Tuesday, July 12, 2011

12/07 Nhận định quan hệ Việt-Mỹ trong thời gian gần đây


Trong bài phân tích mang tựa đề "Những hạn chế đối với các quan hệ Mỹ-Việt Nam" đăng trên tạp chí trực tuyến "Nhà ngoại giao" gần đây, chuyên gia về Trung Quốc, Việt Nam và Biển Đông Richard Pearson thuộc Quỹ Maureen và Mike Mansfield nghiên cứu về quan hệ Mỹ-châu Á nhận định quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn trong những năm gần đây, nhưng nếu hai nước muốn có bất kỳ điều gì tốt đẹp hơn, Hà Nội sẽ phải bắt đầu đạt được tiến bộ trong vấn đề nhân quyền và dân chủ.

Mùa Hè năm nay đánh dấu 36 năm ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, 16 năm ngày Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, và 14 năm ngày Mỹ mở đại sứ quán ở Hà Nội. Ngày nay, hai nước này tự thấy mình có cùng chung quan điểm về nhiều vấn đề hơn bao giờ hết. Hơn nữa, các nhà ngoại giao thậm chí đã đề cập tới một "quan hệ đối tác chiến lược" đang phát triển giữa Hà Nội và Washington.

Các nhà hoạch định chính sách ở cả hai thủ đô bằng sự tự hào và hăng hái đề cập một cách chính đáng về những thành tựu của họ, cũng như tiềm năng lớn tồn tại để phát triển một mối quan hệ thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong những năm tới. Phát biểu hôm 31/5 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell đã đề cập tới "mong muốn và ý định cải thiện để mối quan hệ này phát triển" của Washington.

Thế nhưng, trong khi cả hai bên đều muốn ngày càng gần gũi nhau hơn, mặc dù vẫn chưa có sự cải thiện trong các vấn đề nhân quyền và tự do chính trị ở Việt Nam, Chính quyền Barack Obama đã tiến hành can dự với Chính phủ Việt Nam xa tới mức có thể mà vẫn không làm cho công chúng và Quốc hội Mỹ cảm thấy khó chịu. Mặc dù vẫn còn những điểm mà cả hai phía cần thích nghi và điều chỉnh hơn nữa, gánh nặng giờ đây trực tiếp nằm ở phía Hà Nội để thỏa hiệp với Mỹ bằng cách theo đuổi các cải cách chính sách trong nước, đặc biệt là trong những lĩnh vực tự do chính trị và quyền dân sự. Việc giải quyết hữu hiệu những vấn đề trong nước của Việt Nam, điều mà Campbell coi là một "nhân tố hạn chế" trong quan hệ sẽ tạo cho Chính quyền Obama một khả năng lớn hơn để làm việc với Việt Nam và cho phép mối quan hệ tiến triển lên một tầm cao mới.
Từ khi lên cầm quyền, ông Obama đã dùng hết năng lượng và vốn liếng chính trị của mình vào việc theo đuổi các quan hệ mạnh mẽ với Đông Nam Á. Sau tám năm Mỹ sao lãng với Đông Nam Á, khi lên nắm quyền, Obama đã nhanh chóng tăng cường sự can dự của Mỹ vào khu vực quan trọng này, làm cho sự can dự của Mỹ với Việt Nam đã phát triển đặc biệt nhanh, từ một cơ sở thấp, tới một cấp độ sôi động chưa từng thấy khi Tổng thống Bill Clinton đến thăm Hà Nội năm 2000 và có bài phát biểu đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài được phát sóng trực tiếp trên khắp Việt Nam.

Để theo đuổi các quan hệ mạnh mẽ hơn với Đông Nam Á và bảo vệ các lợi ích hàng hải của Mỹ, Mỹ đã làm cho Bắc Kinh nổi giận khi Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Hà Nội hồi tháng 7/2010 đã nêu lên những lo ngại về những tuyên bố chủ quyền trên biển đầy tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông và kêu gọi có "một tiến trình ngoại giao tập thể của tất cả các bên tuyên bố chủ quyền".

