Friday, September 16, 2011

16/09 Thứ trưởng Bộ Y tế khai gian học vị tiến sĩ



Trong các bản khai, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang cam đoan đạt học vị tiến sĩ tại đại học Uppsala (Thụy Điển) nhưng cơ quan chức năng xác định ông chưa đạt học vị này. Một lãnh đạo Ban Tổ chức trung ương cho biết, nếu đúng vi phạm trên, vị thứ trưởng sẽ bị kỷ luật nặng.
Thứ trưởng Bộ Y tế bị kỷ luật

Thứ trưởng Cao Minh Quang. Ảnh: Minh Thùy.
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang. Ảnh: Minh Thùy.
Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83) thuộc Tổng cục An ninh II vừa có văn bản trả lời đơn tố cáo của ông Ngô Minh Nho (đảng viên, cựu chiến binh ở TP HCM) liên quan đến học vị tiến sĩ của Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang.
A83 xác định, trường đại học Uppsala Thụy Điển đã cấp chứng chỉ về nghiên cứu Khoa học Dược phẩm tự nhiên cho ông Cao Minh Quang, chứ không phải văn bằng.
Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, hệ thống văn bằng quốc tế rất phức tạp và tùy thuộc vào từng nước. Cục khảo thí đã xem lại hệ thống văn bằng, liên hệ với trường ĐH Uppsala (Thụy Điển) để biết được thông tin chính xác.
Theo đó, ĐH Uppsala xác nhận: "Ông Cao Minh Quang, sinh ngày 6/6/1953, đạt chứng chỉ "Licentiatexamen" về nghiên cứu khoa học dược phẩm tự nhiên vào ngày 26/10/1994. Đây là chứng chỉ chứ không phải văn bằng. Theo quy định của trường Uppsala chứng chỉ nói trên cần phải đạt được để tham dự khóa học tiến sĩ".
Về thông tin chứng chỉ của ông Quang được một nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục trước khi về hưu xác nhận tương đương với học vị tiến sĩ, lãnh đạo Cục khảo thí cho rằng điều này khó có thể xảy ra bởi từ năm 2007, mọi thứ liên quan đến văn bằng, chứng chỉ đều giao cho Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục phụ trách.
"Trước khi thứ trưởng muốn xác nhận điều gì về văn bằng thì hồ sơ phải được chuyển qua cho Cục khảo thí nghiên cứu, xem xét, sau đó mới trình thứ trưởng ký. Vậy nên không thể có chuyện thứ trưởng xác nhận cho ông Quang mà Cục không biết", vị lãnh đạo Cục khảo thí cho hay.
Theo một lãnh đạo Ban tổ chức trung ương Đảng, nếu đúng ông Quang khai man lý lịch, Ban bí thư trung ương sẽ xem xét kỷ luật. "Ông Quang từng bị kỷ luật ở mức cảnh cáo, do đó nếu xác định vi phạm khai man lý lịch, ông này chắc chắn sẽ nhận mức kỷ luật cao hơn", vị lãnh đạo trên cho biết.
Ông Cao Minh Quang 58 tuổi, từng là Cục trưởng Cục Quản lý Dược, trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Y tế. Trong các bản khai lý lịch, danh thiếp, ông Quang đều ghi học vị tiến sĩ.
Liên quan đến một số sai phạm trong công tác lãnh đạo, quản lý ngành, cuối năm 2009, Thứ trưởng Cao Minh Quang từng bị Ủy ban Kiểm tra trung ương ra thông báo kỷ luật cảnh cáo.
Nguyễn Hưng - Hoàng Thùy

16/09 Kiến nghị hạn chế nhà thầu Trung Quốc vào các dự án điện


picture
Một trong những nguyên nhân khiến các dự án điện chậm tiến độ là do năng lực nhà thầu - Ảnh: Reuters.
▪  BẢO ANH
15:05 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có bản kiến nghị gửi lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng, trong đó có nội dung là nên hạn chế các nhà thầu đến từ Trung Quốc.
 
Trong kiến nghị gửi lên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới đây, VEA cho hay, trước đó một hội nghị do cơ quan này tổ chức với sự tham dự của các chủ đầu tư, các nhà thầu, các tổ chức tín dụng, các chuyên gia kinh tế, năng lượng... đã đi sâu phân tích nguyên nhân gây nên sự chậm trễ các dự án điện trong Quy hoạch điện 6 cũng như đề xuất các giải pháp thực hiện Quy hoạch điện 7 và các dự án khai thác, chế biến than, dầu khí...

Theo VEA, bằng các nghị quyết, quyết sách của mình, Đảng và Nhà nước đã khẳng định “năng lượng phải luôn được phát triển trước một bước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia”.

Do đó, ngoài việc thu xếp nguồn vốn, vấn đề đảm bảo tiến độ thực hiện dự án phải được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Việc đưa vào vận hành thương mại các dự án năng lượng đúng tiến độ sẽ góp phần tác động tích cực đến phát triển nền kinh tế của đất nước, đồng thời nói lên việc thực hiện nghiêm túc các quy hoạch và chiến lược đã đề ra được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện 6 đều bị chậm tiến độ như các nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ, Pleikrông, Bản Vẽ…; nhà máy điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2; các nhà máy nhiệt điện: Uông Bí (mở rộng 1), Hải Phòng 1, Quảng Ninh 1, Vũng Áng 1, Sơn Động, Mạo Khê, Nông Sơn, Ô Môn 1…; trong đó các nguồn điện phải điều chỉnh tiến độ chậm lại 1-2 năm là phổ biến, thậm chí đến 3 năm trở lên như các nhà máy nhiệt điện: Uông Bí (mở rộng 1), Mạo Khê, Nông Sơn, Vũng Áng 1, Ô Môn 1…

Đặc biệt các dự án do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận như: Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Cẩm Phả 1, Cẩm Phả 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Mạo Khê, Thái Nguyên, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 và nhà đầu tư tư nhân như Kiên Lương… đều bị chậm, có những dự án đến nay chưa triển khai, chậm tiến độ từ 2 - 3 năm.

