Monday, June 20, 2011

17/06 Hải quân Mỹ tập trận 10 ngày ở Đông Nam Á


Thứ sáu, 17/6/2011, 15:56 GMT+7
Mỹ và các lực lượng hải quân của Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan đang tổ chức cuộc tập trận thường niên kéo dài 10 ngày nhằm chống khủng bố và các mối nguy triên biển.
Tàu chiến Mỹ
Tàu chiến Mỹ USS Safeguard. Ảnh: wikipedia.
Cuộc diễn tập mang tên "Southeast Asia Cooperation and Training" diễn ra tại eo biển Malacca, biển Sulu và Celebes, và bắt đầu từ ngày 14/6 cho tới 24/6. Các lực lượng hải quân sẽ phối hợp thực hiện các bài tập dựa trên những kịch bản có sẵn, tập trung vào chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và các mối nguy trên biển khác.
Còn được gọi với tên SEACAT 2011, cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của một tàu chiến Mỹ cùng với 100 binh lính đến từ các lực lượng hải quân của các quốc gia Đông Nam Á.
Theo AP, phát ngôn viên Hải quân Philippines Omar Tonsay cho hay tàu chiến USS Safeguard của Mỹ sẽ lần lượt tới từng quốc gia tham chiến và thực hiện các cuộc diễn tập song phương, trong đó bao gồm giám sát, theo dõi và ngăn chặn các tàu địch trong khi các thành viên khác theo dõi từ quốc gia của mình.
"Hoạt động này sẽ có sự tham gia của các đơn vị đánh bộ, trên không, đặc nhiệm, đến từ các lực lượng hải quân tham chiến trong vùng lãnh hải tương ứng của họ",Inquirer dẫn lời Giám đốc SEACAT 2011 - Đô đốc hải quân Philippines Sebastian Pan cho hay.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông đang gia tăng. Phát ngôn viên Hải quân Philippines khẳng định hoạt động này đã được lên kế hoạch từ trước và không liên quan gì tới những diễn biến căng thảng gần đây trong khu vực.
Song Minh

17/06 Trung Quốc diễn tập quân sự ở Biển Đông


Thứ sáu, 17/6/2011, 16:01 GMT+7
Trung Quốc tổ chức cuộc tập trận kéo dài 3 ngày ở Biển Đông để luyện chiến thuật đổ bộ và chống ngầm. Nước này cũng xác nhận kế hoạch tăng cường lực lượng hải giám. 

Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn nhất qua Biển Đông

Tàu tuần tra
Haixun 31 - tàu tuần tra hiện đại nhất của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Theo Global Times, 14 tàu hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập ở vùng nước gần hòn đảo Hải Nam của Trung Quốc, luyện tập các chiến thuật chống tàu ngầm và đổ bộ quân lính lên bãi biển. Cuộc diễn tập này được cho là nhằm "gìn giữ các vùng đảo san hô và bảo vệ các tuyến đường biển".
Trong khi đó, China Daily đưa tin giới chức Trung Quốc khẳng định việc lực lượng Hải giám sẽ được tăng cường nhân lực, từ 9.000 người lên đến 15.000 người vào năm 2020. Lực lượng này nằm dưới sự quản lý của Ủy ban hải dương quốc gia - cơ quan giám sát đường bờ biển và các vùng nước mà Trung Quốc cho là có chủ quyền.
Đội tàu tuần tra của lực lượng Hải giám cũng sẽ được tăng lên 350 chiếc vào năm 2015 và lên đến 520 chiếc vào năm 2020. Ngoài ra, lực lượng cũng sẽ được trang bị 16 máy bay vào năm 2015.
Tàu Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên biển Hoa Đông. Ảnh:
Tàu Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên biển Hoa Đông năm 2010. Ảnh: Xinhua.
Hôm qua, Trung Quốc đã cử một tàu tuần tra tới Biển Đông và tuyên bố sẽ tiến hành kiểm tra các con tàu mang cờ nước ngoài trên vùng biển mà nước này tuyên bố là thuộc chủ quyền của họ.
Trung Quốc đang vướng vào hàng loạt tranh chấp với các nước láng giềng trên Biển Đông.
Trong khi đó, trong vòng nửa tháng qua các tàu Trung Quốc từ hải giám, ngư chính đến tàu đánh cá liên tục xâm phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, nơi không có tranh chấp.
Trung Quốc cũng bị Phillippines tố cáo là vi phạm quyền của họ trên Biển Đông. Manila dự tính đưa các hành động của Trung Quốc ra diễn đàn Liên hợp quốc.
Song Minh
Theo dòng sự kiện:
Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông (15/06)
Mỹ tổ chức hội thảo an ninh hàng hải Biển Đông (15/06)
Ba tàu chiến Mỹ tham gia tập trận với Philippines (15/06)
Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa tranh chấp Biển Đông (14/06)
Philippines cần Mỹ trong tranh chấp Biển Đông (14/06)
Nghị sĩ kêu gọi Mỹ tham gia giải quyết tranh chấp Biển Đông (14/06)

