Thursday, August 4, 2011

04/08 Chủ động tái cấu trúc để ổn định kinh tế vĩ mô

06:57 | 04/08/2011
Một trong những sự kiện đáng chú ý về kinh tế trong Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII là Ủy ban Kinh tế của QH Khóa XII trình QH bản kiến nghị: Kinh tế Việt Nam - những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn. Trong đó, nổi bật là các kiến nghị về tái cấu trúc nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng... PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG VÕ TRÍ THÀNH cho rằng, cần chủ động tiến hành tái cấu trúc để ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.

Ủy ban Kinh tế của QH Khóa XII có những đề xuất quan trọng về cấu trúc nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng. Phó Viện trưởng có suy nghĩ thế nào về những đề xuất này?

04/08 Ai là người giàu nhất Việt Nam? Kỳ 1: Từ chuyện một đại gia lịch lãm


Giàu trên sàn chứng khoán chỉ là của nổi, vậy nếu tính cả của chìm, thì ai mới là người giàu nhất Việt Nam?
Ở Việt Nam gần đây một số tờ báo công bố người giàu nhất trên sàn chứng khoán. Năm 2008 là ông Đặng Thành Tâm, năm 2009 là ông Đoàn Nguyên Đức; năm 2010 là ông Phạm Nhật Vượng.
Nhưng, ở Việt Nam, giàu trên sàn chứng khoán chỉ là của “ nổi”, người ta còn phải tính đến của “chìm” nữa chứ?
Vậy ai là người giàu nhất Việt Nam theo nghĩa đúng nhất của từ này . Nghĩa là có cả của “chìm” lẫn của “ nổi”?
Thực ra, tôi đã tìm hiểu đề tài này từ lâu. Năm 2004 tôi có viết một bài báo đăng trên tờ Tiền Phong với tựa đề “Ai là người giàu nhất Việt nam” ?
Đến năm 2005, tôi cho ra đời cuốn sách “Ai là người giàu nhất Việt Nam” do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. Cuốn sách đã được đón nhận rộng rãi vì có lẽ đó là cuốn sách đầu tiên ở nước ta đặt ra vấn đề này.
Một số nhà báo hỏi tôi lý do viết cuốn sách này. Thúy Anh, lúc đó là phóng viên tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam, hỏi rằng có phải anh viết cuốn sách là để tri ân bạn bè, những người cùng học với anh ở Đông Âu không ? Tôi bảo không. Trong cuốn sách “Ai là người giàu nhất Việt Nam” có rất nhiều người không phải là bạn bè tôi và cũng không học với tôi ở Đông Âu. Thậm chí, có người tôi cũng chẳng quen biết gì. Tôi viết để lý giải về hiện tượng mới ở Việt Nam, để ủng hộ chủ trương làm giàu chân chính…
Khi cuốn sách được phát hành rộng rãi, tôi nhận được nhiều cú điện thoại, nhiều lá thư … Trong số độc giả, người thì hoan nghênh, người nghi vấn. Có người bảo anh phải viết thêm sâu hơn, cụ thể hơn để lý giải cặn kẽ vấn đề làm giàu ở nước ta.
Sau đó, tôi thấy họ có lý. Tôi dành thời gian tìm hiểu, góp nhặt tư liệu, gặp gỡ nhân vật …và bắt tay vào viết phóng sự này. (Cũng là tập hai của cuốn sách mà hôm nay tôi sẽ công bố một phần trên báo điện tử Tầm Nhìn).
Điều đầu tiên, tôi nói về lý do vì sao tôi tâm huyết với đề tài này? Vì sao suốt một thời gian dài tâm lý ghét người giàu kinh khủng thế ?
Có lẽ bắt đầu từ tư duy tiểu nông của chế độ phong kiến. Cái câu
“Trâu buộc ghét trâu ăn,
Quan võ thì ghét quan văn dài quần”.
lưu truyền trong dân gian cho đến ngày nay. Rồi thực tế phũ phàng của những người giàu, những “ chúa đất” với con ở, với người nghèo được thể hiện trong ca dao:
“Chúa trai là chúa hay lo,
Đêm nằm cắt việc ra cho mà làm.
Chúa gái là chúa ăn tham,
Đồng quà tấm bánh đút ngang trong buồng.
Ăn thì chết nứt chết trương,
Chẳng nhớ thằng ở, chẳng thường con đòi.
Mua cho một tấm khố sồi,
Bề ngang chiếc đũa, bề dài nửa thân.
