Tuesday, September 20, 2011

Trung Quốc khống chế Việt Nam trên lãnh vực Văn Hóa


Mặc Lâm, biên tập viên RFA

2011-09-20
Hôm nay xin được chia sẻ những yếu tố văn hoá mà Trung Quốc đã dùng để xâm lấn một cách âm thầm làm cho Việt Nam trở thành môt phiên bản của Bắc Kinh nhằm phục vụ kế sách bá quyền đại hán của họ. Mặc Lâm có bài viết về vấn đề này.


-Trong tình hình hiện nay cái chữ "xâm lăng", phải nói như thế, về mặt văn hoá của Trung Quốc và một sự chống chõi yếu ớt, nhu nhược của những người làm công tác văn hoá ở Việt Nam hiện nay rất đáng báo động.
Ai cũng có thể thấy rõ là trên các kênh truyền hình của đài truyền hình trung ương cũng như các địa phương, thời lượng phát sóng dày đặc các phim của Trung Quốc. Bây giờ đang là mùa trung thu, cũng như suốt cả năm đồ chơi trẻ con phải nói 80% là của Trung Quốc.

Ai cũng có thể thấy rõ là trên các kênh truyền hình của đài truyền hình trung ương cũng như các địa phương, thời lượng phát sóng dày đặc các phim của Trung Quốc. Bây giờ đang là mùa trung thu, cũng như suốt cả năm đồ chơi trẻ con phải nói 80% là của Trung Quốc.
Nhận xét vừa rồi của TS Nguyễn Xuân Diện, một chuyên gia Hán nôm và cũng là người am hiểu văn hoá Trung Quốc cho thấy một vấn đề thật sự cần nhìn lại không những của những người cán bộ làm văn hoá mà còn của cả xã hội để dần dần thoát ra khỏi hệ luỵ này.

Những ý thức tự ti, tự huỷ

Nói đến văn hoá Việt Nam không hiếm người cho rằng 4 hay 5 ngàn năm văn hiến gì thì cũng xuất phát từ Trung Quốc. Cái nhìn thiển cận ấy âm thầm kéo dài từ nhiều thế kỷ trong lòng một bộ phận rất lớn của xã
hội, nhưng chưa có một phản biện đứng đắn dài hơi và thuyết phục của các nhà nghiên cứu văn hoá Việt để chuyển tải tới cộng đồng, tức là những con người đang sống, đang va chạm trực tiếp với thế giới thật mà chung quanh đầy dẫy hình ảnh, ngôn từ, thói quen, phong tục và ngay cả lối sống đều mang đậm nét Trung Quốc.
chưa có một phản biện đứng đắn dài hơi và thuyết phục của các nhà nghiên cứu văn hoá Việt để chuyển tải tới cộng đồng, tức là những con người đang sống, đang va chạm trực tiếp với thế giới thật mà chung quanh đầy dẫy hình ảnh, ngôn từ, thói quen, phong tục và ngay cả lối sống đều mang đậm nét TQ.
Nhiều nhà văn hoá học cảm thấy cô đơn khi chấp nhận dấn thân vào khu rừng rậm quá nhiều thói quen không thể từ bỏ của người Việt. Những thói quen bị quán tính hoá ấy bao trăm năm qua đã ăn sâu, biến nền văn hoá bên ngoài trở thành văn hoá Việt mà không một ý thức nào còn lại để cảnh giác rằng chúng ta đã đi quá xa, ở quá lâu và lệ thuộc quá nhiều vào nền văn hoá tưởng là đã được Việt hóa ấy.
Nhặt ra cho hết những vô lý, bất cập mà người Việt hoà mình vào dòng văn hoá phương Bắc không khó, tuy nhiên thuyết phục và biến cải thói quen cho người dân bình thường nhất lại là một việc làm không dễ trong vòng vài chục năm. Điều này một lần nữa cho thấy nền văn hoá Việt Nam đang có vấn đề mà rất nhiều cán bộ văn hoá không những không nhận ra mà còn vô tình hay hữu ý, thúc đẩy người dân chấp nhận nó như chấp nhận một việc hiển nhiên, một điều mà dân tộc đã gần gũi gắn bó hàng ngàn năm.

Vay mượn nguy hiểm…

Gắn bó và gần gũi không có nghĩa là bị đồng hoá. Lại càng không có nghĩa nếu không chấp nhận thì đi ngược lại với sự thật vì nền văn hoá ấy đã bám rễ vào văn hoá Việt.
Văn hoá thuần Việt xuất hiện rõ nét nhất trên những hoa văn, phù điêu của các ngôi chùa cổ. Những nét thủ công nghệ thuật ấy phát xuất từ ý thức sâu sắc muốn thoát ra làn sóng đô hộ văn hoá của phương Bắc làm nên nét đặc thù văn hoá phương Nam.
Các công trình đền chùa đình miếu bây giờ có cái đang xây dựng mới, cũng có cái tu sửa thì vẫn đậm chất Trung Quốc.

Tổ tiên ta cảng ý thức điều này bao nhiêu thì các thế hệ sau lại thờ ơ với nó bấy nhiêu. Nhiều ngôi chùa gần đây không thể gọi là chùa của người Việt được nữa mà phải thành thật nhận rằng nó được mang nguyên mẫu từ Trung Quốc hay Đài Loan sang. Từ kiến trúc tới tượng thờ, nhất nhất đều mang họa tiết Trung Quốc và người ta không dấu tự hào khi cho rằng đã bắt chước giống với bản sao từ nguyên mẫu. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện chia sẻ các quan sát của ông:


-Các công trình đền chùa đình miếu bây giờ có cái đang xây dựng mới, cũng có cái tu sửa thì vẫn đậm chất Trung Quốc. Chúng tôi lấy thí dụ như công trình chùa Bái Đính ở Ninh Bình hay là công trình Đại Nam Lạc Cảnh ở Bình Dương không có yếu tố Việt Nam ở trong đó. Đây là những ngôi chùa rất là đồ sộ mang dấu ấn của Trung Quốc rất rõ. Một đài tưởng niệm liệt sĩ là 10 cô gái ở Đồng Lộc, cái tháp chuông ở Đồng Lộc lại là phiên bản của Hoàng Hạc Lâu bên Trung Quốc.
Ngay cả Bảo tàng Hà Nội là một bảo tàng vừa mới xây dựng xong cũng là một mô hình copy từ một công trình kiến trúc ở Thượng Hải.