17/06 Philippines sẽ đưa Trung Quốc ra Liên hợp quốc


Thứ sáu, 17/6/2011, 07:55 GMT+7


Bộ Ngoại giao Philippines sẽ trình lên Liên hợp quốc một bản báo cáo về các hành động của Trung Quốc trên vùng nước mà Manila tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.
Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn qua Biển Đông
Mỹ - Philippines sắp tập trận

Tờ Sun Star của quốc đảo dẫn lời một quan chức phủ tổng thống Philippines cho biết văn bản này đang được Bộ Ngoại giao chuẩn bị
"Cần nhanh chóng trình lên Liên hợp quốc", ông Ricky Carandang, người đứng đầu cơ quan phát triển và chiến lược truyền thông thuộc phủ tổng thống, nói hôm qua.
Carandang nói thêm rằng Philippines sẽ trình một văn bản khác lên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bởi các vụ việc đã và đang diễn ra cần được thông tin "giữa các nước láng giềng ASEAN của chúng ta".
Tàu tuần tra Haixun 31 của Trung Quốc vừa rời Quảng Đông. Trên hành trình đến thăm Singappore, tàu này qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Xinhua
Tàu tuần tra Haixun 31 của Trung Quốc vừa rời Quảng Đông. Trên hành trình đến thăm Singappore, tàu này qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Xinhua
Được hỏi về khả năng nhanh chóng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, Carandang nhận xét rằng hiện còn quá sớm để có thể đi đến một thỏa thuận với các bên liên quan. Tương tự, Philippines cho rằng hiện nay cũng không phải là thời điểm thích hợp để theo đuổi một cơ chế thăm dò tài nguyên chung với các bên tranh chấp ở Trường Sa
Trước đó, cựu chủ tịch hạ viện Philippines Jose de Venecia đề nghị Tổng thống Bengino Aquino gác lại tranh chấp chủ quyền để cùng tham gia khai thác tài nguyên với các nước cũng có tuyên bố chủ quyền như Việt Nam và Trung Quốc.
Tuần trước, khi phát biểu tại Manila, đại sứ Trung Quốc Lưu Kiến Siêu tuyên bố các nước liên quan nên ngừng khai thác dầu mỏ ở Trường Sa, và cần tham vấn Trung Quốc trước khi có bất cứ hoạt động nào trong lĩnh vực này. Ông Lưu nói Trung Quốc để ngỏ khả năng khai thác chung.
Tuy nhiên tuyên bố của ông Lưu làm dấy lên những lời phản đối từ các bên liên quan. Một số chuyên gia bình luận rằng Trung Quốc muốn nhảy vào "cùng khai thác" tại những nơi không thuộc quyền chủ quyền của họ, mà là của nước khác.
Trước việc Trung Quốc cử tàu tuần tra lớn nhất của họ vào Biển Đông, đi qua các quần đảo tranh chấp trong đó có Trường Sa, Bộ Quốc phòng Philippines, trên tờInquirer, cho biết họ sẽ theo dõi sát sao hoạt động của tàu này. Tuy nhiên Manila cũng nhấn mạnh rằng Haixun 31 của Trung Quốc không phải là tàu quân sự, và quân đội Philippines vì thế cũng chưa có kế hoạch điều động tàu hải quân nào.
Thanh Ma
i

