hà Nội là nơi chuyên nhận phong bì chạy chọt từ khắp cả nước, là nơi vẽ vời các dự án để "ăn" phần trăm, là nơi bọn đầu nậu tham nhũng xà xẻo đục khoét ngân sách quốc gia ... và ...?
    Hỏi cũng là đã có câu trả lời! Hà Nội của ta là "đỉnh cao trí tuệ loài người", là "lương tri nhân loại", là "lương tâm thời đại" !
  2. Nặc danh says:
    3TRIEU DAN VIEN CS + ONG BA ANH EM,VO CON, BAN BE CUA DANG LA 3O NUA. VO VET CUA DAN TRONG NUA THE KY ROI, NAY DU TIEN QUA,KHONG MUA VANG THI GIAU TIEN O DAU,TIEN MAT GIA, DAT DAI NHA CUA THI NHIEU QUA CO ROI,GUI DOLLAR THUY SI THI CHUONG MUC CUNG QUA NHIEU ROI SE LO, CHI CON CACH MUA VANG CHOI GIAU LA HAY NHAT.KHI NAO SUP DO THI OM VANG CHAY GIONG NHU THANG GADDAFI,DAN VIET NAM NHIN RO TRAI TIM DEN CUA BON BAN NUOC BUON DAN DANG LAM GI.NOI LAM CHI CHO MAT THOI GIAN VA SUC LUC. HAY HANH DONG DI KEO QUA TRE ROI, SAP MAT NUOC ROI./.
  3. Nặc danh says:
    Hỏi thế cũng hỏi? Hà nội là trung tâm của quyền lực, người ta có lo có lót cũng phải đúng chỗ, chứ ko lẻ lo lót ở ngoài ruộng hoang hay trong bưng cho thổ địa? Thứ hai chuyện mua vàng này nó có hai ba mặt:
    1- Người tàu sang mua đất nên các hộ thủ đô có cơ hội bán đất giá cao và mua vàng cất.
    2- Người dân ko tin vào sự ổn định của nền kinh tế, cũng như sự trường tồn của chế độ nên đổ xô mua vàng phòng thân.
    3- Quan chức chế độ cũng ko tin vào sự "muôn năm trường trị" của đảng và nhà nước nên lật đật bán đất + đô la ra mua vàng cất dấu cho an tâm phòng khi tháo chạy.
    Đây là lúc tất cả mọi người đều vì mình. Sống chết mặc ai, chẳng kể gì tới tổ quốc, đất nước. Y như chiếc tàu sắp đắm, đàn chuột ..... chạy. Hậu quả này là tất yếu của nền giáo dục nhồi nhét "tự cứu mình trước", còn sống chết kệ người. Ô hô ai tai!
  4. Nặc danh says:
    CON OI NHO LAY NGHE CHA. MOT NGAY THAM NHUNG BANG BA NAM LAM.MUA VANG TICH TRU GIAU SANG ,MAI DAY DAO TAU CO VANG NUOI THAN,
    ROI DAY TAO HOA XOAY VAN,XU NGUOI VINH HIEN NGOI TREN DONG VANG.GIANG SON TO QUOC DAU CON,CHI CON DAN VIET LAM DAN TAU PHU.VO MAU KEO LO CHUYEN DO./.
  5. thấy sao nói vậy says:
    Nhóm phản động DÂN LÀM BÁO cấu kết với Việt Tân tung tin thất thiệt nói xấu đảng và chính phủ ta , làm gì mà có 2 triệu người đói ăn ? Thử đi một vòng Sài Gòn , Hà Nội xem sao , nhà hàng cao cấp , quán bia , quán nhậu mọc lên như nấm , nhân dân ta vui vẻ hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc , thử nhìn đạo quân bán vé số cả hàng trăm ngàn người mà xem , điều nầy chứng tỏ dân ta giàu nước ta mạnh , người dân phải rất giàu có dư ăn dư mặc thì mới có tiền để mà chơi cờ bạc là vé số chứ .
    Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng làm lớn , người cần thoải mái để lo cho dân cho nước nên xây nhà hàng trăm tỉ là chuyện bình thường , thủ tướng xây nhà hàng trăm tỉ thì người dân ai ai cũng có nhà năm , mười hay mười lăm tỉ , nói tóm lại là người dân nước ta có được hạnh phúc hôm nay là nhờ đảng .
    Nước ta sắp có đường sắt cao tốc , đã có công nghiệp đóng tàu Vinashin ... một ngày không xa Việt Nam ta sẽ sánh vai các nước tiên tiến như Mỹ , Nhật .... đó là điều chắc chắn . Nhóm phản động DÂN LÀM BÁO hãy suy nghĩ lại và tin vào đảng , đó mới là yêu nước chân chính .