…cùng quán tính và tư duy theo đuôi

Điều nguy hiểm nhất là chính những cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý văn hoá lại không thấy có gì sai trái khi hình ảnh Trung Hoa tràn ngập Việt Nam. Nhiều quan chức còn cho rằng đó là tâm lý hàng ngàn năm nay của dân chúng và không thể thay đổi.

Phim ảnh là một ví dụ dễ thấy nhất về tính chay lười tư duy của ngừơi làm văn hoá hôm nay. Những bộ phim Trung Quốc dài nhiều chục tập giết thời gian của biết bao người trẻ tuổi? Lịch sử Việt Nam không ngoi lên nổi trong ý thức học sinh bởi tên tuổi các vua chúa Trung Hoa đã ăn sâu vào tiềm thức họ qua các phim lịch sử Trung Quốc. GSTS Nguyễn Đăng Hưng, mặc dù xa tổ quốc bao nhiêu năm nhưng khi trở vê ông vẫn muốn sinh viên của ông phải biết rõ lịch sử nước nhà hơn bất cứ điều gì khác, ông kể:


-Nay tôi về sống tại Việt Nam thì tôi lại thấy ảnh huởng của văn hoá Trung Quốc nhất là qua phim ảnh nó lại rất tràn lan và dữ dội, tôi cho rằng đây là đìêu không bình thường. Riêng bản thân tôi tôi có phản ứng là không xem phim Trung Quốc nữa.
Nay tôi về sống tại Việt Nam thì tôi lại thấy ảnh huởng của văn hoá Trung Quốc nhất là qua phim ảnh nó lại rất tràn lan và dữ dội, tôi cho rằng đây là đìêu không bình thường.
Tôi rất buồn khi qua các buổi phỏng vần tuyển chọn các em sinh viên của các lớp vào học với tôi, khi tôi tuyển sinh thì luôn luôn phỏng vần họ. Trong cuộc phỏng vấn không những kiểm tra về toán về sinh học, cơ học mà tôi còn kiểm tra về hiều biết chung trong đó có kiểm tra về đại lý và lịch sử.
Tôi rất buồn các bạn trẻ Việt Nam đã có bằng kỹ sư rồi, đã học bốn năm năm đại học rồi thế mà hiểu biết rất ít về lịch sử Việt Nam nhất là lịch sử dân tộc. Nhiều khi họ cho tôi cảm giác là họ hiểu lịch sử Trung Quốc rõ hơn qua các phim ảnh Trung Quốc. Họ hiều rất rõ nhà Thanh, họ hiều rất rõ những chuyện các anh hùgn Trung Quốc trong khi những anh hùng của Việt Nam thì rất kém.

Học giả và lý thuyết đô hộ

Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, một chuyên gia có tuổi nghề làm việc tại Trung Quốc nhiều chục năm nhận xét những gì mà học giả Trung Quốc đang theo đuổi một cách kiên trì với mục đích đạp đổ nền văn hoá Việt Nam để sáp nhập tất cả vào kho tàng văn hoá vốn đã giàu có của họ, bà nói:




Tại sao nền văn minh lúa nứơc lại ở Việt Nam? Vì Việt Nam là vùng trũng, tập trung nhiều nứơc còn Trung Quốc làm gì có chuyện đó! Nó ở vùng đất khô cằn, vùng thảo nguyên thì làm sao nó sang dạy ta trồng lúa nước được?
Rồi những nhà nghiên cứu trống đồng cũng bị nó nói là trống đồng của nó. Những trống đồng đó có niên đại bao nhiêu năm? Mới có năm ngoái hay là tháng trước thôi! Trong khi trống đồng Đông Sơn đào lên từ bao giờ? Các nhà nghiên cứu khảo cổ họ biết thừa, rõ ràng là chỉ lừa đựơc người không biết mà thôi.

Những nhận xét đắng lòng

Nhà giáo Phạm Toàn nhìn lại văn hoá Việt Nam trong thời gian hiện tại mà không khòi xót xa. Có thể cái nhìn của ông chỉ là một góc của vấn đề nhưng lại là góc bén nhất, quan trọng nhất đối với những ai còn nặng lòng với văn hoá Việt:
-Bây giờ cái nền văn hoá ấy đương trong cơn đại khủng hoảng. Đại khủng hoảng ở chỗ: Bây giờ không có tác phẩm nào để đời cả. Không có bài thơ nào mà thanh niên chuyền tay nhau cả. Không có bài hát nào người ta đi đường lầm rầm người ta hát cả. Không có câu thơ nào mà hai người yêu nhau thủ thỉ với nhau cả. Bây giờ không có bức tranh nào đẹp hết! Còn tượng thì tượng nào cũng như tượng nào. Không một vở kịch nào người ta mời nhau đi xem cả. Không bản giao hưởng nào người ta đòi nhau đi nghe cả! Thậm chí xiếc hay người thì người ta lại sang Pháp diễn mà không diễn trong nước nữa bởi vì diễn ở Pháp hàng tháng trời người ta sống rất đàng hoàng.

Khi thuê mượn và giao cho đạo diễn người Trung Quốc thì họ áp dụng văn hoá của họ vào phim và chỉ đặt cái tên là phim Việt Nam mà thôi. Ngay cả tình tiết, tâm lý đều là Trung Quốc cả.
Chúng tôi xin mượn kết luận của các trí thức sau đây để đánh động mối lo có thật và rất nguy nan về quyền lực mềm mà Trung Quốc đang dùng để  đô hộ văn hoá Việt Nam. GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng:
-Quyền lực mềm chính là gì? Chính là Trung Quốc dùng ảnh hưởng phim ảnh trong khi hiện nay tình trạng phim ảnh Việt Nam nhất là phim lịch sử rất ít. Phải thuê mượn người ta mà kết quả thì ai cũng biết. Khi thuê mượn và giao cho đạo diễn người Trung Quốc thì họ áp dụng văn hoá của họ vào phim và chỉ đặt cái tên là phim Việt Nam mà thôi. Ngay cả tình tiết, tâm lý đều là Trung Quốc cả. Ngay cả xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi nhắc tới những chiến thắng của Nhà Lý nhà Tiền Lê nhưng chỉ coi đó là vấn đề nội bộ chém giết nhau cho thấy đây là một di hại vô cùng thâm độc.
TS Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện:

Bây giờ xu hướng của họ là tư tưởng đại hán bành trướng. Tôi cảm thấy bây giờ nó bắt đầu như thời gian 1.000 năm Bắc thuộc nhưng bây giờ thì kiểu khác. Nó bắt đầu rồi chứ không phải là manh nha nữa.
-Chúng tôi mới chỉ sơ qua một phần, vài nét như vậy cho thấy văn hoá Trung Quốc đang xâm lấn văn hoá Việt Nam và bản lĩnh văn hoá Việt Nam lúc này đang trong một cơn thách thức mạnh, nhưng rất tiếc những người làm công tác quản lý văn hoá lại không nhận rõ nguy cơ này. Bên cạnh đó chưa có chỉ đạo có tính chất quyết định để chống lại sự xâm lăng văn hóa đến từ phía Trung Quốc ngày một mạnh hơn.


