(10/7/2011 9:52:04 PM) | ||
| ||
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, hội nghị đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các dự thảo văn kiện. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua nghị quyết của hội nghị. Thông qua Chương trình toàn khóa gồm 24 nhóm vấn đề quan trọng và cần thiết Về Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Trung ương đã thảo luận sôi nổi, thống nhất đưa vào Chương trình toàn khóa 24 nhóm vấn đề quan trọng và cần thiết nhất nhằm tập trung thực hiện yêu cầu của Đại hội lần thứ XI của Đảng. So với dự thảo, Trung ương đã bổ sung vào Chương trình 3 nhóm vấn đề: Quy định việc thi hành Điều lệ Đảng; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa X về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới." Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, cần ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá chiến lược mà Đại hội XI đã đề ra là hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, nhất là ở cấp chiến lược; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng…; coi đây là "điểm nhấn" của nhiệm kỳ khóa XI. Những vấn đề lớn, quan trọng đã được xác định rõ về chủ trương, định hướng chính sách trong văn kiện Đại hội XI hay các Nghị quyết của các khóa trước vẫn còn giá trị và hiệu lực, sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoặc định kỳ sơ kết, tổng kết, ban hành kết luận; không ra quá nhiều nghị quyết. Cải cách thủ tục hành chính trong Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Hội nghị đã dành nhiều thời gian để thảo luận, cho ý kiến hoàn thiện và đã thông qua Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI; coi đây là văn bản quan trọng nhất cụ thể hóa Điều lệ Đảng, tạo cơ sở để cải cách thủ tục hành chính trong Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Phát huy vai trò cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định trách nhiệm, quyền hạn của mình về những vấn đề lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước; đồng thời tiếp tục khẳng định và giao nhiều trọng trách cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; phân cấp quyền hạn, trách nhiệm cho các ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy và có cơ chế kiểm tra giám sát phù hợp để phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan này, nhưng vẫn bảo đảm được sự lãnh đạo thống nhất, hiệu quả của Trung ương. Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XI đã kế thừa về cơ bản nội dung Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa X; đồng thời sửa đổi, bổ sung một số điểm về chức năng, tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Trung ương; trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, của các thành viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thường trực Ủy ban, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban và các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tổng Bí thư nhấn mạnh, thực hiện tốt các Quy chế này sẽ góp phần phát huy hơn nữa sức mạnh tập thể, dân chủ trong sinh hoạt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; bảo đảm chế độ tập thể lãnh đạo, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị; tăng cường sức mạnh, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Tổng Bí thư đề nghị mỗi Uỷ viên Trung ương, trên cương vị và trách nhiệm công tác của mình, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, các cơ quan, cần gương mẫu nghiêm túc thực hiện. Sửa đổi Hiến pháp cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Đảng Về triển khai nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Hội nghị đã thảo luận và thống nhất cao về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, các định hướng lớn và phương pháp, phương châm tiến hành; đồng thời nhấn mạnh: Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992; căn cứ vào nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội lần thứ XI của Đảng; kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 1992. Đó là, Nhà nước Việt Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc theo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tổng Bí thư nhấn mạnh, sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Đảng; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm đúng định hướng, không để các lực lượng thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc. Thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ Về việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ do Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra; căn cứ vào thực tế đội ngũ cán bộ hiện có và yêu cầu về cơ cấu tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp nhiệm kỳ XIII; kết hợp yêu cầu trước mắt với việc chuẩn bị cho các khóa tiếp theo, kết hợp tính kế thừa và phát triển, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện cho phép và đã đạt