Thursday, August 11, 2011

11/08 Đại gia viễn thông di động Nhật đầu tư vào Việt Nam

11/08/2011 | 09:14:00
NTT Docomo là hãng cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Nhật Bản. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo Kyodo, NTT Docomo, hãng cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Nhật Bản, ngày 10/8 tuyên bố đã đầu tư vào Công ty cổ phần truyền thông VMG Media nhằm mở rộng dịch vụ của hãng này tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong khoản đầu tư đầu tiên tại Việt Nam, NTT Docomo đã mua khoảng 25% cổ phần của Công ty cổ phần truyền thông VMG Media, tương đương 370 tỷ đồng (1,4 tỷ yen).

VMG Media - thành lập tháng 2/2006 - hoạt động trong nhiều lĩnh vực của ngành công nghệ nội dung số ở Việt Nam như kinh doanh dịch vụ SMS cho điện thoại di dộng, game online, truyền hình trực tuyến, nhạc số, thương mại điện tử…

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sở hữu khoảng 29% cổ phần của VMG Media.

Hiện NTT Docomo đã đầu tư vào các công ty của Ấn Độ và Hàn Quốc, đồng thời dự định dồn vào đầu tư tại Việt Nam để tăng tốc mở rộng sự hiện diện của mình tại thị trường điện thoại di động ngày càng lớn mạnh ở châu Á này.

Xu hướng đầu tư của Nhật Bản ra châu Á, đặc biệt là Việt Nam chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay.

Ông K. Osada, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành Thời báo Kinh tế Nikkei cho biết điều tra mới nhất đối với 130 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản cho thấy 40% cho rằng trong vòng 3 năm tới sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh sang các nước châu Á, trong đó đại diện là Việt Nam.

Tuyên bố mới của Docomo, cùng với công bố của Nestle về khoản đầu tư  mới 270 triệu USD để xây dựng nhà máy chế biến càphê tại Việt Nam, cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng đã nhận định rằng cuộc khủng hoảng hiện nay trên thị trường tài chính toàn cầu sẽ không ngăn được dòng vốn đầu tư trong trung hạn đổ vào 11 nền kinh tế đang nổi lên ở châu Á, trong đó có Việt Nam./.
(Vietnam+)

Aircraft carriers in service worldwide


China's new aircraft carrier no threat to power balance: Russian expert

English.news.cn   2011-08-10 22:45:17FeedbackPrintRSS
 
File photo of China's refitted aircraft carrier. The aircraft carrier left its shipyard at Dalian Port in northeast Liaoning Province on Wednesday morning to start its first sea trial. Military sources said that the first sea trial was in line with schedual of the carrier's refitting project and would not take a long time. After returning from the sea trial, the aircraft carrier will continue refit and test work. (Xinhua Photo)

MOSCOW, Aug. 10 (Xinhua) -- China's first aircraft carrier, which set out on a low-profile sea trial Wednesday, will not shift the balance of power in the Asia-Pacific region, a Russian expert says.
The vessel, the former Soviet aircraft carrier Varyag, has been totally refitted for its new role as a platform for research and training.
Ruslan Pukhov, president of the Moscow Strategy and Technologies Analysis Center, told Xinhua that a single aircraft carrier does not alter the power balance in the region.
"It is a matter of both national pride and security," Pukhov said, adding that the aircraft carrier shows that the Chinese Navy has been developing.
He noted that China has long sought an aircraft carrier as it was the only permanent member of the UN Security Council that had no such warship.
The United States, Britain, France, Russia, Spain, Italy, India, Brazil and Thailand operate a total of 21 aircraft carriers around the world.
The Russian expert pointed out it could be hard to make a aircraft carrier into a feasible combat ship.
"Varyag cannot be used for combat operations as it has been obsolete. Chinese military say they are going to use it mostly as a training vessel. Even though, more efforts are still needed," Pukhov said.
He said warfare-ready aircraft carriers would likely appear in China over the next 15 to 20 years if Beijing does not abandon the program.
He said Russia supports China in a number of military programs, including refitting the carrier.
"Russia is China's only neighbor which bothers the least about growth of Chinese navy might," Pukhov said. "Russia has not been intending to expand its own aircraft carriers fleet or to increase its presence in the global ocean."
Related:
DALIAN, Aug. 10 (Xinhua) -- China's first aircraft carrier set out on a low-profile sea trial Wednesday, its first journey under the Chinese flag. The vessel was swaddled in mist as it departed the port of Dalian, which had narrowly escaped tropical storm Muifa Monday.
Military sources said that the trial is in line with the carrier's refitting schedule and will not take a long time. Refitting work will continue after the vessel has returned to the port. Full story
More photos>>
Editor: yan
Related News

