Wednesday, January 11, 2012

Việt Nam cam kết tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư


11/01/2012
° Có thể tăng trưởng 7,2%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015
Ngày 11-1, Hội nghị Kinh tế đối ngoại Việt Nam lần thứ 3 do Bộ Ngoại giao và Tập đoàn truyền thông The Economist (Anh quốc) tổ chức diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của 250 đại biểu đại diện các doanh nghiệp hàng đầu trong nước và khu vực. Với chủ đề “Hành trình vào một thế giới mới”, hội nghị là diễn đàn uy tín để các nhà quản lý, doanh nghiệp quốc tế tìm hiểu sâu hơn về Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam chia sẻ về chính sách phát triển thời gian tới, giải đáp khúc mắc của các nhà đầu tư, các đối tác.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, động lực thay đổi mạnh mẽ luôn xuất hiện sau những khó khăn và Việt Nam đang tích cực đổi mới, tái cơ cấu kinh tế nhằm tạo tiền đề nhanh chóng vươn lên sau khi kinh tế thế giới phục hồi. Việt Nam xác định 2012 là năm bản lề trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, gồm 3 nội dung chính: tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà máy thuộc Tập đoàn Nidec (Nhật Bản) ở TPHCM. Ảnh: KIM NGÂN

Hợp tác từ sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và biển Đông


2012-01-11
Một bản báo cáo có tựa đề hợp tác từ sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Đông vừa được Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) của Mỹ công bố sáng 10 tháng giêng năm 2012 tại Washington DC.
RFA photo
Bản đồ các căn cứ hải quân Hoa Kỳ tại buổi thảo luận bản báo cáo có tựa đề Hợp tác từ sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Biển Đông hôm 10/1/2012 tại Washington DC.

Tham vọng của TQ

FDI: Nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển


23:13 | 11/01/2012

Ảnh minh hoạ (Nguồn: cafeland.vn)



(ĐCSVN) - Năm 2011, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới và tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD, tuy bằng 74% so với năm 2010 nhưng có xu thế chuyển biến theo hướng tích cực. Năm 2012, trong bối cảnh thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ thắt chặt, Việt Nam xác định FDI tiếp tục là một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.


Thời gian qua, Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài và nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là địa điểm đầu tư dài hạn và có nhiều triển vọng nhờ những lợi thế so sánh trong thu hút đầu tư nước ngoài. Theo điều tra triển vọng đầu tư thế giới năm 2010 - 2012 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc cho thấy, Việt Nam là một trong 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam là một quốc gia hấp dẫn đầu tư hàng đầu trong các nước ASEAN. Số liệu của năm 2011 cho thấy, trong tổng số vốn tăng thêm và đăng ký mới, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 76,4%, cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (là 54,1%). Điều này cho thấy, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế đánh giá là địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất để mở cơ sở sản xuất, trên cả Ấn Độ và Thái Lan. Với góc nhìn là thị trường tiêu thụ, Việt Nam cũng được đánh giá là điểm đầu tư hấp dẫn thứ ba sau Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a.

Khi tổ chức Đoàn đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp


17:05 | 11/01/2012
 
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ vốn vay, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn hướng nghiệp... là những hoạt động mà tỉnh Đoàn Đắk Lắk đang triển khai có hiệu quả nhằm giúp các đoàn viên thanh niên vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thiếu việc làm, thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật là những nguyên nhân khiến con đường lập nghiệp của nhiều thanh niên gặp không ít khó khăn, trở ngại, nhất là thanh niên vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Làm thế nào để giúp thanh niên vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và có thể làm giàu trên mảnh đất quê hương, đó luôn là một bài toán khó giải đối với các cấp bộ Đoàn và chính quyền tỉnh Đắk Lắk. Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên, trong những năm qua, các cấp bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch, triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm hỗ trợ thanh niên trong quá trình lập thân, lập nghiệp, nhất là tạo điều kiện để thanh niên vay được nguồn vốn sản xuất, kinh doanh. Tính đến tháng 12/2011, thông qua các kênh cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, các dự án đầu tư của Trung ương Đoàn... đã có hơn 20 nghìn hộ thanh niên nghèo được vay vốn với tổng số tiền hơn 228 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động.