Sunday, October 30, 2011

Fw: [Exryu-ww-Forum] Re: Cần Thơ Trong Ký Ức Tôi


----- Forwarded Message -----
From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Tuesday, October 25, 2011 6:56 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Re: Cần Thơ Trong Ký Ức Tôi

 



From: Maggi   < >
To:
Sent: Monday, 24 October 2011 2:42 AM
Subject: Cần Thơ Trong Ký Ức Tôi

Gửi Van Kyono !

Bài viết này là của ông Triệu Huỳnh Võ - phụ tá tổng trưởng Dân Vận & Chiêu Hồi.  Xếp cũ anh T.
Năm anh T. học đệ Nhất (1967-68) ở Nguyễn Trãi , thì thầy Phạm Văn Đàm hiệu trưởng trường PTG , Cần Thơ đổi về làm hiệu trưởng Nguyễn Trãi .
Thầy Đàm có một thời gian ở San Diego, hay tổ chức giải thưởng cuối năm học cho các học sinh VN học Trung Học xuất sắc của San Diego county .   Thầy đã dọn sang Arizona 5, 6 năm nay rồi.
Vậy là Vân học trường nữ trung học Đoàn Thị Điểm chứ không phải PTG !

 
 
Default Cần Thơ Trong Ký Ức Tôi - Triệu Huỳnh Võ



Cần Thơ Trong Ký Ức Tôi 

Triệu Huỳnh Võ , ĐS 6

Tôi sinh và lớn lên ở Cần Thơ cho tới lúc tôi học hết chương trình Trung Học Đệ Nhất Cấp tại Lycée Phan Thanh Giản (PTG) nhưng tôi không biết nhiều lắm về Cần Thơ. Rồi sau biến cố 1975, biết bao sự đổi thay đã xảy ra cho đất nước và dân tộc nhưng những hình ảnh thân yêu của quê tôi, Cần Thơ, trong những tháng năm trước 1975, không bao giờ xóa mờ trong ký ức tôi. Vì là ký ức nên không thể không có những sai sót, xin được niệm tình bỏ qua.

Ngược thời gian về thập niên 50, nếu đi từ Sài Gòn xuống tỉnh Cần Thơ, trên Quốc lộ số 4, thì phải đi qua phà Cần Thơ, xuyên qua sông Hậu Giang. Đứng trên phà, nhìn về phía bên kia sông là địa phận của quận Cái Vồn, nay là quận Bình Minh, người ta có thể nhìn thấy một ngôi nhà khá đồ sộ nằm ven con sông Hậu Giang. Đó là ngôi nhà của ông Năm Lửa, tức Trung Tướng Trần Văn Soái, Tư Lệnh Lực Lượng Phật Giáo Hòa Hảo. Trước khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa ra đời, ông Năm Lửa đã đặt bản doanh tại đây. Sở dĩ ông có tên gọi là Năm Lửa vì ông đã từng lái xe hủ lô dùng để cán đường chạy bằng củi đốt lò.


Rời phà Cần Thơ, trực chỉ về thành phố Cần Thơ, phải đi qua cây cầu sắt ngắn có tên là cầu Sáu Thanh. Gọi là cầu Sáu Thanh vì phía trong đất liền là một ngôi nhà khá lớn của một nhân vật có tên là Sáu Thanh. Hiện nay, cầu nầy không còn nữa. Qua khỏi cầu Sáu Thanh một đoạn là tới Ngã Ba Lộ Tẻ. Từ đây nếu rẽ về tay trái sẽ đi vào trung tâm thành phố Cần Thơ; nếu rẽ về tay phải sẽ đi vào liên tỉnh lộ dẫn đến các tỉnh Long Xuyên, Rạch Giá và Hà Tiên. Khoảng thập niên 60, Ngã Ba Lộ Tẻ được cải biến thành khu Bến Xe mới. Bến Xe mới là nơi xuất phát các đoàn xe đi các tỉnh Long Xuyên, Rạch Giá, Hà Tiên; hoặc lên Sàigòn; hoặc đi xuống các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau trên con đường chạy thẳng tắp từ đây về đến tận quận Cái Răng mà không phải đi qua trung tâm thành phố Cần Thơ.






