Monday, January 23, 2012

Tập trung đào tạo “con người công nghệ cao”



Thứ Hai, 23/01/2012 11:26

(NLĐO) - Nhân dịp đầu xuân Nhâm Thìn, Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng PGS-TS Lê Hoài Quốc, Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM, về những mục tiêu, định hướng phát triển của Khu công nghệ cao và của TPHCM trong năm mới 2012 và tương lai.

* Phóng viên: Theo ông, những hạn chế trong năm 2011 và thách thức trong năm 2012 của quá trình phát triển khoa học – công nghệ (KH-CN) tại Khu Công nghệ cao (CNC) nói riêng và TPHCM nói chung là gì?
 - PGS. TS Lê Hoài Quốc: Tuy đã đi vào hoạt động ổn định nhưng trong năm 2011, Khu CNC TPHCM vẫn còn tồn nhiều những vấn đề. Đầu tiên là tiến độ thi công một số công trình hạ tầng kỹ thuật vẫn còn chậm, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Khu CNC TPHCM. Các dịch vụ phục vụ nhà đầu tư (nhà lưu trú, nhà văn hóa, nơi ăn uống…) triển khai còn chậm chưa đáp ứng chu cầu cho công nhân.

Việt Nam: 5 trụ cột để hướng tới tương lai


Tác giả: TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH (*)

Tư duy duy lý, văn hóa dân chủ, kinh tế thị trường, xã hội dân sự và quan trọng hơn hết, nhà nước pháp quyền là năm trụ cột được đặt ra như là định hướng cho tương lai. Năm trụ cột này là tiền đề cho một xã hội sáng tạo, làm nên đẳng cấp cho một dân tộc...
Mục tiêu trong tương lai của Việt Nam, như vẫn được xác định là "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", phản ánh một lý tưởng tương đối phổ quát, liên quan đến những giá trị căn bản lâu dài của xã hội và con người nói chung. Những mục tiêu này có thể áp dụng cho nhiều nước khác nhau, với chính thể, tôn giáo và trình độ phát triển khác nhau. Với một nước Việt Nam đạt được những mục tiêu phát triển như thế, hẳn chúng ta sẽ có được tầm quan trọng như chúng ta đáng phải có trên trường quốc tế. Thế nhưng, câu hỏi rất quan trọng và cũng rất thực tế, đó là, để đạt được những mục tiêu này, chúng ta cần đạt được qua những điều kiện trung gian nào?