Monday, August 8, 2011

08/08 Hiển hiện nỗi lo về quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020

07:30 | 08/08/2011
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có hiệu lực từ ngày 21.7. Đây được coi là chương trình quy mô, đồ sộ nhất giúp khai thông những khó khăn cơ bản của ngành điện từ trước tới nay. Tuy nhiên, nỗi lo vẫn hiển hiện do những trụ cột chính của ngành điện được xác lập trong quy hoạch này là những gương mặt cũ được giao trách nhiệm bảo đảm tiến độ các dự án phát triển nguồn điện.


Nguồn: tietkiemnangluong.com
Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng đã chỉ ra 5 điểm mới cơ bản của Quy hoạch điện VII nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó có việc cụ thể hóa những giải pháp triển khai thực hiện. Quy hoạch cũng xác định ưu tiên phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo cho sản xuất điện, theo đó, từ nay đến năm 2020 sản lượng điện từ năng lượng mới và tái tạo phải đạt ít nhất 4,5% trên tổng sản lượng điện của toàn hệ thống và khoảng 6,5% vào năm 2030. Và Chính phủ cũng đã đưa ra quy định phải giảm hệ số đàn hồi điện/GDP từ bình quân 2,0 hiện nay xuống còn 1,5 vào năm 2015 và 1,0 vào năm 2020. Quy hoạch cũng quy định đến năm 2030 tổng công suất điện hạt nhân đạt 10.700MW. Đặc biệt là đưa các quy định về cơ chế giá điện theo giá thị trường tiếp cận với chi phí biên dài hạn của hệ thống điện, phấn đấu đến 2020 giá điện phải đạt 8-9UScents/kWh. Ngoài ra, quy hoạch này cũng được coi như cởi nút thắt quan trọng trong công tác giải phóng mặt bằng. Bởi Chính phủ đã yêu cầu địa phương phải dành quỹ đất trong quy hoạch sử dụng đất của mình cho tất cả các dự án nguồn và lưới điện mà đã được xác định.
Liên quan đến phát triển năng lượng mới và tái tạo, Phó Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Bộ Công thương Lê Tuấn Phong cho biết, đã có những cơ sở nghiên cứu tiềm năng năng lượng gió cũng như cơ chế giá khá phù hợp để khuyến khích nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Ví dụ như Quy hoạch điện VII đã quy định việc miễn giảm thuế cho các dự án năng lượng tái tạo hoặc miễn tiền thuê đất… tương đương khoảng 2cents/kwh. Hỗ trợ này cộng với tiền mua giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và giá các chứng chỉ phác thải đã nâng giá bán lên mức 10cents-  là mức có thể khuyến khích đầu tư cho loại điện này.
Quy hoạch điện VII cũng chỉ rõ vai trò trụ cột của 3 tập đoàn lớn trong việc bảo đảm an ninh cung cấp điện là Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Trong đó, EVN vẫn chiếm tỷ trọng nguồn điện lớn đồng thời với nhiệm vụ đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới truyền tải điện và đưa điện về nông thôn... Với 25 dự án EVN được giao trong Quy hoạch điện VII từ nay đến năm 2020, tập đoàn này đang có kế hoạch triển khai 14 dự án, trong đó 10 dự án đang chuẩn bị đầu tư và 4 dự án đang lựa chọn nhà thầu để chuẩn bị khởi công trong năm 2011. Phó tổng giám đốc EVN Dương Quang Thành cho biết, vẫn còn 3 khó khăn cơ bản khiến EVN lo ngại là vốn, giải phóng mặt bằng (GPMB) và đặc biệt là nguồn năng lượng đầu vào như than, khí... Đây là những yếu tố EVN không chủ động được và là thách thức lớn đối với trụ cột chính của ngành điện.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí quốc gia và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn năng lượng cho sản xuất, kinh doanh tại nước ta, chứ  không chỉ là những trụ cột của ngành điện. Theo Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Vũ Mạnh Hùng, cùng với khó khăn về vốn cho phát triển nguồn điện, Vinacomin còn gặp khó trong việc đầu tư vào các mỏ than mới, kể từ khi Luật Khoáng sản có hiệu lực. Bởi luật pháp quy định vốn của chủ đầu tư ít nhất phải bằng 30% tổng mức đầu tư. Trong khi đó, hiện suất đầu tư của một tấn công suất xê dịch trong khoảng 140-200 USD/tấn. Vì vậy, doanh nghiệp khó có thể bảo đảm yêu cầu của pháp luật trong quá trình khai thác than.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hùng cho rằng, để thực hiện mục tiêu của Quy hoạch điện VII cần xây dựng song hành thêm ít nhất 2 tổng sơ đồ khác. Cụ thể là tổng sơ đồ về nguồn năng lượng sơ cấp (như thủy điện, than, dầu, khí…) và tổng sơ đồ vốn. Qua đó, sẽ tạo được thế 3 chân kiềng vững chắc, bảo đảm hoàn thành một tổng sơ đồ điện VII đồ sộ như thiết kế đã được phê duyệt.
Nguyên Long