16/06 Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn nhất qua Biển Đông

Tàu tuần tra hiện đại nhất và lớn nhất của Trung Quốc, trước khi thăm Singapore, sẽ vào Biển Đông và đi qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Viện chiến lược quốc tế bàn an ninh hàng hải Biển Đông
Tập trận Mỹ - Philippines

Tàu tuần tra mang tên Haixun 31và nặng 3.000 tấn.
Haixin 31 tại Chu Hải. Ảnh: Xinhua.
Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc cho hay con tàu Haixun 31, tải trọng 3.000 tấn, xuất phát sáng hôm qua từ cảng Chu Hải, tỉnh Quảng Đông. Dự kiến hải trình của nó dài 1.400 hải lý, qua các đảo trên vùng biển này, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đài CRI nói rằng thủy thủ đoàn của tàu tuần tra này sẽ kiểm tra những tàu mang cờ nước khác trên vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền của họ.
Bắc Kinh đã tuyên bố yêu sách đường chín đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò hoặc chữ U, ôm gần như trọn cả vùng Biển Đông. Yêu sách này là hoàn toàn vô lý, không có cơ sở về luật pháp cũng như lịch sử, bị các nước, trong đó có Việt Nam, phản đối.
Haixun 31 là tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất từ trước tới nay tại Trung Quốc, được trang bị bãi đáp cho trực thăng, kho chứa máy bay và một tháp điều khiển không lưu. Con tàu có khả năng di chuyển 6.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu.
Con tàu được mong đợi là sẽ tang cường sự hợp tác giữa hai nước trong các vấn đề hàng hải cũng như về kinh tế và môi trường.
Haixun 31 là tàu tuần tra hiện đại nhất của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Đây là chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên của Haixun 31. Nó sẽ ở Singapore trong 6 ngày. Phái đoàn Trung Quốc sẽ hội đàm với các quan chức hải quân Singapore về các vấn đề an ninh hàng hải, quản lý hải cảng và chống hải tặc.
Trung Quốc đang cho đóng một tàu tuần tra lớn hơn, mang tên Haixun 01. Tàu mới sẽ hoàn thành vào tháng 7 năm tới, với chiều dài 128 mét và tải trọng 5.400 tấn.
Song Minh (Ảnh: Xinhua)

16/06 Cơ cấu Chính phủ khóa 13 sẽ được tinh gọn


Thứ năm, 16/6/2011, 11:38 GMT+7

Tinh gọn, hợp lý; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, khắc phục sự chồng chéo... là những mục tiêu xây dựng cơ cấu Chính phủ khóa 13.

Ngày 16-17/6, tại Quảng Ninh, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo tham vấn, lấy ý kiến các bộ ngành, chuyên gia và các bên liên quan về dự thảo đề án cơ cấu Chính phủ mới khóa 13.
Theo dự thảo, cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa 12 đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: Chính phủ, các bộ, ngành đã thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ; tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển tốt; an ninh - quốc phòng được giữ vững... Chỉnh phủ đã thực hiện tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo nghị quyết Trung ương 4 khóa 10.
hoi thao
Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng và đại diện các bộ có mặt tại hội thảo.
Tuy nhiên, bản dự thảo cũng nêu rõ sự chỉ đạo, điều hành, phối hợp của Chính phủ khóa 12, của các bộ, cơ quan ngang bộ còn bộc lộ những hạn chế, chưa bảo đảm sự thống nhất, thông suốt về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính từ trung ương đến địa phương. Thủ tục hành chính còn phức tạp, rườm rà. Tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu vẫn còn nghiêm trọng trong thực thi công vụ...
Từ những bất cập nêu trên, cơ cấu Chính phủ khóa 13 được đề xuất để đảm bảo những mục tiêu cơ bản sau: xây dựng cơ cấu tổ chức Chính phủ với mục tiêu tinh gọn, hợp lý, linh hoạt và chủ động ứng phó với các vấn đề có tính toàn cầu; điều chỉnh cơ cấu tổ chức Chính phủ nói chung các bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của bộ máy Chính phủ, khắc phục sự trùng chéo và tình trạng chia cắt. Cuối cùng là vừa giữ sự ổn định cơ bản như hiện nay, vừa xem xét, điều chỉnh cơ cấu tổ chức Chính phủ theo yêu cầu.
Hội thảo này được hỗ trợ bởi dự án tăng cường năng lực các cơ quan Chính phủ Việt Nam nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả cải cách hành chính do UNDP và các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ. Dựa trên ý kiến đóng góp, đề án cụ thể sẽ được trình Quốc hội phê chuẩn vào tháng 7.
Xuân Hoa

