- Đáp án có nhầm lẫn giữa bối cảnh và nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Nói nguyên nhân ở đây là không chính xác. Sao dám khẳng định điều này, điều kia là nguyên nhân một khi không phải chính Nguyễn Tất Thành nói ra điều ấy. Bởi thế, không nên đặt ra câu hỏi này.
PGS.TS Phạm Quốc Sử, nguyên giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội và hiện đang công tác tại Bảo tàng Hồ Chí Minh phân tích một nguyên nhân từ đề thi và đáp án môn Lịch sử dẫn tới kết quả điểm thi thấp.
Trong câu chuyện với VietNamNet, PGS chia sẻ những suy nghĩ của mình về điều đáng quan tâm hơn: làm sao để học sinh hứng thú học môn học vốn dĩ tự thân không thiếu sự hấp dẫn này: “Bây giờ cái người ta cần là sự thật. Mặt nạ đeo mãi đến lúc cũng phải rơi xuống. Nhưng nhận thức về giảng dạy lịch sử cần phải đúng đắn, có trách nhiệm và dũng cảm. Phải dũng cảm nhận sai: sai về quan điểm chỉ đạo giảng dạy môn Lịch sử và cả những môn khoa học xã hội khác nữa. Không sửa chữa nữa, phải thay đổi thôi. Ta đã sửa mấy chục năm rồi còn gì.”
|
PGS.TS Phạm Quốc Sử |
Ảnh hưởng của tư duy người dạy đại học
Phóng viên: Sau khi có kết quả thi đại học, lại rộ lên ý kiến về đề thi môn Lịch sử khó. Liệu đề thi có bị ảnh hưởng bởi tư duy của người dạy đại học?
PGS.TS Phạm Quốc Sử: Có thể lắm! Tôi chưa biết rõ người ra đề môn sử năm nay là ai, nhưng trước đây hầu hết là các thầy dạy ở đại học ra đề.
Một khi là đề tuyển học sinh vào ĐH, do người dạy ĐH ra thì ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi tư duy của họ. Đương nhiên người ra đề cũng phải suy nghĩ rất cẩn thận và cố gắng để ra đúng với trình độ học sinh phổ thông và kiến thức SGK. Bình thường đã có thể có sự vênh nhau giữa mong muốn của người ra đề với thực trạng chất lượng dạy học môn Sử ở nhà trường phổ thông, huống chi năm nay đề thi lại mắc phải những sai sót, dẫn đến thực trạng rất đau lòng như chúng ta đã biết.
Cũng phải thấy rằng, với thực trạng việc dạy và học môn sử như hiện nay, ai ra đề tuyển sinh đại học cũng lo lắng, bởi rất dễ gặp rủi ro, “tai nạn”. Ngay cả thí sinh đạt điểm cao nhiều cũng không hẳn là tốt. Bởi thế, kỳ thi đi qua còn phải nghe ngóng dư luận. Việc ra đề vinh quang không lớn mà trách nhiệm thì rất nặng nề. Nhiều thầy rất ngại nhận trách nhiệm này.
Đề năm nay, ý đồ của người ra đề là tốt, muốn kích thích và đổi mới tư duy học sinh, phân loại thí sinh để khuyến khích được những em giỏi.
Nhưng ra đề phải thỏa mãn nhiều đối tượng. Tình trạng thí sinh đi thi mà không có điểm, giống như người đi gặt mà không có lúa mang về là điều không bình thường.
Số thầy đại học lúc đầu không xem kỹ, khen đề ra hay, kích thích tư duy học sinh, vì đó cũng là tư duy, cách nghĩ của họ, nhưng với giáo viên phổ thông, những người hiểu thực trạng học sinh hơn thì rất lo lắng. Còn học sinh thì rối trí.
Vậy đề thi năm nay không phù hợp là một đề thi tuyển sinh ĐH?
Đề ra vừa khó với trình độ phổ biến của học sinh, vừa dễ gây cho thí sinh sự nhầm lẫn. Có 5 câu thì đến 4 câu dễ bị nhầm lẫn, còn một câu thì yêu cầu học thuộc lòng, mà đây chính là điều học sinh hãi nhất và chán môn Lịch sử.
Câu 1, theo tôi, vấn đề là đáp án đã nhầm lẫn giữa bối cảnh và nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Nói nguyên nhân ở đây là không chính xác. Sao dám khẳng định điều này, điều kia là nguyên nhân một khi không phải chính Nguyễn Tất Thành nói ra điều ấy. Bởi thế, không nên đặt ra câu hỏi này.