11/08 Các đại lý thương mại cần một hành lang pháp lý

07:57 | 11/08/2011
Do phát triển kinh tế nhanh, dân số đông với cơ cấu độ tuổi trẻ, nước ta có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực phân phối. Nhiều đại lý thương mại đã được lập nên, thu hút đông đảo người dân đến mua sắm. Đây là một khâu quan trọng trong quy trình cung cấp hàng hóa cho người dân, nên rất cần sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý, để tránh những tranh chấp thương mại và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Đại lý thương mại có vai trò quan trọng trong việc đưa hàng từ nhà nhập khẩu, từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của người dân từ nông thôn, thành thị đến miền núi trong mọi nơi, mọi thời điểm. Ví dụ như trong lĩnh vực xăng dầu, 11 doanh nghiệp đầu mối của nước ta đã có 3.800 đại lý trực thuộc và 240 tổng đại lý, đại lý trực thuộc… Tuy nhiên, phần lớn số đại lý thương mại là doanh nghiệp vừa và nhỏ, với vốn điều lệ thấp, chủ yếu vay ngân hàng, cơ sở vật chất kinh doanh sơ sài. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, chất lượng không bảo đảm, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng đã diễn ra tại các địa điểm này. Ngoài ra, việc mua đi, bán lại giữa các đại lý khi thiếu nguồn hàng cung ứng, đẩy giá bán lẻ thị trường tăng lên, gây bất ổn về giá vẫn tiếp diễn. Hiện có trên 90% các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ làm đại lý, nhưng phát triển không theo quy hoạch. Một số đại lý đã găm hàng, chờ giá tăng, không chú ý đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Những hiện tượng này xảy ra là do mô hình này chỉ được quy định tại một số điều của Luật Thương mại năm 2005 và một số nghị định, thông tư. Chuyên gia cao cấp Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương Hoàng Đình Cường đề nghị, cần có hành lang pháp lý cho đại lý thương mại. Bởi quản lý một khâu trong hệ thống phân phối có thể giúp ổn định thị trường, cũng như phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống.
Nhiều chuyên gia thị trường cho rằng, nếu xây dựng Nghị định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động đại lý thương mại thì cần giải quyết rất nhiều vấn đề. Mỗi nhóm hàng hóa có đặc điểm khác nhau nên cần đưa ra thiết chế, quy định hợp lý để quản lý việc phân phối. Trước mắt ưu tiên quản lý đối với một số mặt hàng liên quan đến sản xuất, tiêu dùng thiết yếu đối với đời sống của nhân dân như xăng dầu, phân bón, lương thực, muối, xi măng, sắt thép, thuốc bảo vệ thực vật, tân dược… Đặc biệt là quy định các điều kiện ràng buộc giữa bên giao đại lý và đại lý trong bảo đảm nguồn cung, chất lượng hàng hoá từ thành phố đến vùng nông thôn. Theo Luật sư của Công ty Luật Russin & Vecchi Việt Nam Ngô Việt Hòa, Luật Thương mại 2005 chưa có quy định cụ thể cho hoạt động đại lý thương mại, chỉ dừng lại ở các quy định chung. Nhiều vấn đề pháp lý phát sinh trong quan hệ đại lý chưa được điều chỉnh như xúc tiến thương mại, sở hữu trí tuệ, hạn chế cạnh tranh trong đại lý. Vì vậy, cần có quy định của pháp luật tổng thể hơn, bảo đảm quyền lợi của bên giao đại lý, đại lý trong hợp đồng đại lý, cũng như quyền lợi người tiêu dùng.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang gặp vướng mắc trong quá trình quản lý hoạt động đại lý thương mại như ở nước ta. Nhưng Liên minh châu Âu đã ban hành chỉ thị về Đại lý thương mại, với mục đích bảo đảm cân bằng lợi ích giữa bên giao đại lý và đại lý; đại lý có thể thương lượng hoặc ký kết hợp đồng trên danh nghĩa của bên giao đại lý trong quan hệ với hàng hóa của họ. Các vấn đề pháp luật liên quan đến đại lý thương mại đều được ghi rõ trong hợp đồng giữa hai bên, các quy định đình chỉ, chấm dứt thực hiện hợp đồng… Và có xử phạt nghiêm minh để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chuyên gia Dự án Mutrap John Downes cho biết, tại nhiều nước trên thế giới đã quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của cơ sở sản xuất giao hàng và đại lý, cũng như nghĩa vụ thực hiện hợp đồng nghiêm túc. Các cam kết trong cung cấp hàng hóa, hoạt động xúc tiến thương mại, điều kiện bán hàng, thanh toán... được quy định cụ thể để thị trường hoạt động lành mạnh. Như vậy, cơ sở pháp lý cho đại lý thương mại cần có các quy định để vừa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vừa mang lại sự công bằng cho thương nhân trong hoạt động trao đổi hàng hóa.
Việc rà soát lại hệ thống pháp luật về đại lý thương mại, kết hợp với kinh nghiệm quốc tế sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý nước ta trong việc phát triển và quản lý hoạt động đại lý thương mại tại Việt Nam, góp phần ổn định thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiệu quả hơn.
Xuân Lan