15/06 Mỹ tổ chức hội thảo an ninh hàng hải Biển Đông


Thứ tư, 15/6/2011, 12:11 GMT+7


Đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
Đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ sẽ tổ chức một hội thảo về an ninh hàng hải ở Biển Đông trong hai ngày 20 và 21/6.

CSIS cho biết đã mời 20 chuyên gia tầm cỡ quốc tế để đưa ra các bài tham luận trong hội thảo. Khoảng 80 quan chức cấp cao, các nhà hoạch định chiến lược, chuyên gia, học giả và nhà báo cũng được mời tới dự hội nghị sẽ diễn ra ở Washington.
Bốn vấn đề được đưa ra bàn bạc bao gồm đánh giá về lợi ích và vị trí của các bên tại Biển Đông; cập nhật các diễn biến trong khu vực; đánh giá hiệu quả của các khuôn khổ và cơ chế về an ninh hàng hải hiện nay tại Biển Đông và đề xuất chính sách nhằm tăng cường an ninh tại khu vực này.
Hội thảo của CSIS diễn ra trước Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) tháng 7 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 10 tại Indonesia mà Mỹ là thành viên.
Vấn đề Biển Đông đang nóng lên trong thời gian gần đây khi Việt Nam và Philippines cáo buộc Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền của các nước này.
Trung Quốc hôm qua tuyên bố các bên không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông thì không nên tham gia giải quyết. Phát ngôn này được đưa ra chỉ một ngày sau khi hai nghị sĩ Mỹ kêu xây dựng cơ chế đa phương để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Mai Trang

10/06 Việt Nam - Nga thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực


Thứ sáu, 10/6/2011, 09:17 GMT+7

Ngày 9/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn đại biểu Hội đồng An ninh Liên bang Nga sang thăm và làm việc tại Nha Trang (Khánh Hòa). Đại tướng Nicolai Platonovich Patrushev, Thư ký Hội đồng khẳng định sẽ quan tâm thúc đẩy hợp tác an ninh giữa hai nước.

>'Kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền'

Tại buổi đón tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Liên bang Nga là đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam. Việt Nam đặc biệt coi trọng và thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ với Liên bang Nga trên các lĩnh vực, đồng thời mong muốn và nỗ lực làm hết sức mình để cùng với Chính phủ Liên bang Nga thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển sâu rộng và hiệu quả.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định sự ủng hộ các thỏa thuận hợp tác giữa hai bên và đề nghị Liên bang Nga hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo cán bộ, khoa học kỹ thuật, cung cấp thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực an ninh…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Nga hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo cán bộ, khoa học kỹ thuật, cung cấp thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực an ninh… Ảnh:Chinhphu.vn.
Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đề nghị hai bên phối hợp tốt để chuẩn bị cho chuyến thăm của Thủ tướng Liên bang Nga V. Putin sang thăm Việt Nam, đặc biệt là chuẩn bị chu đáo một số văn kiện quan trọng hợp tác giữa hai nước được ký kết trong chuyến thăm.

Đại tướng N.P. Patrushev bày tỏ hài lòng về sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trong thời gian qua trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, đồng thời khẳng định sẽ quan tâm thúc đẩy hợp tác an ninh giữa hai nước Liên bang Nga và Việt Nam.


