24/09/2011 | 19:42:00
Theo Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Nguyễn Hồng Thao. (Nguồn: VTC)
Phóng viên TTXVN thường trú tại Kuala Lumpur đã có cuộc trao đổi với Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Nguyễn Hồng Thao về tổng thể quan hệ Việt Nam-Malaysia và những biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới.
Cuộc trao đổi diễn ra trước thềm chuyến thăm chính thức Malaysia của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang theo lời mời của Quốc vương Malaysia Tuanku Mizan Zainal Abidin Billah Shah từ ngày 28-30/9.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao cho biết chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Singapore và Malaysia lần này là chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên sau khi ông được bầu giữ cương vị này, thể hiện sự coi trọng của Việt Nam trong phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng với các nước ASEAN.
Chuyến thăm đồng thời khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Malaysia trên bình diện song phương cũng như tại các diễn đàn khu vực cũng như quốc tế và thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới.
Đại sứ nhấn mạnh trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam-Malaysia đã được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực cả song phương cũng như trong khuôn khổ ASEAN.
Hai nước đã thực hiện nhiều chuyến thăm nhà nước, ký kết nhiều hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế, văn hóa, giáo dục, du lịch, thể thao, công nghệ thông tin, dầu khí và lao động.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Chính phủ Malaysia đã thực hiện chính sách kinh tế mới, tự do hóa kinh tế, khuyến khích tư nhân tham gia phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp thay thế nhập khẩu và chế biến hàng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, quản lý xã hội và kinh tế bằng luật pháp. Nhờ đó, tỷ lệ người nghèo giảm từ 50% khi độc lập đến nay xuống còn 3,5%.
Chính sách định hướng thị trường xuất khẩu rất nhanh chóng và nhạy bén giúp Malaysia luôn ổn định thị trường trước các biến động của kinh tế thế giới, không phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống. Malaysia đã trở thành một trong mười nước xuất khẩu hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 200 tỷ USD trở lên.
Chính phủ Malaysia được đánh giá đã thành công trong việc thực hiện chính sách một cửa nhằm thu hút đầu tư và chủ trương “Một Malaysia, nhân dân là trên hết và thu nhập là hàng đầu.”
Năm 2010 Malaysia công bố chương trình cải cách kinh tế mới với tầm nhìn 2020 đưa đất nước trở thành nước công nghiệp phát triển với thu nhập bình quân đầu người là 15.000 USD, gấp đôi hiện nay.
Malaysia có nhiều kinh nghiệm trong phát triển kinh tế mà Việt Nam có thể học hỏi được như xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp điện tử và công nghiệp thực phẩm.
Việt Nam và Malaysia là những đối tác thương mại quan trọng của nhau. Kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2010 đạt 5,5 tỷ USD (so với 1,8 tỷ USD trong năm 2004).
Trong ASEAN, Việt Nam là bạn hàng nhập khẩu thứ năm của Malaysia, trong khi đối với Việt Nam, Malaysia là đối tác thương mại thứ 10 trên thế giới và thứ hai trong ASEAN.
Tính đến ngày 23/2, Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ năm trong tổng số các nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam (chỉ sau Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản), với 364 dự án và tổng vốn đầu tư lên tới 18,78 tỷ USD.
Các doanh nghiệp của Malaysia đều hài lòng về môi trường đầu tư và muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Malaysia, ngày 27/9, sẽ tổ chức Hội thảo về cơ hội hợp tác giao thương giữa hai nước trong ngành thực phẩm Halal (thực phẩm được sản xuất theo luật Hồi giáo), nhằm giúp Việt Nam có thể khai thác không chỉ thị trường Malaysia mà còn cả thị trường Trung Đông.
Trong quan hệ quốc phòng, Việt Nam và Malaysia tích cực thúc đẩy việc triển khai thực hiện các nội dung trong Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng đã được ký kết hồi tháng 8.2008 nhân chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Hai nước đồng ý thành lập Ủy ban hỗn hợp để thực hiện MOU này nhằm tăng cường công tác tuần tra chung và ngăn chặn hoạt động trái phép trên biển.
Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Malaysia đã nhất trí về nội dung soạn thảo văn bản và tiến tới ký kết MOU về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong thời gian tới tại Hà Nội.
Hai nước đã chủ động hợp tác lập hồ sơ chung về ranh giới ngoài thềm lục địa ở Biển Đông trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc ngày 7/5/2009, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên Công ước Luật biển, góp phần ổn định, hòa bình, hữu nghị trên Biển Đông.
Quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch, dầu khí, cũng không ngừng được phát triển. Hiện có khoảng 1.500 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học Malaysia.
Việt Nam đã phối hợp với Malaysia tổ chức nhiều chương trình xúc tiến du lịch và quảng bá văn hóa, tuy nhiên chưa thật sự khai thác hết tiềm năng. Năm 2010, lượng khách du lịch Malaysia vào Việt Nam đạt khoảng 210.000 lượt người.
Trong lĩnh vực hợp tác dầu khí, PetroVietnam cũng đang tham gia một số hoạt động liên kết với Petronas, thâm nhập thị trường cung cấp dịch vụ thăm dò, khai thác dầu khí đầy tiềm năng của Malaysia, đồng thời đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết với các đối tác để thực hiện chiến lược phát triển thị trường cung cấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí ra nước ngoài.
Hiện Hãng hàng không quốc gia VietnamAirlines đang thực hiện hai đường bay thẳng giữa Thành phố Hồ Chí Minh-Kuala Lumpur và Hà Nội-Kuala Lumpur, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao giữa hai nước.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao còn cho biết hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia trong lĩnh vực lao động phát triển tốt, và đã góp phần giải quyết được phần nào về nhu cầu công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam.
Kể từ khi ký kết MOU về hợp tác lao động giữa hai nước vào tháng 12/2003, đã có khoảng 200.000 lượt người lao động sang làm việc tại Malaysia. Đây là thị trường nhập khẩu lao động lớn thứ ba của ta và tiếp nhận nhiều lao động phổ thông, phù hợp với chính sách và mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Hầu hết các doanh nghiệp Malaysia đều thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động được quy định theo hợp đồng. Tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ chưa thực hiện đầy đủ quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Trong thời gian qua, Đại sứ quán Việt Nam đã rất tích cực đấu tranh bảo vệ quyền lợi người lao động, bảo đảm các hợp đồng lao động được thẩm định có mức lương trên tối thiểu, giảm bớt các vi phạm.
Theo con số thống kê mới nhất được công bố sau khi kết thúc giai đoạn đăng ký trình diện lấy dấu vân tay của Chương trình ân xá 6P nhằm quản lý lao động nước ngoài của Chính phủ Malaysia, Việt Nam hiện có 53.869 lao động đang làm việc tại Malaysia.
Lao động Việt Nam được đánh giá là chăm chỉ, tiếp thu nhanh, khéo léo, cần cù, tuy nhiên, ý thức tổ chức kỷ luật của một số người còn yếu, một số nam công nhân hay uống rượu bia, gây gổ đánh nhau, bỏ việc phá hợp đồng.
Trong giai đoạn 2012-2015, Malaysia sẽ triển khai nhiều dự án tầm quốc gia, nhu cầu lao động trong lĩnh vực xây dựng, khai thác cây công nghiệp sẽ tăng cao.
Theo Đại sứ, muốn cho hợp tác lao động giữa hai nước tiếp tục phát triển và duy trì được thị trường lao động Malaysia, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với lao động các nước Bangladesh, Indonesia, Philippines…, Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng, cũng như ý thức của người lao động, cần có thông tin tuyên truyền tốt về thị trường lao động Malaysia cho người lao động hiểu, yên tâm.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải có chương trình đào tạo, giúp đỡ người lao động hiểu biết về văn hóa, kỷ luật lao động, luật pháp và sinh hoạt tại Malaysia trước khi sang.