11/08 Thu hút đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam: Cởi nút thắt về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực

11:31 | 11/08/2011
Chiếm tới 30% tổng ODA của Việt Nam, Nhật Bản được đánh giá là đối tác chiến lược của Việt Nam, là nhà tài trợ song phương ODA và là một trong 5 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam hiện nay với tổng số vốn đầu tư đăng ký chiếm khoảng 11% tổng FDI của cả nước. Một câu hỏi lớn đặt ra là với hậu quả nặng nề của động đất và sóng thần ở Nhật Bản vừa qua sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản và nguồn vốn đầu tư sẽ chuyển dịch ra sao, Chính phủ Việt Nam cần phải chuẩn bị những gì cho sự chuyển dịch đầu tư của đối tác chiến lược này - là những vấn đề đặt ra Hội thảo Kịch bản phục hồi và tái thiết Nhật Bản và Xu hướng đầu tư ra nước ngoài vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Thực trạng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam
Có thể nói, Nhật Bản đã thoát khỏi thảm họa một cách rất ấn tượng. Tính đến thời điểm tháng 6.2011 sản xuất của Nhật Bản đã đạt 95%; xuất khẩu đạt 94%; tiêu thụ 98%. Dự kiến, 6 tháng cuối năm 2011 Nhật Bản sẽ đạt mức tăng trưởng dương. Đây là thông tin rất quan trọng đối với các nước thuộc khu vực đầu tư chiến lược của Nhật Bản trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam gần 1.500 dự án FDI, tổng vốn đầu tư trên 21 tỷ USD, vốn thực hiện được gần 12 tỷ… Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì dự án chủ yếu có quy mô nhỏ, bình quân khoảng 7 triệu USD/1 dự án. Trong chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010, chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí chủ trương xây dựng Việt Nam trở thành một căn cứ gia công lắp ráp tại khu vực, gắn với chuỗi sản xuất của Nhật Bản. Với chủ trương này, 10 năm qua nhiều tập đoàn của Nhật Bản đã vào và tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở lắp ráp tại Việt Nam, từ đó cung cấp ra thị trường thế giới và khu vực. Hiện nay, Việt Nam cũng đã hình thành được một số khu công nghiệp chuyên sâu như Thăng Long 1 và 2 ở  Hà Nội, Nomura Hải Phòng và ở TP Hồ Chí Minh. Các khu công nghiệp này hoạt động khá hiệu quả, nhưng chủ yếu thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực gia công, lắp ráp. Nhật Bản cũng đã hỗ trợ cho Việt Nam trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, phía Nhật Bản cử cố vấn chính sách doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức các khoá học thương mại tại Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản. Bên cạnh đó, cử tình nguyện viên cao cấp làm việc tại nước ngoài đến các doanh nghiệp Việt Nam, cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp Việt Nam, tín dụng dành cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ, tổ chức các buổi hội đàm thương mại liên quan đến cung ứng linh kiện…
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với những điểm yếu trong việc thu hút vào lĩnh vực gia công lắp ráp, đó là gia công lắp ráp đã làm cho nhập siêu tăng nhanh, giá trị gia tăng sản xuất trong nước thấp, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ rất hạn chế. Các nhà máy gia công lắp ráp quy mô lớn sử dụng nhiều lao động giản đơn dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động bắt đầu xuất hiện tại các khu công nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa có những chính sách thoả đáng nhằm phát triển mạnh khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong nước, vì vậy dẫn đến tình trạng mạng lưới lắp ráp trong nước đã hình thành mà không có doanh nghiệp phụ trợ bản địa cung ứng thiết bị phụ kiện đủ chất lượng nên họ vẫn phải nhập khẩu.
Giải pháp thu hút đầu tư Nhật Bản
Hiện nay, có một thực tế là một số doanh nghiệp đầu tư vào vào Việt Nam đang gặp khó trong việc tìm kiếm mặt bằng phù hợp và một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến đầu tư vào Việt Nam là chất lượng nguồn lao động cũng như hệ thống pháp luật của Việt Nam thường xuyên thay đổi và chưa thực sự tạo được các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư.
Về thực trạng này, theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh để thành công trong thu hút các công ty của Nhật Bản phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế tạo, điều kiện cần có lúc này là nguồn nhân lực chất lượng cao, điều kiện hạ tầng phù hợp và phải chú ý phát triển các trường dạy nghề có chất lượng, đặc biệt cần phải đào tạo được nguồn lao động giỏi tiếng Nhật. Mặt khác, để phát triển các khu công nghiệp chế biến chuyên sâu đòi hỏi có sự hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản và Việt Nam, bảo đảm cung cấp mặt bằng và hạ tầng khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn và với giá thấp nhất để khuyến khích các doanh nghiệp của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đầu tư kinh doanh lâu dài.
Còn Giám đốc Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Tạ Ngọc Tấn thì cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đang có sự chuyển hướng từ chiều rộng sang chiều sâu, tức là đầu tư nhiều hơn vào các ngành công nghệ cao do đó việc vận động tranh thủ cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam là rất quan trọng. Về phía Việt Nam cần phải tổ chức thực hiện một cách quyết liệt và đồng bộ ba khâu đột phá mà chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2010 của Việt Nam đã xác định. Trong đó 3 khâu đột phá gồm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, và cải cách hành chính; phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Bên cạnh đó, cần phải giải quyết tốt các vướng mắc cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam nhằm tạo thêm lòng tin cho các nhà đầu tư tiềm năng, trong đó cần tập trung chú ý đến giải quyết triệt để vấn đề cắt điện, đình công bất hợp pháp… Đồng thời, tiến hành vận động đầu tư tại Nhật Bản theo hình thức mới như hợp tác công - tư về cơ sở hạ tầng (PPP), chọn các dự án trọng điểm để vận động các tập đoàn cụ thể của Nhật Bản đầu tư. Hình thành các khu công nghiệp chuyên sâu về sản xuất chế tạo. Và một điều hết sức quan trọng là cần tạo ra các chính sách ưu đãi riêng, cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư từ Nhật Bản.
Có thể nói, thời gian qua, Chính phủ cũng đã có những cải tiến để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để thu hút được nhiều hơn nữa và để nâng cao hiệu quả đầu tư cần phải có sự đổi mới hơn nữa trong đó có việc cải cách hành chính và nâng cao nguồn nhân lực.
Hà An