Câu 2 yêu cầu học sinh chỉ ra sự khác nhau của hai văn kiện nhưng phần dưới lại hỏi "vấn đề đó” đã được giải quyết như thế nào ở giai đoạn 1939-1945? Vậy “vấn đề đó” là vấn đề gì? Là vấn đề những điểm khác nhau giữa hai văn kiện ư? Trên thực tế, đáp án lại hoàn toàn khác và cũng không đúng với lịch sử.
Câu 3 không định đặt bẫy nhưng thí sinh dễ mắc sai lầm vì khi nói đến chiến thắng “đánh cho Mỹ cút” thì tư duy trực giác sẽ nghĩ ngay đến thắng lợi quân sự. Bởi thế nhiều thí sinh đã nghĩ ngay đến Chiến thắng của trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 và Thắng lợi Hiệp định Paris, nhưng trực tiếp phải là Chiến thắng của trận “Điện Biên Phủ sai với đáp án.
Câu 4 thì rõ ràng đã xuất hiện một cái bẫy với cụm từ “lớn nhất hành tinh”. Phần lớn học sinh sẽ nghĩ là Liên Hợp Quốc.
Với đáp án và đề thi này, học sinh có thể làm đúng nhưng soi vào đáp án lại thành sai.
|
PGS.TS Phạm Quốc Sử: Cần dũng cảm nhận sai về quan điểm đối với môn Sử
|
Tư tưởng chỉ đạo dạy Sử đã cũ
Từng là thầy của sinh viên khoa Lịch sử của Trường ĐHSP Hà Nội, ông có thể nói rõ hơn vấn đề của giáo viên dạy sử ở phổ thông hiện nay?Thực tế, chất lượng dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay rất đáng lo ngại. Đây là sự thật, có kiêng nể cũng không nói khác được. Điều này có nhiều nguyên nhân.Tôi không nghĩ SGK quá nặng kiến thức, bởi chả lẽ chúng ta cứ nói với các em những điều ngô nghê mới hợp với lứa tuổi sao? Vấn đề là ở chỗ sách viết không hấp dẫn, và nói thẳng là không khách quan, nặng về số liệu mà không nâng tầm nhận thức cho người học.Chương trình mới nặng vì bài học được giải quyết với số giờ dạy cực kỳ hạn chế trong tuần khiến cho cả thầy lẫn trò đều thấy vất vả, nặng nề.Đội ngũ dạy có vấn đề. Các thầy cô chịu nhiều thiệt thòi ngay từ khi còn trong quá trình đào tạo ở đại học, đó là chương trình đào tạo đại học khá nghèo về tri thức văn hoá, chỉ có chuyên môn sử trần trụi, mà cũng không thật khách quan, khoa học.Bởi thế, phông văn hoá chung của họ còn nghèo, cộng với kiến chuyên môn không thật sâu, không đầy đủ thì không thể giảng hay được. Trước kia việc đào tạo liên ngành Văn-Sử cũng có cái hay của nó, mà nhờ thế mà các thầy cô được phân công dạy sử có kiến thức văn hoá toàn diện hơnTrên thực tế, một số trường phổ thông, không ít thầy cô đã cố gắng đầu tư nhiều để nâng cao chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng phần lớn còn lại vẫn chưa có chuyển động.
Hiện nay người ta nói nhiều đến trình chiếu, giáo án điện tử, đến những phương tiện hỗ trợ hiện đại cho quá trình dạy học môn Sử. Nhưng tôi cho
Đã đến lúc phải vứt bỏ cách nghĩ học lịch sử chỉ đơn thuần để khơi gợi niềm tự hào dân tộc đi. Và hoàn toàn không sợ mất niềm tin. Mất niềm tin làm sao được. Chính nhân dân, xã hội, báo chí đã nói, đã nhận thức ra điều đó từ lâu rồi. Chỉ thiếu sự dũng cảm để thay đổi thôi. Bây giờ cái người ta cần là sự thật. Mặt nạ đeo mãi đến lúc cũng phải rơi xuống. Nhưng nhận thức về nó cần phải đúng đắn, có trách nhiệm và dũng cảm. Phải dũng cảm nhận sai: sai về quan điểm chỉ đạo giảng dạy môn lịch sử và cả những môn KHXH khác nữa-PGS Phạm Quốc Sử. |
rằng, kiến thức của người thầy và phương pháp, tác phong giảng dạy vẫn là quan trọng. Một khi thầy cô đã uyên bác thì giờ giảng nhất định sẽ hay. Còn khi kiến thức què cụt thì phương tiện mấy cũng vô ích. Nhưng giáo viên phổ thông không thể là người gánh hết trách nhiệm. Còn người biên soạn SGK, của các trường đại học, rồi chương trình, và cao hơn thế là quan điểm, mục tiêu giáo dục, những vấn đề ở tầm vĩ mô. Đừng bắt giáo viên phổ thông phải gánh hết trách nhiệm, bởi dù sao họ vẫn là người thực hành sự chỉ đạo mang tính pháp lệnh từ bên trên.