Công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động phải được tăng cường ngay từ trong nước, tránh việc một số doanh nghiệp không giấy phép, lợi dụng chính sách nhà nước đưa người lao động sang thu lợi bất chính, bỏ rơi người lao động.
Đại sứ quán đang phối hợp, yêu cầu phía bạn phối hợp ngăn chặn các tổ chức phản động thâm nhập cộng đồng lao động Việt Nam lợi dụng người lao động, tuyên truyền chống phá chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao cho biết thêm mới đây ông vừa đi thăm một số nhà máy có nhiều lao động Việt Nam làm việc, tại đó ông đã bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ những khó khăn với anh chị em công nhân khi phải sống xa quê hương.
Phần lớn anh chị em đều hài lòng với cuộc sống lao động và sinh hoạt tại đây. Tại Tổng công ty Recron nơi có hàng nghìn lao động Việt Nam đang làm việc, Đại sứ đã trực tiếp tổ chức đại diện công nhân gặp ban lãnh đạo nhà máy để tăng cường hiểu biết và thông cảm giữa chủ lao động và công nhân, cùng hợp tác và giải quyết hòa bình các tranh chấp lao động nếu có.
Đại sứ cũng nhắc nhở lao động Việt Nam cần phải nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tuân thủ luật pháp của bạn để không chỉ lấy được lòng tin của các chủ lao động mà còn luôn giữ được hình ảnh đẹp của người Việt Nam trong mắt bạn bè, đồng thời góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Malaysia.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao nhấn mạnh để củng cố và tăng cường hợp tác giữa hai nước trong tương lai, hai bên cần phải thúc đẩy việc triển khai thêm một bước nữa Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện song phương trong Thế kỷ 21, đồng thời cùng hợp tác thực hiện Hiến chương ASEAN, góp phần xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh.
Hai bên cần phải tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực hợp tác hiện tại đồng thời mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác khai thác chung và tuần tra chung trên biển./.
Cuộc trao đổi diễn ra trước thềm chuyến thăm chính thức Malaysia của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang theo lời mời của Quốc vương Malaysia Tuanku Mizan Zainal Abidin Billah Shah từ ngày 28-30/9.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao cho biết chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Singapore và Malaysia lần này là chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên sau khi ông được bầu giữ cương vị này, thể hiện sự coi trọng của Việt Nam trong phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng với các nước ASEAN.
Chuyến thăm đồng thời khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Malaysia trên bình diện song phương cũng như tại các diễn đàn khu vực cũng như quốc tế và thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới.
Đại sứ nhấn mạnh trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam-Malaysia đã được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực cả song phương cũng như trong khuôn khổ ASEAN.
Hai nước đã thực hiện nhiều chuyến thăm nhà nước, ký kết nhiều hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế, văn hóa, giáo dục, du lịch, thể thao, công nghệ thông tin, dầu khí và lao động.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Chính phủ Malaysia đã thực hiện chính sách kinh tế mới, tự do hóa kinh tế, khuyến khích tư nhân tham gia phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp thay thế nhập khẩu và chế biến hàng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, quản lý xã hội và kinh tế bằng luật pháp. Nhờ đó, tỷ lệ người nghèo giảm từ 50% khi độc lập đến nay xuống còn 3,5%.
Chính sách định hướng thị trường xuất khẩu rất nhanh chóng và nhạy bén giúp Malaysia luôn ổn định thị trường trước các biến động của kinh tế thế giới, không phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống. Malaysia đã trở thành một trong mười nước xuất khẩu hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 200 tỷ USD trở lên.
Chính phủ Malaysia được đánh giá đã thành công trong việc thực hiện chính sách một cửa nhằm thu hút đầu tư và chủ trương “Một Malaysia, nhân dân là trên hết và thu nhập là hàng đầu.”
