Chủ Nhật, 01/05/2011 | 09:03
(Vietstock) – Hệ thống chỉ số VS-Index gồm Chỉ số VS 100, Chỉ số vốn hóa (VS-Market Cap) và Chỉ số Ngành (VS-Sector Index) do Vietstock xây dựng giúp khắc phục những nhược điểm và bất cập của VN-Index.
* VS-Market Cap: Xác định hướng đi của dòng tiền và hạn chế tín hiệu nhiễu của VN-Index
* Loại trừ BVH và MSN, VN-Index chỉ ở mức 483.77 điểm
VN-Index và ảnh hưởng của các cổ phiếu
Tính từ đầu năm 2011 đến nay, VN-Index chỉ giảm 2.24%, trong khi HNX-Index trượt dốc đến 27.11%.
Hiện tượng VN-Index và HNX-Index diễn biến trái chiều không còn xa lạ và thường xuyên tạo nên tâm lý khó chịu trong giới đầu tư.
Nguyên nhân là do VN-Index dễ dàng tăng mạnh và không phản ánh đúng bản chất của xu hướng thị trường, khi một vài mã cổ phiếu có vốn hóa lớn (Large Cap) được lực cầu tập trung và đẩy giá tăng mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/04/2010, giá trị thị trường (Market Capitalization) củaMSN và BVH lần lượt là 60.8 và 60.2 nghìn tỷ đồng. Chỉ riêng 2 mã cổ phiếu dẫn đầu này đã chiếm tới 24% giá trị vốn hóa toàn thị trường.
Nếu tính 5 cổ phiếu có giá trị thị trường niêm yết lớn nhất trên sàn hiện nay, thì MSN,BVH, VIC, VNM và HAG đã chiếm tới 45.19% giá trị thị trường của HoSE. Điều đáng lưu ý là các mã cổ phiếu lớn nhất này thường hay biến động tách biệt khỏi xu thế thị trường, và làm cho VN-Index bị “méo mó”.
Từ đầu năm 2011 đến nay, VN-Index chỉ giảm nhẹ nhưng trên HoSE có tới 257/281 cổ phiếu niêm yết giảm giá.
Điểm đáng lưu ý nữa là nhóm cổ phiếu tăng mạnh và ảnh hưởng lớn đến VN-Index một phần là do khối ngoại tập trung mua ròng.
Trong 5 cổ phiếu ảnh hưởng mạnh đến VN-Index kể từ đầu năm đến nay, 3 cổ phiếuBVH, MSN và VNM được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng rất mạnh.
Tính toán của chúng tôi cho thấy 5 cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index từ đầu năm đến nay trung bình tăng 40% và làm cho VN-Index tăng 12.27%. Trong khi đó, các cổ phiếu còn lại sụt giảm trung bình là 23.67%.
Nếu loại trừ 5 cổ phiếu dẫn đầu trong nhóm ảnh hưởng đến VN-Index ra khỏi chỉ số này trong khoảng thời gian từ đầu năm đến ngày 28/04/2011 thì VN-Index chỉ còn 374 điểm.
Cũng trong khoảng thời gian này, trong 4 chỉ số theo vốn hóa thị trường do Vietstock xây dựng chỉ có VS-Large Cap tăng được 12.03%, còn lại 3 chỉ số còn lại đều giảm mạnh, đặc biệt VS-Micro Cap giảm tới hơn 30%.
Còn đối với chỉ số ngành VS-Sector Index, chỉ số Ngành Chứng khoán (VS-Securities) giảm tới 47%, còn Ngành ngân hàng (VS-Banking) và Bất động sản (VS-Real Estate) giảm trên dưới 15%.
Biến động các Chỉ số so với cuối năm 2010 và mức đáy năm 2009
VS-Index khắc phục sự méo mó của VN-Index
Đến thời điểm hiện tại, VN-Index vẫn tăng hơn 100%, trong khi HNX-Index chỉ còn tăng 6.67% so mức đáy của thị trường vào ngày 24/02/2009. Sự “lệch pha” rất lớn này đã gây khó khăn cho các quyết định của giới đầu tư.
Thực tế, trong Quý 1 dù VN-Index giảm rất ít nhưng hầu hết giới đầu tư đều bị thua lỗ, đặc biệt là cổ phiếu chứng khoán mất đến gần 50% giá trị.
Chỉ số VN-Index ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý thị trường nên việc biến động không chính xác của chỉ số này đã đánh lừa “cảm giác” về xu hướng thực sự của thị trường. Ngoài ra, việc sử dụng VN-Index cho phân tích kỹ thuật cũng khó có khả năng đem lại hiệu quả cao.
Để khắc phục nhược điểm và những bất cập của VN-Index, Vietstock đã xây dựng hệ thống chỉ số VS-Index, trong đó có Chỉ số VS 100, Chỉ số vốn hóa (VS-Market Cap), Chỉ số Ngành (VS-Sector Index).
Phương pháp tính các chỉ số này tương tự cách tính các bộ chỉ số của Standard & Poor’s và nhiều bộ chỉ số nổi tiếng khác, và có nhiều ưu điểm hơn so với VN-Index, HNX-Index.
Hồ Bá Tình
Hiện tại, Bộ chỉ số VS-Index được cung cấp qua VietstockUpdater, ứng dụng cung cấp dữ liệu tương thích cho tất cả các phần mềm phân tích kỹ thuật phổ biến như MetaStock for Windows, MetaStock Professional 11 for QuoteCenter, AmiBroker, ELWAVE, Advanced GET…
No comments:
Post a Comment