THỨ HAI, 08 THÁNG 12 2008 09:21 ĐỖ LÃNG QUÂN / VIETIMES
Trong những năm mê mải đi theo các giá trị di tích lịch sử văn hóa trên khắp mọi miền tổ quốc mình, tôi hay bắt gặp những câu thở dài kiểu đó của người già. “Thời loạn, “giặc” nó cũng chả phá đình chùa miếu mạo nhiều như… bây giờ”. Đúng, nặng lòng với các di tích cổ nhất, bao giờ cũng là những bậc lão trượng cao niên. Bởi tuổi tác đã biến họ “kỹ” hơn để trở thành một phần của lịch sử, thành một “báu vật nhân văn sống” không thể thiếu của lịch sử, họ biết hơn ai hết giá trị không thể thay thế của “cái cũ” - tỷ dụ những trầm tích văn hóa kết tinh trong các di tích lịch sử văn hóa. Người già, họ sống qua bao chiến tranh, giặc giã, lửa loạn, bão lụt, tố lốc, cả những quyết sách đầy bất cập của gần một thế kỷ qua; qua thời thuộc Pháp, thời “lập tề”, “tái chiếm”; thời thuộc Mỹ, thời bao cấp, giờ đây là thời buổi tên lửa vũ trụ Thế Kỷ Hai Mươi Mốt “hội nhập điên cuồng”; nhưng chưa bao giờ hệ thống di tích của chúng ta bị “xâm hại” một cách chính thống, quy mô như hiện nay!
Làng Việt Cổ Dường Lâm, di tích quốc gia làng cổ đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đã bị
các dự án trùng tu tôn tạo giết chết từng ngày. Đình Làng cách đây vài năm...
Tại sao thế? Tại sao chúng ta đi tô tượng, sửa chùa, đập đình làng ra xây mới, phá cổ thành cổ tan hoang ra để… tống xi măng sắt thép vào? Cái đó, người ta gọi mỹ miều là trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hóa. Có phải họ bất cập về nhận thức để rồi cứ lồi lồi làm việc sai lầm đó, bất chấp dư luận cực lực công kích suốt cả những thập niên qua? Xin thưa là không phải. Chân lý nằm ở chỗ: phải trùng tu, xây mới thì người ta mới có việc làm, việc làm liên quan đến kinh phí, có kinh phí (thường là tiền tỷ) thì mới được “xà xẻo”?
Di tích, với tôi, như tấm dư đồ mến thương giúp cháu con có thể tìm về bước chân sáng tạo đáng tự hào của cha anh suốt dọc “từ thuở mang gươm đi mở cõi”; di tích như con đường rộng - đẹp và kính cẩn nhất để chúng ta có thể hiểu nhiều hơn về Tổ quốc. Vừa là bản năng, vừa là văn minh, cái việc ngoái lại với rêu phong cũ càng, với trầm tích văn hóa lịch sử luôn là một nhu cầu thiết cốt. Nó cũng cần như chính việc hướng tới tương lai vậy. Như việc chúng ta thờ cúng tổ tiên và quỳ lạy trước công ơn dưỡng dục hoặc (và) sinh thành của tổ phụ vậy. Nhân loại thời cũ và cả nhân loại “thời Sao hỏa Mặt trăng” bây giờ, họ luôn tự nguyện, vô hình trung chia cộng đồng của mình làm hai toán, toán ngoái lại tìm hiểu quá khứ, toán xăng xái hướng tới tương lai, hai toán cùng nhắm vào một mục tiêu chung: chúng ta phải như thế, như thế mới là con người. Con người rất Thật Thà.
...và rồi người ta phá tan tành thành bình địa ngổn ngang như thế này để hầu như xây mới.
Không ai chấp nhận được sự lai căng, cẩu thả trong xây mới ngôi đình chưa hề hỏng hóc,
xuống cấp (cũng là Di tích quốc gia) đó. Nhưng, rồi mọi chuyện đâu lại vào đó, nghĩa là sẽ
còn nhiều di tích khác chung số phận với những di tích đã chết như Đình Mông Phụ.