Những hành động như vậy của Mỹ đã nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt ở một Hà Nội vốn muốn thúc đẩy sự hội nhập chính trị và kinh tế của chính họ với thế giới và ngày càng đề phòng Trung Quốc. Hơn nữa, đề nghị gần đây của Mỹ cuối cùng có thể cũng làm cho hầu hết những người trong ban lãnh đạo Việt Nam thoát khỏi khái niệm rằng Washington tìm cách sắp đặt một "sự diễn biến hòa bình" khỏi sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sự hoan nghênh nhiệt tình của Việt Nam hồi tháng 8/2010 đối với việc chiến hạm USS George Washington đến bờ biển Việt Nam và việc khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain ghé thăm cảng Đà Nẵng ngay sau đó cho thấy tầm quan trọng mà Hà Nội giờ đây đặt vào các quan hệ an ninh vững mạnh với Mỹ. Tương tự, quyết định của Việt Nam tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều đang lặng lẽ nổi lên trên diễn đàn được Wasington quan tâm liên quan đến châu Á-Thái Bình Dương, Hà Nội càng cho thấy mong muốn hội nhập chính trị và kinh tế lớn hơn với một nước Mỹ vững mạnh can dự sâu sắc vào Đông Nam Á.

Thế nhưng Việt Nam lại vẫn có những hành động ở trong nước khiến cho các nhà quan sát của Mỹ phải xa lánh và làm cho kiểu quan hệ gần gũi mà Hà Nội mong muốn trở nên không thể đối với Chính quyền Obama. Những điều đó có nghĩa là cần có một bước tiến mạnh mẽ từ phía Hà Nội. Cùng với việc những căng thẳng trên Biển Đông chưa cho thấy dấu hiệu nguội đi nào trong thời gian trước mắt, và cùng với việc các khả năng của hải quân Trung Quốc tiếp tục tăng lên, một quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Việt Nam phù hợp với những lợi ích của cả hai bên (mặc dù có một thực tế không thể tránh được của động lực sức mạnh toàn cầu và an ninh châu Á rằng Mỹ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam hơn là Việt Nam đối với Mỹ). Đề nghị của Chính quyền Obama đối với Việt Nam chỉ ở mức tối thiểu có thể chấp nhận được đối với xã hội dân chủ và các giá trị của Mỹ, và đây là lúc để Hà Nội có bước tiến tiếp theo. Chỉ có bằng việc làm như vậy thì cả Hà Nội và Washington mới có thể phát triển được mối quan hệ mạnh mẽ mà cả hai đều đang cố gắng tìm kiếm./.

Theo QNCBĐ

12/07 Trung Quốc đòi xử lý "khôn khéo" về Biển Đông


picture
Các chiến sĩ hải quân Việt Nam cứu sống 9 người nước ngoài trôi dạt trên biển - Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
10:48 (GMT+7) - Thứ Ba, 12/7/2011

Ngày 11/7, Bắc Kinh đã kêu gọi Việt Nam và Philippines vận dụng "phương thức ngoại giao khôn khéo" để giải quyết những căng thẳng trên Biển Đông giữa lúc dấy lên những chỉ trích cho rằng Trung Quốc đang ngày càng hung hăng trong các tuyên bố của nước này.
 
Phát biểu trong diễn văn đề cập tới "sự phát triển hòa bình của Trung Quốc và môi trường quốc tế" tại Hong Kong, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bà Phó Oánh tuyên bố: "Quan trọng là giải quyết những điểm xung đột. Trung Quốc, Việt Nam và Philippines cần phải thể hiện phương thức ngoại giao khôn khéo để đảm bảo những mâu thuẫn của chúng ta sẽ được kiềm chế, xử lý hiệu quả và chúng ta có thể sẽ không để những mâu thuẫn đó ảnh hưởng đến quan hệ. Có thể nhận thấy rằng chúng tôi đang đi theo hướng này."
 
Bà Phó Oánh thừa nhận các bên tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển này đều thấy chắc chắn trong những tuyên bố của mình.
 
Ngoài ra, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng lên tiếng bảo vệ việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, trong một nỗ lực nhằm bác bỏ các quan ngại sau khi gần đây có tin cho rằng Bắc Kinh đang đóng tàu sân bay đầu tiên giữa lúc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông.
 
Bà Phó Oánh nhấn mạnh: "Phát triển quốc phòng của Trung Quốc sẽ song hành với sự phát triển của đất nước".