Kết quả đánh giá của cơ quan chức năng cho thấy, lý do chủ yếu khiến các dự án trên chậm tiến độ là do năng lực nhà thầu yếu, thiếu kinh nghiệm và không thu xếp được tài chính.

Ở nhiều dự án, nhà thầu hứa cung cấp đủ vốn cho dự án, nhưng thực chất là thiếu công nghệ, thiết bị không đồng bộ, thậm chí một số dự án, chất lượng thiết bị của Trung Quốc không bằng thiết bị của các nước phát triển, do đó dẫn đến việc triển khai các dự án vừa chậm trong xây dựng và cả chậm trong quá trình hoàn chỉnh để đưa dự án vào vận hành.

Ngoài ra, theo VEA, tại các dự án do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận, họ đều đưa toàn bộ công nhân nước này sang làm, không thuê kỹ sư, công nhân của Việt Nam, do đó không tận dụng được lao động nội lực, tạo công ăn việc làm cho các địa phương có dự án.

Cũng theo VEA, ngoài những khó khăn trong việc huy động vốn, còn có nguyên nhân khiến các dự án nhiệt điện chậm tiến độ là do hiện Việt Nam chưa ban hành tiêu chuẩn thiết kế nên phải áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, chủ yếu là tiêu chuẩn Trung Quốc. Điều này đã gây nên nhiều khó khăn, kéo dài thời gian do phải dịch thuật, thẩm định, trình duyệt. Chưa nói tiêu chuẩn của Trung Quốc không phải là tiêu chuẩn tiên tiến.

Trong một số trường hợp, các văn bản pháp lý của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực đầu tư không đồng bộ, thậm chí trái ngược nhau đã dẫn đến các chủ đầu tư phải mất nhiều thời gian làm lại các thủ tục, hoặc phải chờ xin ý kiến hướng dẫn.

Trước thực tế đó, VEA kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xem xét việc đơn giản hoá một số thủ tục đầu tư, nhằm tăng tính tự chủ cho các chủ đầu tư. Đồng thời cho phép thực hiện song song nhiều công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư để giảm bớt thời gian chờ đợi giữa các thủ tục như: lập thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ mời thầu, kể cả đàm phán hợp đồng EPC (nếu áp dụng hình thức chỉ định thầu) đối với các dự án điện.

Chính phủ cũng cần có những cơ chế đặc thù cho các ngân hàng thương mại trong nước khi tham gia thu xếp vốn cho dự án như bảo lãnh các khoản vay trong và ngoài nước, được sử dụng trước nguồn vốn đầu tư của các ngân hàng trong nước…

Đặc biệt, theo VEA, Chính phủ cần động viên, khuyến khích các nhà thầu, các nhà đầu tư trong nước kể cả tư nhân có vốn, đủ điều kiện liên danh, liên kết với nước ngoài (các nước G7, châu Âu) để đầu tư phát triển mạnh các nguồn nhiệt điện chạy than.

Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng các hình thức BOT, BOO, IPP, nếu xét thấy họ có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài chính nên lựa chọn các nhà đầu tư các nước phát triển.

Cùng với đó, các cơ quan quản lý nên thực hiện quy chế đấu thầu, lấy các yêu cầu về năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực tài chính mạnh, chất lượng thiết bị tốt chứ không phải lựa chọn nhà thầu bằng cách đấu giá như trong thời gian qua, đồng thời, nên hạn chế các nhà thầu Trung Quốc.
 
Thảo luận (4 ý kiến)
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
 
Thanhthinh 10:06 (GMT+7) - Thứ Hai, 19/9/2011
Sử dụng nhân công Trung Quốc với lượng lớn sẽ là một thách thức với các nhà quản lý và ANTT. Vô cùng phức tạp.
Ngan - VHN 09:29 (GMT+7) - Thứ Hai, 19/9/2011
Tuyệt vời!

Rất mong ý kiến đồng thuận và triển khai kịp thời của lãnh đạo.
Bùi Bỉnh Luân 16:42 (GMT+7) - Chủ Nhật, 18/9/2011
Cám ơn kiến nghị của EVA. Một kiến nghị nghiêm túc, thẳng thắn, hợp lòng người và thực sự vì đất nước.

Như vậy, rõ ràng thời gian qua chúng ta (các cơ quan chức năng) đã tự làm khó, làm hại cho mình.

Tuy nhiên, để việc đầu tư xây dựng các nhà máy điện đạt kết qủa tốt trong thời gian tới cần:

- Đánh giá cụ thể những thiệt hại do các công trình bị chậm tiến độ, chất lượng đấu thầu, chất lượng thiết bị không tốt, chậm ban hành tiêu chuẩn thiết kế, ưu ái nhà thầu TQ…

- Kiểm tra làm rõ những cơ quan nào, cá nhân nào có thiếu sót để rút kinh nghiệm hoặc có biện pháp xử lý thích đáng, nghiêm túc, lập lại kỷ cương trong việc lựa chọn nhà thầu, đấu thầu, duy trì tiến độ các dự án…

- Thống nhất quan điểm đa phương, đa dạng hóa các nhà thầu ở các quốc gia để tránh bị lệ thuộc, bắt chẹt khi công trình đi vào khai thác sau này.

Phải lập lại kỷ cương, đề cao trách nhiệm mới mong những kiến nghị của EVA trở thành hiện thực nếu được chấp thuận.
Dương Đức Anh 18:39 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
"Đặc biệt, theo VEA, Chính phủ cần động viên, khuyến khích các nhà thầu, các nhà đầu tư trong nước kể ....để đầu tư phát triển mạnh các nguồn nhiệt điện chạy than".

Thật không thể hiểu được tại sao VEA lại định đi theo con đường nhiệt điện chạy than? Bây giờ có bao nhiêu nguồn nguyên, nhiên liệu có thể sử dụng để cấp điện rẻ hơn, tiên tiến hơn, không gây ô nhiễm môi trường mà lại đi dùng công nghệ "cũ như động cơ hơi nước" này.

