"Việc một doanh nghiệp ở Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột sẽ khiến sản phẩm cà phê chính hiệu Buôn Ma Thuột của Việt Nam sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu" - Ảnh: Reuters.
Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị chiếm đoạt tại Trung Quốc, thương hiệu cà phê Đắc Lắc cũng bị một công ty của Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau.
Một số vấn đề xung quanh bài học đắt giá này đã được ông Trần Hữu Nam, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) làm rõ hơn qua cuộc trao đổi dưới đây.
Ông nhận định thế nào về hậu quả của việc các doanh nghiệp nước ngoài đang “nẫng tay trên” những thương hiệu nổi tiếng như cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Đắc Lắc...?
Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đã được đăng kí ở Việt Nam từ năm 2005, nhưng chưa đăng ký quốc tế. Theo luật, đăng ký chỉ dẫn địa lý ở quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực ở quốc gia đó. Vì thế, các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng rất dễ bị đánh cắp, gây nhầm lẫn về xuất xứ của sản phẩm.
Việc một doanh nghiệp ở Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột sẽ khiến sản phẩm cà phê chính hiệu Buôn Ma Thuột của Việt Nam sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu.
Mất thương hiệu là rõ ràng nếu như chúng ta không có chiến lược cụ thể để bảo vệ. Cà phê Buôn Ma Thuột là thương hiệu lớn, tài sản của Việt Nam, không thể đổi bằng thương hiệu khác vì đây là tên địa phương tồn tại đã hàng trăm năm, liên quan đến các yếu tố như chỉ dẫn địa lý, khí hậu. Bởi vậy, cần phải “đòi” lại nhãn hiệu càng sớm càng tốt, để tránh những rắc rối, thiệt hại gây ra trong thời gian tới.
Theo thống kê, hiện có hơn 800 sản phẩm nông nghiệp và làng nghề truyền thống của nước ta đang rất có uy tín, thương hiệu đã nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Các nhà sản xuất ở nước ta cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình ở nước ngoài.
Để những thương hiệu nổi tiếng bị chiếm dụng, trách nhiệm thuộc về cơ quan nào, thưa ông?
Trách nhiệm đăng ký thương hiệu trước tiên phải do các doanh nghiệp tự thực hiện. Các nhà sản xuất của việt Nam cần quan tâm hơn trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của Việt Nam ở nước ngoài, đây là việc không ai làm thay được. Tuy nhiên với cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng, với hầu hết các chỉ dẫn địa lý mặt hàng nông sản nói chung, thường là nhiều doanh nghiệp, hàng ngàn hộ nông dân cùng sử dụng chung. Vì vậy, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam với tư cách là đại diện chung cho các doanh nghiệp và người sản xuất cà phê nước ta, nên đứng ra liên kết các doanh nghiệp để đòi lại thương hiệu.
Về phía các cơ quan nhà nước, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền quản lý chỉ dẫn địa lý: UBND tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương. Các thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc đều thuộc tỉnh Đắc Lắc, vì vậy theo tôi, UBND tỉnh Đắc Lắc nên đứng ra chủ trì việc kiện đòi lại những thương hiệu này.
Không chỉ Đắc Lắc, mà các địa phương ngay lập tức phải triển khai phổ biến tới các nhà sản xuất có sản phẩm nông nghiệp đặc thù và các nhà kinh doanh thương mại, để nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu ra nước ngoài. Về phía cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ của Trung ương, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ và trợ giúp về mặt thủ tục để bảo vệ tài sản trí tuệ.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài có khó và tốn kém không, thưa ông?
Nhiều doanh nghiệp nước ta đã đăng kí nhãn hiệu ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các chỉ dẫn địa lý đã đăng ký ở Việt Nam chưa có chỉ dẫn nào đăng ký bảo hộ với bất cứ quốc gia nào. Hiện tại, Cục Sở hữu trí tuệ đang hướng dẫn và trợ giúp thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý cho nước mắm Phú Quốc tại cộng đồng châu Âu. Bởi thế khả năng các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam bị nước ngoài chiếm đoạt để đăng ký bảo hộ là rất cao.
Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý với quốc tế đòi hỏi thủ tục khắt khe, như chứng minh điều kiện địa lý, chất lượng sản phẩm, nguyên liệu... Ở những quốc gia nào không có cơ quan đăng ký chỉ dẫn địa lý, thì các doanh nghiệp nên đăng ký theo hình thức nhãn hiệu chứng nhận WIPO thuộc hệ thống Madrid mà Việt Nam là thành viên.
Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ dễ dàng, tiết kiệm hơn nhiều so với đăng ký chỉ dẫn địa lý, song phạm vi bảo hộ, thời gian bảo hộ sẽ ngắn hơn. Kinh phí để đăng ký bảo hộ độc quyền trên toàn hệ thống hiện mất khoảng 1.000-2.000 USD, thủ tục cũng rất nhanh gọn, bảo hộ trong thời gian 10 năm, sau đó kinh phí gia hạn sẽ rẻ hơn.
Với nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã bị đăng ký ở Trung Quốc, việc chúng ta đòi lại thương hiệu này liệu có khả thi không, thưa ông?
Luật của các nước trong lĩnh vực này đều giống nhau: quyền ưu tiên thuộc về người nộp đơn đăng ký trước, sử dụng trước. Dĩ nhiên vẫn có điều khoản khác: nếu người không phải chủ đích thực mà nộp đơn đăng ký và đã được cấp chứng nhận bảo hộ, thì chủ đích thực có thể đòi lại. Bởi vậy, về mặt lý thuyết, việc khởi kiện và thắng kiện là hoàn toàn có cơ sở. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ những vấn đề liên quan và sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp cũng như tỉnh Đắc Lắc trong vấn đề này.
Một số vấn đề xung quanh bài học đắt giá này đã được ông Trần Hữu Nam, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) làm rõ hơn qua cuộc trao đổi dưới đây.
Ông nhận định thế nào về hậu quả của việc các doanh nghiệp nước ngoài đang “nẫng tay trên” những thương hiệu nổi tiếng như cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Đắc Lắc...?
Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đã được đăng kí ở Việt Nam từ năm 2005, nhưng chưa đăng ký quốc tế. Theo luật, đăng ký chỉ dẫn địa lý ở quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực ở quốc gia đó. Vì thế, các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng rất dễ bị đánh cắp, gây nhầm lẫn về xuất xứ của sản phẩm.
Việc một doanh nghiệp ở Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột sẽ khiến sản phẩm cà phê chính hiệu Buôn Ma Thuột của Việt Nam sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu.
Mất thương hiệu là rõ ràng nếu như chúng ta không có chiến lược cụ thể để bảo vệ. Cà phê Buôn Ma Thuột là thương hiệu lớn, tài sản của Việt Nam, không thể đổi bằng thương hiệu khác vì đây là tên địa phương tồn tại đã hàng trăm năm, liên quan đến các yếu tố như chỉ dẫn địa lý, khí hậu. Bởi vậy, cần phải “đòi” lại nhãn hiệu càng sớm càng tốt, để tránh những rắc rối, thiệt hại gây ra trong thời gian tới.
Theo thống kê, hiện có hơn 800 sản phẩm nông nghiệp và làng nghề truyền thống của nước ta đang rất có uy tín, thương hiệu đã nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Các nhà sản xuất ở nước ta cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình ở nước ngoài.
Để những thương hiệu nổi tiếng bị chiếm dụng, trách nhiệm thuộc về cơ quan nào, thưa ông?
Trách nhiệm đăng ký thương hiệu trước tiên phải do các doanh nghiệp tự thực hiện. Các nhà sản xuất của việt Nam cần quan tâm hơn trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của Việt Nam ở nước ngoài, đây là việc không ai làm thay được. Tuy nhiên với cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng, với hầu hết các chỉ dẫn địa lý mặt hàng nông sản nói chung, thường là nhiều doanh nghiệp, hàng ngàn hộ nông dân cùng sử dụng chung. Vì vậy, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam với tư cách là đại diện chung cho các doanh nghiệp và người sản xuất cà phê nước ta, nên đứng ra liên kết các doanh nghiệp để đòi lại thương hiệu.
Về phía các cơ quan nhà nước, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền quản lý chỉ dẫn địa lý: UBND tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương. Các thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc đều thuộc tỉnh Đắc Lắc, vì vậy theo tôi, UBND tỉnh Đắc Lắc nên đứng ra chủ trì việc kiện đòi lại những thương hiệu này.
