Sunday, October 9, 2011

09/10 Bộ trưởng Vương Đình Huệ là hội viên danh dự ACCA


09/10/2011 | 20:53:00


Bô trưởng Vương Đình Huệ đón nhận danh hiệu viên danh dự ACCA. (Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN)
Ngày 9/10, Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA) đã trao tặng danh hiệu hội viên danh dự cho giáo sư, tiến sỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nhằm ghi nhận những đóng góp to lớn của ông đối với quá trình phát triển của ngành kế toán kiểm toán tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ là một trong 6 cá nhân và là người Việt Nam đầu tiên được nhận danh hiệu này kể từ năm 1999 khi ACCA trao bằng Hội viên danh dự lần đầu tiên.

09/10 Panel calls for power grid linking Japan, SE Asia, Australia



BY TAKAYUKI HAYASHI STAFF WRITER
2011/10/09

photoHiroya Masuda, former minister of internal affairs and communications (Asahi Shimbun file photo)
Japan should take the lead in building a power grid that extends from Japan through Southeast Asia to Australia, according to a nongovernmental panel of experts chaired by a former communications minister.
Such a broad-area power grid would enable exchanges of renewable energy across national borders and serve as an energy equivalent of the Trans-Pacific Partnership free trade agreement now under discussions, according to the proposal of Nihon Sousei Kaigi (Japan creation council) released on Oct. 7.
"Cross-border cooperation is the most badly needed in the domain of energy," said Hiroya Masuda, a former Minister for Internal Affairs and Communications who heads the group. "Japan (with its technological excellence) can take the initiative."

09/10 Ấn Độ “cần tăng cường quan hệ với Việt Nam”


Nhiều chuyên gia và cựu quan chức Ấn Độ đề nghị nước này tăng cường các quan hệ chiến lược, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng, với Việt Nam.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ từ ngày 11-13.10. Nhân trước chuyến thăm, báo chí Ấn Độ đã có nhiều bài viết về quan hệ song phương. Trong đó, các chuyên gia nước này đều cho rằng Ấn Độ cần thắt chặt hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Hãng tin lớn nhất Ấn Độ Press Trust of India ngày 7.10 dẫn lời cựu ngoại trưởng nước này MK Rasgotra kêu gọi phát triển quan hệ song phương, đồng thời khẳng định rằng Việt Nam là một quốc gia quan trọng trong khu vực biển Đông. Cựu Phó cố vấn an ninh quốc gia Leena Ponappa thì nhận định quan hệ giữa Ấn Độ với Việt Nam được dựa trên “nền tảng các niềm tin chung”. Theo bà Ponappa, Việt Nam là một quốc gia “tăng trưởng ấn tượng” và Ấn Độ cần đẩy mạnh hợp tác về nhiều mặt, nhất là năng lượng vì an ninh năng lượng sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai phát triển của nước này.
 
Tàu SANKALP thuộc Lực lượng tuần duyên Ấn Độ thăm cảng Sài Gòn hồi tháng 3 - Ảnh: Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM cung cấp 

09/10 Bài 1: Một bản hiến pháp hiệu quả và phù hợp


08:28-09/10/2011Ba trụ cột cho sự phát triển thịnh vượng, bền vững của nước Mỹ
Nguyễn Cảnh Bình*