Theo tôi nên đẩy mạnh đầu tư vào các loại năng lượng gió, năng lượng mặt trời (đặc biệt nên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư năng lượng mặt trời như khu vực các khu công nghiệp ở Ninh Bình).

Dù phải chấp nhận các khó khăn như công nghệ, vốn... nhưng nhà nước neen có quỹ hỗ trợ vì dù gì với kiểu xây dựng đầu tư như này thì thà mất 1 chút mà có lợi lâu dài vẫn hơn.

16/09 Chính thức xử lý ngân hàng vượt trần lãi suất


▪  THÙY DUYÊN
16/09/2011 05:47 (GMT+7)
 
Đây là lần đầu tiên vi phạm trần lãi suất bị xử lý kể từ khi cơ chế trần được áp dụng vào tháng 3/2011.
Ngân hàng Nhà nước chính thức xử lý hai ngân hàng thương mại do đã vi phạm quy định về trần lãi suất huy động VND.

Ngày 14/9, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tây Ninh đã có Quyết định số 119/QĐ-TNI về việc xử lý vi phạm huy động vốn vượt trần lãi suất 14%/năm tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank) chi nhánh Tây Ninh.

Theo đó, quyết định miễn nhiệm chức danh Giám đốc đối với ông Nguyễn Thái Hậu, Giám đốc DongA Bank Tây Ninh.

Ngày 15/9, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng cũng đã có văn bản số 7235/NHNN-TTGSNH yêu cầu DongA Bank kiểm điểm nghiêm túc trong việc chỉ đạo điều hành trong toàn hệ thống về việc chưa chấp hành nghiêm quy định về mức lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam theo Thông tư 02/2011/TT-NHNN và Chỉ thị số 02/CT- NHNN, để xảy ra trường hợp huy động tiền gửi tiết kiệm VND vượt trần lãi suất 14%/năm tại chi nhánh trên.

Chánh Thanh tra yêu cầu ngân hàng này có quyết định xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với tập thể và cá nhân liên quan tại chi nhánh Tây Ninh vì đã có hành vi vi phạm Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, DongA Bank không bố trí chức vụ quản lý, điều hành đối với ông Nguyễn Thái Hậu, nguyên Giám đốc DongA Bank chi nhánh Tây Ninh tại chính DongA Bank trong thời hạn 3 năm; xử lý đối với bà Lâm Thị Minh Ánh, nguyên Trưởng phòng kế toán DongA Bank chi nhánh Tây Ninh bằng hình thức buộc thôi việc.

Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày 14/9/2011, DongA Bank không được mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong phạm vi toàn quốc.

Ngoài ra ngân hàng này phải có văn bản cam kết thực hiện nghiêm túc Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 và Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ đối với hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, đảm bảo chấp hành nghiêm túc các quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các đồng thuận đã cam kết với Hiệp hội Ngân hàng.

Thời hạn DongA Bank hoàn thành thực hiện các kiến nghị, chấn chỉnh sau kiểm tra, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trước ngày 30/9/2011.

Liên quan đến hiện tượng vượt trần lãi suất huy động, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) báo cáo, tại Agribank chi nhánh Ba Đình, tỉnh Thanh Hóa, ngày 9/9/2011, bà Nguyễn Thị Thủy gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng, số tiền 1 tỷ đồng với lãi suất 14%/năm, chi nhánh này không chi thêm cho khách hàng này bất kỳ khoản chi nào, nhưng bà Bùi Thị Sáu là cán bộ tín dụng đã tự ý dùng tiền cá nhân tặng quà cho khách hàng với số tiền mặt 1 triệu VND, vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Agribank.

Agribank đã chủ động quyết định kỷ luật cán bộ có liên quan, cảnh cáo, chuyển công tác khác, hưởng bậc lương thấp hơn đối với bà Bùi Thị Sáu; cảnh cáo, chuyển công tác khác, hưởng bậc lương thấp hơn đối với bà Nguyễn Thị Huyền, cán bộ kế toán Agribank Ba Đình; khiển trách đối với ông Giám đốc Agribank Ba Đình và Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hóa.

Còn tại Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng chi nhánh Agribank Sài Gòn, ngày 9/9/2011 đã xảy ra trường hợp cam kết chi thêm ngoài mức lãi suất tiền gửi bằng VND theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Agribank đã quyết định kỷ luật các cán bộ, nhân viên có liên quan: cách chức Phó giám đốc Phòng giao dịch đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Lan; cảnh cáo Giám đốc Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng; khiển trách đối với ông Võ Việt Hùng, Giám đốc Agribank chi nhánh Sài Gòn.

Như vậy, đến thời điểm này, hai trong số 7 tổ chức tín dụng có “dấu hiệu” vi phạm quy định trần lãi suất được công bố trước đó đã chính thức có kết luận là vi phạm và bị xử lý. Trước đó, một số trường hợp khác như Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank), Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng đã được kết luận là không vi phạm quy định.
 
Thảo luận (17 ý kiến)
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
 
Chu Văn Sếp 15:02 (GMT+7) - Thứ Bảy, 17/9/2011
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng. Vì vậy thông tư và Chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước phải được các Ngân hàng thương mại tuân thủ, vi phạm phải bị xử lý là đương nhiên. Việc xử lý như trên cũng là việc Ngân hàng Nhà nước phải làm.

Tôi rất ngạc nhiên khi mọi người lại vỗ tay tán thưởng một công việc đương nhiên phải làm trong phạm vi trách nhiệm của một cơ quan Nhà nước. Không lẽ họ lại có lựa chọn khác à?
Dương Đức Anh 18:29 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Hoan hô Thống đốc đã làm quyết liệt trong vấn đề này để chấn chỉnh kỷ cương, lấy lại lòng tin của khối doanh nghiệp nói riêng và nhân dân nói chung với các chính sách của NHNN.
Đình Bảo 18:11 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Tôi thấy chả có gì đáng mừng cả. Nó chỉ chứng tỏ một điều duy nhất: NHNN đang thiếu một công cu thị trường hữu hiệu để hạ lãi suất nên đành thay thế bằng các biện pháp hành chính của thời bao cấp.
TP 16:57 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Đây có hẳn là một dấu hiệu tốt hay không phải còn chờ xem.

