Thursday, October 28, 2010

28/10 Hillary Clinton khởi động chuyến thăm châu Á

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại cuộc họp của hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc hôm 26/10. Ảnh: AP.

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu chuyến thăm châu Á kéo dài hai tuần đến 7 nước, mở đầu là Việt Nam.

AFP cho hay chặng dừng chân đầu tiên của bà Hillary Clinton là đảo Hawaii. Tại đây bà sẽ thảo luận về an ninh khu vực với các tướng lĩnh cao cấp của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương và người đồng nhiệm Nhật Bản Seiji Maehara.

Tiếp đó, Clinton sẽ đến Việt Nam vào ngày mai và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào 30/10. Năm nay, lần đầu tiên ngoại trưởng Nga, Mỹ tham gia hội nghị này với tư cách khách mời đặc biệt.

Cùng ngày, Hillary Clinton được cho là sẽ có cuộc gặp ngắn với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại đảo Hải Nam. Cuộc gặp này đã được thêm vào phút cuối cùng so với kế hoạch ban đầu.

Theo tờ The State, Hải Nam là một biểu tượng mạnh mẽ của quân đội Trung Quốc, nơi được đặt rất nhiều thiết bị tình báo của quân đội Nhân dân giải phóng. Hòn đảo này cũng là nơi một máy bay do thám của Mỹ buộc phải hạ cánh vào năm 2001 sau khi va chạm với một máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Đội bay 24 người bị giam giữ 11 ngày cho đến khi chính quyền tổng thống George Bush xin lỗi.

Trong các chuyến thăm gần đây đến Việt Nam, cả Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đều khẳng định việc giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền đảo ở khu vực này là lợi ích quốc gia của Mỹ.

Từ Hải Nam, Clinton sẽ đến Siem Reap, Campuchia. Clinton sẽ thăm đền Angkor Wat hôm 31/10 và gặp vua Simahoni, Thủ tướng Hun Sen ở Phnom Penh vào hôm sau đó.

Các điểm đến tiếp theo trong chuyến thăm châu Á của ngoại trưởng Mỹ là Malaysia, Papua New Guinea, New Zealand and Australia.

Đây là chuyến công du châu Á thứ 6 của Hillary Clinton với tư cách ngoại trưởng Mỹ. Song song với chuyến công du châu Á của Clinton, Tổng thống Barack Obama cũng sẽ bắt đầu chuyến thăm đến khu vực vào đầu tháng tới. Tổng thống Obama sẽ đến Ấn Độ và Indonesia và tham dự hai hội nghị quốc tế ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hải Minh

Hải Minh

Theo dòng sự kiện:

Hội nghị cấp cao ASEAN 17 (27/10)
Hội nghị cấp cao - đỉnh cao trong năm chủ tịch ASEAN của Việt Nam (27/10)
Thủ tướng Nhật thăm chính thức Việt Nam (27/10)
Tổng thống Nga thăm Việt Nam (26/10)
Thủ tướng Trung Quốc dự hội nghị Đông Á tại Hà Nội (26/10)
Ấn Độ và chính sách 'hướng Đông' (26/10)

27/10 Miền Bắc rét 14 độ

Sáng 27/10, nhiệt độ tại một số khu vực ở miền Bắc xuống 14 độ. Đợt rét đầu mùa được dự báo kéo dài đến cuối tuần, sau đó thời tiết ấm dần lên.

>Hà Nội trong gió lạnh đầu mùa

Theo Đài khí tượng thủy văn đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ thấp nhất sáng 27/10 tại Sapa (Lào Cai) và Sìn Hồ (Lai Châu) đều xấp xỉ 14 độ, Cao Bằng, Lạng Sơn trên 17 độ, Sơn La 18 độ...

Nhiệt độ miền Bắc xuống thấp là do ảnh hưởng của không khí lạnh. Hình thái thời tiết này cũng đang khiến Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa nhỏ. Riêng phía Tây Bắc Bộ, do không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió nên có mưa và dông.


