Sunday, October 31, 2010

30/10 Sẵn sàng cho tàu hải quân nước ngoài vào Cam Ranh

Cập nhật lúc 21:13, Thứ Bảy, 30/10/2010 (GMT+7)

“Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm tại cảng Cam Ranh khi có yêu cầu”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay trong cuộc họp báo chiều 30/10.



Ảnh: baokhanhhoa

Tại cuộc họp báo chiều 30/10 kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 và các Cấp cao liên quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời câu hỏi liên quan đến quan tâm của dư luận gần đây về việc sử dụng cảng Cam Ranh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay Việt Nam đã quyết định tự mình xây dựng cảng Cam Ranh bằng nguồn lực của mình, xây dựng ở Cam Ranh một trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp để bảo đảm phục vụ cho lực lượng hải quân của quân đội nhân dân Việt Nam.

Và tại trung tâm cảng dịch vụ Cam Ranh, Việt Nam cũng sẽ sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm khi có yêu cầu.

“Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như nhiều nước khác trên thế giới cũng đã làm. Tại trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp Cam Ranh sẽ sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các nước trên thế giới nếu có yêu cầu, kể cả tàu ngầm đến đây để xin cung cấp dịch vụ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đã làm và đương nhiên cung cấp theo cơ chế thị trường”, Thủ tướng nói.

Ông cũng cho biết Việt Nam sẽ xem xét ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có khả năng, trình độ cao, có kinh nghiệm chuyên ngành của Nga làm tư vấn xây dựng trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp này.

Trước đó, báo chí nước ngoài đưa tin cho rằng Nga muốn quay trở lại lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh.

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã bác bỏ và cho hay Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự và sẽ khai thác tiềm năng của khu vực Cam Ranh phục vụ cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã phê duyệt quy hoạch cảng hàng không quốc tế Cam Ranh giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến 2030. Theo đó, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh sẽ phục vụ các hoạt động bay quốc tế trong khu vực và các hoạt động bay liên vùng Bắc Bộ - Nam Trung Bộ - Nam Bộ.

Năm 2020, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh dự kiến đạt quy mô cảng hàng không cấp 4E, sân bay quân sự cấp I, tiếp nhận được các loại máy bay A320, A350, B737, B767, B777-200ER và tương đương, có năng lực tiếp nhận 27 máy bay và 2.785 hành khách trong giờ cao điểm, 5,5 triệu hành khách/năm và 100.000 tấn hàng hóa/năm.

•Linh Thư

Saturday, October 30, 2010

29/10 Cắt điện đột ngột phải bồi thường cho người tiêu dùng

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại phiên họp chiều 29/10, các đại biểu đã đưa ra nhiều đề xuất nhằm bảo vệ tốt nhất người tiêu dùng.


Dự thảo luật quy định cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng. Đại biểu Dương Kim Anh đề nghị thêm cụm từ “tài sản” trước “sức khỏe”. Bởi vì thực tế có những tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong quá trình cung cấp không đầy đủ như thông báo với khách hàng. Như tình trạng điện lúc có lúc không thời gian qua đã gây thiệt hại rất lớn cho nhà sản xuất.

Một cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản nếu điện chỉ cần cắt đột ngột khoảng 30 giây thôi thì đã thiệt hại 5-6 triệu đồng. Như vậy nơi cung cấp điện đã gây thiệt hại đến tài sản của người tiêu dùng và phải bồi thường thiệt hại cho cơ sở sản xuất này, đại biểu Kim Anh phân tích.

Đại biểu Trần Đình Nhã phản ánh nhắn gửi của cử tri, rằng khi ban hành luật này cần quan tâm đến vấn đề giá cả. Bởi vì bây giờ người tiêu dùng ở nước ta luôn cảm thấy bị “móc túi” một cách quá đáng trong giá thuốc, giá sữa, giá dịch vụ.

Đấy là thiệt hại rất nghiêm trọng đối với người tiêu dùng nên luật cần có quy định điều chỉnh giá cả “trên trời” như hiện nay, đại biểu Nhã đề nghị.

Nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình khi dự án luật đã có quy định về quảng cáo sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên vẫn đề nghị cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý Nhà nước của các bộ cũng như ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo vệ lợi ích chung của người tiêu dùng ở lĩnh vực quảng cáo. Nhất là các sản phẩm liên quan đến sức khỏe như thuốc trị bệnh, thực phẩm chức năng, các sản phẩm thiết thực cho sản xuất của nông dân như thuốc trừ sâu, phân bón.

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và sẽ được thông qua tại kỳ họp này.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn lo ngại về tính khả thi của một số nội dung tại dự luật. Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào đặt câu hỏi, với truyền thống đất nước tự sản tự tiêu, với truyền thống quan niệm thuận mua vừa bán và bước vào nền kinh tế thị trường, liệu có vội vã hay không khi chúng ta thông qua kỳ họp lần này?

Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, trình độ nhiều mặt ở nước ta cũng còn thấp so với các nước phát triển và các nước đang phát triển mà pháp luật của chúng ta xây dựng theo hướng của một xã hội hiện đại. Cho nên đúng là trong thực tế có những quy định của pháp luật thì có tính khả thi, có quy định của pháp luật thì tính khả thi còn hạn chế. Và cũng có quy định của pháp luật thì cũng mang tính chất kêu gọi, khuyến cáo.

Theo Nguyễn Lê

Vneconomy

26/10 Bồi dưỡng năng lực quản lý xây dựng, phát triển đô thị cho công chức lãnh đạo

11:23 AM, 26/10/2010
(Chinhphu.vn) - Đến năm 2015, có 100% công chức lãnh đạo đương nhiệm, công chức đô thị từ loại V trở lên, công chức lãnh đạo, chuyên môn các cơ quan tham mưu giúp UBND các cấp quản lý xây dựng và phát triển đô thị được đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý xây dựng và phát triển đô thị.


Nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn - Ảnh minh họa


Đây là mục tiêu của Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp giai đoạn 2010-2015" vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1961/QĐ-TTg ngày 25/10/2010.

8 đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng sẽ tập trung vào 6 lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và nông thôn; quản lý phát triển hạ tầng kỹ thuật, môi trường đô thị và vấn đề các ảnh hưởng do biến đổi khí hậu toàn cầu; quản lý đô thị; bảo tồn di sản đô thị; quản lý đất đai, nhà ở và thị trường bất động sản; tài chính xây dựng đô thị.


Sẽ có 8 đối tượng công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn được đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án này, gồm:

1. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố, thị xã thuộc tỉnh;

3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;

4. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường, xã của các thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố, thị xã thuộc tỉnh;

5. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thị trấn;

6. Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, Phó phòng chuyên môn thuộc các Sở Xây dựng, Quy hoạch - kiến trúc, Giao thông thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

7. Trưởng, Phó phòng quản lý đô thị, công thương thuộc quận, huyện, thành phố, thị xã;

8. Công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường phường, thị trấn và công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường xã thuộc thành phố, thị xã.

Theo Đề án, sẽ tiến hành đào tạo, bồi dưỡng tập trung trong thời gian từ 5-10 ngày. Đối với chương trình có thời gian trên 10 ngày, có thể tổ chức học thành 2 đợt, trong thời gian học có kiểm tra, đi thực tế và cấp chứng chỉ. Đào tạo, bồi dưỡng trong nước kết hợp với tham quan học tập ở nước ngoài.

Minh Hùng

26/10 Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Viên chức

4:58 PM, 26/10/2010
(Chinhphu.vn) - Phạm vi điều chỉnh, quy định công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia dự tuyển làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập... là những nội dung của dự thảo Luật viên chức được tập trung thảo luận trong phiên họp toàn thể Quốc hội hôm nay…


Đại biểu tỉnh Khánh Hòa Bo Bo Thị Yến phát biểu - Chinhphu.vn


Dự thảo Luật Viên chức gồm 6 chương, 36 điều, nếu được thông qua Luật này sẽ có hiệu lực ngay từ đầu năm 2012.