  6. Nặc danh says:
    Ok !! Thấy sao nói vậy nè, có ăn muối iot ko mà sao phát biểu lung tung thế
  7. Nặc danh says:
    hehehe,chửi hay lắm thấy sao nói vậy,nhiều khi xem những cái này lại thấy hay hơn là chửi thẳng,chưa kể chúng ta có đảng với những đỉnh cao trí tuệ lãnh đạo,rồi toàn thể nhân dân việt nam sẽ tới thiên đàng (lớp chết đói,lớp chết bệnh,lớp bị CA đánh chết,lớp bị tàu nó giết,...)
  8. California says:
    @thay sao noi vay. Go get a REAL, REAl...education, you idiot. Thailand hơn nước Vn đến 35 năm. Ông sang rồi mới thấy làm người Vn nhục nhã. Ông không có tiền mua vé máy bay tôi gửi về cho ông. Keep dreaming buddy!
  9. Nặc danh says:
    Bài đăng này đã bị xoá bởi một quản trị viên blog.
  10. Nặc danh says:
    tao muon bam no we,nhin em nho toi we.
  11. DO HUU CA says:
    Thay sao noi vay moc hong qua hay
  12. Nặc danh says:
    Mấy người cứ nghe cái thằng tào lao bí đao " THẤY SAO NÓI VẬY ,có bậy nói luôn " là trúng kế tung hỏa mù của nó đó. Tập chung vào mổ xẻ mấy ngài "đỉnh cao trí tuệ" đi. Dạo nì, pà con trong thôn dễ bị kích động quá.
    Thằng THẤY SAO NÓI VẬY, có bậy nói luôn giờ nó thành sao Hot của DLB rùi, ai cũng wan tâm để ý, chưởi nó hết á !
  13. Nặc danh says:
    ,, thấy sao nói vậy " ơi dừng làm tàu cao tốc nữa mà xây ngay cầu cho trẻ em ở Quảng Bình đi học cho an toàn đã và giúp những nơi bị thiên tai mất mùa ý , đừng có ăn nhậu nữa để mà ủng hộ những nơi đói ăn đã < STOP> TÀU CAO TỐC
  14. Nặc danh says:
    TUONG DAI ME VIETNAM ANH HUNG VO CAM DAY NE!!!
  15. Nặc danh says:
    @ California 12:27
    You are a bloody idiot , How do you know " Thailand hơn nước Vn đến 35 năm" Why not 34 or 36 ?
  16. THANGKHOSAIGON says:
    toàn cảnh nền kinh tế vn hậu vinashin.
    - hàng không lổ...??? nợ,nợ.nợ . chờ tăng giá
    -than khoáng sản lổ...??? nơ,nơ.nợ, chờ tăng giá
    -săng dầu lỗ...??? nợ ,nợ,nợ, chờ tăng giá
    -điện lỗ...??? nợ,nợ.nợ. chờ tăng giá
    -ximang lỗ...???nợ,nợ.nợ.chờ tăng giá
    -nước lỗ...???nơ,nợ,nợ,chờ tăng giá
    DÂN NGHÈO ĐÓI ĐÓI ĐÓI,NỢ,NỢ,NỢ,CHẾT KỆ BÂY./.
  17. má của thây sao nói bậy says:
    thấy sao nói bậy,một nghề mới dễ kiếm tiền trong nền kinh tế thị trường định hướng bưng bô,tôi là má của cháu thấy sao nói bậy xin anh chi trong thôn dan làm báo niệm tình tha thứ,vì cháu bị tâm thần bại não,nên thường nhìn lên nói theo,vì hồi trước cháu được theo làm học trò của nguyễn phương nga,nói không cần suy nghĩ nên thường nói NHƯ KÉT./.
  18. Dân Đen ít Học says:
    @Thấy sao nói vậy "khen" nhà nước đỉnh cao trí tuệ hay lắm. Ừa, dân VN mình ai cũng có "mười hay mười năm tỷ" nhưng mà hổng có số 1 và số 5, toàn zero không thôi, hén (bị vậy nên mới có hàng trăm ngàn người phải cứu đói dài ngày)...Đừng buồn nếu ai đó chưa hiểu được Ý TẠI NGÔN NGOẠI of Bạn! Phát huy nữa, nhen.
  19. DĐ ít H. says:
    Xin lỗi! "mười lăm tỷ...". Lâu lâu bị tẩu hoả nhập ma nên gõ lộn chính tả.
  20. Hn thương nhớ says:
    @ Nặc danh 16:10 Ngày 26 tháng 9 năm 2011. Nặc danh says:


    @ California 12:27
    You are a bloody idiot , How do you know " Thailand hơn nước Vn đến 35 năm" Why not 34 or 36 ? Ông có nghe là trước năm 1975 Vn mình là "HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG" không? Vn mình hơn những nước như là Thailand, Malaysia, Indonesia etc... Vn mình bây giờ thua họ, có phải là 36 năm không. Sao ông thắc mắc không phải là 34 hay là 36 năm, số 6 nó gần số 5 đó ông ạ, tôi nghĩ ông California gõ nhầm. Đúng là từ ngày có đảng thằng ngu dậy đời.
  21. Hn thương nhớ says:
    @ Nặc danh 16:10 Ngày 26 tháng 9 năm 2011. Nặc danh says:


    @ California 12:27
    You are a bloody idiot , How do you know " Thailand hơn nước Vn đến 35 năm" Why not 34 or 36 ?

    Ông có nghe là trước năm 1975 Vn mình là "HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG" không? Vn mình hơn những nước như là Thailand, Malaysia, Indonesia etc... Vn mình bây giờ thua họ, có phải là 36 năm không. Sao ông thắc mắc không phải là 34 hay là 36 năm, số 6 nó gần số 5 đó ông ạ, tôi nghĩ ông California gõ nhầm. Đúng là từ ngày có đảng thằng ngu dậy đời.
  22. Kimlong says:
    @ thấy sao nói vậy says: 08:45 Ngày 26 tháng

    Tôi nghĩ bạn có cách biện luận riêng biệt và kul :) Nhờ bạn tôi nắm rỏ công lao tày trời của đảng (cướp cơm của dân nghèo) Cám ơn bạn nhiều hén
  23. Nặc danh says:
    Sao mà phát biểu linh tinh thế, ai nói Việt Nam nghèo, bộ không thấy xe cộ hàng triệu đô la chạy đầy dường đó sao, những buổi tiệc hàng nghìn đô la, đế quốc Mỹ mà ăn thua gì!còn đám dân đói thì mặc kệ nó chứ, đảng đã nói dân không phải "no" để đảng và nhà nước "no"!


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: ""Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com"" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; """"""exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com"""""" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Tuesday, 27 September 2011 11:46 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Nghề làm voi tại Mỹ & voi tại Canada [1 Attachment]

 
Làm giàu ở Canada .
Ở Canada và ở Mỹ có hai nghề phần đông đại đa số nhân công là người Việt Nam , người nước ngoài khó  chen chân vào. Cả hai giống nhau ở những điểm:
 
1. Không cần có học thức cao.
 
2. Không cần biết nói hay hiểu tiếng Anh nhiều. Phát âm bập bẹ "Hao a-rờ dzu?" hay "Ai dzớt kêm tu Dzù-Nai-Tích-Tết ờ phiu dzưa ờ gô" (I just came to the Unites States a few years ago) là đủ trình độ đi làm.
 
3. Chủ luôn luôn là người Việt.
 
4. Không nộp thuế cho chính phủ.
 
5. Chỉ cần làm trong một thời ngắn là tài chính được dồi dào, có thể mua xe Lexus hay Mercedes, không như những người  học đại học, ra trường tìm đỏ mắt không ra việc mà còn phải trả tiền nợ mượn khi đi học, nghèo xấc bấc xang bang.
 
6. Giờ làm tùy hỷ, không nhất định.    
 
7. Chủ trả tiền mặt.
 
8. Chủ không mua cho bảo hiểm y tế.
 
9. Có thể ngửi hóa chất hại cho cơ thể.
 
10. Làm việc trong nhà có máy lạnh.
 
11. Khi làm việc nghe nhạc Sến Đàm Vĩnh Hưng 24/24 thoải mái, chủ không than phiền.
 
Và những điểm cách biệt:
 
1. Ở Mỹ làm việc trong sung sướng, danh chính ngôn thuận, tiếp xúc với nhiều khách; ở Canada làm việc trong âu lo, sống chui sống nhũi, không muốn gặp ai.
 
2. Phần đông nhân công ở Mỹ là người Việt ngày xưa sống trong thời Việt Nam Cộng Hòa, trong khi ở Canada phần đông là người miền Bắc (sinh sống ở ngoài Bắc trước tháng 4-1975).
 
3. Ở Mỹ tuy giầu, nhưng không giầu kinh khiếp như ở Canada .
 
4. Ở Mỹ việc làm hợp pháp; ở Canada bất hợp pháp, cảnh sát bắt thì sẽ vào viếng thăm Khám Chí Hòa.
 
Hai nghề đó là: ở Mỹ, nghề làm nail, và ở Canada , nghề "trồng cỏ": trồng lậu cây cần-sa để bán.
 
Tờ báo Winnipeg Sun số ra ngày 9-tháng 8-2011 loan báo Cảnh Sát RCMP –Royal Canadian Mounted Police- vừa phát giác một khu trồng trọt quy mô gần 3000 cây cần-sa marijuana trị giá 2.9 triệu đô-la ở vùng đồng quê gần St. Amelie. Theo lời cảnh sát, những cây cần-sa này được trồng trong sáu nhà kính lớn (green house), với rất nhiều nhà kính khác đang trong tình trạng xây dựng dở dang.  Ba người Việt Nam chủ miếng đất này, thường trú dân của bang British Columbia , đã bị cảnh sát bắt giữ.
 
 
Theo tài liệu thu nhặt của tờ báo Winnipeg Sun, phần đông những nơi trồng cần-sa là ở phía Bắc Winnipeg, nơi rừng cây trùng trùng điệp điệp, và  90% chủ nhà cửa đất đai của những người trồng cần-sa bị bang Manitoba thưa để tịch biên tài sản là người Việt Nam. 15 trong số 17 chủ nhà trồng cần-sa tịch biên là người Việt Nam . Một trong những người này là hội viên của một băng đảng gây tội ác, trồng cần-sa, chuyên chở và buôn bán với  tổ chức quy mô và tinh xảo.
 
