12/08/2011 | 09:36:00
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tác giả (Ảnh: tác giả cung cấp)
CÁC TIN LIÊN QUAN
Tướng Giáp: Nhân dân mới là tướng tài giỏi nhất!
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng lẫy lừng nhưng ông lại rất thấu hiểu rằng chính nhân dân mới là những "vị tướng" tài giỏi nhất.
Võ Nguyên Giáp trên con đường mòn Hồ Chí Minh
Đại tướng viết: “Trận quyết chiến chiến lược mùa Xuân 1975, đánh dấu bước phát triển mới hết sức rực rỡ của nghệ thuật chiến tranh nhân dân."
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng lẫy lừng nhưng ông lại rất thấu hiểu rằng chính nhân dân mới là những "vị tướng" tài giỏi nhất.
Võ Nguyên Giáp trên con đường mòn Hồ Chí Minh
Đại tướng viết: “Trận quyết chiến chiến lược mùa Xuân 1975, đánh dấu bước phát triển mới hết sức rực rỡ của nghệ thuật chiến tranh nhân dân."
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chẳng những là một nhà quân sự lỗi lạc, tên tuổi gắn liền với hai cuộc trường chinh lịch sử anh hùng của dân tộc Việt Nam, khiến bè bạn ta khắp năm châu hết lòng ngưỡng mộ, mà ông còn là một nhà văn hóa, am hiểu tinh thông lịch sử cũng như văn học nghệ thuật trong nước và nước ngoài, đã cho ra mắt nhiều tập hồi ký văn học giá trị.
Trong đời thường, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thích chụp ảnh và đánh đàn piano. Với ông, mỗi bức ảnh do ông tự chụp bằng chính máy ảnh của mình là một dấu ấn, một kỷ niệm, một niềm vui những lần đi chiến dịch hay trên mọi nẻo đường công tác.
Và, từ cây piano được kê ở phòng khách (tại nhà riêng), tiếng đàn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng hồi hộp, thiết tha, xúc động và say mê trong một tối mùa thu năm ấy, khi ông được đánh đàn cho Bác Hồ nghe.
Hàng phím đen trắng dưới tay ông đã vang lên bản hùng ca quen thuộc - "Chiến thắng Điện Biên," rồi lại ngân tiếp bản sonat của Beethoven và những điệu dân ca mà ông thường ưa thích: "Trống cơm," "Trẩy hội đêm rằm"...
Ông đàn chăm chú, hào hứng và Bác Hồ nghe rất thích thú, say mê. Nhưng cũng chính tối mùa thu năm ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đành chịu lỗi với Bác Hồ: ông chưa đánh được bài ca "Kết đoàn" cho Bác nghe, chỉ vì một lẽ đơn giản là bài ca ngắn, rất quen thuộc đã từng vang lên mọi nơi và dường như ai cũng biết hát ấy, bài ca gắn liền với hình ảnh thân thiết đã từ lâu đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam: Bác Hồ bắt nhịp hát bài ca 'Kết đoàn' - chưa hề có ai soạn cho đàn piano.
Ngay hôm sau, Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu người bấy lâu nay vẫn hướng dẫn cho mình tập đàn soạn bài ca "Kết đoàn" cho piano, rồi ông tập một cách hào hứng và nghiêm chỉnh, những ao ước sẽ lại có một lần được đánh bài hát đó trên phím đàn piano cho Bác Hồ nghe. Nhưng Bác đã đi xa.
Ngay từ khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc (1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học đàn. Người giảng viên được trường Nhạc (nay là Nhạc viện Hà Nội) cử hướng dẫn Đại tướng Võ Nguyên Giáp học đàn piano là cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh (vợ nhà văn Đào Vũ) cho tôi biết: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học đàn rất say mê và cũng rất nghiêm túc. Ngay cả những năm tháng tham gia lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, từ cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, trận “Điện Biên Phủ trên không” hay cả trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông vẫn học đàn rất nề nếp, rất hào hứng.
Phải chăng tiếng đàn có vai trò nào đó khi bậc tướng lĩnh quyết định những vấn đề lớn lao của chiến cuộc? Với niềm suy tư ấy, vào một lần có dịp phỏng vấn Đại tướng đầu xuân năm 1998, tôi dè dặt hỏi ông xem cảm hứng âm nhạc đến với ông trong hoàn cảnh nào, âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung có tác dụng gì đối với một vị chỉ huy quân sự lỗi lạc trong thời kỳ chiến tranh như ông.