Đi đâu chẳng dám cởi trần,
Trông thấy chúng bạn cực thân thay là…”
Cái cảnh bất công ấy, cái loại người giàu tiểu nông , bủn xỉn, bé nhỏ ấy hình như là phổ biến ở nước ta rất lâu. Nó đã vào ca dao, tục ngữ. Nó được đưa vào sách giáo khoa và một thời nhiều thế hệ học sinh phải học sái cổ .
Rồi những năm chế độ bao cấp, của cải, tư liệu sản xuất đều công hữu hóa. Người giàu bị coi là đối tượng bóc lột. Có một ít vàng do ông cha để lại cũng phải mang nộp cho chính quyền, phải sung công … Tôi đã chứng kiến chiến dịch Z gì đó ở Hà Nội. Những ai có ngôi nhà hai tầng đều bị tịch thu, có người còn bị bắt đi cải tạo mà không cần biết tài sản của họ có bất minh hay không!
Hình như, cho đến bây giờ, người giàu không dám công khai tài sản của mình có lẽ do nỗi sợ từ đó. Bởi vậy, viết về người giàu Việt Nam rất khó.
Tôi còn nhớ những ký ức khó quên của một thời “đói ăn, thiếu mặc”, dù đất nước đã thống nhất, hòa bình . Đó là thời kỳ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Tòa soạn báo chúng tôi phải chia nhau từng cọng rau muống. Mỗi khi mua được một ít rau từ cửa hàng mậu dịch chợ Hôm, tòa soạn báo vui như mở hội! Ai cũng náo nức chờ được chia một mớ rau, nhiều khi chỉ có vài chục ngọn. Cả những cọng rau già khô quắt cũng được chia đều. Rồi người nào người nấy hớn hở đèo sau xe đạp về nhà.
Một lần, lúc đó tôi là Bí thư chi đoàn của báo, vào thường trú ở Thành phố Hồ chí Minh, thấy phía sau khu nhà ở tập thể của ban đại diện có một ít đất bỏ không. Tôi lên gặp xếp phó (xếp vào làm việc với ban đại diện và đề xuất cho anh em trồng một ít rau để cho bếp ăn tập thể . Xếp phó trừng mắt bảo “ Tư tưởng cậu lồi lõm rồi… Cậu phải nhớ rằng một tấc đất tư hữu cũng có thể đẻ ra chủ nghĩa tư bản !” . Kinh hãi quá !
Lịch sử đã sang trang.
Công cuộc đổi mới ở nước ta thực sự là một bước ngoặt lớn lao. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Nhà nước khuyến khích làm giàu chính đáng. Nhà nước bảo đảm cho người giàu bằng pháp luật.
Nhưng, nhiều vấn đề mới lại đặt ra.
Tôi còn nhớ một buổi tối trên tầng thượng của khách sạn Rex ở Sài Gòn. Năm 1990 có cuộc gặp mặt hoa khôi cùng các người đẹp sau cuộc thi người đẹp khu vực miền Đông Nam bộ và Thành phố Hồ chí Minh, chuẩn bị cho cuộc thi hoa hậu toàn quốc do báo Tiền Phong tổ chức. Một người đàn ông mặc com lê trắng, trông lịch thiệp hào hoa, ra dáng một ông chủ hiện đai tiến đến bắt tay tôi và tự dưới thiệu tên là Quang. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không nhớ họ của anh ta, vì chỉ gặp nhau vài tiếng đồng hồ trong bữa tiệc chiêu đãi các người đẹp. Đó là ông chủ sơn Mài Lam Sơn một thời nổi tiếng là giàu có bậc nhất ở các tỉnh phía Nam mà nhiều người đã biết . Năm đó sơn mài Lam Sơn có tài trợ một phần cho cuộc thi hoa hậu.
Bẵng đi một thời gian, tôi nghe nói cơ nghiệp của ông bị phá sản , ông phải chạy trốn ra nước ngoài. Tiếp đến là một loạt các đại gia họ Tăng, họ Liên …ra tòa, cơ nghiệp của họ sụp đổ. Tiếng xấu về những đại gia, những người giàu lan đi khắp nơi …
Từ đó người ta ngại gặp người giàu, ngại quan hệ với các đại gia! Mỗi lần có người giàu nào đó, đại gia nào đó đặt vấn đề về tài trợ hay bảo trợ cho cuộc thi hoa hậu là tôi lại phải đắn đo, xem xét. Nhưng xem xét thế nào hết được khi mà nhũng thông tin về người giàu ở ta rất hạn chế, rất khó kiểm định.
Tôi đã mất rất nhiều thời gian cóp nhặt thông tin để viết cuốn sách này. Cũng chỉ là bước đầu tìm hiểu về người giàu Việt nam …
Theo Dương Kỳ Anh
Tamnhin.net

