Wednesday, June 22, 2011

22/06 Biên soạn sách Giáo Khoa: Đừng tự làm khó mình

Tuổi Trẻ Cuối tuần

TTCT - Đã có rất nhiều tranh luận về đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông sau năm 2015” của Bộ Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) kèm theo nhiều phân tích, thông tin về nội tình vấn đề cả giai đoạn trước đây và hiện nay. Để có cái nhìn toàn diện hơn về đề án này và vấn đề SGK, một sự so sánh với quốc tế là cần thiết.

Vì thế trong bài viết này, vấn đề SGK của Singapore, một nước cùng khu vực Đông Nam Á và có nhiều nét tương đồng về văn hóa, thể chất con người với Việt Nam, sẽ được dùng để tham khảo.
Theo kết quả của Chương trình quốc tế đánh giá học sinh (PISA) của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): trong số 65 nước tham gia chương trình này, học sinh của Singapore đứng thứ 5 về đọc hiểu, thứ 2 về toán, thứ 4 về khoa học. Như vậy, nếu dựa trên kết quả của PISA thì giáo dục phổ thông của Singapore thuộc nhóm 3-5 nước tốt nhất thế giới.
Việt Nam dự tính đến năm 2012 mới tham gia chương trình này nên chưa có kết quả cụ thể. Nhưng nền giáo dục của Việt Nam được giới chuyên môn đánh giá là kém hơn Singapore ở mọi bậc học.
Vậy Singapore đã xây dựng chương trình, SGK như thế nào?
Trước hết, Singapore có nhiều bộ SGK, chứ không phải một bộ thống nhất dùng toàn quốc như ở Việt Nam. Theo thống kê, số lượng SGK được Bộ Giáo dục Singapore cho phép sử dụng làm giáo trình ở bậc tiểu học (lớp 1-6) như sau:
Môn toán: 126 bộ, trung bình mỗi lớp có 21 bộ.
Tiếng Anh: 38 bộ, trung bình mỗi lớp có 6-7 bộ.
Khoa học: 81 bộ, trung bình mỗi lớp có 12-13 bộ.
Danh mục của tất cả SGK này, bao gồm tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, thời gian có hiệu lực, dạng sách... đều được công bố trên trang web của Bộ giáo dục Singapore cũng như trong các tài liệu hướng dẫn để bất cứ ai cũng có thể kiểm tra được (*). Ngoài ra còn nhiều sách tham khảo, sách bồi dưỡng không được Bộ Giáo dục chứng nhận là SGK, nhưng vẫn được phép sử dụng để tham khảo và bồi dưỡng học sinh. Với các bậc học khác, số lượng SGK có thể ít hoặc nhiều hơn, nhưng mỗi môn học, lớp học đều có nhiều bộ SGK để giáo viên và học sinh lựa chọn.
Bằng cách nào mà Bộ Giáo dục Singapore lại có đủ nhân lực, vật lực để biên soạn nhiều SGK như vậy?
Singapore là một nước rất trẻ, mới ra đời được 46 năm. Vậy thì không lấy đâu ra kinh nghiệm hàng chục năm trong chuyện biên soạn SGK. Trên thực tế, tất cả những gì mà Bộ giáo dục Singapore làm là biên soạn khung chương trình chuẩn cho các bậc học. SGK sẽ do các tác giả và các nhà xuất bản biên soạn theo khung chương trình chuẩn này và phát hành ra thị trường. Bộ Giáo dục sẽ thẩm định và cho phép sử dụng trong nhà trường với tư cách SGK với những bộ sách đạt yêu cầu về chất lượng. Vì thế, với SGK chương trình tiểu học, có đến 19 nhà xuất bản tham gia phát hành, thay vì một Nhà xuất bản Giáo Dục như của Việt Nam.
Liệu có phải lo ngại về chất lượng của những bộ sách này? Chất lượng giáo dục được quốc tế kiểm định; dòng học sinh của các nước, trong đó có Việt Nam, sang Singapore du học ngày càng tăng; và số lượng các đoàn cán bộ, giáo viên, trong đó có cả Bộ GD-ĐT Việt Nam, sang Singapore học hỏi kinh nghiệm sẽ là câu trả lời thuyết phục nhất.
Sách giáo khoa của Việt Nam
Đến nay, Việt Nam vẫn chỉ dùng một bộ SGK chung trên toàn quốc. Bộ chương trình và SGK hiện hành được thực hiện theo nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 9-12-2000 và đưa vào sử dụng từ năm học 2002-2003, hoàn thiện năm 2004-2006.
Nếu coi lại đánh giá của chính Bộ GD-ĐT rằng bộ chương trình và SGK này đã “được xây dựng và biên soạn theo hướng chuẩn hóa, vừa đáp ứng yêu cầu cập nhật, hiện đại vừa bám sát nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và theo một quy trình khá thống nhất, chặt chẽ, góp phần từng bước đổi mới sự nghiệp giáo dục của đất nước”, lại có đủ thứ ưu điểm: “chú ý giáo dục toàn diện các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, các kỹ năng cơ bản và hướng nghiệp” thì thật khó mà thuận ngôn để giải thích giùm công luận tại sao đến nay, sau khi hoàn thiện được năm năm, lại trở nên bất cập tới mức mà cũng chính bộ phải xác quyết: “Đã đến lúc phải đổi mới căn bản và toàn diện chương trình giáo dục phổ thông”.
Chỉ có thực tế áp dụng mới thể hiện rõ sự bất cập của chương trình, SGK hiện hành sau năm năm hoàn thiện. Trớ trêu thay, đây cũng là lý do ra đời của đề án 70.000 tỉ đồng nọ. Vấn đề là với độ dài của đề án, 11 năm (2011-2022), ai có thể đảm bảo rằng ngay sau khi được công nhận là “hoàn thiện”, chương trình và SGK thu được lúc ấy sẽ thôi “bất cập”, sẽ không xảy ra một lần nữa đòi hỏi phải “đổi mới căn bản và toàn diện” như đặt ra với bản đề án lần này?
