Tuesday, June 21, 2011

21/06 Nhật-Mỹ kêu gọi Trung Quốc hành xử trách nhiệm


21/06/2011 | 09:45:00


Tàu hải giám số hiệu 84 xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Tại phiên họp 2+2 diễn ra ngày 21/6, các bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao của Nhật Bản và Mỹ ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc hành xử một cách có trách nhiệm đối với sự ổn định tại khu vực.

Theo dự thảo tuyên bố chung trên mà Đài truyền hình NHK có được, các bộ trưởng hai nước cho rằng Nhật-Mỹ và Trung Quốc cần xây dựng mối quan hệ tin cậy lẫn nhau, chia sẻ nhiều thông tin quân sự hơn và cùng nhau thúc đẩy một giải pháp hòa bình đối với vấn đề Đài Loan.

Tuyên bố này cũng cho rằng thực lực quân sự của Trung Quốc có thể làm mất ổn định tình hình an ninh khu vực, đồng thời cho rằng hai nước cần hạn chế Bắc Kinh trong việc theo đuổi các đòi hỏi chủ quyền của họ.

Tuyên bố cũng nói chi tiết về hệ thống đánh chặn tên lửa mới mà Nhật Bản và Mỹ đang phát triển chung, khẳng định rằng Mỹ sẽ chỉ bán hệ thống này cho đối tác thứ 3 với sự chấp thuận của Nhật Bản.

Hai nước cũng nhất trí rằng sẽ di chuyển căn cứ không quân Futenma về căn cứ mới tại thành phố Nago (thuộc tỉnh Okinawa) và sẽ chính thức hủy bỏ thời hạn chuyển lính Mỹ tại Okinawa đến Guam trước năm 2014./.

(Vietnam+)

20/06 Protestants mark centennial in Hanoi


20/06/2011 | 21:03:00

The Evangelical Church of Vietnam North (ECVN) on June 20 hosted a celebration of 100 years of Protestantism in Vietnam in Hanoi , drawing the participation of almost 3,500 domestic and foreign dignitaries and followers.

Ha Van Nui, Deputy Chairman of the Vietnam Fatherland Front (VFF) Central Committee affirmed that since the establishment of ECVN 100 years ago with the motto of “Love nation, defend peace, do justice, humanity, freedom, equality and labour”, it had closely attached to the great national unity, striving to defend the homeland and fight for national independence with all the people.

ECVN also encouraged followers to participate in patriotic emulation movements, especially a campaign to build a cultural life in residential areas and the “Day for the Poor” campaign launched by the VFF, he said.

Nui underlined that the Vietnamese Party, State and Fatherland Front always highly valued active contributions of the Protestants and ECVN to the great national unity; concurrently taking care of lives of religious compatriots, including the Protestants, as well as consistently carrying out policies on respecting and ensuring religious freedom of the people.

He added that the promulgation and implementation of legal policies on religion and beliefs basically met the legitimate aspirations of followers and Protestants in particular, saying that the expansion of exchanges on religion, culture and social charity with regional and global partners contribute to raising Vietnam’s prestige and image to international friends.

He said he hoped the ECVN would make more active contributions to build an increasingly strong, great national unity as well as respond to patriotic emulation movements and campaigns launched by the VFF to promote democracy, build a socialist rule of law State of the people, by the people and for the people, raising the national spirit and civil responsibilities of each follower.

Pastor Phung Quang Huyen, ECVN Deputy Head said that Protestantism was introduced to Vietnam in the late 19 th century, however, its first foundation was based in the central city of Da Nang in 1911, which marks a milestone in the missionary history of Protestantism in Vietnam .

In 1958, ECVN was officially recognised by the Vietnamese State as a church organisation and a member of VFF, which operated in the guideline of “ Worship of God and Love of Nation”./.