(Vietnam+)

12/07 Vấn đề Trường Sa - Hoàng Sa: CẦN MỘT NỖ LỰC TỔNG HỢP


[07.12.2008 10:07 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]
Khoảng 50 năm qua, Trung Quốc có chừng 60 công trình nghiên cứu quy mô nhằm chứng minh Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của mình. Hiện công cuộc tuyên truyền của Chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục cả trong nước lẫn quốc tế. Trong khi đó, các nghiên cứu của phía Việt Nam vừa ít hơn vừa không được công bố rộng khắp, mặc dù chúng ta có đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này.

HS - TS là máu thịt của Việt Nam!

Hiện tại, cả Malaysia, Philippines và Brunei cũng đều có ý muốn xác lập chủ quyền đối với ít nhất là một phần của quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, những lý lẽ họ đưa ra chủ yếu là từ khía cạnh địa lý (khoảng cách địa lý giữa Trường Sa và lãnh thổ các nước này), thay vì có bằng chứng trên bình diện lịch sử.

Theo pháp lý quốc tế, sự gần kề về địa lý không có giá trị, (trừ phi hòn đảo/ quần đảo đang xét nằm trong lãnh hải của một quốc gia; theo quy định hiện nay là 12 hải lý tính từ đất liền) (*). Không thiếu trường hợp đảo/ quần đảo nằm gần nước này nhưng lại thuộc chủ quyền nước khác, ví dụ Greenland gần Canada nhưng lại thuộc Đan Mạch.
Do đó, về căn bản, Malaysia, Philippines và Brunei không có nhiều cơ sở để sở hữu Hoàng Sa - Trường Sa (HS - TS).

Chỉ hai nước có sử liệu liên quan tới HS - TS, là Việt Nam và Trung Quốc. Vì thế, trong việc xác lập chủ quyền đối với HS - TS, Việt Nam và Trung Quốc là hai bên tham gia chính với nhiều luận cứ hơn cả, và cả hai đều dựa vào tư liệu lịch sử.

* Những bằng chứng trong sử cũ: hoàn toàn vững chắc

Căn cứ trên sử liệu, đặc biệt là cổ sử (tức những ghi chép từ khi Việt Nam độc lập - năm 1945 - trở về trước), thì HS - TS chắc chắn thuộc về Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân - người đã tìm đọc khá nhiều cổ sử Trung Quốc cũng như phần nửa trong số các tài liệu của Trung Quốc từ giữa thập kỷ 1950 đến nay - khẳng định: "Sử liệu của Việt Nam chắc chắn và liên tục hơn sử liệu Trung Quốc, mặc dù xuất hiện trễ hơn. Các học giả Trung Quốc cho rằng từ thời Đông Hán, Trung Quốc đã có những biên chép về chủ quyền đối với HS - TS. Tuy nhiên, sử liệu của họ về vấn đề này không rõ ràng và thuyết phục như của Việt Nam".

Ông Quân nói rõ hơn rằng từ đời Hán đến cuối đời Thanh, Trung Hoa có khoảng 120 tựa sách có đề cập đến HS - TS. Nhưng nói chung, những tư liệu cổ sử này là biên chép dạng "du ký" của các nhà hàng hải theo kiểu "trông thấy thì ghi lại", chứ không phải chính sử và không nhằm mục đích xác lập chủ quyền đối với HS - TS.
Trong khi đó, mặc dù sử liệu ở Việt Nam muộn hơn nhưng hầu hết các biên chép đều nằm trong các bộ sử chính thống do Quốc sử quán biên soạn, như “Đại Nam nhất thống chí”, “Đại Nam thực lục”...
Từng nghiên cứu sâu về HS - TS từ trước năm 1975, TS Sử học Nguyễn Nhãcũng cho rằng, căn cứ trên cổ sử, "chỉ Việt Nam mới có cơ sở vững chắc để khẳng định HS - TS là của mình". Chính vì thế mà, khi tranh chấp HS - TS với Trung Quốc, vào hai năm 1932 và 1947 chính quyền thực dân Pháp đã đề nghị đưa vấn đề ra một trọng tài quốc tế để phân xử mà Trung Quốc đều từ chối.

* Sau năm 1945: vẫn đủ cơ sở

So với cổ sử thì sử liệu của nước ta trong thời kỳ cận và hiện đại có một ít sơ hở bị Trung Quốc lợi dụng, chủ yếu do hoàn cảnh chiến tranh khiến sự quan tâm và việc xác lập, duy trì chủ quyền trên HS - TS gặp khó khăn.