Chưa kể những người trực tiếp tham gia đề án, đặc biệt là lãnh đạo các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương (theo đề án, có sáu bộ và tất cả UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương và nhiều ban, ngành, hội đồng khác tham gia) lúc ấy còn những ai ngồi lại? Ai sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng của việc triển khai đề án?
Tư duy lạc hậu
Việc dồn sức để xây dựng một bộ chương trình, SGK cho toàn quốc phản ánh một tư duy đã lạc hậu về giáo dục nói chung và xử lý vấn đề SGK nói riêng. Đó là sự cứng nhắc, ôm đồm, nhồi nhét, áp đặt và muốn kiểm soát toàn bộ.
Và thật trớ trêu, mục đích đổi mới của đề án này lại mâu thuẫn nghiêm trọng với nội dung của chính nó. Để minh họa, xin đơn cử ví dụ sau:
Một trong những định hướng chủ đạo của đề án là “đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục” - có thể hiểu là đổi mới phương pháp, hình thức dạy và học, trong đó tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận các nguồn học liệu đa dạng, khai thác các loại thông tin phong phú qua Internet để xây dựng các chủ đề học tập theo sở thích và phát triển năng lực tự học tùy theo tốc độ, khả năng, cách học phù hợp với cá nhân học sinh. Nhưng chính việc ban hành một bộ SGK và thống nhất sử dụng trong toàn quốc đã hạn chế khả năng này.
Nếu có nhiều bộ SGK, các nguồn học liệu chắc chắn sẽ đa dạng hơn một bộ sách. Việc khuyến khích học sinh khai thác nhiều nguồn thông tin khác nhau để xây dựng chủ đề học tập lại càng làm vai trò của SGK trở nên kém cần thiết hơn. Vậy mà, trong đề án này, Bộ GD-ĐT vẫn muốn dồn lực để xây dựng một chương trình, biên soạn một bộ sách, trái với định hướng khuyến khích học sinh và giáo viên khai thác nhiều nguồn học liệu khác nhau để xây dựng chủ đề học tập.
Có lẽ Bộ GD-ĐT đã ý thức được sự phát triển tất yếu này, nên ngay trong đề án có thấy nêu: quá trình xây dựng một chương trình, một bộ SGK này chỉ là sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến tới biên soạn nhiều bộ SGK trên cơ sở một chương trình thống nhất trong cả nước. Câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ GD-ĐT lại chọn một sự chuẩn bị lâu dài và tốn kém như vậy mà không đi thẳng vào việc sử dụng nhiều bộ SGK song song như hầu hết các nước? Phải chăng bộ đang tự làm khó cho mình, hay còn lý do gì khác không thể giải thích được?
Một đề xuất khác
Trên cơ sở so sánh cách xử lý vấn đề SGK của Singapore và những nền giáo dục tiên tiến khác, chúng ta hoàn toàn có thể tiến hành làm SGK một cách tương tự. Bộ GD-ĐT có thể tập hợp một số chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học có uy tín trong nước và quốc tế để thành lập hội đồng giáo dục. Hội đồng này sẽ ban khung chương trình giáo dục chuẩn cho các bậc học.
Trên cơ sở đó, các nhà giáo, nhà khoa học sẽ biên soạn SGK cho các môn học theo khung chương trình chuẩn này, rồi trình lên hội đồng giáo dục. Nếu bản thảo đáp ứng được các yêu cầu của khung chương trình chuẩn thì sẽ được hội đồng giáo dục chứng nhận đủ tiêu chuẩn sử dụng làm SGK trong trường phổ thông. Việc biên soạn và phát hành cụ thể hoàn toàn do các cá nhân và các nhà xuất bản đảm nhiệm.
Chi phí để xây dựng một khung chương trình giáo dục chuẩn sẽ không đáng kể so với việc biên soạn toàn bộ các SGK. Nhà nước sẽ không cần phải trả công cho những người biên soạn sách vì họ đã có nhuận bút khi phát hành. Chưa kể việc có nhiều SGK, nhiều nhà xuất bản tham gia phát hành sẽ tạo ra cạnh tranh, làm chất lượng SGK liên tục được cải thiện và giá SGK chắc chắn sẽ dễ chịu hơn khi nằm trong tay một ông lớn độc quyền như Nhà xuất bản Giáo Dục hiện nay.
TS GIÁP VĂN DƯƠNG (từ Singapore)
Ở nhiều nền giáo dục tiên tiến khác, như Anh chẳng hạn, trên cơ sở các bộ SGK đang lưu hành, các sách tham khảo và các nguồn học liệu, thông tin khác, giáo viên ở Anh hoàn toàn chủ động lựa chọn những nội dung thích hợp nhất (tổ chức kiến thức, minh họa...) làm thành một bộ giáo trình riêng cho mình để giảng dạy. Tất nhiên, nội dung giảng dạy vẫn nằm trong khung chương trình chuẩn mà Bộ Giáo dục Anh đã ban hành.
Ở nhiều nơi có nền giáo dục tiên tiến khác, như ở bang California của Mỹ, nhiều trường học đã áp dụng cách học không sách vở: học không cần SGK, thậm chí không cần ghi chép. Dựa trên khung chương trình chuẩn, giáo viên và học sinh sẽ chủ động khai thác thông tin trên mạng Internet và tổ chức thành các chủ đề học tập thích hợp.
Như vậy, những nền giáo dục này đã đi qua giai đoạn nhiều bộ SGK sang giai đoạn sử dụng vô số nguồn học liệu đồng thời, nhưng tất cả vẫn dựa trên một bộ khung chương trình chuẩn đã được ban hành.
__________

