Wednesday, May 25, 2011

22/05 Nghệ sĩ Việt Nam đến Cannes... và mơ

Chủ Nhật, 22/05/2011, 07:25 (GMT+7)

TT - Ghé Cannes (Pháp) trong thời gian vỏn vẹn một ngày đêm và chỉ là một chặng dừng chân của chuyến đi châu Âu mười ngày do một tập đoàn kinh doanh tài trợ, liệu đoàn nghệ sĩ Việt Nam gồm chín người có kịp trải nghiệm gì ở liên hoan phim (LHP) quan trọng nhất thế giới này?

Các nghệ sĩ điện ảnh VN trong rạp hát Lumière, khán phòng chính của LHP Cannes - Ảnh: H.A.

Tôi hẹn gặp diễn viên Hồng Ánh và đạo diễn Nguyễn Thanh Vân tại khách sạn sang trọng Martinez - nơi nghỉ của đoàn Việt Nam - để tìm hiểu về cảm nhận của họ sau một buổi tối bước trên thảm đỏ và xem bộ phim The beaver (Con hải ly) của Jodie Foster.

1. Hồng Ánh từng có thâm niên đi LHP, nhưng phần lớn ở châu Á và một vài LHP ở châu Âu. Đây là lần đầu tiên nữ diễn viên từng ba lần được trao giải Bông sen vàng về diễn xuất tham dự một LHP đẳng cấp quốc tế như Cannes với vai trò diễn viên của Việt Nam. Trước đó năm 2008, Hồng Ánh từng tới Cannes với một vai trò khác, đó là giới thiệu trước nhà đầu tư dự án phim Đảo của dân ngụ cư theo kịch bản của nhà văn Nguyễn Quang Lập.

Có thể so sánh từ kinh nghiệm hai lần đến Cannes, Hồng Ánh có ấn tượng gì đặc biệt? “Cảm nhận đầu tiên về Cannes chính là sự chuyên nghiệp. Có cả một đội ngũ lo về đi lại, chuẩn bị cho sự xuất hiện tốt nhất của chúng tôi. Qua đó tôi cảm thấy những người tổ chức chuyến đi dành một sự trân trọng đặc biệt cho những người làm nghề”.

Cô còn tự hào vì “tên Việt Nam được xướng trên thảm đỏ và cả một đội ngũ các phóng viên ảnh chụp hình cho mình. Đây là lần thứ hai đoàn Việt Nam xuất hiện đàng hoàng, trang trọng dù năm nay không có phim tham dự như Bi, đừng sợ! của Phan Đăng Di năm ngoái”.

2. Tôi từng rất tình cờ trở thành phiên dịch “bất đắc dĩ” phần trao đổi với khán giả của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân khi anh đến LHP Hamburg (Đức) cùng với bộ phim Trái tim bé bỏng vào năm 2008. Không rành tiếng Anh, nhưng anh rất chăm đi xem phim của đồng nghiệp và luôn được vợ - đạo diễn Phạm Nhuệ Giang - thì thầm dịch những lời thoại quan trọng trên phim.

Lần gặp lại này ở Cannes, tôi thấy anh vẫn đầy hứng khởi khi trò chuyện về nghề. “Đến đây, tôi được cộng hưởng tâm lý mình được có mặt tại LHP vào hàng lớn nhất thế giới, nhất là Cannes tôn vinh các phim có tính thể nghiệm và tính độc lập. Trong bối cảnh tại Việt Nam đang còn lưỡng lự và lưỡng phân rất nhiều giữa chuyện nghệ thuật và thương mại thì Cannes như một câu trả lời rằng dòng phim nghệ thuật có chỗ đứng rất quan trọng trên bản đồ điện ảnh thế giới.

Và bộ phim Con hải ly mà chúng tôi được xem tại Cannes chứng minh điều đó: điện ảnh rất cần sự tìm tòi có tính riêng biệt và không cần quá tốn kém. Cá nhân tôi vì thế rất vui mừng được có mặt tại đây” - đạo diễn Nguyễn Thanh Vân hào hứng cho biết.

Tôi cũng có mối phân vân giống anh, vì chuyện ăn mặc lộng lẫy bước trên thảm đỏ để vào xem một bộ phim kinh phí trung bình của ngôi sao Hollywood có lẽ chưa thể đại diện cho cái gọi là tham dự LHP Cannes. Nhưng từ kinh nghiệm cá nhân của mình, tôi biết rằng các ngôi sao thế giới coi trọng sự xuất hiện cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa như vậy và nó là một phần không thể thiếu của guồng máy một LHP đẳng cấp quốc tế. Đến Cannes để ngắm và được ngắm, đó là tiêu chí quan trọng của một bộ phận làm nên phần hào nhoáng của LHP này.

3. Tôi mang thắc mắc của mình về vai trò của chặng dừng chân tại Cannes trong toàn bộ chuyến đi châu Âu của đoàn nghệ sĩ Việt Nam nhờ diễn viên Hồng Ánh giải đáp. Cô thẳng thắn cho biết: “Chuỗi đi này có rất nhiều hoạt động nhưng sự kiện xuất hiện tại Cannes là chính và quan trọng nhất. Tất cả sự chuẩn bị cho chuyến đi của đoàn cũng đều xoay quanh sự xuất hiện tại Cannes.

