From: Trang Bui <mytrangbui@yahoo;
Trích đăng từ
Nói Lái Trong Ngôn Ngữ Và Văn Học Việt Nam
Theo định nghĩa chung chung của một số nhà Ngôn ngữ học thì Nói lái là nói bằng cách giao hoán âm đầu vần và thanh điệu hoặc trật tự của hai âm tiết để tạo thành nghĩa khác hẳn và cho rằng đây là một trong những đặc trưng của tiếng Việt, nhằm mục đích đố chữ, bông đùa, chơi chữ hay châm biếm. Thí dụ như "lộng kiếng" nói lái thành "liệng cống" hay "đầu tiên" thành "tiền đâu", "đơn giản" thành "đang giỡn"…
Có người còn cho rằng Nói lái là một đặc điểm độc đáo của tiếng Việt mà các ngôn ngữ khác không có, khi nói lái người ta phải chọn một nhóm hai hoặc ba tiếng rồi hoán vị các phụ âm hoặc các thanh của những tiếng đó cho nhau. Chẳng hạn như "Vũ như Cẩn" thành "vẫn như cũ" hay "Nguyễn y Vân" thành "vẫn y nguyên" hoặc "bảng đỏ sao vàng" thành "bỏ Đảng sang giàu"…