Người Hà Nội trong gió rét đầu mùa. Ảnh: Hoàng Hà.


Trong 2-3 ngày tới, không khí lạnh tiếp tục được tăng cường khiến nhiệt độ miền Bắc duy trì ở mức thấp. Tây Bắc Bộ 14-24 độ, vùng núi cao thấp nhất xuống 11-13 độ. Đông Bắc Bộ trong đó có Hà Nội 15-25 độ, đêm và sáng trời rét.

Đến cuối tuần, không khí lạnh suy yếu, trời ấm dần.

Trong khi đó, tại Trung và Nam Trung Bộ, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp, trời mưa to và dông, nhiệt độ 20-30 độ. Nam Bộ và Tây Nguyên ngày nắng 33 độ, chiều tối và đêm có mưa, nền nhiệt giảm còn 22 độ.

Hải Đông

28/10 Hai lãnh đạo tòa án Cà Mau bị kỷ luật

Bị kết luận thiếu dân chủ, trung thực, để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, Chánh án TAND tỉnh Cà Mau cùng Chánh Văn phòng đã bị kỷ luật.

Sáng 28/10, thông tin từ Đảng ủy Dân chính đảng tỉnh Cà Mau cho biết, đã triển khai quyết định kỷ luật khiển trách về mặt đảng đối với thẩm phán Châu Thanh Dũng - Phó Bí thư chi bộ đồng thời là Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau. Ông Trương Thành Ký - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau cũng vừa bị cảnh cáo Đảng đồng thời bị đề nghị xử lý kỷ luật bằng hình thức tương đương về mặt chính quyền.

Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau, trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, ông Ký chưa thực hiện tốt nguyên tắt tập trung dân chủ, tạo ra hoài nghi trong nội bộ, độc đoán, thiếu thành khẩn nhận trách nhiệm.

Đối với trách nhiệm là người đứng đầu cơ quan, ông Ký không báo cáo với tập thể ban cán sự đảng và không có biện pháp ngăn chặn sớm hành vi tham nhũng của thủ quỹ Huỳnh Thùy Trang. Trong vụ án kinh tế xảy ra tại Công ty Camimex (Cà Mau), khi cơ quan chức năng xác định có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm nhưng ông Ký không báo cáo với cấp trên cho thấy tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm không cao.

Về phần ông Dũng bị kỷ luật là do liên đới chịu trách nhiệm đối với hành vi tham nhũng của thủ quỹ Huỳnh Thùy Trang. Vị Chánh văn phòng này cũng bị xác định thiếu trung thực trong việc khai năm sinh trong lý lịch. Trong quá trình công tác, ông Dũng báo cáo tài chính chậm gây cản trở công tác quản lý tài chính của ngành tòa án địa phương.

Thiên Phước

28/10 'Lãnh đạo Hà Nội sẽ dám làm, dám chịu trách nhiệm hơn nữa'

"Cảm xúc bao trùm của tôi sau khi tái đắc cử là trách nhiệm hết sức nặng nề trước những đòi hỏi của thời kỳ mới", Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị trả lời báo chí, chiều 28/10.

> Ông Phạm Quang Nghị tái đắc cử Bí thư Hà Nội

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị và các Phó bí thư trả lời báo chí. Ảnh: Đoàn Loan.

Theo Bí thư Thành ủy, thời gian qua, có những nhiệm vụ tưởng không thể hoàn thành song Hà Nội đã thực hiện được. Trước đại lễ 2 tháng, rất ít người tin rằng Đại lộ Thăng Long kịp thông xe, cách đây 2 năm, rất ít người tin Bảo tàng Hà Nội sẽ hoàn thành dịp đại lễ. Thế nhưng, các công trình trên đã hoàn thành bằng sự nỗ lực cao của thành phố.

"Tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm hiện nay đã có thì trong tương lai tôi tin rằng sẽ có nhiều hơn nữa. Chúng ta tin rằng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thủ đô tiếp tục đạt những thành tựu mới", ông Phạm Quang Nghị bày tỏ.