"Hồi ấy, trong chiến dịch Biên giới, 11 ngày đêm căng thẳng, đầu óc không khi nào không nghĩ đến cuộc chiến. Bỗng dưng, một đêm khuya, tôi nghe có tiếng đàn từ dưới suối vọng lên - tiếng đàn guitar của một đồng chí chiến sĩ. Tự dưng tôi cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng, thanh thản, đầu óc như được thư dãn ra, dễ chịu quá," Đại tướng kể lại.
"Tôi bỗng nhận ra tác dụng của âm nhạc đối với chính mình nói riêng, và càng hiểu hơn tác dụng của văn nghệ đối với kháng chiến. Tôi rất muốn và hết sức cổ vũ anh chị em văn nghệ sĩ đem lời ca, tiếng đàn, điệu múa... của mình ra tận chiến trường phục vụ chiến sĩ ta."
"Những khi có văn công, kể cả văn công địa phương - các chị em người Thái ở Tây Bắc, múa hát phục vụ bộ đội, tôi cũng thường lắng nghe. Đặc biệt, tôi rất thích nghe hát dân ca. Cũng từ đó, tôi ao ước biết đánh đàn, để tâm hồn mình được thư thái, thoải mái khi đầu óc phải làm việc nhiều, bận rộn. Nhưng lúc bấy giờ làm gì có điều kiện, có thời gian."
"Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, điệu múa sạp được cải tiến, tôi nói với anh Đỗ Nhuận: 'Anh sáng tác một bài về giải phóng Điện Biên để bộ đội ta vừa hành quân ra trận vừa hát.' Tiếc là không kịp khi hành quân nhưng bài hát đã kịp hoàn thành khi chiến thắng Điện Biên."
Rời câu chuyện về khúc ca giải phóng như đoạn nhạc dạo, Đại tướng nói về một vấn đề lớn hơn, về những nhịp nối của các thế hệ: "Tuổi trẻ bây giờ rất giỏi, rất năng động, tiếp thu kiến thức về khoa học kỹ thuật rất nhanh, nhưng mà... (tuổi trẻ bây giờ) ít hiểu biết về lịch sử quá. Giáo dục có dạy lịch sử nhưng chưa đủ. Phải dạy cho tuổi trẻ hiểu biết lịch sử một cách sâu sắc, thấu đáo. Hiểu lịch sử là biết mình, biết người, biết truyền thống, biết hiện tại... Làm quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao đều cần có kiến thức lịch sử. Và, giáo dục phải có cách dạy cho trẻ từ 3, 4, 5 tuổi, kiểu như 'Đồng ấu giáo khoa thư' ngày xưa ấy. Bởi vì tuổi ấy đã bắt đầu hình thành nhân cách. Tuổi ấy nhớ lâu dữ lắm. Những điều mà bà tôi, mẹ tôi dạy tôi từ 3, 4, 5 tuổi, đến nay tôi vẫn còn nhớ rõ lắm."
Mỗi lần có tờ báo hoặc cuốn sách nào in riêng có bài tôi viết về Đại tướng, tôi lại được phép đến trực tiếp tặng ông tại nhà riêng.
Cầm tờ báo tầm cỡ trên tay có cái tít lớn: “Giọt nước trong biển cả,” Đại tướng rất vui, ông nói ngay: “Tôi nói đây mà! Đây là tôi nói mà!” Tôi thật sự cảm động! Tôi đã xin phép được mượn lời của chính Đại tướng để làm nhan đề bài báo viết về ông - người chiến thắng đối phương cả trong cuộc chiến bằng ngôn từ - trong cuộc đối thoại giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp với phái đoàn quân sự Mỹ (McNamara).
Mấy mươi năm sau cuộc chiến đã đủ để đối phương nhìn nhận lại, tìm lời giải thích đích đáng cho sự thất bại của phía mình. Với lòng ngưỡng mộ và thán phục người chiến thắng, một thành viên phái đoàn tên là Smith đứng dậy nói: "Thưa Đại tướng! Ngài quả là một vị tướng huyền thoại!...”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cười, đáp: “...Một vị tướng dù có công lao to lớn đến mấy cũng chỉ là giọt nước trong biển cả, là một chiếc lá xanh của rừng xanh bao la. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng giặc Mỹ xâm lược... Tôi đã nghĩ và đã sống bình đẳng với những người lính của mình. Tôi hoàn thành nhiệm vụ cũng như những người lính hoàn thành nhiệm vụ...” (Trích sách “Con người và sự kiện,” Nguyễn Thị Mỹ Dung - Nhà xuất bản Lao Động, 2003).
