Thursday, September 8, 2011

08/09 NGOẠI GIAO VIỆTCỘNG HY VỌNG HOA KỲ LÀ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC HÀNG ĐẦU CỦA VIỆT-NAM


NGOẠI GIAO VIỆTCỘNG HY VỌNG HOA KỲ LÀ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC HÀNG ĐẦU CỦA VIỆT-NAM
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Tân bộ trưởng ngoại giao Việt cộng, Phạm Bình Minh, trong cuộc gặp thượng nghị sĩ Hoa kỳ, Jim Webb, hôm 24/08/2011 đã tuyên bố: "Hoa kỳ là đối tác chiến lược hàng đầu của Việt nam". Khi bộ trưởng ngoại giao của nhà cầm quyền Hànội, đã chính thức phát biểu lập trường của chính phủ nước mình, trước vị thượng nghị sĩ chủ tịch của tiểu ban Đông Nam Á - Thái Bình Dương, thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa kỳ, đang chính thức đến thẩm định tình hình bang giao giữa hai nước, vốn là cựu thù của nhau trong quá khứ cay nghiệt, mà nay đã từng bước thận trọng thiết lập quan hệ lại với Việt nam, thì lời tuyên bố của ngoại trưởng Việt cộng trên đây, trong thực tế phải là đã đạt được một bước tiến mới hết sức trọng đại giữa mối liên hệ Mỹ-Việt. Trước đó, tân Đại Sứ Mỹ tại Việt nam ông David Shear khi rời Washington sang Hànội nhận chức cũng nói rõ trách nhiệm của mình, trong việc thực hiện chính sách của chính phủ Obama ở Việt nam là: "Hoa kỳ muốn đưa mối bang giao với Việt nam lên một tầm cao hơn, để hai nước trở thành đối tác chiến lược trong vùng Đông Nam Á, nhưng muốn được vậy, Việt nam cần cải thiện thành tích về nhân quyền".
Nhận định về lập trường Trung cộng muốn giải quyết các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông qua đàm phán song phương. Thượng nghị sĩ Jim Webb nói: "Việc tiếp cận song phương sẽ không bao giờ giải quyết được những vấn đề cơ bản về chủ quyền. Bởi vì cán cân lực lượng chênh lệch và hồ sơ này phức tạp". "Cần phải tìm được diễn đàn và cách thức phù hợp để thảo luận và có được sự chấp thuận của Trung quốc. Các sự cố Biển Đông sẽ còn tiếp diễn cho đến khi nào các bên liên quan tìm ra được một công thức cho giải pháp đa phương".
Trong cuộc họp báo tại Hànội chiều 24/08/11, thượng nghị sĩ Jim Webb đã tiết lộ: "Bộ quốc phòng Mỹ đang xem xét khả năng bãi bỏ lệnh cấm bán công nghệ quân sự vẫn áp dụng đối với Việt nam. Theo hãng Bloomberg: "Nếu Mỹ bật đèn xanh cho việc bán vũ khí cho Việt nam, động thái đó sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ quân sự Mỹ-Việt , trong bối cảnh quan hệ giữa Hànội với Bắc kinh ngày càng căng thẳng trên hồ sơ Biển Đông".
Tuy về mặt ngoại giao, Việt cộng đã nhận Mỹ là đối tượng chiến lược hàng đầu của Việt nam, có nghĩa là vượt lên trên cả đàn anh Trung cộng. Cụ thể là đã hân hoan mở rộng cửa đón hàng đoàn chiến hạm Mỹ, Ấn, và các nước Đông Nam Á tới tấp vào biển, bến Việt nam, nhất là phá lệ cho tầu tiếp tế của Mỹ lần đầu tiên vào sửa chữa tại căn cứ Cam ranh, nơi được xem là húy kỵ đối với Trung cộng. Nhưng bọn lãnh đạo Việt cộng vẫn còn mang nặng tâm lý lệ thuộc và sợ Trung cộng. Nên đã tận dụng mọi thủ đoạn để dẹp cuộc biểu tình lần thứ 12 của những người yêu nước chống Trung cộng xâm lược Việt nam. Bằng cách xuống nước cho Phạm Quang Nghị, ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư thành ủy và nhóm cầm đầu ủy ban nhân dân Hànội sáng thứ Bảy, 27/08/11 tiếp đón long trọng 4 'nhân sĩ' trong 25 người ký tên vào bản kiến nghị về 'lệnh cấm biểu tình'. Để rồi rải công an ra ngăn cản những 'chuyên viên biểu tình' vào sáng Chủ Nhật 28/08/11, giúp cho Nguyễn Chí Vịnh cầm đầu phái đoàn 'Đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt -Trung lần thứ 2 tại Bắc kinh ngày 28/08/11 tâng công với quan thày Tầu rằng: " Việt nam sẽ kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt nam, và dứt khoát không để sự việc tái diễn". Rõ ràng là Tầu cộng đã thẳng thừng ra lệnh cho bọn Việt cộng phải dẹp các cuộc biểu tình của ngưòi Việt nam chống Trung cộng xâm lăng.
Trong cuộc đối thoại giữa 2 phái đoàn quân sự Việt -Tầu, cầm đầu bởi tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng quốc phòng Việt cộng và tướng Mã Hiểu Thiên, phó tổng tham mưu quân đội Tầu. Hai bên nhất trí đánh giá: "Quan hệ 2 đảng và 2 nhà nước tiếp tục phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện". Trong cuộc gặp giữa Nguyễn Chí Vịnh với bộ trưởng quốc phòng Trung cộng, tướng Lương Quang Liệt, hôm thứ hai, 29/08/11, tướng Liệt nói: "Trung quốc sẵn sàng hợp tác với Việt nam để bảo vệ các lợi ích chiến lược và các mối quan hệ chung của hai nước cũng như hoà bình và ổn định ở biển Nam Trung hoa (biển Đông Việt nam) bằng việc tăng cuờng liên lạc và tham vấn cũng như ngăn chặn những sự gây hấn từ bên ngoài vốn có thể ảnh hưởng tới quan hệ song phương". Nguyễn Chí Vịnh ngoan ngoãn tán thành ngay rằng: "Hai bên nên giải quyết tranh chấp bằng sự tin tưởng lẫn nhau và không cho phép bất cứ thế lực bên ngoài nào làm hỏng quan hệ Việt -Trung bằng cách can thiệp vào các vụ tranh chấp".
Đến đây rõ ràng là Lương Quang Liệt và Nguyễn Chí Vịnh cùng hợp ca bài hát hoan nghênh giải pháp song phương của Tầu cộng về Biển Đông, nhằm bác khước giải pháp đa phương của Hoa kỳ, do thượng nghị sĩ Jim Webb vừa triển khai tại Hànội. Điều nổi bật hơn trong dịp này, cả Lương Quang Liệt lẫn Nguyễn Chí Vịnh đều nhằm vào việc "ngăn chặn sự gây hấn từ bên ngoài ảnh hưởng tới quan hệ song phương", và "không cho phép bất cứ thế lực bên ngoài nào làm hỏng quan hệ Việt – Trung".
Thực ra, trong nhiều cuộc đối thoại song phương giữa Việt -Tầu, phía Tầu không bao giờ cho phép Việt cộng đề cập tới vấn đề Hoàng sa, theo Trung cộng thì Phạm Văn Đồng, đại diện cho đảng và nhà nước Việt cộng đã ký 'văn tự' dâng cho Trungcộng ngày 14/09/1958 rồi. Và đích thân Trung cộng đã đánh chiếm quần đảo Hoàng sa từ tay chính phủ Việt nam Cộng hòa, ngày 19//01/1974. Còn Trường sa thì Tầu tiếp tục thương thuyết song phương ở thế mạnh với các nước liên quan. Thế nhưng khi Hoa kỳ đặt trọng tâm chiến lược của mình vào biển Đông. Ngày 05/06/2010, bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robert Gates tuyên bố: "Biển Đông không chỉ quan trọng đối với các quốc gia chia sẻ nó, mà còn cho tất cả các nước quan tâm về kinh tế, an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương".
Trong đó Hoa kỳ coi là quyền lợi quốc gia của mình, thì đương nhiên kể từ đó, vấn đề Biển Đông đã được "Quốc Tế Hoá". Đố Trung cộng có thể cưỡng lại nổi. Nhất là gần đây "Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược về Á châu". Mà Biển Đông và khu vùng Đông Nam Á, là hướng nhắm bành trướng của Bắc kinh, trong đó Việt nam là nơi yếu nhất. Chính vì vậy, mà Hoa kỳ đã gạt mọi vướng mắc về dĩ vãng và chướng ngại ở hiện tại, nhằm đưa quan hệ 2 nước Mỹ - Việt lên tầm cao, để 2 nước trở thành đối tác chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Nhưng không đẩy Việt nam vào cuộc chiến đánh Tầu, mà cần duy trì đối tác hoà bình để vô hiệu hóa tham vọng bành trướng của tinh thần Đế Quốc Đại Hán nơi người Tầu. Được vậy, Việt nam cần phải Dân Chủ Hóa chế độ. Tức là làm hòa với dân, dựa vào thế quốc tế để ổn định tình thế. Vì Hoa kỳ cũng đang vận dụng chính sách 2 mặt: Đối Tác Kinh Tế. Đối Trọng Quân Sự, để Trung cộng không còn dám hung hăng lấn chiếm, mà phải tự chuyển đổi tham vọng "Đế Quốc Bành Trướng", thành một "Cường Quốc Kinh Tế" có trách nhiệm với chính mình và thế giới.
 