Cũng giống như trước đây, cũng từng có lần thực hiện biện pháp mạnh nhưng rồi cũng thôi. Liệu đây là một hành động mang tính liên tục hay chỉ xoa dịu dư luận.

Hy vọng đây sẽ là dấu hiệu tốt.
Q.Tiến 16:54 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Tôi thấy chẳng có gì là hay cả. Quản lý bằng biện pháp hành chính là bước đi thụt lùi. Trước mắt thì thấy tốt đẹp nhưng hậu quả sẽ khôn lường!
Ngô Văn Tuấn 14:32 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Theo tôi thì nên áp trần lãi suất cho vay thì tốt hơn hết, không cần tốt nhiều nhân lực để kiểm soát, kiểm tra.

Nếu anh áp trần cho vay 20%/năm, lãi suất huy động 14%/năm thì các ngân hàng được hưởng chêch lệch 6%, 15% thì được hưởng 5%, 16% thì được hưởng 14%...

Tất cả ngân hàng đều cạnh tranh với nhau, nếu anh huy động lãi suất cao thì anh hưởng lãi suất chêch lệch thấp, tuỳ theo các ngân hàng lượng sức khoẻ của mình mà đưa ra lãi suất huy động theo sức khỏe hiện tại tính thanh khoản của mình.
Minh Thanh 13:46 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Hãy thẳng thắn, mục tiêu giảm lãi suất ngân hàng cho lĩnh vực sản xuất-kinh doanh là đúng, quyết tâm làm việc của Thống đốc là đáng ghi nhận nhưng giải pháp thực hiện thì chưa ổn.

Xin nhớ lại, trong chính sách tiền tệ chúng ta đã từng “nút” “đầu vào” lãi xuất, đã từng “thắt” đầu ra, đã từng bao lần “đồng thuận” lãi xuất, bao lần ép tỷ giá ngoại tệ, nhưng kết quả rất nghèo nàn, bởi vì thực chất cách thức điều hành của chúng ta nặng về mệnh lệnh hành chính.

Như cách làm hiện nay chúng ta sẽ phải đặt cảnh sát theo dõi lãi xuất tại mỗi chi nhánh ngân hàng, chúng ta sẽ biến hoạt động kinh doanh ngân hàng bình thường thành nơi điều tra-xét hỏi-theo dõi –tố giác...

Nên nhớ không thể giải quyết những khó khăn kinh tế thị trường bằng giải pháp hành chính. Tôi còn nhớ thời “bao cấp”… đói lắm, chúng ta đã từng ngăn sông, cấm chợ, cấm vận chuyển lương thực giữa các vùng nhưng không thu được kết quả tích cực, mà ngược lại nảy sinh thêm nhiều tiêu cực trong xã hội như nạn buôn lậu, nạn mãi lộ, phe tem phiếu...

Nạn thiếu đói của VN cuối cùng chỉ giải quyết được qua việc giải phóng tư duy, xóa bỏ HTX, trả ruộng đất cho nông dân.

Bài học đó bây giờ cần thiết để nhắc nhở đừng nhắc lại sai lầm quá khứ. Mọi cấm đoán “trần”, “sàn” lãi suất , mọi “đồng thuân” lãi suất đều không có tác dụng mà còn có thể tạo nên những rắc rối.
Nguyenkim 13:22 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Những tín hiệu đáng mừng từ phía Ngân hàng Nhà nước trong thời gian vừa qua thật sự rất đáng hoan nghênh, Thống đốc Bình đang giữ lời hứa, đang làm mạnh tay.

Tuy nhiên con đường tiếp theo sẽ không hề dễ dàng, hy vọng tân Thống đốc và NHNN sẽ nỗ lực đến cùng. Chúng ta mong chờ một thị trường tài chính ổn định hơn trong tương lai gần!
Vinh 12:35 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Mục tiêu hạ lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất là một định hướng đúng, vì doanh nghiệp không thể hoạt động hiệu quả với chi phí vay cao như hiện nay.

Tuy nhiên việc hạ lãi suất huy động liệu có làm giảm lãi suất cho vay hay không?

Hạ lãi suất huy động sẽ dẫn tới việc người dân rút một phần tiền để đầu tư vào các kênh đầu tư khác, chủ yếu sẽ bao gồm vàng và ngoại tệ, chứng khoán, bất động sản.

1. Vàng và ngoại tệ: Nhiều người sẽ đầu tư vào đây do không tin tưởng ở đồng nội tệ và tính thanh khoản cao của vàng và ngoại tệ, trong trường hợp này quốc gia sẽ mất ngoại tệ để nhập vàng, việc này sẽ gây sức ép lên tỷ giá, do đó sẽ tiếp tục gây sức ép lên giá nguyên vật liệu, máy móc đầu vào và gây tác động bất lợi cho nền kinh tế.

2. Chứng khoán: Đây là một kênh đầu tư hấp dẫn tại thời điểm này do tính thanh khoản cao của chứng khoán. Việc đầu tư vào chứng khoán sẽ giúp giá chứng khoán đi lên.

Về bản chất tiền đầu tư vào chứng khoán được trực tiếp đưa vào sản xuất khi doanh nghiệp mở rộng và kêu gọi vốn, tuy nhiên tại giai đoạn cầm cự này thì việc mở rộng sản xuất sẽ ít doanh nghiệp thực hiện, do vậy phần tiền mà người dân đầu tư vào chứng khoán sẽ phần lớn nằm tại ngân hàng, điều này sẽ giúp lãi suất cho vay giảm.

3. Bất động sản: Đây là kênh đầu tư đòi hỏi vốn lớn và dài hạn, tại thời điểm này NHNN vẫn tiếp tục hạn chế cho vay bất động sản, do đó khả năng đầu tư vào đây không nhiều.

