Wednesday, March 9, 2011

09/03 Nợ công của Trung Quốc là bao nhiêu?

KIỀU OANH
09/03/2011 13:56 (GMT+7)
pictureNợ công của Trung Quốc không hề nhỏ.
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Những thống kê mới nhất từ Bắc Kinh cho thấy, nợ chính phủ của Trung Quốc vẫn ở mức thấp so với những nền kinh tế lớn khác. Tuy nhiên, nếu cộng cả nợ của các chính quyền địa phương và khu vực doanh nghiệp quốc doanh, thì nợ công của Trung Quốc lại không phải là một con số nhỏ, theo tờ Wall Street Journal.

Tờ báo này dẫn một báo cáo được đưa ra trong kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc cho biết, Chính phủ nước này mang số nợ trị giá 1,03 nghìn tỷ USD tính tới cuối năm 2010. Mức nợ này tương đương khoảng 17% GDP của Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ của các nước như Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế lớn của châu Âu.

Bên cạnh đó, phần lớn nợ chính phủ của Trung Quốc là do các nhà đầu tư trong nước nắm giữ. Ngược lại, khoảng một nửa nợ của Chính phủ liên bang Mỹ là do Trung Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài khác nắm giữ. Ngoài ra, Trung Quốc còn là chủ kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, lên tới 2,85 nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, con số thống kê chính thức về nợ chính phủ của Trung Quốc không bao gồm nợ của một số lượng lớn các doanh nghiệp và ngân hàng quốc doanh, chính quyền địa phương, thậm chí là các cơ quan trung ương không trực thuộc Bộ Tài chính… Trong số đó, phải kể tới nợ của những tổ chức cho vay chính sách của khu vực nhà nước như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và các công ty quản lý tài sản nắm giữ các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Những khoản vay nợ để xây đường sắt cao tốc của Trung Quốc thậm chí cũng không nằm trong thống kê chính thức về nợ chính phủ của nước này, mặc dù đây là nợ của Bộ Đường sắt. Cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc tuyên bố, các công ty thuộc bộ này nợ hơn 270 tỷ USD. Trong trường hợp những doanh nghiệp này không trả nổi nợ, thì chính Bộ Tài chính Trung Quốc phải đứng mũi chịu sào.

Theo Wall Street Journal, nếu cộng tất cả các số nợ của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước nói trên trên lại với nợ chính phủ chính thức của Trung Quốc, thì tổng nghĩa vụ nợ của Bắc Kinh lên tới 3,55 nghìn tỷ USD, tương đương 59% GDP.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những con số này còn chưa tính hết những khoản nợ xấu phát sinh trong thời kỳ bùng nổ tín dụng suốt 2 năm qua ở Trung Quốc. Bởi vậy, nếu tính cả những khoản này, thì tổng nghĩa vụ nợ của Chính phủ Trung Quốc có thể lên tới 75-77% GDP.

Tại một cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân không trực tiếp trả lời một câu hỏi về việc liệu nợ của các cơ quan thuộc Chính phủ nước này có được coi là một phần trong tổng nợ công chính thức. Việc so sánh trực tiếp nợ chính phủ của Mỹ và Trung Quốc là rất khó, vì Chính phủ Trung Quốc nắm một vai trò lớn hơn rất nhiều so với Chính phủ Mỹ trong nền kinh tế.

Tổng nợ của Chính phủ liên bang Mỹ hiện vào khoảng 13,53 nghìn tỷ USD, tương đương 93% GDP, cao hơn nhiều so với mức 17% mà Bắc Kinh đưa ra. Nếu không tính nợ của các cơ quan trực thuộc chính phủ Mỹ như Cơ quan An sinh xã hội, thì nợ chính phủ Mỹ tương đương 62,2% GDP, mức cao nhất trong một nửa thế kỷ qua.

Về phương diện pháp lý, Chính phủ liên bang Mỹ không chịu trách nhiệm về các khoản nợ của các chính quyền bang, mặc dù người ta vẫn tin rằng, Washington sẽ giải cứu các bang trong trường hợp cần thiết. Trong khi đó, nếu một chính quyền địa phương nào đó ở Trung Quốc mất khả năng trả nợ, thì Chính phủ Trung Quốc hoặc sẽ ra tay cứu trợ trực tiếp hoặc chấp nhận thua lỗ trong hệ thống ngân hàng quốc doanh.