 
__,_._,___

----- Forwarded Message -----
From: truc nguyen <nguyentruc_us@yahoo.com>
Sent: Thursday, September 8, 2011 7:32 PM
Subject: [HUYET-HOA] Fw: NGOẠI GIAO VIỆTCỘNG HY VỌNG HOA KỲ LÀ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC HÀNG ĐẦU CỦA VIỆT-NAM



----- Forwarded Message -----
From: Dan Khuongtu



08/09 BLG Ly Dai Nguyen Tiep Tuc Bop Co Bon Ba' Quyen Tau Cong

 
LÝ ĐẠI NGUYÊN
 
THẾ QUỐC TẾ KHÓA CỨNG TẦUCỘNG
CƠ HỘI CHO VIỆTCỘNG THOÁT ÁCH TÔI ĐÒI
 
Do quán tính nô lệ Tầucộng quá sâu đậm, nên nhóm cầm đầu Việtcộng không nhìn thấy việc Tầucộng đang từng bước rơi vào 'cái bẫyus' chiến lược toàn cầu, toàn diện của Hoakỳ. Bởi thế khi Tầucộng phát động phong trào cho báo chí của họ viết ra hàng loạt bài, với những tựa đề như tờ Thế Giới Tân Văn đã gieo nghi ngờ là: "Ai kích động biểu tình chống Trungquốc tại Việtnam?". Và việc: "Sau các cuộc biểu tình là bóng dáng của Mỹ". Nhân đó Bắckinh quyết liệt đòi Việtcộng phải thực thi giữa Bắckinh với thứ trưởng ngoại giao Việtcộng Hồ Xuân Sơn về 'định hướng dư luận' là dẹp các cuộc dân chúng Hànội xuống đường biểu tình tự phát, thể hiện tinh thần yêu nước chống Trungcộng xâm lược. Một mặt Việtcộng cho Phạm quang Nghị ủy viện Bộ Chính Trị, bí thư thành ủy Hànội bầy trò lấy lòng giới trí thức, nhằm 'chia để trị'. Khiến cho cuộc biểu tình tuần thứ 12 không thể xẩy ra. Mặt khác cho Nguyễn Chí Vịnh thứ trưởng bộ quốc phòng Việtcộng, đầy tớ cưng của Tầu, sang Bắckinh để tái xác nhận, 'xiết chặt tình nghĩa đồng chí giữa 2 quân đội'. Giúp cho Nguyễn Chí Vịnh mạnh miệng báo cáo với quan thầy Tầucộng rằng: "Kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việtnam, với tinh thần không để sự việc tái diễn".
 