Đây không phải là một vấn đề nan giải chỉ riêng cho bang Winnipeg , mà cho toàn cõi Canada .
 
Đa số tội ác về trồng cây cần-sa, buôn bán thuốc phiện ở Canada là do người Việt Nam . Lý do nguyên thủy tại sao người Việt trồng cần-sa ở Canada cũng có chữ "Việt Nam ": Chiến tranh Việt Nam . Vào thập niên 1960, chính phủ Hoa Kỳ bắt quân dịch gửi quân sang Việt Nam chiến đấu. Hơn 50,000 thanh niên bỏ Mỹ sang Canada sống để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Phần đông chọn nơi cư ngụ ở bang phía Tây Canada ,  British Columbia (có thành phố Vancouver )  vì nơi đây có nhiều rừng núi và khí hậu mát mẻ hơn ở phía Đông. Những thanh niên này theo phong trào hippie nên họ có đời sống thác loạn, hút thuốc phiện là chuyện thông thường. Họ bắt đầu trồng cây cần-sa, đa số với mục đích dùng riêng cho cá nhân, hoặc nếu có bán thì chỉ bán cho đủ sống. Nhưng dần dần băng đảng "Hells Angels" bắt đầu tổ chức trồng trọt quy mô, làm hẳn kỹ nghệ sản xuất để bán lại cho thị trường tiêu thụ bên Mỹ. 
 
Sau tháng Tư năm 1975, làn sóng tỵ nạn Việt Nam đầu tiên đến Canada . Họ ở trải khắp mọi nơi trên Canada , chủ yếu là những thành phố lớn như Vancouver , Toronto , Ottawa , Montreal , và Quebec . Những người Việt tỵ nạn này phần đông là thành phần có học, hoặc là dân buôn bán chăm chỉ cố gắng rồi thành công ở xứ người. Ottawa là thành phố tập trung nhiều kỹ nghệ tân tiến của Canada và có khá nhiều người Việt trẻ tuổi tốt nghiệp kỹ sư. Tờ báo Ottawa Citizen đã viết một bài ca tụng người Việt tỵ nạn đã đóng góp vào công việc nâng cao Canada .
 
Thành phố Vancouver thì lại khác. Rất nhiều người Bắc ở Hải Phòng  vào cuối thập niên 1980 dùng thuyền sang Hồng-Kông lánh nạn. Những người Bắc này phần đông ít học thức, quá nghèo nên trốn đi. Họ rời Việt Nam vì lý do kinh tế, không như  những người Nam Việt Nam rời bỏ quê hương vì lý do chính trị. Có một tin đồn, không biết đúng hay sai là chính phủ Cộng Sản Việt Nam nhân cơ hội này đẩy hết những tù nhân thuộc thành phần gian ác của xã hội ra khỏi Hải Phòng. Những người tỵ nạn từ Hải Phòng này cùng với những băng đảng đến trú ngụ ở Vancouver . Người ta không biết tại sao nhưng có thể đó là chính sách của chính phủ Canada trải rộng người Việt khắp nơi và chỉ vì một trùng hợp ngẫu nhiên mà những người này đến Vancouver . Không có kiến thức học vấn, ít nơi mướn làm việc, đời sống tài chính không ổn định, những người Việt vùng miền Bắc này và những băng đảng quay sang nghề kiếm tiền nhanh nhất: trồng cần-sa để bán.
Theo một bản tường trình năm 2000 của DEA (Drug Enforcement Agency) Hoa Kỳ, vào thập niên 1990, một loại thuốc phiện tên BC Bud ở Vancouver một pound (nửa ký) bán từ $1,500 đến $2,000, ở California bán $3,000, và New York bán $8000. Bán được lời rất nhiều tiền mà hình phạt hầu như không hiện hữu. Đối với luật pháp Canada, buôn bán marijuana chỉ là một tội nhẹ, bị phạt một số tiền và một án treo, chẳng ai bị bắt (ở British Columbia, chỉ có 10% người bị bắt về tội trồng cần-sa phải vào tù). Vì lý do này mà những băng đảng người miền Bắc trong một sớm một chiều chiêu dụ bao nhiêu người đồng hương nhẩy vào nghề trồng cần-sa.
 
Băng đảng Hells Angels của Mỹ lúc bấy giờ chú trọng trồng cần-sa hàng loạt trong một nông trại ở ngoại ô. Một khi phát giác và bị tịch thu, chẳng những vốn bị mất nhiều mà khai triển trở lại cũng khó. Ngược lại, người Việt Nam đổi chiến thuật trồng cần-sa ở trong nhà ngay trong thành phố hay ở vùng lân cận thành phố để đánh lạc hướng cảnh sát . Làng xóm không nghi ngờ, mà cảnh sát cũng không nghĩ ra. Chẳng phút chốc người Việt quá thành công, và rồi vào thập niên 1990, hoàn toàn làm bá chủ việc trồng "cỏ".
 