Đại tướng N.P. Patrushev cho rằng, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao của lãnh đạo hai nước thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các quan hệ của hai nước là đối tác chiến lược của nhau, mong muốn tiếp tục phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giữa hai nước.
(Theo TTXVN/Vietnam+)

15/06 Vay thêm gần 41 tỷ JPY của Nhật để phát triển đường cao tốc


14:37:31 Thứ tư, 15/06/2011
Mạnh Bôn
(baodautu.vn) Sáng nay (ngày 15.6.2011), Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký kết với Bộ Tài chính 2 hiệp định vay vốn để thực hiện Dự án Đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây và Dự án Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi với tổng trị giá 40,946 tỷ JPY.
Dự án Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Đà Nẵng - Quảng Ngãi thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam là tuyến giao thông huyết mạch rất quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Đông nam bộ và Nam trung bộ.
Ông Motonori Tsuno, Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Hà Nội cho biết, các khoản vay này thuộc đợt cam kết tài trợ thứ 2 của Nhật Bản cho Việt Nam trong năm tài khóa 2010. Năm 2011 đánh dấu quá trình 19 năm liên tiếp Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam, và luôn là Nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam.
Với tổng số vốn ODA mà phía Nhật Bản cam kết tài trợ lên tới hơn 1.491 tỷ JPY đã giúp Việt Nam xây dựng và đưa hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng quan trọng trong lĩnh vực phát triển hệ thống cung cấp điện và hệ thống giao thông vận tải vào sử dụng  như Nhà máy điện Phả Lại, Phú Mỹ, Hàm Thuận - Đa Mi; Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, Quốc lộ 18; Cầu Bãi Cháy, Cầu Cần Thơ, Cầu Thanh Trì, Cảng Hải Phòng, Cầu Bính, Nhà ga quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất...
“Các dự án được tài trợ bằng vốn vay ODA của Nhật Bản đã góp phần rất quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong những năm vừa qua. Việc tiếp tục cam kết tài trợ cho Việt Nam để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng lớn trong hoàn cảnh vừa phải gánh chịu hậu quả nặng nề của thiên tai đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt tới quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và nỗ lực lớn lao của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung phát biểu trong Lễ ký Hiệp định vay vốn ODA với JICA sáng nay.

14/02 Áp lực cung - cầu gây khó vận tải biển


Thứ Hai, 14/02/2011 | 09:40
Sự phục hồi chưa bền vững, còn mang tính “mùa vụ” của thị trường vận tải biển của các doanh nghiệp trong năm 2010 khiến các chủ tàu trong nước chưa thể “yên lòng” trong năm 2011.
Cùng với những khó khăn do nguồn hàng hạn chế, thiếu ổn định, thị trường còn mang tính mùa vụ, giá cước hồi phục chậm, thất thường thì áp lực thừa tàu cũng đang đặt thêm gánh nặng lên vai các chủ tàu.