04/08 Không thể lẫn lộn lịch sử với chính trị

Cập nhật lúc 04/08/2011 06:08:00 AM (GMT+7)
 - Với nhà văn Nguyên Ngọc, kết quả thi môn Lịch sử kỳ thi ĐH năm nay và những diễn tiến xung quanh  "là chuyện hết sức nghiêm túc, nên cũng phải nói với nhau rất nghiêm túc". Cho rằng, hiện nay người ta chán, ghét học văn, học sử, là vì dùng văn, sử để dạy chính trị là chủ yếu, ông khuyến nghị "nhìn thẳng, nói thẳng một lần cho xong đi, để mà còn tiến lên cùng thiên hạ". Dưới đây là "câu chuyện nghiêm túc" của ông.


Thí sinh dự thi ĐH đợt 2 năm 2011. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trước hết, chính các thứ thời đại, xu thế, thế hệ, cách mạng khoa học công nghệ, biến đổi thị trường lao động... đòi hỏi hơn bao giờ hết phải coi trọng khoa học xã hội nhân văn, trong đó có sử và môn sử (và cả môn văn nữa, mà kết quả vừa rồi cũng chẳng hay ho hơn mấy). 

Xin nêu một bằng chứng: chính là đứng trước những vấn đề như vậy, mà cách đây mấy năm trường đại học Harvard nổi tiếng của Mỹ đã rà soát lại toàn bộ chiến lược của họ, và nghiêm khắc nhận ra, mặc dầu đã cố gắng rất nhiều, họ vẫn còn coi trọng chưa đủ các môn xã hội nhân văn và quyết chuyển hướng mạnh mẽ hơn nữa vào các môn ấy. 

Một nền giáo dục trong thực tế liệt khối C xuống hạng bét, để cho "chuột chạy cùng sào mới vào khối C", là một nền giáo dục suy đồi. Và bế tắc.

Buồn thay, đó chính là tình trạng thực của nền giáo dục chúng ta hiện nay. Và đừng nói rằng điều đó không liên quan gì đến tội ác gia tăng trong xã hội, và cả trong học đường, làm nhức nhối toàn xã hội, còn những người đứng đầu ngành giáo dục thì bình chân như vại.

Tất nhiên, vấn đề ở đây lớn hơn vấn đề giáo dục, lớn hơn vấn đề của ngành giáo dục, nhưng muốn nói gì thì nói, ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm chính. Bởi vì nó được sinh ra, xã hội bỏ tiền mồ hôi nước mắt ra nuôi nó, là để nó làm trước hết công việc ấy: giữ cái nền bình ổn lâu dài vững chãi cho xã hội, cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Quả đã đến lúc cần rà soát lại một cách căn bản toàn bộ chiến lược của nền giáo dục này; và câu hỏi căn bản, đầu tiên là: nó định chế ra máy hay đào tạo ra người?

Nếu quả nó định đào tạo ra người thì nhất thiết không vì bất cứ lý do gì, vì lý do "thời đại" càng không, có thể để mặc cho khối C lủi thủi như vậy, không thể coi kết quả thảm hại của thi sử năm nay là bình thường. Đấy là thảm họa, bởi vì đấy không chỉ là chuyện kết quả học sử thi sử như thế nào, mà là dấu hiệu con người coi các giá trị tinh thần và nhân văn chẳng còn đáng xu nào! Một thảm họa xã hội!