11/08 Vụ Hà Vũ: VN phản bác lại EU và Mỹ

Cập nhật: 10:59 GMT - thứ năm, 11 tháng 8, 2011
Bà Nguyễn Phương Nga
Bà Nguyễn Phương Nga nói tòa Việt Nam đã xử "đúng người, đúng tội"
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga đã phản bác lại các tuyên bố của Liên hiệp Châu Âu EU và Hoa Kỳ về phiên xử phúc thẩm ông Cù Huy Hà Vũ.
Phát biểu tại Hà Nội hôm 9/8, bà Nga được truyền thông nhà nước dẫn lời nói:
"Chúng tôi bác bỏ những phát biểu can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
"...Không có cái gọi là "tù nhân lương tâm" ở Việt Nam. Cù Huy Hà Vũ đã phạm tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
"Tòa án Việt Nam đã xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội."
Trước đó Cao ủy đối ngoại của Liên minh Châu Âu EU đã lên tiếng chỉ trích Việt Nam giữ nguyên bản án bảy năm tù giam đối với ông Cù Huy Hà Vũ.
Bà Catherine Ashton nói bà "quan ngại sâu sắc" về chuyện tòa phúc thẩm ở Việt Nam đã bác kháng nghị của ông Hà Vũ.

11/08 Sẽ có một nhiệm kỳ sung sức

07:55 | 11/08/2011
Theo PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN PHÁP LUẬT TRẦN ĐÌNH LONG, nhiệm kỳ QH Khóa XII đã tìm được động lực phát triển trong sự thống nhất là bởi chúng ta đã đứng đúng vai. Một ĐBQH có khi kiêm nhiệm cả 3 vai vừa là ĐBQH, vừa là thành viên Chính phủ, vừa là đảng viên. Là thành viên Chính phủ phát biểu dưới góc độ nào? Là ĐBQH phát biểu dưới góc độ nào? Là đảng viên phát biểu dưới góc độ nào? Phải rất đúng vai thì vận hành của cả hệ thống chính trị mới mạch lạc, mới nhuần nhuyễn và đồng bộ. Với thành tựu đó, Phó chủ nhiệm tin tưởng, 5 năm tới sẽ là một nhiệm kỳ thực sự sung sức của QH, Chính phủ và cả hệ thống chính trị.
Quốc hội có thể yên tâm…
Tại Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII, QH đã phê chuẩn nhân sự Chính phủ mới. Thủ tướng và các thành viên Chính phủ Khóa XIII đã có lời hứa đầu tiên trước QH. Phó chủ nhiệm thấy như thế nào?
Cá nhân tôi đánh giá cao sự chuẩn bị về nhân sự các thành viên Chính phủ của Thủ tướng. Thủ tướng đã lựa chọn và trình QH phê chuẩn danh sách các thành viên Chính phủ đều là những người đã dạn dày kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm quản lý trong các lĩnh vực; cơ cấu thành viên Chính phủ nhiệm kỳ này cũng có nhiều nhân tố mới, trẻ trung, có năng lực. Ngay khi được QH phê chuẩn, Thủ tướng đã thay mặt Chính phủ phát biểu nhậm chức. Bản chất của phát biểu nhậm chức đó là lời hứa của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ trước QH và trước quốc dân đồng bào. Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có trách nhiệm thực hiện những lời hứa của mình vì khi đã tuyên bố trước QH, trước nhân dân cả nước thì lời tuyên thệ đó không chỉ là trách nhiệm chính trị... Với tổ chức bộ máy được giữ nguyên như nhiệm kỳ Khóa XII, cùng với đó là sự nghiêm túc, thẳng thắn, trách nhiệm của Thủ tướng, của từng thành viên Chính phủ, tôi tin Chính phủ sẽ hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã giao phó.
Với việc phê chuẩn nhân sự Chính phủ, QH Khóa XIII đã hoàn thành tốt đẹp trọng trách đầu tiên của mình là hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước, tạo nền tảng để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH. Tôi tin, 5 năm tới sẽ là một nhiệm kỳ thực sự sung sức của QH, Chính phủ và cả hệ thống chính trị. Ủy ban Pháp luật sẽ có trách nhiệm giám sát việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ đối với các lĩnh vực mà Ủy ban phụ trách. 
- Thưa Phó chủ nhiệm, về cơ bản, cơ cấu bộ máy tổ chức của Chính phủ không thay đổi so với nhiệm kỳ Khóa XII. Vậy từ thực tiễn hoạt động của Chính phủ Khóa XII, Phó chủ nhiệm có lưu ý gì không?