                                           
                                                                     TNS Jim Webb
 
Dịp này, ngày 31/08/11 , Tầucộng quyết định ban cho quân đội Việtcộng được thiết lập đường giây điện thoại nóng giữa 2 bộ quốc phòng. Thế là mặc cho thượng nghị sĩ Jim Webb của Mỹ tiết lộ: "Bộ quốc phòng Mỹ đang xem xét khả năng bãi bỏ lệnh cấm bán công nghệ quân sự vẫn áp dụng đối với Việtnam". Nếu việc này thành sự thật, thì bộ quốc phòng Việtcộng qua đường dây điện thoại nóng này, cũng sẽ báo cáo cấp kỳ với quan thầy Tầu, không sót một chi tiết nào về bí mật quốc phòng giữa Mỹ-Việt.  Đây là một kế hoạch thâm hiểm của Tầucộng nhằm phá vỡ quan hệ chiến lược quốc phòng Mỹ-Việt, mà từ lâu nay Mỹ đã nhọc công theo đuổi. Tạo ra sự nghi ngờ giữa Mỹ với Việtcộng, làm cho chương trình hợp tác chiến lược quốc phòng giữa Mỹ, Việt gặp trở ngại. Trong lúc đó Tầucộng lại điều tầu ngư chính tới quần đảo Hoàngsa nhằm "tăng cường các nỗ lực thực thi pháp luật tại các vùng đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàngsa, bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá, bảo đảm an toàn cho ngư dân, bảo vệ chủ quyền trên biển của Trungquốc và lợi ích thủy sản". Rõ ràng là Tầucộng tự coi quần đảo Hoàngsa là của riêng mình, và coi vùng biển chung quanh đó là lãnh hải của họ, bất chấp Công Ước Quốc Tế về Luật Biển 1982 của LHQ. Tiếp theo, Bắckinh phái ủy viên quốc vụ viện, Đới Bỉnh Quốc sang Hànội chủ trì phiên họp lần thứ 5 của ủy Ban Hợp Tác Song Phương Việt-Trung "làm tăng thêm sự tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác, nhằm tiến tới một quan hệ hợp tác toàn diện, mạnh mẽ và lâu dài, láng giềng thân thiện, hữu nghị Trung-Việt". Tức là Việtnam lại lệ thuộc Trunghoa thêm một lần nữa, lãnh thổ, lãnh hải của Việtnam cũng là của Trunghoa.
 
                        
                                                   Khu trục hạm INS Airavat của hải quân
                                                        Bảy Chà Và cập bến Hải Phòng
 
Chính vì vậy mà ngày 22/07/11,Trungcộng đã ngang ngược cảnh cáo tầu của Hải quân Ấnđộ, chiếc Airavat khi ở ngoài khơi Nhatrang 45 hải lý, trên đường đến Hảiphòng đã nhận được radio của một người tự xưng là 'hải quân Trungquốc' nói rằng: "Quý vị đang tiến vào hải phận Trungquốc". Được biết trong dịp tư lệnh hải quân Việtcộng, tướng Nguyễn Văn Hiến thăm Ấnđộ mới đây, ông đã cầu viện Ấnđộ đưa hải quân Ấn vào thường trú tại cảng Nhatrang. Ấnđộ tiếp tục huấn luyện binh chủng hải quân Việtnam, và nhận công tác hộ tống Việtnam trong việc mua vũ khí từ Nga. Ấnđộ đồng ý bán cho Việtnam tầu chiến Brahmos siêu âm tốc, gắn tên lửa Missile, có khả năng sẽ bán tiếp tên lửa đối lục địa Prithvi…Tờ Pravda của Nga số báo ra ngày 02/09/11 với tựa đề: "Hoakỳ và Ấnđộ sẽ bảo vệ Việtnam chống Trungquốc". Báo này viết: "Hồi cuối tháng sáu, đã có tường trình từ New Dehli rằng, hải quân Ấnđộ đã có ý định thiết lập một sự hiện diện quân sự trong vùng Biển Đông". Trước sự bất chấp luật lệ quốc tế, Trungcộng cứ ngang nhiên đe dọa các nước nhỏ trong vùng và đòi chiếm hữu toàn cõi Biển Đông, từ Việtnam đến Nhậtbản, khiến cho 3 cường quốc trong khu vực nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương bởi Biển Đông là Ấn-Mỹ-Nhật đã quyết định hình thành một 'cơ chế đối thoại an ninh' tay ba. Nguồn tin này được  báo chí Ấnđộ tiết lộ ngày 01/09/11 . Thời gian qua, giới quan sát đã gợi lên một chiến lược Vòng Cung Dân Chủ, để cân bằng với thế lực đang lên của Bắckinh. Vòng cung đó bao gồm Hoakỳ, Ấnđộ, Nhậtbản và Úc. Trước sau gì thì Úc cũng sẽ tham gia cơ chế đối thoại với Mỹ-Ấn-Nhật. Đây là Thế Chiến Lược Quốc Tế Khóa Cứng Trungcộng, để cho các nước nhỏ trong vùng, vững tâm dân chủ hóa chế độ, phát triển nội lực kinh tế của mình, nhằm chủ động gia nhập tiến trình Thị Truờng Toàn Cầu Hoá và Dân Chủ Hóa Toàn Cầu.
 
Thấy khó chống lại với áp lực toàn diện quốc tế, khắp mặt đều đang gia tăng cô lập mình, Trungcộng đành phải 'nín thở qua sông' công bố bạch thư cho chính sách tương lai của mình. "Trungquốc muốn trở thành một nước giầu mạnh và chung sống hoà bình với các nước khác". "Trungquốc sẽ không lập lại sai lầm của những cường quốc tìm cách chi phối các nước khác". Phóng viên BBC ở Bắckinh, Michael Bristow nhận xét: "Những gì mô tả trong Bạch Thư về Trungquốc và Thếgiới có chỗ dường như khác biệt so với trên thực tế". Giới lãnh đạo Trungcộng đánh giá nước họ ngày càng mạnh lên, chủ yếu nhờ mở cửa giao lưu với thế giới từ 3 thập niên nay. Rằng: "Chúng tôi muốn, xây dựng  Trungquốc thành một nước xã hội chủ nghĩa giầu, mạnh, dân chủ, văn minh, hài hoà và hiện đại từ nay đến lúc kỷ niệm 100 năm của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa vào giữa thế kỷ 21". "Sự phát triển hòa hoãn của Trungquốc không giống như truyền thống lâu nay là một nước đi lên thường có khuynh hướng đi tìm sự bá quyền". Chính phủ Bắckinh nói, họ muốn sự hợp tác đa quốc gia, đạc biệt thông qua Liên Hiệp Quốc.
 