James Madison (1751-1836), người được mệnh danh
là cha đẻ bản Hiến pháp Mỹ
Một ngôi nhà lớn cũng như một quốc gia hùng mạnh không thể chỉ xây dựng trên một trụ cột. Thực tiễn cho thấy nhà nước Mỹ thịnh vượng, bền vững như ngày hôm nay được xây dựng trên nhiều trụ cột, trong đó trụ cột thứ nhất chính là bản hiến pháp phù hợp với dân tộc Mỹ, khai thác được tiềm năng và đảm bảo khuôn khổ cho sự phát triển của đất nước.
Không một công ty, một doanh nghiệp nào khi mới thành lập tự nhiên đã là người khổng lồ, không một quốc gia nào tự nhiên sinh ra đã hùng mạnh. Quá trình phát triển của nước Mỹ trở thành một cường quốc như hiện nay cũng là sự hội tụ của nhiều yếu tố và trải qua nhiều biến động và thăng trầm của lịch sử và phát triển lâu dài. Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, khi mới thành lập, nước Mỹ là một vùng đất hứa và là một quốc gia trung bình, có tiềm năng phát triển, chưa phải là cường quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha… Vượt qua nhiều biến động thăng trầm từ những ngày dựng nước, đến công cuộc giải phóng nô lệ của Abraham Lincoln, vượt qua Chiến tranh thế giới thứ nhất dưới thời Woodthrow Wilson, đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế và Chiến tranh thế giới thứ hai của thời kỳ Roosevelt những năm 1940, nước Mỹ mới trở thành một cường quốc. Rồi trải qua cuộc Chiến tranh Lạnh thời kỳ Kennedy và sự sụp đổ của Đông Âu năm 1989, Hoa Kỳ mới thực sự trở thành siêu cường…

Nước Mỹ được xây dựng nên như ngày hôm nay là nhờ ba trụ cột: (1) Một bản hiến pháp hiệu quả, phù hợp với dân tộc Mỹ, khai thác được tiềm năng của đất nước và đảm bảo khuôn khổ cho sự phát triển. Đại diện tiêu biểu là James Madison, Cha đẻ bản Hiến pháp Mỹ; (2) Vai trò của những chính trị gia, nhà lãnh đạo xuất chúng, có tầm nhìn đã hoạch định và thực thi được các chính sách phù hợp với bản Hiến pháp đã được thiết lập. Nhân vật tiêu biểu nhất là Alexander Hamilton, Bộ trưởng Tài chính đầu tiên. (3) Một nền giáo dục lành mạnh, thực tiễn để đào tạo ra các thế hệ công dân khai sáng, có kiến thức và hiểu biết, từ đó hình thành các thế hệ lãnh đạo tương lai tài giỏi cho đất nước… Nhân vật tiêu biểu là Thomas Jefferson, Tác giả Tuyên ngôn Độc lập, Tổng thống thứ ba của Mỹ.

Các thế hệ lãnh đạo đầu tiên của nước Mỹ nhận thức và hiểu được rằng, nền độc lập giành được từ người Anh là chưa đủ để đảm bảo việc xây dựng một quốc gia thịnh vượng. Năm 1787, khi tham dự Hội nghị Lập hiến, George Mason người soạn Tuyên ngôn Nhân quyền cho bang Virginia đã viết thư cho con trai: “Cuộc Cách mạng giành độc lập từ nước Anh và quá trình xây dựng chính quyền mới lúc đó chẳng là gì so với công trình vĩ đại [Ý nói là việc soạn bản Hiến pháp] đang ở trước mắt cha... Việc thiết lập chính quyền này có thể sẽ mang lại hạnh phúc hay đau khổ cho hàng triệu người, cả hiện nay và trong tương lai. Đó vẫn là mục tiêu cao cả, đầy hấp dẫn và thách thức sự hiểu biết của loài người.”