Trao đổi với báo chí về tiêu chuẩn các Thành ủy viên, Phó bí thư Thành ủy Tưởng Phi Chiến cho biết, đề án nhân sự đã được chuẩn bị rất nghiêm túc, không giới thiệu, không bầu cán bộ có biểu hiện tham nhũng, nhiều nhà nhiều đất mà không giải trình được nguồn gốc.

"Các chi bộ cơ sở, cơ quan đơn vị xác nhận và đưa lên thì chúng tôi rất tin tưởng bản đánh giá đó công tâm và khách quan. Đại hội đã bầu 75 đồng chí tham gia Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XV thực sự là các đồng chí tiêu biểu, đảm bảo tiêu chuẩn", ông Tưởng Phi Chiến khẳng định.

Chiều 28/10, Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ XV đã bế mạc sau 3 ngày làm việc.

Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hà Nội lần thứ XV:

Hai khâu đột phá: 1/ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân; tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

2/Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường.

Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015: Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015: 12-13%/năm; GDP bình quân/người: 4.100-4.300 USD; Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011-2015 là 1.400-1.500 nghìn tỷ đồng (tăng trung bình 17,5-18,5%/năm)


Đoàn Loan

20/10 Gov’t eyes higher socio-economic norms in 2011

12:00 20/10/2010
VGP – The Vietnamese Government expects a higher economic growth rate and better social and environment indicators in 2011.



PM Nguyễn Tấn Dũng addresses the opening session of the 8th sitting of the 12th Legislature, Hà Nội, October 20, 2010 – Photo: VGP/Nhật BắcAt the opening session of the 8th sitting of the 12 Legislature this morning, PM Nguyễn Tấn Dũng presented the Government’s report on socio-economic situations in 2010 and tasks in 2011.
In 2010, to cope with unfortunate economic and financial changes in the world, the Government issued several resolutions and specific measures to stabilize macro-economy, keep inflation in control and maintain a fairly high economic growth rate.
So far, Việt Nam’s major economic indicators have been secured; social security and welfare guaranteed; socio-political stability, national defense and security maintained; the country’s international status heightened.
Six solutions for stronger socio-economic development in 2011
Mentioning socio-economic goals and tasks next year, the PM underlined the overall target stronger macro-economic stability and higher economic growth rate.
The Government put forth six major solutions, namely (i) securing macro-economic stability and major economic indicators; (ii) Further improving investment environment and efficiency, promoting production, business activities and economic restructuring; (iii) Safeguarding social security and welfare; (iv) Boosting scientific and technological applications and environment protection in order to better the quality of growth; (v) Sharpening the State management while promoting administrative reforms, anti-corruption and anti-prodigality; and (vi) Enhancing national defense and security, and diplomatic work.
The Government chief called for sectors, agencies and local authorities to promptly put into reality these solutions after the NA’s approval.
He also asked the legislative body, mass organizations and people throughout the country to join actions and efforts in realizing the goals in 2011, the first year to implement the five-year development plan 2011-2015.
2010
2011
Economic indicators
- GDP growth rate: 6.7%
- Per capita GDP: US $1,160
- Development investment capital: up 12.9% against 2009 and equivalent to 41% of GDP
- State budget disbursement: 70% (by late September)
- Newly-established enterprises: 85,000 people-run ones, with the registered capital of VND 500 trillion, up 125% against 2009
- State budget collection: 12.7% higher than the estimate and 17.6% higher than 2009
- Budget overspending: below 6% (estimate: 6.2%)
- Total means of payment: up 20%, credit balance: up 25%; bad debt: below 3%
- Total export turnover: up 19.1%, tripling the plan
- Total import turnover: up 16.5%
- Excess of imports over exports: US $13.5 billion, lower than 2009
- CPI increase: 8% (estimate: 7%)
- GDP growth rate: 7-7.5% against 2010
- Per capita GDP: US $1,300
- Total development investment capital: 40% of GDP
- State budget collection: VND 590.5 trillion
- State budget spending: VND 725.6 trillion
- Budget overspending: 5.5% of GDP
- Total export turnover: US $74.8 billion, up 10% against 2010
- Excess of imports over exports: below 20%
- CPI increase: 7%