Ý kiến của Bạn

20/09 Tôi yêu sương lam tím Hạ Long

"Màu lam tím như biểu tượng của thần sức mạnh, như biểu tượng của sự cao cả và dũng khí vô song. Cái màu lam tím ý đã lan truyền khắp nơi, khi thấp thoáng quanh cặp gà chọi, khi vây bủa đỉnh Lư Hương", bạn Vũ Thảo Ngọc viết.
Thưa các bạn, tôi là người ở Hạ Long, làm công tác về văn hóa, may mắn cho tôi được sinh sống trên bờ vịnh xinh đẹp ấy. Biết bao mùa đã qua, từng ngọn gió, vồng hoa ven sườn núi, màu nước biển trong xanh đã hiện hữu trong tôi và tôi đã liên tục chuyển tiếp niềm yêu đó cho bạn bè, đồng nghiệp.
Dù có ở Hạ Long nhiều hay ít, nhưng cảm thụ về nó không phải ai cũng nhận ra. Và tôi yêu biết bao những mùa thu Hạ Long, se se gió, se se nắng, nước biển như thẫm hơn, núi đá u trầm hơn, và mỗi sáng ta chợt giật mình khi vịnh biển hiện ra như một bức tranh thủy mặc khổng lồ có gam màu lam tím trong sương...
Không hiểu ai đó đã lay thức tôi về ba từ đó trong một buổi sáng mùa đông khi tôi đưa họ đi thăm vịnh Hạ Long, sương lam tím. Vâng, đó là màu lam tím trong bảng lảng sương mờ phía chân trời Hạ Long, những vầng mây lớn đu đưa vắt qua các đỉnh núi nhấp nhô trên vịnh biển. Nhìn ra xa, tầm mắt ta chỉ còn lại khoảng không gian lam tím như thể ta đang đứng trước bức tranh sơn dầu khổng lồ chỉ một màu lam tím!
Mùa thu, Hạ Long se se lạnh, nước biển như thẫm hơn. Ảnh: Nhật Vy.
Tiếng ai đó thốt lên và không chỉ lay thức lòng tôi mà cả đoàn hôm đó đều trầm tư vì vẻ đẹp ngoài ngôn ngữ đó. Dù ta biết, về Hạ Long là được thỏa cái thú ngắm một vịnh tiên cảnh với những cảnh quan từ đá và nước tạo ra, với huyền thoại đàn rồng cha đánh giặc giữ nước, đàn rồng con, đàn rồng quân, hùng dũng lao lên và ngẩng cao đầu vì đã đánh bại quân xâm lược.
Họ, những vị thần rồng đó đã ngã xuống hoặc đã nằm lại nơi này sau chiến thắng để khẳng định quyền tối thượng toàn vẹn lãnh thổ của mình, để ngày nay đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chiêm ngưỡng sự vĩ đại của cha ông với hàng ngàn vạn thành quách, đền đài từ thần rồng tạo nên. Phải chăng, vị thần rồng tối linh, tối thượng đó từng là một trong những nghệ sĩ, họa sĩ tài hoa tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp này, trong đó có màu lam tím làm chủ đạo.
Màu lam tím như biểu tượng của thần sức mạnh, như biểu tượng của sự cao cả và dũng khí vô song. Cái màu lam tím ý đã lan truyền khắp nơi, khi thấp thoáng quanh cặp gà chọi, khi vây bủa đỉnh Lư Hương hay bảng lảng trên vách núi với triền hoa dại màu tím biếc giữa các ngọn núi đá -những bông hoa tinh khôi chưa ai kịp đặc tên mọc lên ngợp sắc trời Hạ Long một buổi tinh sương...
Phải chăng màu lam tím đó đã tự nhiên ngấm vào mồ hôi của các chàng họa sĩ ngày nay của nước Việt, ngấm vào dòng máu nghệ tươi đỏ của họ để tinh thần đó lại lan tỏa ra đầu những ngọn bút dạ và làm nên những bức tranh màu lam tím mà tôi đã được chiêm ngưỡng đâu đó trong các triển lãm cá nhân và của nhóm họa sĩ sống ở vùng đất này. Ý tưởng đó đã được nhóm họa sĩ Hòn Gai ra tận làng chài Vung Viêng để vẽ, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền thoại của vịnh Hạ Long.
Nếu yêu Hạ Long, trân trọng món quà vô giá của thiên nhiên cho ta, các bạn hãy cùng nhau chuyển tiếp cùng tôi tình yêu này.
Vũ Thảo Ngọc

20/09 Việt-Mỹ đối thoại quốc phòng lần hai

Cập nhật: 08:15 GMT - thứ ba, 20 tháng 9, 2011
Hai ông Robert Scher và Nguyễn Chí Vịnh tại cuộc đối thoại
Đây là cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng lần hai giữa Việt Nam và Mỹ
Đối thoại chính sách quốc phòng Việt-Mỹ cấp thứ trưởng lần thứ hai vừa diễn ra hôm thứ Hai 19/09 tại Washington DC trong bối cảnh đang có những diễn biến căng thẳng mới tại Biển Đông.
Trong vòng đối thoại hàng năm lần này, trưởng đoàn Mỹ - Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Robert Scher, lặp lại với phía Việt Nam lập trường của Washington đối với hiện diện của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ đã nhiều lần khẳng định là với tư cách một cường quốc Thái Bình Dương, Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ lợi ích của mình trong khu vực.
Washington cũng thường xuyên nhấn mạnh rằng tự do lưu thông hàng hải là một trong các lợi ích quốc gia của Mỹ.
An ninh biển là một trong 5 nội dung chính của Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương mà ông Robert Scher đã ký với trưởng đoàn Việt Nam tại cuộc đối thoại, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Một nội dung chính khác là thiết lập cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ Quốc phòng hai nước.