Trồng cần-sa tiêu thụ số lượng điện nước rất lớn.  Dùng điện nước trong nhà sẽ bị công ty Điện Nước phát giác nên người Việt Nam câu lậu điện, nước từ những nơi khác hoặc ở đèn đường. Đôi lúc họ sửa cả số đồng hồ. Có một ước lượng là mỗi nhà trồng cần-sa ăn cắp điện nước trị giá $15,000 đô-la một năm.
 
Cắt nối dây điện, sửa đổi công-tơ điện, tăng cường độ điện dùng, dùng thêm quạt máy… tất cả làm tăng thêm nạn nguy hiểm cháy nhà, không những chỉ nhà trồng cần-sa, mà cho cả những nhà lân cận. Trong một vài thành phố, cứ mỗi một trong tám điện thoại cứu cấp gọi cảnh sát báo cháy nhà là do nhà trồng cần-sa gây ra hỏa họan.
 
Cây cần có không khí để sống nên thông thường họ đổi lại hệ thống thổi gió từ lò sưởi để không khí lưu chuyển khắp nhà. Hơi độc của các chất hóa học dùng cho cây tăng trưởng tích tụ ở trong nhà, hay phát ra bên ngoài, ảnh hưởng không khí của các nhà láng giềng. Áp xuất của hơi tích tụ có thể nổ tung, phá vỡ nhà bất cứ lúc nào.
 
Để đem một số lượng nước rất cao vào nhà tưới cây, họ thường làm một hệ thống nước đặc biệt ở dưới hầm nhà. Nước vào càng nhiều thì độ ẩm ướt càng cao nên họ phải đặt thêm ống thoát hơi ra ngoài, thông thường là đi ra lối trên nóc nhà. Đèn phải sáng suốt ngày đêm cho cây lớn, sức nóng làm nước ẩm trong đất quyện với những thuốc acid giết bọ trở thành hơi độc hại trong không khí, ảnh hưởng đến người trong nhà. Không khí ẩm ướt tạo ra mốc trong tường, gây độc hại cho người hít thở không khí.
 
Người Việt trồng cần-sa ở nhà mướn, và cả ở nhà họ mua. Để nhà trống không thì bị hàng xóm nghi hoặc nên họ mướn người Việt khác đến ở để hàng xóm khỏi dòm ngó. Những người được mướn này sẽ chăm sóc cho việc trồng cần-sa. Nếu bị cảnh sát phát giác thì chỉ có những người này bị bắt, chủ không bị hề hấn gì. Nhà trồng cần-sa như thế này ở Canada gọi là GROW OPS.  Người Việt Nam  mướn hay mua nhà để trồng cần-sa nhiều đến nỗi vào năm 2004, Hiệp Hội Buôn Bán Bất Động Sản Canada phải phát hành một quyển cẩm nang để huấn luyện nhân viên làm cách nào có thể phát hiện nhà đã dùng để trồng cần sa hay để ý những người như thế nào có thể dùng nhà để trồng cần sa khi hỏi mua hay mướn. Vào tháng 9 năm 2008, cảnh sát Canada khám phá một nông trại trần cần-sa nhiều nhất trong lịch sử Canada với hơn 40,000 cây cần-sa, trị giá bán ngoài thị trường tiêu thụ là $40 triệu đô-la. Chủ nông trại là một người Việt Nam, Việt Hà, mua nông trại này vào tháng 11 năm 2005 với giá là $190,000 đô-la.
 
Ở Mỹ trồng cần-sa là một trọng tội (felony) với án tù mười năm, trong khi ở Canada chỉ là một tội nhẹ. Ngay cả sau khi bị bắt và kết tội, chỉ có 10% bị đi tù nên đó là lý do dân Việt Nam ở Canada tranh nhau trồng cỏ, bán qua thị trường tiêu thụ bên Mỹ (85% cần-sa trồng ở British Columbia bán qua bên Mỹ) . Tiền thu vào quá nhiều -chỉ ở British Columbia tiền cần sa bán thu vào là bẩy tỷ đô-la-, nên càng thêm nhiều người Việt nhẩy vào trồng cần-sa. Có nhiều gia đình thân nhân ở phân tán khắp nơi, người ở Canada, người ở Pháp, người ở Mỹ…nên sau khi khám phá môi trường thuận lợi giống Canada và có người tiêu thụ, người Việt trồng cần-sa nhanh chóng lan sang Anh Quốc. Năm 2004 luật pháp Anh Quốc hạ thấp tội trạng cần-sa từ Cấp B xuống cấp C, có nghĩa là nếu một người bị bắt hút cần-sa với một số lượng ít thì sẽ không bị kết tội. Dân chúng lại nghĩ trái ngược là luật pháp thay đổi không bắt người hút cần-sa nữa nên số lượng trồng cần-sa một sớm một chiều tăng lên gấp bội. Ở London , vào năm 2003-2004, cảnh sát bắt 500 nhà trồng cần-sa, Năm 2005-2007, con số đó tăng lên gấp ba, 1,500. 75% những người trồng cần-sa ở London là người Việt Nam, nhiều đến nỗi mà Cảnh Sát của Sở Ngoại Kiều tháp tùng Cảnh Sát thành phố mỗi khi bố ráp. Băng đảng hay người Việt trồng cần-sa ở Anh chiêu dụ trẻ con chăm sóc cây cối, nhà cửa  vì luật pháp Anh Quốc không khắt khe với con nít. Giống như Canada , trồng cần-sa ở Anh mang một số tiền lời khổng lồ. Họ ước lượng một nhà có thể mang vào $500,000 một năm.
 
