Wednesday, June 1, 2011

29/10/2010 Dự án xóa nhà trên kênh rạch ở TP.HCM chậm tiến độ vì vắng bóng nhà đầu tư


THỨ SÁU, 29 THÁNG 1 2010 10:06 PHÁP LUẬT TPHCM

Các dự án không thu hút được nhà đầu tư do TP.HCM chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể. Một nhà đầu tư đã “rút quân” khi thấy rằng nếu tham gia dự án xóa nhà ven kênh thì phải... 80 năm nữa mới có lời.

Giữa năm 2006, TP.HCM đề ra kế hoạch di dời và tái định cư 15.000 hộ dân sống ven và trên kênh rạch. Đến nay kế hoạch này đã bước sang năm thứ tư nhưng việc triển khai vẫn gần như giậm chân tại chỗ.

Tiến độ di dời quá chậm

Với số lượng 10.600 căn, quận 8 là quận có số lượng nhà ven và trên kênh rạch đứng đầu TP.HCM Trong kế hoạch chỉnh trang đô thị giai đoạn 2008-2020, quận sẽ xóa sổ toàn bộ số nhà này. Trong đó, giai đoạn 2008-2010 giải tỏa 2.600 căn trên rạch Ụ Cây và bờ đông rạch Xóm Củi; giai đoạn 2010-2012 giải tỏa tiếp 2.500 căn ven các tuyến kênh Đôi, Ông Lớn, Tàu Hủ…
  • Ảnh bên : TP.HCM vẫn còn hàng ngàn căn nhà tạm trên và ven kênh rạch (Ảnh: H.TR.)
Tuy nhiên, đến nay kế hoạch trên của quận 8 vẫn chưa có chuyển biến đáng kể. Chuyển động mới nhất là vào cuối tháng 12-2009, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Xây dựng phối hợp UBND quận và Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn lên phương án di dời 953 hộ tại rạch Ụ Cây. Các hộ đủ điều kiện tái định cư sẽ chuyển đến chung cư Tân Mỹ (quận 7), còn các hộ không đủ điều kiện được thuê nhà tại chung cư C1-C4 An Sương (quận 12). Ngày 22-1, các hộ này đã nhận được quyết định thu hồi đất của UBND quận 8.

Chậm nhất đến ngày 30-4, quận sẽ di dời xong 953 trên tổng số hơn 2.000 căn hộ trong dự án rạch Ụ Cây thuộc địa bàn các phường 9, 10, 11. Số còn lại sẽ được di dời trong giai đoạn hai, từ 2010 đến 2015” - ông Trương Hạ Long, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 8, cho biết.

Tình hình di dời nhà ven và trên kênh rạch tại quận Bình Thạnh cũng không khá hơn quận 8. Ông Dương Hồng Thắng, Phó phòng Quản lý đô thị quận Bình Thạnh, nói: “Bình Thạnh mới chỉ di dời được 235 hộ thuộc dự án cải tạo hệ thống thoát nước rạch Phan Văn Hân và dự án chống sạt lở kênh Thanh Đa, đạt 8% kế hoạch”. Trong khi đó, theo kế hoạch thì đến cuối năm 2010 quận phải di dời xong hơn 3.000 hộ ven và trên kênh rạch.

Nhà đầu tư “ngó lơ”
Nên sớm có chính sách thu hút đầu tư

Nếu muốn đẩy nhanh tiến độ di dời, TP.HCM nên sớm ban hành chính sách cụ thể sao cho các nhà đầu tư thấy được sự an toàn và lợi ích khi đầu tư vào các dự án xã hội hóa như thế này

Ông Dương Hồng Thắng, Phó phòng Quản lý đô thị quận Bình Thạnh  
Nguyên nhân chính khiến dự án di dời, giải tỏa nhà ven và trên kênh rạch của TP.HCM chậm tiến độ là do thiếu vốn. Ban đầu thành phố cấp ngân sách để thực hiện các dự án, đến năm 2008, thành phố cắt nguồn vốn ngân sách và chủ trương xã hội hóa các dự án này. Tuy nhiên, thành phố lại quá chậm chạp trong việc ban hành chính sách cụ thể để khuyến khích các chủ đầu tư tham gia thực hiện dự án.

Chủ trương xã hội hóa các dự án chỉnh trang đô thị của TP.HCM là đúng đắn. Tuy nhiên, khó khăn xuất hiện là vì các chủ đầu tư nhận thấy không có hiệu quả về kinh tế. Chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn trong khi TP.HCM lại chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể cho nhà đầu tư nên họ ngại ngần tham gia các dự án dạng này cũng là điều dễ hiểu” - ông Thắng nhận định.

Tuy nhiên, nếu nói các nhà đầu tư hoàn toàn không thiết tha với các dự án chỉnh trang đô thị trên địa bàn TP.HCM cũng chưa hẳn đúng.

Theo báo cáo của các quận, đã có một số nhà đầu tư đề xuất xây dựng công trình này, công trình kia nhưng cuối cùng đành phải bỏ cuộc chỉ vì TP.HCM chưa có phương án hỗ trợ cụ thể.

Theo ông Long, tại quận 8 có một nhà đầu tư đã kiên nhẫn theo dự án xóa nhà ven và trên kênh rạch gần ba năm trời. Tuy nhiên, sau khi tính toán kỹ, thấy rằng nếu đầu tư dự án thì phải gần 80 năm sau mới có lời, nhà đầu tư này đã nhanh chóng “rút quân”.

>> TPHCM: Khó giải tỏa nhà ven kênh 

No comments:

Post a Comment