Ngoài ra, đơn vị tổ chức cũng muốn cho đoàn điện ảnh Việt Nam có thể cảm nhận được các nền văn hóa ở các vùng đất khác ở châu Âu như tại Anh, Scotland, Đức. Đây là một điều rất tốt cho những người làm nghề, đặc biệt là với nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam có cơ hội có được những trải nghiệm thú vị”.

Dù trải nghiệm ngắn ngủi, nhưng Hồng Ánh cho biết: “Qua mỗi chuyến đi như lần này, cả anh Vân và tôi đều như được tiếp thêm lửa, đặt một mục tiêu để mình mơ ước, có thể là quá cao, quá xa nhưng giúp mình có thêm động lực và sức mạnh để làm nghề với các dự án tiếp theo”.

Còn đạo diễn Nguyễn Thanh Vân thì tươi cười “bật mí”: “Hơn mười năm rồi, tôi và Hồng Ánh có tình cảm như hai anh em, rất thân thiết qua nhiều lúc đồng cam cộng khổ. Khoảnh khắc mà Ánh khoác tay tôi đi trên thảm đỏ vì thế như là một sự đền bù và chắc chắn là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ trong suốt quá trình đó”.

Họ, sau những thành công chung của Đời cát, Người đàn bà mộng du Trái tim bé bỏng, hiện đang hợp sức cùng nhau để làm một phim nhựa do Hãng phim Blue và Hãng phim Hội Điện Ảnh đồng sản xuất. Cả hai cùng hi vọng dự án này sẽ thành hiện thực và đi theo con đường mà Cannes mong muốn có nó để một ngày nào đó được xuất hiện đàng hoàng trên thảm đỏ.

MẠNH CƯỜNG VŨ (từ Cannes)

25/05 UBND xã không chứng thực giao dịch về nhà, đất

Thứ Tư, 25/05/2011, 14:27

TT - UBND TP.HCM vừa quyết định chuyển giao toàn bộ thẩm quyền chứng thực các loại hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất (trừ di chúc) cho các tổ chức hành nghề công chứng từ ngày 1-6.

Ảnh minh họa

Việc chứng thực các loại hợp đồng, giao dịch trên trước đây do UBND xã, phường, thị trấn thực hiện. Như vậy từ ngày 1-6, UBND cấp xã chỉ chứng thực đối với di chúc (kể cả di sản là bất động sản) và các loại hợp đồng, giao dịch khác theo quy định.

Bên cạnh đó, UBND TP quyết định chuyển giao việc chứng thực toàn bộ các hợp đồng, giao dịch từ UBND quận, huyện sang tổ chức hành nghề công chứng. Kể từ ngày này, UBND các quận, huyện không còn thẩm quyền chứng thực các loại hợp đồng, giao dịch.

Riêng việc xác nhận hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao vẫn thực hiện theo quy định hiện hành.

K.YÊN


25/05 China discusses South China Sea issue with Indonesia, Philippines



Xinhua, May 25, 2011
Chinese Defense Minister Liang Guanglie discussed the South China Sea issue with leaders from Indonesia and the Philippines during his visit to three southeast Asian nations, a Defense Ministry spokesman said in Beijing on Wednesday.
Defense Ministry spokesman Geng Yansheng said at a monthly press conference that Liang reiterated China's principles and position on the South China Sea issue when meeting with leaders from the two countries.
During his stay in the Philippines, Liang met with Philippine President Benigno Aquino III and Defense Secretary Voltaire Gazmin.
While in Indonesia, he met with Indonesian Vice President Boediono, his Indonesian counterpart Purnomo Yusgiantoro and Coordinating Minister for Political, Law and Security Affairs Djoko Suyanto.
Liang said that China has always insisted that the South China Sea issue should not be internationalized and should be dealt with based on bilateral mechanism, according to the spokesman.
Geng said the Indonesian side agreed that all relevant parties should try to safeguard the peace and stability of the South China Sea and hopes to solve the issue through bilateral negotiations.
China expects relevant parties to recognize their differences and maintain smooth communication in order to solve the issue in a peaceful way, said Geng.
China appreciates the stances of the two countries on the issue, he added.
China signed the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea with the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) on Nov. 4, 2002 with the aim of maintaining peace and stability in the South China Sea.
It has been more than five years since China's Defense Minister last visited Singapore and more than four years since Indonesia and the Philippines were visited.
Geng said Liang's visit to Singapore, Indonesia and Philippines has cemented China's friendship with the three nations and enhanced mutual trust and pragmatic cooperation.
During his stay in Indonesia, Liang also attended a breakfast meeting with defense ministers from ASEAN nations and had unofficial talks with his ASEAN counterparts.

22/05 Xem Huyền sử thiên đô: Câu chuyện của lòng nhân

Chủ Nhật, 22/05/2011, 03:05 (GMT+7)

TT - Sự đối lập giữa tính cách của ba vị quân vương tương lai, những suy tư về quyền lực từ thiền sư Vạn Hạnh đến đức vua Lê Hoàn... Những ngẫm ngợi về đời, cuộc tranh đoạt chốn vương triều và sức mạnh của lòng dân.