Biến cố Sep-11-2001, và gần đây giá nhà bên Mỹ sụp so với Canada , thay đổi cục diện trồng cần-sa ở Canada . Để chống quân khủng bố xâm nhập vào nước Mỹ quá dễ dàng (vài không tặc ngày Sep-11 đã xâm nhập vào Mỹ qua đường bộ từ Canada), chính phủ Hoa Kỳ  siết chặt kiểm soát an ninh ở vùng  biên giới. Sự gia tăng tuần tiễu ở biên giới chống khủng bố này vô tình bắt nhiều dân buôn lậu bạch phiến từ Canada . Dân chuyên môn trồng cỏ ở Canada do đó thay đổi chiến thuật, di chuyển sang bên Mỹ: New Jersey , Seattle , San Francisco , Houston , và ngay cả vùng San Gabriel Valley phía Đông của Los Angeles . Ở Seattle , người Việt Nam trồng cần-sa trong những tiệm bán cây cối trá hình. Họ  tìm những người Việt Nam mua bán nhà cửa khác mượn tiền ngân hàng cho họ mua những miếng đất lớn ở vùng thôn quê để trồng marijuana với kế hoạch quy mô vĩ đại.
 
Vào tháng 3 năm ngoái, cảnh sát viên Thomas Lucasiewicz trong một đêm đi tuần ở thành phố Monrow Township , New Jersey ngửi thấy mùi cần sa đốt khá nặng qua gió vào trong xe của mình. Nhìn chúng quanh không thấy ai hút, anh ta và người lính đồng hành dừng lại ở một căn nhà và gõ cửa. Khi có người ra mở cửa thì hai người khám phá một cảnh chưa từng thấy: hàng hàng lớp lớp chậu cần-sa trồng khắp nơi trong nhà. Dây điện chằng chịt trong nhà đốt cháy sáng 64 bóng đèn cho cây sống. Chủ nhà là Thu Nguyên, đàn bà,và hai người đàn ông khác, công dân Canada , bị bắt. Số lượng cây cần-sa trong nhà trị giá 10 triệu đô-la.Trong vòng hai ngày kế tiếp, cảnh sát khám phá thêm năm căn nhà mướn trồng cần-sa, với 3,370 cây trị giá $400,000,  hai người bị bắt giam. Cảnh sát New Jersey nói là kế hoạch trồng cần sa này nhập cảng  từ Canada . Tất cả những người này bị kết tội trồng cần sa, oa trữ bạch phiến với mục đích phân phối bán -mỗi tội có thể mang án tù đến 20 năm-, và ăn cắp điện. Một người đã tẩu thoát, hai người đã bỏ trốn sang Thái Lan.
Tuy rằng một thống kê gần đây nhất cho thấy 51% dân Canada ủng hộ việc cho phép hút marijuana, Đảng Bảo Thủ The Conservative Party do Thủ Tướng Stephen Harper lãnh đạo trình bày nhiều dự án thay đổi luật pháp tăng án tù, và tích cực trong việc bố ráp và bắt giam những người trồng cần-sa. Chỉ có thời gian mới trả lời là phe nào sẽ thành công, chính phủ Stephen Harper, hay nhóm thiểu số người Việt Nam dùng đủ mọi thủ đoạn bất chính với mục đích duy nhất là kiếm ra tiền, làm tổn thương danh dự của bao nhiêu người Việt Nam khác trên thế giới.
 
Nguyễn Tài Ngọc
September 2011
 
 
Tài liệu tham khảo:
 
How To Spot A Marijuana 'Grow-Op'
 
By Fiona Wagner • Bankrate.com
When east Vancouver residents Chad Skelton and his wife, Janice, were awakened at 3 o'clock one July morning by a loud bang and people shouting, they might have expected a car backfiring or teenagers playing with fireworks. Instead, upon looking out their back window, they were surprised to see a cop with his gun drawn. It was a drug bust. The neighbouring house was raided and 750 marijuana plants seized without incident. Talk about your bad neighbours.
"The house was pretty rundown and a bit shady, but we had no idea it was a 'grow-op,'" says Skelton. "Because they had so many visitors, we often jokingly referred to it as 'the crack house.' Guess we had the drug wrong."
While Skelton's backyard neighbours fit the stereotypical profile of an illegal drug house -- ill-kept, deteriorating roof, complete with nesting pigeons, and a garbage-strewn backyard -- more and more grow-ops are found in $500,000 suburban homes, complete with manicured lawns and rose gardens.
There's not one typical house or neighbourhood where criminals set up shop. Grow-ops are often housed in rentals (to pass the onus of property damage on to the owners) and sophisticated operations have been busted in apartment buildings. What are worse, unsuspecting homeowners are buying these tainted abodes.
 
