NGUYÊN THẢO
24/09/2011 10:11 (GMT+7)
Hội thảo về kinh tế vĩ mô đã đề cập nhiều vấn đề của kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm tới - Ảnh: CTV.
Mặc dù Chính phủ đã “lùi” mức tăng trưởng 5 năm tới xuống 6,5% (thấp hơn chỉ tiêu được thông qua tại Đại hội Đảng 11) song đa số các chuyên gia được hỏi ý kiến trong một cuộc họp với Chính phủ gần đây đã đề nghị chỉ nên để mức 6%.
Đây là thông tin được nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển chia sẻ tại hội thảo về kinh tế vĩ mô, do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM ngày 23/9 vừa qua.
Một trong những mục tiêu của hội thảo này là đóng góp ý kiến cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2011- 2015, trước khi trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ hai tới đây.
Tăng trưởng bao nhiêu?
Tại bản kế hoạch gần đây nhất vừa được báo cáo Bộ Chính trị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất mức tăng trưởng cho 5 năm tới nên đặt từ 6,5 - 7% mỗi năm, thấp hơn trung bình 0,5% so với nghị quyết của Đại hội Đảng 11.
Vẫn trong câu chuyện các chuyên gia tham vấn cho Chính phủ, ông Tuyển dẫn ý kiến của nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá, cho rằng mức tăng trưởng 5% trong 2012 là có cơ sở lịch sử và có cơ sở ổn định, vì sau khi xiết chặt đầu tư thì tăng trưởng rất thấp.
Ông Tuyển cũng cho rằng, nếu phân bố nguồn lực tốt hơn thì có thể đạt đến 6,5%, còn nếu như hiện nay thì chỉ 5%.
Với sự quan ngại sâu sắc về những bất ổn của nền kinh tế hiện nay, đa số các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng không thể đặt quá nặng mục tiêu tăng trưởng khi lạm phát còn quá cao như hiện nay. Vì vậy cần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP theo hướng giảm hơn so với mức đã được Đại hội 11 thông qua.
Vẫn làm kế hoạch theo kiểu “truyền thống”
Bên cạnh chỉ tiêu tăng trưởng, nhìn toàn diện, bản kế hoạch cũng chưa thực sự "được lòng" các chuyên gia kinh tế.
Nhận xét dự thảo kế hoạch 5 năm “chưa đáp ứng được những yêu cầu bức xúc của nền kinh tế Việt Nam hiện nay”, TS. Võ Đại Lược cho rằng đánh giá tình hình kinh tế năm 2011 trong dự thảo không đúng thực tế.
“Tình hình thực tế hiện nay là kinh tế tăng trưởng thấp, lạm phát sản xuất kinh doanh hoạt động cầm chừng, các vấn đề xã hội ngày càng bức xúc đã không được phản ánh”, ông Lược nói.
Cũng theo ông Lược, những vấn đề bức xúc của nền kinh tế như quy hoạch có chất lượng thấp, các khu công nghiệp, khu kinh tế phát triển tràn lan kém hiệu quả, đầu tư cơ sở hạ tầng dàn trải... chưa được đề cập, nhất là chưa có giải pháp.
TS. Trần Du Lịch cũng “rất tiếc” khi kế hoạch 5 năm vẫn theo tư duy làm kế hoạch “truyền thống” từ nhiều thập niên qua, mà không đặt trong bối cảnh Việt Nam đã tụt hậu xa hơn trên nhiều mặt trong cạnh tranh và hội nhập.
Khẳng định “từ thực trạng kinh tế hiện nay, rõ ràng là không thể thực hiện được”, TS Lê Đăng Doanh đề nghị kế hoạch 5 năm cần được điều chỉnh cho sát thực tế hơn.
Đã đến lúc phải rất quyết liệt
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng kỳ họp Quốc hội tới đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi bàn thảo và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới.
Bởi, cũng như nhiều ý kiến khác tại hội thảo, ông Thiên cho rằng đã đến lúc phải rất quyết liệt để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Theo TS. Trần Du Lịch, nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới là ưu tiên về chất lượng tăng trưởng kinh tế; dồn mọi nỗ lực để tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững cho giai đoạn 15-20 năm sau.
Nhấn mạnh sự cần thiết kiên trì ổn định vĩ mô, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đề nghị cần kiên quyết đưa lạm phát về mức một con số trong năm 2012.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành cũng cho rằng, ưu tiên đầu tiên của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm tới là phải ổn định kinh tế vĩ mô.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thì đề nghị trước mắt, cần có kế hoạch ổn định kinh tế vĩ mô gắn liền với tái cơ cấu và cải cách toàn diện trong ít nhất là hai năm 2012-2013, trước khi tiếp tục thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Ông Doanh cũng cho rằng, “tình hình kinh tế-xã hội rất không bình thường hiện nay cần được phản ánh trung thực với Quốc hội để có quyết sách thích hợp cho 5 năm tới và năm 2012”.