Những chuyện xưa cũ ấy đang được tìm thấy trong Huyền sử thiên đô - bộ phim truyền hình lịch sử cổ trang được khán giả chú ý nhất hiện nay vào lúc 21g thứ năm và thứ sáu trên sóng VTV3.

Bối cảnh thành Đại La trong phim Huyền sử thiên đô, kịch bản 70 tập của Nguyễn Mạnh Tuấn, đạo diễn Tất Bình, Phạm Thanh Phong. Phim do Công ty Sao Thế Giới sản xuất - Ảnh: đoàn làm phim cung cấp

Bên cạnh kịch bản, những yếu tố thuần Việt: không gian, khung cảnh, trang phục đã giúp Huyền sử thiên đô chiếm cảm tình của khán giả Việt. Dù đôi khi vì một lý do có vẻ nằm ngoài phim ảnh như cách nhìn của Ngọc Thảo, sinh viên năm 1 Trường đại học Quốc tế Sài Gòn: “Tôi thấy xúc động khi nhìn hình ảnh những danh lam thắng cảnh của đất nước mình trong phim...”.

Phim quay trải dài trên nhiều vùng đất: Mai Châu, Mộc Châu, Bắc Ninh, Ninh Bình, Huế...

Lê Long Việt - đủ nhân nhưng thiếu dũng, Lê Long Đĩnh - thừa trí, dũng nhưng thiếu nhân, Lý Công Uẩn - đủ nhân trí dũng nhưng non nớt nơi chính trường và đang hành xử trong vai trò một vị tướng...

Ba vị quân vương tương lai này là những mặt đối lập nhưng bổ khuyết cho nhau. Họ đã cùng làm rõ một thời đại và làm đầy đặn hình ảnh những nhân vật lịch sử vốn rất nổi tiếng nhưng chẳng mấy khi được “đến gần” khán giả thời nay đến thế.

Cuộc va chạm ngắn ngủi của “bộ ba” này ở tập 1, khi Long Việt (Bá Anh đóng) và Long Đĩnh (Trung Dũng) gặp Công Uẩn (Công Dũng) giữa đường đã thể hiện rất rõ bản chất con người họ, mở đầu cho những mâu thuẫn về sau này khi Công Uẩn không gông cùm những “kẻ phản loạn” dòng hoàng thất, Long Đĩnh đã nổi giận còn Long Việt tỏ ra chia sẻ hơn.

Người xem nhớ mãi cảnh tượng Lê Long Đĩnh tổ chức một cuộc thi cho 500 quân lính bơi đua trên sông, người lính nào bơi giỏi sẽ được lên bờ và ai dở sẽ bị chết đuối mà không cho người cứu. Cuộc thi đã gây nên xung đột giữa hai anh em khi Long Việt trách em quá bất nhân. Còn Long Đĩnh lại có cái nhìn của một vị thần chiến tranh: “Những tên lính không đủ sức bơi qua sông không chết đuối cũng chết trận, chớ tiếc... Phải đi dẹp loạn khắp nơi mới thấy có lúc lòng nhân đạo phải trả giá gấp mười sự tàn bạo”...

Sự lựa chọn giữa quyền lực và lòng nhân chính là sự lựa chọn mang tính sinh tử của những người trong cuộc. Trong Huyền sử thiên đô, mỗi nhân vật đều có một thế đứng. Và trên vị trí quyền lực ấy (không những thế, còn là quyền lực đỉnh cao), con người có đôi khi sẽ không thể làm chủ những hành động của mình...

Hình tượng đức vua Lê Hoàn (Duy Thanh) dù không phải là trung tâm của câu chuyện nhưng lại gợi nghĩ đến rất nhiều vấn đề thế sự. Ông như một biểu tượng quyền lực đã và đang phải chuyển giao, nhưng sự níu kéo trong ông đã dẫn đến những bi kịch cho cả một vương triều đã một thời uy dũng. Tha cho đứa con trai tội phản nghịch (mà ông cũng ngầm hiểu nó bị vu cáo) tức là thừa nhận mình đã sai. Đấng quân vương không muốn điều đó.

Quyền lực đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của con người trong Huyền sử thiên đô và kiến tạo hành xử của họ. Ca khúc mở đầu phim âm vang như một lời nhắc nhở thiêng liêng và sâu thẳm về những giá trị của lòng nhân. Ca sĩ Tùng Dương đã làm khán giả rung mình khi hát: Quân nào nhất thời, đế nào vạn đại, cả trời Nam Thái Tổ Lý cao vời... Thăng Long đất lành sông phúc, rồng chầu hổ phục, lồng lộng đấng minh quân.

Nhạc sĩ An Thuyên chia sẻ: “Tôi viết ca khúc mở đầu cho từng tập phim trong trạng thái rất đặc biệt. Tôi đã chìm đắm trong tiếng gươm đao tự ngàn xưa vọng về, những tham vọng quyền lực, sự mâu thuẫn giữa lòng nhân và ham muốn quyền lực cuối cùng sẽ dẫn đến bại vong. Chỉ lòng yêu nước, yêu con người đích thực là tồn tại mãi”.