Liên quan tới phạm vi điều chỉnh của Luật, vẫn còn nhiều ý kiến nhưng đa số tán thành với quy định của dự thảo Luật là chỉ điều chỉnh viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo các đại biểu, đối với viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, người sử dụng lao động trực tiếp hay gián tiếp chính là Nhà nước. Hầu hết cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị sự nghiệp công lập là tài sản của Nhà nước, phần lớn các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn đang được nhà nước cấp một phần hoặc toàn bộ kinh phí hoạt động. Vì thế cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chế độ, chính sách đối với viên chức trong các đơn vị này không thể áp dụng như các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập .

Về tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức, đa số đại biểu tán thành với điều 24 của dự thảo luật, là đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị được thực hiện việc tuyển viên chức và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Tuy nhiên, theo đại biểu Vi Thị Hường (Điện Biên) cần có quy định trách nhiệm rõ ràng cũng như cần có cơ chế kiểm tra bảo đảm sự minh bạch bởi việc giao quyền cho người đứng đầu quá nhiều, dễ tạo nên tiêu cực thiếu khách quan.

Về vấn đề công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài dự tuyển làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập, nhiều ý kiến không đồng tình với quy định trong dự thảo viên chức phải là người có quốc tịch Việt Nam và phải cư trú tại Việt Nam.

Lấy dẫn chứng cụ thể là trường hợp Giáo sư Ngô Bảo Châu, đại biểu Nguyễn Đức Mạnh (Bình Phước) cho rằng cần có quy định cụ thể tạo điều kiện cho người có tài năng tâm huyết tham gia đóng góp cho đất nước. Nếu bó hẹp, sẽ ảnh hưởng đến thu hút người tâm huyết phát triển sự nghiệp công lập. Với những trường hợp như thế cần có cơ chế mời họ về làm việc.

Cùng ngày, Quốc hội làm việc tại Hội trường cho ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, tập trung vào các nội dung như trích lập quỹ bảo vệ quyền lợi người được bảo hiểm, quy định về hình thức doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới …

Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 9/12/2000, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2001 là cơ sở pháp lý quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Về cơ bản, các quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành là phù hợp với các yêu cầu của hoạt động kinh doanh bảo hiểm; tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô và loại hình doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm bình quân tăng 27%/năm và tính đến hết năm 2009 đã tái vốn đầu tư trở lại cho nền kinh tế tăng 13 lần so với năm 2000.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm lần này dựa trên cơ sở đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành và xuất phát từ những nhu cầu bức xúc trong thực tế hoạt động.

Quỳnh Hoa

27/10 Sửa Luật khoáng sản, tăng trách nhiệm đối với tài nguyên

5:47 PM, 27/10/2010
(Chinhphu.vn) – Hầu hết ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều thể hiện tâm huyết đối với việc gìn giữ nguồn tài nguyên của đất nước và bảo đảm thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản có hiệu quả.

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường.


Gồm XI chương và 86 điều, dự thảo Luật khoáng sản (sửa đổi) được Quốc hội thảo luận chiều nay (27/10) tại hội trường. Nếu được thông qua, Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.

Hầu hết ý kiến của các đại biểu đều thể hiện tâm huyết đối với việc gìn giữ nguồn tài nguyên của đất nước và bảo đảm thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản có hiệu quả, khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước lâu dài.

Vấn đề được các đại biểu quan tâm đó là quyền lợi của người dân, địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác khoáng sản.

Nhiều ý kiến đề nghị nhà nước có chính sách điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ địa phương nơi có tài nguyên khoáng sản được khai thác.

Đại biểu Lưu Thị Chi Lan (Vĩnh Phúc) cho biết, nếu theo điều 17 quy định tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, có nghĩa việc khai thác phải đảm bảo lợi ích cho người dân, trong đó có người dân vùng khai thác khoáng sản. Khai thác phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và cộng đồng.

Thực tế hiện nay, trách nhiệm cộng đồng của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản còn hạn chế nên không ít nơi đã xảy ra mâu thuẫn xung đột cũng như môi trường xuống cấp.

Đại biểu Lan đề nghị, cần có quy định cụ thể mang tính định lượng thì mới giải quyết các vấn đề.

Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái) cũng nêu vấn đề, có thực trạng, tại một số nơi tiến hành khai thác khoáng sản, trong khi người dân khu vực đó có đời sống khó khăn thì các doanh nghiệp khai thác lại hưởng lợi nhuận cao.

Từ đó, đại biểu Tuyết cho rằng, cần quy định trong dự thảo Luật cơ chế phân chia lợi nhuận hợp lý, đảm bảo lợi ích cho người dân địa phương.

Đồng thời trong dự thảo Luật cần quy định cụ thể quy chế sử dụng, quản lý nguồn thu này của địa phương vào các mục đích phục vụ cộng đồng. Thêm vào đó, trong trường hợp việc khai thác khoáng sản gây thiệt hại đến sản xuất của người dân thì cũng phải có quy chế bồi thường hợp lý.

Liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác khoáng sản đối với việc bảo vệ môi trường, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) mong muốn, cần quy định cụ thể trong luật trong trường hợp xảy ra sự cố về môi trường. Dự luật phải quy định rõ trách nhiệm xử lý, giải quyết những vụ việc như vậy thuộc về cơ quan, tổ chức nào.

Bên cạnh trách nhiệm về môi trường, theo đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Kạn), tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản còn phải có trách nhiệm trong việc sửa chữa, duy tu đường sá trên tuyến vận chuyển khoáng sản khai thác. Bởi trên thực tế, nhiều trường hợp khai thác khoáng sản ở tỉnh này nhưng gây hỏng cả đường sá ở tỉnh khác trong quá trình vận chuyển.

Liên quan đến việc đấu giá quyền thăm dò và quyền khai thác khoáng sản, đa số các ý kiến đồng tình với quy định của dự thảo Luật bởi điều này mở ra cơ hội thu hút nhiều nguồn vốn, nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tham gia, đặc biệt hạn chế cơ chế xin cho.

Theo đại biểu Lê Quốc Dũng (Đồng Tháp), vẫn phải quy định điều kiện cụ thể đối với đơn vị trúng thầu để đảm bảo doanh nghiệp có tiềm lực thực sự, công nghệ phù hợp, tránh lãng phí tài nguyên cũng như hạn chế hiện tượng bán lại dự án.

Quỳnh Hoa


30/10 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ

6:01 AM, 30/10/2010
(Chinhphu.vn) – Hoan nghênh ý tưởng của Ngoại trưởng Hillary Clinton về việc nâng cấp quan hệ hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết đã giao cho các cơ quan hữu quan nghiên cứu và trao đổi với Hoa Kỳ về vấn đề này, trong đó coi quan hệ kinh tế là cốt lõi của quan hệ hai nước, là động lực thúc đẩy các quan hệ khác phát triển.



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Hillary Clinton - Ảnh Chinhphu.vn




Tối 29/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sang dự Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) được tổ chức tại Hà Nội.


Chào mừng chào mừng vị khách mời đặc biệt tham dự EAS, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn những lời chia buồn và sự hỗ trợ thiết thực của Hoa Kỳ đối với những thiệt hại của nhân dân miền Trung Việt Nam trong đợt lũ lụt vừa qua.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, năm 2010 Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp quan trọng tăng cường quan hệ với ASEAN đồng thời ủng hộ Hoa Kỳ triển khai các chính sách mang tính xây dựng tại khu vực, nhất là Sáng kiến Tiểu vùng Mekong và khẳng định nhất trí ủng hộ Hoa Kỳ trở thành thành viên đầy đủ của Cấp cao Đông Á.


Hoan nghênh ý tưởng của Ngoại trưởng Hillary Clinton về việc nâng cấp quan hệ hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết đã giao cho các cơ quan hữu quan nghiên cứu và trao đổi với Hoa Kỳ về vấn đề này, trong đó coi quan hệ kinh tế là cốt lõi của quan hệ hai nước, là động lực thúc đẩy các quan hệ khác phát triển.


Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ xem xét hỗ trợ phát triển Đại học Cần Thơ thành đại học đẳng cấp khu vực, trong đó có chuyên sâu về đào tạo, nghiên cứu ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu ở khu vực Mekong, tiếp tục cường hỗ trợ Việt Nam giải quyết hậu quả chiến tranh.




Ảnh Chinhphu.vn



Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhắc lại lời mời Tổng thống Obama thăm Việt Nam vào năm 2011, bày tỏ mong muốn sớm đón cựu Tổng thống Bill Clinton thăm lại Việt Nam.


Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định cam kết nâng mối quan hệ hợp tác với Việt Nam, trong đó tăng cường hợp tác giữa hai quốc gia trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, y tế, ứng phó biến đổi khí hậu, giáo dục đào tạo...bởi hai nước còn nhiều tiềm năng để triển khai quan hệ đối tác vì lợi ích chung của mỗi quốc gia.


Chúc mừng những thành công của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Ngoại trưởng Hillary Clinton đánh giá cao những hợp tác giữa hai nước trong thời gian gần đây.


Ngoại trưởng Hillary Clinton đề nghị hai bên đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng trường đại học chuyên về biến đổi khí hậu cũng như kinh phí rà phá bom mìn, tẩy rửa chất độc dioxin, y tế, phòng chống HIV/AIDS...


Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với đảm bảo an toàn, an ninh trên Biển Đông và đề nghị các nước trong khu vực tìm kiếm các giải pháp lâu dài cho vấn đề Biển Đông, trước hết phải tuân thủ nghiêm túc Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC)./.


Hải Minh - Nhật Bắc

29/10 ASEAN mong muốn quan hệ sâu sắc hơn với Nhật Bản

1:12 PM, 29/10/2010
(Chinhphu.vn) - Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Nhật Bản là một trong những quan hệ quan trọng hàng đầu của ASEAN.

Lãnh đạo các nước ASEAN và Nhật Bản - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 29/10, Hội nghị Cấp cao ASEAN – Nhật Bản lần thứ 13 đã mở đầu ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 và các Cấp cao liên quan tại Hà Nội.

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và các nhà lãnh đạo ASEAN, Hội nghị đã tiến hành kiểm điểm và xác định hướng phát triển thời gian tới cho quan hệ đối thoại ASEAN-Nhật Bản cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Nhật Bản là một trong những quan hệ quan trọng hàng đầu của ASEAN.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ toàn diện ASEAN - Nhật Bản, khai thác mọi tiềm năng để đưa hợp tác đi vào thực chất và hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy liên kết khu vực rộng lớn hơn ở Đông Á.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Nhật Bản là một trong những quan hệ quan trọng hàng đầu của ASEAN - Ảnh: Chinhphu.vn

Trên cương vị nước điều phối quan hệ ASEAN-Nhật Bản, Indonesia đã thông báo với Hội nghị về những tiến triển mới trong quan hệ đối thoại giữa hai bên, bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển quan trọng, thực chất thời gian qua, đặc biệt là về kết quả thực hiện Kế hoạch hành động triển khai “Tuyên bố Tokyo về Quan hệ đối tác ASEAN-Nhật Bản năng động và dâu dài bước vào Thiên niên kỷ mới”.

ASEAN đánh giá cao vai trò của Quỹ Liên kết ASEAN-Nhật (JAIF), trong đó có việc sớm triển khai các cam kết hỗ trợ ASEAN, nhất là khoản 62 triệu USD trợ giúp khẩn cấp đối phó với khủng hoảng tài chính cho khu vực ASEAN.

ASEAN và Nhật Bản nhất trí tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp cụ thể nhằm triển khai hiệu quả quan hệ đối tác lâu dài, hữu nghị và chiến lược vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.


Ảnh: Chinhphu.vn

Các nhà lãnh đạo giao các Bộ trưởng và các quan chức đề ra các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về kinh tế - thương mại, nhất là triển khai có hiệu quả Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP); hợp tác phát triển Tiểu vùng, đặc biệt là triển khai Sáng kiến Một thập kỷ Mekong xanh vì sự phát triển bền vững ở lưu vực Mekong; tăng cường hợp tác xử lý các vấn đề toàn cầu như suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, chống khủng bố, an ninh biển, an ninh năng lượng…; thúc đẩy hơn nữa giao lưu nhân dân...

Kết thúc, Chủ tịch Hội nghị đã ra Tuyên bố Chủ tịch về kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 13./.

Lam Chi- Nhật Bắc

29/10 ASEAN- Hàn Quốc đối tác chiến lược vì hòa bình, thịnh vượng

3:37 PM, 29/10/2010
(Chinhphu.vn) - Nhằm đưa quan hệ hợp tác lên tầm cao mới, các nhà lãnh đạo dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 13 nhất trí nâng quan hệ ASEAN-Hàn Quốc thành đối tác chiến lược vì hòa bình, thịnh vượng.


Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 13 tại Hà Nội - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 29/10, Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 13 đã diễn ra tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tham dự Hội nghị có Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak và lãnh đạo các nước ASEAN.

Thủ tướng Lào, trên cương vị nước điều phối chia sẻ với Hội nghị về những tiến triển gần đây trong quan hệ đối thoại ASEAN-Hàn Quốc. Các nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước những phát triển và hợp tác tốt đẹp giữa ASEAN và Hàn Quốc sau hơn hai thập kỷ hình thành quan hệ đối tác.

Lãnh đạo các nước ASEAN hoan nghênh “Sáng kiến châu Á mới” của Hàn Quốc ưu tiên tăng cường hợp tác với ASEAN. Nhằm đưa quan hệ hợp tác lên tầm cao mới, các nhà lãnh đạo nhất trí nâng quan hệ ASEAN-Hàn Quốc thành đối tác chiến lược và thông qua Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược vì hòa bình, thịnh vượng.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 13 - Ảnh: Chinhphu.vn

Các nhà lãnh đạo hài lòng ghi nhận kết quả tích cực trong việc triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Tuyên bố chung về Hợp tác và Đối tác toàn diện giai đoạn 2006-2010 và đã thông qua Kế hoạch hành động cho giai đoạn 2011-2015 với nhiều biện pháp hợp tác quan trọng và thiết thực.

Về kinh tế-thương mại, ASEAN - Hàn Quốc nhất trí sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai hiệu quả tất cả các thỏa thuận, hiệp định trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) và khẳng định cam kết nâng kim ngạch thương mại 2 chiều lên 150 tỉ USD vào năm 2015.

Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng hoan nghênh Sáng kiến của Hàn Quốc về Tăng trưởng Xanh ít carbon nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu vì phát triển bền vững.

Lãnh đạo các nước ASEAN và Hàn Quốc - Ảnh: Chinhphu.vn

Các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. ASEAN khẳng định ủng hộ đối thoại và hợp tác vì hòa bình, an ninh và ổn định cũng như các nỗ lực nối lại đàm phán 6 bên hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

ASEAN hoan nghênh việc Hàn Quốc tiếp nhận cương vị Chủ tịch Nhóm G-20, đánh giá cao việc Hàn Quốc mời Chủ tịch ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao của G-20 vào tháng 11 tới và đã cùng với Hàn Quốc trao đổi về các nội dung tham gia đóng góp của ASEAN tại Hội nghị này.

Kết thúc, Chủ tịch Hội nghị đã ra Tuyên bố về kết quả và các quyết định tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc./.

Cao Phong- Nhật Bắc

29/10 Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc

7:06 PM, 29/10/2010

(Chinhphu.vn) - Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc là mối quan hệ phát triển năng động và toàn diện nhất của ASEAN.


Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc - Ảnh: Chinhphu.vn


Ngày 29/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc lần thứ 13 tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và lãnh đạo các nước ASEAN.

Thông qua Kế hoạch hành động mới cho giai đoạn 2011-2015

Trên cương vị nước điều phối, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá những bước phát triển mạnh mẽ và thiết thực năm qua trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc là mối quan hệ phát triển năng động và toàn diện nhất của ASEAN.

Các nhà lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc bày tỏ coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện.

