Monday, July 18, 2011

18/07 ASEAN tiếp tục bàn về cơ chế giải quyết tranh chấp

Thứ Hai, 18/07/2011, 14:50 (GMT+7)
TTO - Ông Phạm Quang Vinh, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao VN, cho biết các bên trong ASEAN và đối tác sẽ bàn bạc để xây dựng một cấu trúc khu vực nhằm bảo đảm hòa bình ổn định an ninh ở khu vực này, lấy ASEAN làm trung tâm.
Ngày 18-7, tại trung tâm hội nghị quốc tế ở Nusa Dua, Bali, Indonesia, các quan chức cao cấp của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) đã họp để chuẩn bị chương trình cho Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần 44, Hội nghị bộ trưởng mở rộng cũng như Diễn đàn khu vực ASEAN lần 18.
Trả lời Tuổi Trẻ Online bên lề hội nghị buổi sáng, ông Phạm Quang Vinh, trợ lý bộ trưởng ngoại giao, trưởng đoàn quan chức cao cấp tại ASEAN của Việt Nam, cho biết cuộc họp hôm nay là tập quán mà ASEAN luôn phối hợp để chuẩn bị trước khi bàn với các đối tác.
Ông Phạm Quang Vinh, trợ lý bộ trưởng ngoại giao, trưởng đoàn quan chức cao cấp tại ASEAN của Việt Nam, trả lời phỏng vấn của báo chí sáng 18-7 tại trung tâm hội nghị quốc tế ở Nua Dua, Bali, Indonesia - Ảnh: K.L.
“Chủ đề trọng tâm trong nội bộ ASEAN được bàn thảo lần này là câu chuyện xây dựng cộng đồng, triển khai tiếp các quyết định cấp cao của ASEAN 18 hồi tháng 5-2011” - ông nói.
Nổi lên trong các quyết định của ASEAN 18, theo ông Vinh, là đặt ra lộ trình với những mục tiêu cụ thể cho từng năm, thúc đẩy thực hiện hiến chương, xây dựng cơ chế để đảm bảo thực hiện hiến chương, trong đó có tiếp tục củng cố và hoàn thiện các cơ chế giải quyết tranh chấp; tiếp tục nỗ lực đã đạt được từ năm 2010, trong đó có kế hoạch tổng thể để tăng cường kết nối trong ASEAN trên tất cả các lĩnh vực và kết nối ASEAN với Đông Á nói chung”.
Ông Vinh cho biết một thách thức lớn với ASEAN hiện nay là khả năng ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, trong đó nổi lên là vấn đề ứng phó với thảm họa thiên tai.
“Nếu nhìn lại một loạt thiên tai vừa qua có thể thấy nhu cầu trong khối ASEAN cũng như ASEAN và các đối tác phải tăng cường hơn nữa hiệu quả của các cơ chế hợp tác”.
Ngoài ra, việc đảm bảo an ninh hàng hải cũng được đề cập trong cuộc họp ngày 18-7. “ASEAN năm ngoái đã thành lập Diễn đàn an ninh biển và ASEAN để nghiên cứu tất cả các mặt hợp tác có thể có, từ khoa học kỹ thuật, phòng chống thiên tai, phòng chống thảm họa cũng như cướp biển. Tất cả vấn đề đó ASEAN sẽ tiếp tục bàn”.
Theo ông Vinh, các bên trong ASEAN và đối tác sẽ bàn bạc để xây dựng một cấu trúc khu vực nhằm bảo đảm hòa bình ổn định an ninh ở khu vực này, lấy ASEAN làm trung tâm.
“Trong các câu chuyện đó, có chuyện hợp tác để giải quyết các thách thức đặt ra, đồng thời tăng cường hiệu quả các cơ chế hiện có theo các chuẩn mực”.
Dự kiến hội nghị lần này sẽ chuẩn bị để cuối năm trình hội nghị cấp cao Đông Á một tuyên bố về nguyên tắc điều chỉnh các mối quan hệ cùng có lợi với nhau.
"Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) là văn bản rất quan trọng mà ASEAN đã ký với Trung Quốc - ông nói - Lần này, các nước ASEAN đã nhất trí với nhau phải tiếp tục thúc đẩy vì hòa bình, ổn định và an ninh an toàn hàng hải, vì giải pháp giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình, đồng thời nhấn mạnh các nguyên tắc là phải tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS)".
Ông cũng cho biết ASEAN sẽ bắt đầu bàn khả năng ra đời Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC).
Đại sứ, trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN Vũ Đăng Dũng cho Tuổi Trẻ biết trong khuôn khổ hội nghị lần này, trưởng đoàn Việt Nam, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Gia Khiêm sẽ có cuộc gặp song phương với trưởng đoàn của Trung Quốc và các nước đối thoại khác như Mỹ, Canada, Nhật…
Chiều 18-7, Ngoại trưởng Indonesia, Tiến sĩ Marty Natalegawa đã họp báo tại trung tâm báo chí, nhận định không khí đối thoại của các bên về căng thẳng trên biển Đông đã trở nên tích cực hơn so với thời gian qua, và "ít ra chúng tôi cũng thấy có khả năng giải quyết vấn đề" - Ảnh: K.L
Từ ngày 19 đến 23-7-2011, tại Indonesia sẽ diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần 44 và Diễn đàn khu vực ASEAN lần 18. Đây là các sự kiện quan trọng để các bộ trưởng ngoại giao bàn bạc, thảo luận về những vấn đề của khu vực và thế giới, chuẩn bị các hội nghị cấp cao của ASEAN cuối năm 2011. 
KHỔNG LOAN (từ Bali, Indonesia)