Thực hiện một bộ phim dài tập, nhất là trong bối cảnh phim lịch sử Việt thiếu thốn và khó khăn đủ điều, dù rất nỗ lực song các nhà làm phim vẫn chưa thể cho khán giả một tác phẩm hoàn hảo. Một số trang phục quá mới, đôi khi lại diêm dúa quá mức cần thiết, đôi ba cảnh quay chưa thật tốt, âm thanh trong phim có lúc chẳng liên quan gì đến không gian chung, lồng tiếng chưa khớp khẩu hình, diễn viên chính (Lý Công Uẩn, Giáng Bình) chưa gây được ấn tượng đẹp...

Đó là những gì mà khán giả nhận thấy cho đến tập thứ 10 đã phát trên kênh VTV3. Tuy nhiên, với những gì đã thể hiện, Huyền sử thiên đô là bộ phim xứng đáng được xem và khích lệ. Những bộ phim như thế được phát trên truyền hình sẽ góp phần không nhỏ giúp người Việt biết sử Việt và thêm yêu lịch sử nước nhà.

HỒNG HẠNH


18/05 Diễn đàn kinh tế biển Việt Nam 2011 ở Nha Trang

18/05/2011 | 19:54:00

Nha Trang - nơi sẽ diễn ra VMEF. (Ảnh: Internet)
Ban tổ chức Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam 2011 (VMEF 2011) cho biết với chủ đề “Động lực và thách thức cho sự phát triển của các khu kinh tế ven biển Việt Nam”, Diễn đàn Kinh tế Biển Việt Nam lần thứ 2 sẽ do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Tạp chí Đầu tư nước ngoài phối hợp cùng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và các đơn vị liên quan tổ chức vào ngày 8/6 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

VMEF 2011 là diễn đàn để trao đổi về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam; tạo cơ hội cho các nhà đầu tư, chuyên gia và giới truyền thông trong và ngoài nước hiểu rõ tiềm năng, triển vọng tài nguyên biển, các khu kinh tế ven biển và phát triển kinh tế biển của Việt Nam nói chung, các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ, trong đó có tỉnh Khánh Hòa nói riêng; Xúc tiến các dự án đầu tư vào các khu kinh tế ven biển miền Trung, trong đó có khu kinh tế Vân Phong của Khánh Hòa và các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

VMEF sẽ tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu và ký kết các thỏa thuận giữa các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước; trao đổi, hỏi đáp với lãnh đạo các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ, các bộ, ngành liên quan.

Trong khuôn khổ của VMEF 2011, sẽ diễn ra tọa đàm của các chuyên gia cao cấp Việt Nam với chủ đề “Tiềm năng tài nguyên biển Việt Nam và khu vực - Những chuyển động đáng chú ý.”

Dự kiến VMEF năm nay sẽ thu hút khoảng 400 khách mời là lãnh đạo của các bộ, ngành như Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Khánh Hòa; các chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế và chính sách; đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.

Kể từ năm 2011, VMEF sẽ là một trong các chương trình chính của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, được Chính phủ chỉ đạo tổ chức thường niên, do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì./.

Lưu Thanh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)

12/05 Kim ngạch thương mại Việt Nam-Mỹ tăng gần 20%

12/05/2011 | 11:17:00


Dệt may vẫn là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất của Việt Nam sang Mỹ. (Ảnh minh họa: Hà Thái/TTXVN)
CÁC TIN LIÊN QUAN
Mỹ công khai tài liệu về cuộc chiến tranh Việt Nam
Chính phủ Mỹ đã quyết định đưa ra công khai những tài liệu và sách lịch sử liên quan tới cuộc chiến phi nghĩa tại Việt Nam.



Mở rộng hơn nữa mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ
Thượng nghị sỹ Mỹ nhất trí, quan hệ Hoa Kỳ-VN đang phát triển tốt và mong muốn tăng cường hơn nữa sự giao lưu, trao đổi giữa hai bên.



Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 11/5, kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Việt Nam trong quý I/2011 đạt 4.743,7 triệu USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái.


Báo cáo cho biết trong quý đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 3.693,5 triệu USD, tăng 560,8 triệu USD (18%) so với cùng kỳ năm ngoái.


Kim ngạch của tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ đều tăng, trong đó dệt may vẫn là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất (đạt 1.478,3 triệu USD), tăng 14% so với quý I/2010.


Giày dép tiếp tục xếp vị trí thứ hai và là mặt hàng xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, với giá trị xuất khẩu trong ba tháng đầu năm là 456,4 triệu USD, tăng 32,3%.


Đứng thứ ba vẫn là các sản phẩm gỗ, đạt kim ngạch 395,6 triệu USD, tăng 3%.


Máy móc, thiết bị điện và sản phẩm âm thanh và thu thanh tiếp tục giữ vị trí thứ tư trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, với tổng kim ngạch đạt 194,4 triệu USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm ngoái.


Thủy sản là mặt hàng đứng thứ 5 về giá trị xuất khẩu sang Mỹ, đạt 153,3 triệu USD, tăng 5% so với quý 1/2010.


Kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ của Việt Nam tăng 26,3% so với quý đầu của năm ngoái lên mức 1.050,2 triệu USD.


Nhập khẩu bông, bao gồm sợi và vải dệt, đạt giá trị cao nhất trong số các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ (đạt 150,8 triệu USD), đồng thời đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái (286%).


