NGUYÊN THẢO
Với nhận định từ nay đến cuối năm, áp lực lạm phát có thể sẽ gia tăng, bản tin kinh tế vĩ mô số 5 của Ủy ban Kinh tế vừa được gửi đến Quốc hội cho rằng, mục tiêu kìm giữ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2011 dưới 18% của Chính phủ trở nên rất khó khăn.
Bởi lạm phát tháng 9 có thể coi là đã vượt đỉnh của năm 2011 và lạm phát tính theo cùng kỳ năm trước của tháng 8 ở mức rất cao 23,02%. Trong khi đó, từ nay đến cuối năm, áp lực lạm phát có thể gia tăng do áp lực tăng giá USD so với VND, điều chỉnh tăng giá điện, tăng lương, sự biến động mạnh của giá vàng lên lạm phát kỳ vọng và áp lực gia tăng nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của người dân vào cuối năm (Tết Nguyên đán đến sớm hơn một tháng).
Vẫn ở nhóm 4 nước cao nhất thế giới
Tỷ lệ lạm phát chung của Việt Nam năm 2011 (so với tháng 12/2010) được dự báo sẽ ở mức khá cao: 18,98%, bản tin cho biết.
Phân tích sâu hơn, Ủy ban Kinh tế cho rằng, tùy theo tình hình thực hiện Nghị quyết 11, cộng với việc thúc đẩy ưu đãi tín dụng cho vay đối với sản xuất lương thực và thực phẩm, cũng như kịch bản kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 17% và tổng phương tiện thanh toán không vượt quá 12% cùng nỗ lực kiềm chế điều chỉnh tăng giá điện cho đến hết năm 2011, mà lạm phát của Việt Nam sẽ biến thiên từ 17% tới 21% với độ tin cậy 70%.
Cùng độ tin cậy 70%, tỷ lệ lạm phát cơ bản (đã loại trừ nhóm lương thực, thực phẩm và năng lượng) của Việt Nam năm 2011 dự báo ở mức 9,45% so với thời điểm tháng 12/2010 biến thiên từ mức 9% tới 9,9%.
Lạm phát Việt Nam so với thế giới đang ở mức nào đã từng là nội dung gây tranh cãi tại nghị trường ở kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13 vào tháng 7 năm nay.
Theo nhận định tại bản tin thì lạm phát chung của Việt Nam ở nhóm 4 nước cao nhất thế giới, trong khi năm 2010 đứng thứ 17/182 nước.
2012: Biến thiên từ 7,9 đến 14,7%
Viện Khoa học xã hội Việt Nam dự báo lạm phát 2012 (so với tháng 12/2011) sẽ giảm mạnh xuống mức 11,3% và thậm chí xuống mức 1 chữ số, Ủy ban Kinh tế cho biết tại bản tin.
Mức độ giảm sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc triển khai quyết liệt Nghị quyết 11 đến cuối năm 2012, trong đó đặc biệt là thực hiện hiệu quả cắt giảm đầu tư công, kiềm chế tăng trưởng tín dụng không quá 18% và tổng phương tiện thanh toán dưới 15%, cộng với tăng mạnh cung lương thực và thực phẩm.
Dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ biến thiên từ 7,9% tới 14,7% với độ tin cậy 70% năm 2012. Lạm phát cơ bản dự báo sẽ đạt 5,46% so với cuối năm 2011 (biến thiên từ 5,0% tới 5,92% với độ tin cậy 70%).
Nhìn lại tháng 8 năm nay, dự báo về tỷ lệ lạm phát 2011 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã trình Chính phủ cũng xấp xỉ với kết quả dự báo trong tháng 9/2011 của một số tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới như Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF là 18,8% năm 2011 (12,1% năm 2012) và của Ngân hàng Phát triển Châu Á với 11% năm 2012 và 18,7% cho năm nay
Tại nhóm kiến nghị về ưu tiên chống lạm phát, bản tin nhấn mạnh, việc chuẩn hóa quy trình, nguyên tắc, cơ chế và phối hợp cũng như khâu quản lý, giám sát giữa hoạch định và thực thi chính sách tài khóa cần được tăng cường triển khai.
Cụ thể, cải cách tài khóa nên được triển khai theo hướng giảm dần tỷ lệ thâm hụt ngân sách GDP xuống dưới mức 4%/năm. Chính sách tiền tệ cải cách theo hướng đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô dựa chủ yếu vào việc triển khai các công cụ chính sách gián tiếp nhằm đảm bảo cung cầu thị trường, hạn chế dần các công cụ mang tính hành chính.
Để khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại và những tác động tiêu cực của nó tới kinh tế vĩ mô, kiến nghị được gửi tới Chính phủ là cần triệt để giảm chi tiêu ngân sách với tốc độ cao hơn giảm thu ngân sách.
Trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có chiều hướng suy giảm mạnh, để tăng tỷ lệ tiết kiệm đối với khu vực tư nhân thì một trong những cách khả thi, theo Ủy ban Kinh tế là tăng cường quản lý để giảm chi phí hợp lý gắn liền với mức tăng trưởng doanh thu sau thuế.
Điều này có thể đạt được thông qua việc tăng khả năng tiếp cận của khu vực tư nhân với nguồn vốn tín dụng với lãi suất cho vay hợp lý hay là chính sách giảm bớt thuế doanh nghiệp. Hiện nay tỷ lệ thu thuế trên GDP theo giá hiện hành của Việt Nam đang ở mức cao hơn nhiều so với khá nhiều nước trong khu vực châu Á, bản tin nêu rõ.
26/10/2011 12:59 (GMT+7)
Lạm phát liên tục tăng cao luôn là vấn đề nóng tại các phiên thảo luận về kinh tế, xã hội của Quốc hội.