Như vậy để vốn đến được với doanh nghiệp sản xuất cần hạn chế tiền đầu tư vào vàng và ngoại tệ, khuyến khích đầu tư vào chứng khoán hoặc có cơ chế han chế bớt vốn bị nằm trong vàng và ngoại tệ để đưa vào sản xuất.

Ý tưởng NHNN giữ hộ vàng cho người dân là một ý tưởng hay, giả thiết người dân Việt Nam nắm giữ 500 tấn vàng, nếu NHNN giữ được 1/2 số vàng này (Tương đương với 250 tấn) và xuất ra nước ngoài 200 tấn, chỉ giữ lại 50 tấn dự phòng để hoàn trả lại cho người dân khi có nhu cầu, như vậy số vốn của 200 tấn vàng này thực chất đã được gián tiếp đầu tư ngược trở lại sản xuất thông qua hệ thống ngân hàng.

Như vậy nếu như trong một vài tháng tới lãi suất vay không hạ nhiệt, tỷ giá có biến động mạnh, NHNN cần có hành động giữ vàng cho người dân, việc chuẩn bị cần thực hiện ngay từ bây giờ.
Pham Nam 11:43 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Động thái trên của NHNN mặc dù hơn muộn nhưng dẫu sao cũng là một chủ trương đúng nhằm thiết lập lại trật tự hoạt động của các ngân hàng, lấy lại niềm tin của khách hàng rất đáng hoan nghênh.
Alibaba 11:25 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Rất đồng tình ý kiến trên.
Quoc Dat 10:56 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Rất ủng hộ quan điểm và biện pháp xử lý cụ thể của NHNN, của Thống đốc NHNN mới nhận chức để lập lại trật tự,kỷ cương trong điều hành hoạt động của thị trường tiền tệ.

Tuy nhiên Thống đốc cần phải duy trì liên tục, thường xuyên các biện pháp giám sát và xử lý thì các NHTM mới biết sợ và không dám vi phạm.
Mr Chuyen 10:21 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Cảm ơn thống đốc Nguyễn Văn Bình, thực hiện chặt chẽ chính sách của Ngân hàng Nhà nước sẽ đem lại kết quả đúng với định hướng đề ra. Như vậy những công dân như chúng tôi mới có thể an lòng và có kế hoạch cá nhân theo những chủ trương mà Ngân hàng Nhà nước đề ra, tránh tình trạng nói 1 đằng làm 1 nẻo.
Long hn 10:15 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Rất đáng hoan nghênh, đây là tín hiệu tốt cho thị trường tài chính Việt Nam ngày càng sạch hơn.
Tuan 08:59 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Hoan nghênh việc xử lý kiên quyết của NHNN đối với các TCTD vi phạm trần lãi suất. NHNN nên tiếp tục thực hiện các biện pháp mạnh tay hơn nữa để đưa thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trở lại bình thường.
David Tran 08:56 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Một động thái tốt, sẽ là một tiền lệ tốt cho việc chấn chỉnh nền kinh tế.
Thùy 07:33 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Thống đốc Bình đã giữ lời. Động thái này của Ngân hàng Nhà nước rất đáng hoan nghênh!

16/09 Đường cong lãi suất báo hiệu tiền gửi bất ổn


.
▪  NGUYỄN HOÀI - THÀNH TÂM
16/09/2011 09:50 (GMT+7)
 
Có vẻ như có sự trùng hợp nhưng không hoàn toàn ngẫu nhiên là khi dòng tiền vào ngân hàng sụt giảm thì thị trường chứng khoán tăng điểm.
Ngay sau Ngân hàng Nhà nước kiên quyết thiết lập trần lãi suất tiền gửi 14%, một ngân hàng tung ra thị trường mức lãi suất huy động một ngày 14%/năm.

“Một cây không thể tả cả rừng”, nhưng cùng với các số liệu khác, cho thấy nguồn tiền gửi trên hệ thống đang gặp bất ổn, cả về cơ cấu lẫn doanh số. 

Đường cong lãi suất thẳng băng...

Trong thông báo phát đi, ngân hàng nói trên cho biết, để “tri ân” khách hàng, kể từ 12/9/2011, họ đưa ra mức lãi suất 14%/năm đối với sản phẩm “tiền gửi linh hoạt ngày”, áp dụng cho tất cả khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp với kỳ hạn từ 1-2-3-4-5-6 ngày.  

Theo đó, sản phẩm này không chỉ giúp khách hàng nhận  được mức lãi suất cao và hấp dẫn mà còn giúp khách hàng linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn của mình.

Mặc dù ngân hàng này cho rằng, đây là sản phẩm đặc thù chỉ có duy nhất trong hệ thống và lần đầu tiên được triển khai, nhưng thực tế, rất nhiều ngân hàng khác đã duy trì mức lãi suất 14%/năm đối với cả tiền gửi thanh toán. Trong khi, tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ lưu lại bất chợt trong hệ thống ngân hàng, thậm chí với thời gian mấy tiếng đồng hồ.

Mổ  xẻ về loại “tiền gửi một ngày lãi suất 14%/năm”, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng biên tập tạp chí Ngân hàng, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Kế toán - Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Xét về bản chất, mức lãi suất này đã vi phạm chỉ đạo trần lãi suất tiền gửi 14%/năm của Ngân hàng Nhà nước”.

Cụ  thể, 14%/năm là lãi suất của năm, nếu quản lý  theo dòng tiền “lãi đẻ ra lãi” thì  lãi suất của sản phẩm trên đã vượt trần quy định, thậm chí còn lên tới 15% - 16%/năm. Và đó là tiểu xảo để lách trần lãi suất.

Lách ở chỗ: khách hàng gửi tiền tính theo lãi suất ngày thì ngân hàng sẽ trả lãi ngay trong ngày đó, và khách hàng nhập lãi này vào gốc và nói “lãi đẻ ra lãi” là vì thế.