Thừa tàu không còn là nguy cơ
Căn cứ diễn biến thực tế trong năm 2009, 2010, Luật gia Tạ Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT CTCP Hàng hải Đông Đô nhận định khả năng hồi phục của thị trường vận tải biển vẫn kém hơn nhiều so với kỳ vọng và luôn chứa nhiều bất ổn, nhất là đối với những phân khúc thị trường mang tính chất dịch vụ trung gian cao như của Việt Nam. “Thị trường giá cước năm 2011 sẽ còn rất đen tối, tiếp tục bấp bênh và thiếu ổn định, nhất là trong 6 tháng đầu năm. Cũng theo ông Bình, các số liệu thống kê còn cho thấy nguy cơ dư thừa trọng tải toàn cầu đã và đang đến đúng như nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cảnh báo từ những năm trước.
Theo báo cáo của RS PLATOU OSLO, đến cuối tháng 12/2010, đội tàu biển thế giới đã có tới 412,5 triệu DWT tàu chở dầu, hóa chất cơ từ 10.000 DWT trở lên (trong đó 40,6 triệu DWT mới xuất xưởng); 553,5 triệu DWT tàu chở hàng khô cỡ từ 10 nghìn DWT (80,6 triệu DWT mới xuất xưởng); 14,7 triệu TEU tàu container chuyên dụng cỡ từ 1.000 TEU/chiếc trở lên (1,33 triệu TEU mới xuất xưởng).
Tổng Giám đốc CTCP Vận tải và thuê tàu (Vitranschart) Trương Đình Sơn cũng cho rằng, theo dự báo của các tổ chức quốc tế, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3,1% trong năm 2011, thấp hơn dự báo 3,6% trong năm 2010. Sự phục hồi kinh tế thế giới đã bắt đầu mất đà từ giữa năm 2010.
Các nước không phối hợp tốt chính sách tiền tệ là một nguyên nhân khiến thị trường trở nên bất ổn, tình trạng thất nghiệp cao, nợ công, lạm phát, giảm phát và hệ thống các ngân hàng suy yếu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sự tăng trưởng toàn cầu. Sự hồi phục yếu ớt của nền kinh tế thế giới đã làm cho ngành công nghiệp vận tải ngày càng khó khăn. Thêm vào đó, một số lượng lớn tàu đóng mới đang dần tham gia vào thị trường càng làm cho cung cầu mất cân đối.
Cùng chung quan điểm với 2 người trên, ông Trần Thiện - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin cho rằng trong thời gian tới, vấn đề cốt lõi mà ngành vận tải biển cần giải quyết là sự tái cân bằng cung cầu năng lực vận tải. Cán cân cung - cầu này đã bị mất thăng bằng trong giai đoạn 2007 - 2008. Ông Thiện cung cấp số liệu thống kê của Maersk Brokers, theo đó, tổng trọng tải tàu đã được giao trong nửa đầu năm 2010 là 34,8 triệu tấn. Khoảng 55 triệu tấn được giao tiếp trong nửa cuối năm. Trong năm 2011, theo Maersk Brokers dự báo sẽ có gần 120 triệu tấn trọng tải tiếp tục được giao. Và với bối cảnh “ảm đạm” chung của ngành vận tải biển, số tấn trọng tải gia tăng này sẽ gây áp lực “thừa cung” lên thị trường.
Gỡ khó cách nào?
Khó khăn là không thể tránh khỏi song chắc chắn các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển không thể đóng cửa hay nằm chờ khó khăn đi qua. Vấn đề đặt ra là làm gì để giảm bớt khó khăn hiện tại, chuẩn bị lực cho tương lai khi thị trường đã trở nên sáng sủa hơn?
Ông Vũ Hữu Chinh - thành viên HĐTV Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết theo đánh giá của các hãng vận tải lớn tại Diễn đàn chủ tàu châu Á diễn từ hồi cuối năm 2010 thì phải sau năm 2011 - 2012, đến năm 2013 - 2014, thị trường tàu hàng dời cỡ lớn từ 50.000 đến 100.000 mới có thể phát triển mạnh mẽ trở lại do cung cầu về loại tàu này đã dần được điều chỉnh hợp lý. Đối với vận tải container thì năm 2010, các chủ tàu khai thác cỡ trên 2.000 TEU hoạt động động trên tuyến vận tải xa giữa các châu lục đã cải thiện được kết quả kinh doanh sau một thời gian trầm lắng. Việc phát triển loại tàu container với sức chứa cỡ từ 2.000 - 3.000 TEU, hoạt động giữa các tuyến nội Á và Ấn Độ - vùng Vịnh, cỡ từ 4.000 - 6.000 TEU chạy thẳng giữa các châu lục như châu Á đi Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương... là một định hướng hợp lý trong thời gian tới.
Đối với hoạt động vận tải dầu, thị trường vận tải dầu thô và dầu sản phẩm vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do nguồn cung ứng dầu thô vẫn hạn chế trong khi lượng cung các loại tàu dầu, đặc biệt là cỡ 50.000 - 80.000 DWT đang vượt khá xa so với nhu cầu. Vì vậy, ông Chinh nhấn mạnh cần nghiên cứu và theo dõi hoạt động vậi tải tàu dầu một cách chặt chẽ để có kế hoạch phát triển cho phù hợp.
Thanh Bình
GIAO THÔNG VẬN TẢI

14/02 Kịch bản nào cho xây dựng cơ bản 2011?