được sự nhất trí cao. Căn cứ quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước trình Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn. Quyết liệt thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Ban Chấp hành Trung ương cũng đã dành thời gian xem xét, đánh giá tình hình đất nước và những công việc Bộ Chính trị đã giải quyết trong 6 tháng đầu năm 2011. Trung ương ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã phấn đấu khắc phục nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện ở trong nước, khu vực và quốc tế, đạt được những kết quả tích cực bước đầu trong phát triển kinh tế-xã hội. Nền kinh tế duy trì được đà tăng trưởng ở mức hợp lý; kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh; tỉ giá và thị trường ngoại hối có chuyển biến tích cực; đầu tư phát triển của toàn xã hội tiếp tục được duy trì; thu ngân sách tăng khá; an sinh xã hội, tạo việc làm được quan tâm, chú trọng… Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan liên quan đã kịp thời có những quyết sách phù hợp trước những diễn biến phức tạp gần đây, giữ vững chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho hợp tác phát triển; tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Dự báo tình hình 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012 còn nhiều khó khăn, thách thức do tác động, ảnh hưởng của những tồn tại, hạn chế nội tại của nền kinh tế và diễn biến phức tạp, khó lường từ bên ngoài. Tổng Bí thư nhấn mạnh, tình hình trên đòi hỏi phải tiếp tục kiên trì, quyết liệt thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong những tháng cuối năm 2011 và một số năm tiếp theo; thực hiện tốt hơn đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước và là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế; giữ vững độc lập chủ quyền và môi trường ổn định, hòa bình cho hợp tác, phát triển. Tổng Bí thư chỉ rõ, nhiệm vụ tiếp theo là phải tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị lần này cùng với các nghị quyết khác nhằm sớm đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống, từng bước đạt kết quả thiết thực. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với cấp ủy lãnh đạo và tổ chức thật tốt việc quán triệt và thực hiện Nghị quyết. | ||
(Nguồn: http://www.vietnamplus.vn) |
Quan chức quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ đã bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc, nhằm mục đích cải thiện quan hệ căng thẳng quân sự giữa hai nước.
Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ, cho biết Washington và Bắc Kinh phải cố gắng nhiều hơn nhằm phát triển điều mà ông gọi là "lòng tin chiến lược" giữa hai bên.
Chuyến đi của Đô đốc Mullen là chuyến thăm viếng lần đầu tiên của lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ trong bốn năm.
Hồi năm 2010, Bắc Kinh đã cắt đứt liên lạc quân sự với Washington sau khi Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan.
Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình.
Về phần mình, Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng lo ngại về việc Trung Quốc phát triển khả năng quân sự và về sự "quyết đoán" gia tăng của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
"Hiện diện lâu dài"
Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ, cho biết Washington và Bắc Kinh phải cố gắng nhiều hơn nhằm phát triển điều mà ông gọi là "lòng tin chiến lược" giữa hai bên.
Chuyến đi của Đô đốc Mullen là chuyến thăm viếng lần đầu tiên của lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ trong bốn năm.
Hồi năm 2010, Bắc Kinh đã cắt đứt liên lạc quân sự với Washington sau khi Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan.
Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình.
Về phần mình, Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng lo ngại về việc Trung Quốc phát triển khả năng quân sự và về sự "quyết đoán" gia tăng của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp lãnh hải ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
"Hiện diện lâu dài"
Đô đốc Mullen đang ở Trung Quốc trong một chuyến viếng thăm bốn ngày theo lời mời của Tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu Trưởng Quân Giải phóng Nhân dân TQ, người đã tới thăm Hoa Kỳ hồi tháng Năm.
Cả hai vị lãnh đạo quân sự có kế hoạch tổ chức các cuộc hội đàm tại Bắc Kinh vào ngày thứ Hai.
Cả hai vị lãnh đạo quân sự có kế hoạch tổ chức các cuộc hội đàm tại Bắc Kinh vào ngày thứ Hai.
Một lo lắng, trong số những điều khác của tôi, là các sự cố liên tục có thể làm gây ra một tính toán sai lầm, và một diễn biến bùng nổ không lường trước
Đô đốc Mỹ, Mike Mullen
Trước cuộc họp cao cấp, Đô đốc Mullen cho biết Washington đã cam kết duy trì sự hiện diện của mình tại Thái Bình Dương, bao gồm cả khu vực Biển Đông.
Ông Mullen bày tỏ lo ngại về căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam tại khu vực.