22/06 China not to blame for S. China Sea disputes



4 Comment(s)China.org.cn, June 22, 2011
China is not to blame for tensions in the South China Sea, Vice-Foreign Minister Cui Tiankai said on Tuesday.
Cui was answering  questions on what message China will send to the first round of China-US consultations on the Asia-Pacific region, which will be held on Saturday in Honolulu, Hawaii, according to Hong Kong-based Phoenix TV.
"The South China Sea issue is not on the agenda of the consultation. But if the US side were to bring it up, China is willing to further define its stance - that is, we are not the creator of the disputes," Cui said.
"Though there have been some disconcerting trends in the area, they are not caused by China in the first place, and we are not changing our view on the issue. We hope other countries can take a restrained, responsible, and constructive attitude toward the issue together with us," said Cui.
"We don't want such disputes to affect the stability of the region, or relations between the countries involved," he added. 
Cui and US Assistant Secretary of State Kurt Campbell will co-host the the first round of the consultations on Asia and Pacific region.
The two countries will exchange views on the situation of the Asia-Pacific region, their respective policies on the area, as well as other issues of common concern, Xinhua reported.
"Through deep and frank communications, the two countries can get a better understanding of each other's policy intentions and views on some important issues. This will help us deal with regional and global challenges together. And I believe this is also what regional countries are expecting of China and the United States," Cui told reporters in a joint interview on the consultations.
As long as China and the United States abide by the principles of the three China-US joint communiques and the China-US Joint Statement, enhance dialogue and communication, strengthen mutual trust and cooperation and properly handle their differences, the two countries can continue to improve ties, Cui said.  
Cui expressed his hope that the China-U.S. ties will continue to warm because the sound and steady development of China-US relations is beneficial to both countries and the world. 
The two countries should properly handle differences and sensitive issues based on the principle of equality and mutual respect, he said.  

22/06 For order in South China Sea



By Jin Yongmin
China Daily, June 22, 2011
:
The root of the ongoing South China Sea dispute is the unilateral actions of Vietnam and the Philippines. The two countries have intensified their efforts to exploit resources and occupy parts of Nansha and Xisha islands, and dismantled plaques China had set up on the Nansha Islands to signify its maritime boundary.
The United States, which is not part of the region, has added fuel to fire by demanding freedom of navigation and holding joint military exercises in the seas off China.
Therefore, resolving the South China Sea issue, especially the jurisdiction of the Nansha Islands, with reason and guaranteeing navigation security and freedom are a challenge that the international community faces. To maintain order and ensure that the situation does not deteriorate further, all parties to the dispute should abide by the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) and the 2002 Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea.
Since the shift in global economic activities to the Asia-Pacific region has increased Asian countries' need for energy and resources, some players in the region are trying all means to exploit sea resources and seize the Nansha Islands.
Navigation safety has become a big concern in the South China Sea, which is an important waterway for merchant vessels. The gross tonnage in the waters around the Nansha Islands is half of the world total, and two and three times that of the Suez Canal and the Panama Canal. It is, therefore, in the interest of all countries, including the US, to maintain peace and stability in the South China Sea, especially in the waters around the Nansha Islands.
But the developments in recent times, thanks to some countries' actions, have been to the contrary. The US consolidated its alliance with South Korea and Japan during the Cheonan incident in March last year and after a Chinese fishing trawler collided with two Japanese coast guard vessels near Diaoyu Islands in September. The US has strengthened its strategic arrangements in East Asia, and is more interested in regaining its strategic position in the Asia Pacific than in resolving the issue.
For demarcation of outer continental shelves of countries, the South China Sea dispute has to be resolved immediately. The deadline for countries to submit their outer continental shelf delimitation applications to the Commission on the Limits of the Continental Shelf (CLCS), formed by the UN for the purpose, was May 13, 2009. Vietnam submitted its application on the South China Sea on May 7, 2009, and Malaysia and Vietnam made a joint submission on their claim on the southern part of the South China Sea a day earlier.
Both the submissions violate sovereignty rights and jurisdiction in the South China Sea. The CLCS would consider a submission on the premise that there is no controversy or dispute between or among countries on the issue - and in case of any, it will not examine the controversial or disputed parts.
Some Asian countries have taken unilateral action because there are loopholes in international and regional regulations. Though China and Southeast Asian countries signed the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea on Nov 4, 2002, the declaration is one of principle and lacks a specific code of conduct, especially on the measures to be taken against countries that violate it.