Vậy mà, chúng ta đã đối xử với di tích như thế nào? Khoan hãy nói hàng nghìn di tích bị biến thành… chuồng nhốt bò, quán bán phở, bãi gửi xe, thậm chí bị tàn phá tan hoang để xây cất các công trình “mất dạy”, chúng ta hẵng chỉ đề cập đến những di tích được “vua biết mặt chúa biết tên” (vẫn mang tiếng được bảo vệ vòng trong vòng ngoài) cũng đã đủ chua xót. Trong “bản đồ” văn hóa đậm sắc nhất của Việt Nam, có câu: “Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài”. Xứ Bắc (Hà Bắc cũ, nay là Bắc Ninh và Bắc Giang) là quê hương của những ngôi chùa tuyệt kỹ nhất Việt Nam. Vậy mà, khi có mặt ở chùa Dâu nổi tiếng, Họa sỹ Thành Chương (người đặc biệt yêu văn hóa cổ, người đầu tiên ở Việt Nam đã đầu tư rất nhiều tỷ đồng để mở một cái phủ - ta quen gọi là Phủ Thành Chương - khổng lồ trưng bày di vật văn hóa vô giá của nước ta, trở thành địa chỉ văn hóa của người Việt và nhiều nước khác. Đến mức, tôi từng chứng kiến tận mắt, khi đến Việt Nam, cả Hoàng hậu Thụy Điển cũng phải thăm phủ Thành Chương, rồi ao ước sẽ đưa cả Đức Vua trở lại phủ), ông Chương đã phải ngửa cổ lên trời than: tại sao lại có thể bảo tồn theo cách ấy? Sao lại tu sửa chùa Dâu thành một hình ảnh như quán ăn Ngon (tên một hệ thống quán ăn ở Hà Nội và Sài Gòn) thế này?
Chúng tôi thử làm một hành trình thăm viếng chùa, đình, miếu mạo xứ Bắc “mỗi bước chân mỗi huyền thoại” từ Gia Lâm (Hà Nội) ngược hàng chục ngôi chùa lên mãi tuyến Thuận Thành (Bắc Ninh), thì thấy nơi đâu cũng ào ào “xây mới” chùa tô tượng. Nhà nghiên cứu mỹ thuật danh tiếng Phan Cẩm Thượng (người đã sống ở khắp các ngôi chùa viết sách nghiên cứu và giảng dạy ở Trường Đại học Mỹ thuật nhiều năm qua) đã thực sự tỏ ra hãi hùng trước phong trào “dựng chùa”, tô tượng hiện nay. Chùa Bút Tháp, nơi ông Thượng đã sống may mắn giữ được khá nguyên bản các nét kiến trúc xưa. Số còn lại, hầu hết bị biến dạng vì… tiền. Có tiền là xây. Đình chùa miếu mạo càng lắm người “công đức” thì càng xây dựng ác chiến, thành thử, bỏ tiền vào di tích (ở những nơi này) cũng có nghĩa là “thảm sát” di tích. Tôi thật sự hoang mang khi những bà vãi cứ vung tay tự hào giới thiệu: năm tới, hội đồng bô lão chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu sơn phết lại hết số tượng này. Còn ông “Bụt Ốc” (tức là tượng Phật Tổ Như Lai, ông đội cái mũ gồm những hình tròn be bé như có đám ốc rêu bám quanh) to quá, sơn mất nhiều tiền lắm, chúng tôi đang vận động công đức để sơn đen kịt toàn bộ vào dịp đầu xuân. Rồi bà chỉ vào cái hòm to tướng viết cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, túm lại là hòm bỏ tiền vào để sơn lại… toàn bộ chùa rồi ngập ngừng yêu cầu nhà bảo bỏ tiền vào! Cái phong trào quét hết rêu phong, gọt hết nước thời gian ngưng đọng ở di tích đi kia, thật quái đản.
Ví dụ như cái cổng làng tuyệt đẹp từng được mệnh danh là nơi được chụp ảnh quy phim,
lên tivi báo chí nhiều nhất Việt Nam này..