But there are several signs that the house next door might be cultivating the wrong kind of grass or that the house of your dreams might in fact be a "handyman's special."
 A Growing Problem
It's hard to peg the number of grow houses in Canada . Some estimates put the number at 50,000, though it could be much higher. The grow-op problem is particularly serious in British Columbia , Ontario and Quebec , with almost 1.9 million plants seized last year from those three provinces alone. With an estimated retail value of $1,000 per plant, it's clear to see that growing grass is big business.

But with big business comes a high price, and it's property owners and neighbours who have to pay
The Risk Of Grow-Ops
Regardless of your opinion on smoking pot, the risks of grow houses are very real. Grow-ops are electricity hogs; requiring three to 10 times the power demands of an average house (blame the 1,000-watt high-intensity growing lights and heavy duty cooling and ventilation systems.) To avoid detection, growers bore holes through the house's concrete foundation and tap into the main power cable, bypassing the hydro meter. There are no circuits or fuses to protect the incoming load of stolen power, creating a dangerous electrical hazard and fire risk.
Grow-ops elevate the temperature and humidity levels in the home to a balmy 25 degrees -- ideal conditions for toxic mould growth. This mould can coats the walls and ceilings of a home, or the infestation may be more sinister, eating the walls from the inside out.
"You can get mould growth throughout the structure and into the attic," says Frank Haverkate, president of Haverkate & Associates, a Toronto-based environmental testing company. "It usually hides. In a lot of these cases there's a lot of contamination behind the drywall."
The structural damage gets worse. Holes punched through walls and ceilings accommodate elaborate exhaust systems and ducts that vent excess moisture and odours. Operators often disconnect furnace and hot water tank flues to help "feed" the plants, poisoning the air with excess combustion gases. 
While "crop sitters" are responsible for the plants' day-to-day upkeep, organized crime usually backs the operation. "Whenever organized crime is involved, they want to make a profit. They want to make money and they'll use whatever means it takes to get there," says Denis Pelletier, Marijuana Grow Operations Coordinator for the RCMP.
It's no surprise, then, that neighbourhoods with grow-ops are more susceptible to gang violence, home invasions and even homicide. To protect their investments, grow-op owners often set-up booby traps such as electrified doorknobs or mechanisms that fire shotgun shells indiscriminately at uninvited guests, including police personnel or the neighbourhood paperboy.
Buying A Grow-Op?
Living close to a grow-op isn't the only risk. Canadians are buying these homes without knowing their sordid past. While some police services post lists of confirmed grow-op addresses, unscrupulous owners can often cover up the ravages of grow-ops with plaster and a good paint job.
Grow-ops are red flags for insurance and mortgage companies, which may suspend coverage until remedial action has been taken. To avoid being hit with a huge clean-up bill, Haverkate says there are some visual cues that a home may have once been a grow-op. Concrete patchwork around the electrical panel in the basement suggests a hydro bypass, staple marks around the windows could be from tight window coverings and hook marks in the ceiling might have been left from suspended growing lights.
"Those are just the initial cues," says Haverkate. "You really have to do an environmental assessment" and test the air quality for mould spores and other contaminants.
How To Spot One In Your Neighbourhood
Even if you're not shopping around for a home, it's important to keep an eye on your neighbourhood. While grow-ops can be hard to spot, the RCMP provides several clues that a home may be concealing a marijuana grow-op:
All windows are covered, often with dark plastic or newspaper
Condensation forms on windows due to high humidity levels inside.
Residents may only be in the home occasionally and for short periods of time.
Unusual visitor behavior – no visitors or frequent visitors for short periods of time.
People access the home only through the garage.
Strange skunk-like odours.
Unusual garbage – little or no garbage or unusual items such as pots, soil and wiring.
Sounds of electrical humming or fans.
Unusual wiring on the outside or signs the hydro meter has been tampered with.
Little snow (or steam) on the roof in winter.
"Beware of Dog" or "Guard Dog On Duty" signs and excessive security.
Localized power surges or brown-outs.
Bright interior lights left on all day and night.
If you suspect there is a grow-op in your neighbourhood, call your local police or Crime Stoppers unit. "Don't try to investigate yourself. Don't go on the property and don't take any action that can get you injured or killed," says Pelletier.
Fiona Wagner is a freelance writer in Georgetown, Ont.
 