Năm 2010 Malaysia công bố chương trình cải cách kinh tế mới với tầm nhìn 2020 đưa đất nước trở thành nước công nghiệp phát triển với thu nhập bình quân đầu người là 15.000 USD, gấp đôi hiện nay.
Malaysia có nhiều kinh nghiệm trong phát triển kinh tế mà Việt Nam có thể học hỏi được như xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp điện tử và công nghiệp thực phẩm.
Việt Nam và Malaysia là những đối tác thương mại quan trọng của nhau. Kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2010 đạt 5,5 tỷ USD (so với 1,8 tỷ USD trong năm 2004).
Trong ASEAN, Việt Nam là bạn hàng nhập khẩu thứ năm của Malaysia, trong khi đối với Việt Nam, Malaysia là đối tác thương mại thứ 10 trên thế giới và thứ hai trong ASEAN.
Tính đến ngày 23/2, Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ năm trong tổng số các nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam (chỉ sau Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản), với 364 dự án và tổng vốn đầu tư lên tới 18,78 tỷ USD.
Các doanh nghiệp của Malaysia đều hài lòng về môi trường đầu tư và muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Malaysia, ngày 27/9, sẽ tổ chức Hội thảo về cơ hội hợp tác giao thương giữa hai nước trong ngành thực phẩm Halal (thực phẩm được sản xuất theo luật Hồi giáo), nhằm giúp Việt Nam có thể khai thác không chỉ thị trường Malaysia mà còn cả thị trường Trung Đông.
Trong quan hệ quốc phòng, Việt Nam và Malaysia tích cực thúc đẩy việc triển khai thực hiện các nội dung trong Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác quốc phòng đã được ký kết hồi tháng 8.2008 nhân chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Hai nước đồng ý thành lập Ủy ban hỗn hợp để thực hiện MOU này nhằm tăng cường công tác tuần tra chung và ngăn chặn hoạt động trái phép trên biển.
Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Malaysia đã nhất trí về nội dung soạn thảo văn bản và tiến tới ký kết MOU về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trong thời gian tới tại Hà Nội.
Hai nước đã chủ động hợp tác lập hồ sơ chung về ranh giới ngoài thềm lục địa ở Biển Đông trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc ngày 7/5/2009, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên Công ước Luật biển, góp phần ổn định, hòa bình, hữu nghị trên Biển Đông.
Quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch, dầu khí, cũng không ngừng được phát triển. Hiện có khoảng 1.500 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học Malaysia.
Việt Nam đã phối hợp với Malaysia tổ chức nhiều chương trình xúc tiến du lịch và quảng bá văn hóa, tuy nhiên chưa thật sự khai thác hết tiềm năng. Năm 2010, lượng khách du lịch Malaysia vào Việt Nam đạt khoảng 210.000 lượt người.
Trong lĩnh vực hợp tác dầu khí, PetroVietnam cũng đang tham gia một số hoạt động liên kết với Petronas, thâm nhập thị trường cung cấp dịch vụ thăm dò, khai thác dầu khí đầy tiềm năng của Malaysia, đồng thời đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết với các đối tác để thực hiện chiến lược phát triển thị trường cung cấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí ra nước ngoài.
Hiện Hãng hàng không quốc gia VietnamAirlines đang thực hiện hai đường bay thẳng giữa Thành phố Hồ Chí Minh-Kuala Lumpur và Hà Nội-Kuala Lumpur, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao giữa hai nước.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao còn cho biết hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia trong lĩnh vực lao động phát triển tốt, và đã góp phần giải quyết được phần nào về nhu cầu công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam.