Với nhận định từ nay đến cuối năm, áp lực lạm phát có thể sẽ gia tăng, bản tin kinh tế vĩ mô số 5 của Ủy ban Kinh tế vừa được gửi đến Quốc hội cho rằng, mục tiêu kìm giữ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2011 dưới 18% của Chính phủ trở nên rất khó khăn.
Bởi lạm phát tháng 9 có thể coi là đã vượt đỉnh của năm 2011 và lạm phát tính theo cùng kỳ năm trước của tháng 8 ở mức rất cao 23,02%. Trong khi đó, từ nay đến cuối năm, áp lực lạm phát có thể gia tăng do áp lực tăng giá USD so với VND, điều chỉnh tăng giá điện, tăng lương, sự biến động mạnh của giá vàng lên lạm phát kỳ vọng và áp lực gia tăng nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của người dân vào cuối năm (Tết Nguyên đán đến sớm hơn một tháng).
Vẫn ở nhóm 4 nước cao nhất thế giới
Tỷ lệ lạm phát chung của Việt Nam năm 2011 (so với tháng 12/2010) được dự báo sẽ ở mức khá cao: 18,98%, bản tin cho biết.
Phân tích sâu hơn, Ủy ban Kinh tế cho rằng, tùy theo tình hình thực hiện Nghị quyết 11, cộng với việc thúc đẩy ưu đãi tín dụng cho vay đối với sản xuất lương thực và thực phẩm, cũng như kịch bản kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 17% và tổng phương tiện thanh toán không vượt quá 12% cùng nỗ lực kiềm chế điều chỉnh tăng giá điện cho đến hết năm 2011, mà lạm phát của Việt Nam sẽ biến thiên từ 17% tới 21% với độ tin cậy 70%.
Cùng độ tin cậy 70%, tỷ lệ lạm phát cơ bản (đã loại trừ nhóm lương thực, thực phẩm và năng lượng) của Việt Nam năm 2011 dự báo ở mức 9,45% so với thời điểm tháng 12/2010 biến thiên từ mức 9% tới 9,9%.
Lạm phát Việt Nam so với thế giới đang ở mức nào đã từng là nội dung gây tranh cãi tại nghị trường ở kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13 vào tháng 7 năm nay.
Theo nhận định tại bản tin thì lạm phát chung của Việt Nam ở nhóm 4 nước cao nhất thế giới, trong khi năm 2010 đứng thứ 17/182 nước.
2012: Biến thiên từ 7,9 đến 14,7%
Viện Khoa học xã hội Việt Nam dự báo lạm phát 2012 (so với tháng 12/2011) sẽ giảm mạnh xuống mức 11,3% và thậm chí xuống mức 1 chữ số, Ủy ban Kinh tế cho biết tại bản tin.
Mức độ giảm sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc triển khai quyết liệt Nghị quyết 11 đến cuối năm 2012, trong đó đặc biệt là thực hiện hiệu quả cắt giảm đầu tư công, kiềm chế tăng trưởng tín dụng không quá 18% và tổng phương tiện thanh toán dưới 15%, cộng với tăng mạnh cung lương thực và thực phẩm.
Dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ biến thiên từ 7,9% tới 14,7% với độ tin cậy 70% năm 2012. Lạm phát cơ bản dự báo sẽ đạt 5,46% so với cuối năm 2011 (biến thiên từ 5,0% tới 5,92% với độ tin cậy 70%).
Nhìn lại tháng 8 năm nay, dự báo về tỷ lệ lạm phát 2011 của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã trình Chính phủ cũng xấp xỉ với kết quả dự báo trong tháng 9/2011 của một số tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới như Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF là 18,8% năm 2011 (12,1% năm 2012) và của Ngân hàng Phát triển Châu Á với 11% năm 2012 và 18,7% cho năm nay
Tại nhóm kiến nghị về ưu tiên chống lạm phát, bản tin nhấn mạnh, việc chuẩn hóa quy trình, nguyên tắc, cơ chế và phối hợp cũng như khâu quản lý, giám sát giữa hoạch định và thực thi chính sách tài khóa cần được tăng cường triển khai.
Cụ thể, cải cách tài khóa nên được triển khai theo hướng giảm dần tỷ lệ thâm hụt ngân sách GDP xuống dưới mức 4%/năm. Chính sách tiền tệ cải cách theo hướng đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô dựa chủ yếu vào việc triển khai các công cụ chính sách gián tiếp nhằm đảm bảo cung cầu thị trường, hạn chế dần các công cụ mang tính hành chính.
Để khắc phục tình trạng thâm hụt cán cân thương mại và những tác động tiêu cực của nó tới kinh tế vĩ mô, kiến nghị được gửi tới Chính phủ là cần triệt để giảm chi tiêu ngân sách với tốc độ cao hơn giảm thu ngân sách.
Trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có chiều hướng suy giảm mạnh, để tăng tỷ lệ tiết kiệm đối với khu vực tư nhân thì một trong những cách khả thi, theo Ủy ban Kinh tế là tăng cường quản lý để giảm chi phí hợp lý gắn liền với mức tăng trưởng doanh thu sau thuế.
Điều này có thể đạt được thông qua việc tăng khả năng tiếp cận của khu vực tư nhân với nguồn vốn tín dụng với lãi suất cho vay hợp lý hay là chính sách giảm bớt thuế doanh nghiệp. Hiện nay tỷ lệ thu thuế trên GDP theo giá hiện hành của Việt Nam đang ở mức cao hơn nhiều so với khá nhiều nước trong khu vực châu Á, bản tin nêu rõ.