Tôi được biết, có một dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam khi đi thăm một đơn vị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ngồi đệm đàn cho ca sĩ Tường Vi hát bài “Bế Văn Đàn.” Cảm động và thú vị biết chừng nào! Một vị tướng đã đánh đàn bài hát ca ngợi chiến sĩ của mình.
Cảm phục và biết ơn Đại tướng, nhân dịp này, tôi bỗng nhớ rất nhiều và lại muốn viết về ông như một đóa hoa tươi thắm tôi muốn gửi tới Kính mừng sinh nhật lần thứ 100 tròn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp./.
Trong đời thường, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thích chụp ảnh và đánh đàn piano. Với ông, mỗi bức ảnh do ông tự chụp bằng chính máy ảnh của mình là một dấu ấn, một kỷ niệm, một niềm vui những lần đi chiến dịch hay trên mọi nẻo đường công tác.
Và, từ cây piano được kê ở phòng khách (tại nhà riêng), tiếng đàn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng hồi hộp, thiết tha, xúc động và say mê trong một tối mùa thu năm ấy, khi ông được đánh đàn cho Bác Hồ nghe.
Hàng phím đen trắng dưới tay ông đã vang lên bản hùng ca quen thuộc - "Chiến thắng Điện Biên," rồi lại ngân tiếp bản sonat của Beethoven và những điệu dân ca mà ông thường ưa thích: "Trống cơm," "Trẩy hội đêm rằm"...
Ông đàn chăm chú, hào hứng và Bác Hồ nghe rất thích thú, say mê. Nhưng cũng chính tối mùa thu năm ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đành chịu lỗi với Bác Hồ: ông chưa đánh được bài ca "Kết đoàn" cho Bác nghe, chỉ vì một lẽ đơn giản là bài ca ngắn, rất quen thuộc đã từng vang lên mọi nơi và dường như ai cũng biết hát ấy, bài ca gắn liền với hình ảnh thân thiết đã từ lâu đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam: Bác Hồ bắt nhịp hát bài ca 'Kết đoàn' - chưa hề có ai soạn cho đàn piano.
Ngay hôm sau, Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu người bấy lâu nay vẫn hướng dẫn cho mình tập đàn soạn bài ca "Kết đoàn" cho piano, rồi ông tập một cách hào hứng và nghiêm chỉnh, những ao ước sẽ lại có một lần được đánh bài hát đó trên phím đàn piano cho Bác Hồ nghe. Nhưng Bác đã đi xa.
Ngay từ khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc (1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học đàn. Người giảng viên được trường Nhạc (nay là Nhạc viện Hà Nội) cử hướng dẫn Đại tướng Võ Nguyên Giáp học đàn piano là cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh (vợ nhà văn Đào Vũ) cho tôi biết: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học đàn rất say mê và cũng rất nghiêm túc. Ngay cả những năm tháng tham gia lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, từ cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, trận “Điện Biên Phủ trên không” hay cả trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông vẫn học đàn rất nề nếp, rất hào hứng.
Phải chăng tiếng đàn có vai trò nào đó khi bậc tướng lĩnh quyết định những vấn đề lớn lao của chiến cuộc? Với niềm suy tư ấy, vào một lần có dịp phỏng vấn Đại tướng đầu xuân năm 1998, tôi dè dặt hỏi ông xem cảm hứng âm nhạc đến với ông trong hoàn cảnh nào, âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung có tác dụng gì đối với một vị chỉ huy quân sự lỗi lạc trong thời kỳ chiến tranh như ông.
"Hồi ấy, trong chiến dịch Biên giới, 11 ngày đêm căng thẳng, đầu óc không khi nào không nghĩ đến cuộc chiến. Bỗng dưng, một đêm khuya, tôi nghe có tiếng đàn từ dưới suối vọng lên - tiếng đàn guitar của một đồng chí chiến sĩ. Tự dưng tôi cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng, thanh thản, đầu óc như được thư dãn ra, dễ chịu quá," Đại tướng kể lại.
"Tôi bỗng nhận ra tác dụng của âm nhạc đối với chính mình nói riêng, và càng hiểu hơn tác dụng của văn nghệ đối với kháng chiến. Tôi rất muốn và hết sức cổ vũ anh chị em văn nghệ sĩ đem lời ca, tiếng đàn, điệu múa... của mình ra tận chiến trường phục vụ chiến sĩ ta."