Hai bên hài lòng ghi nhận những kết quả thiết thực trong việc thực hiện Kế hoạch hành động (giai đoạn 2005-2010) nhằm triển khai Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Trung Quốc vì Hòa bình và Thịnh vượng và nhất trí thông qua Kế hoạch hành động mới cho giai đoạn 2011-2015.

ASEAN đánh giá cao sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực. Các nhà lãnh đạo hai bên cũng đã trao đổi về các hoạt động phù hợp để thiết thực kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN – Trung Quốc vào 2011, năm hữu nghị ASEAN-Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo hoan nghênh việc Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) và các hiệp định liên quan bắt đầu được triển khai từ ngày 1/1/2010. Trung Quốc hiện đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, với thương mại hai chiều đạt trên 200 tỉ USD.

Ảnh: Chinhphu.vn

Nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 500 tỉ USD

Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả các thỏa thuận trong khuôn khổ ACFTA, trên cơ sở cùng có lợi, hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 500 tỉ USD và tăng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN lên 10 tỉ USD vào năm 2015.

Hai bên cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh trao đổi và triển khai các dự án do Trung Quốc hỗ trợ như Quỹ tín dụng trị giá 15 tỉ USD và Quỹ hợp tác đầu tư ASEAN Trung Quốc trị giá 10 tỉ USD cũng như các sáng kiến do Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra dịp này nhằm tăng cường hợp tác các mặt với ASEAN, với trọng tâm ưu tiên là phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối ở khu vực.

ASEAN và Trung Quốc nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công, trong các khuôn khổ Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Hợp tác phát triển lưu vực Mê Công (AMBDC), Ủy hội Mê Công (MRC), Hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mê Kông (ACMECS)…

Hợp tác toàn diện hướng tới phát triển đồng đều, bền vững

Tại dịp này, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về Phát triển bền vững, khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện hướng tới phát triển đồng đều và bền vững trong tương lai, nhất là trong việc ứng phó và xử lý hiệu quả các thách thức đang nổi lên như môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh năng lượng, an ninh lương thực…

Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực; tuân thủ và thực hiện hiệu quả Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy hợp tác tiến tới thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc; cũng như đẩy mạnh hợp tác xử lý các vấn đề cùng quan tâm, nhất là các thách thức an ninh phi truyền thống mà khu vực đang phải đối mặt.



Các nhà Lãnh đạo khai trương trang thông tin trực tuyến ASEAN-Trung Quốc - Ảnh: Chinhphu.vn



Khai trương trang thông tin trực tuyến ASEAN-Trung Quốc

Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo cũng đã chứng kiến Lễ khai trương trang thông tin trực tuyến về quan hệ ASEAN-Trung Quốc.

Kết thúc, Chủ tịch Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Chủ tịch về Kết quả và các quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 13.

Cùng ngày, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Trung Quốc đã ký Nghị định thư thứ 2 về sửa đổi Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN- Trung Quốc; đại diện Ngân hàng Phát triển Trung Quốc ký với đại diện các Ngân hàng ASEAN Hiệp định khung thành lập Hiệp hội liên Ngân hàng Trung Quốc-ASEAN./.

An Bình- Nhật Bắc

28/10 Chấm dứt hoạt động 3 chi nhánh công ty thuốc lá nước ngoài tại Việt Nam

6:13 PM, 28/10/2010

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý với đề nghị của Bộ Công Thương về việc chấm dứt hoạt động của 3 chi nhánh công ty thuốc lá nước ngoài tại Việt Nam gồm: Chi nhánh Công ty JTI (VIETNAM) PTE.LTD, Chi nhánh Công ty BAT Việt Nam Ltd và Chi nhánh Công ty Philip Morris Việt Nam S.A.


Ảnh minh họa


Phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ khi trao đổi với Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng Chính phủ, được biết, Chính phủ đã có chủ trương sau khi hết hạn hoạt động của các chi nhánh công ty thuốc lá nước ngoài tại Việt Nam sẽ không tiếp tục gia hạn giấy phép hoạt động của các chi nhánh này.

Trước đó, để có cơ sở ra quyết định chấm dứt hoạt động của 3 chi nhánh công ty thuốc lá nước ngoài nêu trên, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ ra quyết định chính thức chấm dứt hoạt động của 3 chi nhánh này.

Quốc Hà

29/10 Đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 8 vào cuối năm 2010

4:17 PM, 29/10/2010

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về việc tổ chức Đối thoại về phòng, chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 8.


Ảnh minh họa


Phó Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện sự kiện này.

Trao đổi với Vụ Theo dõi khiếu nại tố cáo và PCTN, được biết, Hội nghị đối thoại lần này dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 11/2010 với chủ đề "PCTN trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai".

Đồng chủ trì buổi đối thoại gồm có Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Đại sứ Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo đề xuất của Thanh tra Chính phủ, Chương trình Hội nghị đối thoại sẽ gồm 2 phần.

Hội nghị đối thoại lần thứ 7 đã diễn ra trong tháng 5 vừa qua với chủ đề "PCTN trong lĩnh vực giáo dục".

Phần 1 là báo cáo về những tiến triển trong công tác PCTN của Việt Nam nói chung, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng kể từ sau đối thoại về PCTN lần thứ 7.

Phần 2 là đối thoại về chủ đề PCTN trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.

Được biết, trước khi diễn ra Hội nghị trên, sẽ tổ chức khảo sát, điều tra xã hội học về nguy cơ tham nhũng liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở; tổ chức hội thảo đánh giá những tác động tích cực của kỳ đối thoại PCTN lần 7 tới nhận thức xã hội và công tác PCTN trong lĩnh vực giáo dục.

Quốc Hà

29/10 Thành lập thêm 2 trường Đại học

5:56 PM, 29/10/2010

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký các quyết định thành lập 2 Trường Đại học trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Lục quân 1 và 2, trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Cụ thể, Trường Đại học Trần Quốc Tuấn được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Lục
quân 1, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Trường có trụ sở chính tại Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Thành lập Trường Đại học Nguyễn Huệ trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Lục quân 2, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Trụ sở chính của trường tại tỉnh Đồng Nai.

2 trường Đại học trên đều là cơ sở giáo dục đại học công lập, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Chí Kiên

(Nguồn: Quyết định 1972, 1973/QĐ-TTg

29/10 27 văn bản quy định chi tiết các luật có hiệu lực từ 1/1/2011

6:14 PM, 29/10/2010

(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành Danh mục 27 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2011.


Sẽ có 3 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật các tổ chức tín dụng - Ảnh
minh họa

Trong số 27 văn bản trên có 20 Nghị định và 7 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm quy định chi tiết thi hành 10 luật gồm: Luật Nuôi con nuôi, Luật Trọng tài thương mại, Luật Người khuyết tật, Luật Bưu chính, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật An toàn thực phẩm, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật Thi hành án hình sự, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.

Trong số các luật trên, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ có 7 văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể, Bộ Công Thương soạn thảo 2 Nghị định, 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trình trong tháng 11,12/2010; các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, mỗi Bộ soạn thảo 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trình trong quý I/2011.

Đối với Luật Thi hành án hình sự sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011, Thủ tướng giao Bộ Công an soạn thảo 8 Nghị định và trình trong tháng 3 và 4/2011.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong quá trình soạn thảo; thống nhất quan điểm, nội dung trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; bảo đảm tiến độ, chất lượng dự thảo văn bản và đầy đủ các thủ tục theo quy định.

Xem Danh mục 27 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật có hiệu lực từ 1/1/2011 tại đây.

Thu Nga

Friday, October 29, 2010

29/10 Wen urges proper handling of South China Sea issue



Xinhua, October 29, 2010
Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung (R Front) meets with Chinese Premier Wen Jiabao in Hanoi, capital of Vietnam, Oct. 28, 2010. (Xinhua/Pang Xinglei)


Chinese Premier Wen Jiabao met Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung in Hanoi Thursday and called for proper handling of the South China Sea territorial rights issue.
To properly handle the issue was of vital importance to a sound and stable development of China-Vietnam relations, Wen said.
He noted that China and Vietnam had established a negotiation mechanism to solve the issue, and he hoped the two countries would discuss and sign an agreement on basic principles guiding the solution of issues of the sea as early as possible.
Dung agreed with Wen's remarks.
The meeting was held on the sidelines of a series of summits between the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) and its partners, in which Wen and Dung also discussed bilateral relations and called for stronger cooperation between ASEAN and China.
Expressing the high importance China placed on the summits, Wen said China would strengthen communication and coordination with Vietnam and works with all sides concerned to push forward East Asian cooperation.

Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung (3rd R) holds talks with Chinese Premier Wen Jiabao (3rd L) in Hanoi, capital of Vietnam, Oct. 28, 2010. 


Wen said friendship and cooperation had remained the mainstream of China-Vietnam relations since its establishment 60 years ago. He said sound and stable development of the relationship was of vital importance to both sides and the region.
The premier vowed that China would maintain high-level contacts with Vietnam, establish a hotline between leaders of the two countries, and strengthen consultation between all departments to enhance their mutual trust, deal with disputes appropriately and promote common interest.
Wen also called for an early signing of a five-year trade cooperation plan between the two countries. He urged the two sides to promote pragmatic cooperation in all areas, develop a balanced and sustainable trade relationship, and further strengthen cultural cooperation.
Dung echoed Wen by saying the Chinese premier's attendance at the summits showed the importance China attached to East Asian cooperation and its support to Vietnam. He also congratulated Wen on China's successful holding of the Shanghai World Expo.
He said Vietnam attached high importance to promoting the comprehensive strategic partnership of cooperation with China, which was also a priority of Vietnam's foreign policy.

Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung (R Front) meets with Chinese Premier Wen Jiabao in Hanoi, capital of Vietnam, Oct. 28, 2010. (Xinhua/Pang Xinglei)


Vietnam would maintain high-level exchanges of visits and friendly exchanges at all levels with China, strengthen the two countries' political mutual trust, deepen cooperation in such areas as trade, agriculture, investment, infrastructure construction, press and communication, enhance coordination and cooperation in regional affairs, and make an active contribution to the peace and common development of East Asia, the prime minister pledged.
Wen arrived in the capital city of Vietnam Thursday afternoon. He is scheduled to attend the 13th summit between China and ASEAN, the 13th summit between ASEAN and China, Japan and the Republic of Korea (ROK), the 5th East Asia summit and a meeting with leaders of Japan and ROK.



29/10 China concerned over Clinton's remarks concerning Diaoyu Islands


English.news.cn   2010-10-29 19:49:50

BEIJING, Oct. 29 (Xinhua) -- China Friday voiced concern over and strong dissatisfaction with U.S. Secretary of State Hillary Clinton's recent remarks concerning China's Diaoyu Islands.
"The Chinese government and people will never accept any word or deed that includes the Diaoyu Islands within the scope of the U.S.-Japan Treaty of Mutual Cooperation and Security," said Foreign Ministry spokesman Ma Zhaoxu.
After her meeting with Japanese Foreign Minister Seiji Maehara in Hawaii Thursday, Clinton said the Diaoyu Islands fall within the scope of the U.S.-Japan security treaty.
"The Diaoyu Islands have been an integral part of Chinese territory since ancient times. China has indisputable sovereignty over the islands," Ma said.
As a bilateral agreement reached during the Cold War, the U.S.-Japan security treaty should not harm the interests of third parities, including China, the spokesman said.
He urged the United States and Japan to do more to boost regional peace and stability.
Editor: Xiong Tong
Related News

29/10 男女出生比、女児100人:男児110.6人

2010/10/29 07:56 JST配信


 国連人口基金(UNFPA)は26日、ベトナムの2009年国勢調査確定値に基づく男女出生比を発表した。これによると、全国の男女出生比は女児100人に対して男児110.6人と、男児に大きく偏っており、男女別出生数の差が年々拡大している。

 特に、紅河デルタ地方では女児100人に対して男児115人とこの差が全国で最も大きく、反対に中部高原地方が最も小さい。UNFPAは男女出生比の偏りの原因について、エコーにより性別を判別し、女児の場合は中絶するケースが依然として多いことを挙げている。

[Luong Ket, Lao dong, 16:14 (GMT+7), 26/10/2010, T]

© Viet-jo.com 2002-2010 All Rights Reserved

28/10 Chủ tịch nước hội kiến Tổng Thư ký LHQ

10:12 PM, 28/10/2010
(Chinhphu.vn) - Chiều tối 28/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã hội kiến với Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon.


Lễ đón Tổng Thư ký LHQ tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Chinhphu.vn

Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhiệt liệt chào mừng Tổng Thư ký Ban Ki-moon thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị Tổng Thư ký LHQ và dự Hội nghị cấp cao ASEAN-LHQ lần thứ 3 tổ chức tại Hà Nội.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chúc mừng Tổng Thư ký Ban Ki-moon vừa qua đã phối hợp với các nước thành viên LHQ tổ chức thành công Hội nghị cấp cao kiểm điểm 10 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDG) và cho rằng, những kinh nghiệm tổng kết vừa qua có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy các nước hợp tác với LHQ để hoàn thành mục tiêu đã đề ra vào năm 2015.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định, Việt Nam cam kết thực hiện các nghị quyết của LHQ, đặc biệt là việc thực hiện các mục tiêu MDG.

Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Tổng Thư ký Ban Ki-moon trong việc thúc đẩy đàm phán liên chính phủ về cải tổ Hội đồng Bảo an và tăng cường sự gắn kết trong các tổ chức thành viên của hệ thống LHQ.

Chủ tịch nước đánh giá cao hoạt động của các cơ quan LHQ tại Việt Nam đồng thời mong muốn LHQ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội…

Chủ tịch nước cũng đề nghị LHQ hỗ trợ về thông tin, tài chính và chia sẻ kinh nghiệm đối phó với biến đổi khí hậu vì Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cảm ơn Tổng Thư ký Ban Ki-moon và các cơ quan LHQ đã ủng hộ việc công nhận Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới và hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Tổng Thư ký Ban Ki-moon bày tỏ tình cảm, những ấn tượng tốt đẹp về đất nước và con người, những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam; nhấn mạnh Việt Nam là một điển hình và là nước có nhiều kinh nghiệm tốt trong thực hiện các mục tiêu MDG, cũng như thúc đẩy triển khai sáng kiến “Một Liên hợp quốc.”

Tổng Thư ký Ban Ki-moon chúc mừng Việt Nam về thành công của những sự kiện quan trọng trong năm đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN, như Hội nghị Cấp cao ASEAN 17, Cấp cao Đông Á, các Hội nghị ASEAN+3, ASEAN với LHQ… Điều đó cho thấy Việt Nam ngày càng có vai trò, tầm ảnh hưởng quan trọng trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Tổng Thư ký Ban Ki-moon khẳng định, LHQ luôn hỗ trợ Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu MDG cũng như hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Đức Dương

28/10 Đại biểu Quốc hội góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng

8:43 PM, 28/10/2010

(Chinhphu.vn) – Cương lĩnh xây dựng đất nước cần nêu bật được bài học về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; chiến lược xóa đói giảm nghèo cần cụ thể hơn… là những ý kiến các đại biểu Quốc hội đóng góp vào Dự thảo văn kiện Đại hội XI của Đảng.

Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) phát biểu tại buổi góp ý. Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 28/10, Quốc hội họp theo tổ, đóng góp ý kiến vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng.

Chiến lược kinh tế phù hợp với từng thời kỳ, lĩnh vực


Nhiều đại biểu tán thành với nội dung trong các Dự thảo văn kiện. Tuy nhiên, các đại biểu cũng kiến nghị cần có những nhận định, đánh giá, giải pháp cụ thể cho từng vấn được đề cập trong các Dự thảo, qua đó có chiến lược phù hợp với từng thời kỳ, lĩnh vực.