Không chỉ Đắc Lắc, mà các địa phương ngay lập tức phải triển khai phổ biến tới các nhà sản xuất có sản phẩm nông nghiệp đặc thù và các nhà kinh doanh thương mại, để nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu ra nước ngoài. Về phía cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ của Trung ương, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ và trợ giúp về mặt thủ tục để bảo vệ tài sản trí tuệ.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài có khó và tốn kém không, thưa ông?
Nhiều doanh nghiệp nước ta đã đăng kí nhãn hiệu ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các chỉ dẫn địa lý đã đăng ký ở Việt Nam chưa có chỉ dẫn nào đăng ký bảo hộ với bất cứ quốc gia nào. Hiện tại, Cục Sở hữu trí tuệ đang hướng dẫn và trợ giúp thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý cho nước mắm Phú Quốc tại cộng đồng châu Âu. Bởi thế khả năng các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam bị nước ngoài chiếm đoạt để đăng ký bảo hộ là rất cao.
Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý với quốc tế đòi hỏi thủ tục khắt khe, như chứng minh điều kiện địa lý, chất lượng sản phẩm, nguyên liệu... Ở những quốc gia nào không có cơ quan đăng ký chỉ dẫn địa lý, thì các doanh nghiệp nên đăng ký theo hình thức nhãn hiệu chứng nhận WIPO thuộc hệ thống Madrid mà Việt Nam là thành viên.
Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ dễ dàng, tiết kiệm hơn nhiều so với đăng ký chỉ dẫn địa lý, song phạm vi bảo hộ, thời gian bảo hộ sẽ ngắn hơn. Kinh phí để đăng ký bảo hộ độc quyền trên toàn hệ thống hiện mất khoảng 1.000-2.000 USD, thủ tục cũng rất nhanh gọn, bảo hộ trong thời gian 10 năm, sau đó kinh phí gia hạn sẽ rẻ hơn.
Với nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã bị đăng ký ở Trung Quốc, việc chúng ta đòi lại thương hiệu này liệu có khả thi không, thưa ông?
Luật của các nước trong lĩnh vực này đều giống nhau: quyền ưu tiên thuộc về người nộp đơn đăng ký trước, sử dụng trước. Dĩ nhiên vẫn có điều khoản khác: nếu người không phải chủ đích thực mà nộp đơn đăng ký và đã được cấp chứng nhận bảo hộ, thì chủ đích thực có thể đòi lại. Bởi vậy, về mặt lý thuyết, việc khởi kiện và thắng kiện là hoàn toàn có cơ sở. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ những vấn đề liên quan và sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp cũng như tỉnh Đắc Lắc trong vấn đề này.
Thảo luận (3 ý kiến)
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
Phan Bảo Lâm 18:16 (GMT+7) - Thứ Sáu, 23/9/2011
Các bác Nhà nước hiểu sai 1 cách cơ bản về 2 từ “thương hiệu”.
Thương hiệu là tên của doanh nghiệp chớ không phải là tên của địa phương. Xin hỏi có doanh nghiệp cà phê nào ở VN đăng ký thương hiệu là “Buôn Mê Thuột”? Nếu có, chúng ta có thể đi kiện để đòi lại bản quyền thương hiệu, nếu không thì bó tay.
Hãng cà phê nổi tiếng nhất VN có tên thương hiệu là “Trung Nguyên” chớ không phải là “Buôn Mê Thuột”. Nếu tôi đăng ký tên thương hiệu của tôi là… ”Bắc Kinh” hay “Paris” mà không trùng với tên thương hiệu của bất kỳ doanh nghiệp nào ở TQ hay Pháp thì không có bác TQ hay Tây nào kiện được tôi cả.
Hiểu sai thì tư duy sai, hành động sai.
Các bác Nhà nước hiểu sai 1 cách cơ bản về 2 từ “thương hiệu”.
Thương hiệu là tên của doanh nghiệp chớ không phải là tên của địa phương. Xin hỏi có doanh nghiệp cà phê nào ở VN đăng ký thương hiệu là “Buôn Mê Thuột”? Nếu có, chúng ta có thể đi kiện để đòi lại bản quyền thương hiệu, nếu không thì bó tay.
