Xin gui den quy anh chi ba`i Qui da gui len dien dan Bio-VN do anh Nguyen Tro.ng Bi`nh la`m Moderator. Xin quy anh chi vui lo`ng ddu+`ng forward le^n ca'c dien dda`n exryu kha'c nhe'. Cam on quy anh chi da doc thu & kinh chuc quy anh chi ngay cuoi tuan that vui ve. Qui' Nguye^~n ============================================================ 1. Xem tin tức các thảm cảnh thiên tai ở Nhật bản, bây giờ đến lũ lụt ở Thái Lan thật kinh hòang. Dù nước lũ có giảm ở Bangkok nhưng ngập lụt lâu ngày sẽ sinh ra nhiều vấn đề vệ sinh y tế nghiêm trọng cho con người, ngòai những thiệt hại kinh tế . Chính phủ & các cơ quan liên hệ nên tích cực tìm giải pháp để chống ngập lụt ở thành phố HCM trước khi triều cường, mưa lũ có thể làm thành phố chìm ngập như ở Bangkok. Chắc có nhiều người dân cũng như cán bộ liên hệ đã nghĩ đến những đề nghị sau đây, xin được mạn phép nêu ý kiến lên diễn đàn: - đào vét sâu lòng sông Sài gòn, Đồng Nai, sống Tắc & các kênh lạch chạy vào các quận ? - Một lần đi ngang qua 1 vùng ở tỉnh Đồng nai ( không xa lắm quốc lộ 1 & gần Biên Hòa ? ), Quí thấy chổ khai thác đá để lại một vũng sâu rất lớn. Nếu các vũng đã khai thác này được biến thành hồ chứa nước & nối kết với hệ thống thóat nước ở vùng lân cận có thể giúp thóat nước lũ cho khu vực quận 2, quận 9 ? Tương tự như vậy với các vũng sâu to lớn đã được khai thác đá ở ven đô như Bến Lức, Bến Tre, Long An, Bình Dương & Tây Ninh. Các vũng đá không lồ này nếu được biến thành những hồ nhân tạo với công viên mỹ quan xây dựng xung quanh hồ, thiển nghĩ có thể làm cho thành phố HCM thơ mộng, đẹp & mỹ quan hơn . Ngòai ra cũng giúp cho chính sách dãn dân của chính phủ, thu hút người dân đầu tư & về sinh sống tại các quận ven đô. Hà Lan là quốc gia thấp hơn mặt biển, nhưng nhờ vào hệ thống kênh lạch- vừa giúp thóat nước & điều chỉnh lưu lượng mưa lũ, kinh tế Hà Lan cũng có lợi vì thu hút du khách dạo quanh thành phố qua hệ thống các kênh lạch này. Cách đây 4 năm du lịch đến Âu Châu & ghé HL, ngồi trên các du thuyền dạo quanh thành phố, cảm thấy phục dân HL đã nghĩ ra cách chống lại triều cường & lũ lụt thật tuyệt vời. 2. Ở quanh Cửu Long ( 9 nhánh sông của Mekong River) nếu có vài hồ chứa nước lớn tương tự như hồ Tonlesap của Miên, miền Nam có những điểm lợi sau đây: - có thể điều chỉnh lượng sông Mê Kong từ thượng nguồn & mưa lũ, - có thể tích tụ cá, tôm v…v…tránh đổ ra biển . - dự trữ lượng nước mưa lớn khi có lũ & cho thóat nước ra đồng ruộng vào mùa khô. Với các hồ nhân tạo lớn xây ở địa thế cao quanh 9 nhánh sông Cửu Long, VN chúng ta không lo sợ các đập của TQ (ở thượng nguồn) xã nước ( vì lụt) hay chặn giữ nước không cho chảy xuống VN. Nếu chúng ta nghĩ đến hạn hán ở Châu Phi hay nguồn nước khan hiếm ở Trung Đông, mưa cũng là một tài nguyên được thiên nhiên & tạo hóa ban cho. Nếu không có sông Cửu