Countries will always put forward arguments in their own favor, creating conflicts and disputes, and even take actions in pursuit of bigger interests. Worse, whether unilateral or joint actions of countries in the South China Seas have complicated, magnified or harmed regional peace and stability cannot be determined or judged.
For example, the joint war games held in the South China Sea, especially in the waters off the Nansha Islands, are against UNCLOS regulations, and their frequency and purpose have violated the goal of peaceful use of marine resources, which should be opposed.
For the resolution of the maritime disputes between China and some Southeast Asian nations, it is necessary that they clarify their claims, spell out their interests and positions, and hold dialogues.
And to oppose US-led military exercises and joint drills in the region, China should urge the international community to revise the UNCLOS and add specific regulations on military activities. This is important to safeguard common interests such as flights and ships. If international or regional regulations cannot be made specific, China should let its policies be known to the international community.
First, China should tell the international community clearly and confidently what its stand on the South China Sea issue is to ensure that other countries in the region do not misunderstand or misjudge it.
Second, China should stick to the principle of "joint development despite controversies" and despite setbacks. The urgent mission is to identify the controversial regions whose development is acceptable to all parties.
Third, the Chinese government has to set up a higher-level body on maritime issues that would coordinate among related departments to decide on joint actions. It should spell out its territorial "nine-dash" U-shaped baseline in the South China Sea, too, to solicit legal support.
China hopes to resolve the South China Sea disputes without exaggerating or magnifying them. The best way to do it is to establish and maintain mechanisms in the region, and ensure that order and stability in the South China Sea are not harmed and the common interest of the international community is not undermined.
The author is a law scholar with the Shanghai Academy of Social Sciences and Academy of Ocean of China.

  


21/06 Các nhà báo đầu thế kỷ 20 qua lời của người thân


21/06/2011 | 07:35:00


Các nhà báo Vũ Trọng Phụng, Trúc Khê và Vũ Bằng (Ghép ảnh: Nguyễn Anh/Vietnam+)

Khi nói đến sự phát triển của một cây bút viết văn hay làm báo nổi tiếng, người ta luôn quan tâm đến thời đại mà tác giả đó sống. Theo giáo sư Hà Minh Đức - vị giáo sư đầu ngành về nghiên cứu văn học và báo chí của nước nhà thì "những thập niên đầu của thế kỷ 20 là thời kỳ hưng thịnh của văn học và của báo chí Việt Nam."

Đó là thời kỳ có nhiều biến động lớn, nhiều sự kiện lịch sử. Mấy chục năm đầu thế kỷ 20, trên các báo xuất hiện các tên tuổi nổi tiếng: Ngô Tất Tố, Trúc Khê, Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng… Giáo sư Hà Minh Minh Đức đã khẳng định: "Thời đó cầm bút viết để đảm bảo cuộc sống. Không thể gọi là nhà báo mà viết ít hoặc không viết."

"Vua phóng sự đất Bắc" lăn lộn sống và viết

Phóng viên Vietnam+ đã đến thăm tư gia, thăm mộ của nhà văn-nhà báo Vũ Trọng Phụng, người được mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất Bắc.” Có được xem những bức ảnh cùng những món đồ kỷ niệm đơn sơ mà vô giá ông để lại mới thấu hiểu sự lăn lộn vì nghề để sống và viết của Vũ Trọng Phụng.

Giáo sư Hà Minh Đức nhận định: "Thời của Vũ Trọng Phụng, báo chí ngoài mục đích hoạt động của mình, còn hỗ trợ văn học đăng tải dài kỳ các tiểu thuyết trên báo. Có những tác phẩm đăng báo trước, hai ba năm sau mới xuất bản thành sách như 'Số đỏ' của Vũ Trọng Phụng."