Năm 2007, QH đã phê chuẩn để Chính phủ sáp nhập, sắp xếp lại một số bộ, ngành và tổ chức các bộ theo mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Thực tiễn 4 năm qua cho thấy, cơ cấu tổ chức Chính phủ đã được sắp xếp lại một cách hợp lý hơn. Chủ trương tổ chức bộ máy Chính phủ theo mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thu gọn đầu mối đã cho thấy tính đúng đắn và đã bước đầu phát huy hiệu quả. Nhiệm kỳ Khóa XII, Chính phủ cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc sắp xếp, tổ chức và điều chỉnh lại chức năng của các bộ, cơ quan ngang bộ. Song cũng còn một số hạn chế. Còn có tình trạng chồng chéo, trùng dẫm chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành. Việc hình thành các tổ chức trong nội bộ các bộ như Tổng cục, Cục... ở một số bộ cũng chưa hợp lý, có xu hướng phình ra. Bộ máy tuy có tinh gọn đầu mối cấp bộ nhưng trong nội bộ các bộ thì chưa giảm. Tình trạng khi một sự việc xảy ra thì không rõ trách nhiệm, bộ này đổ lỗi cho bộ kia vẫn chưa được khắc phục...
Khi thảo luận về cơ cấu tổ chức Chính phủ, QH cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế đó và Thủ tướng cũng đã giải trình, tiếp thu, hứa với QH sẽ chấn chỉnh nên tôi tin Thủ tướng và Chính phủ sẽ nỗ lực khắc phục được những tồn tại, hạn chế này, xây dựng một Chính phủ mạnh và bảo đảm hệ thống chính quyền từ Trung ương xuống địa phương có sự phân công, phân cấp rành mạch. Ủy ban Pháp luật cũng đã khuyến nghị thêm một số vấn đề về tổ chức bộ máy mà Chính phủ cần tập trung xử lý trong nhiệm kỳ tới. Trong quá trình hoạt động của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật sẽ giám sát việc thực hiện các nội dung này và những nội dung mà Thủ tướng đã có báo cáo tiếp thu giải trình tại Kỳ họp này trước khi QH phê chuẩn cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ mới.
- Phó chủ nhiệm vừa đề cập đến tình trạng không rõ trách nhiệm – vấn đề này khi chất vấn các thành viên Chính phủ Khóa XII hay khi thảo luận về các điều luật liên quan đến chức năng quản lý của các bộ, ngành, các ĐBQH khóa trước cũng đã nêu khá nhiều…?
Đúng là các ĐBQH tiền nhiệm đã nêu nhiều nhưng chưa thể khắc phục được ngay. Là vì quy định chức năng nhiệm vụ của từng bộ, ngành chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, có khi thiếu, có khi lại chồng chéo. Có những hiện tượng, những lĩnh vực phát sinh trong thực tế thì do chức năng nhiệm vụ của các bộ chưa rõ nên chưa kịp thời phối hợp với nhau. Ủy ban Pháp luật khi thẩm tra Tờ trình của Thủ tướng về cơ cấu tổ chức Chính phủ cũng đã lưu ý Chính phủ phải có cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ ngành, phải có nhạc trưởngthống nhất đầu mối quản lý. Thủ tướng cũng đã khẳng định trước QH, xem đây là một trong những yêu cầu quan trọng để kiện toàn tổ chức bộ máy Chính phủ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ, ngành, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và đầu mối chịu trách nhiệm theo nguyên tắc một việc do một bộ chịu trách nhiệm và tăng thẩm quyền để các cơ quan này thực hiện được chức năng quản lý nhà nước.
Cần nói thêm là, thời gian 4 năm của nhiệm kỳ Khóa XII là giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến rất phức tạp. Điều hành của Chính phủ cũng phải tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn và xoay chuyển tình thế, đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái nên QH, Chính phủ, các cơ quan hữu quan chưa có thời gian, điều kiện để rà soát, tổng kết, rút kinh nghiệm và nghiên cứu, sửa đổi kịp thời những tồn tại, hạn chế trong tổ chức bộ máy. Nhưng nhiệm kỳ Khóa XIII, cùng với việc sửa đổi Hiến pháp, sửa đổi các Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Viện kiểm sát, Luật Tổ chức Tòa án, Luật Tổ chức HĐND và UBND... - có thể yên tâm là Chính phủ sẽ có biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tổ chức bộ máy của mình vì tôi nghĩ, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ là người mong muốn bộ máy của mình vận hành trơn tru, mạch lạc và mạnh mẽ hơn ai hết.  