"Một lo lắng, trong số những điều khác của tôi, là các sự cố liên tục có thể làm gây ra một tính toán sai lầm, và một diễn biến bùng nổ không lường trước," Đô đốc Mullen nói.
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi có sự hiện diện lâu dài ở đây, chúng tôi có một trách nhiệm lâu dài. Chúng tôi tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ một giải pháp hòa bình cho những khác biệt."
Sáu quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông, một khu vực được cho là giàu có về dầu mỏ và khí đốt.
Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhấn mạnh rằng Washington đã cam kết bảo vệ Philippines, tôn vinh một hiệp ước phòng thủ chung.
Tại Trung Quốc, Đô đốc Mullen cũng dự kiến đến thăm lực lượng không quân, quân đội và các căn cứ hải quân của nước này.
Ông Mullen bày tỏ lo ngại về căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam tại khu vực.
"Một lo lắng, trong số những điều khác của tôi, là các sự cố liên tục có thể làm gây ra một tính toán sai lầm, và một diễn biến bùng nổ không lường trước," Đô đốc Mullen nói.
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi có sự hiện diện lâu dài ở đây, chúng tôi có một trách nhiệm lâu dài. Chúng tôi tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ một giải pháp hòa bình cho những khác biệt."
Sáu quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông, một khu vực được cho là giàu có về dầu mỏ và khí đốt.
Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhấn mạnh rằng Washington đã cam kết bảo vệ Philippines, tôn vinh một hiệp ước phòng thủ chung.
Tại Trung Quốc, Đô đốc Mullen cũng dự kiến đến thăm lực lượng không quân, quân đội và các căn cứ hải quân của nước này.
Hòa hợp bề ngoài
Trong tháng Năm, Tướng Trần cho biết Trung Quốc không có ý định chạy đua với sức mạnh quân sự của Mỹ.
Ông cho biết lực lượng vũ trang của Mỹ vẫn còn tân tiến hơn so với Trung Quốc mặc dù đã có tiến bộ đáng kể của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Ông cho biết lực lượng vũ trang của Mỹ vẫn còn tân tiến hơn so với Trung Quốc mặc dù đã có tiến bộ đáng kể của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Nhưng không nên có các ảo tưởng khi mà sự hòa hợp bề ngoài này chắc chắn đã là tấm mặt nạ che đi những mối căng thẳng tiềm tàng
Jonathan Marcus, phóng viên quốc phòng BBC
Chuyến thăm của Tướng Trần đã được báo chí Trung Quốc theo dõi sát và có cách đưa tin tích cực - một tín hiệu về tầm quan trọng mà các giới chức Trung Quốc đặt lên việc cải thiện mối quan hệ quân sự với Mỹ, theo phóng viên quốc phòng BBC, Jonathan Marcus.
"Nhưng không nên có các ảo tưởng khi mà sự hòa hợp bề ngoài này chắc chắn là tấm mặt nạ che đi những mối căng thẳng tiềm tàng", vẫn theo phóng viên của chúng tôi.
Mục đích hiện đại hóa quân sự rộng lớn của Trung Quốc, Jonathan Marcus nói thêm, là để mở rộng quy mô và tầm vóc quân sự của Bắc Kinh vượt ra ngoài lãnh hải hiện có và có khả năng vô hiệu hóa các hệ thống vũ khí ở chính nơi mà Mỹ vẫn có lợi thế áp đảo.
"Nhưng không nên có các ảo tưởng khi mà sự hòa hợp bề ngoài này chắc chắn là tấm mặt nạ che đi những mối căng thẳng tiềm tàng", vẫn theo phóng viên của chúng tôi.
Mục đích hiện đại hóa quân sự rộng lớn của Trung Quốc, Jonathan Marcus nói thêm, là để mở rộng quy mô và tầm vóc quân sự của Bắc Kinh vượt ra ngoài lãnh hải hiện có và có khả năng vô hiệu hóa các hệ thống vũ khí ở chính nơi mà Mỹ vẫn có lợi thế áp đảo.