Các sử gia trên thế giới đều đánh giá rằng có hai văn bản quan trọng nhất làm cơ sở cho sự hùng mạnh và bền vững của nước Mỹ là bản Tuyên ngôn Độc lập được soạn năm 1776 và Hiến pháp Mỹsoạn thảo năm 1787. Có thể nói bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ mà sau này được Hồ Chủ tịch trích dẫn trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta năm 1945 chính là bản tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu của người dân Mỹ mong muốn xây dựng một quốc gia độc lập, thịnh vượng... Còn bảnHiến pháp Mỹ là bộ luật tối cao, là khuôn khổ, là công cụ để người dân và chính phủ Mỹ đạt được mục tiêu mà Tuyên ngôn Độc lập đã nói. Có thể coi Tuyên ngôn Độc lập là văn bản thể hiện ý chí, khát vọng và tình cảm còn bản Hiến pháp Mỹ thể hiện lý trí, sự khôn ngoan và sự trù liệu kỹ càng để người dân Mỹ đạt được mục tiêu đó.
Trong những bản hiến pháp đang có hiệu lực trên thế giới hiện nay, Hiến pháp Mỹ là bản hiến pháp cổ xưa nhất với lịch sử tồn tại trên 220 năm và đến nay, bản Hiến pháp Mỹ đã được sửa đổi 27 lần nhưng trừ 10 tu chính án đầu tiên là Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill of Rights) ban hành ngay sau khi thông qua hiến pháp thì những lần sửa đổi sau chỉ sửa, bỏ đi hay thêm các điều khoản nhỏ chứ không phải viết lại mới hoàn toàn. Về căn bản, cấu trúc của chính quyền, quyền hạn, tổ chức, cách bầu chọn các cơ quan của Liên bang Hoa Kỳ vẫn không thay đổi so với khi Hiến pháp được soạn ra… Các sử gia và chính khách Mỹ đều khẳng định rằng bản Hiến pháp Mỹ đã đặt nền tảng cho quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, góp phần quan trọng biến một miền đất của 13 tiểu bang lỏng lẻo và yếu kém bên bờ Đại Tây Dương đang đứng trước nguy cơ tan rã và nội chiến đã trở thành một quốc gia hùng mạnh như hiện nay. 

Tại Hội nghị lập hiến, Benjamin Franklin đã kêu gọi những đại biểu khác ủng hộ bản Hiến pháp và tự đánh giá bản thân: “Tôi thừa nhận rằng lúc này có nhiều điểm trong bản Hiến pháp tôi không thể chấp nhận, nhưng tôi không chắc rằng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận nó. Tôi đã sống đủ lâu để hiểu rằng chúng ta không nên dựa quá nhiều vào sự phán xét của chính bản thân mình. Tôi thường thấy mình sai lầm ngay tại những điều ưng ý nhất. Khi tôi càng nhiều tuổi, tôi càng nghi ngờ sự phán xét của chính mình và quan tâm chú ý hơn đến những nhận xét của người khác. …Với những suy nghĩ đó, thưa Ngài Chủ tịch, tôi đồng ý với bản Hiến pháp này với mọi lỗi lẫm của nó, nếu có, bởi tôi nghĩ rằng chúng ta cần một chính quyền chung… Tôi cũng nghi ngờ rằng không một Hội nghị nào có thể làm ra được một bản Hiến pháp tốt đẹp hơn. Thưa Ngài, tôi nghĩ bản Hiến pháp này cũng làm những kẻ thù của chúng ta ngạc nhiên, những kẻ đang tin tưởng trông chờ rằng chúng ta cũng giống như những người xây dựng Tháp Babel; rằng các tiểu bang của chúng ta đang ở bên bờ miệng vực của sự tan rã, gặp nhau tại đây chỉ để cắt cổ họng của người khác."

Trong suốt 10 năm sau cuộc cách mạng Mỹ 1776-1786, chính dân tộc Mỹ đó, những con người đó, đất đai đó với 13 tiểu bang khá độc lập với nhau liên minh với nhau dưới một bản Hiến pháp mờ nhạt năm 1781 mang tên Các điều khoản Hợp bang đã tạo nên tình trạng rất lộn xộn, thậm chí có nguy cơ tan rã do thiếu vắng một chính quyền hiệu quả. Theo mô hình này, cả 13 tiểu bang chỉ thuần túy tham gia liên minh với nhau chứ không có một chính quyền chung. Cơ quan điều hành khi đó là Quốc hội Hợp bang, nhưng về hình thức cũng chỉ giống như đại hội đại biểu các tiểu bang nhưng không có thực quyền, không có bộ máy hỗ trợ, không có tòa án, không có quân đội nên không thể điều hành liên minh hiệu quả, khiến nước Mỹ đứng trước nguy cơ nội chiến và tan rã. Trước thực trạng đó, James Madison cho rằng, điều đầu tiên cần là phải xây dựng được một mô hình, một thể chế phù hợp và hiệu quả, tức là cần soạn thảo một bản hiến pháp mới, làm nền tảng cho một quốc gia muốn thịnh vượng và bền vững.