18/07 Bộ Công Thương: 20.000 người chưa báo cáo kê khai tài sản

Thứ Hai, 18/07/2011, 07:10 (GMT+7)
TT - Theo ước tính của Thanh tra Chính phủ (TTCP), khoảng 20.000 người là cán bộ tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và công ty thuộc Bộ Công thương quản lý chưa được báo cáo TTCP về kết quả kê khai tài sản.
TTCP nêu rõ toàn bộ đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập theo quyết định của Thủ tướng chưa được Bộ Công thương chỉ đạo và tổ chức kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. Số liệu báo cáo về kê khai tài sản, thu nhập của bộ chưa đầy đủ.
Đối với công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, Bộ Công thương chưa giải quyết được tố cáo tại Tổng công ty cổ phần Bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn, còn để kéo dài; việc tranh chấp nhà cửa tại Công ty Cơ khí Hà Nội cho thấy việc khiếu nại thuộc thẩm quyền thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc bộ còn tồn đọng, kéo dài.
TTCP xác định để xảy ra những tồn tại nêu trên có trách nhiệm của bộ trưởng Bộ Công thương; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm về việc tổ chức triển khai, thực hiện chưa kịp thời, chưa chủ động đối với sự chỉ đạo của lãnh đạo bộ và các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, thanh tra và khiếu nại, tố cáo.
M.QUANG

Around 20,000 employees working for state corporations and those under the management of the Ministry of Industry and Trade have not declared their fortunes to the Government Inspectorate as required.
The figure was provided by the Inspectorate which also said that the Ministry has failed to satisfactorily solve the denunciation and accusation at the Saigon Beer Alcohol Beverage Corporation (Sabeco) and land dispute at the Hanoi Mechanics Company.
According to the Inspectorate, the minister of trade and industry and heads of state firms have to bear responsibilities.
On June 1, the Government Office issued a regulation saying it will monitor the salaries and bonuses paid to executives at state-owned corporations, focusing on “salaries and real income” earned by chairpersons, general directors, deputy general directors, and other senior executives.
The results will be submitted to the Prime Minister through the labor ministry in this month.