Lý lẽ mà phía Trung Quốc thường đưa ra để xác lập chủ quyền đối với HS - TS là một công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Chu Ân Lai ngày 14-9-1958 “tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc”. 

Tuy nhiên, như những phân tích của một số nhà luật học của Việt Nam, chẳng hạn TS Luật Đại học Sorborne Từ Đặng Minh Thu, hay ông Lưu Văn Lợi - nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng ban Biên giới - thì công hàm này không có giá trị pháp lý vì nhiều lý do, trong đó có lý do hai quần đảo HS - TS thời gian đó thuộc quyền quản lý của chính quyền Sài Gòn cũ (Việt Nam Cộng hòa) chứ không thuộc miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa).

Ngoài ra, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi tuyên bố sẽ tôn trọng lãnh hải của Trung Quốc không hề có ý định nói đến chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Tóm lại, căn cứ sử liệu và những công trình nghiên cứu cá nhân của các học giả, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định HS - TS là của Việt Nam.

* Hiện nay: kém quy mô

Điều đáng nói là trong khi sử liệu của Trung Quốc yếu lý hơn sử liệu Việt Nam, thì sự chuẩn bị của họ cho việc xác lập chủ quyền đối với HS - TS lại rất quy mô, bài bản và đã bắt đầu từ lâu. Ngay từ sau khi thống nhất và ổn định đất nước (năm 1949), chính quyền Trung Quốc đã huy động các học giả tiến hành các nghiên cứu mới và hệ thống hóa sử liệu cũ với mục đích chứng minh HS - TS thuộc về Trung Quốc.

Nhiều trung tâm nghiên cứu về Biển Đông và HS - TS được thành lập. Và khoảng 60 công trình của cả cá nhân và tập thể ra đời, dày dặn, bề thế, chẳng hạn “Nam Hải chư đảo địa danh tư liệu hối biên” (Trần Sử Kiên chủ biên, 1987), “Trung Quốc Nam Đảo chư đảo địa lý - lịch sử - chủ quyền” (tập thể tác giả, Lữ Nhất Nhiên chủ biên, 1992), hay “Nam Hải chư đảo địa danh luận cảo” (Lưu Nam Uy, 1996). Nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng Anh để đưa ra thế giới.

So với khối lượng đồ sộ đó, các công trình nghiên cứu của giới học giả Việt Nam vừa ít, không được phổ biến sâu rộng ngay cả trong nước, vừa là những nỗ lực cá nhân rời rạc.

Có thể kể ra một vài tác phẩm gần đây như “Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (tác giả Lưu Văn Lợi, năm 1995), hay cuốn “Hoàng Sa, Trường Sa - lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế”(Nguyễn Q. Thắng, 2008). Trước đó, vào các năm 1974 và 1975 cũng có một số nghiên cứu độc lập của các học giả Việt kiều như của các ông Võ Long Tê, Trần Minh Tiết.

Trong khi nhiều công trình của phía Việt Nam được Trung Quốc tổ chức dịch để giới học giả tham khảo và phản biện (tập san “Sử Địa”, chuyên đề về HS - TS, ra đời năm 1974 thì năm 1978 có bản tiếng Trung), thì không một tác phẩm nào của phía Trung Quốc được dịch sang tiếng Việt.

Dường như các nhà nghiên cứu Việt Nam đang phải làm việc trong tình trạng đơn lẻ, thiếu hẳn sự hỗ trợ từ một cơ quan phối hợp chung, cũng như thiếu sự trao đổi, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Điều này nguy hiểm, bởi không có gì đảm bảo giữa các công trình nghiên cứu sẽ không chứa đựng những mâu thuẫn, sơ hở, gây bất lợi cho chúng ta.

Một trong số rất hiếm nhà nghiên cứu đã đọc tài liệu của phía Trung Quốc (tự tìm đọc), ông Phạm Hoàng Quân, cho biết: "Do dựa vào nguồn sử liệu không chắc chắn, các học giả Trung Quốc dễ bị mâu thuẫn, kiểu như người nói không thật lúc trước thì lúc sau dễ quên mất điều mình nói. Còn Việt Nam, với sử liệu đầy đủ căn cứ, chúng ta không được để có sơ hở, mâu thuẫn nào".

"Nhưng, cần phải hệ thống hóa lại sử liệu cho thật chặt chẽ, thống nhất, và có một cơ quan phối hợp chung để đảm bảo các công trình nghiên cứu đã (hoặc sẽ) công bố không có những lý luận đối nghịch nhau".