Mấy hôm nay, nhiều người đã bàn tán xôn xao về sự cố này, và nhiều ý kiến đã tập trung vào cách dạy và học sử. Chắc đều đúng. Tuy nhiên, hình như cũng chưa đến lõi của vấn đề.

Hẳn ai cũng biết trong các môn học ở trường hiện nay, bị học sinh sinh viên chán nhất, ghét nhất, do đó cũng học kém nhất, học một cách đối phó nhất, kết quả tất cũng tệ nhất là môn sử và môn văn - cùng một vài môn khác thuộc cái gọi là "chương trình cứng".

Vì sao? Rất đơn giản, và chắc cũng không ít người biết rõ nhưng vì lý do này khác đã không nói ra. Thôi thì cho tôi nói thật vậy: vì đó là những môn bị chính trị hóa nhiều nhất, nặng nề nhất! Chính trị chắc chắn không có gì là xấu, trái lại là khác. Rất cần thiết và cũng có thể rất hay.

Học chính trị là quá cần thiết chứ, và có thể dạy thật hay nữa. Nhưng sử là sử, văn là văn, chính trị là chính trị, không thể và hoàn toàn không nên lẫn lộn, dùng cái này để làm cái kia, đem cái này làm công cụ cho cái kia. Cũng không phải là "thống soái" để cho tất cả những cái khác, môn khác phải châu vào cúi đầu phục vụ nó. Mỗi cái có chức năng riêng không thể thay thế của nó để làm nên con người ra người.

Nói trắng ra, hiện nay người ta chán, ghét học văn, học sử, là vì dạy văn thì có thật sự dạy văn đâu mà là dùng văn để dạy chính trị, chủ yếu để dạy chính trị. Sử cũng hoàn toàn như vậy, không hề khác. 

Một ví dụ: có lần tôi đã nói với một người hiện có vị trí rất cao trong lãnh đạo đất nước rằng tất cả các đề thi sử tốt nghiệp và thi vào đại học gần 40 năm nay đều chỉ hỏi về lịch sử Việt Nam từ sau năm 1930. Cứ như chỉ từ năm 1930 nước ta mới có cái gọi là lịch sử, còn trước đó... chỉ là tiền sử, là thời man dã, người còn là khỉ vượn gì đó thôi chứ chưa thành người!

Ông ấy ngạc nhiên hỏi thật thế sao? Thì anh cứ kiểm tra  mà xem, tôi bảo. Không biết sau đó ông ấy có kiểm tra không, nhưng rồi không thấy ông nói gì nữa ... Học sử học văn như thế, thú thật đến tôi cũng chán ghét, và đi thi chưa chắc đã được 0,5 điểm như thí sinh tội nghiệp vừa rồi.

Vậy đó, sự thật! Còn e dè, sợ "nhạy cảm", tránh né nhau, kiêng sợ những lực lượng vô hình như thần thánh, không dám nói thật ra thì có thay đổi cách học cách dạy đến mấy, khéo sang năm môn sử lại 99,99% dưới điểm 5 cho mà xem.

Và văn cũng không hơn đâu. Nhìn thẳng, nói thẳng một lần cho xong đi, để mà còn tiến lên cùng thiên hạ, để có một nền giáo dục thực sự lành mạnh và hiệu quả, đào tạo con người ra người, cho một đất nước thật sự văn minh.

Gần đây giáo sư Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, đã nói rất thẳng thắn: Phải tách khoa học ra khỏi thế quyền.

Giáo sư Hoàng Tụy thì nói: Phải "thế tục hóa"nền giáo dục của chúng ta. Ai cũng biết cuộc cách mạng về giáo dục ở châu Âu đưa đến nền giáo dục hiện đại rực rỡ ngày nay, là kết quả tuyệt vời của cuộc đấu tranh thế tục hóa giáo dục, giải phóng giáo dục ra khỏi kìm chế lâu dài của Nhà thờ. Cần hiểu lời Hoàng Tụy trong ý nghĩa đó.

Nhân nói chuyện sử, xin kể điều này: Ở Pháp có một tổ chức do các nhà sử học độc lập lập ra, tên là CVUH (Comité de Vigilance face à l'usage public de l'histoire), có thể dịch là Ủy ban Cảnh giác đối mặt với việc đưa lịch ra sử dụng trong công chúng. Vậy đó, lịch sử luôn rất dễ bị lợi dụng, thậm chí bóp méo, cắt xén, cắt nghĩa tùy tiện bởi các thế lực khác nhau nhằm làm công cụ cho những mục đích phi lịch sử. Ở nhà trường, cảnh giác với lợi dụng này càng phải ráo riết hơn.