21/06 Doanh nghiệp thiếu tiền, nợ vòng quanh


Thứ Ba, 21/06/2011 | 08:16
Rủi ro lớn nhất với nhiều công ty niêm yết hiện nay nằm ở các khoản nợ và các khoản phải thu. Không chỉ lo bán hàng tạo doanh thu mà quan trọng hơn, doanh nghiệp còn phải lo thu được tiền về. Nếu không cẩn thận, doanh nghiệp có thể bị đối tác chiếm dụng vốn, làm tăng chi phí tài chính thì hiệu quả kinh doanh cũng không còn.
Trong lĩnh vực xây lắp, nhà thầu thường ứng trước vốn thi công cho chủ đầu tư. Trong bối cảnh các chủ đầu tư bất động sản thiếu vốn, không bán được hàng như hiện nay thì việc nợ vốn nhà thầu của chủ đầu tư là điều khó tránh khỏi. Giám đốc một nhà thầu nổi tiếng đang niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE nói: "Ngay cả việc chọn chủ đầu tư uy tín lúc này cũng vẫn rủi ro vì hôm nay họ là người 'sòng phẳng' nhưng chưa biết ngày mai như thế nào. Bản thân họ cũng không muốn nợ vốn nhưng tình thế khó khăn, có khi không lường trước được khiến chủ đầu tư gặp khó. Đôi lúc, chúng tôi phải khuyên khách hàng của mình giãn bớt tiến độ xây dựng cho phù hợp thị trường".
Từ đầu năm đến nay, Thép Đại Thiên Lộc (DTL) chỉ nhập ít hàng để phục vụ dây chuyền cán nguội, nhưng chủ yếu bán hàng tồn kho cũ để giảm vốn vay ngân hàng. "So với đầu năm thì thời điểm này, vốn vay của Đại Thiên Lộc đã giảm từ hơn 1.000 tỷ đồng xuống còn 330 tỷ đồng cả ngắn và dài hạn. Chúng tôi chỉ giữ ổn định sản xuất chứ không mở rộng vì không có hiệu quả khi lãi suất vay mỗi tháng chừng 2%", ông Nguyễn Thanh Nghĩa, Chủ tịch HĐQT DTL cho biết.
Đại Thiên Lộc sử dụng vốn vay ngắn hạn nhập khẩu nguyên liệu có thể nhanh chóng bán hàng thu hồi vốn, còn các công ty khác vay vốn đầu tư tài sản cố định thì bây giờ buộc phải gánh lãi suất cao. Hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp cho chi phí vốn đầu tư.
Thành viên HĐQT của một công ty thủy sản niêm yết than thở rằng: "Toàn là doanh nghiệp bán hàng và chiếm dụng vốn của nhau. Bán hàng mà chưa chắc thu được tiền nên doanh nghiệp phải tạm co cụm lại để bảo toàn vốn và tài sản của mình".
Trước thông tin về việc lãi suất có dấu hiệu giảm trong tuần qua, nhiều doanh nghiệp cho biết, vẫn chưa nhận được tín hiệu nào về giảm lãi suất từ phía ngân hàng.
Kế toán trưởng một công ty xếp hạng tín dụng hạng AAA của ngân hàng BIDV cho biết: "Chúng tôi vẫn đang vay với lãi suất gần 20%/năm cho hạn mức chừng 100 tỷ đồng. Còn các khoản vay ngoài hạn mức này có lãi suất từ trên 20% đến 23%/năm cho kỳ hạn ngắn hoặc trung hạn".
Cuối tuần trước, một nhà đầu tư cho biết, lãi suất tiền gửi vẫn chưa hạ thì chưa thể hy vọng TTCK phục hồi bền vững. Bằng chứng nhà đầu tư này đưa ra là chị vừa đáo hạn khoản tiền gửi 3 tỷ đồng và thỏa thuận gửi lại với lãi suất 18,5%/năm ở ngân hàng T.
Một nhà đầu tư lớn khác thì cho biết, cũng trong tuần trước đã đạt được thỏa thuận lãi suất 19,5%/năm cho khoản tiền gửi 50 tỷ đồng kỳ hạn 3 tháng với một ngân hàng ở TP. HCM. Đang phân vân giữa mua chứng khoán hay gửi tiết kiệm, trước mức lãi suất hấp dẫn này, nhà đầu tư này đã quyết định gửi tiết kiệm.
Tuy nhiên, ghi nhận ở một số nhà đầu tư có khoản tiền gửi nhỏ dưới 1 tỷ đồng thì lãi suất thỏa thuận mới đã giảm 0,5 đến 1%/năm so với tuần trước.
Ngân hàng Nhà nước một lần nữa phát đi thông điệp kiểm soát thỏa thuận lãi suất, yêu cầu các ngân hàng tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay. Đây là lần thứ 3, cơ quan này phát đi yêu cầu các ngân hàng không được phép thỏa thuận lãi suất vượt trần. Tuy nhiên, việc thỏa thuận lãi suất chỉ tạm dừng một đến hai tuần rồi sau đó lại tiếp tục diễn ra. Một số ngân hàng đã hợp thức hóa khoản chi phí chênh lệch giữa lãi suất thỏa thuận và lãi suất trần 14%/năm thành khoản chi hoa hồng cho người môi giới tiền gửi. Ngân hàng chấp nhận đóng thuế 10% để hợp thức hóa khoản lãi suất tăng thêm.
Để lãi suất thực sự nguội bớt trong bối cảnh vẫn thắt chặt tín dụng như hiện nay, đòi hỏi biện pháp kiểm tra gắt gao hơn của Ngân hàng Nhà nước thay vì "giơ cao, đánh khẽ" như hiện nay.
Nếu tình trạng lãi suất quá cao còn kéo dài thì những rủi ro thanh toán, rủi ro dòng tiền sẽ trở thành hiệu ứng dây chuyền giữa các doanh nghiệp.
Thành Nam
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

20/06 Mỹ tìm kiếm máy bay rơi trên biển Việt Nam thời chiến


Thứ hai, 20/6/2011, 16:09 GMT+7
Tàu khảo sát đại dương của hải quân Mỹ USNS Bowditch hôm nay kết thúc quá trình gần một tháng tìm kiếm các máy bay và binh lính Mỹ mất tích ngoài khơi Việt Nam trong thời gian chiến tranh.