Có người nói môn sử đã bị chính trị hóa, trở thành môn thuộc nhóm “giáo dục công dân” về lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp bằng những trang sử hồng. Ý kiến của thầy về vấn đề này như thế nào?
Đúng là như thế. Đó là điều khó bác bỏ. Môn Lịch sử là một môn khoa học đích thực, nhưng bị biến thành một môn giáo dục thuần tuý. Tại sao lại quan niệm môn Lịch sử thuần tuý chỉ là môn học giáo dục về lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc. Đây là một cách nghĩ rất cũ và lệch lạc.
Môn Lịch sử cần phải được nhận thức lại, cũng như phải đánh giá lại vị thế của nó trong nhà trường.
Nếu tuyệt đối hoá khía cạnh giáo dục của nó, hay lợi dụng nó làm thay cho việc tuyên truyền thì chỉ khiến cho nó nghèo nàn đi và dễ bị chán, bị đơn giản hóa. Vì nó còn mảng lịch sử thế giới, nó còn phải nói đến những sự thật cay đắng không đáng học, nhưng phải đúc rút kinh nghiệm cho đời sau, hay những sự thật đã bị vùi lấp cần phải làm sáng tỏ…
Bởi thế, đã đến lúc phải vứt bỏ cách nghĩ học lịch sử chỉ đơn thuần để khơi gợi niềm tự hào dân tộc đi. Như thế chỉ cần học thuộc những bài SGK được biên soạn theo chủ định là đủ. Khó mấy cũng nhớ được, nhưng sẽ rất chán. Môn Lịch sử không phải như vậy, người ta mới chỉ khai thác nó một cách hời hợt và chủ quan thôi. Nó thực sự rất hấp dẫn, hấp dẫn tự thân như nó vốn dĩ như thế.
Phải thay đổi chứ không phải là chỉ sửa đổi trong quan điểm nhận thức về môn này. Nếu cứ sửa chữa vá víu, không thay đổi nhận thức, mà chỉ sửa chữa sách giáo khoa thì rất tốn tiền bạc mà chất lượng giáo dục vẫn không tốt lên. Tuy nhiên, đây không phải chỉ là việc của người biên soạn SGK, mà ở cấp cao hơn, ở hệ thống quan điểm giáo dục.Liệu sự thay đổi này có ảnh hưởng đến niềm tin của xã hội vào những giá trị mà lịch sử trước đó đã tạo ra?
Hoàn toàn không. Mất niềm tin làm sao được. Chính nhân dân, xã hội, báo chí đã nói, đã nhận thức ra điều đó từ lâu rồi. Chỉ thiếu sự dũng cảm để thay đổi thôi.
Bây giờ cái người ta cần là sự thật. Mặt nạ đeo mãi đến lúc cũng phải rơi xuống. Nhưng nhận thức về nó cần phải đúng đắn, có trách nhiệm và dũng cảm. Phải dũng cảm nhận sai: sai về quan điểm chỉ đạo giảng dạy môn lịch sử và cả những môn khoa học xã hội khác nữa.
Cách đây 3-4 năm, có hội nghị về giảng dạy lịch sử trong trường phổ thông, có mặt các nhà khoa học đầu ngành báo cáo, phát biểu nhưng lại không có người chức trách cao trong ngành giáo dục đến dự.Mọi ý kiến trao đổi trong giới sử sôi nổi thế nhưng rồi cũng chìm đi vì bên trên chưa chuyển động.
Nhưng bây giờ, đã đến lúc cần phải thay đổi. Tâm huyết của các giáo sư chưa hết, lòng yêu nước trong nhân dân vẫn chảy mạnh, niềm tự tôn dân tộc của thanh thiếu niên vẫn không hết, nỗ lực của Bộ, của Trung ương vẫn rất lớn, nhưng chưa có chuyển biến. Ấy là bởi ta còn lúng túng giữa sửa chữa hay thay đổi. Không sửa chữa nữa, phải thay đổi thôi. Ta đã sửa mấy chục năm rồi còn gì.
Xin cảm ơn ông!