Vũ Trọng Phụng viết về thành thị với sự thâm nhập vất vả với cuộc sống thị thành. Vũ Trọng Phụng đã thành công  với tư cách một nhà báo trước là nhà văn. Ông thành danh trước ở các thể phóng sự rồi mới đến tiểu thuyết. Với hàng loạt phóng sự  như “Kỹ nghệ lấy tây,” “Cạm bẫy người,” “Cơm thầy cơm cô...” Vũ Trọng Phụng đã được mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất Bắc.” Sau đó mới có các tiểu thuyết đặc sắc như “Giông tố,” “Số đỏ,” “Vỡ đê”…

Ông Nghiêm Xuân Sơn, con rể của nhà văn Vũ Trọng Phụng đã kể về người cha vợ mà ông đã và đang hết lòng để tôn vinh văn nghiệp: "Ông cụ nhà tôi là người có tài mà rất vất vả. Ông không viết văn, làm báo để chơi văn chương bao giờ. Khi viết, ông luôn nghĩ đến mục đích xã hội. Đó là cất tiếng nói bảo vệ điều gì, lên án những thói xấu nào trong xã hội đương thời."

"Ông viết văn để kiếm sống, để nuôi mẹ, nuôi vợ và mụn con gái duy nhất là nhà tôi - bà Vũ Mỵ Hằng. Sinh thời ông đã sống rất nghèo nhưng hết sức tình nghĩa. Xem những giấy tờ ông để lại không thể không cảm động vì tình bạn của các nhà văn, nhà báo thời đó. Họ cùng nghèo khổ mà vẫn bao bọc lẫn nhau lắm. Khi ông Vũ Trọng Phụng cưới vợ, khi vợ sinh con thì bất cứ ai mừng, ai tặng, ai cho cái gì ông cũng ghi lại chi tiết và đầy đủ. Ghi kỹ như lời tự nhắn nhủ trả nghĩa về sau," ông Sơn chia sẻ.

Trên mái ngôi mộ của nhà văn Vũ Trọng Phụng có kẻ bằng sơn một câu nói của nhà thơ Tố Hữu: "Vũ Trọng Phụng không phải là cách mạng nhưng cách mạng phải cảm ơn Vũ Trọng Phụng." Chính  những sự xấu xa, đen tối trong xã hội thực dân nửa phong kiến thời đó được phanh phui dưới ngòi bút của tác giả "Giông tố" mà những người đọc văn Vũ Trọng Phụng càng thêm quyết tâm đổi thay, lật đổ chế độ cũ trong cuộc cách mạng thần kỳ.

Người chủ bút "thả văn chương"

Tại gia đình của nhà báo, nhà văn Trúc Khê-Ngô Văn Triện, bên ban thờ ông có đôi câu đối do Giáo sư-Anh hùng lao động Vũ Khiêu viết: "Trúc đủ ngàn cây ghi khí tiết/ Khê dài muôn dặm thả văn chương." Không chỉ được biết đến là dịch giả của "Truyền kỳ mạn lục," "Bao công kỳ án," Trúc Khê còn  là nhà báo tiêu biểu trong hoạt động báo chí Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nhà văn Trúc Khê đã là một tấm gương về lao động lạ kỳ. Trong hơn 20 năm cầm bút ông đã để lại gần 60 tác phẩm, không kể các bài bình luận, biên khảo đăng trên các báo.

Theo Từ điển Văn học Việt Nam, ông đã mở "Trúc Khê thư cục" và tham gia với nhiều nhà xuất bản, báo chí ở Hà Nội, ông từng có thời gian làm Tổng Biên tập, chủ bút báo Thương mại, chủ bút báo Bắc Hà và tham gia viết cho các báo Khuyến học, Văn học tạp chí, Phổ thông bán nguyệt san, Thực nghiệp dân báo, Tiểu thuyết thứ bảy, Nước Nam, Ích Hữu, Tao Đàn, Tri Tân, Đông Tây... Bên cạnh việc làm báo, sách do ông sáng tác và dịch thuật cũng có rất nhiều tác phẩm có giá trị lớn.

Nhạc sĩ Ngô Hoàng Dương, con trai thứ của nhà báo Trúc Khê kể với phóng viên Vietnam+: "Thời đó, cha tôi dịch cùng một lúc ba cuốn sách. Ông ngồi dịch, ba đứa con là chúng tôi ghi chép lại. Ông dịch câu này đọc cho người anh, cầm quyển tiếp theo ông dịch cho người chị, và quyển nữa là cho tôi ghi. Ba chúng tôi cứ mê tơi ghi chép không kịp với việc dịch của cụ."

"Cuộc sống chất nhiều gánh lo lên vai ông, nhưng ông cụ vẫn rất lãng mạn. Dường như đó là nét của nhà báo xưa. Nhà báo thời trước gần văn hơn nhà báo bây giờ chăng. Cha tôi cho đào một hào nước trong vườn lấy đất đắp lên thành gò cao, trên gò trồng hoa và cây ăn quả. Ông đặt tên là Ngô sơn và Đỗ thủy. Đó là họ của cha và mẹ chúng tôi. Cha là núi, mẹ là sông, bảy anh em chúng tôi lớn lên trong không gian lãng mạn rất đẹp ấy. Và cả gia đình chúng tôi sống bằng tiền làm báo, viết văn từ cây bút và trí óc của cha tôi."