Chung ý kiến với bà Hương, cán bộ nguồn vốn một ngân hàng thương mại nhà nước nói: “Tiền gửi kỳ hạn 3 tháng, 4 tháng, với lãi suất 14%/năm đã là lách luật, nay nếu gửi một ngày mà cũng 14%/năm thì càng quá quắt!”.

Theo vị này, việc Ngân hàng Nhà nước chưa khống chế mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi ngắn hạn như sản phẩm tiền gửi nói trên là sơ hở. Theo vị cán bộ này, đối với các loại tiền gửi đó, chỉ nên duy trì mức lãi suất 2%/năm.

Thứ  hai là vấn đề thanh khoản của các ngân hàng. Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, đã gọi là kỳ hạn một ngày hay “không kỳ hạn”, hoặc “tiền gửi thanh toán” thì bản chất là một, nếu xét về mặt kỳ hạn.

“Theo thông lệ quốc tế, “tiền gửi thanh toán” còn chẳng được trả một xu lãi suất nào, chứ đừng nói đến 14%/năm. Điều đó cho thấy, mức độ cần vốn của ngân hàng đó rất lớn và không loại trừ thanh khoản đang gặp vấn đề”, vị này cho biết.

Mở rộng một chút, nếu xét về nguyên lý đường cong lãi suất “gửi càng lâu, lãi suất càng cao”  thì diễn biến trên thị trường đang theo chiều ngược lại: lãi suất kỳ hạn ngắn dài đều như nhau,  tiền gửi một ngày và tiền gửi trên một năm hay lâu hơn đều thẳng băng cùng mức 14%/năm. Điều này đã làm cho nguồn vốn của ngân hàng tỏ ra bất ổn về cơ cấu kỳ hạn và phản ánh sự khát thanh khoản.   

...và bất ổn tiền gửi

Ngày 15/9, tại cuộc họp của tất cả các tổ chức tín dụng trên  địa bàn Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết, tính đến 31/8/2011, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng tại khu vực này đạt trên 820 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% so với 31/12/2010, chiếm trên 1/3 so với tổng nguồn huy động toàn hệ thống ngân hàng. 

Trong đó, nguồn tiền gửi VND chiếm tỷ trọng 73,1%, ngoại tệ chiếm 26,9% của tổng nguồn.

Một trong những thế mạnh của Hà Nội là huy động vốn nhưng trong ba tháng 5 - 6 - 7, nguồn huy động giảm so với cuối 2010. Trong tháng 8, huy động tăng chút ít nhưng hiện tại, việc huy động vốn bắt đầu trở nên khó khăn.

Liên quan đến vấn đề cơ cấu tiền gửi, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng trên 34%, tăng 5% so với 31/12/2010; phát hành giấy tờ có giá chiếm trên 11%, tăng tương ứng 8,7%, còn nguồn tiền gửi thanh toán chiếm tới 54,6%.

Như  nói trên, do tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng cao nên đã gây bất ổn đến cơ cấu nguồn vốn ổn định cho ngân hàng, làm cho việc cấp tín dụng ra nền kinh tế rất khó khăn. Điều này lý giải vì sao, khách hàng muốn vay dài hạn thì rất khó so với vay ngắn hạn và nếu vay được thì phải chịu mức lãi suất rất cao.

Thứ  hai, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên  địa bàn Hà Nội đến 31/8/2011 đạt khoảng 568,5 tỷ đồng, tăng gần 11,5%; trong đó, dư nợ VND tăng gần 7%, trong đó dư nợ ngoại tệ tăng trên 21%.

Như  vậy, so sánh tốc độ tăng của huy động vốn (3,2%) và tốc độ tăng tín dụng 11,5% đã có sự  chênh lệch rất lớn và đặt ra mối lo về cân  đối nguồn và sử dụng nguồn. Vì thế, các tổ chức tín dụng đã huy động bằng mọi giá và khi trần lãi suất tiền gửi bị khống chế ở mức 14%/năm thì họ sẵn sàng san bằng lãi suất cho tất cả các kỳ hạn.

Thứ  ba, theo tìm hiểu của người viết thì vốn huy động toàn hệ thống trong mấy ngày qua đã có biểu hiện sụt giảm so với trước khi thiết lập lại trần lãi suất 14%/năm.

Có vẻ như có sự trùng hợp nhưng không hoàn toàn ngẫu nhiên là khi dòng tiền vào ngân hàng sụt giảm thì thị trường chứng khoán tăng điểm. Rất có thể một phần trong đó đã được giải ngân cho thị trường chứng khoán và tạo nên vài đợt sóng ngắn hạn vừa qua. Hiện tượng này cũng chứng minh một thực tế: “ngân hàng hãm tín dụng thì chứng khoán đỏ, nới lỏng tín dụng thì chứng khoán xanh”.

Liên quan đến câu chuyện vốn huy động toàn hệ thống bắt đầu sụt giảm kể từ sau 7/9 (ngày Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 02, nghiêm cấm lách trần lãi suất), tại cuộc họp của tất cả tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội sáng 14/9, hàng loạt lãnh đạo ngân hàng thương mại kêu ra rả khách hàng rút tiền khỏi ngân hàng. Mặc dù không đưa ra lý do nhưng những ý kiến này đều ngầm ý đổ lỗi cho trần lãi suất tiền gửi 14%/năm.

Điều này cũng đồng nghĩa, một áp lực đang hiện dần lên chính sách trừng phạt xé rào lãi suất và ứng xử của Ngân hàng Nhà nước như thế nào trước vấn đề này sẽ còn phải chờ thêm ít ngày tới.

Còn trước mắt, Ngân hàng Nhà nước vẫn thẳng tay với hai ngân hàng vi phạm trần lãi suất tiền gửi. 

Trong thông báo phát đi chiều muộn 14/9, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thứ nhất, kỷ luật nặng hai cán bộ của Ngân hàng Đông Á và cấm ngân hàng này trong vòng một năm không được mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong phạm vi toàn quốc.

Thứ hai, kỷ luật hai cán bộ của một ngân hàng khác vì đã tự ý lấy tiền túi tặng thêm cho khách gửi tiền và thưởng ngoài lãi suất cho khách hàng.