20/09 Đợt căng thẳng mới ở Biển Đông

Cập nhật: 11:15 GMT - thứ ba, 20 tháng 9, 2011
Giàn khoan dầu khí (ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Thông tin về dự án hợp tác ngoài khơi Biển Đông của hai tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và Ấn Độ từ khi đưa ra đã thu hút sự chú ý đặc biệt, nhất là trong truyền thông Trung Quốc.
Mới đây, tập đoàn ONGC Videsh (OVL) của Ấn Độ loan báo về quá trình thảo luận với đối tác PetroVietnam để thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128 ngoài khơi hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, có thể bắt đầu từ năm tới.
Việt Nam nói hai lô 127 - 128 nằm hoàn toàn tại bể trầm tích Phú Khánh trong thềm lục địa của Việt Nam và rất gần bờ biển.
Vị trí hai lô này cũng gần với bể Nam Côn Sơn mà Việt Nam và các đối tác nước ngoài đã thăm dò, khai thác nhiều năm nay.
Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc đã phản ứng gay gắt trước dự án chung Việt-Ấn.
Các phát ngôn viên của Trung Quốc, mới nhất là ông Hồng Lỗi vào hôm thứ Hai 19/09, lặp lại khẳng định rằng "Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ không thể tranh cãi ở Biển Ðông".
“Bất cứ nước nào thăm dò dầu khí ở trong vùng này mà không có sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc cũng đều vi phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc, là bất hợp pháp và vô giá trị.”
Một số quan sát viên Trung Quốc nhìn nhận dự án hợp tác dầu khí trên như bước tiến của Ấn Độ vào Biển Đông nhằm đối trọng với Trung Quốc trong việc giành ̉anh hưởng ở khu vực.

Đối trọng với Bắc Kinh

Ông Thẩm Đinh Lập, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Mỹ thuộc Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Phúc Đán, nói đây là "hành động khiêu khích cho thấy sự tức giận của Ấn Độ trước việc Bắc Kinh phát triển quan hệ thân cận với các nước như Miến Điện và Pakistan".
"Ấn Độ cần nhớ rằng hành động của họ tại Nam Hải (Biển Đông) sẽ đẩy Trung Quốc tới bờ giới hạn. Trung Quốc quý trọng quan hệ hữu nghị Trung-Ấn, nhưng không có nghĩa quý hơn mọi thứ trên đời."
Hoàn cầu Thời báo
Ông Thẩm nhận định trên tờ Hoàn cầu Thời báo: "Những năm gần đây, Trung Quốc đã xây dựng quan hệ với các nước như Myanmar... Pakistan cũng cậy nhờ Trung Quốc giúp về an ninh và đề xuất cho hải quân Trung Quốc sử dụng một cảng biển của mình ở Ấn Độ Dương. Tất cả những động thái này khiến cho Ấn Độ cảm thấy lo lắng".
Một giáo sư khác cũng từ trung tâm nghiên cứu trên, ông Ngô Tâm Bá, thì nói việc hai nước Việt Nam và Ấn Độ cùng thăm dò dầu khí không phải là chuyện ngẫu nhiên mà phù hợp với chính sách hướng về phía Đông những năm gần đây của New Delhi.
Thêm nữa, ông Ngô cho rằng trong chuyện này có bàn tay của Mỹ.
"Hoa Kỳ lợi dụng mọi cơ hội để đối chọi lại Trung Quốc, như tham gia tập trận với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực ngày càng thường xuyên."
Theo vị giáo sư Đại học Phúc Đán, dự án với Việt Nam giúp Delhi "ném một hòn đá giết hai con chim", vừa mang lại lợi ích kinh tế cho Ấn Độ, vừa đối trọng chính trị với Trung Quốc.
Truyền thông Trung Quốc cũng nhanh chóng vào cuộc, với nhiều bài báo và chương trình truyền hình phân tích việc Việt Nam và Ấn Độ hợp tác dầu khí ở Biển Đông.
Kênh CCTV-4 của Truyền hình Trung ương Trung Quốc có buổi tọa đàm về chủ đề này hôm Chủ nhật 18/09, trong đó các khách mời nhận xét rằng việc này "chắc chắn sẽ tăng căng thẳng trong khu vực".
Ông Vinh Ưng, Phó Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, nói Việt Nam đã tìm cách quốc tế hóa chủ đề Biển Đông bằng cách chịu cho các công ty dầu khí nước ngoài lấy tới 70% lợi nhuận trong tương lai và Ấn Độ có vẻ quyết tâm giơ đầu chịu báng khi tham gia dự án mà ngay cả tập đoàn khổng lồ British Petroleum cũng cho là quá rủi ro.
Tàu hải quân Ấn Độ
Đang có cảnh báo về nguy cơ đụng độ hải quân ở Biển Đông
Ông Vinh Ưng cũng cho hay chính phủ Ấn Độ đã không thông báo qua các kênh chính thức cho Trung Quốc về dự án liên doanh với Việt Nam mà chỉ đề cập việc này sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ứng mạnh.
"Với tư cách một cường quốc đang lên, Ấn Độ đang trở thành quốc gia ở giữa mà các nước trong khu vực, kể cả Hoa Kỳ, muốn kéo về phía mình. Quyết định của Ấn Độ có khả năng xác lập tình hình an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương, cũng như vị thế của chính nước này trong khu vực."

Khởi đầu của xung đột?