Social indicators
- Job generation: 1.6 million new jobs
- Vocational training: over 1.7 million people, including 430,000 farmers
- Poor households: down by 1.85%.
- Communes of health care standards: 80%
- Internet-connected secondary schools: 100%
- Junior secondary education universalization: 100% provinces
- Newly-established science and technology enterprises: 300, doubling the 2009 figure
- Vietnamese scientists generate over 30 new crop varieties of high yield and quality
- New enrollment to universities: up 6.5%; high schools: up 10%; vocational schools: up 16.5%
- Birth rate reduction: 0.2‰
- Job generation: 1.6 million laborers, including 87,000 guest workers
- Poor household: down by 2%
- Malnutrition rate in under-5-year-old children: down to 17.3%
- Patient bed/10,000 people: 21
- Urban housing area per capita: 19 m2

Environmental indicators
- Rural population access to hygienic water: 83%
- Urban population access to clean water: 76%
- Forest coverage: 39.5%

- Rural population access to hygienic water: 86%
- Urban population access to clean water: 78%
- Treatment of medical solid waste: 82%
- Industrial parks and export processing zones with standard concentrated sewage treatment systems: 55%
- Collection of solid waste in urban areas: 83%
- Forest coverage: 40%

By Hà Ninh

21/10 PM hails gender equality cooperation between VN and RoK

19:20 21/10/2010

VGP - PM Nguyễn Tấn Dũng hailed the cooperation agreement and a Memorandum of Understanding signed on Thursday between the Republic of Korea’s Ministry of Gender Equality and Family and the Vietnamese Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (MoLISA) and the Việt Nam Women’s Union.

PM Nguyễn Tấn Dũng (R) welcomes the Republic of Korea’s Minister of Gender Equality and Family Paik Hee-young (L), Hà Nội, October 21, 2010 – Photo: VGP/Nhật BắcMeeting with the RoK’s Minister of Gender Equality and Family Paik Hee-young on October 21, PM Dũng expressed his hope that the Korean Government would continue to provide more effective assistance to Vietnamese brides living there.

Việt Nam is reviewing and amending legal regulations on marriage to avoid possible women abuse and smuggling, said the Government chief.

Now, 90,000 Vietnamese people are living and working in the RoK, including 35,000 women who get marriage with Koreans.

Applauding results of Ms. Paik Hee-young’s talks with the MoLISA’s leaders, PM Dũng stressed that the Vietnamese Government always backs the relations between the RoK Ministry of Gender Equality and Family and Việt Nam’s MoLISA and Women’s Union.

The RoK’s Government always sees Việt Nam its important partner, stated Minister Paik Hee Young, saying that her Government would continue to impose financial, health, and marriage checks on Koreans who want to get marriage with foreign women.

Minister Paik Hee Young is now on her working visit to Việt Nam. Earlier, she had talks with Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs Nguyễn Thij Kim Ngân.

By Hải Minh

26/10 Mở rộng đối tượng đào tạo cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ

1:46 PM, 26/10/2010

(Chinhphu.vn) - Đối tượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) sẽ không chỉ là các cán bộ đang giữ chức vụ Chủ tịch HLHPN xã và cán bộ quy hoạch chức vụ này ở cấp xã mà còn được mở rộng đến đối tượng là cán bộ quy hoạch chức danh Chủ tịch HLHPN cơ sở (hoặc cấp huyện).

Cán bộ HLHPN đang tư vấn cho chị em về hôn nhân Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1959/QĐ-TTg điều chỉnh nội dung Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt HLHPN cấp quận, huyện và xã, phường, thị trấn” giai đoạn 2008 – 2012 đã được phê duyệt theo Quyết định 664/QĐ-TTg ngày 2/6/2008.