Thứ Hai, 14/02/2011 | 09:51
Cho dù 2010 là một năm ngành GTVT đạt được mức giải ngân cao kỷ lục từ trước tới nay ở hầu hết các nguồn vốn, tuy nhiên thời điểm hiện nay, rất khó để có thể nhận định về kết quả của năm 2011.
Có 2 kịch bản có thể xảy ra. Một là nếu bơm đủ vốn, XDCB giao thông sẽ gặt hái được vụ mùa bội thu, còn tiếp tục thiếu vốn như những tháng cuối năm 2010 thì tình hình có thể chuyển sang chiều hướng ngược lại...
Nếu đủ vốn
Chưa bao giờ công tác XDCB ngành Giao thông lại có kết quả giải ngân tốt như năm 2010. Đây là điều không ai có thể phủ nhận và cho thấy XDCB giao thông đã vượt qua được giai đoạn khó khăn sau một thời gian dài khủng hoảng do vụ PMU 18, bão giá VLXD lịch sử 2007- 2008.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, với nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cả năm 2010, toàn Ngành thực hiện 12.585,5 tỷ đồng, đạt 191,4% kế hoạch; giải ngân 10.686,8 tỷ đồng, đạt 162,5% kế hoạch. Vốn nước ngoài thực hiện 8.767,8 tỷ đồng, đạt 287,7% kế hoạch, so với cùng kỳ năm trước tăng 63,3%; giải ngân 7.486,8 tỷ đồng, đạt 245,7% kế hoạch, so với cùng kỳ năm trước tăng 37,2%. Vốn đối ứng các dự án ODA thực hiện 2.588 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 25,3%; giải ngân 2.114 tỷ đồng tăng 16%.
Đối với nguồn trái phiếu Chính phủ, năm 2010 thực hiện 16.418,6 tỷ đồng tăng 19,1%; giải ngân đã hết kế hoạch giao 12.300 tỷ đồng, so với năm trước tăng 5,6%. Các dự án BOT, ứng ngân sách - bán quyền thu phí, dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cả năm 2010 khối lượng giải ngân đạt 7.558,1 tỷ đồng.
Nếu nguồn vốn năm 2011 được bơm đủ như kế hoạch của Bộ GTVT và các dự án đang triển khai thì không có lý do gì để ngành GTVT không gặt hái được một vụ mùa bội thu trong XDCB. Điều này không khó để lý giải bởi, với kết quả đáng khích lệ của năm 2010, các ban QLDA, nhà thầu và đơn vị chức năng trong ngành GTVT đang khí thế hừng hực để bước vào triển khai thực hiện nhiệm vụ trong năm mới.
Rất nhiều dự án chỉ chờ được cấp vốn là sẽ ồ ạt triển khai thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân. Trong năm 2011, hàng loạt công trình giao thông lớn đang ở giai đoạn thi công nước rút, trong đó có thể kể đến như các tuyến cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình, Nội Bài- Lào Cai, Hà Nội- Thái Nguyên, QL25, 279, 24, đường Hồ Chí Minh,... Một lý do khác cũng phải kể đến là nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác XDCB đã từng bước được tháo gỡ, cơ chế chính sách phần nào thông thoáng hơn, khiến cho việc thực hiện và giải ngân của các dự án thuận lợi hơn trước rất nhiều.
Còn vốn thiếu...
Đây là điều không một ai trong ngành GTVT, đặc biệt những người gắn bó với XDCB mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, đây lại là một thực tế đáng buồn đã diễn ra trong những tháng cuối năm của năm 2010, gây khó khăn và cản trở việc triển khai thi công của rất nhiều dự án.
Đáng nói hơn, theo dự báo của nhiều chuyên gia trong ngành GTVT, việc thiếu vốn của năm 2010 mới chỉ bắt đầu và nó sẽ còn diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn trong năm 2011. Do đó, năm nay công tác XDCB giao thông mới thực sự bị ảnh hưởng nặng nề bởi những hệ lụy từ việc vốn thiếu gây ra.
Thực tế, cho đến nay hầu hết các nguồn vốn đều khó khăn. Vốn ODA đã đến ngưỡng, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Vốn vay thương mại cũng gặp nhiều trở ngại bởi những quy định về nợ công, bảo lãnh vay và rất nhiều điều khoản ràng buộc.
Vốn ngân sách Nhà nước thì ngày càng hạn hẹp dần, còn vốn trái phiếu Chính phủ phát hành khó khăn hơn trước rất nhiều. Chính vì vậy, bài toán về vốn cho giao thông sẽ làm đau đầu các nhà quản lý không chỉ trong năm 2011 mà có thể còn nhiều năm sau đó.
Trong năm 2010 vừa qua, rất nhiều dự án giao thông lớn đã phải triển khai cầm chừng, các nhà thầu vừa làm vừa ngóng vốn, nếu tình trạng thiếu vốn tái diễn thì hàng loạt dự án khác trong năm nay cũng rơi vào tình cảnh trên. Nghiêm trọng hơn, theo dự báo của nhiều chuyên gia, hàng loạt các dự án không cấp bách có thể bị tạm ngưng vốn và dừng triển khai thi công để dành vốn cho những dự án cấp bách hơn.
Điều này sẽ gây ra những hệ lụy khó lường bởi khi đó nhiều nhà thầu sẽ không có việc, công nhân, máy móc ngồi chơi xơi nước, công tác XDCB của ngành GTVT sẽ không những không tăng trưởng mà sẽ tụt lùi và có thể bước vào giai đoạn khó khăn, khủng hoảng mới...
Đức Thắng
GIAO THÔNG VẬN TẢI