* Trong ngoại giao

Hiện tại, trong dư luận quốc tế, chưa quốc gia nào có tuyên bố chính thức ủng hộ Việt Nam hay Trung Quốc trong vấn đề HS - TS.

Có một sự thực là, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, lãnh hải là chuyện thường xảy ra trong quan hệ quốc tế. Nhưng với việc nhân loại ngày càng văn minh hơn, chủ nghĩa vô chính phủ đã suy giảm, và việc tấn công quân sự ít khả năng xảy ra.

Mặc dù có ý thức xây dựng tư liệu và diễn giải lịch sử theo hướng chứng minh HS - TS của mình, Trung Quốc vẫn không tránh khỏi mắc phải nhiều sơ suất.

Ngoài ra, việc sử dụng vũ lực để chiếm hữu là trái với Hiến chương LHQ (ra đời từ năm 1945). TS Sử học Nguyễn Nhã nhấn mạnh: “Bất cứ giải pháp nào chỉ dựa vào sức mạnh quân sự cũng không có giá trị pháp lý”.

TS Luật Từ Đặng Minh Thu cũng từng viết trong một tham luận năm 1998: "Việt Nam phải thường xuyên lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền đối với HS - TS. Việt Nam cũng nên công khai đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề HS - TS ra trước Tòa án Quốc tế. Nếu Trung Quốc thật tình tin tưởng rằng mình có căn bản pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, thì Trung Quốc không có lý do gì để từ chối một giải pháp pháp lý".

Việc đưa vấn đề ra Tòa án Quốc tế không đơn giản, vì nó đòi hỏi sự đồng thuận của cả hai bên. (Tòa không chấp nhận một nước đơn phương kiện một nước khác). Dù vậy, ngay cả khi không làm được điều đó, chúng ta vẫn có thể thực hiện các nỗ lực ngoại giao nhằm tuyên truyền, vận động thế giới công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với HS - TS.

* Tất cả đều phải tham gia

Nhìn vào những gì phía Trung Quốc đã và đang làm, có thể thấy việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo HS - TS đòi hỏi không chỉ những nỗ lực ngoại giao hay các nghiên cứu trên giấy, mà cần sự phối hợp đồng bộ các lĩnh vực. Phải có sự tham gia của các nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu (lịch sử, địa lý, thậm chí sinh học, khí tượng học), giới luật gia, truyền thông báo chí.

Tóm lại, chúng ta cần một chương trình hành động bền bỉ trong cả nước, dưới sự điều hành và điều phối thống nhất của Nhà nước.

Cuối cùng, cũng vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải là chuyện không hiếm gặp trong quan hệ quốc tế, nên chính phủ nào cũng cần trang bị cho nhân dân thông tin và kiến thức cơ bản về lãnh thổ, lãnh hải của nước mình, để người dân có ý thức bảo vệ Tổ quốc. Điều này sẽ tạo nên một “mặt trận” nữa bên cạnh các “mặt trận” ngoại giao hay nghiên cứu.

HS - TS đã là của Việt Nam từ trong lịch sử, và mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ sự thật lịch sử đó. (**)

Mỗi người dân Việt đều phải có ý thức và trách nhiệm bảo vệ sự thật lịch sử: HS - TS là của Việt Nam!
 (*) Công ước LHQ về luật biển năm 1982 quy định các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở.

Đường cơ sở là đường tiếp giáp thực tế của đất và nước, hay đường thẳng nối hai điểm thuộc đất liền, được chọn khi chúng nổi lên trên mặt nước và xa bờ nhất khi mực nước thủy triều là thấp nhất.

(**) Một phần bài viết đã được đăng tải tại chuyên san “Tuần Việt Nam” của “VietNamNet”.