Các kênh thông tin của Trung Quốc, ngoài việc phân tích động thái của Ấn Độ, cũng cảnh báo nước này cân nhắc lại quyết định của mình, nhất là sau khi Bộ Ngoại giao ở Delhi khẳng định họ không rút khỏi dự án đã được lên kế hoạch.
Một bài xã luận đăng trên Hoàn cầu Thời báo nói một cách thẳng thừng: "Ấn Độ cần nhớ rằng hành động của họ tại Nam Hải (Biển Đông) sẽ đẩy Trung Quốc tới bờ giới hạn".
"Trung Quốc quý trọng quan hệ hữu nghị Trung-Ấn, nhưng không có nghĩa quý hơn mọi thứ trên đời."
Xã luận của tờ Hoàn cầu còn kêu gọi: "Trung Quốc đã hòa hoãn quá lâu, khiến nhiều nước nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ thực hiện những gì đã tuyên bố. Trung Quốc cần nhắc lại cho các nước này về quan điểm rõ ràng của mình."
Phản ứng giận dữ của Trung Quốc đang khiến các chuyên gia an ninh khu vực dò đoán về khả năng gia tăng căng thẳng ở khu vực Biển Đông vốn tiềm tàng xung đột.
"Trong khi một cuộc chiến tranh trên đất liền đòi hỏi nhiều cân nhắc tính toán kỹ lưỡng từ các bên trước khi có thể xảy ra... thì trên biển thật dễ bị lâm vào một sự đối đầu quân sự nghiêm trọng mà chẳng bên nào dự định cả."
Bình luận gia Gwynne Dyer
Tạp chí Time của Hoa Kỳ tuần này đăng bài tựa đề 'Liệu chiến tranh bắt đầu thế này chăng?' nhận định rằng bất đồng lãnh thổ thuộc ḷai khó phân giải nhất thế giới "đang trở nên hầm hập" và nếu các quốc gia liên quan không kiềm chế thì nguy cơ xung đột 'khó mà tính trước được'.
Tạp chí này nhắc tới một sự kiện cũng mới xảy ra, là tàu chiến Airavat của Ấn Độ khi thăm Việt Nam đã nhận cảnh báo từ nguồn tự nhận là hải quân Trung Quốc nói tàu này đang ở trong lãnh hải Trung Quốc; và nhận định rằng "nguy cơ xung đột trên biển khó có thể đoán trước" hơn là trên bộ.
Time dẫn lời một nhà quan sát lâu năm ở Á châu, ông Gwynne Dyer, nói trong khi một cuộc chiến tranh trên đất liền đòi hỏi nhiều cân nhắc tính toán kỹ lưỡng từ các bên trước khi có thể xảy ra, thì trên biển "thật dễ bị lâm vào một sự đối đầu quân sự nghiêm trọng mà chẳng bên nào dự định cả".
Bài báo cũng nhấn mạnh rằng một khi Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia hạt nhân với dân số chung chiếm 1/3 dân số trái đất, chạm trán nhau thì hậu quả khôn lường.

20/09 Chỉ 5,7% doanh nghiệp có dịch vụ trông trẻ


▪  NAM ANH
08:47 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/9/2011

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quan tâm đang đề nghị nâng mức nghỉ thai sản từ 4 tháng lên 6 tháng và sẽ được quy định rõ trong bộ Luật Lao động sửa đổi.

Tại hội thảo lấy ý kiến về chính sách thai sản 6 tháng trong dự thảo bộ Luật Lao động sửa đổi do Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 19/9, nhiều ý kiến cho rằng, hiện tại hầu khắp các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước, tình trạng không có nhà trẻ khiến nhiều lao động sau khi hết thời gian nghỉ sinh 4 tháng theo qui định hiện hành thì vẫn phải tiếp tục xin nghỉ không lương để ở nhà chăm con.  

Kết quả điều tra của Ban Nữ công Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về nghỉ thai sản và nuôi con bằng sữa mẹ của lao động nữ tại một số khu công nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động nữ của 12 tỉnh, thành phố trên cả nước cũng cho thấy, hiện mới có 5,7% doanh nghiệp có dịch vụ trông trẻ, nhưng 97,2% không nhận trông trẻ dưới 4 tháng tuổi… 

Theo bà Nguyễn Thu Hồng, Phó ban Nữ công, trong khi mức thu nhập của công nhân còn thấp thì việc thiếu chỗ gửi trẻ, thiếu người trông trẻ, đặc biệt là khoản tiền để gửi con chính là áp lực dồn lên họ sau khi sinh con. 

Bà Hồng cho rằng, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng lao động nữ ở nhiều khu công nghiệp không trở lại làm việc sau thời gian nghỉ sinh.

Tại thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội, nơi có khu công nghiệp Thăng Long với hàng trăm doanh nghiệp lớn nhưng công nhân nơi đây cho biết, kiếm được một nhà trẻ để gửi con với họ là cực kỳ khó khăn. 

Giải pháp mà lao động ở đây lựa chọn là phải đón người nhà ở quê lên làm “ô sin” bất đắc dĩ, đợi cho đứa bé cứng cáp hơn một chút sẽ gửi về quê nhờ ông bà nuôi.

Tại Hưng Yên, đại diện Tổng công ty May Hưng Yên, đơn vị đang sử dụng 12.000 lao động, trong đó 70% là lao động nữ cũng đã nêu thực trạng lao động nữ thường nghỉ 5 tháng sau khi sinh con, nhưng sau đó vẫn phải xin nghỉ thêm không lương. 

Khảo sát của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho thấy, trong thời gian nghỉ thai sản, có 81,5% nữ công nhân lao động được hưởng lương hoặc bảo hiểm xã hội từ 4 đến 5 tháng; Tuy nhiên, mức lương trong thời gian nghỉ thai sản còn quá thấp, chỉ từ 700 nghìn đồng đến 1, 2 triệu đồng/tháng. Vẫn còn 9% không được doanh nghiệp trả lương và bảo hiểm xã hội. 

Trong khi đó, Quỹ Bảo hiểm xã hội chế độ ốm đau, thai sản số hiện vẫn còn dư trên 7.100 tỷ đồng. 

Ông  Nguyễn Hùng Cường, Phó trưởng ban thực hiện chính sách, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, từ năm 2007 đến 2010, quỹ ốm đau và thai sản do người sử dụng lao động đóng bằng 3% quỹ lương đã thu được hơn 19,8 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền chi cho chế độ ốm đau, thai sản và dưỡng sức chỉ đạt 68,07%, trong đó chi cho trợ cấp sinh con và nuôi con chiếm 46%. Như vậy, số tiền dư quỹ đến cuối năm 2010 (kể cả lãi đầu tư) còn hơn 7,1 nghìn tỷ đồng, chiếm đến hơn 30%. 

Bảo hiểm xã hội Việt Nam tính toán, nếu giữ nguyên mức hưởng các chế độ thai sản theo quy định hiện hành, thì khi tăng thời gian thai sản lên 6 tháng, số tiền chi trả trợ cấp ốm đau và thai sản cũng chỉ đạt ở mức hơn 85% và đến năm 2030 số chi bằng 92% số thu. Như vậy, quỹ dự phòng vẫn còn 8%, quỹ vẫn đảm bảo ở mức an toàn. 

Vì vậy, cùng với việc đồng tình nâng chế độ thai sản lên 6 tháng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng kiến nghị không tăng mức đóng của doanh nghiệp, nhưng tăng quyền lợi hưởng chế độ ốm đau, thai sản của người tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm cải thiện đời sống cho lao động nữ. 

20/09 Có thể “đòi lại” thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột?