Đứng thứ hai về giá trị nhập khẩu từ Mỹ là máy móc, thiết bị cơ khí và phụ tùng, với kim ngạch đạt 109,6 triệu USD, tăng 17,6%; tiếp đến là phương tiện giao thông với giá trị đạt 80,8 triệu USD, tăng 40,5%.


Nhập khẩu thiết bị điện và phụ tùng từ Mỹ tăng mạnh trong quý đầu năm, với giá trị đạt 79,8 triệu USD, tăng 202%; nhập khẩu sắt thép và hàng nhựa của Mỹ đều đạt giá trị trên 54 triệu USD, tăng khoảng 80% so với cùng kỳ năm ngoái./.


(TTXVN/Vietnam+)

25/05 Cô dâu Việt xa xứ: Bất hạnh bị nhân lên bội phần!

Một cô dâu Việt trở về nước trên xe lăn và bị ngơ ngẩn là đã "may mắn" so với các phụ nữ thiệt mạng, không thể trở về (Nguồn: Internet)
CÁC TIN LIÊN QUAN
Báo chí Hàn viết về vụ cô dâu Việt Nam bị sát hại
Ngày 24/5, Hãng Yonhap, nhật báo Daejeon và mạng café Daum đã có bài viết về vụ cô dâu Hoàng Thị Nam vừa bị chồng sát hại cùng ngày.

Hàn Quốc sẽ điều tra, xác minh vụ giết cô dâu Việt
Chính phủ Hàn Quốc khẳng định sẽ tiến hành điều tra, xác minh vụ việc cô dâu Việt bị sát hại và sớm thông báo cho phía Việt Nam.

Vụ việc cô Hoàng Thị Nam 1987 bị chồng là ông Lim Chae Won (37 tuổi) sát hại khi mới sinh con được 19 ngày đang gây ra những bất bình và xót xa trong dư luận xã hội.

Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi, phỏng vấn cùng chuyên gia về giáo dục và chuyên gia về luật pháp xung quanh chuyện cô dâu Việt lấy chồng xứ người.

Tin về cô dâu Việt bị sát hại luôn gây day dứt

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hồng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phân tích: “Hiện tượng lấy chồng là người nước ngoài đang ngày càng phổ biến. Hội nhập là cả một quá trình sâu rộng về mọi mặt. Chính vì thế xu hướng kết hôn với người nước ngoài đang trở nên tất yếu. Hôn nhân ngày nay không còn đặt vấn đề khoảng cách về biên giới lãnh thổ, khoảng cách dân tộc như khoảng gần hai chục năm trở về trước.

"Nhà nước cũng đã có những chính sách cởi mở [về vấn đề này], có thể nói đó là chính sách mang tính nhân văn. Tuy nhiên, đằng sau các cuộc hôn nhân cũng cần tìm hiểu về hôn nhân có yếu tố nước ngoài đó được hình thành bởi tình yêu hay vì những gì khác.

"Cũng có những ý kiến cho rằng chuyện hôn nhân ở đâu cũng có những thử thách và cũng cần được bảo vệ. Ngay cả trong nước cũng có những chuyện bạo hành, nhưng ta cần nhớ tới nỗi khổ của phụ nữ Việt làm vợ người ngoại quốc và sống ở nước ngoài không có gia đình ruột thịt ở bên. Sự cô đơn, lẻ loi sẽ kéo theo rất nhiều thiệt thòi, đau đớn.

[Đã xác minh nhân thân của cô dâu Việt bị sát hại]

"Tin về mỗi cô dâu Việt bị đánh đập, thậm chí bị giết hại luôn làm mọi người Việt chúng ta day dứt. Những người phụ nữ trẻ ấy nơi đất khách quê người không có gia đình, không có xóm làng, càng không có nhiều sự đồng cảm trong cộng đồng người Việt như sống trong lòng đất nước. Vì thế mà bất hạnh của các cô dâu Việt xa xứ đã nhân lên gấp bội phần.

"Nếu là hôn nhân có tình yêu thì còn ít nhiều có đồng cảm, tôn trọng và sẻ chia trong cuộc sống. Nhưng nếu hôn nhân vì mục đích kinh tế thì việc kết hôn mong 'thoát nghèo' có thể đem đến những mối họa khôn lường - cái họa khủng khiếp không thể tính đếm.

"Còn có một dạng nữa là hôn nhân do bị lừa. Cô dâu trẻ cùng gia đình của cô ta đã bị lừa dối, bị đưa vào vùng ảo tưởng. Đó chỉ là ảo tưởng về sự sung sướng, an nhàn nơi xứ người. Họ đã bị dụ dỗ và nghe lời người môi giới, lôi kéo mà 'nhắm mắt đưa… thân!'

"Điều tôi muốn nói ở đây là sự khác nhau về văn hóa sống sẽ là một trong những nguy cơ lớn nhất cho mọi rạn nứt. Nếu cuộc hôn nhân kết hợp hai người từ hai gia đình có truyền thống, lối sống khác nhau cũng đã bất hạnh rồi. Ví dụ như một gia đình trọng đạo so với một gia đình coi thường chuyện học hành.