Kể từ khi ký kết MOU về hợp tác lao động giữa hai nước vào tháng 12/2003, đã có khoảng 200.000 lượt người lao động sang làm việc tại Malaysia. Đây là thị trường nhập khẩu lao động lớn thứ ba của ta và tiếp nhận nhiều lao động phổ thông, phù hợp với chính sách và mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Hầu hết các doanh nghiệp Malaysia đều thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động được quy định theo hợp đồng. Tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ chưa thực hiện đầy đủ quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Trong thời gian qua, Đại sứ quán Việt Nam đã rất tích cực đấu tranh bảo vệ quyền lợi người lao động, bảo đảm các hợp đồng lao động được thẩm định có mức lương trên tối thiểu, giảm bớt các vi phạm.
Theo con số thống kê mới nhất được công bố sau khi kết thúc giai đoạn đăng ký trình diện lấy dấu vân tay của Chương trình ân xá 6P nhằm quản lý lao động nước ngoài của Chính phủ Malaysia, Việt Nam hiện có 53.869 lao động đang làm việc tại Malaysia.
Lao động Việt Nam được đánh giá là chăm chỉ, tiếp thu nhanh, khéo léo, cần cù, tuy nhiên, ý thức tổ chức kỷ luật của một số người còn yếu, một số nam công nhân hay uống rượu bia, gây gổ đánh nhau, bỏ việc phá hợp đồng.
Trong giai đoạn 2012-2015, Malaysia sẽ triển khai nhiều dự án tầm quốc gia, nhu cầu lao động trong lĩnh vực xây dựng, khai thác cây công nghiệp sẽ tăng cao.
Theo Đại sứ, muốn cho hợp tác lao động giữa hai nước tiếp tục phát triển và duy trì được thị trường lao động Malaysia, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với lao động các nước Bangladesh, Indonesia, Philippines…, Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng, cũng như ý thức của người lao động, cần có thông tin tuyên truyền tốt về thị trường lao động Malaysia cho người lao động hiểu, yên tâm.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải có chương trình đào tạo, giúp đỡ người lao động hiểu biết về văn hóa, kỷ luật lao động, luật pháp và sinh hoạt tại Malaysia trước khi sang.
Công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động phải được tăng cường ngay từ trong nước, tránh việc một số doanh nghiệp không giấy phép, lợi dụng chính sách nhà nước đưa người lao động sang thu lợi bất chính, bỏ rơi người lao động.
Đại sứ quán đang phối hợp, yêu cầu phía bạn phối hợp ngăn chặn các tổ chức phản động thâm nhập cộng đồng lao động Việt Nam lợi dụng người lao động, tuyên truyền chống phá chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao cho biết thêm mới đây ông vừa đi thăm một số nhà máy có nhiều lao động Việt Nam làm việc, tại đó ông đã bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ những khó khăn với anh chị em công nhân khi phải sống xa quê hương.
Phần lớn anh chị em đều hài lòng với cuộc sống lao động và sinh hoạt tại đây. Tại Tổng công ty Recron nơi có hàng nghìn lao động Việt Nam đang làm việc, Đại sứ đã trực tiếp tổ chức đại diện công nhân gặp ban lãnh đạo nhà máy để tăng cường hiểu biết và thông cảm giữa chủ lao động và công nhân, cùng hợp tác và giải quyết hòa bình các tranh chấp lao động nếu có.
Đại sứ cũng nhắc nhở lao động Việt Nam cần phải nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tuân thủ luật pháp của bạn để không chỉ lấy được lòng tin của các chủ lao động mà còn luôn giữ được hình ảnh đẹp của người Việt Nam trong mắt bạn bè, đồng thời góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Malaysia.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao nhấn mạnh để củng cố và tăng cường hợp tác giữa hai nước trong tương lai, hai bên cần phải thúc đẩy việc triển khai thêm một bước nữa Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện song phương trong Thế kỷ 21, đồng thời cùng hợp tác thực hiện Hiến chương ASEAN, góp phần xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh.
Hai bên cần phải tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực hợp tác hiện tại đồng thời mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác khai thác chung và tuần tra chung trên biển./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)