Theo đó, ngoài 3 đối tượng trong diện được đào tạo, bồi dưỡng hiện nay là: Chủ tịch HLHPN cấp xã dưới 45 tuổi có trình độ trung học cơ sở trở lên, chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HLHPN cấp huyện (đã có bằng cử nhân) chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ; Chủ tịch HLHPN xã và cán bộ trong quy hoạch chức danh Chủ tịch HLHPN cấp xã chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ, Đề án còn mở rộng thêm đối tượng đào tạo đến cán bộ quy hoạch chức danh Chủ tịch HLHPN cơ sở (hoặc cấp huyện).

Ngoài ra, theo quyết định của Thủ tướng điều chỉnh Đề án này, cũng sẽ mở rộng địa bàn nhận hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách Trung ương đối với 8 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hóa, Bến Tre, Hậu Giang, Bạc Liêu và Trà Vinh.

Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt HLHPN cấp quận, huyện và xã, phường, thị trấn thực hiện trong giai đoạn từ năm 2008 - 2012 do HLHPN Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.


Tuấn Khang

27/10 Dự thảo Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em

5:50 PM, 27/10/2010

(Chinhphu.vn) –Thực hiện Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 1/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã dự thảo Chương trình hành động quốc gia (CTHĐQG) vì trẻ em giai đoạn 2011-2020.

Mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhấtTheo dự thảo này, Chương trình được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc, có sự ưu tiên nguồn lực cho 12 địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhất, thu ngân sách không đủ chi là Trà Vinh, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Quảng Nam, Đăk Nông, Kon Tum, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lai Châu, Điện Biên và Lào Cai.

Chương trình hướng đến đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi và có mở rộng đến nhóm trẻ em dưới 18 tuổi có hoàn cảnh đặc biệt. Chương trình dự kiến được thực hiện với tổng kinh phí 1.250 tỷ đồng.
Mục tiêu của Chương trình là tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em và thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của trẻ em. Bảo đảm cho mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (BVCSGD) một cách tốt nhất;...

6 hoạt động chủ yếu

Dự thảo Chương trình hành động quốc gia (CTHĐQG) vì trẻ em giai đoạn 2011-2020 bao gồm 6 hoạt động chủ yếu.

Thứ nhất, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông vận động chính sách, vận động xã hội và chuyển đổi hành vi thực hiện quyền trẻ em và các mục tiêu vì trẻ em.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống phát lý có liên quan đến việc thực hiện Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, nhất là Luật Bảo BVCSGD trẻ em.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chính sách phúc lợi xã hội dành cho trẻ em, nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo, trẻ em sống trong các gia đình thu nhập thấp và trẻ em dân tộc thiểu số cư trú ở các địa bàn khó khăn.

Thứ tư, xây dựng và thực hiện các chương trình BVCSGD trẻ em.

Thứ năm, xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn thương ở các vùng miền.

Thứ sáu, tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành mà nhiệm vụ của họ có liên quan đến BVCSGD trẻ em, thực hiện các quyền của trẻ em.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, hiện tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em nước ta vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng, cụ thể năm 2001 là có khoảng 1,4 triệu em chiếm 5,5% tổng số trẻ em, năm 2010 tăng lên 1,54 triệu chiếm tỷ lệ trên 6%.

Hàng năm có từ 1.000 đến 1.400 em bị xâm hại tình dục, 2.000 đến 3.900 em bị bạo lực, 12.000 đến 18.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trong đó có khoảng 15% phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Theo kết quả nghiên cứu về nghèo trẻ em giữa Unicef và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2007 - 2008, Việt Nam có tới 28% trẻ em sống trong tình trạng nghèo vào năm 2007 dựa theo cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em bao gồm: nghèo về dinh dưỡng; nghèo về chăm sóc sức khỏe; nghèo về giáo dục; nghèo về nhà ở; nghèo về nước sạch; nghèo về vệ sinh môi trường; nghèo về vui chơi, giải trí và nghèo về bảo trợ xã hội.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình và góp ý.