"Đây còn là sự khác nhau về truyền thống dân tộc, khác biệt về văn hóa. Thế nên nhất định cần đặt ra vấn đề là phải am hiểu thì mới chia sẻ và chung sống được.

"Thực tế đã cho thấy rằng nếu chỉ kết nối thông qua… thể xác (tình dục) thì quá mạo hiểm. Vì tình cảm cũng có thể nảy sinh song nếu không đủ kiên nhẫn, không đủ hiểu biết để 'chịu đựng' thử thách và sóng gió ban đầu của cuộc sống chung thì cầm chắc việc chia lìa. Và với việc mất mạng như cô Nam thì chia lìa còn là chuyện nhỏ.

"Vấn đề đặt ra là cần 'giáo dục' những người lấy chồng ngoại trước khi bước vào cuộc hôn nhân ở ngoài nước như thế nào? Tôi được biết đối với một số quốc gia phương Tây, kể cả hôn nhân có tình yêu rất tự nguyện đều phải qua phỏng vấn xem trình độ ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa thế nào thì mới được nhập cư.

"Cơ quan đại diện của các nước này không căn cứ vào yêu hay không (vì việc này không kiểm tra được) mà họ thông qua kết quả thi. Chưa thi được, thì cứ ôn lại, học lại cho đến khi nào nắm được văn hóa sống của nước sẽ nhập cư thì thôi. Nhiều đôi yêu nhau 'tình xuyên biên giới' mà vẫn phải qua thi cử liên miên.

"Ở Australia, người ta cũng làm việc nêu trên rất tốt. Đại diện nhà chức trách nước bạn phỏng vấn kiểm tra điều kiện về văn hóa sống có đủ không. Nếu cần các cô dâu phải được tập huấn, giáo dục bài bản.

"Tôi nghĩ rằng không chỉ phía 'người' mà phía 'mình' cũng phải xét duyệt, hướng dẫn kỹ càng và kiểm tra đầy đủ. Đặc biệt cần có hướng dẫn để các cô dâu Việt tự vệ và tạo mối dây liên hệ để hỗ trợ khi bị bạo hành, khi cần bảo vệ. Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, Hội việt Kiều, Đại sứ quán đều có vai trò và các tổ chức này cũng đã giúp đỡ cho người Việt ở các nước sở tại. Thực tế, họ cần là và chính là “nhà ngoại” để các cô dâu Việt bị ngược đãi tìm về."

Đặt vấn đề “hội nhập” về pháp luật

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Chu Hồng Thanh, thuộc Hội Luật gia Việt Nam, đưa ra những ý kiến trao đổi: "Theo xu thế toàn cầu mạnh mẽ. Nhu cầu kết hôn với người nước ngoài của công dân các nước đều đang ngày càng tăng. Số lượng công dân Việt Nam kết hôn với công dân các nước khác cũng ngày một nhiều.

"Bàn về làm dâu ở nước ngoài, ta cũng nên thấy rõ rằng nếu các cô gái Việt lấy chồng và sống ở các thành phố lớn, ở các nước phát triển thì có thể có hạnh phúc vì được đối xử văn minh, tôn trọng.

"Nhưng cần chú ý hơn cả là các trường hợp phụ nữ đi lấy chồng ở các vùng nông thôn xa xôi, những vùng khó khăn ở nước ngoài. Hầu hết họ phải lao động vất vả. Không ít người sang đó để trở thành là lao động chính trong gia đình.

"Ở các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc thì còn một vấn đề nữa là màu sắc gia trưởng của người đàn ông rất đậm đặc. Vì vậy mà quyền lợi của người phụ nữ bị xem nhẹ.

[Lấy chồng Hàn: “Không có tình yêu sẽ là đánh bạc”]

"Bên cạnh những đôi hạnh phúc thì không ít người 'khóc dở mếu dở.' Đáng lên án mạnh mẽ chính là những vụ bị đối xử tàn tệ, thậm chí dẫn đến thiệt mạng.

"Tôi nghĩ rằng, Chính phủ từ hai phía cần quan tâm, rà soát hành lang pháp lý thế nào. Giúp cho người đi làm dâu xứ người có nhận thức pháp lý rõ ràng.

"Người Việt ở bất cứ nước nào cũng cần có ý thức pháp luật và hiểu những điều luật, những điểm cần thiết trong luật của nước mình sinh sống.

"Nếu nắm được luật tức là người Việt hiểu được quyền lợi của mình. Họ hiểu bản thân cũng như con cái mình sẽ được chính quyền luật pháp nước sở tại bảo vệ ra sao khi cần. Tôi muốn đặt vấn đề 'hội nhập' về pháp luật trong hiểu biết của người Việt.

"Đã có nhiều ý kiến đặt ra là phía Việt Nam cũng cần phải phỏng vấn mới cho nữ công dân của mình xuất ngoại lấy chồng. Nhưng vấn đề là ai phỏng vấn thì chưa phải là dễ có lời đáp thống nhất ngay. Tuy nhiên, theo tôi Hội Liên hiệp Phụ nữ chính là nơi có thể phỏng vấn cùng với việc tư vấn giúp đỡ về nhận thức đời sống.