Năm ngoái, Techcombank cũng bị Ngân hàng Nhà nước kỷ luật lách trần lãi suất bằng hình thức không được mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong vòng một năm.
 
Thảo luận (7 ý kiến)
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
 
Lê Vũ Thủy 08:01 (GMT+7) - Thứ Hai, 19/9/2011
Áp dụng lãi suất trần cho từng kỳ hạn và tiền gửi thanh toán!
Lãi suất 14%/năm là lãi suất thực. Ngân hàng nhà nước nên theo lãi suất này, quy ra lãi suất huy động tối đa cho các kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.

Kiên quyết dẹp bỏ tình trạng lãi suất ngày vì đây là biến tướng của hiện tượng lách luật!
Cungcau 19:49 (GMT+7) - Chủ Nhật, 18/9/2011
Chỉ là một liều thuốc giảm đau, và thuốc giảm đau không phải lả thuốc chữa bệnh, đừng nên lạm dụng nó.
Hoàng Minh 15:37 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Đây là sai lầm của NHNN sau khi sử dụng biện pháp phi thị trường để thực hiện cú phanh gấp, lãi suất huy động bị giảm đột ngột xuống 14% khiến người dân rút tiền ra mua đô la và vàng khiến tỷ giá tăng và giá vàng chênh lệch với giá thế giới đến 2 triệu đồng mà vẫn có người mua.

Theo tôi NHNN nên giảm lãi suất từ từ theo tín hiệu thị trường (theo mức giảm lạm phát) và không nên áp dụng cùng một mức trần lãi suất huy động cho tất cả các ngân hàng để tránh tình trạng người dân rút tiền từ ngân hàng nhỏ chuyển sang ngân hàng lớn hoặc mua vàng và đô la.

Bên cạnh đó cũng phải áp dụng trần lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng để tránh tình trạng ngân hàng lớn bắt chẹt ngân hàng nhỏ để cho vay với lãi suất cao nên tạo thêm bất ổn cho các ngân hàng nhỏ.
Ng Th 14:09 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Cần có thời gian để quy định mới của Thống đốc đi vaò trật tự, vì vậy cần kiên định và sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng.

Việc làm này có lợi cho nhiều người, đặc biệt là người lao động đang bị đe dọa thất nghiệp vì lãi suất cao.
Thiên Nhân 13:56 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Việc tính lãi tiền gửi theo ngày với lãi suất 14%/năm rõ ràng đã vi phạm qui định về trần lãi suất. Không rõ NHNN đã biết và xử lý việc này thế nào?
Lê Đôn 13:34 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Đồng ý là không thể để một lãi suất cho mọi kỳ hạn như hiện nay sẽ rủi ro chênh lệch ký hạn (Gap) và không xây dựng được Yield curve.

Nhưng xem lại cách tính (nhằm thanh thỏa cho Ngân hàng có SF huy động ngày).

Nếu gửi 1 triệu LS 14 % năm tức 1.167% tháng thì sau 1 tháng nhận lãi 11,670 đ.

Nếu gửi ngày và lãi nhập gốc theo ngày với lãi suất 0.000388% ngày thì sau 30 ngày nhận được 11,732 đ quy ra ls cũng chỉ 14.07 % (cũng là vượt rồi) (bảng tính excel).
Tha 12:46 (GMT+7) - Thứ Sáu, 16/9/2011
Phải từng bước trả lại đường cong lãi suất.

Ngân hàng Nhà nước nên quy định lãi suất trần đối vói từng kỳ hạn. Cụ thể, tiên gửi thanh toán , trần lãi suất 2,4%/năm. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng, trần lãi suất 11%/năm. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng, trần lãi suất 12%/năm. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 9 tháng, trần lãi suất 13%/năm. Tiền gửi có kỳ hạn trên 9 tháng, trần lãi suất 14%/năm.

Có thể quy định thời hạn áp dụng để các NHTM có thời gian chuẩn bị.

16/09 偽装失業で失業保険を不正受給、企業と結託か

2011/09/16 12:26 JST配信
         
 2年前に失業保険が導入されたベトナムで、労働者と企業が結託して失業を偽装し、失業保険を不正に受給するケースが増加しているもようだ。13日付VNエコノミーが報じた。

 失業保険の登録者数は2009年の590万人から翌2010年には705万人に増加している。労働傷病兵社会省雇用局によると、各職業紹介センターでの今年上半期の登録者は14万6538人で、前年同期に比べ3倍も多いという。

 ベトナム社会保険庁保険政策課のディエウ・バー・ドゥック課長は、登録者の急増は経済の停滞や企業の倒産などの影響だけでは説明がつかないとし、偽装失業目的の登録もかなりの数に上るとの見方を示した。

 労働者と企業が結託して失業を偽装すると、労働者は失業保険を受給しながら元の職場で働き続け、企業はその労働者の社会保険料や失業保険料を納付せずに済ませることができるため、双方の利益となる。グエン・タイン・ホア労働傷病兵社会次官はこうした問題がある事を認め、失業保険法の改正が必要との考えを示している。
         
[VnEconomy, 09:24 (GMT+7) - 13/9/2011, O]
© Viet-jo.com 2002-2011

16/09 長寿の国?ベトナム最高齢記録が続々と

2011/09/16 16:45 JST配信
         
 ベトナム版ギネスブックとして知られるベトナム・ブック・オブ・レコーズはこのほど、ホーチミン市ビンチャン郡ダフオック村在住のグエン・ティ・チュさん(女性・118歳)をベトナム最高齢者として認定した。13日付VNエスプレスが報じた。

 チュさんは118歳の高齢にもかかわらず、今でも頭脳明晰、掃除や料理などの家事もこなしているという。11人の子宝にも恵まれ、現在は一番下の息子(男性・69歳)と暮らしている。長寿の秘訣についてチュさんは、「みんなと助け合って感謝の気持ちを忘れず、決して誰かのことを悪く思ったりしないこと。そうすれば、心穏やかに暮らせるの。それが秘訣といえば、秘訣かしらね」と笑いながら語った。なお、チュさんが住むビンチャン郡には現在、100歳以上の高齢者が31人もいるという。