Long, làm sao miền Nam thành vựa lúa nuôi cả nước ? Tuy nhiên con người cần tư duy để kiểm sóat một phần ( một phần vì chúng ta khó tránh được những thiên tai quá kinh hòang & thảm khốc ) nguồn tài nguyên này & suy nghĩ đến các phương cách có lợi ích lâu dài , giảm bớt những thảm họa do mưa lũ & bão lụt gây ra. Những phương cách đem mưa lũ có ích cho nông dân & dân chúng, tránh hư hại cho các hãng xưởng, nhà máy, trường học, cơ sở tôn giáo, du lịch v…v… quanh vùng sông biển . TT Nguyễn Tấn Dũng hình như đã có đề nghị đề án xây đê ven sông ? Việc xây đê cách xa bờ sông cũng là phương cách để tạo ra diện tích lớn hơn để tích tụ lưu lượng nước của sông ngòi . Nếu miền Nam có thêm các hồ nhân tạo với những lợi ích nêu trên , thiển nghĩ chúng ta có thể sống với lũ và tránh được phần nào thảm họa do mưa lũ & bão lụt gây ra. Vài hàng thô thiển xin phép góp ý , cám ơn quy anh chị đã đọc thư, thân chúc quý anh chị ngày cuối tuần vui vẻ & hạnh phúc. Quí Nguyễn ==================================== Thái Lan phá đường cứu Bangkok
Chính phủ Thái Lan quyết định không đào kênh thoát lũ tại 5 con đường ở phía đông Bangkok, nhưng phá một đoạn đường nhỏ ở phía bắc để xả lũ cứu thủ đô. Bangkok post cho hay Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Sukumpol Suwanatat hôm qua đã trực tiếp thị sát các con đường và dòng chảy của lũ ở phía đông thủ đô Bangkok, nơi các kỹ sư đề xuất đào kênh thoát lũ. Sau cuộc thị sát từ trên không, ông Sukumpol khẳng định sẽ không đào con đường nào ở phía đông Bangkok nhưng thay vào đó, chính phủ sẽ tăng cường nạo vét các kênh mương để tạo dòng chảy. Ông khẳng định những con đường này không cản trở dòng nước lũ, vì thế chính phủ sẽ chỉ nạo vét kênh rạch. Những ngôi nhà lấn chiếm kênh hoặc chặn dòng chảy của kênh sẽ phải được dỡ bỏ.
Trước đó, một nhóm kỹ sư, đứng đầu là Ninnart Chaithirapinyo, phó giám đốc Toyota Thái Lan, đã hiến kế đào các kênh qua 5 con đường ở phía đông Bangkok để thoát một lượng lớn nước có nguy cơ đe dọa Bangkok.
Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã yêu cầu đào kênh ở đường Liap Khlong, chạy song song với kênh Rangsit ở quận Thanyaburi, tỉnh Pathum Thani, phía bắc Bangkok. Bà cho biết biện pháp này giúp làm giảm áp lực nước lên các cửa cống và đê ở phía bắc. Nếu không thực hiện biện pháp này, Bangkok sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ đê và nước lũ mạnh sẽ tràn vào trung tâm. Thủ tướng thừa nhận rất khó để xả lũ từ vùng trũng ở phía tây thủ đô nhưng bà đã yêu cầu huy động thêm nhiều máy bơm để hỗ trợ vấn đề này. Hôm qua, mực nước sông Chap Phraya đo được là 2,47 mét so với mực nước biển. Sông Chao Phraya có thể sẽ vỡ bờ vào cuối tuần này trong đợt thuỷ triều cao bắt đầu từ hôm nay. Giao thông Bangkok tiếp tục trong tình trạng tắc nghẽn khi hàng nghìn người dân hối hả đi sơ tán.