"Những khi có văn công, kể cả văn công địa phương - các chị em người Thái ở Tây Bắc, múa hát phục vụ bộ đội, tôi cũng thường lắng nghe. Đặc biệt, tôi rất thích nghe hát dân ca. Cũng từ đó, tôi ao ước biết đánh đàn, để tâm hồn mình được thư thái, thoải mái khi đầu óc phải làm việc nhiều, bận rộn. Nhưng lúc bấy giờ làm gì có điều kiện, có thời gian."
"Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, điệu múa sạp được cải tiến, tôi nói với anh Đỗ Nhuận: 'Anh sáng tác một bài về giải phóng Điện Biên để bộ đội ta vừa hành quân ra trận vừa hát.' Tiếc là không kịp khi hành quân nhưng bài hát đã kịp hoàn thành khi chiến thắng Điện Biên."
Rời câu chuyện về khúc ca giải phóng như đoạn nhạc dạo, Đại tướng nói về một vấn đề lớn hơn, về những nhịp nối của các thế hệ: "Tuổi trẻ bây giờ rất giỏi, rất năng động, tiếp thu kiến thức về khoa học kỹ thuật rất nhanh, nhưng mà... (tuổi trẻ bây giờ) ít hiểu biết về lịch sử quá. Giáo dục có dạy lịch sử nhưng chưa đủ. Phải dạy cho tuổi trẻ hiểu biết lịch sử một cách sâu sắc, thấu đáo. Hiểu lịch sử là biết mình, biết người, biết truyền thống, biết hiện tại... Làm quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao đều cần có kiến thức lịch sử. Và, giáo dục phải có cách dạy cho trẻ từ 3, 4, 5 tuổi, kiểu như 'Đồng ấu giáo khoa thư' ngày xưa ấy. Bởi vì tuổi ấy đã bắt đầu hình thành nhân cách. Tuổi ấy nhớ lâu dữ lắm. Những điều mà bà tôi, mẹ tôi dạy tôi từ 3, 4, 5 tuổi, đến nay tôi vẫn còn nhớ rõ lắm."
Mỗi lần có tờ báo hoặc cuốn sách nào in riêng có bài tôi viết về Đại tướng, tôi lại được phép đến trực tiếp tặng ông tại nhà riêng.
Cầm tờ báo tầm cỡ trên tay có cái tít lớn: “Giọt nước trong biển cả,” Đại tướng rất vui, ông nói ngay: “Tôi nói đây mà! Đây là tôi nói mà!” Tôi thật sự cảm động! Tôi đã xin phép được mượn lời của chính Đại tướng để làm nhan đề bài báo viết về ông - người chiến thắng đối phương cả trong cuộc chiến bằng ngôn từ - trong cuộc đối thoại giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp với phái đoàn quân sự Mỹ (McNamara).
Mấy mươi năm sau cuộc chiến đã đủ để đối phương nhìn nhận lại, tìm lời giải thích đích đáng cho sự thất bại của phía mình. Với lòng ngưỡng mộ và thán phục người chiến thắng, một thành viên phái đoàn tên là Smith đứng dậy nói: "Thưa Đại tướng! Ngài quả là một vị tướng huyền thoại!...”
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cười, đáp: “...Một vị tướng dù có công lao to lớn đến mấy cũng chỉ là giọt nước trong biển cả, là một chiếc lá xanh của rừng xanh bao la. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng giặc Mỹ xâm lược... Tôi đã nghĩ và đã sống bình đẳng với những người lính của mình. Tôi hoàn thành nhiệm vụ cũng như những người lính hoàn thành nhiệm vụ...” (Trích sách “Con người và sự kiện,” Nguyễn Thị Mỹ Dung - Nhà xuất bản Lao Động, 2003).
Tôi được biết, có một dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam khi đi thăm một đơn vị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ngồi đệm đàn cho ca sĩ Tường Vi hát bài “Bế Văn Đàn.” Cảm động và thú vị biết chừng nào! Một vị tướng đã đánh đàn bài hát ca ngợi chiến sĩ của mình.
Cảm phục và biết ơn Đại tướng, nhân dịp này, tôi bỗng nhớ rất nhiều và lại muốn viết về ông như một đóa hoa tươi thắm tôi muốn gửi tới Kính mừng sinh nhật lần thứ 100 tròn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp./.
Nguyễn Thị Mỹ Dung (Vietnam+)