Tưởng niệm 10 năm tai nạn trực thăng MIA

Hoạt động này diễn ra từ cuối tháng trước, thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho hay. Đợt tìm kiếm có sự tham gia của các chuyên viên Mỹ, chuyên viên Việt Nam, phối hợp với các thành viên của tàu khảo sát.
Đây là lần thứ hai một tàu hải quân Hoa Kỳ hoạt động với sự đồng ý của chính phủ Việt Nam để tìm kiếm các trường hợp người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Năm 2009, tàu USNS Bruce C. Heezen cũng đã tiến hành hoạt động tương tự.
"Việc sử dụng các thiết bị định vị âm thanh hiện đại của tàu Bowditch để có thể phát hiện các máy bay đã bị rơi ngoài khơi sau 40 năm là điều mà trước đây chúng ta không thể làm được", bà Virginia Palmer, Đại biện lâm thời của Mỹ tại Việt Nam, phát biểu, đồng thời đánh giá cao sự hợp tác của phía Việt Nam.
Tàu USNS Bowditch, với các thủy thủ đều là dân sự được thiết kế để làm nhiệm vụ khảo sát đại dương ở các vùng ven biển và ngoài khơi. Tàu này rất lý tưởng để phát hiện các hiện trường máy bay rơi dưới đáy đại dương.
Hàng trăm máy bay Mỹ và phi hành đoàn vẫn còn bị mất tích ở vùng thềm lục địa của Việt Nam nhưng hiện cơ quan hữu trách của Mỹ mới chỉ có thông tin chính xác để tìm kiếm một phần nhỏ trong số các máy bay trong diện mất tích nói trên.
Phía Mỹ hy vọng rằng việc tăng cường thêm các khả năng tìm kiếm của tàu USNS Bowditch lần này sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả của các hoạt động tìm kiếm các hiện trường dưới nước.
Hai nước Việt Nam và Mỹ đã hợp tác trong các hoạt động tìm kiếm người Mỹ mất tích từ những năm 80 trở lại đây. Hoạt động nhân đạo này đã nhận được sự ủng hộ tích cực của cả hai chính phủ, là một yếu tố đóng góp vào mối quan hệ song phương Việt Mỹ đang ngày càng phát triển.
Mai Trang

20/06 Soái hạm Philippines 'thực thi luật' trên Biển Đông


Thứ hai, 20/6/2011, 09:21 GMT+7
Tàu Rajah Humabon của Philippines. Ảnh: Inquirer.
Tàu Rajah Humabon của Philippines. Ảnh: Inquirer.

Philippines khẳng định soái hạm của hải quân nước này, được điều ra Biển Đông sau khi Trung Quốc cử tàu hải tuần đến gần Trường Sa, sẽ thực thi luật trong vùng 200 hải lý.
Trung Quốc điều tàu tuần tra lớn nhất qua Biển Đông

AFP dẫn phát ngôn trên của tướng Eduardo Oban, người đứng đầu quân đội Philippines, về việc nước này chuẩn bị triển khai tàu Rajah Humabon, tàu chiến hàng đầu của Philippines, tới Biển Đông.
Tướng Oban nói rằng tàu Rajah Humabon sẽ hoạt động trong vùng biển mà Manila tuyên bố chủ quyền. Ông lạc quan rằng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông sẽ được giải quyết một cách hòa bình.
"Tôi lạc quan rằng dù xung đột nào xảy ra, nó sẽ được giải quyết một cách hòa bình và thông qua con đường ngoại giao. Chúng tôi sẽ thực thi luật hàng hải trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế", ông cho biết hôm qua.
Trước đó, Manila cho hay sẽ triển khai tàu Rajah Humabon tới Biển Đông, sau khi Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn nhất qua khu vực này.
Tàu Rajah Humabon, khu trục hạm loại nhỏ của Mỹ từng phục vụ trong Thế chiến II, là một trong những tàu chiến lâu đời nhất thế giới. Nó được hải quân Philippines thu nhận năm 1980. Rajah Humabon dài 93 m và có trọng tải gần 1.400 tấn. Nó hiện là tàu chiến lớn nhất của Philippines.
Trường Sa là khu vực mà hiện có nhiều nước tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần. Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, san hô vòng và bãi cạn, nằm trên Biển Đông, nơi có những tuyến hàng hải quan trọng và được cho là giàu tài nguyên.
Căng thẳng về chủ quyền ở Biển Đông lên cao trong những tháng gần đây. Việt Nam và Philippines nhiều lần tuyên bố Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Ngoại trưởng Philippines hôm 18/6 đã gặp gỡ người đồng nhiệm thuộc các nước ASEAN và kêu gọi khối này có lập trường chung phản đối Trung Quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông.
Mai Trang
Theo dòng sự kiện:
Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông (19/06)
7 nước ASEAN ra lời kêu gọi chung về Biển Đông (19/06)
Philippines tuyên bố không để Trung Quốc bắt nạt (18/06)
Trung Quốc diễn tập quân sự ở Biển Đông (17/06)
Philippines sẽ đưa Trung Quốc ra Liên hợp quốc (17/06)
Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn nhất qua Biển Đông (16/06)