Trăn trở trước các vấn đề xã hội bức xúc hiện nay, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào, Phạm Thị Loan (Hà Nội) đề nghị, trong Dự thảo Chiến lược phát triển KT-XH cần nêu được các giải pháp mang tính chiến lược về xóa đói giảm nghèo bền vững cụ thể hơn nữa, không nêu chung chung, khi mà nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị trong Dự thảo văn kiện cần làm rõ một số khái niệm cơ bản để bám sát thực tiễn khi triển khai thực hiện như: “Nền kinh tế thị trường có mâu thuẫn với nền kinh tế nhà nước là chủ đạo?”, “Đảng viên làm chủ doanh nghiệp, sử dụng lao động có bị coi là bóc lột không? “Cụm từ “bóc lột” hiện nay được hiểu như thế nào?”

“Nếu chúng ta xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì rồi đây, những nguyên tắc của kinh tế thị trường sẽ được áp dụng như thế nào. Đó là những vấn đề lý luận lớn mà tôi đề nghị trong Văn kiện phải thể hiện”, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào kiến nghị.

Xác định đột phá chiến lược về thể chế kinh tế

Vấn đề thể chế kinh tế cũng được nhiều đại biểu quan tâm, TS. Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, tại Đại hội XI của Đảng cần kiểm điểm lại việc thực hiện những chính sách, giải pháp đã đề ra tại Đại hội X. Theo ông Trần Du Lịch, về đột phá chiến lược thì quan trọng nhất vẫn là chính sách tam nông.


Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa Lê Văn Cuông lại đề cập đến việc xây dựng nền kinh tế hài hòa, chất lượng cao. Qua đó, phát huy được thế mạnh của các thành phần kinh tế, trong đó lấy thước đo chất lượng phát triển kinh tế làm nền tảng.

Các đại biểu Vũ Hồng Anh, Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) kiến nghị, Dự thảo văn kiện cần có đánh giá về vai trò của kinh tế tư nhân, bởi đây là bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước ta hiện nay. Cần phải tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.


Về phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đại biểu Lê Văn Cuông cho rằng, Dự thảo cần bổ sung luận điểm về xây dựng thiết chế, mô hình doanh nghiệp nhà nước, không để buông lỏng quản lý như thời gian qua.

Các đại biểu tổ Lạng Sơn, Cao Bằng góp ý cho Dự thảo văn kiện Đại hội XI của Đảng. Ảnh: Chinhphu.vn


Đề cập vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và công tác cải cách tư pháp, các đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), Lê Thị Nga (Thái Nguyên), Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) đều cho rằng, dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước cần phải nêu bật được bài học về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Đại biểu Lê Thị Nga quan tâm đến công tác cải cách tư pháp tuy đạt nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đạt so với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Bên cạnh việc đánh giá những tồn tại của công tác cải cách tư pháp cần chỉ ra yếu kém, tồn tại đó nằm ở khâu nào, cơ quan nào...

“Trong hoạt động tư pháp, điều tra hình sự là khâu quan trọng nhất, quyết định đến các tiến trình sau của hoạt động tư pháp như truy tố, xét xử. Vì vậy cần phải cải cách cơ quan điều tra theo hướng độc lập và thu gọn đầu mối, nâng cao chất lượng cơ quan và cán bộ điều tra”, đại biểu Nga kiến nghị.

Lê Sơn - Quỳnh Hoa

28/10 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Ôn Gia Bảo

8:08 PM, 28/10/2010

(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ôn Gia bảo đã trao đổi nhiều vấn đề quan trọng nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam – Trung Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Ảnh:


Chinhphu.vnChiều 28/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Ôn Gia Bảo đến dự Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc, cấp cao Đông Á (EAS) và các Hội nghị liên quan tại Hà Nội.

Việt Nam coi trọng quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc

Tại buổi Hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc, coi đây là chính sách nhất quán, lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Trong tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến nhanh chóng và phức tạp hiện nay, việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.
Trao đổi những vấn đề hai bên cùng quan tâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, cần tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao để thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước không ngừng phát triển; sớm hoàn thành việc lập đường dây nóng giữa Lãnh đạo hai nước trong năm 2010.

Về hợp tác kinh tế, hai bên tích cực triển khai các biện pháp thúc đẩy thương mại song phương phát triển theo hướng cân bằng hơn, từng bước giảm dần nhập siêu của Việt Nam; đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là nông sản, thủy hải sản vào thị trường Trung Quốc… Hai bên cũng cần sớm hoàn tất và ký kết Quy hoạch 5 năm phát triển kinh tế thương mại Việt – Trung.

Về vấn đề biên giới lãnh thổ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, việc hai nước hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên bộ và 3 văn kiện về biên giới trên bộ có hiệu lực có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng đường biên giới trên bộ giữa hai nước thành đường biên giới hòa bình, hợp tác và hữu nghị. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên sớm hoàn thành các văn kiện còn lại về hợp tác du lịch tại Thác Bản Giốc và tàu thuyền qua lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân để có thể ký được trong năm nay theo đúng thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, kể cả trên Biển Đông là nguyện vọng và lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Do đó, hai bên cần tăng cường hợp tác chặt chẽ, đưa quan hệ hai nước trở thành hình mẫu trong vấn đề này, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng, vấn đề trên biển sẽ từng bước được giải quyết phù hợp với quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố chung của các bên về nguyên tắc ứng xử trên biển Đông (DOC).

Toàn cảnh buổi hội đàm Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: Chinhphu.vn


Hữu nghị và hợp tác luôn là trào lưu chủ đạo trong quan hệ hai nước

Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định, tinh thần hữu nghị và hợp tác luôn là trào lưu chủ đạo trong quan hệ hai nước suốt 60 năm qua. Hai nước đã thiết lập quan hệ hợp tác đối tác toàn diện và tiếp tục làm sâu sắc hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, quân sự… và đã giải quyết những vấn đề biên giới trên bộ, phân định Vịnh Bắc Bộ, qua đó đã mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói, Trung Quốc sẵn sàng duy trì tiếp xúc cấp cao với Việt Nam, tăng cường bàn bạc và làm việc với các bộ, ngành liên quan cùng các cấp khác nhau qua đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh, Trung Quốc coi trọng việc thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong năm 2010, hy vọng cơ quan chức năng hai nước sẽ phối hợp chặt chẽ để đưa đường dây nóng vào hoạt động trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẵn sàng cùng Việt Nam tăng cường hợp tác về báo chí, tăng cường tuyên truyền để nhận biết đầy đủ, sâu sắc hơn về mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh thêm, hợp tác kinh tế, thương mại là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong hợp tác toàn diện giữa hai nước. Do đó, hai bên nên sớm ký kết Quy hoạch 5 năm phát triển kinh tế thương mại Việt – Trung. Trung Quốc sẵn sàng cùng với Việt Nam từng bước hình thành quan hệ mậu dịch thương mại bền vững.

Kiều Liên – Nhật Bắc

28/10 Cấp cao ASEAN 17: Thống nhất nhiều quyết sách phát triển ASEAN

6:02 PM, 28/10/2010

(Chinhphu.vn) - Các nhà lãnh đạo ASEAN đã thống nhất thông qua Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN và một số tuyên bố quan trọng... cũng như nhất trí đưa quan hệ giữa ASEAN với các đối tác lên tầm cao mới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp. Ảnh: Chinhphu.vnTại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 khai mạc hôm nay, lãnh đạo các nước ASEAN đã trao đổi về nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến ASEAN và quan hệ ASEAN với các đối tác.

Đó là thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và triển khai hiệu quả Hiến chương ASEAN, tăng cường Kết nối ASEAN; mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa ASEAN với các Đối tác, đồng thời củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực; đẩy mạnh hợp tác ứng phó với các thách thức đang nổi lên như phục hồi và phát triển bền vững sau khủng hoảng, biến đổi khí hậu, cứu trợ thiên tai, dịch bệnh...

Kiểm điểm lại việc thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN hài lòng trước những kết quả quan trọng đạt được vừa qua, đồng thời, nhất trí cần tăng cường hơn nữa “văn hóa thực thi” để nâng cao hiệu quả thực hiện các thoả thuận, song song với các biện pháp đồng bộ, mạnh bạo và sáng tạo hơn nữa, chú trọng tăng cường cơ chế giám sát và đánh giá việc thực thi các thỏa thuận.