08/08 Chính phủ chuyển giao nhiệm vụ nhiệm kỳ khóa XII và khóa XIII


 (08/08/2011)
Ngày 7/8/2011, tại Hà Nội, Chính phủ đã họp phiên chuyển giao nhiệm vụ giữa Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII và Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII.
Phiên họp này được tổ chức chỉ sau 1 ngày bế mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trong bối cảnh khó khăn do tác động của khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu; của thiên tai dịch bệnh; sự chống phá của các thế lực thù địch…, Chính phủ khóa XII đã nghiêm túc thực hiện các nghị quyết của Trung ương; chấp hành hiến pháp, luật pháp; đoàn kết, nhất trí, chung sức chung lòng, đề cao trách nhiệm của từng Thành viên; thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Mỗi Thành viên Chính phủ đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình, góp phần thiết thực vào thành tựu phát triển chung của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những đóng góp quan trọng, có hiệu quả của các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ nhiệm kỳ Chính phủ khóa XII.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn, các đồng chí Thành viên Chính phủ thôi đảm nhận trọng trách, chức vụ với uy tín, kinh nghiệm của mình tiếp tục có những đóng góp quý báu cho Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII và khóa XIII chụp ảnh lưu niệm
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ tới, tình hình kinh tế-xã hội còn tiếp tục hết sức khó khăn,  đòi hỏi Chính phủ khóa XIII cần quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành, để cùng với Quốc hội và cả hệ thống chính trị phấn đấu hoàn thành thắng lợi những mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra.
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng, Phạm Gia Khiêm đã chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo địa phương, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại, phòng, chống bão lụt; phòng, chống ma túy, mại dâm; chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa…
Các đồng chí nguyên là Phó Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, của nhân dân cả nước; sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, mang lại cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn cho nhân dân…
Bày tỏ tình cảm tốt đẹp tới các Thành viên Chính phủ khóa XII, phát biểu với các thành viên Chính phủ khóa XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, nhiệm kỳ Chính phủ mới đã bắt đầu, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ cần bắt tay ngay vào thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao ngay từ ngày đầu, tháng đầu, không vì chuyển giao mà để công việc gián đoạn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ cần thực hiện ngay việc rà soát, xây dựng quy chế làm việc theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ mình, cơ quan mình; xem xét và tháo gỡ hoặc đề xuất tháo gỡ kịp thời những vấn đề còn chồng chéo…
Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn các Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIII luôn phát huy tinh thần đoàn kết, gương mẫu, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, chung sức, chung lòng để vượt qua những khó khăn, thách thức, hoàn tốt các nhiệm vụ được giao.
Cũng tại phiên họp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trao quà lưu niệm cho các Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII và trao Quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch nước cho các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIII.
CKH

08/08 ECB buys up Italian and Spanish debt


Last updated: August 8, 2011 8:53 am
Borrowing costs for Spain and Italy tumbled on Monday as the European Central Bank intervened to buy the countries’ respective bonds and try to stabilise financial markets.
Dealers reported that the ECB had started buying the debt as soon as European bond markets opened. A senior Italian official said his impression was that the ECB was buying.