"Những ngày đẹp trời, ông thường mời các bạn văn chương mà hầu hết đều làm báo về nhà chúng tôi ở Cầu Diễn, Hà Nội - nơi có Ngô sơn, Đỗ thủy để bình thơ văn, bàn luận các việc của nghề báo lúc bấy giờ khá sôi động," nhạc sĩ Hoàng Dương hồi tưởng.

Nhà báo Vũ Bằng - người tình báo X10

Vũ Bằng là tác giả của cuốn "40 năm nói láo" nhưng theo Giáo sư Hà Minh Đức thì đó là cuốn sách chân thực viết về 40 năm làm nghề báo của nhà báo Vũ Bằng.

Theo nhà phê bình văn học Văn Giá: Cuộc đời của Vũ Bằng có nhiều ngang trái theo những biến động lịch sử của dân tộc. Ông từng bị coi là người không gắn bó với cách mạng. Nhất là bao nhiêu năm ở nhà trường người dạy văn thường nói cho học trò lớp 12 của mình biết: Nguyên mẫu của nhân vật văn sĩ Hoàng trong tác phẩm "Đôi mắt" là Vũ Bằng.

Cô giáo Ngô Lan Anh, trường trung học phổ thông Trần Phú, Hà Nội cho biết: Trong bài văn phân tích nhân vật Hoàng, các thế hệ học sinh ra sức "chê" từ cách ăn mặc, nói năng đến thái độ với nông dân, với cách mạng khiến cho  nhân vật Hoàng trở nên rất đáng ghét, trì trệ và phản động. Nhưng Hoàng trong văn Nam Cao có phải là Vũ Bằng không, và Nam Cao sáng tác truyện ngắn "Đôi mắt" là viết văn chứ không phải viết báo. Vậy nên "áp đặt"  đánh đồng nhân vật văn sĩ Hoàng chính là Vũ Bằng thì "oan uổng" cho nhà báo giỏi này quá.

Theo ông Vũ Hoàng Tuấn, con trai trưởng của nhà văn Vũ Bằng: Mấy chục năm xa gia đình, sống dưới chế độ Mỹ Ngụy ở miền Nam hướng về Hà Nội, cha tôi nhớ mẹ tôi lắm. Ông đã viết 'Thương nhớ mười hai' để gửi gắm nỗi nhớ Hà Nội, nhớ người vợ thảo hiền, đảm đang."

Nỗi oan của nhà báo Vũ Bằng đã được giải cách đây hơn 10 năm, công của nhà phê bình văn học Văn Gíá trong cả quá trình "khôi phục danh dự" cho Vũ Bằng quả là rất lớn. Đó là hành trình tìm được đồng đội và người chỉ huy năm xưa đã liên lạc và giao nhiệm vụ cho Vũ Bằng. Từ năm 2000, nhà báo Vũ Bằng đã được công nhận chính thức là chiến sĩ tình báo có bí danh X10, và được tổ chức biệt phái vào Nam năm 1954.

Khi trao đổi cùng người viết bài này, ông Hoàng Tuấn đã rưng rưng kể: Khi cha tôi qua đời ông vẫn chưa hề được khôi phục danh dự. Có những người cho ông là nhà báo không có tinh thần yêu nước. Ngày ông mất, chúng tôi đi đăng cáo phó cho ông, bản báo còn bỏ đi chữ 'nhà báo, nhà văn' Vũ Bằng mà thay vào đó là 'ông' Vũ Bằng. Ngày nhận được giấy chứng nhận, tôi đã đặt ngay lên ban thờ và thắp cho cha mình  những nén nhang báo cáo cùng ông./.

Nguyễn Anh (Vietnam+)

21/06 McCain: Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông


21/06/2011 | 11:21:00


Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain
CÁC TIN LIÊN QUAN
Bác bỏ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông
Nhiều học giả quốc tế lên tiếng phản bác các lập luận của Trung Quốc, đặc biệt là "cơ sở lịch sử" của tuyên bố chủ quyền đường chữ U.

Singapore: Trung Quốc gây quan ngại ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Singapore cho rằng sự lập lờ của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông gây quan ngại cho cộng đồng hàng hải quốc tế.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain ngày 20/6 đã nêu đích danh Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông đồng thời khẳng định những tuyên bố chủ quyền của nước này là "không có cơ sở nào theo luật quốc tế."

Ông John McCain phát biểu như trên tại hội thảo về an ninh hàng hải ở Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức hội thảo  trong hai ngày 20-21/6 tại thủ đô Washington.

"Tình hình hiện nay đòi hỏi phải nói thẳng: một trong những lực lượng chính làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, và khiến cho khó đạt một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp này, chính là lối hành xử hung hăng của Trung Quốc cùng những tuyên bố chủ quyền không có căn cứ mà nước này tìm cách đưa ra," ông McCain nói trong bài phát biểu được phát trực tiếp trên website của CSIS.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain khẳng định: “Điều khiến tôi lo ngại, và tôi cho rằng nhiều người trong số các quý vị cũng vậy, là những tuyên bố đòi chủ quyền bành trướng mà Trung Quốc đang đưa ra ở Biển Đông; lý do đưa ra cho những tuyên bố này thì không có cơ sở nào theo luật quốc tế; và những hành động ngày càng quyết liệt mà Trung Quốc đang thực hiện nhằm khẳng định quyền tự tuyên bố của họ, trong đó có cả những vùng biển thuộc phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của các nước ASEAN, cũng như hàng loạt vụ việc gần đây liên quan đến Việt Nam và Philippines."