Các nhà lãnh đạo đã nhất trí thông qua Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN do Nhóm đặc trách về Kết nối ASEAN đệ trình, đồng thời quyết định thành lập một Ủy ban Điều phối Kết nối ASEAN để giám sát và thúc đẩy thực hiện Kế hoạch tổng thể này.

Các nhà Lãnh đạo cũng hoan nghênh các nỗ lực của các Bộ trưởng Tài chính ASEAN hướng tới thành lập Quỹ Hạ tầng ASEAN. Những quyết định quan trọng này sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh hơn nữa liên kết và kết nối các mặt trong ASEAN, cũng như tạo điều kiện để tăng cường kết nối ở khu vực rộng lớn hơn là Đông Á.

Tại Hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo đã nhất trí thông qua Tuyên bố về Phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng cho phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững và Tuyên bố về Nâng cao phúc lợi và phát triển của phụ nữ và trẻ em ASEAN.

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng đã thống nhất và quyết định nhiều biện pháp để tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức chung như an ninh lương thực và an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh…

Các nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục đưa quan hệ giữa ASEAN với các đối tác lên tầm cao mới, đồng thời khẳng định lại quan điểm của ASEAN rằng một cấu trúc hợp tác hiệu quả ở khu vực cần phải bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN và dựa trên các tiến trình hiện có, đan xen, bổ trợ cho nhau.

Trên cơ sở quyết định của Hội nghị Cấp cao 16 về mở rộng Cấp cao Đông Á (EAS), lãnh đạo các nước ASEAN nhất trí sẽ thống nhất với các Đối tác EAS chính thức mời Tổng thống Nga và Mỹ tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) kể từ năm 2011.

Các nhà lãnh đạo ASEAN tại phiên họp kín trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 - Ảnh Chinhphu.vn

Các nhà lãnh đạo cũng bàn và thống nhất về sự tham gia và đóng góp của ASEAN tại Hội nghị Cấp cao G-20 sắp tới ở Seoul, Hàn Quốc. Theo đó, ASEAN sẽ chuyển đến các Hội nghị này một thông điệp chung về các nỗ lực đảm bảo phát triển cân bằng và bền vững, tăng cường vai trò của các nền kinh tế đang phát triển và cải cách hệ thống tài chính toàn cầu.

Cùng ngày, các nhà lãnh đạo đã có buổi Ăn trưa làm việc với Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC), nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa các doanh nghiệp ASEAN, cũng như đóng góp của doanh nghiệp vào việc tăng cường liên kết, phát triển bền vững trong ASEAN.

Tối nay, các nhà Lãnh đạo ASEAN sẽ có buổi Ăn tối làm việc trao đổi về tình hình về khu vực và quốc tế.

Kết thúc, Chủ tịch Hội nghị ra Tuyên bố của Chủ tịch về kết quả và các quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17./.

An Bình- Nhật Bắc

Thursday, October 28, 2010

28/10 Hillary Clinton khởi động chuyến thăm châu Á

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại cuộc họp của hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc hôm 26/10. Ảnh: AP.

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu chuyến thăm châu Á kéo dài hai tuần đến 7 nước, mở đầu là Việt Nam.

AFP cho hay chặng dừng chân đầu tiên của bà Hillary Clinton là đảo Hawaii. Tại đây bà sẽ thảo luận về an ninh khu vực với các tướng lĩnh cao cấp của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương và người đồng nhiệm Nhật Bản Seiji Maehara.

Tiếp đó, Clinton sẽ đến Việt Nam vào ngày mai và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào 30/10. Năm nay, lần đầu tiên ngoại trưởng Nga, Mỹ tham gia hội nghị này với tư cách khách mời đặc biệt.

Cùng ngày, Hillary Clinton được cho là sẽ có cuộc gặp ngắn với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại đảo Hải Nam. Cuộc gặp này đã được thêm vào phút cuối cùng so với kế hoạch ban đầu.

Theo tờ The State, Hải Nam là một biểu tượng mạnh mẽ của quân đội Trung Quốc, nơi được đặt rất nhiều thiết bị tình báo của quân đội Nhân dân giải phóng. Hòn đảo này cũng là nơi một máy bay do thám của Mỹ buộc phải hạ cánh vào năm 2001 sau khi va chạm với một máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Đội bay 24 người bị giam giữ 11 ngày cho đến khi chính quyền tổng thống George Bush xin lỗi.

Trong các chuyến thăm gần đây đến Việt Nam, cả Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đều khẳng định việc giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền đảo ở khu vực này là lợi ích quốc gia của Mỹ.

Từ Hải Nam, Clinton sẽ đến Siem Reap, Campuchia. Clinton sẽ thăm đền Angkor Wat hôm 31/10 và gặp vua Simahoni, Thủ tướng Hun Sen ở Phnom Penh vào hôm sau đó.

Các điểm đến tiếp theo trong chuyến thăm châu Á của ngoại trưởng Mỹ là Malaysia, Papua New Guinea, New Zealand and Australia.

Đây là chuyến công du châu Á thứ 6 của Hillary Clinton với tư cách ngoại trưởng Mỹ. Song song với chuyến công du châu Á của Clinton, Tổng thống Barack Obama cũng sẽ bắt đầu chuyến thăm đến khu vực vào đầu tháng tới. Tổng thống Obama sẽ đến Ấn Độ và Indonesia và tham dự hai hội nghị quốc tế ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hải Minh

Hải Minh

Theo dòng sự kiện:

Hội nghị cấp cao ASEAN 17 (27/10)
Hội nghị cấp cao - đỉnh cao trong năm chủ tịch ASEAN của Việt Nam (27/10)
Thủ tướng Nhật thăm chính thức Việt Nam (27/10)
Tổng thống Nga thăm Việt Nam (26/10)
Thủ tướng Trung Quốc dự hội nghị Đông Á tại Hà Nội (26/10)
Ấn Độ và chính sách 'hướng Đông' (26/10)

27/10 Miền Bắc rét 14 độ

Sáng 27/10, nhiệt độ tại một số khu vực ở miền Bắc xuống 14 độ. Đợt rét đầu mùa được dự báo kéo dài đến cuối tuần, sau đó thời tiết ấm dần lên.

>Hà Nội trong gió lạnh đầu mùa

Theo Đài khí tượng thủy văn đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ thấp nhất sáng 27/10 tại Sapa (Lào Cai) và Sìn Hồ (Lai Châu) đều xấp xỉ 14 độ, Cao Bằng, Lạng Sơn trên 17 độ, Sơn La 18 độ...

Nhiệt độ miền Bắc xuống thấp là do ảnh hưởng của không khí lạnh. Hình thái thời tiết này cũng đang khiến Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa nhỏ. Riêng phía Tây Bắc Bộ, do không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió nên có mưa và dông.


Người Hà Nội trong gió rét đầu mùa. Ảnh: Hoàng Hà.


Trong 2-3 ngày tới, không khí lạnh tiếp tục được tăng cường khiến nhiệt độ miền Bắc duy trì ở mức thấp. Tây Bắc Bộ 14-24 độ, vùng núi cao thấp nhất xuống 11-13 độ. Đông Bắc Bộ trong đó có Hà Nội 15-25 độ, đêm và sáng trời rét.

Đến cuối tuần, không khí lạnh suy yếu, trời ấm dần.

Trong khi đó, tại Trung và Nam Trung Bộ, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp, trời mưa to và dông, nhiệt độ 20-30 độ. Nam Bộ và Tây Nguyên ngày nắng 33 độ, chiều tối và đêm có mưa, nền nhiệt giảm còn 22 độ.

Hải Đông

28/10 Hai lãnh đạo tòa án Cà Mau bị kỷ luật

Bị kết luận thiếu dân chủ, trung thực, để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, Chánh án TAND tỉnh Cà Mau cùng Chánh Văn phòng đã bị kỷ luật.