Học lịch sử tuyệt nhiên cũng không cần nhớ thuộc lòng đến mụ mị bất cứ ngày tháng phiền phức và vô ích nào, khi như lời ông bộ trưởng, chúng ta đang sống trong "thời đại" này, cái thời đại chỉ cần nhẹ tay nhấp chuột là ra tất cả. 

Học sử là để có cái mà không bất cứ con chuột hiện đại nào nhấp ra được cho ta: nhận ra được biện chứng lạ lùng và tất yếu của lịch sử, để mà biết làm người cho xứng đáng người, làm công dân độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầy trách nhiệm của nước Việt và của thế giới. Đặc biệt hôm nay, khi vận mệnh Tổ quốc một lần nữa lại đứng trước thử thách lớn.
  • Nhà văn Nguyên Ngọc                                               
 
E-mail | Bản In | Chia sẻ  Go.vn
Ý kiến bạn đọc
.
bin, gửi lúc 05/08/2011 17:30:51
"Giờ vẫn chưa muộn để sửa sai!": Cô giáo tôi tường nói học văn là "học làm người" nhưng tôi thấy học sinh hiện nay với môn văn là "học làm vẹt" thì đúng hơn.
.
.
trần văn Bang, gửi lúc 05/08/2011 17:31:00
"Sử là sử, văn là văn, chính trị là chính trị": Bài viết của Bác Nguyên Ngọc rất thẳng thắng, uyên bác và phản ánh được tâm tư của những người có tâm với đất nước, đang rất lo lắng về thực trạng các môn khoa học xã hội ( KHXH) đang được dậy ở các trường học VN. Đúng là hiện trạng đã biến KHXH thành khoa học tuyên truyền chính trị là chính. Cần phải thay đổi như Bác Nguyên Ngọc đã khảng định : “Sử là sử, văn là văn, chính trị là chính trị”. Cám ơn Bác.
.
.
Thanh Van Nguyen, gửi lúc 05/08/2011 17:32:28
"qua tuyet!": Thực sự đây là những suy nghĩ từ tận đáy lòng của một con nguời yêu nứơc,lo lắng cho vận mệnh đất nuớc.cháu chúc Bác luôn mạnh khoẻ!
.
.
Lê Huy, gửi lúc 05/08/2011 17:32:44
"Khôn g thuyết phục": Đọc qua loa bài viết của ông Nguyên Ngọc, kết hợp với kết quả kỳ thi sử vừa qua thì thấy có vẻ như ông Ngọc nói đúng. Tuy nhiên đọc 

04/08 TQ bất bình về Sách Trắng của Nhật

Cập nhật: 10:49 GMT - thứ năm, 4 tháng 8, 2011
Tàu sân bay TQ
Trung Quốc hiện đại hóa quân sự làm nhiều nước lo ngại
Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản "vô trách nhiệm" khi ra Sách Trắng cảnh báo việc Bắc Kinh gia tăng sức mạnh hải quân.
Bộ ngoại giao của Trung Quốc bày tỏ "sự bất mãn mạnh mẽ" với báo cáo quốc phòng (Sách Trắng) từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản được công bố vào ngày thứ Ba.

Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là hoàn toàn để tự vệ chứ không nhắm vào nước nào.
Hiện đang có việc các nước châu Á điều chỉnh lại năng lực quốc phòng trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng cỗ máy quân sự.
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền biển đảo tại nhiều nơi ở châu Á gây quan ngại từ Tokyo đến Jakarta, và từ Canberra đến Washington, bất chấp việc Bắc Kinh nói tăng cường quân đội chỉ để tự vệ.

Tuy nhiên Trung Quốc khẳng định việc tăng cường cỗ máy quân sự là cho mục đích hòa bình.

“Sách trắng quốc phòng năm 2011 của Nhật đưa ra nhận xét vô trách nhiệm về việc Trung Quốc gây dựng quốc phòng."

"Trung Quốc bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ," Bộ Ngoại giao cho biết trong một thông cáo vào cuối ngày thứ Tư.