▪  CHU KHÔI
20/09/2011 10:29 (GMT+7)
 
"Việc một doanh nghiệp ở Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột sẽ khiến sản phẩm cà phê chính hiệu Buôn Ma Thuột của Việt Nam sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu" - Ảnh: Reuters.
Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị chiếm đoạt tại Trung Quốc, thương hiệu cà phê Đắc Lắc cũng bị một công ty của Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau. 

Một số vấn đề xung quanh bài học đắt giá này đã được ông Trần Hữu Nam, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) làm rõ hơn qua cuộc trao đổi dưới đây.

Ông nhận định thế nào về hậu quả của việc các doanh nghiệp nước ngoài đang “nẫng tay trên” những thương hiệu nổi tiếng như cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Đắc Lắc...?

Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đã được đăng kí ở Việt Nam từ năm 2005, nhưng chưa đăng ký quốc tế. Theo luật, đăng ký chỉ dẫn địa lý ở quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực ở quốc gia đó. Vì thế, các chỉ dẫn địa lý nổi tiếng rất dễ bị đánh cắp, gây nhầm lẫn về xuất xứ của sản phẩm. 

Việc một doanh nghiệp ở Trung Quốc đăng ký nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột sẽ khiến sản phẩm cà phê chính hiệu Buôn Ma Thuột của Việt Nam sẽ bị kiện hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu ngay tại cửa khẩu biên giới các nước do xâm phạm độc quyền nhãn hiệu.  

Mất thương hiệu là rõ ràng nếu như chúng ta không có chiến lược cụ thể để bảo vệ. Cà phê Buôn Ma Thuột là thương hiệu lớn, tài sản của Việt Nam, không thể đổi bằng thương hiệu khác vì đây là tên địa phương tồn tại đã hàng trăm năm, liên quan đến các yếu tố như chỉ dẫn địa lý, khí hậu. Bởi vậy, cần phải “đòi” lại nhãn hiệu càng sớm càng tốt, để tránh những rắc rối, thiệt hại gây ra trong thời gian tới.

Theo thống kê, hiện có hơn 800 sản phẩm nông nghiệp và làng nghề truyền thống của nước ta đang rất có uy tín, thương hiệu đã nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Các nhà sản xuất ở nước ta cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình ở nước ngoài.  

Để những thương hiệu nổi tiếng bị chiếm dụng, trách nhiệm thuộc về cơ quan nào, thưa ông? 


Trách nhiệm đăng ký thương hiệu trước tiên phải do các doanh nghiệp tự thực hiện. Các nhà sản xuất của việt Nam cần quan tâm hơn trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của Việt Nam ở nước ngoài, đây là việc không ai làm thay được. Tuy nhiên với cà phê Buôn Ma Thuột nói riêng, với hầu hết các chỉ dẫn địa lý mặt hàng nông sản nói chung, thường là nhiều doanh nghiệp, hàng ngàn hộ nông dân cùng sử dụng chung. Vì vậy, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam với tư cách là đại diện chung cho các doanh nghiệp và người sản xuất cà phê nước ta, nên đứng ra liên kết các doanh nghiệp để đòi lại thương hiệu. 

Về phía các cơ quan nhà nước, Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền quản lý chỉ dẫn địa lý: UBND tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương. Các thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc đều thuộc tỉnh Đắc Lắc, vì vậy theo tôi, UBND tỉnh Đắc Lắc nên đứng ra chủ trì việc kiện đòi lại những thương hiệu này. 

Không chỉ Đắc Lắc, mà các địa phương ngay lập tức phải triển khai phổ biến tới các nhà sản xuất có sản phẩm nông nghiệp đặc thù và các nhà kinh doanh thương mại, để nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu ra nước ngoài. Về phía cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ của Trung ương, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ và trợ giúp về mặt thủ tục để bảo vệ tài sản trí tuệ. 

Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài có khó và tốn kém không, thưa ông?

Nhiều doanh nghiệp nước ta đã đăng kí nhãn hiệu ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các chỉ dẫn địa lý đã đăng ký ở Việt Nam chưa có chỉ dẫn nào đăng ký bảo hộ với bất cứ quốc gia nào. Hiện tại, Cục Sở hữu trí tuệ đang hướng dẫn và trợ giúp thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý cho nước mắm Phú Quốc tại cộng đồng châu Âu. Bởi thế khả năng các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam bị nước ngoài chiếm đoạt để đăng ký bảo hộ là rất cao. 

Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý với quốc tế đòi hỏi thủ tục khắt khe, như chứng minh điều kiện địa lý, chất lượng sản phẩm, nguyên liệu... Ở những quốc gia nào không có cơ quan đăng ký chỉ dẫn địa lý, thì các doanh nghiệp nên đăng ký theo hình thức nhãn hiệu chứng nhận WIPO thuộc hệ thống Madrid mà Việt Nam là thành viên. 

Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ dễ dàng, tiết kiệm hơn nhiều so với đăng ký chỉ dẫn địa lý, song phạm vi bảo hộ, thời gian bảo hộ sẽ ngắn hơn. Kinh phí để đăng ký bảo hộ độc quyền trên toàn hệ thống hiện mất khoảng 1.000-2.000 USD, thủ tục cũng rất nhanh gọn, bảo hộ trong thời gian 10 năm, sau đó kinh phí gia hạn sẽ rẻ hơn.

Với nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã bị đăng ký ở Trung Quốc, việc chúng ta đòi lại thương hiệu này liệu có khả thi không, thưa ông?

Luật của các nước trong lĩnh vực này đều giống nhau: quyền ưu tiên thuộc về người nộp đơn đăng ký trước, sử dụng trước. Dĩ nhiên vẫn có điều khoản khác: nếu người không phải chủ đích thực mà nộp đơn đăng ký và đã được cấp chứng nhận bảo hộ, thì chủ đích thực có thể đòi lại. Bởi vậy, về mặt lý thuyết, việc khởi kiện và thắng kiện là hoàn toàn có cơ sở. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ những vấn đề liên quan và sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp cũng như tỉnh Đắc Lắc trong vấn đề này.
 
Thảo luận (3 ý kiến)
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
 
Phan Bảo Lâm 18:16 (GMT+7) - Thứ Sáu, 23/9/2011
Các bác Nhà nước hiểu sai 1 cách cơ bản về 2 từ “thương hiệu”.

Thương hiệu là tên của doanh nghiệp chớ không phải là tên của địa phương. Xin hỏi có doanh nghiệp cà phê nào ở VN đăng ký thương hiệu là “Buôn Mê Thuột”? Nếu có, chúng ta có thể đi kiện để đòi lại bản quyền thương hiệu, nếu không thì bó tay.