Sáng 28/10, thông tin từ Đảng ủy Dân chính đảng tỉnh Cà Mau cho biết, đã triển khai quyết định kỷ luật khiển trách về mặt đảng đối với thẩm phán Châu Thanh Dũng - Phó Bí thư chi bộ đồng thời là Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau. Ông Trương Thành Ký - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau cũng vừa bị cảnh cáo Đảng đồng thời bị đề nghị xử lý kỷ luật bằng hình thức tương đương về mặt chính quyền.

Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau, trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, ông Ký chưa thực hiện tốt nguyên tắt tập trung dân chủ, tạo ra hoài nghi trong nội bộ, độc đoán, thiếu thành khẩn nhận trách nhiệm.

Đối với trách nhiệm là người đứng đầu cơ quan, ông Ký không báo cáo với tập thể ban cán sự đảng và không có biện pháp ngăn chặn sớm hành vi tham nhũng của thủ quỹ Huỳnh Thùy Trang. Trong vụ án kinh tế xảy ra tại Công ty Camimex (Cà Mau), khi cơ quan chức năng xác định có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm nhưng ông Ký không báo cáo với cấp trên cho thấy tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm không cao.

Về phần ông Dũng bị kỷ luật là do liên đới chịu trách nhiệm đối với hành vi tham nhũng của thủ quỹ Huỳnh Thùy Trang. Vị Chánh văn phòng này cũng bị xác định thiếu trung thực trong việc khai năm sinh trong lý lịch. Trong quá trình công tác, ông Dũng báo cáo tài chính chậm gây cản trở công tác quản lý tài chính của ngành tòa án địa phương.

Thiên Phước

28/10 'Lãnh đạo Hà Nội sẽ dám làm, dám chịu trách nhiệm hơn nữa'

"Cảm xúc bao trùm của tôi sau khi tái đắc cử là trách nhiệm hết sức nặng nề trước những đòi hỏi của thời kỳ mới", Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị trả lời báo chí, chiều 28/10.

> Ông Phạm Quang Nghị tái đắc cử Bí thư Hà Nội

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị và các Phó bí thư trả lời báo chí. Ảnh: Đoàn Loan.

Theo Bí thư Thành ủy, thời gian qua, có những nhiệm vụ tưởng không thể hoàn thành song Hà Nội đã thực hiện được. Trước đại lễ 2 tháng, rất ít người tin rằng Đại lộ Thăng Long kịp thông xe, cách đây 2 năm, rất ít người tin Bảo tàng Hà Nội sẽ hoàn thành dịp đại lễ. Thế nhưng, các công trình trên đã hoàn thành bằng sự nỗ lực cao của thành phố.

"Tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm hiện nay đã có thì trong tương lai tôi tin rằng sẽ có nhiều hơn nữa. Chúng ta tin rằng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thủ đô tiếp tục đạt những thành tựu mới", ông Phạm Quang Nghị bày tỏ.

Trao đổi với báo chí về tiêu chuẩn các Thành ủy viên, Phó bí thư Thành ủy Tưởng Phi Chiến cho biết, đề án nhân sự đã được chuẩn bị rất nghiêm túc, không giới thiệu, không bầu cán bộ có biểu hiện tham nhũng, nhiều nhà nhiều đất mà không giải trình được nguồn gốc.

"Các chi bộ cơ sở, cơ quan đơn vị xác nhận và đưa lên thì chúng tôi rất tin tưởng bản đánh giá đó công tâm và khách quan. Đại hội đã bầu 75 đồng chí tham gia Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XV thực sự là các đồng chí tiêu biểu, đảm bảo tiêu chuẩn", ông Tưởng Phi Chiến khẳng định.

Chiều 28/10, Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ XV đã bế mạc sau 3 ngày làm việc.

Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hà Nội lần thứ XV:

Hai khâu đột phá: 1/ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân; tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

2/Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường.

Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015: Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015: 12-13%/năm; GDP bình quân/người: 4.100-4.300 USD; Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011-2015 là 1.400-1.500 nghìn tỷ đồng (tăng trung bình 17,5-18,5%/năm)


Đoàn Loan

20/10 Gov’t eyes higher socio-economic norms in 2011

12:00 20/10/2010
VGP – The Vietnamese Government expects a higher economic growth rate and better social and environment indicators in 2011.



PM Nguyễn Tấn Dũng addresses the opening session of the 8th sitting of the 12th Legislature, Hà Nội, October 20, 2010 – Photo: VGP/Nhật BắcAt the opening session of the 8th sitting of the 12 Legislature this morning, PM Nguyễn Tấn Dũng presented the Government’s report on socio-economic situations in 2010 and tasks in 2011.
In 2010, to cope with unfortunate economic and financial changes in the world, the Government issued several resolutions and specific measures to stabilize macro-economy, keep inflation in control and maintain a fairly high economic growth rate.
So far, Việt Nam’s major economic indicators have been secured; social security and welfare guaranteed; socio-political stability, national defense and security maintained; the country’s international status heightened.
Six solutions for stronger socio-economic development in 2011
Mentioning socio-economic goals and tasks next year, the PM underlined the overall target stronger macro-economic stability and higher economic growth rate.
The Government put forth six major solutions, namely (i) securing macro-economic stability and major economic indicators; (ii) Further improving investment environment and efficiency, promoting production, business activities and economic restructuring; (iii) Safeguarding social security and welfare; (iv) Boosting scientific and technological applications and environment protection in order to better the quality of growth; (v) Sharpening the State management while promoting administrative reforms, anti-corruption and anti-prodigality; and (vi) Enhancing national defense and security, and diplomatic work.
The Government chief called for sectors, agencies and local authorities to promptly put into reality these solutions after the NA’s approval.
He also asked the legislative body, mass organizations and people throughout the country to join actions and efforts in realizing the goals in 2011, the first year to implement the five-year development plan 2011-2015.
2010
2011
Economic indicators
- GDP growth rate: 6.7%
- Per capita GDP: US $1,160
- Development investment capital: up 12.9% against 2009 and equivalent to 41% of GDP
- State budget disbursement: 70% (by late September)
- Newly-established enterprises: 85,000 people-run ones, with the registered capital of VND 500 trillion, up 125% against 2009
- State budget collection: 12.7% higher than the estimate and 17.6% higher than 2009
- Budget overspending: below 6% (estimate: 6.2%)
- Total means of payment: up 20%, credit balance: up 25%; bad debt: below 3%
- Total export turnover: up 19.1%, tripling the plan
- Total import turnover: up 16.5%
- Excess of imports over exports: US $13.5 billion, lower than 2009
- CPI increase: 8% (estimate: 7%)
- GDP growth rate: 7-7.5% against 2010
- Per capita GDP: US $1,300
- Total development investment capital: 40% of GDP
- State budget collection: VND 590.5 trillion
- State budget spending: VND 725.6 trillion
- Budget overspending: 5.5% of GDP
- Total export turnover: US $74.8 billion, up 10% against 2010
- Excess of imports over exports: below 20%
- CPI increase: 7%

Social indicators
- Job generation: 1.6 million new jobs
- Vocational training: over 1.7 million people, including 430,000 farmers
- Poor households: down by 1.85%.
- Communes of health care standards: 80%
- Internet-connected secondary schools: 100%
- Junior secondary education universalization: 100% provinces
- Newly-established science and technology enterprises: 300, doubling the 2009 figure
- Vietnamese scientists generate over 30 new crop varieties of high yield and quality
- New enrollment to universities: up 6.5%; high schools: up 10%; vocational schools: up 16.5%
- Birth rate reduction: 0.2‰
- Job generation: 1.6 million laborers, including 87,000 guest workers
- Poor household: down by 2%
- Malnutrition rate in under-5-year-old children: down to 17.3%
- Patient bed/10,000 people: 21
- Urban housing area per capita: 19 m2

Environmental indicators
- Rural population access to hygienic water: 83%
- Urban population access to clean water: 76%
- Forest coverage: 39.5%

- Rural population access to hygienic water: 86%
- Urban population access to clean water: 78%
- Treatment of medical solid waste: 82%
- Industrial parks and export processing zones with standard concentrated sewage treatment systems: 55%
- Collection of solid waste in urban areas: 83%
- Forest coverage: 40%

By Hà Ninh