Càng dây dưa, càng tạo thêm nghi ngờ
18/07/2011 4:33:27 CH
Nếu thu nhập của các cá nhân này thực sự chính đáng, hợp pháp thì họ chẳng cần lần lữa làm gì. Cứ thẳng thắn kê khai và báo cáo. Có ai bắt tội bắt vạ gì đâu? Nếu Bộ Công thương không làm hết trách nhiệm thì Thanh tra Chính Phủ cần quy định thời hạn cuối cùng để báo cáo. Nếu quá hạn, sẽ tiến hành thanh tra do thiếu minh bạch. Cứ làm mạnh và đúng luật thì không ai dám "lần khân" nữa. Càng dây dưa, Bộ Công thương càng tạo ra nghi ngờ trong dư luận đối với chính cán bộ của mình. Điều mà dư luận lo ngại nhất là sự nghi ngờ ấy trở thành sự thật.

NGUYỄN MINH TÂM
Không thể ngờ cấp Bộ mà như vậy
18/07/2011 1:38:30 CH
Thực là một gam mầu xấu không thể chấp nhận được của Bộ Công thương. Một việc rất dễ, đơn giản nhưng cũng rất quan trọng như vậy tại sao không triển khai, báo cáo không đầy đủ. Vì lý do gì. Nếu nhiều tài sản qúa cần thời gian thì có công văn đề nghị trên gia hạn. Hay là tài sản bất minh, khó nói cần thời gian để phù phép giúp cấp trên tiết kiệm thời gian đọc.
Nhưng dù sao cũng là khuyết điểm lớn, không thể xem thường đó là: tùy tiện, chấp hành không nghiêm luật pháp, mệnh lệnh cấp trên, nhất là ở một bộ quan trọng của Chính phủ trong thực thi một biện pháp chống tham nhũng. Đây chỉ là một việc không quá khó mà đã như vậy, những việc lớn khác thì sao, chả trách tình hình giá cả không kiểm soát được, nhập siêu gia tăng, nội địa hóa xe ô tô phá sản, bội thực cơ sở sản xuất thép, công nghiệp phụ trợ èo uột… Cần phải xử lý nghiêm túc, chỉ với khuyết điểm này cũng đủ để xem xét tư cách của cán bộ cấp Bộ!

BÙI BỈNH LUÂN

18/07 VN đoạt 7 huy chương Olympic quốc tế hóa học, sinh học

Thứ Hai, 18/07/2011, 19:11 (GMT+7)
TTO - Theo tin từ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, đoàn thí sinh dự thi Olympic hóa học quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ đều đoạt giải.
Trong đó, hai huy chương bạc thuộc về Trần Thị Ngọc Quý, lớp 12 Trường phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM và Phạm Đăng Huy, lớp 11 Trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng.
Hai huy chương đồng đã thuộc về Phạm Minh Đức, lớp 12 Trường THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam và Võ Duy Việt, lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định.
Tại kỳ thi Olympic sinh học quốc tế tổ chức tại Đài Loan, ba huy chương đồng thuộc về các học sinh Nguyễn Trung Kiên, lớp 12 Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội; Trương Thị Phương Thảo, lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng và Nguyễn Thu Trang, lớp 11 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định. 
Học sinh Đặng Thu Trang, lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định, nhận được bằng khen.
VĨNH HÀ