Điều đáng nói là “phong trào” ấu trĩ, thậm ngu dốt này cứ tồn tại, bất chấp sự phản đối dai dẳng và máu lửa của những người thật sự yêu văn hóa cổ. Làng Việt cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), là di tích quốc gia làng cổ đầu tiên và duy nhất của Việt Nam (tính đến giờ phút này), chỉ trong vài năm triển khai dự án khoảng hai trăm tỷ, người ta đã hầu như đã “dọn dẹp” hết các dấu tích bốn nghìn năm lịch sử kết tinh ở đây! Đình làng bị rỡ toàn bộ ra, biến ngôi đình Mông Phụ, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ba trăm năm tuổi thành bình địa (bãi đất trống) rồi dựng lại. Những hạng mục vô giá từng làm mê hồn bao nhiêu nghệ sỹ, nhà nghiên cứu, du khách nhiều quốc gia được tháo ra, vứt bỏ vật liệu cũ, tống vôi cát xi măng và gỗ lạt mới vào. Hơn 10 tỷ tiền thuế của nhân dân được ném vào làm việc “giết người không dao” ấy. Trên Báo Thanh Niên, họa sỹ tâm huyết Thành Chương đã lớn tiếng phản đối dự án “phá tan tành để xây mới” (từ ngữ trong nguyên văn) đình Mông Phụ, nhiều tờ báo vào cuộc thống thiết. Nhưng dự án cuối cùng vẫn thành công tốt đẹp. Kết quả là một ngôi đình mới, nó được bôi keo con voi ở các mộng mẹo, nó bị lệch hướng so với ngôi đình cũ cả… một mét; gạch sân đình được lát theo đúng cái lối mà người xưa cực kỳ kiêng kỵ ngõ hầu tránh “điềm gở” (tức là lát kiểu khác so với 300 năm qua!). Bô lão kéo lên phản đối ầm ầm. Cây cổ thụ, bới tre, con đường đất, ngõ cổ, vòm đá cổ, cổng làng từng hằn in trong cảm nhận của cả quốc dân đồng bào kia… tất cả đã biến mất. Du khách giờ đây đến Đường Lâm để xem một đại công trình mới toe. Nhân đây mới nhớ lời nhà sử học Dương Trung Quốc từng nói với chúng tôi: phố cổ (thật ra là phố cũ, tấm áo rách!) Hà Nội rồi nó sẽ là cái gì (nếu cứ tình trạng hiện nay)? Nó sẽ là một khu phố, như bất cứ khu phố mới xây dựng nào trên xứ sở này. Chúng ta đối xử với Phố Cổ Hà Nội (hoặc Đường Lâm? – NV) như thế nào? Như một nhành hoa hay như một miếng bánh? Miếng bánh để ăn cho vài cái mồm, nhành hoa để cả nhân loại cùng đắm say - như cái gì? Họ đối xử di sản kia như một nhành hoa vẽ trên miếng bánh thơm ngon, và họ ăn cả hoa lẫn bánh!
Cũng đã bị gỡ ra toàn bộ để làm... như mới!
Làng Việt Cổ Dường Lâm, di tích quốc gia làng cổ đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đã bị
các dự án trùng tu tôn tạo giết chết từng ngày. Đình Làng cách đây vài năm...
Tại sao thế? Tại sao chúng ta đi tô tượng, sửa chùa, đập đình làng ra xây mới, phá cổ thành cổ tan hoang ra để… tống xi măng sắt thép vào? Cái đó, người ta gọi mỹ miều là trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hóa. Có phải họ bất cập về nhận thức để rồi cứ lồi lồi làm việc sai lầm đó, bất chấp dư luận cực lực công kích suốt cả những thập niên qua? Xin thưa là không phải. Chân lý nằm ở chỗ: phải trùng tu, xây mới thì người ta mới có việc làm, việc làm liên quan đến kinh phí, có kinh phí (thường là tiền tỷ) thì mới được “xà xẻo”?