Nếu Trungcộng thực tâm không còn theo đuổi khuynh hướng bá quyền, thì việc đầu tiên là phải trả lại quần đào Hoàngsa và một số đảo ở Trườngsa, mà họ đã chiếm của Việtnam . Công khai từ bỏ chủ quyền nhận láo trên 80% diện tích toàn vùng Biển Đông. Chấm dứt kế hoạch lấn chiếm lãnh thổ Việtnam. Xem ra đối với các cường quốc và các nước dù nhỏ như Philippines, mà không là 'đồng chí' cộng sản với Trungcộng thì họ chẳng dám khinh thường. Nhưng riêng với Việtcộng vốn là tên đồng chí cộng sản đàn em trung thành với Trungcộng, thì họ vẫn nặng tay đè đầu, bóp cổ, luôn luôn ra lệnh cho phải tận diệt những người Việt yêu nước, vốn là nội lực của dân tộc chống ngoại xâm. Bất cứ người nào có quan tâm theo dõi tình hình quốc tế thì cũng dể nhận thấy rằng: Thế Quốc Tế đang khóa cứng Trungcộng lại, tạo cơ hội cho Việtnam tự vận động sức mạnh toàn dân để thoát ách khống chế của Trungcộng. Chỉ có bọn Việtcộng là chưa tỉnh thức vẫn bám lấy Trungcộng để giữ quyền hành. Nhưng rồi 'quyền mất, tật mang' chẳng còn bao xa!
 
LÝ ĐẠI NGUYÊN – Little Saigon ngày 06/09/2011.
.

__,_._,___


----- Forwarded Message -----
From: VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>
Sent: Thursday, September 8, 2011 2:22 PM
Subject: [HUYET-HOA] Re: BLG Ly Dai Nguyen Tiep Tuc Bop Co Bon Ba' Quyen Tau Cong




08/09 Samsung triển khai dự án Thư viện thông minh


▪  TÚ UYÊN
14:16 (GMT+7) - Thứ Năm, 8/9/2011

Ngày 7/9/2011, Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina ra mắt dự án cộng đồng “Thư viện thông minh - Trí tuệ ngày mai”.

Dự án này sẽ tạo thêm điều kiện học và đọc cho các em học sinh trung học cơ sở ở vùng sâu vùng xa. Giai đoạn 1 (từ nay đến hết năm 2011) sẽ triển khai tại 15 trường trung học cơ sở trên phạm vi cả nước.

Theo đó, Samsung sẽ trao tặng 300 đầu sách (khoảng 1.000 quyển sách) cho các trường học. Mỗi thư viện cũng được trang bị một hệ thống quản lý thư viện với máy tính kết nối Internet; phần mềm tìm kiếm sách và tra cứu thông tin, quản lý mượn và trả sách.

Bên cạnh đó, Samsung sẽ trao tặng cho các trường một số thiết bị khác như TV và đầu đĩa DVD để góp phần tạo một môi trường học tập, nghiên cứu và giảng dạy.

Được biết, kinh phí dành cho giai đoạn đầu của dự án là 10 tỷ đồng. Trong năm 2012 và 2013, Samsung sẽ mở rộng mô hình thư viện thông minh đến nhiều trường học hơn.

08/09 Việt - Trung có thể giải quyết thỏa đáng vấn đề biển Đông


picture
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho rằng, trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, quan trọng nhất là tăng cường sự tin cậy lẫn nhau ở tất cả các cấp. - Ảnh: Chinhphu.vn
▪  P.V
09:12 (GMT+7) - Thứ Năm, 8/9/2011

Lãnh đạo Việt Nam tin tưởng, Việt Nam và Trung Quốc hoàn toàn có thể tìm ra những giải pháp thỏa đáng giải quyết các vấn đề trên biển mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Theo tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, chiều 7/9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại buổi gặp Tổng bí thư, ông Đới Bỉnh Quốc nhấn mạnh, mặc dù hiện nay hai bên còn có những vấn đề tồn tại, nhưng hai bên có chung lý tưởng, có lợi ích chung, vận mệnh gắn liền với nhau, không có lý do gì không cố gắng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp. Đồng thời bày tỏ các nhà lãnh đạo Trung Quốc mong Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sớm sang thăm Trung Quốc.

Nghe ông Đới Bỉnh Quốc báo cáo về những kết quả tích cực của Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, Tổng bí thư đề nghị các thành viên Ủy ban hai nước phát huy tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với nhau thúc đẩy giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ, kịp thời giải quyết những vướng mắc trong quan hệ, nâng hiệu quả hợp tác lên một tầm cao mới.

Về tình hình biển Đông, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ mong muốn hai bên thông qua đàm phán hòa bình, hiệp thương hữu nghị, nỗ lực tìm ra giải pháp thỏa đáng, tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển.

Cũng đề cập các vấn đề trên biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tại buổi tiếp, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, qua phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc vừa diễn ra, hai bên đã hiểu rõ lập trường của nhau.

Hai bên có ý kiến, nhận thức khác nhau là thực tế khách quan, điều quan trọng là cần cùng nhau cố gắng xem xét, giải quyết những nhận thức còn khác nhau trên tinh thần thiện chí và xây dựng, không để những vấn đề còn nhận thức khác nhau làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực hợp tác khác. Hiện hai bên đang tích cực đàm phán và đã đạt được những nhận thức chung quan trọng về thỏa thuận nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin rằng với sự nỗ lực phấn đấu của cả hai bên, thỏa thuận nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ sớm được ký kết.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng tin tưởng, trên tinh thần tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, tuân thủ Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, DOC…, hai nước hoàn toàn có thể tìm ra những giải pháp thỏa đáng giải quyết các vấn đề trên biển mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn hai bên quan tâm hơn nữa tới giải quyết vấn đề về tàu cá, ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên biển Đông, xử lý thỏa đáng những vấn đề này trên tinh thần nhân đạo, tinh thần anh em, láng giềng hữu nghị.