18/07 Các câu hỏi cho ASEAN tại Bali



An ninh Indonesia tuần tra bãi biển Nusa Dua ở Bali hôm 16/7 trước các cuộc họp cao cấp của ASEAN
Hội nghị Thượng đỉnh Bali là dịp để ASEAN tỏ ra có khả năng tìm giải đáp cho một loạt câu hỏi nghiêm trọng, từ tranh chấp biên giới Thái Lan - Campuchia, tranh cãi chủ quyền trên biển của một số nước ASEAN với Trung Quốc và cuộc bầu cử mất uy tín tại Miến Điện.
Kể từ hội nghị tại Hà Nội một năm trước, tình hình tranh chấp biển đảo tại Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng, khiến ASEAN có hy vọng dùng diễn đàn khu vực năm nay để đạt được một bản chỉ dẫn (guidelines), tìm ra một giải pháp chung.
Cùng lúc, Hoa Kỳ cũng muốn chương trình nguyên tử của Bình Nhưỡng được nêu ra bàn thảo.
Báo chí Trung Quốc trong khi đó nhấn mạnh đến hợp tác kinh tế sẽ đem lại lợi cho các bên.
BBC xin giới thiệu cách đánh giá các vấn đề này trên một số báo quốc tế và khu vực.
Trang Jakarta Post của Indonesia 16/7:
Tờ báo Indonesia, nước chủ nhà cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này tại Bali đề nghị các bộ trưởng của Khối "tăng khả năng ngăn ngừa, xử lý và giải quyết các xung đột".
Những thách thức lớn mang tính khu vực và quốc tế được Jakarta Post nêu ra cho ASEAN gồm có:
"Căng thẳng xung quanh tranh chấp biên giới Thái Lan - Campuchia, cuộc tranh cãi giữa Trung Quốc và các nước ASEAN về chủ quyền ở Biển Nam Trung Hoa, căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, và cuộc bầu cử bị khắp nơi coi là mất uy tín tại Miến Điện."
Tờ báo nhắc rằng hồi tháng 5, tại hội nghị Jakarta, ASEAN đã đồng ý lập ra Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN (AIPR) để tạo ra bước mở đầu đi đến chỗ có một cơ quan nặng ký hơn nhằm giải quyết xung đột xuyên khu vực.
Riêng về Biển Đông, bài báo viết, các bộ trưởng ASEAN đã cam kết sẽ thuyết phục Trung Quốc cùng lập ra một Quy tắc Ứng xử (Code of Conduct -COC) có hiệu lực hơn là Tuyên bố về quy tắc ứng xử (Declaration of code of conduct - DOC), vốn bị ngưng trệ từ 2002.
Báo Jakarta Globe của Indonesia hôm 18/7:
Tờ báo tiếng Anh này có bài bình luận của Simon Tay, Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Singapore, nơi sẽ tổ chức một hội thảo liên quan Asean vào đầu tháng Tám.
Theo ông Simon Tay, có ba điều mà Asean có thể làm để ngăn các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông biến thành xung đột:
"Trước hết, Asean cần nhắc Việt Nam và Philippines rằng cả tổ chức không thể và không nên được trông chờ sẽ mù quáng theo đuôi quyền lợi quốc gia của hai nước.
Thứ hai, Asean phải đặt ra bối cảnh cho quan hệ chung với Trung Quốc. Quan hệ kinh tế đã phát triển sâu sắc hơn, rộng hợn và được dự đoán sẽ còn tăng trưởng nữa.
Thứ ba, Asean không được chỉ nghĩ về việc cân bằng sức mạnh với sức mạnh, ngay cả khi giơ tay ra cho Mỹ. Mặc dù sự có mặt quân sự của Mỹ đã là yếu tố giúp ổn định, nhưng nhu cầu cấp thiết là phát triển quy tắc và thói quen để hợp tác hòa bình."
Báo Singapore, tờ The Straits Times điện tử hôm 18/7:
Dù Trung Quốc luôn phản đối sự can dự bên ngoài vào tranh chấp biển Đông Nam Á, Ngoại trưởng Hillary Clinton có thể vẫn nêu vấn đề tại cuộc họp Diễn đàn Khu vực
Báo Nhật
Bài viết cho rằng nhìn từ góc độ của Bắc Kinh thì chủ đề gây xích mích là Biển Nam Trung Hoa sẽ trở thành đề tài nóng tại cuộc họp về an ninh ở Bali nhưng các chuyên gia không tin rằng sẽ xảy ra bão tố ngoại giao như năm ngoái.
Nhắc lại cuộc họp tại Hà Nội năm 2010 khi Trung Quốc bị bất ngờ trước12 quốc gia ASEAN nêu ra tại bàn hội nghị chủ đề Biển Đông, báo Singapore trích lời tiến sĩ Trương Minh Lượng từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, ĐH Jinan nói lần này sẽ không có chuyện đó.