 ベトナムギネスはこのほか、東北部フート省ドンカム村在住のビ・ティ・カックさん(100歳)とビ・ティ・ダックさん(100歳)をベトナム最高齢の双子姉妹として、またホーチミン市12区ドンフントゥアン地区在住のフイン・バン・ラックさん(男性・110歳)とグエン・ティ・ランさん(女性・106歳)をベトナム最高齢の夫婦として認定した。
         
[Thi Ngoan, vnexpress.net, 13/9/2011, 12:03 (GMT+7)U]
© Viet-jo.com 2002-2011

16/09 Kế hoạch thâu tóm VCF đã được chuẩn bị kỹ càng

16/09/2011 | 10:42:00


Masan đã chuẩn bị kỹ càng cho thương vụ thôn tính VCF. (Ảnh: TTXVN)
Đầu tháng Chín, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer - MSF), một công ty con của Tập đoàn Masan (MSN) đã chính thức công bố thông tin chào mua công khai 50,11% vốn điều lệ (tương đương 13,32 triệu cổ phiếu) của Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hòa (VCF).

Được biết thời điểm công bố chào mua, Masan Consumer vẫn chưa nắm giữ một cổ phiếu nào của VCF. Do đó, quyết định thâu tóm VCF trong thời gian ngắn (một tháng), với mức giá chào mua đạt khoảng 80% giá giao dịch bình quân của VCF trong các phiên gần, khiến cho nhiều thành viên trên thị trường đặt câu hỏi nghi ngờ về khả năng thành công của thương vụ M&A này.

Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Quang Hoàn, Giám đốc Tư vấn Tài chính doanh nghiệp, Công ty chứng khoán Bản Việt, đơn vị được mời làm đại lý thực hiện thương vụ chào mua này.

-Mặc dù chưa nắm cổ phần nào của VCF trong tay, nhưng xem ra Masan Consumer đã rất quyết tâm với thương vụ M&A lần này. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng đây là một kế hoạch vội vã và đường đột, vậy quan điểm của ông thì sao?

Ông Đinh Quang Hoàn: Tôi không cho đây là kế hoạch đường đột, bởi thương vụ M&A này ,có giá trị lên tới nghìn tỷ đồng và thời gian thực hiện chào mua trong chỉ trong 1 tháng (12/9 đến 11/10/2011) nên để đảm bảo thành công thì nó phải được xây dựng và rất chuẩn bị kỹ càng.

-Việc VCF gửi công văn đến HOSE xin hoãn công bố thông tin về quan điểm chào mua công khai của Masan Consumer do chưa có thông tin gì về mục đích chào mua cũng như kế hoạch phát triển VCF của Masan sau khi đợt chào mua thành công. Theo ông điều này có ảnh hưởng gì đến tâm lý cổ đông của VCF khi đưa ra quyết định chuyển nhượng?

Ông Đinh Quang Hoàn:
 Hội đồng quản trị của VCF gửi công văn đến HOSE xin hoãn công bố thông tin về quan điểm chào mua công khai của Masan Consumer và ý kiến của Hội đồng quản trị của VCF cũng giúp các cổ đông công ty này tham khảo trước khi đưa ra quyết định bán cổ phiếu. 

Tuy nhiên, theo tôi quyền bán vẫn thuộc về các nhà đầu tư và việc chào mua này đã được Ủy ban chứng khoán chấp thuận đồng thời cũng đã được công bố công khai, nên thông tin trên sẽ không chi phối nhiều đến tâm lý các nhà đầu tư.

Về kế hoạch phát triển VCF của Masan sau khi đợt chào mua thành công cũng đã được nêu trong bản công bố chào mua. Theo đó, Masan dự kiến tiếp tục duy trì sản phẩm và phát triển ngành nghề chính của VCF. Bởi VCF có thế mạnh về vùng nguyên liệu ổn định, sản phẩm chất lượng cao có tên tuổi trên thị trường.

Ngoài ra, Masan cũng được biết đến với khả năng quản trị và phát triển thương hiệu rất tốt, mức độ tăng trưởng bình quân trong bốn năm trở lại đây đạt trên 100%/năm. Do đó, kế hoạch nắm cổ phiếu chi phối VCF nhằm hướng mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng VCF vượt xa con số 20%-30%/năm trước đó.

-Đại diện Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) công bố sẽ không bán 37% cổ phần (gần 10 triệu cổ phiếu) thuộc sở hữu nhà nước, thêm vào đó mức giá chào mua của Masan chỉ bằng 80% mức giá đang giao dịch, vậy ông có tin tưởng thương vụ chào mua này sẽ đạt mục tiêu đề ra?


Ông Đinh Quang Hoàn:  Chúng tôi tin rằng Masan Consumer đã cân nhắc các tình huống xảy ra khi trước khi thực hiện việc chào mua và kết quả sẽ được biết ngay sau đợt chào mua (11/10).

Theo tôi, việc đưa ra giá chào mua VCF là 80.000 đồng/cổ phiếu đã được tính toán dựa trên tiềm năng phát triển, khả năng cộng hưởng của VCF sau khi được mua phải đảm bảo việc đầu tư của Masan Consumer là hiệu quả,  mặc dù có thấp hơn giá giao dịch gần đây đạt trên 90.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, với mức giá chào mua P/E (giá thị trường và lợi nhuận ròng) của VCF đã đạt trên 13, trong khi đó P/E của 50 mã cổ phiếu có mức vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay thì P/E cũng chỉ ở mức 12. Do đó đây là mức giá chào mua hợp lý, đặc biệt là với các nhà đầu tư nắm giữ số lượng lớn, những người thường có quan điểm đầu tư dựa trên giá trị thực của công ty hơn là so sánh với giá thị trường biến động hàng ngày.

-Xin cảm ơn ông./.
Linh Chi (Vietnam+)