Giới phân tích không cho là Trung Quốc đang tiến gần tới một cuộc khủng hoảng nợ, bởi lẽ nguồn thu từ thuế của Chính phủ nước này đang tăng mạnh, Bắc Kinh sở hữu nhiều tài sản lớn, và phần lớn nợ của Trung Quốc là nợ phát hành bằng đồng nội tệ với mức lãi suất thấp. Mức lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc kỳ hạn 10 năm hiện chỉ vào khoảng 3,94%.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, gánh nặng nợ nần có thể giới hạn khả năng của Trung Quốc trong việc sử dụng chính sách tiền tệ để chống lạm phát. “Mỗi lần tăng lãi suất sẽ đều gia tăng gánh nặng nợ nần lên các chính quyền địa phương. Đó là lý do vì sao, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải cân nhắc kỹ trong vấn đề này”, ông Trương Minh, một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định.

Trong tháng 1 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Từ tháng 10 năm ngoái tới nay, nước này đã tăng lãi suất cơ bản 3 lần để chống lạm phát.
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
  • Nhật Hào
    23:04 (GMT+7) - Thứ Sáu, 11/3/2011
    Nếu ai tìm được đồng bạc nào thay thế được đồng đô la thì cứ việc! Tuy nhiên nếu họ làm được thì họ đã làm từ lâu rồi! Nhưng vấn đề là anh dự trữ đồng bạc nào? Và khi cần thì đồng bạc đó mua được những gì? 

    Dự trữ đồng nhân dân tệ để mua hàng và công nghệ của Trung Quốc àh? Xin lỗi là khi cần mua những đồ thắt họng như hàng công nghệ cao như thuốc men, máy tính hay phần mềm, thiết bị dầu mỏ… đều phải dùng đồng đô la hết, kể cả Trung Quốc, vì thế việc tìm một đồng tiền dự trữ thay thế đồng đô la Mỹ là bất khả thi, chừng nào nước Mỹ vẫn là nơi nắm độc quyền hầu hết những công nghệ chủ chốt hình thành nên nền văn minh của nhân lọai hiện nay.
  • Phan Bảo Lâm
    21:10 (GMT+7) - Thứ Sáu, 11/3/2011
    Với nhận định của bạn Nhật Hào thì Mỹ chả cần ép TQ phải nâng giá nhân dân tệ, cứ thiếu tiền thì in tiền ra là xong. Bó tay. 

    Đồng đô la dù trong tay anh nhưng không phải là anh muốn làm gì với nó thì làm. Anh in tiền vô tội vạ hoặc có chính sách vị kỷ chỉ có lợi cho anh bất chấp người khác , tức là phần còn lại của TG, thì người ta sẽ tìm đồng tiền khác làm dự trữ chung. Chẳng hạn như Euro. Lúc ấy thì cái 45 nghìn tỷ đô gì đó tự anh tiêu lấy chớ chả ai cần. 

    Vì đô la là đồng tiền dự trữ chung nên khi anh có chính sách gì đó về tài khóa thì mọi quốc gia đều bị ảnh hưởng, chả riêng gì TQ. Tách TQ và Mỹ ra khỏi nền kinh tế chung của TG chả khác gì chuyện nằm mơ ban ngày. Mỹ phá giá đô chả lẽ mình TQ bị ảnh hưởng còn nước khác không bị (!).
  • Nhật Hào
    11:58 (GMT+7) - Thứ Sáu, 11/3/2011
    Trung Quốc mua 1000 tỷ $ trái phiếu Mỹ thì chẳng đáng là gì so với một nền kinh tế 15.000 tỷ đô la và 45.000 tỷ đô la dự trử tài chính của Mỹ. 

    Tóm lại nếu Trung Quốc bán nợ Mỹ (mà tất cả là nợ đồng đô la) thì Trung Quốc sẽ là người chịu thiệt hại nặng nề nhất và có khả năng sụp đổ cả nền kinh tế vì mất các khách hàng Mỹ và châu Âu, nhưng trái lại thiệt hại của Mỹ là rất giới hạn vì Mỹ nắm trong tay một vũ khí đáng sợ nhất là "đồng đô la".
  • Phan Bảo Lâm
    11:39 (GMT+7) - Thứ Sáu, 11/3/2011
    Nếu tính nợ của các bang thì nợ công của Mỹ chắc chắn là vượt xa GDP. 

    Năm ngoái, Arnold Swageneger, doanh nhân triệu phú kiêm cựu ngôi sao điện ảnh nổi tiếng trong loạt phim Terminator, kiêm thống đốc bang Calìfornia đã phải bán đấu giá 1 số đất công để trả nợ (việc mà người Mỹ chưa từng làm trong suốt gần trăm năm qua). 

    Cần nhớ rằng Cali là 1 trong những bang giàu nhất của Mỹ. Ốc chưa lo được ốc, lo chi chuyện bao đồng. TQ mà liệt giường thì Mỹ chắc chắn cũng ho lao. Nhật, EU và các nước khác cũng đau đầu chóng mặt lên cơn đau tim bất tử vì ít nhất 30% vốn của toàn TG đều đổ vào TQ.