Nhà nghiên cứu này cho rằng đó là vì "Giới quân sự Hoa Kỳ và Trung Quốc đã trao đổi với nhau nhiều lần về chủ đề này trong năm qua".
Nhờ vậy, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị để nói chuyện với ASEAN về Biển Đông.
Được biết bà Hillary Clinton tới ngày 22/7 mới đến Bali nhưng sự hiện diện của Hoa Kỳ luôn là yếu tố không thể thiếu, thậm chí quyết định cho việc thành bại của các sáng kiến chung mà ASEAN đưa ra.
Về lịch trình, ngày thứ Năm tuần này sẽ là Đối thoại ASEAN +3 nhưng đến thứ Bảy hội nghị thượng đỉnh sẽ gồm 27 nước với cả Hoa Kỳ và Nga.
Kéo cờ các nước ASEAN chuẩn bị cho hội nghị Bali tháng 7/2011
Hiện có nhiều hy vọng Indonesia sẽ nêu cao được tinh thần đồng thuận ASEAN nhằm tìm ra câu trả lời cho nhiều vấn đề nóng bỏng
Báo Mainichi của Nhật 18/7:
Từ báo Nhật đăng bản tin quốc tế của hãng Kyodo từ Jakarta cho rằng nước chủ nhà Indonesia, trước ngày họp tại Bali 21/7 đề nghị ASEAN và Trung Quốc đồng ý về bộ khung để áp dụng hợp tác nhằm giảm căng thẳng biển đảo.
Tuy nhiên, truyền thông Nhật trích lời các nguồn ngoại giao cho rằng dù Trung Quốc luôn phản đối sự can dự của các nước bên ngoài vào vùng biển Đông Nam Á, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton có thể vẫn nêu vấn đề tại cuộc họp Diễn đàn Khu vực ASEAN vào ngày 23/7 này.
Cho tới nay, Trung Quốc luôn muốn đối thoại song phương, khiến nhiều nhà quan sát nghi ngờ về khả năng có bước đột phát về tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải nhanh chóng.
Trang Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, bản tiếng Anh 18/7:
Trước hội nghị Bali, bài báo nêu ra số liệu của phía Trung Quốc rằng trong nửa đầu năm 2011, trao đổi thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 171.1 tỷ USD, tăng 25.5% so với cùng thời gian năm trước.
Đặc biệt, theo Nhân dân Nhật báo, trao đổi thương mại Trung Quốc - Indonesia tăng 41%, Trung Quốc - Việt Nam tăng 40.9%.
Ngoại trưởng TQ, ông Dương Khiết Trì - ảnh tư liệu
Các nước ASEAN hồi hộp xem thái độ của Trung Quốc sẽ ra sao tại Bali
Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa tổng trị giá 80 tỷ USD sang ASEAN và nhập về hàng hóa trị giá 91 tỷ USD trong cùng thời gian.
Trước đó, hôm 12/7, vẫn tờ báo này có bài ca ngợi việc xây dựng cảng Hà Khẩu là cách để Trung Quốc và Việt Nam "giải quyết tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa".
Nhắc lại quan điểm của lãnh đạo Trung Quốc, tờ báo viết về công trình này cho thấy "theo đuổi chính sách hợp tác kinh tế cùng có lợi (win-win economic cooperation) là dòng chính trong quan hệ Trung - Việt, và cách tốt nhất cho quyền lợi của hai bên là gác tranh chấp để cùng nhau khai thác nguồn tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa.
Thông tấn xã Việt Nam 18/7:
Các báo trong nước trích bản tin của Thông tấn xã Việt Nam viết rằng Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm sẽ đến dự hội nghị Bali.
Ông Phạm Gia Khiêm sẽ cùng Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và các bên Đối thoại bàn các biện pháp, định hướng đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, gia tăng liên kết, thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các Đối tác cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Tuy nhiên, bản tin này không nói rõ vấn đề Biển Đông có được ông Khiêm nêu ra tại Hội nghị hay không.
Báo chí Việt Nam cũng trích lại các nguồn tin Hoa Kỳ nói rằng Tổng thống Barack Obama có lịch trình sẽ tới Bali nhưng để dự cuộc họp cao cấp tiếp theo vào tháng 11/2011.