Đúng vai thì vận hành của cả hệ thống chính trị mạch lạc, nhuần nhuyễn
- QH cũng rất mong muốn bộ máy của cơ quan hành chính cao nhất của cả nước sẽ vận hành trơn tru, mạch lạc và mạnh mẽ, thưa Phó chủ nhiệm?
Tất nhiên, vì khi bộ máy hành chính thông suốt và mạnh mẽ sẽ đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của nhân dân, sẽ tạo nền tảng để đất nước ổn định và phát triển. Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất và quyền lực nhà nước cao nhất thuộc về nhân dân, là của nhân dân. Các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp là phân công, phân nhiệm nên không có tình trạng đối trọng về lợi ích, thậm chí là tranh giành về quyền lực như ở một số nước khác. QH mạnh, Chính phủ mạnh, các cơ quan tư pháp mạnh thì đất nước mạnh, nhân dân được nhờ. Nhìn lại QH Khóa XII sẽ thấy, các cơ quan nhà nước, đặc biệt là QH và Chính phủ đã cộng đồng trách nhiệm để cùng với cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước thoát khỏi tình trạng suy giảm kinh tế, duy trì ổn định xã hội và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Nếu cả hệ thống chính trị không cộng đồng trách nhiệm, không thực tâm chia sẻ khó khăn và chung lưng đấu cật với nhau thì có lẽ chúng ta cũng khó đạt được những thành tựu như vừa qua.
- Như Phó chủ nhiệm chia sẻ, không có tình trạng cát cứ về lợi ích. Phó chủ nhiệm nghĩ thế nào khi có ý kiến cho rằng, một trong những thành quả độc đáo của nhiệm kỳ QH Khóa XII là chúng ta đã tìm được động lực phát triển trong sự thống nhất...?
Như tôi nói ở trên, các nước là tam quyền phân lập và có cơ chế kiểm soát quyền lực rất rõ ràng. Còn ta, Đảng lãnh đạo toàn diện. Quyền lực nhà nước là thống nhất. Nhưng thực tiễn cho thấy chúng ta không vì thế mà triệt tiêu động lực phát triển. Nhiệm kỳ QH Khóa XII tìm được động lực phát triển trong sự thống nhất là bởi chúng ta đã đứng đúng vai của mình. Một ĐBQH có khi kiêm nhiệm cả 3 vai vừa là ĐBQH, vừa là thành viên Chính phủ, vừa là đảng viên. Là thành viên Chính phủ phát biểu dưới góc độ nào? Là ĐBQH phát biểu dưới góc độ nào? Là đảng viên phát biểu dưới góc độ nào? Phải rất đúng vai thì vận hành của cả hệ thống chính trị mới mạch lạc, mới nhuần nhuyễn và đồng bộ.
- Đến thời điểm này, QH Khóa XIII đã hoàn tất một trong nhiệm vụ quan trọng nhất trong nhiệm kỳ là hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước. Với QH nhiệm kỳ này, Phó chủ nhiệm kỳ vọng điều gì?
Tôi nghĩ nhiệm vụ lớn của QH là ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách pháp luật để điều chỉnh các hoạt động kinh tế xã hội, khắc phục những hạn chế, khó khăn của cuộc sống, tạo nền tảng để đất nước phát triển, người dân no ấm và hạnh phúc. Thực tiễn cuộc sống chính là năng lượng sống của QH. QH không thể tách rời sự vận động của cuộc sống. Nhiệm kỳ Khóa XIII, QH phải lấy mục tiêu phát triển KT-XH bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân, giữ vững an ninh quốc phòng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình để khi QH xây dựng luật, ban hành các nghị quyết, phân bổ ngân sách nhà nước... đều phải tính toán toàn diện những tác động của các quyết định đó đến đời sống KT-XH.
QH cần xác định rõ những bước đi cụ thể nhằm tạo nền tảng pháp lý đầy đủ để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược mà Đại hội Đảng XI đã thống nhất. QH bám sát mục tiêu chiến lược của Đảng nhưng phải thực hiện đúng vai của mình. Một nhiệm vụ quan trọng nữa của QH là phải tạo ra cơ chế mới đáp ứng yêu cầu vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Xin cám ơn sự chia sẻ của Phó chủ nhiệm!
B. Long thực hiện