Đây là ý tưởng rất thông minh bởi lúc đó hầu hết các chính trị gia đương thời sa lầy vào những cuộc tranh luận vô bổ tại Quốc hội Hợp bang mà Madison cho là những tranh luận vụn vặt. Hầu hết những người dân Mỹ và cả các chính khách khác đều bất bình với những rối ren lộn xộn. Khi cuộc sống không được đảm bảo, sự lộn xộn về kinh tế và cả chính trị khiến đất nước không phát triển nên họ đã chỉ trích chế độ đương thời và mong muốn sự thay đổi. Những tiếng la ó có ở khắp mọi nơi, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân xuất hiện đòi lật đổ chính quyền cộng hòa non trẻ do mất niềm tin. Thậm chí, còn có đề xuất 13 tiểu bang khi đó nên chia thành ba quốc gia Bắc, Trung, Nam hoặc mời một vị hoàng gia ở châu Âu sang làm Vua nước Mỹ. Nhiều chính trị gia khác thể hiện thái độ bất mãn hoặc thờ ở, bàng quan với thời cuộc. 

Nhưng James Madison và Alexander Hamilton đều có cách tiếp cận và xử lý vấn đề với tinh thần xây dựng và sáng tạo. Cả hai nhân vật này khi đó mới 36 và 30 tuổi. Họ đều là những chính trị gia trẻ, tiêu biểu cho thế hệ chính khách thứ hai của Mỹ, đã hợp tác và chia sẻ quan điểm với nhau và cùng thống nhất mục tiêu chúng là nỗ lực vận động xây dựng một chính quyền Liên bang mới, mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn. Họ đều thống nhất rằng nước Mỹ cần một chính quyền liên bang mạnh và hiệu quả chứ không phải là một nên dân chủ thái quá và lộn xộn. Với suy nghĩ đó, Madison và Hamilton đã nỗ lực vận động chính giới Mỹ tổ chức Hội nghị Lập hiến tại Philadenphia từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1787, tập hợp các chính khách và lãnh tụ có uy tín của cả 13 tiểu bang để soạn thảo ra một bản Hiến pháp mới.

Lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều quốc gia hùng mạnh nhưng rồi lại lụi tàn, từng có nhiều đế chế ban đầu được lập nên bởi những vị vua khai sáng, uy tín và đức hạnh, nhưng rồi lại chấm dứt bằng chế độ độc tài, chuyên chế hoặc rồi lại vô kỷ cương, vô chính phủ với một ông vua bù nhìn, nhu nhược, ngu dốt… Vì thế, Madison hiểu rằng để xây dựng được một mô hình chính quyền hiệu quả, thì cần phải hiểu cặn kẽ mọi ngóc ngách của các mô hình chính quyền từng tồn tại trên thế giới rồi tìm ra một mô hình phù hợp. Để chuẩn bị cho Hội nghị Lập hiến, mùa Xuân-Hè năm 1786, Madison rời bỏ mọi công việc tại chính quyền tiểu bang và liên bang, một mình lặng lẽ trở về ngôi nhà của ông ở Montperlier, tiểu bang Virginia mải mê vùi đầu vào hàng trăm cuốn sách. Ðó là những cuốn rất nổi tiếng của các tác giả Thế kỷ Ánh sáng như Khế ước Xã hội, Tinh thần Pháp luật, Về Một Cộng đồng hoàn hảo và những cuốn khác về lịch sử tồn tại và diệt vong của các nhà nước Hy Lạp và La Mã cổ đại, Hợp bang Thuỵ Sĩ thế kỷ 14, Liên bang Bỉ, Phổ giữa thế kỷ 17... Madison đặt mục tiêu tìm ra những nguyên lý và trở ngại cho sự hoạt động bền vững của chính quyền. Madison nghiền ngẫm những ý tưởng và rồi viết những điều ông thấy bổ ích về những đặc điểm hình thành và nguyên nhân sụp đổ của các mô hình trên thế giới vào cuốn sổ nhỏ có tên là Những ghi chép về các mô hình liên bang cổ xưa và hiện đại. Rồi ông tự ghi chép và phân tích những điều yếu kém của thể chế Hợp bang của Mỹ khi đó vào cuốn Những trục trặc trong hệ thống chính quyền Mỹ. Ông quá thông minh và đã rất thực tiễn khi hiểu rằng để xây dựng một mô hình nhà nước Mỹ vững mạnh thì cần phải tìm ra những nguyên lý đúng đắn trên cơ sở cả lý thuyết và thực tiễn. 