20/06 Đại biểu Quốc hội rất cần báo chí

07:28 | 20/06/2011
ĐBQH rất cần báo chí. Qua báo chí, ĐBQH nắm bắt được rất nhiều thông tin về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tình hình mỗi địa phương. Báo chí cũng là nơi phản ánh rất nhiều tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và như vậy cũng có thể coi báo chí như là một kênh tiếp xúc cử tri gián tiếp của ĐBQH.
Thêm nữa, khi cần nghiên cứu sâu về một vấn đề nào đó, ĐBQH có thể trông cậy báo chí như là một nguồn thông tin phong phú và bổ ích, như là một người bạn tâm giao và cao hơn, nhiều khi như là một người thầy. Khi tham gia các hoạt động của QH, nhất là khi tham gia thảo luận tại các Kỳ họp QH, tôi đều nghiên cứu, sử dụng những thông tin trên báo chí. Báo chí giúp tôi nắm bắt được cuộc sống một cách toàn diện và đa chiều hơn, tiếp xúc được nhiều hơn với thực tiễn sinh động, phong phú.
Nhân dân cũng rất cần báo chí. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ đề cập  tới cử tri – những người bằng lá phiếu của mình bầu ra ĐBQH. Theo luật pháp, QH có quyền giám sát tối cao và ĐBQH tham gia vào việc thực hiện thẩm quyền đó. Nhưng ai giám sát QH và ĐBQH? Đó chính là nhân dân, là cử tri. Sự giám sát của cử tri qua nhiều kênh, trong đó có một kênh rất quan trọng là báo chí. Qua báo chí, cử tri biết được hoạt động của ĐBQH, biết quan điểm, suy nghĩ của ĐBQH; qua đó đánh giá hoạt động của ĐBQH, biểu thị sự đồng tình ủng hộ hoặc không tán thành, thậm chí phản đối. Người ĐBQH phải tiếp nhận, phân tích, sàng lọc những thông tin đó để bổ sung, điều chỉnh, để làm tốt hơn nhiệm vụ người đại biểu nhân dân của mình.
Ở Thái Nguyên,, ngay từ đầu nhiệm kỳ QH khóa XII, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp với báo, đài địa phương có chuyên mục “ĐBQH và HĐND với cử tri”. Chúng tôi cũng có trang Web riêng “Đại biểu dân cử Thái Nguyên” nên có thể nói, báo chí ở địa phương đã hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Với cá nhân, tôi luôn gắn bó, quý mến và trân trọng báo chí. Trong cuộc đời công tác của mình, tôi đã có thời gian làm Giám đốc - Tổng biên tập Đài Phát thanh truyền hình Thái Nguyên. Tôi thường xuyên đọc báo và rất mừng vì báo chí của chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động của QH và ĐBQH, nhất là trong các kỳ họp của QH luôn được báo chí quan tâm và phản ánh kịp thời. Tuy nhiên, nhiều tờ báo mới tập trung phản ánh hoạt động của QH và ĐBQH tại các kỳ họp, còn giữa 2 kỳ họp thì vẫn ít thông tin. Vì giữa 2 kỳ họp, QH và ĐBQH không hề ngừng, nghỉ mà còn rất nhiều hoạt động khác. Trong kỳ họp, nhiều báo tập trung phản ánh những phiên họp toàn thể tại hội trường, chưa quan tâm phản ánh thảo luận tại tổ mà tôi nghĩ thảo luận tổ rất hay vì có nhiều đại biểu tham gia phát biểu, nhiều ý kiến rất thẳng thắn và trực diện.
Nghị trường QH có những vấn đề nóng và cả những vấn đề mang tính chất nhạy cảm. Việc có đưa những vấn đề đó lên báo chí hay không, điều đó nằm trong nguyên tắc nghề nghiệp báo chí. Còn với cá nhân tôi, dù báo chí có hỏi tôi những vấn đề nhạy cảm hay không nhạy cảm thì tôi vẫn có thể trả lời trong khả năng hiểu biết và chính kiến của mình. Trong nhiệm kỳ vừa rồi, tôi đã được các nhà báo hỏi về khai thác bauxite ở Tây Nguyên, về mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội, về đánh giá trả lời chất vấn của một số thành viên Chính phủ... tôi đều trả lời theo nhận thức và suy nghĩ, quan điểm của mình.
Đỗ Mạnh Hùng
Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên
L. Hiển ghi