10/08 Ai là người giàu nhất Việt Nam? Kỳ 4: Vũ Văn Tiền - Nhà giàu có vợ đẹp (phần 1)

Thứ 4, 10/08/2011, 23:48
Tình cờ, tôi gặp vợ chồng ông chủ tập đoàn Geleximco trong hai chuyến đi nước ngoài. Một chuyến đi Ấn Độ và một chuyến đi ba nước châu Âu.
 
Tuy nhà ông và nhà tôi ở gần nhau, cạnh chùa Nam Đồng, nhưng lần đầu làm quen là ông sang nhà tôi chơi. Tôi bảo: Bần gia ở cạnh phú gia!

Ấy là nói cho vui , bởi vì mọi sự so sánh đều khập khiểng. Cũng như nhà giàu có vợ đẹp là chuyện bình thường.

Nhưng, tôi đồ rằng, vợ ông đến với ông khi còn ở “Thủa hàn vi”. Bởi vì, ba cô con gái của họ giờ đã lớn khôn. Cô con gái đầu 20 tuổi đang học đại học ở Anh, cô con gái thứ hai, 18 tuổi cũng du học ở Anh, cô con gái thứ ba đang học phổ thông trung học. Các con ông đã lớn, dù ông mới ngoài tuổi 50 (Ông sinh năm 1959, tuổi Hợi).

Nghĩa là, họ lấy nhau vì tình yêu.

Lấy nhau vì tình yêu mới bền chặt, có phải thế không?!

Những chuyến đi ấy, tôi thấy vợ chồng ông luôn quấn quýt bên nhau. Khi tôi, Lê Kiên Thành, Hoàng Quang Thuận và Liên Hương do mãi đi khám phá phố phường ở đất nước Ấn Độ huyền bí, suýt lỡ máy bay. Chính vợ ông đã nhắn tin báo cho chúng tôi phải về gấp vì đoàn đã rời khách sạn ra sân bay rồi.

Hôm kia, sang nhà ông chơi, tôi thấy bức chân dung vợ ông treo ngay chỗ ông vẫn thường ngồi tiếp những người quen, hỏi ông, bà nhà đi đâu? ông bảo đang ở Quảng Ninh, quản lý khách sạn dưới đó.

Tôi nhớ một lần, chúng tôi họp giao ban gì đó ở Quảng Ninh, nhà báo Đức Đông, phó tổng biên tập báo Ngân Hàng rủ tôi đi uống bia. Tôi hỏi đi đâu? Đông nói đến chổ khách sạn ông Tiền. Đó là lần đầu tiên tôi gặp Mai, vợ ông. Tôi đâu ngờ đại gia Vũ Văn Tiền ở cạnh nhà tôi đã có một khách sạn ở chỗ đắc địa ngay bên bờ vịnh Hạ Long tuyệt đẹp, kỳ quan thiên nhiên thế giới. Tôi cứ nghĩ ông chỉ làm ăn ở Hà Nội!
Khách sạn Hạ Long Dream - một trong những tài sản của ông

Bữa cơm của những người Việt ở Đức mời các doanh nhân Việt Nam tại “Nhà Việt Nam” ở Béc-Lin, tôi thấy vợ ông mang thức ăn, nước giải khát đến tận bàn ông ngồi. Vợ chiều chồng là việc đương nhiên, nhưng, có phải người vợ nào cũng được thế đâu, nhất là những người vợ đẹp.