"Bên cạnh đó là giới luật gia cũng có thể hỗ trợ về hiểu biết pháp luật nước, vùng mà cô dâu Việt sắp sang sinh sống. Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức ngoại giao phi chính phủ cũng có thể tham gia hướng dẫn, hỗ trợ"./.

Nguyễn Anh (Vietnam+)

23/05 General elections wind up in success

The elections of deputies to the 13th National Assembly and People’s Councils at all levels for the 2011-2016 term had finished in all cities and provinces nationwide by the midnight of May 22.

Preliminary statistics showed that the northern mountainous provinces of Lai Chau, Ha Giang, Hoa Binh and Lang Son have led the country in terms of the rates of voters going to the polls, with 99.99 percent, said the Election Council.

They are followed by the northern mountainous province of Lao Cai, with 99.98 percent; the Mekong Delta province of Hau Giang, 99.94 percent; and the central province of Phu Yen, 99.92 percent.

Many among the 58 cities and provinces that have counted the numbers of voters balloting on the day have also seen the rates exceed 99 percent.

According to the council, social security and order were maintained in all localities during the voting day.

The elections were the largest-ever so far with more than 62 million voters casting their ballots to elect 500 NA deputies and 301,954 People’s Council members at all levels at 90, 438 polling stations./.

22/05 General elections open nationwide

Official ceremonies were held at 7 am on May 22 at 91,438 polling stations throughout the country to start the voting to elect deputies to the 13 th National Assembly and People’s Councils at all levels for the 2011-2016 term.

This is the first time the elections for deputies to the National Assembly and People’s Councils at all levels have taken place at the same time, during which over 63 million voters will elect 500 NA deputies and 301,954 People’s Council members.

The elections will serve the building, strengthening and perfecting a socialist law-governed state of the people, by the people and for the people.

Therefore, the selection and election of deputies who have both virtue and talent to represent people’s will, aspirations and their right to mastery are a central task of the Party, the entire population and the army in 2011.

The general elections will wrap up at 19 pm on the same day.

Of the 827 candidates to the 13 th National Assembly, there are 260 female candidates (or 31.44 percent), 133 ethnic minority candidates (16.08 percent), 118 non-Party candidates (14.27 percent). The number of under-40 candidates is 183 or 22.13 percent and self-nominated candidates, 15 or 1.81 percent.

In term of education, 304 candidates (36.76 percent) hold postgraduate degrees and 492 candidates (59.49 percent) are university graduates.

Of the 5,965 candidates to People’s Councils at provincial level, 2,052 are women, representing 34.4 percent; 1,146 are ethnic minority, 19.21 percent; 1,211 are under 40 years old, 20.3 percent and 872 are non-Party people, 14.62 percent.

There are 25 self-nominated candidates in 14 cities and provinces.

The electorate will choose 3,832 deputies for People’s Councils at provincial level. /.

24/05 Transparency essential to fight against corruption

Increasing transparency and accountability is a key to the success of Vietnam ’s battle against corruption, Swedish Ambassador to Vietnam Staffan Herrstrom has said.

Speaking at a press briefing on the threshold of the ninth Anti-Corruption Dialogue in Hanoi on May 24, Ambassador Herrstrom spoke highly of the dialogue’s theme, “Corruption in the Mining Industry in Vietnam ,” as the issue will have negative impacts on the country’s sustainable development and trust in its business environment.

The diplomat congratulated the Vietnamese Government on the organisation of the biannual dialogue which systematically mentions and regularly updates the corruption issue within the framework of dialogue with domestic and foreign partners.

He also asked the Government of Vietnam to create conditions for individuals and organisations to join the anti-corruption efforts.

He said he expected the dialogue, to be held on May 25, to discuss measures to implement the Extractive Industries Transparency Initiative (EITI) in Vietnam , as a tool to combine the efforts of the Government, civil society, media and private sector in the battle against corruption in the mining industry.

The dialogue will be jointly held by the Government Inspectorate, the Office of the National Steering Committee on Corruption Prevention and the Swedish Embassy.

EITI is being implemented in 35 countries worldwide, including those with abundant natural resources contributing 25 percent or more to their respective GDP.

In Vietnam , mining is one of the fastest developing industries which contributes greatly to the State budget.

The Southeast Asian country ranks seventh in Asia-Pacific and third in Southeast Asia in crude oil production./.

13/05 Làng Bảo An trong ngày bầu cử Quốc hội khóa I

Cập nhật lúc 15:17, Thứ sáu, 13/05/2011 (GMT+7)

Bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa I ngày 6-1-1946.
Ðể tìm hiểu về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa I ở làng Bảo An trong ngày 6-1-1946, tôi đã đến gặp bác Phan Nam, năm nay hơn 90 tuổi, đã tham gia cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, bác Phan Nam là Xã đội trưởng, sau hòa bình lập lại là kỹ sư kinh tế. Bác Phan Nam kể tỉ mỉ, rõ ràng ngày đáng nhớ ấy.