21/06 “Đây là thời điểm tốt để đầu tư”

21/06/2011 22:39 


(NDHMoney) “Người ta khó tin với điều này nhưng tôi cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư…”.
Ông Dominic Scriven
Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, đã cho biết như vậy khi nói về cơ hội đầu tư ở Việt Nam.
"Nên kiên nhẫn, giữ bình tĩnh chờ qua thời điểm khó khăn"

Trong cuộc trao đổi trên BBC, ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, đánh giá vai trò của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là “lớn lắm”. Tỷ trọng đóng góp của khối đầu tư nước ngoài đối với GDP tại Việt Nam là lớn nhất trong các nước ở châu Á.

Theo đánh giá của ông Dominic Scriven, đầu tư nước ngoài chia làm 2 phần, trong đó phần lớn là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong FDI chủ yếu là các tập đoàn đa quốc gia đến Việt Nam để lập các nhà máy sản xuất để tái xuất.

“Chúng ta thấy một số điển hình là Intel của Mỹ vừa khởi động nhà máy sản xuất lớn nhất thế giới tại Việt Nam. Mới đây có Nokia lập nhà máy thứ 6 trên toàn cầu tại Việt Nam, rồi Samsung…”, Tổng giám đốc Dragon Capital nêu ví dụ.

“Theo tôi nghĩ nhà đầu tư nước ngoài có mặt tại Việt Nam là vì Việt Nam có cơ sở chi phí mà có thể cạnh tranh được, ở đây có chi phí lao động và chi phí khác. Dù chúng ta nghe chất vấn về cơ sở hạ tầng thì suy cho cùng cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng tạm được, không cản trở quá trình sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài”, ông Dominic Scriven nói.

Bên cạnh các nhà đầu tư đến Việt Nam lập các nhà máy sản xuất thì có loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng đến thị trường Việt Nam vì họ nhìn thấy cơ hội ở thị trường tiêu dùng trong nước, thị trường bán lẻ…

“Còn có loại đầu tư nước ngoài thứ hai là đầu tư gián tiếp, còn gọi là đầu tư tài chính. Đây là dạng đầu tư đến sau và có sự phát triển mấy năm nay, tuy nhiên 2, 3 năm nay cũng bị sự cố và giảm đi”, ông Dominic Scriven nói.

Theo Tổng Giám đốc Dragon Capital, đầu tư ngắn hạn tại Việt Nam là không nên. Cũng giống như các thị trường mới nổi khác, bài toán đầu tư phải là dài hạn vì sự phát triển lâu dài trong nền kinh tế như Việt Nam là khá ấn tượng, nhưng vì các công cụ điều hành kinh tế khó dự báo nên dễ bị chu kỳ hay những biến động trong thời gian đó.

“Vì thế muốn đầu tư ở Việt Nam thì phải có tầm nhìn dài hạn”, ông Dominic Scriven nói với BBC. “Đưa ra lời khuyên như thế nào trong thời điểm hiện nay đối với nhà đầu tư nước ngoài có vẻ áp lực, người ta khó tin với điều này nhưng tôi cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư và nếu đã đầu tư rồi thì đây là thời điểm nên kiên nhẫn, giữ bình tĩnh chờ qua thời điểm khó khăn. Chắc chắn những khó khăn này sẽ qua đi”.

Chờ các thông tin mới

Nhập siêu, lạm phát và tiền đồng mất giá, các yếu tố này ảnh hưởng thế nào tới niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài?

Theo ông Dominic Scriven, muốn khảo sát lòng tin thì phải nhìn qua thị trường tài chính, vì đây là chỉ báo đo mức độ lòng tin.

“Qua thị trường trái phiếu chính phủ, qua thị trường CDS (công cụ tài chính đánh giá rủi ro) và thị trường chứng khoán tại Việt Nam, cho thấy niềm tin chưa cao lắm. Thậm chí là bị ảnh hưởng hơi nhiều trong 2, 3 năm nay”, Tổng giám đốc Dragon Capital nói với BBC.