More

ON THIS STORY

Yields on 10-year Italian bonds, which move inversely to prices, fell 65 basis points to 5.44 per cent, taking them well below the 6 per cent level above which they had been trading for much of last week.
Spanish borrowing costs also dropped, the 10-year bond yield falling 72 basis points to 5.32 per cent. The euro rose against the dollar.
At the same time, Spanish and Italian stock markets rebounded sharply, Spain’s Ibex 35 index rising 3.3 per cent and Italy’s FTSE MIB up 4.1 per cent.
Shares in battered eurozone banks were also rising sharply, with Italy’s Unicredit and Mediobanca up 6.5 per cent and 5.6 per cent respectively. Other banks, including Spain’s Santander and UK-based Royal Bank of Scotland, which tumbled heavily at the end of last week, were rallying strongly.
The rebound in European bank stocks and peripheral debt - the wider Eurofirst 300 index of leading stocks was moving into and out of positive territory - eased fears over the weekend that Monday would see a precipitous slide in the value of Spanish and Italian debt.
It came after the ECB sent a clear signal on Sunday night that it would intervene, in an effort to soothe markets amid the worsening eurozone debt crisis and after Friday’s US rating downgrade by Standard & Poors.
The G7 group of industrialised nations said on Monday morning that it was ready to intervene in foreign exchange markets if conditions warranted, and that the “market’s trust” in US Treasuries had not changed.
“These actions, together with continuing fiscal discipline efforts, will enable long-term fiscal sustainability,” the statement said.
Investors initially sought out safety in the face of widespread selling of equities and other risky assets in Asia. Yields on the US 10-year bonds fell 3 basis points to 2.53 per cent.
But, later, German 10-year yields rose 15 basis points to 2.49 per cent as investors pulled out of what is seen as Europe’s safest financial asset.
“Bunds are falling big time,” said Peter Schaffrik, head of European rates strategy at RBC Capital Markets. “If the ECB is coming in to support the periphery we will less flight into German debt.”
Jean Claude Trichet, president of the ECB, welcomed the announcements from Italy and Spain of measures to accelerate their reforms, and promised to “actively implement” its revived bond-buying programme to intervene in eurozone bond markets, in a statement issued on Sunday night after an emergency conference call of its governing council.
However, analysts said that action by policymakers would still have to be decisive and sizeable to ensure that Europe’s debt crisis does not deteriorate further.
“The question is the scale of the bond buying programme. If they are only doing small scale buying this rally will crumble quickly,” Mr Schaffrik warned.
Mark Schofield, head of interest rate strategy at Citi, said: “I’m not convinced it is enough to pacify the markets. There are still a lot of unanswered questions.”
Investors are concerned about the lack of firepower at Europe’s bail-out vehicle, the European Financial Stability Facility, which should take over bond-buying from the ECB in the autumn. They also point to the example of Greece last year when ECB purchases sparked a rally that fizzled out within days.
Mr Schofield said one problem was that the recent rise in Italian and Spanish yields had not been due to investors betting against the countries but rather selling out.
“It does encourage any manoeuvrable short positions to get out. But the market has been about a reduction in long positions not new short positions,” he added.
Analysts point to two big hurdles to the ECB buying bonds in huge amounts. One is how the ECB will sterilise its purchases. Mr Schofield suggests it might sell ECB debt. The second is whether and how the ECB can transfer its purchases to the EFSF.
The market impact of the ECB’s bond purchases could be lower than its previous intervention in Greece, Ireland and Portugal, given the larger size of the Spanish and Italian sovereign debt markets, Barclays Capital warned in a note.
Jacques Cailloux, chief European economist at Royal Bank of Scotland, told Bloomberg News he expected the ECB to buy on average around €2.5bn of bonds a day.
There was no indication of divisions within the eurozone central bank over the controversial move to support Italy and Spain, although close observers expected there had been continued resistance from the German Bundesbank.
The action was defended in the statement as designed “to ensure price stability in the euro area”, as part of ECB monetary policy.
The ECB council called for “decisive and swift implementation” by both Italy and Spain of their budgetary plans to curb their deficits and reduce external borrowing, in order to restore their credibility in the bond markets.
The council also welcomed the statement by Nicolas Sarkozy, French president, and Angela Merkel, German chancellor, which appeared to back ECB bond-buying and promised prompt implementation of reforms that would allow the €440bn European Financial Stability Facility – the eurozone governments’ rescue fund – to intervene in bond markets in the future.
Gary Jenkins at Evolution argued that the US downgrade could have a bigger effect in Europe than in Washington, particularly if France were to lose its triple A status. That would complicate the structure of the EFSF enormously. The premium France pays to borrow over Germany hit a euro-era record last week.
Investors were divided about the impact of Standard & Poor’s downgrade of the US to double A plus, but said that it heightened uncertainty in extremely fragile markets. “At the very least, it adds uncertainty to a very uncertain ­picture. I expect the market to fall quite a bit further,” said Graham Secker, equity strategist at Morgan Stanley.
The downgrade was “precipitous, wrong, and dangerous,” said Bill Miller, chairman of Legg Mason Capital. “At best, S&P showed a stunning ignorance and complete disregard for the potential consequences of its actions on a fragile global financial system.”
In a sign of the downgrade’s limited immediate impact, the Depository Trust & Clearing Corporation, a US securities clearing house, said it would not change its collateral rules in light of the S&P move.
Additional reporting by Robin Harding, Guy Dinmore, Claire Jones, James Politi, Quentin Peel, Rachel Sanderson and Jennifer Thompson
Copyright The Financial Times Limited 2011. You may share using our article tools.
Please don't cut articles from FT.com and redistribute by email or post to the web.