Làng Bảo An nay thuộc xã Ðiện Quang anh hùng trên đất Gò Nổi, huyện Ðiện Bàn, nổi tiếng trù phú và lắm danh nhân. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, được thoát khỏi cuộc đời nô lệ, nhân dân làng Bảo An lần đầu tiên được sử dụng quyền công dân của mình, rất phấn khởi nô nức đi bầu người đại diện cho mình vào Quốc hội. Thuận lợi cơ bản của Bảo An là phần lớn người dân biết chữ. Ðó là kết quả của mảnh đất văn hóa lâu đời, có truyền thống hiếu học, sớm tiếp xúc với văn minh tây phương và sớm có ngành nghề truyền thống như dệt, nấu đường và trực tiếp là hoạt động có hiệu quả của Hội truyền bá chữ Quốc ngữ do các nhân sĩ trí thức tiến hành. Nhờ vậy, trong những ngày chuẩn bị bầu cử, phần lớn bà con trong làng đã đọc, học thuộc và nhớ rõ danh sách các ứng cử viên do Mặt trận Việt Minh giới thiệu qua các hình thức như tờ bướm, viết to trên bảng, trên giấy dán ở đình làng. Ðặc biệt nhất là có bài viết về cổ động cho các ứng cử viên, mà ai cũng thuộc lòng. Bài vè như sau:

Tổng tuyển cử đã đến rồi

Vì quyền, vì lợi, mấy lời nên ghi

Trung Bộ có Trần Ðình Tri

Anh Lê Văn Hiến vậy thì đồng song

Phan Bôi một dạ một lòng

Anh Huỳnh Ngọc Huệ vốn dòng đấu tranh

Cứu thế có anh Phan Thanh

Ðến Lâm Quang Thự cùng anh Phạm Bằng

Trần Tống tuổi trẻ sức hăng

Phan Thao, Võ Sạ từng quen ta nhiều

Quế Sơn đồng chí Phan Diêu

Anh Nguyễn Xuân Nhĩ đủ điều kinh luân

Trần Viện nhiều nỗi gian truân

Với Nguyễn Thế Kỷ mười phần quyết tâm

Ðồng bào thận trọng lá thăm

Nhớ cho thật rõ mà chăm bỏ vào

Ðể giành quyền lợi tối cao

Mới yên số phận đồng bào Việt Nam.

Ðêm đêm, anh em tự vệ lại trèo lên ngọn cây đọc danh sách này, cả hai thể 'vè' và 'câu đối' để bà con nghe, thuộc nhuần nhuyễn.

Những ngày kề sát với bầu cử, nhiều cuộc hội họp của các ngành, giới được tổ chức để tuyên truyền, vận động và phổ biến danh sách ứng cử viên và thể lệ bầu cử. Hội phụ nữ và Hội chiến sĩ có nhiều cố gắng và sáng tạo trong các hoạt động này. Các bà, các chị không quản ngày đêm hăng hái làm nhiệm vụ.

Ngày 5-1-1946, xã tổ chức cuộc mít-tinh lớn tại đình làng Bảo An. Bà con tới dự, ngồi kín cả bảy gian đình rộng và cái sân đình lớn, nghe ông Trần Tống thay mặt 14 ứng cử viên do Mặt trận Việt Minh giới thiệu hứa hẹn trước cử tri và kêu gọi nhân dân hăng hái tham gia cuộc bầu cử Quốc hội khóa I.

Sáng ngày 6-1-1946, hơn ba nghìn cử tri làng Bảo An tập trung đông đủ tại địa điểm bỏ phiếu đặt tại đình làng Bảo An. Bàn thờ Tổ quốc được trang hoàng đơn giản, trang nghiêm, nổi bật lá cờ đỏ sao vàng và chân dung Hồ Chủ tịch. Ông Nguyễn Nhành, Chủ tịch xã khai mạc mấy lời ngắn gọn, ông Phan Xán, Chủ nhiệm Việt Minh kêu gọi và nói rõ thêm thể lệ bầu cử. Tiếp đó, các cụ phụ lão tiến vào bỏ những lá phiếu đầu tiên, rồi lần lượt các cử tri bỏ phiếu trong không khí trang nghiêm, trật tự và tự tin. Bỏ phiếu xong, bà con chưa về nhà ngay mà tùy theo lứa tuổi, ngành giới và địa phương, mọi người chuyện trò, trao đổi vui vẻ, niềm hân hoan lộ rõ trên nét mặt. Anh chị em tự vệ làm nhiệm vụ bảo vệ cầm vũ khí thô sơ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và nét mặt trang nghiêm. Có một điều lạ là không có một ai bỏ phiếu sai quy định (bất hợp lệ).

Theo thông báo của trên, cuộc bầu cử Quốc hội khóa I đạt kết quả cao, 14 ứng cử viên do Mặt trận Việt Minh giới thiệu và một ứng cử viên tự do, đều đạt số phiếu cao. Trong kết quả này, có ba ứng cử viên của làng Bảo An là bà Lê Thị Xuyến, ông Phan Bôi và ông Phan Thao.

Cho đến nay, tôi vẫn nhớ về ngày bầu cử Quốc hội khóa I thiêng liêng đã diễn ra trên làng Bảo An quê tôi. Chính niềm tin và lòng tự hào mãnh liệt của nhân dân ở chế độ mới, nói như ngày nay là có lòng dân, đã quyết định thắng lợi của cuộc bầu cử. Ðó là cơ sở để bà con Bảo An lại thực hiện tốt cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp tỉnh, huyện, xã và vững vàng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Phó Ðức Vượng