Di tích, với tôi, như tấm dư đồ mến thương giúp cháu con có thể tìm về bước chân sáng tạo đáng tự hào của cha anh suốt dọc “từ thuở mang gươm đi mở cõi”; di tích như con đường rộng - đẹp và kính cẩn nhất để chúng ta có thể hiểu nhiều hơn về Tổ quốc. Vừa là bản năng, vừa là văn minh, cái việc ngoái lại với rêu phong cũ càng, với trầm tích văn hóa lịch sử luôn là một nhu cầu thiết cốt. Nó cũng cần như chính việc hướng tới tương lai vậy. Như việc chúng ta thờ cúng tổ tiên và quỳ lạy trước công ơn dưỡng dục hoặc (và) sinh thành của tổ phụ vậy. Nhân loại thời cũ và cả nhân loại “thời Sao hỏa Mặt trăng” bây giờ, họ luôn tự nguyện, vô hình trung chia cộng đồng của mình làm hai toán, toán ngoái lại tìm hiểu quá khứ, toán xăng xái hướng tới tương lai, hai toán cùng nhắm vào một mục tiêu chung: chúng ta phải như thế, như thế mới là con người. Con người rất Thật Thà.
...và rồi người ta phá tan tành thành bình địa ngổn ngang như thế này để hầu như xây mới.
Không ai chấp nhận được sự lai căng, cẩu thả trong xây mới ngôi đình chưa hề hỏng hóc,
xuống cấp (cũng là Di tích quốc gia) đó. Nhưng, rồi mọi chuyện đâu lại vào đó, nghĩa là sẽ
còn nhiều di tích khác chung số phận với những di tích đã chết như Đình Mông Phụ.
Vậy mà, chúng ta đã đối xử với di tích như thế nào? Khoan hãy nói hàng nghìn di tích bị biến thành… chuồng nhốt bò, quán bán phở, bãi gửi xe, thậm chí bị tàn phá tan hoang để xây cất các công trình “mất dạy”, chúng ta hẵng chỉ đề cập đến những di tích được “vua biết mặt chúa biết tên” (vẫn mang tiếng được bảo vệ vòng trong vòng ngoài) cũng đã đủ chua xót. Trong “bản đồ” văn hóa đậm sắc nhất của Việt Nam, có câu: “Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài”. Xứ Bắc (Hà Bắc cũ, nay là Bắc Ninh và Bắc Giang) là quê hương của những ngôi chùa tuyệt kỹ nhất Việt Nam. Vậy mà, khi có mặt ở chùa Dâu nổi tiếng, Họa sỹ Thành Chương (người đặc biệt yêu văn hóa cổ, người đầu tiên ở Việt Nam đã đầu tư rất nhiều tỷ đồng để mở một cái phủ - ta quen gọi là Phủ Thành Chương - khổng lồ trưng bày di vật văn hóa vô giá của nước ta, trở thành địa chỉ văn hóa của người Việt và nhiều nước khác. Đến mức, tôi từng chứng kiến tận mắt, khi đến Việt Nam, cả Hoàng hậu Thụy Điển cũng phải thăm phủ Thành Chương, rồi ao ước sẽ đưa cả Đức Vua trở lại phủ), ông Chương đã phải ngửa cổ lên trời than: tại sao lại có thể bảo tồn theo cách ấy? Sao lại tu sửa chùa Dâu thành một hình ảnh như quán ăn Ngon (tên một hệ thống quán ăn ở Hà Nội và Sài Gòn) thế này?