Theo ông Dominic Scriven, đối phó với tình trạng nhập siêu, lạm phát và tiền đồng mất giá thế nào thì phải tìm hiểu, phân tích nguyên nhân và tìm biện pháp khắc phục. Chuỗi vấn đề bắt đầu với mức độ tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế. Trong 5 năm qua, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đạt mức cao nhất (tính theo %) trong tất cả các nước đang phát triển trên toàn cầu.

“Từ mức độ tăng trưởng tín dụng mới chuyển sang vấn đề đầu tư công. Không loại trừ khá nhiều khoản đầu tư công kém hiệu quả, từ vấn đề này sang nhập siêu. Đầu tư nhiều cộng với tăng trưởng tín dụng quá mức thì nhập siêu là đương nhiên, làm xấu hơn tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam, và từ đó mới lan sang lạm phát, rồi lan sang lòng tin đối với đồng nội tệ", ông Dominic Scriven nói.

Ông  Dominic Scriven nhìn nhận việc ban hành Nghị quyết 11 cho thấy Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm giải quyết các vấn đề nêu trên.

“Chính phủ nói giảm chi 10% ngân sách năm nay, và giảm 50% huy động vốn từ trái phiếu chính phủ là điểm nhà đầu tư nước ngoài chú ý. Nhưng thông tin về tổng đầu tư của ngân sách và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước là điều thị trường đang mong đợi thông tin mới và thuyết phục hơn”, ông  Dominic Scriven nói với BBC.