Ông Đới Bỉnh Quốc khẳng định sẽ chuyển các ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngay sau khi kết thúc chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Khẳng định chính sách nhất quán, trước sau như một của Trung Quốc là mong muốn mở rộng và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác sâu rộng với Việt Nam, ông Đới Bỉnh Quốc cũng đề xuất, Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường hơn nữa các hoạt động thăm viếng lẫn nhau, nhất là trao đổi đoàn ở cấp cao, qua đó góp phần tăng cường tình cảm hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau; mở rộng các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

08/09 Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát


▪  NGUYÊN HÀ
08/09/2011 20:39 (GMT+7)
 
Theo định hướng của Chính phủ, CPI năm 2012 tăng dưới 10% - Ảnh: Việt Tuấn.
Tại nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8 được Thủ tướng ký ban hành hôm nay (8/9), Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan chức năng phân tích, làm rõ nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam.

Lạm phát tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao cũng được nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tiên của nhiệm kỳ 2011 - 2016 xếp ở vị trí đầu tiên trong số các tồn tại của tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng qua và cả năm 2011.

Các tồn tại tiếp theo là mặt bằng lãi suất cao ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh; thu hút đầu tư giảm; thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản giảm sút; tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm hơn kế hoạch đề ra; đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, công nhân ở các khu công nghiệp, vùng miền núi, dân tộc thiểu số… còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội, tai nạn và ùn tắc giao thông còn nhiều bức xúc, nhất là còn xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Để đạt được mục tiêu cả năm, ưu tiên kiềm chế lạm phát một lần nữa lại được Chính phủ tái khẳng định trong yêu cầu về nhiệm vụ cụ thể đối với các bộ, ngành liên quan.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, bảo đảm đồng thời các mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất, tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 6%.

Bộ Tài chính cũng được giao nhiệm vụ tiếp tục điều hành chính sách tài khóa thắt chặt kết hợp hài hòa với chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Yêu cầu với Bộ Kế hoạch và Đầu tư là chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục rà soát việc cắt giảm đầu công theo đúng tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP và Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ.

Nghị quyết còn nêu rõ: “Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, phân tích làm rõ nguyên nhân lạm phát ở nước ta, từ đó đề xuất các giải pháp căn bản ứng phó có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn, trình Chính phủ xem xét tại phiên họp thường kỳ tháng 9 năm 2011”.

Chính phủ cũng xác định mục tiêu tổng quát của năm 2012 là: tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Định hướng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2012 được thống nhất: tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%; nhập siêu, bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn so với chỉ tiêu đạt được năm 2011… 

Đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng được định hướng tăng dưới 10%, với sự tiếp tục nhất quán triển khai chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Kiềm chế cho được lạm phát, trong đó có phân tích rõ nguyên nhân khiến lạm phát ở Việt Nam liên tục cao cũng là yêu cầu được nhiều vị đại biểu Quốc hội khóa 13 đặt ra tại kỳ họp thứ nhất vừa qua. 

Bởi ngay trong quá trình thẩm tra báo cáo của Chính phủ cũng đã có không ít ý kiến cho rằng, nhìn nhận về nguyên nhân lạm phát cao tại báo cáo là "chưa thỏa đáng".

Đó là giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng mạnh; việc điều chỉnh tăng một số mặt hàng thiết yếu, tăng tỷ giá, lãi suất làm tăng giá hàng hóa; phản ứng tăng giá dây chuyền do tâm lý người tiêu dùng bị tác động và do thiệt hại, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp làm giá lương thực, thực phẩm tăng cao…

Ngay trên diễn đàn Quốc hội, không ít đại biểu “đòi’ truy nguyên nhân gốc của lạm phát và cả trách nhiệm khiến cho lạm phát chậm được kiềm chế.

Một số vị đại diện của dân đã đề nghị Chính phủ nhiệm kỳ mới cần có cam kết kiềm chế lạm phát và giảm dần về mức ngang bằng với các nước trong khu vực. 

Có ý kiến đặt vấn đề kỳ họp thứ hai của Quốc hội vào cuối năm nay, Chính phủ cần có báo cáo chuyên sâu về lạm phát, nghiên cứu, phân tích làm rõ nguyên nhân lạm phát cao ở Việt Nam.
 
Thảo luận (9 ý kiến)
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
 
Nguyễn Trung 19:15 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
Như vậy chỉ trong nửa ngày mà đã có nhiều ý kiến độc giả cho thấy rõ (và đầy đủ) nguyên nhân lạm phát, ngoài ảnh hưởng kinh tế thế giới thì tập trung vẫn là chính sách tài khóa (bội chi NS, chi tiêu công không hiệu quả) và chính sách tiền tệ (tính độc lập và biện pháp điều hành) cùng với 1 phần yếu tố giá cả bất thường.

Cũng vì thế mà CP mới có NQ 11. Trách nhiệm này là của Chính phủ và các Bộ liên quan phải cùng nhau xem xét để quyết tâm thực hiện, việc phân tích giải trình nguyên nhân nếu có nhằm thực hiện có kết quả tốt hơn thôi.
Nguyễn Đình Phương 11:27 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
Sẽ khó hiểu nếu dùng từ lạm phát, đơn giản tôi hiểu đó là người dân càng ngày phải trả nhiều tiền hơn để mua hàng hóa và dịch vụ.

Để phân tích và tìm ra nguyên nhân của lạm phát, tôi thiết nghĩ chúng ta phải phân tích vấn đề một cách có hệ thống, tránh cách nhìn nhận một chiều, hạn hẹp, thầy bói xem voi. Khi nói đến giá cả chúng ta đều biết đó là hệ quả của quan hệ cung cầu.

Giá cả hàng hóa tăng cao là hệ quả của mối quan hệ giữa nhu cầu tiêu dùng và nguồn cung hàng hóa. Dưới đây là phân tích về nhu cầu tiêu dùng dựa trên nguồn cung tiền và tương quan với nguồn cung hàng hóa từ sản xuất trong nước và nhập khẩu.

1. Nhu cầu hàng hóa

a. Hàng dành cho xuất khẩu

- Hàng dùng cho xuất khẩu có thể bán được giá cao hơn tiêu thụ trong nước, do vậy xuất khẩu tăng mạnh có thể làm giảm lượng hàng hóa tiêu thụ trong nước. Giá sản phẩm trong nước sẽ dần tăng cao theo kịp giá hàng bán cho xuất khẩu.