Tìm hiểu tất cả những điều đó đã dẫn Madison đến kết luận rằng, dù hoàn toàn đồng ý với Jefferson rằng “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” nhưng Madison lại cho rằng rồi đây trong cuộc đời, mỗi người chúng ta sẽ trở nên rất khác nhau. Chúng ta trưởng thành khác nhau, sở hữu những tài sản và trí tuệ khác nhau và tất yếu sẽ có những quan điểm khác nhau. Hơn nữa, con người rồi sẽ tự tìm những biện pháp để bảo vệ tài sản và quan điểm của mình, đó là những nhóm lợi ích. Ông viết thêm: “Mọi xã hội văn minh tất yếu đều chia thành những tầng lớp khác nhau với lợi ích khác nhau, tất yếu sẽ tạo ra những con nợ và chủ nợ, người giàu và người nghèo, nông dân, nhà buôn hay người thợ sản xuất...” Ðối với Madison, sự bình đẳng có nghĩa là các tầng lớp, phe phái và các nhóm lợi ích khác nhau đó phải có cơ hội và điều kiện tự bảo vệ mình và để kiểm soát lẫn nhau. Do vậy, ông kết luận rằng “Ước nguyện lớn lao nhất của một chính quyền là sự cân bằng đủ để trung lập những xung đột đó, để kiểm soát bộ phận dân chúng này không chiếm dụng quyền và áp bức các bộ phận khác, và tự kiểm soát mình khỏi việc ban thành những đạo luật đi ngược lại lợi ích chung của toàn xã hội.” 

Từ những nghiền ngẫm này, Madison bắt đầu hình thành phác thảo của riêng ông về mô hình chính quyền liên bang Mỹ. Ông cũng viết rất nhiều thư cho Jefferson, Washington và các chính trị gia khác để thảo luận về mô hình này. Nhờ những kiến thức từ lý thuyết, thực tiễn và những trao đổi, tranh luận mà khi tới dự Hội nghị Lập hiến, Madison đã có sự chuẩn bị hơn hết thảy các đại biểu khác. Quan điểm và những lập luận về mô hình nhà nước liên bang của ông đã thuyết phục được hội nghị. Dù không phải tất cả các dự định của ông được thông qua nhưng phác thảo của ông đã trở thành nền tảng cho mô hình nhà nước liên bang Hoa Kỳ. Các đại biểu khác không có sự chuẩn bị chu đáo như ông tới mức ông được ca ngợi rằng là người duy nhất hiểu cặn kẽ mọi vấn đề về Hiến pháp trong khả năng mà trí tuệ con người có thể vươn tới được, bởi ở ông là sự kết hợp tuyệt vời giữa một chính trị gia xuất sắc và một học giả uyên thâm. Ông là bộ não, là “Cha đẻ bản Hiến pháp Mỹ”

Vấn đề mấu chốt đối với ông là phải xây dựng được một hệ thống chính quyền đại diện cho dân chúng theo một cách thức phù hợp nhất, ổn định nhưng không quá bảo thủ, năng động nhưng không quá vội vàng và đủ đảm bảo sự bình đẳng giữa nhóm lợi ích khác nhau đó. Ví dụ như đa số không được đàn áp thiểu số và ngược lại thiểu số không chiếm đoạt quyền của đa số, ví như tránh nguy cơ những con nợ hợp sức tự xoá bỏ những món nợ, ngược lại các chủ nợ không được chèn ép và bức bách họ. Trong khi một số đại biểu ủng hộ mô hình chính quyền tập trung mạnh bằng cách sáp nhập tất cả các tiểu bang thành một quốc gia duy nhất; một số khác muốn duy trì quyền tự quyết và tự chủ của tiểu bang và các tiểu bang chỉ liên minh với nhau; còn đa số các đại biểu khác không có chính kiến và thiếu sự hiểu biết sâu sắc về chính quyền thì Madison kiên quyết ủng hộ mô hình nhà nước liên bang.