Chúng tôi thử làm một hành trình thăm viếng chùa, đình, miếu mạo xứ Bắc “mỗi bước chân mỗi huyền thoại” từ Gia Lâm (Hà Nội) ngược hàng chục ngôi chùa lên mãi tuyến Thuận Thành (Bắc Ninh), thì thấy nơi đâu cũng ào ào “xây mới” chùa tô tượng. Nhà nghiên cứu mỹ thuật danh tiếng Phan Cẩm Thượng (người đã sống ở khắp các ngôi chùa viết sách nghiên cứu và giảng dạy ở Trường Đại học Mỹ thuật nhiều năm qua) đã thực sự tỏ ra hãi hùng trước phong trào “dựng chùa”, tô tượng hiện nay. Chùa Bút Tháp, nơi ông Thượng đã sống may mắn giữ được khá nguyên bản các nét kiến trúc xưa. Số còn lại, hầu hết bị biến dạng vì… tiền. Có tiền là xây. Đình chùa miếu mạo càng lắm người “công đức” thì càng xây dựng ác chiến, thành thử, bỏ tiền vào di tích (ở những nơi này) cũng có nghĩa là “thảm sát” di tích. Tôi thật sự hoang mang khi những bà vãi cứ vung tay tự hào giới thiệu: năm tới, hội đồng bô lão chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu sơn phết lại hết số tượng này. Còn ông “Bụt Ốc” (tức là tượng Phật Tổ Như Lai, ông đội cái mũ gồm những hình tròn be bé như có đám ốc rêu bám quanh) to quá, sơn mất nhiều tiền lắm, chúng tôi đang vận động công đức để sơn đen kịt toàn bộ vào dịp đầu xuân. Rồi bà chỉ vào cái hòm to tướng viết cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, túm lại là hòm bỏ tiền vào để sơn lại… toàn bộ chùa rồi ngập ngừng yêu cầu nhà bảo bỏ tiền vào! Cái phong trào quét hết rêu phong, gọt hết nước thời gian ngưng đọng ở di tích đi kia, thật quái đản.
Ví dụ như cái cổng làng tuyệt đẹp từng được mệnh danh là nơi được chụp ảnh quy phim,
lên tivi báo chí nhiều nhất Việt Nam này..
Điều đáng nói là “phong trào” ấu trĩ, thậm ngu dốt này cứ tồn tại, bất chấp sự phản đối dai dẳng và máu lửa của những người thật sự yêu văn hóa cổ. Làng Việt cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), là di tích quốc gia làng cổ đầu tiên và duy nhất của Việt Nam (tính đến giờ phút này), chỉ trong vài năm triển khai dự án khoảng hai trăm tỷ, người ta đã hầu như đã “dọn dẹp” hết các dấu tích bốn nghìn năm lịch sử kết tinh ở đây! Đình làng bị rỡ toàn bộ ra, biến ngôi đình Mông Phụ, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ba trăm năm tuổi thành bình địa (bãi đất trống) rồi dựng lại. Những hạng mục vô giá từng làm mê hồn bao nhiêu nghệ sỹ, nhà nghiên cứu, du khách nhiều quốc gia được tháo ra, vứt bỏ vật liệu cũ, tống vôi cát xi măng và gỗ lạt mới vào. Hơn 10 tỷ tiền thuế của nhân dân được ném vào làm việc “giết người không dao” ấy. Trên Báo Thanh Niên, họa sỹ tâm huyết Thành Chương đã lớn tiếng phản đối dự án “phá tan tành để xây mới” (từ ngữ trong nguyên văn) đình Mông Phụ, nhiều tờ báo vào cuộc thống thiết. Nhưng dự án cuối cùng vẫn thành công tốt đẹp. Kết quả là một ngôi đình mới, nó được bôi keo con voi ở các mộng mẹo, nó bị lệch hướng so với ngôi đình cũ cả… một mét; gạch sân đình được lát theo đúng cái lối mà người xưa cực kỳ kiêng kỵ ngõ hầu tránh “điềm gở” (tức là lát kiểu khác so với 300 năm qua!). Bô lão kéo lên phản đối ầm ầm. Cây cổ thụ, bới tre, con đường đất, ngõ cổ, vòm đá cổ, cổng làng từng hằn in trong cảm nhận của cả quốc dân đồng bào kia… tất cả đã biến mất. Du khách giờ đây đến Đường Lâm để xem một đại công trình mới toe. Nhân đây mới nhớ lời nhà sử học Dương Trung Quốc từng nói với chúng tôi: phố cổ (thật ra là phố cũ, tấm áo rách!) Hà Nội rồi nó sẽ là cái gì (nếu cứ tình trạng hiện nay)? Nó sẽ là một khu phố, như bất cứ khu phố mới xây dựng nào trên xứ sở này. Chúng ta đối xử với Phố Cổ Hà Nội (hoặc Đường Lâm? – NV) như thế nào? Như một nhành hoa hay như một miếng bánh? Miếng bánh để ăn cho vài cái mồm, nhành hoa để cả nhân loại cùng đắm say - như cái gì? Họ đối xử di sản kia như một nhành hoa vẽ trên miếng bánh thơm ngon, và họ ăn cả hoa lẫn bánh!