- Tự do trao đổi thương mại sẽ làm cho mặt bằng giá tại trong nước và nước ngoài gần bằng nhau. Và giá hàng hóa trong nước sẽ không còn rẻ như trước đây nữa.

- Nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu sẽ càng tăng mạnh khi giao thương được mở rộng, vận tải biển, đường bộ và đường hàng không, …Ảnh hưởng mạnh hơn nữa bởi gỡ bỏ những hàng rào thuế quan, áp dụng những hiệp định thương mại, mậu dịch vào những thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

- Nếu như hoạt động xuất khẩu bị dừng thì hàng hóa sẽ chuyển sang tiêu thụ trọng nước và giá thành sẽ giảm mạnh. Lạm phát có thể giảm bằng cách này nhưng không khả thi và không tốt chút nào.

b. Nhu cầu hàng cho tiều dùng trong nước

- Dân số Việt nam trẻ, nhu cầu hàng hóa càng tăng mạnh khi thu nhập của người dân tăng lên.

- Thu nhập đầu người tăng, nhưng giá cả hàng hóa sẽ còn tăng nhanh hơn mức độ tăng thu nhập của người dân.

- Đặc biệt, nhu cầu sử dụng hàng chất lượng cao, an toàn, của tầng lớp người có thu nhập cao tăng lên, bên cạnh đó tâm lý sính ngoại, sẵn sàng bỏ tiền để mua hàng hóa có nguồn gốc ngoại.

- Nhu cầu cao một phần do nhiều người kiếm tiền quá dễ dàng do không trực tiếp bỏ sức lao động ra kiếm tiền, buôn gian bán lận, tham ô tham nhũng, đầu tư tài chính, bất động sản..

- Văn hóa tiêu sài không tiết kiệm, hoang phí, phô trương, xe đẹp, ăn ngon, mặc đẹp mặc dù thu nhập không cao, sẵn sàng chấp nhận vay nợ để chi tiêu.

- Nhu cầu của khách du lịch mua sắm, do mặt bằng giá tại việt nam rẻ hơn nước ngoài. Người nước ngoài sẽ mua sắm nhiều hơn do hàng bán trong nước rẻ hơn nhiều so với ở nước ngoài.

- Nhu cầu mua sắm cho đầu tư sản xuất và đầu tư công.

2. Nguồn cung tiền

a. Ngoại tệ kiều hối gửi về

- Lượng kiều hối của người lao động việt nam ở khắp nơi gửi về cho gia đình và thân nhân, những cá nhân này có nhu cầu mua sắm chi tiêu làm mất cân bằng tiền – hàng trong rổ hàng hóa. Những người này có thể không phải lao động nhưng lại có nhu cầu chi tiêu.

b. Ngoại tệ thu từ xuất khẩu

- Hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà ngược lại tạo ra cung tiền rất lớn, đáp ừng nhu cầu mua sắm các sản phẩm khác ở trong nước.

c. In tiền từ ngân hàng nhà nước:

- Chưa có thông kê rõ ràng về lượng tiền ngân hàng nhà nước in ra mỗi năm. Tiền sau khi được in, trở thành tài sản. In càng nhiều thì càng mất giá trị.

- Tiền sẽ được sử dụng cho chi tiêu của chính phủ, đầu tư công, xây dựng cơ bản, bơm cho các ngân hàng thương mại cho vay đảm bảo theo giới hạn tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

- Đầu tư cộng, cho vay công càng nhiều, nhưng không cần biết đến hiệu quả, giá trị của đồng tiền càng mất giá.

d. Đầu tư công với vốn vay từ nước ngoài

- Vốn do phát hành trái phiếu chính phủ, đầu tư từ vốn vay của nước ngoài cũng là một nguồn cung tiền lớn, nếu hiệu quả không đem lại sản phẩm với số lượng và chất lượng tương ứng thì cũng dẫn tới lạm phát (người dân cuối cùng cũng phải trả tiền cho những hoạt động đầu tư này, nhưng sản phẩm thì ít, mà chất lượng thì kém).

e. Cho vay sản xuất

- Tiền ngân hàng nhà nước in và thông qua các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay để mua nguyên liệu, trả cho chi phí sản xuất, lao động. Nếu các hoạt động này không tạo ra một lượng hàng tương ứng thì giá trị của lượng tiền đổ vào cũng thấp tương ứng. Người tiêu dùng cũng phải bỏ một lượng tiền nhiều để mua một lượng hàng hóa có hạn.

f. Thu nhập từ lương

- Rất nhiều thu nhập của người Việt Nam không bắt nguồn từ việc tạo ra sản phẩm, có thể từ đầu tư công, vào giáo dục, nghiên cứu, hành chính, thất thoát qua tham ô tham nhũng.

- Thói quen làm những việc nhàn nhã, lắm thầy ít thợ, tạo ra ít sản phẩm mà chi phí cho nhưng hoạt động không tạo ra sảm phẩm lại cao.

- Thu nhập không tương ứng với sản phảm tạo ra, sản phẩm tạo ra ít mà chi phí nhân công cao

3. Nguồn cung hàng hóa

a. Hàng nhập khẩu

- Hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh tốt với hàng hóa trong nước thậm chí với giá cao hơn, do chất lượng và tâm lý sính ngoại

- Hàng nhập khẩu còn chịu thêm rất nhiều thuế làm tăng giá thành lên cao, mặc dù nói rằng để bảo hộ trong nước nhưng là thiệt thòi cho người tiêu dùng, và là một lực cản cho sự phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

- Các doanh nghiệp nhập khẩu có thể nhập hàng hóa đắt hơn sản phẩm trong nước, nhưng vẫn bán được

- Việc tăng tỷ giá cũng làm giá hàng hóa tăng lên, làm cho lạm phát tăng cao.

- Tiền việt chỉ có thể có giá trị hơn khi cùng một lượng tiền có thể mua được nhiều hàng hóa hơn, tức là hiệu quả đầu tư sản xuất của việt Nam phải cao hơn hiện nay.

- Khi đó, thay vì việc phải nhập khẩu hàng hóa thì chúng ta có thể sử dụng hàng hóa trong nước sản xuất, và đem đi xuất khẩu thu ngoại tệ

b. Hàng sản xuất trong nước

- Mất mùa, thiên tai, dịch bệnh, nguồn cung không ổn đinh là một vài lý do dẫn tới nguồn cung hàng hóa hạn chế, làm tăng giá nhiều mặt hàng.