08/08 Mời chuyên gia luật, kinh tế tham gia sửa đổi Hiến pháp


Thứ hai, 8/8/2011, 17:09 GMT+7

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc biên soạn dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 phải đáp ứng yêu cầu về khoa học pháp lý, bám sát cương lĩnh của Đảng và tình hình thực tiễn, xu thế thời đại.
'Nên sửa đổi quy định về bộ máy nhà nước trong Hiến pháp'

Sáng 8/8, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 họp phiên thứ nhất. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhấn mạnh, việc biên soạn dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phải đáp ứng các yêu cầu về khoa học pháp lý, đồng thời bám sát cương lĩnh, đường lối chủ trương của Đảng kết hợp với tình hình thực tiễn, xu thế thời đại để có dự thảo sửa đổi có chất lượng cao.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, hoạt động của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mang tính tổng hợp, nghiên cứu khoa học cao; quá trình hoạt động của ủy ban phải đảm bảo nguyên tắc sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng giữ vững nguyên tắc tập trung, dân chủ, lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.
Đối với những ý kiến góp ý tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần làm rõ hơn trách nhiệm, vai trò của các ủy viên; tổ chức bộ máy chuyên trách trong thành phần Ban biên tập để tổng hợp các báo cáo, ý kiến đóng góp, biên soạn một cách khoa học, đáp ứng những tiêu chí đề ra. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý được phân công là Trưởng Ban biên tập, người phát ngôn của ủy ban.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13. Ảnh: Tiến Dũng.
Phiên họp thứ nhất của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nhằm thống nhất quy chế, kế hoạch hoạt động của ủy ban và dự thảo kế hoạch tổng kết thi hành Hiến pháp 1992. Dự phiên họp còn có Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch ủy ban; đại diện lãnh đạo các ủy ban của Quốc hội, các thành viên Chính phủ và các ban, ngành, đoàn thể Trung ương là thành viên của ủy ban.
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có nhiệm vụ thảo luận các vấn đề thuộc nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; tổ chức tổng kết thi hành Hiến pháp 1992; tập hợp ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp; nghiên cứu thông tin, tư liệu liên quan và xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đồng thời, cơ quan này cũng có nhiệm vụ khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung sửa đổi Hiến pháp và biên soạn, chỉnh lý các văn bản này.
Trong kế hoạch dự kiến, việc tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 phải đảm bảo tính toàn diện, đánh giá khách quan và đúng đắn những giá trị tư tưởng chính trị - pháp lý được thể hiện trong Hiến pháp; những thành tựu đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.
Việc tổng kết cũng tính đến những yêu cầu, nội dung đặt ra phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Hiến pháp nhằm thể chế hóa kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Các ý kiến góp ý tại phiên họp tập trung vào thành phần dự kiến của Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 - đơn vị có chức năng giúp việc cho ủy ban. Các thành viên ủy ban đề nghị để đảm bảo chất lượng của dự thảo, cần chọn lựa vào bộ phận này những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu Hiến pháp, trong đó cũng cần bổ sung các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực kinh tế.
Quan tâm đến sự chính xác, tính phổ quát của đạo luật gốc Hiến pháp, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho rằng, Ban biên tập cần lưu ý, thận trọng trong từng câu chữ, từ ngữ dự kiến đưa vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ông Cường đề nghị bổ sung chuyên gia giảng dạy pháp luật tại các trường đại học luật lớn trên cả nước tham gia vào Ban biên tập. Cũng liên quan đến nội dung này, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình đề xuất trong thành phần Ban biên tập phải có những chuyên gia thuộc thành phần dân tộc thiểu số để đảm bảo tính hài hòa.
Nhấn mạnh đến yêu cầu công khai, minh bạch và công tác tuyên truyền trong tiến trình xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Trần Hanh đề nghị đăng tải trên các cơ quan báo chí về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung; đồng thời tổ chức để người dân tham gia trực tiếp vào việc góp ý sửa đổi Hiến pháp; coi đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng rãi trong nhân dân để tạo đồng thuận cao trong toàn xã hội.
(Theo TTXVN/Vietnam Plus)

08/08 Hơn nửa triệu thí sinh trượt đại học vì điểm sàn


Thứ hai, 8/8/2011, 10:59 GMT+7

Sáng nay, sau hai giờ họp bàn, Bộ GD&ĐT công bố mức sàn đại học khối A và D là 13 điểm, khối B và C là 14 điểm (tương đương năm ngoái). Hơn nửa triệu thí sinh đã trượt đại học và phải tìm cơ hội ở khối cao đẳng, trung cấp.
Sàn đại học dự kiến khoảng 13 -14 điểm'Điểm sàn không thể quá thấp'/'Đại học ngoài công lập đứng trước nguy cơ tan rã'