Hãng cà phê nổi tiếng nhất VN có tên thương hiệu là “Trung Nguyên” chớ không phải là “Buôn Mê Thuột”. Nếu tôi đăng ký tên thương hiệu của tôi là… ”Bắc Kinh” hay “Paris” mà không trùng với tên thương hiệu của bất kỳ doanh nghiệp nào ở TQ hay Pháp thì không có bác TQ hay Tây nào kiện được tôi cả.

Hiểu sai thì tư duy sai, hành động sai.
Trương Thiện Khiêm 11:57 (GMT+7) - Thứ Tư, 21/9/2011
Khi thương thảo vụ kiện nên làm như ý kiến của Nguyễn Hùng, nhưng tôi nghĩ cũng nên phát động chiến dịch truyền thông PR cho thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột của Việt Nam, làm rõ cho người tiêu dùng TQ và nước ngoài khác biết “CHÍNH HIỆU CÀ PHÊ BUÔN MÊ THUỘT LÀ TỪ VIỆT NAM” thì mới đúng chất lượng cà phê, nếu doanh nghiệp TQ dán nhãn “cà phê Buôn Mê Thuột” mà cà phê đó không phải nhập từ Việt Nam thì chất lượng chắc chắn không bằng cà phê Buôn Mê Thuột của Việt Nam chính hiệu.

Dịp này lại là một cách phát huy quảng cáo cho cà phê Buôn Mê Thuột. Tương tự như đã làm với cá tra, cá ba sa mấy năm trước. Nhờ có vụ kiện cá da trơn mà truyền thông (nhất là truyền thông Mỹ) đã vô tình quảng bá cá ba sa, cá tra cho Việt Nam. Sau vụ đó người dân Mỹ thích ăn cá tra, cá ba sa của Việt Nam hơn, về sau cá tra, cá ba sa nhờ đó phát triển sang các thị trường khác cũng dễ dàng hơn như Châu Âu, Nhật, Nga…

Đó cũng là mặt tích cực của chỉ dẫn địa lý trong thương hiệu mà thường người ta hay lãng quên.
Nguyen Hung 14:44 (GMT+7) - Thứ Ba, 20/9/2011
Việc lấy lại thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột có lẽ phải mất nhiều năm mà cũng chưa biết kết quả thế nào?

Tại sao mình không thỏa thuận lấy lại thương hiệu từ phía Trung Quốc đồng thời ký thỏa thuận họ trở thành nhà phân phối độc quyền cà phê Buôn Mê Thuột tại Trung Quốc cho ta? Như vậy cả hai bên đều có lợi.