THAM KHẢO:
* "Ngoài các tài nguyên như phốt phát, cát trắng, hải sản, tài nguyên quan trọng nhất ở HS - TS là dầu khí. Từ năm 1972, một số công ty dầu khí phương Tây đã thăm dò và phát hiện ra vùng chung quanh HS - TS có một trữ lượng dầu cực lớn, như ở Trường Sa là tương đương hơn 100 tỷ thùng" (Học giả Nguyễn Q. Thắng)

* "Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục từ đầu thời Chúa Nguyễn sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn... Việt Nam còn có cả châu bản, hội điển chép những hành động của nhà nước chiếm hữu, thực thi chủ quyền như vẽ bản đồ, cắm mốc, dựng bia, xây miếu thờ, trồng cây, đào giếng… của thủy quân triều Nguyễn" (trích tham luận của TS Sử học Nguyễn Nhã tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học, Hà Nội, tháng 12-2008)

* Từ điển Anh - Hán năm 1968 của Khải Minh Thư Cục, Trung Quốc, định nghĩa Hoàng Sa: "Paracel Islands, Group of islands and reefs in South China Sea, Annam, Federation of Indochina", nghĩa là "Hoàng Sa là một nhóm đảo và dải san hô ở Nam Hải Trung Hoa, An Nam, Liên bang Đông Dương" (tư liệu của học giả Phạm Hoàng Quân)
Đoan Trang

12/07 Trung Quốc bác yêu cầu của Manila về Biển Đông

12/07/2011 | 17:43:00


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. (Nguồn: Internet)
CÁC TIN LIÊN QUAN
Philippines muốn ASEAN kiên định về Biển Đông
Giới chức Philippines muốn các nước ASEAN kiên định trước "những hành động đe dọa và hung hăng" của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Giới phân tích "tố" Bắc Kinh vi phạm ở Biển Đông
Giáo sư Carl Thayer khẳng định Trung Quốc không hề tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà nước này đã ký.

Trung Quốc ngày 12/7 đã bác bỏ những yêu cầu của Philippines về việc hai nước nên đưa những tranh cãi chủ quyền trên Biển Đông ra trước một tòa án được Liên hợp quốc bảo trợ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trước báo giới: "Trung Quốc giữ vững lập trường rằng tranh chấp trên Biển Hoa Nam nên được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan trực tiếp."

Cũng theo ông Hồng Lỗi, tranh cãi về vấn đề này cần được giải quyết dựa trên "luật pháp quốc tế đã được công nhận."

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết khi thảo luận với các quan chức cấp cao Trung Quốc trong chuyến thăm tuần trước, ông đã yêu cầu đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ra trước Tòa án Quốc tế về Luật biển.

Đây là một tòa án độc lập được thành lập dựa trên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) để giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển.

Phát biểu trước báo giới sau chuyến thăm, ông del Rosario cho biết ông đã chỉ rõ rằng các tuyên bố chủ quyền của Philippines đối với một số khu vực trên Biển Đông, trong đó có Quần đảo Trường Sa, "dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS."

Trong khi đó, các quan chức Trung Quốc lại khẳng định các tuyên bố chủ quyền của nước này dựa trên "cơ sở lịch sử"./.
(Vietnam+)

Bất ngờ album ảnh màu chụp Việt Nam năm 1915.



photo

Woman Smoking Opium, Hanoi - French Indochina circa 1915

Cô gái người Hoa hút thuốc phiện, Hà Nội 1915(source: Museé d'Albert Kahn) - A woman indulges in opium utilizing a lavish gilt opium-smoking layout amidst opulent surroundings. The photo was taken by Léon Busy in the smoking room of a private residence in French Indochina -- what is now Vietnam -- around 1915.
 
photo

Hanoi, sampans and Paul Doumer Bridge, 1915

Hà Nội 1915 - Thuyền bè trên sông Hồng và cầu Paul Doumer, tức cầu Long Biên ngày nay . Source: Museé d'Albert Kahn
 
photo

actor-actress-hanoi-tonkin-1915

Diễn viên tuồng Hà Nội 1915
 
photo

Tonkin - Hanoi: Two opium smokers drinking tea, 1915

Hai ông nghiện ngồi uống trà và hút thuốc lào trong một tiệm hút - Hà Nội 1915
 
photo

Rue Paul Bert, Hanoi, 1914-1915 Góc phố Tràng Tiền - Lê Thánh Tông

TONKIN , HANOI , ANGLE DE LA RUE PAUL-BERT ET DU BOULEVARD BOBILLOT (góc phố Tràng Tiền và Lê Thánh Tông, phía trước Nhà Hát Lớn)
 
 
photo

Mandarin militaire, mandarin chef de province et préfet en costume d’audience solennelle, 1915, vers Hanoi