Bộ Quốc phòng Thái Lan công bố sẽ huy động 50.000 quân nhân, 1000 xe và 1000 thuyền để giúp Bangkok chiến đấu với lũ lụt. Không quân Thái chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho sân bay Don Muang - đã bị ngập nước - và trụ sở của cơ quan phòng chống lũ đang đóng tại tầng hai của sân bay.
Việc sơ tán dân khi khẩn cấp sẽ do Bộ Quốc phòng và Bộ Khoa học đảm nhiệm. Hơn 100 trường học tại 23 quận của Bangkok sẽ mở cửa để đủ chỗ cho 10.000 người đi sơ tán, đặc biệt là từ các quận Don Mueang, Sai Mai, Bang Phlat, và Thawi Watthana.
Tuy nhiên, Thị trưởng Bangkok Sukhumbhand Paribatra trấn an người dân rằng không phải tất cả các quận của thủ đô sẽ bị ngập. Ông khẳng định chính quyền đang làm tất cả những gì có thể để bảo vệ thủ đô.
Lũ lụt ở Thái Lan đã kéo dài 3 tháng qua, khởi điểm từ các tỉnh thành phía bắc và hiện đang tiến sát vào thủ đô Bangkok. Đến nay, đợt lũ lịch sử đã làm 370 người Thái Lan thiệt mạng. Theo Anh Ngọc VnExpress
From: Subject: Re: [bio-vn] TPHCM: Tri?u cu?ng lên cao, ngu?i dân quay cu?ng trên "ph? sông"
To: bio-vn@yahoogroups.com
Received: Saturday, 29 October, 2011, 2:31 PM
Chao anh Binh & ca nha: Nhung hinh anh gui con rat khiem ton. Toi qua vuot Cau Bong ve nha, xe "hoi hai banh Airblade" cua toi bi ngap va vua gio chan cao de khoi uot va tay vua nhan ga de chay qua vung nuoc ngap. Lai ket xe nua chu, nen toi co cam giac nhu minh dang lam xiec giua dam dong! Van de kg phai la cau mong cho con lut mau qua, ma can tich cuc chuan bi de TP nay kg bi chim trong bien nuoc nhu Bangkok. Chung ta can mau chong hoc bai hoc cuu lut hien tai o Bangkok va thiet ket nhung giai phap dap de, dao cong, don duong, khai kenh lach... thi moi hy vong giam thieu hoac ngan chan duoc kha nang nhan chim TP vi mua lu va nuoc bien dang cao do thay doi khi hau. Lut cung giong nhu cancer, no se lay lan nhanh den vung lan can neu kg duoc chuan bi va chua tri kip thoi. Se RAT BUON neu TP bi lut, vi kg con duoc chay long dong nhung buoi chieu duoi bong cay me hoac toi cac quan ben duong!!!! thai In a message dated 10/29/2011 11:05:19 A.M. :
Năm nay triều cường dâng cao hơn mọi năm!
Tp HCM cũng bị lụt ! Các bio-vn ở Tp có bị ảnh hưởng không ? Mong cho cơn lụt màu qua để cuộc sống mọi người được trở lại bình thường như trước .
NT Bình
Thứ Bẩy, 29/10/2011 - 06:44 TPHCM: Triều cường lên cao, người dân quay cuồng trên "phố sông" (Dân trí) - Ngày 2 lần liên tục từ 27-28/10, triều cường lại dâng cao, nhiều tuyến đường của quận Bình Thạnh, Thủ Đức… ngập sâu, có nơi ngập gần 1m, khiến nước tràn vào nhà dân.
Theo dự báo mới nhất của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, 18h chiều 28/10 triều cường đạt đỉnh 1,56 mét bằng với đỉnh triều cường lịch sử năm 2009 nên nguy cơ bể bờ bao, ngập úng trên diện rộng sẽ còn xảy ra. Mới hơn 16g, triều cường đã tràn lên từ các miệng cống và nhanh chóng biến đường số 25, phường Hiệp Bình Chánh (gần khu vực đường Kha Vạn Cân) thành một "khúc sông" khiến nhiều người dân vừa tan sở làm đi qua khu vực này hết sức vất vả. Nhiều người đi xe máy phải dắt bộ qua khu vực ngập nước có đoạn quá nửa bánh xe.