Sau này, Madison cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thông qua Hiến pháp ở Virginia, rồi hợp tác với Alexander Hamilton viết loạt các bài luận Người Liên bang để giải thích và vận động người dân Mỹ hiểu và phê chuẩn Hiến pháp.

James Madison (1751-1836)
Là một người cực kỳ thông minh và, ngay từ khi là sinh viên trường Princeton năm 1771, James Madison đã đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực chính quyền và luật pháp. Năm 1775 khi mới 24 tuổi, Madison tham gia Ủy ban cách mạng của quận Orange; 25 tuổi, tham dự Hội nghị soạn thảo bản Hiến pháp cho tiểu bang Virginia. Trong những năm 1776-1777, ông tham gia Viện dân biểu thị xã, sau đó, tham gia Hội đồng Hành pháp tiểu bang. 30 tuổi, Madison đại diện cho tiểu bang Virginia tại Quốc hội Hợp bang. Mặc dù là đại biểu trẻ nhất, nhưng ông đã đóng một vai trò rất quan trọng trong các cuộc tranh luận. Ông là người chỉ đạo ngầm đằng sau các cuộc họp ở Hội nghị Mount Vernon (1785), rồi tham gia Hội nghị Annapolis tiền đề cho Hội nghị Lập hiến (1786) và là người có nỗ lực lớn nhất vận động tổ chức Hội nghị Lập hiến. 

Madison được mệnh danh là "Cha đẻ của Hiến pháp Mỹ" vì sự đóng góp lớn lao trong việc soạn thảo văn kiện này cũng như trong quá trình thông qua Hiến pháp. Là một trong những lãnh tụ của Hạ viện Mỹ (1789-1797), Madison đóng góp chính vào Tuyên ngôn nhân quyền. Năm 1792, ông và Jefferson đã thành lập Ðảng Cộng hòa - Dân chủ để chống đối các chính sách tài chính – kinh tế của Hamilton và Đảng Liên bang.

Ông cũng có công lớn soạn Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill Of Rights) bảo vệ quyền tự do của con người và cùng Thomas Jefferson sáng lập đảng Dân chủ Mỹ. Ông cũng trở thành Tổng thống thứ 4 của Mỹ. Trên cương vị này, ông có điều kiện và tư cách để thực thi những chính sách và chính bản hiến pháp mà ông góp phần soạn nên…

---
(*) Giám đốc Alpha Books



[ExryuVietnam] Ca'c Ha~ng giup pha't trie^?n Vie^.t Nam & VN xuat cang gao

----- Forwarded Message -----
From: qui nguyen <quinguyen_vic@yahoo.com.au>
To: EXRYU VIETNAM <ExryuVietnam@yahoogroups.com>; EXRYU -WW <exryu-ww@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, October 9, 2011 10:22 AM
Subject: [ExryuVietnam] Ca'c Ha~ng giup pha't trie^?n Vie^.t Nam & VN xuat cang gao

 
Xin gửi đến quy anh chi các tin  về VN  .
Chúng ta cám ơn các hang xưởng đem đến công ăn việc làm cho người Việt & giúp phát triển VN. Nếu có thể sản xuất các sản phẩm xuất khẩu được thì các CEO của các hãng này đối với VN thie^?n nghi~ có giá trị nhiều hơn Steve Jobs !