Mức điểm sàn nêu trên được áp dụng đối với học sinh phổ thông khu vực 3, chưa tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Khu vực kế tiếp được giảm 0,5 điểm, đối tượng kế tiếp được giảm 1 điểm. Những thí sinh có tổng điểm dưới sàn sẽ không được tham gia xét tuyển nguyện vọng 2, 3 vào các trường đại học.
Điểm sàn bậc cao đẳng thấp hơn bậc đại học 3 điểm, tương ứng với từng khối thi. Ngay sau khi có điểm sàn, các trường đại học cũng công bố điểm chuẩn, điểm trúng tuyển, xét tuyển, số lượng tuyển nguyện vọng 2, nguyện vọng 3.
Thí sinh trong mùa tuyển sinh 2011. Ảnh: Hoàng Hà.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, có ba phương án điểm sàn được đưa ra. Phương án thứ nhất là các khối cùng 13 điểm. Phương án 2 là giữ nguyên mức điểm sàn như năm ngoái, khối A, D là 13; khối B, C là 14 điểm. Còn phương án 3 là khối B lấy 15 điểm thay vì khối này điểm cao hơn so với năm trước.
Hội đồng điểm sàn đã phân tích và thấy rằng, phương án 1 sẽ khiến số lượng dôi ra so với chỉ tiêu cần quá lớn, phương án 3 cũng không ổn vì dù điểm cao nhưng số lượng ảo khối B cũng nhiều. Cuối cùng, phương án 2 được lựa chọn.
Để tra cứu điểm chuẩn, độc giả soạn tin DCH (dấu cách) Mã trường, gửi 8500.
Ví dụ: Tra cứu điểm chuẩn ĐH Kiến trúc Hà Nội, soạn tin: DCH KTA gửi 8500.
Thứ trưởng Ga nhận xét, với mức điểm sàn như thế, Bộ đã tính mức dư dôi rất lớn so với chỉ tiêu, khối A và C mức dư là 1,6 lần; khối D là 2 lần và khối B dư tới 21 lần.
"Năm nay Bộ còn cho phép thí sinh rút hồ sơ NV2, NV3 nên khi không đỗ đại học ở thành phố lớn thì các em có thể quay về các trường ở địa phương và các trường này có thể tuyển đủ chỉ tiêu cần thiết", Thứ trưởng Ga nói.
Năm 2011, cả nước có 1,5 triệu hồ sơ đăng kí thi đại học và gần 500.000 hồ sơ thi cao đẳng. Số lượng hồ sơ đăng kí dự thi khối A chiếm đến 55,2%, (gần 1,1 triệu), đứng thứ hai là khối B với 381.503 hồ sơ, chiếm 19,4%. Khối D có tổng số 304.480 hồ sơ, chiếm 15,5%. Khối C có 125.264 hồ sơ (chiếm 6,40%). Các khối khác chiếm 3,50% với tổng số 68.768 hồ sơ.
Với mức điểm sàn năm nay, hơn nửa triệu thí sinh đã trượt đại học.
Tham khảo điểm sàn những năm gần đây:
Năm200520062007200820092010
Khối A151315131313
Khối B151415151414
Khối C141414141414
Khối D141313131313
Hoàng Thù
y

08/08 PVC đầu tư xây dựng tòa nhà cao nhất tại ĐBSCL



Phối cảnh của Bạc Liêu Tower. (Nguồn: vpubnd.baclieu.gov.vn)
Ngày 8/8, Công ty cổ phần Phát triển đô thị Dầu khí (Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam) tổ chức lễ cất nóc tòa nhà cao nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - Bạc Liêu Tower 18 tầng, sau khi đã hoàn tất phần xây thô và đang gấp rút hoàn thiện nội thất.

Dự kiến, công trình sẽ khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 2/9.

Dự án nằm tại trung tâm thành phố Bạc Liêu, có diện tích sàn xây dựng trên 17.000m2 và tổng chi phí hơn 319 tỷ đồng do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVC) làm chủ đầu tư.

Cao ốc phức hợp sẽ gồm nhiều chức năng như trung tâm hội nghị, văn phòng cho thuê, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ và khu vui chơi giải trí.

Công trình sẽ góp phần quan trọng tạo động lực phát triển cho các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh Bạc Liêu, giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời nâng cao vị thế của Bạc Liêu so với các tỉnh, thành khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long./.
Huỳnh Sử (TTXVN/Vietnam+)