How To Spot Grow-Ops And Drug Labs
Saturday October 20, 2007
CityNews.ca Staff
Drug pushers aren't picky about the types of neighbourhoods they set up shop in and create the stuff they eventually sell.
The Greater Toronto Area got excellent proof of just that fact Saturday, when an alleged ecstasy lab with product valued at roughly $20 million was uncovered in the Finch and McCowan area.
So how can you tell if a marijuana grow-op or drug lab is operating in your negibhourhood? Here are some tell-tale signs to look for, courtesy of York Regional Police:
Evidence of tampering with the electric meter (damaged or broken seals) or the ground around it.
Homes made to look lived-in by things like light-timers, but very few people are seen coming in and out of the home. 
Late night or very short visits by people.
Strange smells or overpowering smells of fabric softener.
Water lines and/or electrical cords running to the basement or outbuilding. .Unusual noises such as hammering or drilling into the basement foundation.
People bringing unusual items into the house, such as bags of soil, lots of plant roots and potting plants. 
Excess potting soil or other grow mediums around the residence or in the immediate area- .People continually bringing items and taking items away in garbage bags. Windows that are always covered.
Residence or outbuilding has unusual amount of roof vents or exhaust fan noises. .Outbuildings have air-conditioners.  
Unusual amounts of steam coming from vents in the house in cold weather. 
A house rooftop with no snow on it when the roofs of surrounding houses are snow- covered.
High condensation around windows. .Little or no garbage being put out.
Individuals arriving at the house to put out the garbage shovel the snow or cut the lawn and then leaving immediately.
People entering and exiting the residence only through the garage keeping the garage door closed.
People seen coming and going from the house only every week or so.
New neighbours never taking furniture or groceries into the house.
House or utilities obtained under assumed names with payment made in cash.
House rented under assumed names with payment made in cash.
Purchase of very expensive heat lamps for unexplained reason.
Unexplained and unseasonably high utility bills.
Property with excessive security (e.g. guard dogs, "keep out" signs, high fences, heavy chains and locks on gates).
The building of a large green house or tin barn on property where these structures would normally not be utilized.
Unusual amount of vehicular traffic (especially at night) carrying unknown individuals on and off the property with entrance gates always being locked after entry.
Large purchases by individuals of fertilizer, garden hose, and plastic PVC pipe, and chicken wire, long pieces of 2x2 lumber and different sizes of pots (utilized for different stages of growing plants). Machetes, camouflage netting, camouflage clothing, various sizes of step ladders (up to 18 to 20 feet) usually painted with green and brown paint, green plastic garden tie materials, cans of green spray paint, large trash bags, lanterns, portable heaters (such as large kerosene heaters), extension cords, heat lamps and fans.
Police warn that if you suspect a drug lab is operating in your neighbourhood, do not approach and try to do anything. Rather, contact authorities and provide them with the information you have learned.
 

----- Forwarded Message -----
From:  T  < >
To:
Sent: Tuesday, 27 September 2011 9:01 AM
Subject: Fw: Làm giàu bất lương!

Tớ có đọc bài này cách đây mấy tuần rồi.
Nghĩ lại, trong lịch sử nước nhà chưa khi nào mà đa số người Việt sống trong chế độ CS lại đổ đốn như bây giờ.  CSVN đã làm băng hoại và hỏng cả một dân tộc chỉ trong vòng có hơn 60 năm cầm quyền.  Đa số người Việt trong nước ngày nay hầu như đã mất hết đạo đức chỉ vì họ phải sống.  Cái sự cần thiết để sinh tồn làm cho con người ta không còn biết xấu hổ khi phải làm những chuyện bẩn thỉu , tủi nhục nhất để sống...Lỗi tại ai ?
Hỏi nhưng cũng đã có câu trả lời...Bao nhiêu năm trong chiến tranh , không biết miền Bắc ra sao nhưng bọn mình là những nhân chứng sống của miền Nam đã trông thấy, tụi mình lớn lên trong một môi trường đâu có bị giáo dục như vậy ! Xã hội miền Nam lúc đấy- về đạo đức- đâu có thê thảm như bây giờ !
Đa số người dân lơn lên và hiện còn sống trong xã hội VN , họ nhìn vào bất cứ cái gì cũng nghĩ ra cách để làm tiền, dù làm tiền cả chính người nhà của mình...
Chưa bao giờ câu "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" đúng như bây giờ ! Bây giờ CS xuất cảng được người sang khắp nơi trên thế giới để loan truyền cái tính vô đạo đức, không biết nhục của CS khắp nơi có người Việt cư ngụ !
Thật là kinh tởm cho chính sách trồng người cua CS và đạo đức Cách mạng của "bác" Hồ.
Về VN, đi đến bất cứ chỗ nào cũng thấy Cộng Sản dùng chữ "Văn Hóa" mà trong khi chính chúng nó là bọn vô văn hóa nhất, ứng xử thiếu giáo dục nhất.
Không nghĩ đến và không biết đến thì thôi... mà đã biết rồi thì chỉ muốn nói tiếng...Đan Mạch thôi ! :( sad
T. :-B nerd
 
 
----- Forwarded Message -----
From: David Bui <>
To:  
Sent: Monday, September 26, 2011 2:17 PM
Subject: Làm giàu bất lương!

T  đọc bài này chưa? Để biết bọn Mafia miền bắc VN kiếm tiền và làm nhơ danh người Việt tỵ nạn như thế nào?












!׎哸









!׌到

!׌㘠

!Ֆ쬐







!׌�

!׌譠





!ֻ骸







!׋㫠

!ֽ⏐

__._,_.___
Recent Activity:
MARKETPLACE
.

__,_._,___


No comments:

Post a Comment