1915 - Quan đầu tỉnh trong phẩm phục nghi lễ, gần Hà Nội
 
photo

Tinsmiths' Street, Hanoi, 1915

Phố Hàng Thiếc, 1915
 
 
photo

Le Pont Paul Doumer, Hanoi, 1915

Cầu Long Biên năm 1915, được đặt theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer
 
 
photo

Sampan en baie d'Halong, 1916

Thuyền trên vịnh Hạ Long
 
 
photo

Haiphong, 1915

Sông Tam Bạc Haiphong
 
photo

Two opium smokers, 1915

hai ông "tiên nâu" hút thuốc phiện
 
photo

Baie d'Halong, 1915

Vịnh Hạ Long 1915
 
 
photo

Village actors, Hanoi, May June 1916

Nghệ sĩ tuồng, Hà Nội 1916
 
 
photo

A district chief reading a patent Imperial, 1916

 
photo

A district chief and district authorities gathered at the town hall, 1915

 
photo

Two young girls wearing the non-ba tam

hai cô gái mặc áo yếm, đội nón Ba Tầm (tức nón quai thao)Yếm:
 
photo

Hongay, 1915

 
photo

Banane Hanoi, 1915

Ghe bán chuối bên sông Hồng
 
photo

Chaloupe Chinoise, 1915

Thuyền đò của người Hoa
 
photo

Marchand de sentences, Hanoi, 1915

Thầy đồ viết câu đối để bán
 
 
photo

Marchande de riz, 1914-1915

Những người bán gạo
 
 
photo

Mine de cuivre, 1915

Mỏ đồng
 
photo

Marché de Bac Lè, 1915

Chợ Bắc Lệ (địa điểm ngày nay thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn)
 
photo

Mine de Hong Gay, 1918-1921

Mỏ than Hòn Gai 1918-21
 
 
photo

The highlands on the border of China, Na-Cham village

Nà Chạm là một làng nhỏ trên vùng cao, thuộc huyện Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái (cách Nghĩa Lộ 16 km về phía Đông, nay thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.)Toạ độ địa lý: 21° 33' 0" N, 104° 39' 0" E
 
photo

Groupe de notables, environ de Hanoi, vers 1920

Các hương chức gần Hà Nội, khoảng 1920(source: Museé d'Albert Kahn)
 
photo

A North Vietnamse girl whose teeth are tinted black, 1915

Cô gái Bắc kỳ nhuộm răng đen, 1915
 
photo

Group of Tonkin girls, 1916

Mấy bé gái Bắc kỳ, 1916
 
 
photo

village chief smoking a water pipe, 1916

Ông lý trưởng bên bình thuốc lào(source: Museé d'Albert Kahn)
 
 
photo

Rue du Chanvre, Hanoi, 1915 (Hemp street)

Phố Hàng Gai, Hà Nội 1915. Có lẽ vào dịp tết Trung Thu, vì thấy bán lồng đèn
 
 
photo

Prêtresse des 3 mondes, 1915

một bà đồng bóng, 1915
 
photo

Buddhist Temple on the road to Tam Dao, June 4, 1916

Chùa trên đường lên Tam Đảo
 
photo

A nun and two novices, circa 1916

một bà vãi và hai chú tiểu, khoảng 1916
 
photo

Young girls play the pawns in a human chess match, 1920

các cô gái đóng vai những con Tốt trong một ván cờ người, 1920 - Jeunes filles figurant les pions d’un jeu d’échecs vivant, 1920
 
photo

Un étalage de jouets en fer blanc vendus au moment de la fête des enfants, 1915

một kệ bán đồ chơi bằng thiếc vào dịp Tết nhi đồng, 1915
 
photo

Un lettré lisant environ de Hanoi, 1915

một nhà nho ngồi đọc sách gần Hà Nội, 1915
 
photo

A local authority in hearing ordinary costume, 1916

một vị quan địa phương trong triều phục thường
 
photo

An elder village notable near Hanoi, 1920

Một vị kỳ mục gần Hà Nội 1920
 
photo

making betel quid, about Hanoi, 1916

Cô gái Hà Nội ngồi têm trầu
 
photo

Priestess of the cult of the 3 worlds, 1916

một bà đồng bóng
 
photo

The Governor of Tonkin and his family, 1915

Quan Thống sứ Bắc kỳ và gia đình, 1915 (source: Museé d'Albert Kahn)
 
photo

Một phụ nữ Hà Nội đang trang điểm - khoảng 1914-15