- Doanh nghiệp chịu lãi suất cao phải thu hẹp sản xuất, đóng cửa, phá sản cũng làm nguồn cung bị giảm.

- Bên cạnh đó tình trạng đầu cơ, làm giá, cũng đóng góp vào làm tăng giá hàng hóa.

- Những công nghệ cũ, lạc hậu chỉ có thể cung cấp một lượng hàng có hạn không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.

- Hàng sản xuất kém chất lượng, không phù hợp với như cầu tiêu dùng, không có hệ thống phân phối và bán hàng hiệu quả cũng là lý do để người tiêu dùng tìm đến các sản phẩm ngoại đắt tiền hơn.

- Chi phí sản xuất cao: do sử dụng công nghệ lạc hậu, làm ăn trên quy mô nhỏ, nguyên liệu nhập từ nước ngoài.

- Chi phí cho những hoạt động hành chính, tiêu cực trong các hoạt động cấp phép, tham ô, tham nhũng, nhũng nhiễu

- Ít coi trọng đến hoạt động cải tiến, tối ưu hóa trong sản xuất, cải tiến công nghệ, tiết kiệm chi phí trong sản xuất

- Cơ chế quản lý yếu kém, hoạt động cồng kềnh làm tăng chi phí vào giá thành sản phẩm

- Sưu cao thuế nặng: xăng phải chịu đủ loại thuế, phí. Ô tô chịu thuế quá cao so với ở nước ngoài. Tất cả những thuế này cuối cùng đội giá thành sản phẩm lên cao. Tương tự là thuế cao đối với các mặt hàng nhập khẩu khác cũng là nguyên nhân giá hàng hóa tăng cao.

- Vẫn quen với cơ chế chính sách xin cho, các công ty tập đoàn nhà nước vốn được bảo hộ bởi thuế quan, chưa phải chịu cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài.

- Nhiều mặt hàng do các tập đoàn lớn độc quyền bán hàng và phân phối, đương nhiên giá thành hoàn toàn áp đặt nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho những đơn vị độc quyền.
Trần Văn Thiện 11:17 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
Vấn đề đối với NHNN Việt Nam hiện tại là tính không độc lập tương đối với hoạt động của Chính phủ (NHNN là cơ quan ngang bộ), chính vì thế thay vì thực hiện nhiệm vụ nguyên thủy của nó là ổn định sức mua của đồng tiền, thì NHNN Việt Nam phải đảm bảo thực hiện một lô lốc các mục tiêu: kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất, đảm bảo tăng trưởng. Những mục tiêu dường như trái ngược nhau như thế thì thực hiện làm sao?

Về chính sách tài khóa, chủ trương thì có rồi, có điều việc thực hiện. Khó!

Hơn thế nữa, tôi nghĩ rằng, việc cắt giảm đầu tư công không thực sự đúng khi phân bổ chỉ tiêu 10%, vấn đề là phải xác định đúng các dự án chưa thực sự hiệu quả, chưa thực sự cần thiết để cắt giảm.

Tuy nhiên, để coi dự án nào là chưa hiệu quả thì phải đánh giá, mà hiện nay hình như chưa thực sự có cơ chế đánh giá khoa học và chính xác!
Nguyễn Việt Thanh 10:32 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
Xin góp ý, nguyên nhân cơ bản lạm phát cao của Việt Nam là:

1. Đầu tư công lớn nhưng kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát ghê gớm. Số tiền thất thoát lãng phí này trở thành nguồn tiền "thừa" đẩy lạm phát lên cao

2. Do chiến lược phát triển không phù hợp (cả ở tầm quốc gia lẫn doanh nghiệp) nên năng suất lao động thấp, giá trị gia tăng thấp, nhập siêu cao.

3. Doanh nghiệp nhà nước nhiều đặc quyền dặc lợi nhưng hiệu quả thấp.
Mai Thanh Tùng 09:59 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
Theo tôi, nguồn gốc sâu xa của lạm phát là sử dụng vốn không hiệu quả.

Thứ nhất: Các tập đoàn kinh tế nhà nước làm thất thoát vốn

Thứ hai: Tham nhũng

Thứ ba: Đầu tư dàn trải không hiệu quả

Thứ tư: Thủ tục hành chính rườm rà tụt hạng cạnh tranh và niềm tin tín dụng và đầu tư quốc tế
Đặng Xuân Tấn 09:26 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
"Đi trên sa mạc không có la bàn" (Như ông Lê Xuân Nghĩa thừa nhận là đến 2014 chưa chắc đã có MIS - hệ thống thông tin quản trị để phân tích sâu tình hình). Rõ ràng trước tiên đây là vấn đề của quản trị chứ chưa nói đến tiền tệ tài khóa.
DucTung 08:10 (GMT+7) - Thứ Sáu, 9/9/2011
Lạm phát xảy ra xuất phát từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan thì ai cũng biết: tình hình kinh tế thế giới biến động, giá vàng, dầu liên tục tăng, khủng hỏang nợ công ở Mỹ và Châu Âu...

Xét về nguyên nhân chủ quan, lạm phát tăng trước hết do sự tăng giá của các mặt hàng chủ chốt như: xăng dầu, điện, than... Nguyên nhân tăng thì có nhiều nhưng chủ yếu là do tỷ giá tăng.

Tỷ giá tăng là do dự trữ ngọai tệ thấp bởi vì nguồn thu thì ít ( vốn đầu tư nước ngòai giảm, giá dầu giảm làm giá trị hàng xuất không tăng mặc dù kim ngạch xuất khẩu nông sản có tăng đáng kể) mà dự tóan chi thì nhiều. Tuy nhiên, sự biến động tỷ giá lại chủ yếu từ kết quả của sự gia tăng nợ công và chính sách tỷ giá không phù hợp.

Họat động kém hiệu quả của các tập đòan nhà nước cộng với sự kiểm tra kiểm sóat lỏng lẻo là yếu tố làm nợ công ngày càng lớn (ví dụ: Vinashin), kể cả nợ của chính phủ và nợ do chính phủ bảo lãnh.