Triều cường lên cao nhất năm lại đúng giờ tan tầm khiến người dân mệt mỏiĐến 18g, nước không còn ngấp nghé gần bậc thềm nữa mà bắt đầu tràn vào nhà dân, các hàng quán 2 bên đường. Nhiều điểm trũng hoặc có các ổ gà, nước cao vượt quá bánh xe máy, ai nấy phải xắn quần lên cao quá gối. Liên tục hơn 2 ngày qua khu vực này đều bị ngập nặng như vậy. Triều cường cũng lan rộng ra các tuyến đường số 2, 7, 10, Gò Dưa (quận Thủ Đức), đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh). Thủy triều từ sông Sài Gòn lên nhanh cũng biến đường số 25 giao với đường số 2 (quận Thủ Đức) trở thành con đường ngập nặng nhất và làm nhiều hộ dân sống dọc đường này một phen khốn đốn. Nước ngập có đoạn xấp xỉ 1m nhiều người sống ở đây phải dùng bao cát, ván và nhiều vật dụng chắn ngay cửa nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh ngập nước.
Cả con đường 25, phường Hiệp Bình Chánh (gần khu vực đường Kha Vạn Cân) bỗng chốc biến thành sông
Đến 7 giờ tối, nhiều nơi nước vượt qua bánh xeÔng Lương Văn Thể cho biết: "Nhà tôi là xưởng in nên nước lên cao khiến mọi công việc gần như đình trệ. Tôi cũng làm nhiều cách như dùng tấm ván cao hơn 30cm chắn ngay cửa, kê các thùng giấy lên gần 10 phân, máy móc được đưa lên gác nhưng triều mỗi lúc cao thêm, cầm cự được một lúc thì nước tràn qua luôn tấm ván. Cả nhà phải xài máy bơm hỗ trợ vẫn không ăn thua". Nhiều hộ dân xung quanh khu phố 5 phường Hiệp Bình Chánh bức xúc vì ngoài nguyên nhân triều đạt mức cao thì các ống cống được lặp đặt từ nhiều năm trước đã bị "tịt ngòi", chẳng thể nào hoạt động được. Chị Trần Ngân, nhà chịu ảnh hưởng khá nặng của khu phố ngán ngẩm: "Cả con đường này chỉ có duy nhất ống cống nhà số 20 là thông, còn lại bị cát bịt kín. Khoảng mấy tháng trở lại đây, con đường này luôn đọng nước, bất kể mưa hay tạnh". Đường số 25 là nơi có 2 trường mầm non, 1 trường cấp 2, nên việc nước ngập cao như mấy ngày qua khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Chị Thùy có con học tại trường mầm non Hy Vọng chia sẻ: "Nhiều lần cả 2 mẹ con phải bó gối chờ nước rút rồi mới về nhà. Mà nước lại sâu, ngập qua bánh. Để con bé ngồi trên xe còn mình hì hục vừa lội nước vừa dắt xe nên chẳng yên tâm chút nào. Sáng nay qua chỗ nước sâu không kịp tránh vậy là ngã xuống, ướt hết cả người". Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ nhận định đỉnh triều sẽ duy trì ở mức 1,52 - 1, và tiếp tục xuống trong các ngày tiếp theo. Thời gian xảy ra triều cường từ 7g - 9g và từ 17g30' - 20g mỗi ngày.
Tiệm sửa xe được ngày đông khách
Hàng ăn lại chịu cảnh ế ẩm vì triều cường
Nhiềungười tranh thủ… rửa xe. Hải Thanh - Hồng Nhung
|
|
|
No comments:
Post a Comment