Quí Nguyễn

Panasonic to build hi-tech plant in Vietnam
Japan firm to build $25 mln feed plant in Long An
Japan to build animal feed factory in VN
Vietnam to build Southeast Asia's major transit airport
$289 mln plant in Vietnam to be operational soon: Nokia CEO
Swiss shoe firm to build 2nd plant in Vietnam
Rice exports to reach 7 mln tons this year


[anti-Hanoi] Cam on TNS va Ba Jim Webb - Nghia Trang Quan Doi Bien Hoa (Le Tung Chau).

DKU: Ý kiến của các bạn anti-Hanoi về việc TNS Mỷ yêu càu chính phủ VN trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà.



----- Forwarded Message -----
From: cuong tran <cqtr2005@yahoo.com>
Sent: Sunday, October 9, 2011 8:55 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Fw: Cam on TNS va Ba Jim Webb - Nghia Trang Quan Doi Bien Hoa (Le Tung Chau).
 

----- Forwarded Message -----
From: NhatLung Tran <vanlongtran@sympatico.ca>
Sent: Saturday, October 8, 2011 8:11 AM
Subject:   Cam on TNS va Ba Jim Webb - Nghia Trang Quan Doi Bien Hoa (Le Tung Chau).

Kính thưa quý vị,
Hôm qua, TG Trần Hồ loan tin v/v  Thượng Nghị Sĩ Jim Webb yêu cầu CSVN phải cho trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa để vinh danh Quân Lực VNCH.
Tôi đã có vài hàng phát biểu dưới đây.
CÁM ƠN ÔNG và BÀ TNS JIM WEBB.
                                                
                                                             TNS Jim Webb và Phu nhân Hong Le Webb

08/10 TBT NP TRỌNG ĐI SANG TÀU, by Âu Dương Thệ và bình luận của NLG

Thứ bảy, ngày 08 tháng mười năm 2011

MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ CHUYẾN THĂM BẮC KINH SẮP TỚI CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG…

Âu Dương Thệ.

I. Đới Bỉnh Quốc thiết kế cho chuyến đi Bắc Kinh của ông Nguyễn Phú Trọng

Đài Bắc Kinh ngày 8.9 đã nhắc lại câu „Hai bên khẳng định sẽ làm theo tinh thần nhận thức chung của nhà lãnh đạo hai nước" trong „Bản tin báo chí"[1](một kiểu thông cáo chung) kết quả cuộc hội đàm của Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc giữa Đới Bỉnh Quốc, nhân vật cao nhất phụ trách ngoại giao và Giám đốc Văn phòng An ninh quốc gia của ĐCS Trung Quốc[2] và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ở Hà Nội vào đầu tháng 9 vừa qua. Đối với các quan sát viên chính trị theo dõi quan hệ giữa hai ĐCS VN và Trung quốc thì câu trên đây tuy rất bình thường nhưng lại có một hàm ý đặc biệt và rất rõ ràng. Hàm ý đặc biệt của câu trên là gì?
Câu hỏi trên liên hệ mật thiết hữu cơ tới việc Đới Bỉnh Quốc gặp ông Nguyễn Phú Trọng, TBTĐCSVN từ tháng 1.2011, ngày 7.9, một ngày khi „Bản tin báo chí" được công bố chính thức với bên ngoài. Ông Trọng đã ôm hôn rất thân thiết Đới Bỉnh Quốc. Sau đó họ Đới chuyển lời miệng của Hồ Cẩm Đào, người đứng đầu CS Trung quốc, nhắn riêng ông Nguyễn Phú Trọng „Đảng và Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam. Trong tình hình hiện nay, hai bên Trung-Việt đặc biệt cần phải xuất phát từ đại cục, nắm vững hướng phát triển quan hệ Trung-Việt."Và quan trọng nữa, qua lời của họ Đới, Hồ Cẩm Đào mong Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sớm sang thăm Trung Quốc".[3]

[anti-Hanoi] Tí thức khuynh tả, thân CS miền Nam

----- Forwarded Message -----
From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Saturday, October 8, 2011 6:02 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Tí thức khuynh tả, thân CS miền Nam
 
Ngàn năm mây trắng còn bay
Nghiệp kia là đấy, chướng này là kia
Dĩ nhiên là những người theo CS đúng nghĩa, là những người duy vật.
Nhưng nghiệp chướng đây không chỉ có ý nghĩa tôn giáo, mà là lịch sử
Ai biết đời tư, gia đình của những người này, sẽ hiểu hơn.