Đường đi vào tỉnh lỵ Cần Thơ phải qua cây Cầu Đôi sắt kiểu Eiffel, bắc ngang qua rạch Cái Khế. Bên hông đầu cầu là nhà lồng chợ Cái Khế. Bên kia cầu là một ngôi biệt thự xinh đẹp nằm cạnh bờ rạch Cái Khế. Biệt thự này có thời đã được sử dụng làm nơi cư ngụ cho các vị chỉ huy quân sự cao cấp người Pháp, và sau nầy là căn cứ của Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Chiến Thuật, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). 

Qua khỏi cầu Cái Khế một khoảng ngắn thì tới khu Nhà Đèn, tên gọi nhà máy nhiệt điện của tỉnh. Đi tới là dinh Tỉnh Trưởng nằm về phía tay mặt, phía trái là một công viên nhỏ. Trước mặt dinh Tỉnh Trưởng là một bùng binh khá lớn, nơi xuất phát nhiều con đường. Một đường đâm thẳng ra Bungalow về hướng bờ sông Cần Thơ; bên trái đi ngang qua khám lớn Cần Thơ; bên phải là trụ sở Tòa Hành Chánh tỉnh.


Bùng binh Hoà Bình năm 1968 ( tạm thành lô cốt )


Một đường khác mang tên là De Lanoue, sau được đổi tên là đường Phan Đình Phùng, chạy dài từ dinh Tỉnh Trưởng xuống tận khu Cầu Xéo. Nơi đây có một nhà thờ họ đạo Thiên Chúa nằm ngay trong khu Xóm Cao Đài, nơi cư ngụ của những người theo đạo Cao Đài. Đường Phan Đình Phùng được coi như xương sống của thành phố chạy ngang qua Hãng bia BGI, Ty Bưu Điện, Tòa án, Tòa Thị Chính, Ty Cảnh Sát, Trường Tư thục Nam Hưng v.v. 

Một đường khác phát xuất từ dinh Tỉnh Trưởng hướng về Cầu Tham Tướng. Đoạn đầu, từ dinh Tỉnh Trưởng tới khu Đất Thánh Tây, cạnh chùa Cao Đài Một Mắt, có tên là đường Hòa Bình. Mọi người ở đây vẫn quen gọi là đường Hàng Xoài vì dọc theo đường có các hàng cây xoài cao, rợp bóng mát. Đoạn đường nầy chạy ngang qua doanh trại Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Chiến Thuật của Quân đội VNCH và dẫn đến chùa Miên Theravada, trường học Thọ Nhơn của người Hoa, rồi tới chùa Cao Đài Một Mắt. Gọi là chùa Một Mắt vì trên tiền đình chùa có vẽ hình một con mắt thật to. Tiếp nối bên cạnh là khu Đất Thánh Tây, nghĩa trang cũ của người Pháp. 

Bắt đầu từ đây đường Hòa Bình đổi tên thành đường Lý Thái Tổ, chạy ngang qua Nhà Mổ. Nhà Mổ, tên gọi lúc đó của Nhà xác, nơi quàng những ngưòi vừa mới chết được chuyển đến từ bịnh viện của tỉnh để chờ được mai táng. Đường Lý Thái Tổ chạy dài tới cầu đúc Tham Tướng. Trước khi tới cầu đúc Tham Tướng khoảng vài trăm thước có một ngã ba, nếu rẽ về bên trái sẽ dẫn tới sân đá banh của tỉnh. Ở lề đường trên đầu cầu và bên dưới đầu cầu Tham Tuớng là chợ chồm hỏm. Chợ chỉ nhóm vào buổi sáng, khá sung túc và tấp nập quanh năm. Nhà của tôi lúc bấy giờ nằm trên đường Lý Thái Tổ, cách Nhà Mổ chừng vài trăm thước, nên từ nhà nhìn qua khu đất trống tôi có thể nhìn thấy Nhà Mổ và khu đất Thánh Tây. Chính vì được ở vị thế này nên tôi đã có dịp chứng kiến một số các sự kiện khá đặc biệt mà tôi sẽ kể sau.