Duy Cường - NDHMoney

20/06 Báo chí là cầu nối Đại biểu Quốc hội với nhân dân

07:30 | 20/06/2011
Báo chí phản ánh khá chân thực nhiều góc cạnh của đời sống. Đây là một trong những kênh thông tin đầu vào rất quan trọng của các đại biểu dân cử, đặc biệt là ĐBQH vì ĐBQH là người đại diện cho nhân dân cả nước nhưng không phải lúc nào đại biểu cũng có thể sâu sát được những vấn đề của người dân ở địa phương khác.
Nhờ báo chí, dù là ĐBQH ứng cử ở An Giang và hoạt động chủ yếu ở các tỉnh Nam bộ, tôi vẫn có thể biết được đời sống của người dân Hà Nội, Cao Bằng, Hà Giang như thế nào, người dân ở những địa bàn đó đang quan tâm đến vấn đề gì, mong muốn điều gì. Những năm gần đây, báo chí cũng đã tích cực phản ánh các hoạt động của QH, các cơ quan của QH và ĐBQH đến đông đảo cử tri cả nước, góp phần làm cho tiếng nói của QH, các cơ quan của QH và các ĐBQH đến gần với cử tri hơn. Báo chí góp phần làm cho QH, các ĐBQH và cử tri cả nước thấu hiểu nhau nhiều hơn.
Báo chí vừa là người bạn thân thiết của ĐBQH vừa tạo áp lực buộc các ĐBQH phải làm tốt nhiệm vụ của mình. Nhiều ĐBQH đã thấy được vai trò, sức mạnh của báo chí và sử dụng các thông tin của báo chí phục vụ có hiệu quả cho hoạt động của mình. Chẳng hạn các Phiên họp toàn thể của QH thì không phải ĐBQH nào cũng có cơ hội để phát biểu quan điểm của mình. Hay do thời gian phát biểu của mỗi đại biểu có giới hạn nên có vấn đề đại biểu chưa tán thành, muốn tiếp tục tranh luận tại diễn đàn của QH cũng rất khó. Vì thế, đại biểu có thể bày tỏ quan điểm về những vấn đề này thông qua báo chí. Hay các Phiên thảo luận tổ, tôi chỉ có thể biết được quan điểm của các đại biểu ở Tổ mình chứ sao có thể nắm được hết nội dung thảo luận tại các tổ khác? Nhưng nhờ có sự tham gia tích cực của báo chí, tôi có thể biết được quan điểm của những đại biểu khác như thế nào. QH Khóa XII vừa qua có những dự án hoặc vấn đề rất phức tạp trình QH cho ý kiến như dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh hay sự việc xảy ra tại Vinashin. Báo chí đã cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích cho các ĐBQH, từ ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, kinh nghiệm thế giới đến ý kiến của các ĐBQH, dư luận cử tri... Điều này giúp ĐBQH có cái nhìn đa chiều hơn và cân nhắc, quyết định thận trọng hơn. Cũng có nghĩa là chất lượng các quyết đáp của QH cũng sẽ tốt hơn.
Có người hỏi tôi là, sao hay trả lời phỏng vấn của báo chí thế? Có sợ những câu hỏi nhạy cảm không? Tôi đã cười và trả lời rằng, không có vấn đề nhạy cảm mà chỉ có cách đặt vấn đề nhạy cảm thôi. Có những vụ việc mà qua cách đặt vấn đề của một vài phóng viên đã trở nên rất nhạy cảm như vụ việc của Vinashin chẳng hạn. Vừa qua, tôi thấy, một số ĐBQH cũng không hài lòng lắm khi bài phỏng vấn của mình được đăng lên. Có đại biểu than trời ơi, tôi nói góc độ này mà sao báo chí lại đưa như vầy nè. Thế là khó cho đại biểu rồi. Dĩ nhiên đây chỉ là hiện tượng thôi. Đại biểu cũng cần có kỹ năng xuất hiện trên báo chí, chỉ nên nói những vấn đề mình thực sự am hiểu và nói phải kín kẽ. Song các phóng viên cũng cần làm cho đại biểu tin tưởng hơn để họ sẵn sàng bày tỏ những quan điểm, ý kiến của mình. Các phóng viên, nhất là phóng viên nội chính, ngoài khả năng viết, nắm bắt vấn đề, sự nhạy cảm cần thiết của một người làm báo, tôi nghĩ cần am hiểu tổ chức bộ máy nhà nước, quyền và trách nhiệm của từng cá nhân trong bộ máy. Khi hiểu đúng những vấn đề này thì cách nhìn nhận, đánh giá các sự kiện sẽ đúng hơn, hợp lý hơn và sẽ dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội đúng đắn hơn.
Nhiệm kỳ QH Khóa XII, báo ĐBND được UBTVQH nâng cấp thành báo loại I; trở thànhTiếng nói của QH, Diễn đàn của ĐBQH, HĐND và cử tri. Điều này có ý nghĩa lớn lắm. Lần đầu tiên, chúng ta có một cơ quan ngôn luận đường hoàng, đĩnh đạc của QH. Với tôi, Báo ĐBND như một cẩm nang, là một người bạn thân thiết trong quá trình hoạt động. Những thông tin của Báo ĐBND chính thống, đĩnh đạc, hấp dẫn độc giả và nhất là không có những thông tin theo kiểu chộp giật. Tôi nghĩ làm được điều này không phải là dễ. Báo ĐBND theo sát các hoạt động của QH, có những bài viết rất sâu sắc về các dự án Luật, các chuyên đề giám sát của QH; nhiều bài viết gợi mở cho ĐBQH rất nhiều ý tưởng thú vị, làm cơ sở để đại biểu đào sâu nghiên cứu, đóng góp cho QH. Không biết tôi có chủ quan không nhưng qua những bài viết, những bài phỏng vấn ĐBQH được đăng tải trên Báo ĐBND, tôi thấy các bạn đã góp phần quan trọng vào việc làm cho người dân tin yêu hơn ở cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, tin yêu hơn ở các ĐBQH, ở một chừng mực nào đó, các bạn khiến cho chính chúng tôi  cũng thấy yêu nghề đại diện cho dân của mình hơn và có trách nhiệm hơn. Tất nhiên, về tính thời sự, phản ánh nhanh chóng những vụ, việc xảy ra ngoài cuộc sống thì Báo ĐBND chưa bằng các báo khác. Thế mạnh của Báo ĐBND là khai thác những vấn đề vĩ mô, những vấn đề thuộc về bản chất của đời sống, của việc thực hiện quyền lực của QH, Chính phủ và HĐND các cấp... Song, tôi nghĩ cũng nên dành sự quan tâm cho các vấn đề cụ thể hơn; tăng liều lượng các bài viết về việc thực hiện lời hứa của ĐBQH với cử tri...
Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi mong báo chí nói chung, Báo ĐBND nói riêng tiếp tục nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng các bài viết để báo chí phát huy được sức mạnh đối với xã hội mà như người ta nói là báo chí là quyền lực thứ tư. Báo chí cần làm tốt công tác định hướng dư luận xã hội. Khi một vấn đề xảy ra thì dư luận cũng sẽ có người đồng tình, có người không. Những người làm báo cần thấy được vai trò của mình trong đời sống xã hội để có trách nhiệm hơn đối với mỗi thông tin được đăng tải.
Lê Thị Dung
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH An Giang
B. Long ghi

21/06 East Sea disputes: Vietnam can’t expect kindness of others

VietNamNet Bridge – “History shows that it is a mistake to expect the strong’s goodness. It is the biggest mistake, which is not allowed to make, in defending national sovereignty. There is no way than saving ourselves by our own”, Dr. Giap Van Duong wrote.

VN condemns Chinese intrusion


Vietnamese fishing boats.

Divided ASEAN 


While tension in the East Sea is escalating, the Association of Southeast Nations (ASEAN) – the major forum which is expected to help solve the East Sea disputes in peaceful manner – is facing many burning issues that can cause inner disunity.