Nhật Bản cảnh báo
"Tôi hy vọng Nhật làm nhiều hơn nữa để tăng cường tin cậy lẫn nhau với các nước láng giềng, duy trì hòa bình và ổn định khu vực, chứ không phải làm việc ngược lại."
Mã Triều Húc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ
Việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự và quốc phòng không nhằm vào bất kỳ nước nào khác và chỉ để bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mã Triều Húc cho biết trong bản thông cáo.

Ông Mã nhắc lại cam kết của Trung Quốc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương và tiếp tục phát triển hòa bình.

"Tôi hy vọng Nhật Bản có thể học hỏi từ quá khứ, nghiêm túc suy nghĩ về chính sách quốc phòng riêng của mình và làm nhiều hơn nữa để tăng cường tin cậy lẫn nhau với các nước láng giềng, duy trì hòa bình và ổn định khu vực, chứ không phải làm việc ngược lại," ông Mã Triệu Húc nói.

Sách Trắng quốc phòng thường niên của Nhật Bản cảnh báo rằng lực lượng hải quân của Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động của họ.

Nhật Bản áp dụng các biện pháp tăng cường phòng thủ ven biển của mình do sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc, sách trắng cho biết.

Báo cáo quốc phòng cũng cảnh báo về sự mức độ nguy hiểm của các cuộc tấn công mạng và cho biết dự án hạt nhân và tên lửa của Bắc Hàn tạo đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia.

"Với việc hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân của Trung Quốc trong những năm gần đây, phạm vi ảnh hưởng này có thể phát triển vượt ra ngoài vùng biển các nước láng giềng," báo cáo quốc phòng nói.

"Trung Quốc có kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động hàng hải, thực hiện các hoạt động và đào tạo thường xuyên ở vùng nước xung quanh Nhật Bản."

Khu vực có khả năng xảy ra xung đột với hải quân Trung Quốc bao gồm "Biển Đông Trung Hoa và Thái Bình Dương, cũng như Biển Nam Trung Hoa," Sách Trắng của Nhật nói thêm.

04/08 ADB tài trợ hơn 23 triệu USD giúp Lào xây hạ tầng



04/08/2011 | 13:24:00
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa thông qua khoản tài trợ hơn 23 triệu USD cho các dự án phát triển ở bốn tỉnh Bắc Lào là Bokeo, Luong Namtha, Phongsaly và Udomsay.

Các dự án trên sẽ được tiến hành trong thời gian từ năm 2011-2015, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo và phát triển hệ thống tưới tiêu và cải thiện đường sá ở vùng nông thôn và các khu vực hẻo lánh.

Ước tính có khoảng 800.000 dân sinh sống trong các vùng dự án nói trên và 33% trong số này đang sống dưới mức nghèo và đặc biệt cần được giúp đỡ./.
(TTXVN/Vietnam+)

04/08 Quốc hội Mỹ phê chuẩn đại sứ mới tại Việt Nam


Thứ năm, 4/8/2011, 11:18 GMT+7
Ông David Shear. Ảnh: state.gov
Ông David Shear. Ảnh:state.gov

Ông David Bruce Shear vừa được Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm đại sứ mới của Mỹ tại Việt Nam.
Đại sứ Mỹ: 'Chúng ta đã tin nhau hơn'
Việt - Mỹ hướng tới đối tác chiến lược

Với quyết định này, ông Shear sẽ thay thế người tiền nhiệm Michael Michalak trong vai trò người đứng đầu cơ quan ngoại giao Mỹ tại Việt Nam. Trước khi nhận được sự phê chuẩn của Thượng viện, ông Shear là phó Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.
Trước đó vào ngày 6/4, ông Shear đã có buổi điều trần trước Uỷ ban đối ngoại thượng viện. Ông nói nếu được chính thức bổ nhiệm chức vụ này thì ông sẽ tập trung nỗ lực vào các vấn đề an ninh khu vực, không phổ biến vũ khí hạt nhân, pháp luật, y tế, biến đổi khí hậu, khoa học kỹ thuật. Giáo dục và giao lưu văn hóa giữa hai nước cũng sẽ được ưu tiên tăng cường.