Đây là thông tin được nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển chia sẻ tại hội thảo về kinh tế vĩ mô, do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM ngày 23/9 vừa qua.
Một trong những mục tiêu của hội thảo này là đóng góp ý kiến cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2011- 2015, trước khi trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp thứ hai tới đây.
Tăng trưởng bao nhiêu?
Tại bản kế hoạch gần đây nhất vừa được báo cáo Bộ Chính trị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất mức tăng trưởng cho 5 năm tới nên đặt từ 6,5 - 7% mỗi năm, thấp hơn trung bình 0,5% so với nghị quyết của Đại hội Đảng 11.
Vẫn trong câu chuyện các chuyên gia tham vấn cho Chính phủ, ông Tuyển dẫn ý kiến của nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá, cho rằng mức tăng trưởng 5% trong 2012 là có cơ sở lịch sử và có cơ sở ổn định, vì sau khi xiết chặt đầu tư thì tăng trưởng rất thấp.
Ông Tuyển cũng cho rằng, nếu phân bố nguồn lực tốt hơn thì có thể đạt đến 6,5%, còn nếu như hiện nay thì chỉ 5%.
Với sự quan ngại sâu sắc về những bất ổn của nền kinh tế hiện nay, đa số các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng không thể đặt quá nặng mục tiêu tăng trưởng khi lạm phát còn quá cao như hiện nay. Vì vậy cần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP theo hướng giảm hơn so với mức đã được Đại hội 11 thông qua.
Vẫn làm kế hoạch theo kiểu “truyền thống”
Bên cạnh chỉ tiêu tăng trưởng, nhìn toàn diện, bản kế hoạch cũng chưa thực sự "được lòng" các chuyên gia kinh tế.
Nhận xét dự thảo kế hoạch 5 năm “chưa đáp ứng được những yêu cầu bức xúc của nền kinh tế Việt Nam hiện nay”, TS. Võ Đại Lược cho rằng đánh giá tình hình kinh tế năm 2011 trong dự thảo không đúng thực tế.
“Tình hình thực tế hiện nay là kinh tế tăng trưởng thấp, lạm phát sản xuất kinh doanh hoạt động cầm chừng, các vấn đề xã hội ngày càng bức xúc đã không được phản ánh”, ông Lược nói.
Cũng theo ông Lược, những vấn đề bức xúc của nền kinh tế như quy hoạch có chất lượng thấp, các khu công nghiệp, khu kinh tế phát triển tràn lan kém hiệu quả, đầu tư cơ sở hạ tầng dàn trải... chưa được đề cập, nhất là chưa có giải pháp.
TS. Trần Du Lịch cũng “rất tiếc” khi kế hoạch 5 năm vẫn theo tư duy làm kế hoạch “truyền thống” từ nhiều thập niên qua, mà không đặt trong bối cảnh Việt Nam đã tụt hậu xa hơn trên nhiều mặt trong cạnh tranh và hội nhập.
Khẳng định “từ thực trạng kinh tế hiện nay, rõ ràng là không thể thực hiện được”, TS Lê Đăng Doanh đề nghị kế hoạch 5 năm cần được điều chỉnh cho sát thực tế hơn.
Đã đến lúc phải rất quyết liệt
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng kỳ họp Quốc hội tới đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi bàn thảo và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới.
Bởi, cũng như nhiều ý kiến khác tại hội thảo, ông Thiên cho rằng đã đến lúc phải rất quyết liệt để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Theo TS. Trần Du Lịch, nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới là ưu tiên về chất lượng tăng trưởng kinh tế; dồn mọi nỗ lực để tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững cho giai đoạn 15-20 năm sau.
Nhấn mạnh sự cần thiết kiên trì ổn định vĩ mô, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đề nghị cần kiên quyết đưa lạm phát về mức một con số trong năm 2012.
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành cũng cho rằng, ưu tiên đầu tiên của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm tới là phải ổn định kinh tế vĩ mô.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thì đề nghị trước mắt, cần có kế hoạch ổn định kinh tế vĩ mô gắn liền với tái cơ cấu và cải cách toàn diện trong ít nhất là hai năm 2012-2013, trước khi tiếp tục thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Ông Doanh cũng cho rằng, “tình hình kinh tế-xã hội rất không bình thường hiện nay cần được phản ánh trung thực với Quốc hội để có quyết sách thích hợp cho 5 năm tới và năm 2012”.
No comments:
Post a Comment