Theo ông McCain, "cái gọi là bản đồ 'đường chín đoạn' của Trung Quốc đòi chủ quyền với tất cả các hòn đảo tại Biển Đông là lãnh thổ có chủ quyền của Trung Quốc và tất cả các vùng biển của các nước này là khu vực kinh tế đặc quyền của Trung Quốc. Hơn nữa, cách hiểu của Trung Quốc về luật quốc tế sẽ làm xói mòn nguyên tắc lâu nay về tự do lưu thông hàng hải – vặn méo nó từ một khái niệm thúc đẩy đi lại mở sang một khái niệm hạn chế đi lại. Một số người ở Trung Quốc vẫn đang đề cập đến học thuyết này với tên gọi 'chiến tranh pháp lý.’”

Khoảng 80 quan chức cấp cao, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, học giả và nhà báo của Mỹ và nước ngoài sẽ tham dự cuộc hội thảo.

Các đại biểu sẽ trình bày tham luận, tập trung vào bốn chủ điểm chính là đánh giá về lợi ích và vị trí của các bên tại khu vực Biển Đông, cập nhập tình hình gần đây tại khu vực, đánh giá hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế về an ninh hàng hải hiện nay tại Biển Đông và khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường an ninh tại khu vực này./.


(Vietnam+)

21/06 Bác bỏ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông


21/06/2011 | 14:23:00


Các học giả tại hội thảo. (Ảnh: Đỗ Thúy/TTXVN)
CÁC TIN LIÊN QUAN
McCain: Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain khẳng định những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biên Đông là "không có cơ sở nào theo luật quốc tế."

Singapore: Trung Quốc gây quan ngại ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Singapore cho rằng sự lập lờ của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông gây quan ngại cho cộng đồng hàng hải quốc tế.


Hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ tổ chức đã diễn ra từ sáng 20/6 (giờ địa phương) tại thủ đô Washington, Mỹ với sự tham dự của khoảng 150 học giả, nhà nghiên cứu, quan chức ngoại giao và phóng viên báo chí đến từ nhiều nước trên thế giới.

Sau phát biểu của ông Su Hao, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế của Đại học Ngoại giao Bắc Kinh, trong phiên thảo luận đầu tiên về tuyên bố chủ quyền cũng như chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông, nhiều học giả quốc tế đã ngay lập tức lên tiếng phản bác các lập luận của học giả Trung Quốc, đặc biệt là "cơ sở lịch sử" của tuyên bố chủ quyền đường chữ U.

Trong bài phát biểu ngay sau đó, ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an ninh của Ban Thư ký ASEAN, nói: "Tôi không cho rằng Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền."

Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ, không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường chữ U liên quan tới lịch sử. Ông nói: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS."

Tiến sỹ Dutton cũng nói rằng việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS.

Nhà nghiên cứu nổi tiếng, giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.

Cũng liên quan đến khía cạnh luật quốc tế, bà Caitlyn Antrim, Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, khẳng định tuyên bố đường 9 đoạn (đường chữ U) không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.

Bà Antrim nói: "Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường chữ U đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó."

Trong phiên thảo luận buổi chiều, các học giả Bonnie Glaser của Mỹ, Trần Trường Thủy của Việt Nam, Carl Thayer của Australia và Ian Storey của Singapore đã trình bày về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, đưa ra cách giải thích cho các sự kiện này.

Trước câu hỏi của học giả Trung Quốc về việc tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này, tiến sĩ Trần Trường Thủy nói: "Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la".

Tại hội thảo, ngoài các học giả còn có bài phát biểu của Thượng nghị sỹ John McCain, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte và một số quan chức của Mỹ.

Về tình hình tại Biển Đông, Thượng nghị sỹ McCain nói: "Một trong nhưng nguyên nhân chính làm xấu thêm những căng thẳng tại Biển Đông và khiến cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp tại đây trở nên khó khăn hơn là thái độ hiếu chiến của Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc muốn thúc đẩy."

Hội thảo sẽ tiếp tục trong buổi sáng ngày 21/6 với các phiên thảo luận về tính hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế an ninh trên biển hiện nay cho Biển Đông và các đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy an ninh trong khu vực./.

Đỗ Thúy (Vietnam+)

Xuất bản sách "Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay"


16:29 | 22/06/2011
(ĐCSVN) – Để phục vụ cho việc nghiên cứu, quán triệt, học tập và thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tháng 5/2011, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách "Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay". Sách do PGS, TS Lê Minh Quân, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn.