Cần Thơ có nhiều địa danh bắt đầu bằng chữ Cái, như quận Cái Răng. Xung quanh quận Cái Răng còn có những điạ danh khác mang tên Cái Tắc, Cái Nay, Cái Gia, Cái Chanh, Cái Muồng. Riêng quận Ô Môn thì trong điạ phương chí của tỉnh ghi rõ đó là nguyên văn của tiếng Cămpuchia có nghiã là Người Con Gái Đẹp. Quận Ô Môn, cách tỉnh Cần Thơ khoảng 21 cây số, nằm trên tỉnh lộ nối liền các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá và Hà Tiên.

Nói về thắng cảnh của Cần Thơ, người ta không thể không nhắc tới Bến Ninh Kiều, Đàn Tiên và Vườn Thầy Cầu.




Bến Ninh Kiều Cần Thơ năm 1965 (ảnh Nguyễn Ngọc Thạch, Calgary, Canada)


Bến Ninh Kiều, được xây cất từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, nằm dọc từ đầu bờ sông Cần Thơ và đối diện với khu Xóm Chài, chạy dài tới cây cầu tàu tỉnh tại đầu đường Saintenoy. Cảnh trí xinh đẹp, nên thơ của Bến Ninh Kiều đã được mô tả qua câu:


'Cần Thơ có Bến Ninh Kiều 

Trời chiều lộng gío dập dìu người đi'


Trước khi có Bến Ninh Kiều, Cần Thơ đã có hai thắng cảnh rất được các giới thanh thiếu niên tại địa phương cũng như du khách hâm mộ. Đó là Đàn Tiên và Vườn Thầy Cầu, nằm trong khoảng giữa con đường trải đá, bắt đầu từ Cầu Đôi Cái Khế chạy dọc theo rạch Cái Khế tới cầu Rạch Ngỗng. Đường nầy chạy vòng ra sẽ gặp Quốc Lộ số 4 ở cầu Tham Tướng.


Từ trên dốc Cầu Đôi Cái Khế, đi dọc theo bờ rạch Cái Khế về hướng Rạch Ngỗng, truớc khi tới khu Đàn Tiên, du khách sẽ gặp một ngôi nhà đúc mang tên Bót Thầy Phận. Đây là tư gia của thầy giáo Lâm Văn Phận. Tư gia này bị người Pháp trưng dụng làm đồn bót. Sau này, tuy nhà được Pháp trả lại nhưng dân địa phương vẫn quen goi là Bót Thầy Phận.

Qua khỏi Bót Thầy Phận là tới chùa Hiệp Minh, dân địa phương quen gọi là Đàn Tiên. Đàn Tiên là một khu vườn cây cảnh, có cổng vào bằng cửa song sắt rất đồ sộ và chỉ mở cửa vào các ngày lễ hội cho công chúng vào xem. Đàng sau vườn là những mộ phần thuộc dòng họ Phan Thông. Trong vườn trồng đủ các loại hoa và cây cảnh được chăm sóc rất công phu, chen lẫn với nhiều hòn non bộ mà mỗi hòn non bộ là một mô hình thu hẹp của một điển tích trong thơ phú. 

Chính giữa vườn Đàn Tiên có một cây phướng bằng bê tông thật cao. Vào các ngày rằm hay lễ tiết, trên thượng đỉnh cây phướng phất phới những lá cờ đủ màu sắc. Dưới đất, gần bên cây phướng có một bàn đá và hai băng ghế ngồi cũng bằng đá. Trên bàn đá có xếp một bàn cờ tướng cũng bằng đá. Từ lâu, dân địa phương tin tưởng là vào các đêm trăng sáng các vị tiên thường hạ giáng xuống đây để đánh cờ tướng và tên Đàn Tiên có lẽ đã xuất phát từ đó.

Sau năm 1975, trong thời gian bị tù cải tạo cộng sản tại trại Hà Tây, miền Bắc, tôi đã có dip gặp một vị trưởng thượng của dòng họ Phan Thông, cụ Phan Thông Thảo. Cụ Thảo là kỹ sư hoá học tốt nghiệp ở Pháp về. Cụ bị cộng sản bắt đi tù cải tạo vì cụ là Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt.