Cổng TTĐT Chính phủ

27/10 Quốc hội góp ý lần đầu dự thảo Luật phòng, chống mua bán người

4:52 PM, 27/10/2010

(Chinhphu.vn) - Các vấn đề được đại biểu tập trung cho ý kiến là tên gọi của dự thảo luật, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, các hành vi bị cấm và các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng.

Một phiên họp tổ của Quốc hội.


Hôm nay 27/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về Luật phòng, chống mua bán người, được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.

Làm rõ khái niệm “mua bán” và “buôn bán”

Đa số các đại biểu tán thành sự cần thiết ban hành Luật phòng, chống mua bán người, nhằm phòng ngừa và nghiêm trị các hành vi liên quan đến loại tội phạm này đang có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt, tình trạng mua bán trẻ sơ sinh xảy ra nhiều ở một số địa phương.

Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, sơ hở, việc phát hiện tội phạm hầu như mới chỉ dựa vào sự tố giác của nạn nhân hoặc gia đình bị hại…

Các đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), Dương Ngọc Ngưu (Thanh Hóa) đề nghị dự thảo Luật phải làm rõ khái niệm “mua bán” và “buôn bán” người, bởi đây là những khái niệm khác nhau, hiểu theo nghĩa khác nhau khi áp dụng thực tiễn.

ĐB Lê Thị Nga cho rằng, đã là “buôn bán” thì phải có “trao đi đổi lại”, có trả tiền nên dự thảo Luật cần quy định rạch ròi. Trong quy định của dự thảo Luật, chưa có sự phân biệt giữa hành vi mua bán người với việc chuyển giao, tiếp nhận người trong các trường hợp cho nhận con nuôi, môi giới kết hôn, môi giới lao động hợp pháp.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Thái Nguyên Đỗ Mạnh Hùng cho rằng, đa số các thuật ngữ quốc tế dùng từ buôn bán người vì tội phạm liên quan đến con người là đặc biệt, phải dùng từ buôn bán người mới lột tả hết được ý nghĩa. Theo ý kiến của đại biểu, nên lấy tên gọi là Luật phòng, chống buôn bán người.

Cần xử lý cả người không giúp đỡ nạn nhân

Về các hành vi bị cấm, Khoản 10, Điều 7, dự thảo Luật quy định xử lý nghiêm khắc với hành vi “Dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không đúng pháp luật đối với hành vi mua bán người, hành vi liên quan đến mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người”.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hoà (ĐB Bắc Ninh) trăn trở, trong thực tế, những hành vi vô cảm đối với nạn nhân của việc mua bán người là những hành vi đáng sợ và cần lên án nhất. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa đề ra hình thức cấm từ chối giúp đỡ các nạn nhân hoặc những người bị mua bán.

“Chúng ta cần quy định nghiêm cấm các hành vi này”, đại biểu đề nghị.

Tán thành quan điểm trên, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh Huỳnh Thành Lập nhấn mạnh, cần nói rõ cố tình không tố giác tội phạm, từ chối hoặc chậm trễ giúp đỡ nạn nhân, xử lý thông tin. Nếu cơ quan chức năng hoặc người có thẩm quyền nhận được tin báo liên quan đến mua bán người mà từ chối, chậm trễ giúp đỡ nạn nhân cũng là hành vi bị nghiêm cấm.

Về các hình thức hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, các đại biểu cho rằng, đây là điều kiện hết sức cần thiết để nạn nhân sớm hòa nhập cộng đồng, tránh việc họ tiếp tục trở thành nạn nhân, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người ở nước ta và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Theo đó, các hình thức hỗ trợ nạn nhân bị mua bán được dự thảo Luật quy định như hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; hỗ trợ y tế; tâm lý; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ học văn hóa, học nghề; trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn; đồng thời, xác định từng loại đối tượng được hưởng các chế độ hỗ trợ tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và nhu cầu cần được hỗ trợ của nạn nhân.

Lê Sơn