Ngoài lời mở đầu và kết luận, cuốn sách gồm 9 chương: Chương 1 - Dân chủ và dân chủ hóa - những lý thuyết và mô hình chủ yếu; Chương 2 - Những xu hướng phát triển mới của thế giới với dân chủ hóa hiện nay; Chương3 - Quá trình dân chủ hóa trên thế giới hiện nay; Chương 4 - Dân chủ hóa trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay; Chương 5 - Xây dựng nhà nước pháp quyền với dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay; Chương 6 - Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực với dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay; Chương 7 - Phát triển xã hội công dân với dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay; Chương 8 - Mở rộng và phát huy dân chủ trong Đảng với dân chủ hóa xã hội ở Việt Nam hiện nay; Chương 9 - Dân chủ hóa ở cơ sở nước ta hiện nay. 

21/06 Trung Quốc chạy thử tàu sân bay tuần tới


Thứ ba, 21/6/2011, 16:36 GMT+7
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ chạy thử trên biển tuần tới, nhằm "răn đe các nước đang nhòm ngó Biển Đông", một tờ báo Trung Quốc đưa tin hôm nay. 

Ảnh tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: US Navy.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hiện được cho là mang tên Shi Lang. Ảnh: US Navy.
Tờ Hong Kong Commercial Daily dẫn các nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho hay việc chạy thử sẽ diễn ra vào ngày 1/7 song con tàu chỉ chính thức hoạt động sau tháng 10/2012. Tờ này từng có bài phỏng vấn với Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức, trong đó xác nhận sự tồn tại của con tàu này, AFP cho biết.
Cuộc thử được tiến hành trùng với thời điểm căng thẳng ở Biển Đông tăng cao trong vài tuần trở lại đây với "hy vọng nó sẽ thể hiện sức mạnh của hải quân Trung Quốc, để răn đe các quốc gia đang nhòm ngó Biển Đông nhằm làm dịu căng thẳng", nguồn tin cho hay.
Nguồn tin cũng thêm rằng ngày chạy thử tàu được chọn để đánh dấu 90 thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, song cho biết những yếu tố như thời tiết có thể ảnh hưởng tới kế hoạch này.
Đại diện của quân đội Trung Quốc chưa có bình luận gì về thông tin trên.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và các bên trong tranh chấp Biển Đông lên cao trong thời gian gần đây. Việt Nam và Philippines chỉ trích Trung Quốc ngày càng ngang nhiên ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định họ cam kết giải quyết vấn đề này một cách hòa bình.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức xác nhận sự tồn tại của con tàu có chiều dài 300 mét trong bài phỏng vấn với báo Hong Kong hồi đầu tháng. Ông nói con tàu từng là tàu sân bay của Liên Xô, có tên là Varyag, đang được hoàn thiện. Nó đang đỗ tại cảng Đại Liên, đông bắc Trung Quốc.
Một chuyên gia về quân đội Trung Quốc tàu sân bay này sẽ được sử dụng cho mục đích huấn luyện và là mô hình cho tàu sân bay tương lai do Trung Quốc tự chế. Varyag ban đầu được đóng cho hải quân Xô viết song quá trình này bị gián đoạn do Liên Xô sụp đổ.
Nguyên bản chiếc tàu sân bay Trung Quốc được Liên Xô khởi công đóng từ năm 1985. Sau khi chuyển giao cho Ukraina, con tàu nằm "đắp chiếu" do thiếu kinh phí hoàn thiện và cuối cùng phải bán thanh lý bộ khung sườn cho Trung Quốc. Năm 2002 nó được kéo và cảng Đại Liên và thay vì biến thành khách sạn nổi như kế hoạch, nó được quân đội Trung Quốc hoàn thiện để trở thành một tàu sân bay như thiết kế nguyên thuỷ.
Tạp chí quân sự Mỹ Jane’s Fighting Ships cho rằng Varyag đã được đổi tên thành Shi Lang, một đô đốc thời Minh - Thanh từng chỉ huy đánh chiếm đảo Đài Loan năm 1681. Tàu sân bay Shi Lang hoàn thiện từ Varyag của Ukraina được đánh giá có khả năng chứa tối đa 50 chiếc máy bay phản lực và 18 trực thăng.
Thực chất chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc lai tuần dương hạm, không thể so sánh với các tàu sân bay tiêu chuẩn của Mỹ hay châu Âu hiện nay. Chiến hạm này khi mua chỉ có khung sườn nên đã được Trung Quốc nội địa hoá đáng kể, phức tạp nhất là bộ phận động cơ của tàu.
Khi hạ thuỷ Shi Lang, Trung Quốc sẽ thành quốc gia Đông Bắc Á đầu tiên có tàu sân bay kể từ Thế chiến II. Tuy nhiên sự kiện này được đánh giá là mang ý nghĩa chính trị hơn là quân sự. Giới quân sự Mỹ cũng cho rằng tàu sân bay đầu tiên của Bắc Kinh sẽ không gây ra mối đe doạ nào đối với Mỹ, nhưng sẽ khiến các nước trong khu vực nâng cao nhận thức về một biểu tượng mới trong sự mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Mai Trang