D~

[ExryuVietnam] Huye^`n thoa.i Đại Cathay

----- Forwarded Message -----
From: qui nguyen <quinguyen_vic@yahoo.com.au>
To: exryu-ww@yahoogroups.com; EXRYU VIETNAM <ExryuVietnam@yahoogroups.com>
Sent: Saturday, October 8, 2011 9:52 AM
Subject: [ExryuVietnam] Huye^`n thoa.i DDai Ca Thay

 

Quy anh chi thân mến,

Bài này ( & bài của ông Trần Dần)  cho chúng ta thấy các tệ nạn của xã  hội VN trước năm 75 cũng như tệ nạn hối lộ tham nhũng trong quân đội VNCH.
Khu Nancy, Cầu Muối, v…v…nhất là khu Bình Thạnh, ngày xưa nghe nói là khiếp vía ( một anh Taxi cho biết về khu Bình Thạnh như thế).
Nhưng 36 năm sau ngày thống nhất đất nước & 16 năm sau năm Mỹ bỏ cấm vận , chúng ta thấy các khu này bây giờ là khu đất khá đắt tiền ( có lẽ thứ nhì sau khu đất vàng trung tâm thành phố HCM)  & các tệ nạn viết trong bài này cũng không còn nữa
Đây là những thành quả phát triển của đất nước VN .
Khi có người hỏi về thành quả của đảng CS & của chính phủ VN đâu, nêu lên cho biết.
Các "chiên da" chống Cộng thì rành rõi về các tiêu cực của VN, viết là có bài tham khảo liền !
Tôi thì về VN nhìn thấy tận mắt những phát triển của VN bàng bạc ở khắp nơi trên đất nước & đâu có thì giờ để tranh luận mãi .
Các bài viết về xã hội VN trước năm 75 của các tướng ( như của Đỗ Mậu) cho thấy tham nhũng & hối lộ tràn lan trong quân đội, trong giai tầng có quyền thế. Và bài viết về Dai Cathay & của ông Trần Dần  cho thấy tệ nạn xã hội đen vào thời đó & người Hoa đã làm chủ kinh tế miền Nam như thế nào.
Vài hàng xin phép bình lụm chơi vào cuối tuần.
Thân kính,

Quí Nguyễn

[ExryuVietnam] Re: Tiền Hồ chới với nhìn Đô-vàng khiêu vũ

ý kiến của chị Quí trên các diển đàn của exryu, 
chị Quí giới thiệu, đối thoại với các bạn bên anti-Hanôi


BCT và BCH TƯ ĐẢNG

ý kiến của NLG về BCT và BCH TƯ ĐẢNG

----- Forwarded Message -----
From: Hong Le Tho <hongletho@gmail.com>
Sent:
Friday, October 7, 2011 11:46 AM
Subject: Re: BCT và BCH TƯ ĐẢNG



NHẬN DIỆN NHÂN DANH "YÊU NƯỚC"

Bình lựng("trả bài", nếu được soạn bản "tuyên bố chung" thì sẽ như sau)

Tóm tắt phát biểu của lãnh đạo VN v/v TQ...vì vậy:

 chuyến thăm TQ của TBT NP Trọng  mang tầm quan trọng chiến lược: Hòa bình, ổn định hợp tác trên ,mọi lĩnh vực đang đi vào chiều sâu, xem biển đông là tài sản quí báu của hai dân tộc, cùng nhau bảo vệ và khai thác vì lợi ích của hai nước Việt-Trung và nhất quyết không để cho các lực lượng thù địch can dự gây rạn nứt quan hệ hợp tác toàn diện đang phát triển vô cùng tốt đẹp giữa hai Đảng, CP và nhân dân hai nước theo phương châm 16 chữ vàng và quan hệ 4 tốt.