Hãng cà phê nổi tiếng nhất VN có tên thương hiệu là “Trung Nguyên” chớ không phải là “Buôn Mê Thuột”. Nếu tôi đăng ký tên thương hiệu của tôi là… ”Bắc Kinh” hay “Paris” mà không trùng với tên thương hiệu của bất kỳ doanh nghiệp nào ở TQ hay Pháp thì không có bác TQ hay Tây nào kiện được tôi cả.
Hiểu sai thì tư duy sai, hành động sai.
Trương Thiện Khiêm 11:57 (GMT+7) - Thứ Tư, 21/9/2011
Khi thương thảo vụ kiện nên làm như ý kiến của Nguyễn Hùng, nhưng tôi nghĩ cũng nên phát động chiến dịch truyền thông PR cho thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột của Việt Nam, làm rõ cho người tiêu dùng TQ và nước ngoài khác biết “CHÍNH HIỆU CÀ PHÊ BUÔN MÊ THUỘT LÀ TỪ VIỆT NAM” thì mới đúng chất lượng cà phê, nếu doanh nghiệp TQ dán nhãn “cà phê Buôn Mê Thuột” mà cà phê đó không phải nhập từ Việt Nam thì chất lượng chắc chắn không bằng cà phê Buôn Mê Thuột của Việt Nam chính hiệu.
Dịp này lại là một cách phát huy quảng cáo cho cà phê Buôn Mê Thuột. Tương tự như đã làm với cá tra, cá ba sa mấy năm trước. Nhờ có vụ kiện cá da trơn mà truyền thông (nhất là truyền thông Mỹ) đã vô tình quảng bá cá ba sa, cá tra cho Việt Nam. Sau vụ đó người dân Mỹ thích ăn cá tra, cá ba sa của Việt Nam hơn, về sau cá tra, cá ba sa nhờ đó phát triển sang các thị trường khác cũng dễ dàng hơn như Châu Âu, Nhật, Nga…
Đó cũng là mặt tích cực của chỉ dẫn địa lý trong thương hiệu mà thường người ta hay lãng quên.
Khi thương thảo vụ kiện nên làm như ý kiến của Nguyễn Hùng, nhưng tôi nghĩ cũng nên phát động chiến dịch truyền thông PR cho thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột của Việt Nam, làm rõ cho người tiêu dùng TQ và nước ngoài khác biết “CHÍNH HIỆU CÀ PHÊ BUÔN MÊ THUỘT LÀ TỪ VIỆT NAM” thì mới đúng chất lượng cà phê, nếu doanh nghiệp TQ dán nhãn “cà phê Buôn Mê Thuột” mà cà phê đó không phải nhập từ Việt Nam thì chất lượng chắc chắn không bằng cà phê Buôn Mê Thuột của Việt Nam chính hiệu.
Dịp này lại là một cách phát huy quảng cáo cho cà phê Buôn Mê Thuột. Tương tự như đã làm với cá tra, cá ba sa mấy năm trước. Nhờ có vụ kiện cá da trơn mà truyền thông (nhất là truyền thông Mỹ) đã vô tình quảng bá cá ba sa, cá tra cho Việt Nam. Sau vụ đó người dân Mỹ thích ăn cá tra, cá ba sa của Việt Nam hơn, về sau cá tra, cá ba sa nhờ đó phát triển sang các thị trường khác cũng dễ dàng hơn như Châu Âu, Nhật, Nga…
Đó cũng là mặt tích cực của chỉ dẫn địa lý trong thương hiệu mà thường người ta hay lãng quên.
Nguyen Hung 14:44 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/9/2011
Việc lấy lại thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột có lẽ phải mất nhiều năm mà cũng chưa biết kết quả thế nào?
Tại sao mình không thỏa thuận lấy lại thương hiệu từ phía Trung Quốc đồng thời ký thỏa thuận họ trở thành nhà phân phối độc quyền cà phê Buôn Mê Thuột tại Trung Quốc cho ta? Như vậy cả hai bên đều có lợi.
Việc lấy lại thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột có lẽ phải mất nhiều năm mà cũng chưa biết kết quả thế nào?
Tại sao mình không thỏa thuận lấy lại thương hiệu từ phía Trung Quốc đồng thời ký thỏa thuận họ trở thành nhà phân phối độc quyền cà phê Buôn Mê Thuột tại Trung Quốc cho ta? Như vậy cả hai bên đều có lợi.
No comments:
Post a Comment