Cũng đã bị gỡ ra toàn bộ để làm... như mới!
Tâm sự của người đi tiên phong tố cáo nạn “xây mới di tích” Ông Kiều Văn Triệu ngoài bảy mươi tuổi, lưng còng như một con lạc đà đau khổ giữa trưa nắng sa mạc xứ Đoài, để phản đối dự án “xây mới” Đình Mông Phụ, một ngôi đình đẹp như viên ngọc báu của kiến trúc đình Việt Nam, ngôi đình chưa hề bị hư hỏng tí nào. Theo ông Triệu: làng Việt cổ Đường Lâm giờ bị đẽo hết cây xanh để đóng đèn cao áp, rải nhựa toàn bộ. Ông còn lên thẳng Ủy ban xã, gọi hai vị lãnh đạo chủ chốt của xã "ra sân đình mà xem chúng nó làm hỏng hết cả đình làng. Chủ tịch xã miễn cưỡng có mặt, cười mát mẻ không nói gì. Một người nào đó có mặt lúc đó “nói leo”: rằng, dự án nhà nước thì nhà nước làm, tiền của nhà nước bỏ ra, mình chả mất gì, tự dưng có đình mới, mà nói ra nói vào chỉ tổ "trung ngôn nghịch nhĩ" (nói thật lắm kẻ không ưa). Cứ để cho người ta làm. Ông Triệu là cây sử sống, là bậc túc nho trong cả vùng nên ông rất hiểu phong tục và ăn hóa cha ông truyền lại, nhất là những gì liên quan đến Đình làng. Ông khăng khăng lôi nhà báo và mọi người đến, tay ông già cầm cành que và cẩn thận đo bốn góc ngôi đình mới được rỡ ra "đóng mới". Đo diện tích đình gỗ và đo cái nền gạch cũ (khi rỡ đình họ để nguyên nền gạch) để chứng minh rằng: toàn bộ tòa đình gỗ bị "dựng" lệch so với nền cũ những 15cm. Thế là thay đổi hướng đình. Ông Triệu và bà con lại nhất nhất phản đối cái việc người ta lát gạch đâm xiên vào giữa đình. Đến ngôi nhà người ta, cũng chả ai dám làm "sái" thế bao giờ. Đứng trong nhà nhìn ra, các mạch vữa lát gạch phải đan nhau tạo thành những hình chữ "công" (chữ Nho), chứ ai lại mạch vữa đâm tua tủa vào giữa hậu cung đình thế này. Ông Đào Quang Khải, người phụ trách thi công "đại công trình" sửa đình làng Mông Phụ đã phải công nhận là mép hai cột đình (mặt tiền) so với hai mép gạch cũ của nền đình, lệch mất khoảng 15cm như ông Triệu nói. Nhiều mộng cột há mồm như... hang cọp vì lắp ẩu. Khu lát gạch ở gian giữa khu đình, lát lên bóc ra, lại lát đẽo gọt gạch mà méo vẫn hoàn méo. Đình dựng lại ba bốn lần, mà vẫn lệch khung. Ông Khải cũng công nhận là các họa tiết, trang trí cũ và mới, vì không làm khít được nên phải đổ mất rất nhiều lọ keo "con voi" (keo công nghiệp 502) vào để dán thì mới được. Hiện nay, sân đình Mông Phụ đã được lát lại, nhận thức về việc người ta phá đình làng mình đã được bà con hiểu ra. Ông Triệu đã “chiến thắng”, dù đình làng vẫn cứ bị đập đi những giá trị muôn một để làm mới. Buồn thay! |
No comments:
Post a Comment