The recent two incidents – Binh Minh 02 and Viking II – have stirred up tension in the East Sea. During this time, Thailand and Cambodia were busy with bringing the Preah Vihear Temple dispute to the international court.

Not long ago, Laos’ plan to build the Xayaburi hydro-power dam on the major flow of the Mekong River, with investment from Thailand, caused deep worries of experts and people in the reason for its possible harms to the water resources, the environment and ecological system of the Mekong River.

ASEAN is now divided in many significant issues that directly influence the development, stability and security in Southeast Asia, particularly the East Sea disputes, which is anticipated to become further complicated and a hot spot of the region and the world.

The East Sea disputes occur between China and some member countries of ASEAN, including Vietnam. For that reason, ASEAN is considered a regional forum for solving the disputes peacefully. However, Myanmar – a member of ASEAN – shows its support for China in the East Sea disputes, while some other countries only released general statements because they do not have direct interests in the East Sea.

ASEAN’s unity is being challenged seriously. The Declaration on the Conduct of Parties in the East Sea, signed in 2002 between China and ASEAN, is not very effective. Meanwhile, China, with superior potential in terms of economics and military, is increasing comprehensive pressure in disputes through sending its fishery administration and patrol ships to harass the waters of ASEAN member countries, and using check diplomacy and military assistance in relations with the ASEAN member countries that do not directly involve in the East Sea disputes to control and divide ASEAN.

Save ourselves

What should Vietnam do in this situation? Expecting kindness from China, which makes tensions in the East Sea by claiming up to 80 percent of the East Sea, or saving itself before it becomes too late?

The history shows that it is a mistake to expect the strong’s goodness. It is the biggest mistake, which is not allowed to make, in defending national sovereignty. There is no way than saving ourselves by our own.

But how? There is no way to build up our strength and draw friends, allies and those having the same interests and concerns to our side.

How to build up our strength? There is no way to make unity among the people and win the people’s trust. To make that, leaders have to be good examples, to have firm stuff, great hearts and talents and more importantly, they must place the national interests and the people above all. Because people, on any age, always look at their leaders to behave.

The people must be respected and protected, must be listened to and informed of every important development of the country and they will not be afraid of any sacrifice to defend the country.

In the legal war, research works of the East Sea, which are published on international magazines and newspapers, will be decisive factors. The government, therefore, needs to encourage and assist universities and institutes to conduct research works on the East Sea, to develop the contingent of scientists who research the East Sea in various fields to build legal foundation for solving disputes in the East Sea.

How to draw friends and allies? For ASEAN, due to difference in religion, culture and political institution, member states cannot reach agreements in everything. Vietnam cannot help put an end to the Preah Vihear Temple dispute if Thailand and Cambodia do not want it. Vietnam cannot make decisions for Laos in canceling the Xayaburi project. The most possible thread to link ASEAN countries is the prospect to build a region of security, prosperity and sharing common interests through cooperation.

For the East Sea, the common interest is peace, free navigation and ensuring legal interests of nations under the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS). Among five countries involving in the East Sea disputes with China, four are ASEAN members – Vietnam, the Philippines, Malaysia and Indonesia (including Brunei if the U-shaped line is mentioned).

China’s plot to occupy the entire East Sea, showing through the U-shaped line in its map which was submitted to the UN on May 7 2009, threatens the legal interests of the above five countries. This is one of significant factors to unite ASEAN countries in the struggling against China’s plot to monopolize the East Sea.

Apart from ASEAN, some countries like the US, Japan, South Korea, Australia, etc. , which have direct interests through free navigation in the East Sea, have good reasons to stand on the side of ASEAN against China’s ambitions.

Vietnam needs to highlight these common interests, not only through the government’s activities but also through people-to-people diplomacy, cultural diplomacy, scientific, educational, sports exchange, etc.

Vietnam, as the country that highly suffers from East Sea disputes as well as the exploration of the Mekong River, needs to be more active in uniting ASEAN, first of all for its direct interests and then for peace and stability for the entire region.

In addition, Vietnam needs to make public information accurately and transparently. For example, related to the incident on May 26 2011, initially Vietnam said that this is not the first time China harassed Vietnam’s oil exploration ships, but then it said that this is the first time. It made observers confused and some questioned why Vietnam had not made public the previous incidents, but this incident? A transparent and consistent information policy is essential in defending Vietnam’s sovereignty and legal interests.

In fact ASEAN is being divided. Vietnam needs to be active in implementing people-to-people diplomatic strategy in parallel with strengthening government diplomacy.

In other words, the Vietnamese government and each Vietnamese need to take initiatives in uniting ASEAN to defend their legal interests and to maintain peace and security in the region.

Dr. Giap Van Duong
(The author thanks Le Vinh Truong, Pham Thu Xuan, Du Van Toan and Nguyen Duc Hung for contributing their ideas to this article)