Chính sách tỷ giá không theo kịp biến động thị trường, lúc thì kiềm chế quá chặt, lúc thì mở ra quá cỡ làm nền kinh tế không tiếp thu kịp, các thành phần khác thì tranh thủ trục lợi với lý do tỷ giá tăng, làm cho giá cả hàng hóa tăng cao hơn mức thực tế, đẩy giá thị trường tăng theo tác động dây chuyền, chỉ có không ngừng tăng mà không có giảm. Một điều đáng lưu ý là trong khi giá USD giảm so với các đồng tiền khác thì lại tăng giá so với VND, làm cho giá trị thực của VND bị giảm giá kép.

Nói tóm lại, mặc dù có một số tác động tích cực thì chính sách tài chính và chính sách tiền tệ không nhất quán giai đọan vừa qua đã góp phần gia tăng lạm phát.

Tuy nhiên, việc Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân lạm phát để có đối sách tốt cho nền kinh tế sẽ tạo niềm tin thúc đẩy thị trường bùng nổ trong thời gian tới.
Quang Vũ 23:28 (GMT+7) - Thứ Năm, 8/9/2011
Theo tôi:

Lạm phát cao thường xuyên = đầu tư công lợi nhuận quá thấp so với đồng vốn bỏ ra + chi tiêu công bừa bãi + thất thoát lớn + tham nhũng tràn lan + thiếu minh bạch thông tin.

Giải pháp:

Đại biểu QH đề nghị điều chỉnh các luật theo hướng tăng cường quyền lực của QH đối với chính phủ nhất là Luật sử dụng ngân sách nhà nước. Chế tài xử lý các thành viên chính phủ theo hướng gay gắt hơn, đòi hỏi hơn.

Một trong các đòi hỏi là: Các thành viên chính phủ phải có kế hoạch làm việc theo nhiệm kỳ của mình, phải cụ thể 5 năm ra sao, 3 năm thế nào, 1 năm, 6 tháng...

Sửa đổi luật liên quan đến điều kiện tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo hướng dễ dàng hơn, để tăng giám sát cũng như quyền lực của QH.
Bùi Huy Tuấn 22:35 (GMT+7) - Thứ Năm, 8/9/2011
Từ cuối năm ngoái đến nay chúng ta chống lạm phát bằng biện pháp thắt chặt tiền tệ, nhưng kết quả không được như mong muốn.

Chúng ta cần nhận thức sự đặc thù trong việc cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam khác với các nước phát triển: Ở VN dư nợ cho vay của các NHTM chủ yếu là cho vay đối với DN SXKD, cho cá nhân vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp. Ở các nước phát triển thì ngược lại, tỷ trọng cho vay tiêu dùng đối với cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, do vậy khi lạm phát xảy ra thì sử dụng biện pháp tăng lãi suất sẽ có tác dụng tốt (làm hạn chế cầu tiêu dùng ngay).

Ở VN việc chống lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ đã không có tác dụng nhiều (vay tiêu dùng ở VN chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng dư nợ ở các ngân hàng), đồng thời thắt chặt tiền tệ đã làm cho các DN SXKD gặp rất nhiều khó khăn (vì họ hoạt động chủ yếu vào vốn vay ngân hàng chiếm 70 – 80% tổng dư nợ ở các ngân hàng), đẩy chi phí sản xuất lên cao, có thể phải thu hẹp SX hoặc dừng SX tạo áp lực tăng giá hàng hóa dịch vụ được cung ứng ra thị trường. Chúng ta cần thay đổi các biện pháp chống lạm phát hiện nay đang sử dụng mới mong đạt được kết quả

Một nguyên nhân khác tác động đến lạm phát đó là cơ chế tạo nguồn vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách hiện nay của nước ta.
Chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách gọi là bội chi ngân sách. Việc bội chi ngân sách là phổ biến ở các quốc gia bao gồm các nước đang phát triển và các nước phát triển, đặc biệt các nước đang phát triển áp lực bội chi ngân sách rất lớn do phải chi tiêu công cho đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng…

Bội chi ngân sách chủ yếu được dùng vào mục đích chi tiêu công, sẽ được bù đắp bằng các khoản vay của chính phủ ở trong nước và vay nước ngoài dưới các hình thức vay nợ khác nhau nhưng phổ biến nhất là hình thức phát hành trái phiếu. Ở Việt nam các khoản nợ công theo báo cáo của bộ Tài chính thì vẫn ở mức an toàn, hiện tại đang dưới 50% GDP. Mức độ nợ công ở ngưỡng an toàn ở từng quốc gia là khác nhau, nó phụ thụ vào khả năng chịu đựng của từng nền kinh tế.

Chi tiêu công có khả năng ảnh hưởng đến lạm phát. Ở Việt Nam nợ công chưa lớn nhưng đã tác động rất lớn tới lạm phát.Theo Tôi thì có nhiều lý do như: Hiệu quả của chi tiêu công, việc này chúng ta đã phân tích nhiều do vậy Tôi sẽ không phân tích thêm. Một vấn đề ảnh hưởng tới lạm phát do chi tiêu công đó là nguồn vốn để chi tiêu công, theo Tôi đây là một trong những lý do sinh ra lạm phát ở Việt Nam đã tác động không nhỏ tới lạm phát.

Trong thực tế trái phiếu phát hành ra được các ngân hàng thương mại mua là chủ yếu. Các ngân hàng thương mại sau khi mua trái phiếu chính phủ thường thì họ không giữ ở trong két sắt của mình, họ mang lên Ngân hàng nhà nước (NHNN) đặt để tham gia thị trường mở và tại đây họ được rút một lượng tiền tương ứng ra từ NHNN. Qua cơ chế này một lượng tiền đã được bơm ra từ NHNN và làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.

Nếu phân tích theo dòng tiền và loại bỏ yếu tố trung gian là các ngân hàng thương mại, sẽ thấy dòng tiền được bơm ra từ NHNN thông qua cơ chế thị trường mở và đích cuối cùng lại là bù đắp thiếu hụt chi tiêu ngân sách. Như vậy đã làm tăng tổng cầu của toàn xã hội và là áp lực tạo ra lạm phát.

NHNN cần xem lại cơ chế thị trường mở, hạn chế việc cho các ngân hàng thương mại mang đặt trái phiếu chính phủ để rút tiền ra từ NHNN.