Bữa đi du ngoạn trên sông Thames ở thủ đô Luân Đôn của nước Anh, tôi có hỏi Mai: Làm vợ người giàu khó không? Mai cười: Giàu ở đâu chớ em có nhìn thấy TIỀN đâu ! Tôi bảo, TIỀN nằm ở trong sản nghiệp, nằm ở ngân hàng, ở chứng khoán … Người giàu bây giời có ai để tiền trong két sắt. 

Hôm kia, gặp Vũ Văn Tiền, tôi nhắc lại câu nói đó, Vũ Văn Tiền cười : nhà em nói vui thôi!

Tất nhiên, vợ ông là một người quản lý khách sạn, cũng là một doanh nhân, hẳn biết rõ doanh nhân bây giờ như doanh nhân Vũ Văn Tiền giàu ở sản nghiệp, ở đất đai, ở các dự án đầu tư cả trăm triệu, chục triệu đô …

Trước đây, tôi chỉ biết ông có ngân hàng An Bình, công ty chứng khoán An Bình; khu đô thị thành phố Giao lưu – Hà Nội . Hóa ra, ông đầu tư làm ăn trong cả nước.

Đọc tài liệu ông đưa cho tôi, tôi thực sự ngạc nhiên.

Công ty cổ phần xi măng Thăng Long I đầu tư 400 triệu đô la , xi măng Thăng long II đầu tư 350 triệu đô la đều ở Quảng Ninh; Công ty cổ phần xi măng Thăng Long An Phú (Bình Phước) đầu tư 250 triệu đô la; Công ty cổ phần giấy An Hòa (Tuyên Quang) đầu tư 200 triệu đô la; Công ty cổ phần nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh ) đầu tư 800 triệu đô la ; Công ty sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Việt Nam VAP (Hưng Yên ) đầu tư 90 triệu đô la, … Những con số làm người ta giật mình!

Rồi Công ty cổ phần đầu tư cảng Cái Lân; Trung tâm thương mại Cần Thơ; Khách sạn Hạ Long Dream; khách sạn Thái Bình Dream; Công ty đầu tư bất động sản An Bình ( TP HCM ); Khu đô thị Cái Dăm ( Quảng Ninh ); Khu đô thị sinh thái Hà Phong- Vĩnh Phúc; khu đô thị sinh thái và sân gôn Phú Mãn – Hà Tây (Giờ là HN ); Khu đô thị mới Nam Láng Hòa Lạc; công ty cổ phần thương mại SO FIA; Viện quản lý toàn cầu Việt Nam; Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC …

Tôi không muốn kể nữa vì sợ bạn đọc mệt, đọc nhiều dự án và số tiền đầu tư lớn thế mà không phải của mình, chính tôi cũng mệt. Giả sử tôi có nhiều tiền thế, đầu tư nhiều nơi thế chắc còn mệt hơn!

Tôi đoán, doanh nhân Vũ Văn Tiền cũng mệt lắm!

Trò chuyện với ông tại nhà, tôi mới biết ông đang nghỉ dưỡng bệnh . Ông vừa đi Mỹ về cũng vì cái bệnh gan này. Ông đi chữa ở Mỹ, đang gặp thầy, gặp thuốc. Ông nói, đã 7 năm nay rồi, cái gan của ông không được tốt lắm.

Tôi bảo, người Việt mình bị bệnh gan nhiều lắm, chẳng sao đâu, chỉ cần điều chỉnh ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện đều đặn là ổn.

Vũ Văn Tiền nói, bây giờ ông giành hầu hết thời gian để nghỉ ngơi, chiều nào ông cũng đi dạo một tiếng đồng hồ ở khu Lăng Bác, yên tĩnh, trong lành. Công việc của tập đoàn, ông tạm giao cho doanh nhân Vũ Văn Hậu em ruột ông.

Bất giác, tôi lại nhìn bức chân dung vợ ông treo ở trên tường. Một người vợ dịu dàng, xinh đẹp, biết yêu thương chồng, cũng là một phương thuốc kỳ diệu …

Theo Dương Kỳ Anh
Tamnhin.net
(còn tiếp