20/09 Bảo hiểm y tế - chính sách an sinh xã hội rất lớn

14:08 | 20/09/2011
Gần 3 năm triển khai Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), đến nay khoảng 63% dân số tham gia BHYT và số người nghèo, trẻ em hầu như 100% được hưởng BHYT, đã mang lại thực sự lợi ích về sức khỏe cho người dân. PHÓ CHỦ NHIỆM (PCN) ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI NGUYỄN VĂN TIÊN cho rằng, trong thời gian tới, ngoài việc sửa đổi những vướng mắc trong Luật, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị Về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới của Ban bí thư Trung ương Đảng vì đây là chính sách an sinh xã hội rất lớn.
- Ủy ban Về các vấn đề xã hội đảm nhận nhiều lĩnh vực xã hội rộng lớn, trong đó có lĩnh vực y tế. Đây là lĩnh vực quan trọng thưa Phó chủ nhiệm?
PCN Nguyễn Văn Tiên: Đúng vậy, vì tính chất quan trọng của vấn đề y tế, ngay từ khi mới thành lập từ trước năm 1993, Ủy ban đã mang tên là Ủy ban Y tế xã hội. Sau này do Ủy ban phải đảm nhiệm nhiều lĩnh vực xã hội nên gọi chung là các vấn đề xã hội, nhưng y tế luôn là lĩnh vực rất quan trọng.
Thực tế, hiện nay khi mà cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu của người dân ngày càng lớn thì vấn đề y tế ngày càng cấp thiết. Đối với ngành y tế thì nhiệm vụ ngày càng tăng lên, do dân số tăng, nhu cầu khám, chữa bệnh tăng, rồi môi trường sống thay đổi nên dẫn đến rất nhiều các loại bệnh, dịch mới phát sinh, đặc biệt do lối sống chưa được lành mạnh, do thức ăn, chế độ dinh dưỡng, do đó rất nhiều bệnh như huyết áp, đái đường, ung thư, tim mạch… tăng so với nhưng năm trước rất nhiều. Nhưng nếu đánh giá về những tiến bộ trong y tế hiện nay, có thể khẳng định những bệnh chết vì nhồi máu cơ tim cách đây 10-15 năm trước do không chữa được thì hiện nay chữa rất đơn giản. Điều đó có thể khẳng định việc chăm sóc sức khỏe ngày càng đa dạng, phức tạp và tốn kém nhưng ngược lại ngành y tế càng hiện đại hơn, cứu sống được nhiều người, chính vì vậy tuổi thọ của người dân Việt Nam hiện nay là 73 tuổi. Ngành y tế rất quan trọng khi xã hội đã phát triển, khi mà nền kinh tế thị trường chúng ta đã có cơ chế, pháp luật tương đối hoàn chỉnh.
- Qua giám sát việc tổ chức và triển khai thực hiện Luật BHYT trong thời gian tại một số địa phương, Phó chủ nhiệm đánh giá như thế nào?
PCN Nguyễn Văn Tiên: Luật BHYT có hiệu lực đến nay đã gần 3 năm, ngay từ khi có hiệu lực, đã gặp phản ứng rất dữ dội trong xã hội đó là việc người dân cùng chi trả. Trong thời gian vừa qua, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã đi giám sát rất nhiều địa phương, phối hợp với Bộ Y tế, các cơ quan Trung ương đã đi giám sát và tìm hiểu về tình hình triển khai Luật. Cho đến nay, vấn đề cùng chi trả đã thuận lợi nhiều. Gần 3 năm triển khai Luật, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng, khoảng 63% dân số tham gia BHYT và số người nghèo và trẻ em hầu như 100% được hưởng BHYT; sự phối hợp giữa các ban, ngành triển khai Luật cũng đã thuận lợi, BHYT đã mang thực sự mang lại lợi ích về sức khỏe cho người dân. Qua cuộc đi tiếp xúc cử tri, hầu hết các ý kiến đề nghị muốn được hưởng BHYT, điều đó chứng tỏ BHYT rất quan trọng. Nhưng ngược lại, cũng còn nhiều ý kiến chê trách BHYT, do giá viện phí thấp, cơ quan BHYT chi trả cho cơ sở y tế còn ít, viện phí thấp cho nên chất lượng phục vụ chưa cao. Qua đi giám sát thực tế cho thấy, Luật BHTY thực sự đã đi vào cuộc sống. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn những vướng mắc như: các cơ quan chức năng chưa thống nhất chi trả cho trường hợp tai nạn giao thông hay các địa phương thực hiện cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi còn chậm quá… Luật đã có hiệu lực gần 3 năm, ngay sau đó Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 38 - CT/T.Ư Về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới nhưng thực tế tại một số địa phương, các cấp chính quyền vẫn chưa quan tâm chỉ đạo cho nên phong trào huy động xã hội, vận động người dân tham gia mua thẻ BHYT còn hạn chế.
Trong thời gian tới, ngoài việc sửa đổi những vướng mắc trong Luật, theo tôi tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 38 có hiệu quả hơn, vì đây là chính sách an sinh xã hội rất lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ đang đề nghị, tiếp tục thay đổi viện phí để Quỹ BHYT chi trả chi phí cho người đóng BHYT với giá viện phí phù hợp thì họ được phục vụ tốt và chất lượng khám, chữa bệnh được tốt hơn. Điểm quan trọng nữa, theo lộ trình, hướng tới đến năm 2014 triển khai BHYT toàn dân, QH và Chính phủ tiếp tục thực hiện lộ trình bằng cách cấp ngân sách để hỗ trợ cho các đối tượng mua thẻ BHYT cho một số đối tượng như nông dân, những người làm lâm nghiệp, cho học sinh và một số đối tượng khác.
- Đánh giá sự phối hợp giữa các ngành y tế, ngành lao động, thương binh và xã hội và ngành BHXH trong việc triển khai Luật BHYT, Phó chủ nhiệm còn thấy những bất cập gì?
PCN Nguyễn Văn Tiên: Sự phối hợp giữa các ngành y tế, ngành lao động, thương binh và xã hội và ngành BHXH là điểm mấu chốt để Luật BHYT có hiệu lực và hiệu quả. Ngoài sự chỉ đạo của Chính phủ, các ban, ngành trung ương đã ban hành các chính sách, thông tư hướng dẫn rất thuận lợi, nhưng tại một số địa phương chưa triển khai hiệu quả. Chính những tỉnh triển khai chưa hiệu quả thì lại hay gặp rắc rối, hay gặp tranh chấp phát sinh từ giữa cơ sở y tế, giữa bệnh viện và cơ quan BHXH. Một số vấn đề hiện nay còn vướng mắc là làm thế nào để thẻ BHYT trẻ em dưới 6 tuổi và người nghèo nhận được đúng ngày 1 hàng năm và đúng đối tượng, vì thực tế hiện thẻ BHYT cho trẻ em thường chậm. Hiện nay quản lý nhà nước về trẻ em do ngành lao động, thương binh và xã hội quản lý, từ việc việc in, cấp thẻ đều rất tốt, nhưng khi thẻ BHYT về đến xã không có người phát, có khi thẻ nằm ở UBND xã vài tháng, khi gia đình có người ốm đau mới lên xã lấy thẻ BHYT. Điều này khác xa với thời còn Ủy ban Dân số gia đình trẻ em, khi có thẻ đã có đội ngũ cộng tác viên dân số xã đưa trực tiếp đến tận gia đình, còn bây giờ mỗi xã chỉ có một biên chế đảm nhiệm công tác này. Đây là điều còn vướng tại cơ sở, do đó cần tăng cường, phối hợp giữa các các ban, ngành để triển khai công tác này được hiệu quả hơn. Được biết, Quỹ BHYT năm 2010 đã kết dư khoảng 5.000 tỷ đồng, đã trả nợ về âm khoảng hơn 2.000 tỷ đồng, đây là những thành tựu rất lớn chúng ta đã định hướng tốt được chính sách này.
- Hướng tới đến năm 2014 triển khai BHYT toàn dân sẽ gặp không ít khó khăn, theo Phó chủ nhiệm cần có những giải pháp gì để thực hiện được điều này?
PCN Nguyễn Văn Tiên: Đây là định hướng rất đúng đắn. Cơ chế BHYT là cơ chế chi trả trước nên rất hiệu quả, bảo đảm cho con người không rơi vào hoàn cảnh khó khăn, có những trường hợp đã được BHYT chi trả đến 100 triệu đồng khám, chữa bệnh. Vì vậy trong Luật BHYT cũng như Chỉ thị 38 cũng đề ra việc vận động đến năm 2014 để toàn dân tham gia BHYT, hiện nay chúng ta đã đạt được 63%, còn hơn 30% còn lại cần phải kế hoạch.
Theo tôi điều quan trọng nhất là QH chuyển đổi việc phân bổ ngân sách từ cấp việc cấp tiền cho ngành y tế chuyển sang cấp tiền mua BHYT cho người dân; thứ hai, QH cần tăng kinh phí cụ thể cho ngành y tế để ngành tài chính mua BHYT cho một số đối tượng, Nhà nước nên hỗ trợ bao nhiêu phần trăm cho các đối tượng như người nông dân, những người làm lâm nghiệp, học sinh, hay khi Pháp lệnh Người có công được sửa đổi cũng cần được hỗ trợ cho đối tượng này. Thứ ba, điều chỉnh giá viện phí, bởi vì một vấn đề rất vô lý là khi đã mua BHYT cho người dân, chúng ta vẫn để viện phí thấp như vậy rất nghịch lý; đồng thời những chính sách cũng phải cần điều chỉnh lại cho hợp lý thì mới đạt được, nếu không sẽ rất khó khăn. Với các biện pháp đó, đồng thời cũng phải chấn chỉnh y đức của đội ngũ y, bác sỹ trong việc phục vụ bệnh nhân, chấn chỉnh cách quản lý, thanh toán BHYT… Hy vọng sau một vài ba năm nữa, đạt được 80-90% như vậy đã là một thành công quá mỹ mãn, vì 10% dân số số còn lại họ đã có BHYT khác bao phủ, họ sẽ tự đủ tiền để lo cho bản thân.
- Xin cám ơn Phó chủ nhiệm!
Vi Hoa thực hiện