Ai là người giàu nhất Việt Nam? Kỳ 1: Từ chuyện một đại gia lịch lãm

Thứ 5, 04/08/2011, 18:51
Giàu trên sàn chứng khoán chỉ là của nổi, vậy nếu tính cả của chìm, thì ai mới là người giàu nhất Việt Nam?
Ở Việt Nam gần đây một số tờ báo công bố người giàu nhất trên sàn chứng khoán. Năm 2008 là ông Đặng Thành Tâm, năm 2009 là ông Đoàn Nguyên Đức; năm 2010 là ông Phạm Nhật Vượng.
Nhưng, ở Việt Nam, giàu trên sàn chứng khoán chỉ là của “ nổi”, người ta còn phải tính đến của “chìm” nữa chứ?
Vậy ai là người giàu nhất Việt Nam theo nghĩa đúng nhất của từ này . Nghĩa là có cả của “chìm” lẫn của “ nổi”?
Thực ra, tôi đã tìm hiểu đề tài này từ lâu. Năm 2004 tôi có viết một bài báo đăng trên tờ Tiền Phong với tựa đề “Ai là người giàu nhất Việt nam” ?
Đến năm 2005, tôi cho ra đời cuốn sách “Ai là người giàu nhất Việt Nam” do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành. Cuốn sách đã được đón nhận rộng rãi vì có lẽ đó là cuốn sách đầu tiên ở nước ta đặt ra vấn đề này.
Một số nhà báo hỏi tôi lý do viết cuốn sách này. Thúy Anh, lúc đó là phóng viên tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam, hỏi rằng có phải anh viết cuốn sách là để tri ân bạn bè, những người cùng học với anh ở Đông Âu không ? Tôi bảo không. Trong cuốn sách “Ai là người giàu nhất Việt Nam” có rất nhiều người không phải là bạn bè tôi và cũng không học với tôi ở Đông Âu. Thậm chí, có người tôi cũng chẳng quen biết gì. Tôi viết để lý giải về hiện tượng mới ở Việt Nam, để ủng hộ chủ trương làm giàu chân chính…
Khi cuốn sách được phát hành rộng rãi, tôi nhận được nhiều cú điện thoại, nhiều lá thư … Trong số độc giả, người thì hoan nghênh, người nghi vấn. Có người bảo anh phải viết thêm sâu hơn, cụ thể hơn để lý giải cặn kẽ vấn đề làm giàu ở nước ta.
Sau đó, tôi thấy họ có lý. Tôi dành thời gian tìm hiểu, góp nhặt tư liệu, gặp gỡ nhân vật …và bắt tay vào viết phóng sự này. (Cũng là tập hai của cuốn sách mà hôm nay tôi sẽ công bố một phần trên báo điện tử Tầm Nhìn).
Điều đầu tiên, tôi nói về lý do vì sao tôi tâm huyết với đề tài này? Vì sao suốt một thời gian dài tâm lý ghét người giàu kinh khủng thế ?
Có lẽ bắt đầu từ tư duy tiểu nông của chế độ phong kiến. Cái câu
“Trâu buộc ghét trâu ăn,
Quan võ thì ghét quan văn dài quần”.
lưu truyền trong dân gian cho đến ngày nay. Rồi thực tế phũ phàng của những người giàu, những “ chúa đất” với con ở, với người nghèo được thể hiện trong ca dao:
“Chúa trai là chúa hay lo,
Đêm nằm cắt việc ra cho mà làm.
Chúa gái là chúa ăn tham,
Đồng quà tấm bánh đút ngang trong buồng.
Ăn thì chết nứt chết trương,
Chẳng nhớ thằng ở, chẳng thường con đòi.
Mua cho một tấm khố sồi,
Bề ngang chiếc đũa, bề dài nửa thân.
Đi đâu chẳng dám cởi trần,
Trông thấy chúng bạn cực thân thay là…”
Cái cảnh bất công ấy, cái loại người giàu tiểu nông , bủn xỉn, bé nhỏ ấy hình như là phổ biến ở nước ta rất lâu. Nó đã vào ca dao, tục ngữ. Nó được đưa vào sách giáo khoa và một thời nhiều thế hệ học sinh phải học sái cổ .