Từ Đàn Tiên nếu tiếp tục đi thêm một đoạn khoảng 800 thước sẽ tới Vườn Thầy Cầu. Đây là một ngôi vườn hoa và cây cảnh rất rộng lớn, mang tên của chủ nhân, Luật Sư Đoàn Hữu Cầu. Luật Sư Cầu làm việc ở toà án Cần Thơ. Ông cho xây khu vườn và căn nhà nền cao ở phía sau để làm nơi vui thú điền viên khi về hưu. Khác với Đàn Tiên, Vườn Thầy Cầu luôn mở cửa cho mọi người vào xem tự do. Và cũng chính do sự bình dị và nếp sống hòa đồng của gia chủ nên mới được dân địa phương thân mật gọi là Vườn Thầy Cầu. 

Trong vườn, ngoài các luống hoa đủ loại, đủ màu sắc cùng các cây cảnh và cây ăn trái tươi mát quanh năm, còn có ao sen và ao nuôi cá. Lúc còn sinh thời, chiều chiều Thầy Cầu hay đi bộ đến ao nuôi cá để rải cám cho cá ăn. Thầy Cầu qua đời vào khoảng năm 1960, thọ 73 tuổi. Có thể nói, Vườn Thầy Cầu đúng là một cảnh trí tĩnh mịch, thanh nhã để du khách đến thưỏng ngoạn, ngắm cảnh, nghe chim hót, và nhất là để các nam thanh nữ tú có thể dùng làm nơi hò hẹn. Trong những ngày trời nắng oi bức, Vườn Thầy Cầu là nơi lý tưởng để các học sinh 'học gạo' thường hay vào đây để đọc sách hay học bài thi.


Nói đến Cần Thơ thì phải nói tới ngôi trường Phan Thanh Giản , một trường Trung Học công lập lớn nhất ở miền Tây được thành lập vào đầu thế kỷ 20, sau trường Nữ Trung Học Gia Long (1913) nhưng trước trường Trung Học Petrus Ký (1925). Đã có một thời, học sinh ở các tỉnh lân cận phải khăn gói đến trường PTG để học tiếp bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp, hoặc bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp khi mà các tỉnh chung quanh chưa có trường Trung Học hoặc chỉ có tới bậc Đệ Nhất Cấp. 



Ảnh Clubcuulong.info

Từ tên Collège de Can Tho, thời Pháp thuộc, trường được đổi tên thành Lycée PTG vào tháng 8 năm 1945. Trường có kiến trúc kiên cố theo đúng nghĩa kín cổng cao tường với cửa trước và cửa sau của trường nhìn ra hai mặt đường Capitaine d'Hers (sau đổi thành đường Phan Thanh Giản) và đường Saintenoy (sau có tên là đường Ngô Quyền). Một phần của trường, và lại là phần lớn nhất, đã bị trưng dụng làm doanh trại cho quân đội từ sau thế chiến lần thứ hai, nên có lúc trường chỉ gồm hai dãy lầu nằm đối diện với Ty Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) trên đường Ngô Quyền. Toàn bộ cơ sở bị quân đội trưng dụng đã được hoàn trả cho trường sử dụng làm lớp học vào khoảng năm 1956. 

Tới năm 1964, chính hai dãy lầu nằm đối diện với Ty CSQG nầy lại được tách ra để thành lập một trường mới, trường Nữ Trung Học Đoàn Thị Điểm (ĐTĐ). Trường Nữ Trung Học ĐTĐ ngăn cách với Trường PTG bằng đường Pasteur. Môt chiếc cầu gỗ nối liền trường Trung Học PTG với trường Nữ Trung Học ĐTĐ được dùng làm lối di chuyển cho quý vị giáo sư khi đổi giờ dạy. Cây cầu này còn được các học sinh trường ĐTĐ dùng để đi qua thực tập tại phòng thí nghiệm trường PTG. 

Tới năm 1975, tức trải qua hơn một nửa thế kỷ, kể từ ngày thành lập, ngôi trường kỳ cựu ở Miền Tây nầy đã được xem như là cái nôi sản xuất ra bao lớp người có khả năng phục vụ trong mọi lãnh vực của đất nước. Có nhiều người đã từng giữ vai trò lãnh đạo hoặc chỉ huy trong guồng máy quốc gia trong các thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. 


ct...


__._,_.___
Recent Activity:
MARKETPLACE
.

__,_._,___


No comments:

Post a Comment