Rồi những năm chế độ bao cấp, của cải, tư liệu sản xuất đều công hữu hóa. Người giàu bị coi là đối tượng bóc lột. Có một ít vàng do ông cha để lại cũng phải mang nộp cho chính quyền, phải sung công … Tôi đã chứng kiến chiến dịch Z gì đó ở Hà Nội. Những ai có ngôi nhà hai tầng đều bị tịch thu, có người còn bị bắt đi cải tạo mà không cần biết tài sản của họ có bất minh hay không!
Hình như, cho đến bây giờ, người giàu không dám công khai tài sản của mình có lẽ do nỗi sợ từ đó. Bởi vậy, viết về người giàu Việt Nam rất khó.
Tôi còn nhớ những ký ức khó quên của một thời “đói ăn, thiếu mặc”, dù đất nước đã thống nhất, hòa bình . Đó là thời kỳ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Tòa soạn báo chúng tôi phải chia nhau từng cọng rau muống. Mỗi khi mua được một ít rau từ cửa hàng mậu dịch chợ Hôm, tòa soạn báo vui như mở hội! Ai cũng náo nức chờ được chia một mớ rau, nhiều khi chỉ có vài chục ngọn. Cả những cọng rau già khô quắt cũng được chia đều. Rồi người nào người nấy hớn hở đèo sau xe đạp về nhà.
Một lần, lúc đó tôi là Bí thư chi đoàn của báo, vào thường trú ở Thành phố Hồ chí Minh, thấy phía sau khu nhà ở tập thể của ban đại diện có một ít đất bỏ không. Tôi lên gặp xếp phó (xếp vào làm việc với ban đại diện và đề xuất cho anh em trồng một ít rau để cho bếp ăn tập thể . Xếp phó trừng mắt bảo “ Tư tưởng cậu lồi lõm rồi… Cậu phải nhớ rằng một tấc đất tư hữu cũng có thể đẻ ra chủ nghĩa tư bản !” . Kinh hãi quá !
Lịch sử đã sang trang.
Công cuộc đổi mới ở nước ta thực sự là một bước ngoặt lớn lao. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Nhà nước khuyến khích làm giàu chính đáng. Nhà nước bảo đảm cho người giàu bằng pháp luật.
Nhưng, nhiều vấn đề mới lại đặt ra.
Tôi còn nhớ một buổi tối trên tầng thượng của khách sạn Rex ở Sài Gòn. Năm 1990 có cuộc gặp mặt hoa khôi cùng các người đẹp sau cuộc thi người đẹp khu vực miền Đông Nam bộ và Thành phố Hồ chí Minh, chuẩn bị cho cuộc thi hoa hậu toàn quốc do báo Tiền Phong tổ chức. Một người đàn ông mặc com lê trắng, trông lịch thiệp hào hoa, ra dáng một ông chủ hiện đai tiến đến bắt tay tôi và tự dưới thiệu tên là Quang. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không nhớ họ của anh ta, vì chỉ gặp nhau vài tiếng đồng hồ trong bữa tiệc chiêu đãi các người đẹp. Đó là ông chủ sơn Mài Lam Sơn một thời nổi tiếng là giàu có bậc nhất ở các tỉnh phía Nam mà nhiều người đã biết . Năm đó sơn mài Lam Sơn có tài trợ một phần cho cuộc thi hoa hậu.
Bẵng đi một thời gian, tôi nghe nói cơ nghiệp của ông bị phá sản , ông phải chạy trốn ra nước ngoài. Tiếp đến là một loạt các đại gia họ Tăng, họ Liên …ra tòa, cơ nghiệp của họ sụp đổ. Tiếng xấu về những đại gia, những người giàu lan đi khắp nơi …
Từ đó người ta ngại gặp người giàu, ngại quan hệ với các đại gia! Mỗi lần có người giàu nào đó, đại gia nào đó đặt vấn đề về tài trợ hay bảo trợ cho cuộc thi hoa hậu là tôi lại phải đắn đo, xem xét. Nhưng xem xét thế nào hết được khi mà nhũng thông tin về người giàu ở ta rất hạn chế, rất khó kiểm định.
Tôi đã mất rất nhiều thời gian cóp nhặt thông tin để viết cuốn sách này. Cũng chỉ là bước đầu tìm hiểu về người giàu Việt nam …
Theo Dương Kỳ Anh
Tamnhin.net