20/06 Hepatitis at alarming rate in VN, Asia-Pacific


20/06/2011 | 16:07:00
Over 20 percent of Vietnamese population or 18 million people are suffering from hepatitis B and C.

This was announced by Prof. Pham Hoang Phiet, President of the Ho Chi Minh Liver and Gall Association at an Asia-Pacific conference on treatment of hepatitis B and C in Ho Chi Minh City on June 18 and 19.

Phiet added that one fifth of the infections are serious cases, which requires appropriate treatment.

A report at the conference also said that 75 percent of cases of hepatitis B in the world are in Asia-Pacific. This disease is the leading cause of cirrhosis, liver cancer and the 10th leading cause of death worldwide. About 15 percent to 25 percent of chronic Hepatitis B patients would die from liver diseases.

According to the Asia-Pacific Institute of Liver Diseases (APASL), hepatitis C is a large problem of public health in the region. The infection rate of hepatitis C in Japan , China , Taiwan and Vietnam is between 12 percent to 58 percent.

Organized for the first time on a regional scale, this conference brought together over 750 doctors and experts in hepatitis treatment from 16 countries and territories, including China, the Republic of Korea, Thailand, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Laos, Taiwan, Hong Kong, the US, the UK, Italy and Switzerland./.

19/06 7 nước ASEAN ra lời kêu gọi chung về Biển Đông


Chủ nhật, 19/6/2011, 19:07 GMT+7

Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Philippines và Singapore cùng kêu gọi việc tìm ra giải pháp hòa bình và sử dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.

Manila nói không để Trung Quốc bắt nạt

Đây là tuyên bố chung được 7 thành viên ASEAN đưa ra khi cùng tham dự Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS vừa diễn ra từ ngày 13-17/6 tại New York, Mỹ. Các nước ASEAN nói trên cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì hòa bình và an ninh tại Đông Nam Á, tờ Philippines Star cho hay.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Lê Lương Minh dẫn đầu, theo TTXVN. Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định lại ý nghĩa và tầm quan trọng của Công ước Luật Biển 1982, cơ sở pháp lý quốc tế toàn diện và bao quát nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, nhấn mạnh mọi hoạt động trên biển phải được tiến hành phù hợp với Công ước, tôn trọng đầy đủ quyền quốc gia ven biển được hưởng trên các vùng biển được xác định theo Công ước.
Hải quân Việt Nam trên đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng
Trưởng đoàn Việt Nam cũng khẳng định lại quyết tâm và lập trường của Việt Nam thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.

Trong khi đó, phái đoàn Philippines cho hay: "Quy tắc luật pháp là nền tảng của hòa bình, trật tự và công bằng trong các xã hội hiện đại. Vai trò ngày một lớn của một hệ thống quốc tế dựa trên cơ sở là các quy tắc luật pháp giúp mang lại một sự cân bằng cân thiết trong các vấn đề toàn cầu."
Philippines cũng cho rằng việc tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế giúp duy trì hòa bình và giải quyết các mâu thuẫn. Luật pháp quốc tế mang lại tiếng nói có trọng lượng ngang bằng cho các quốc gia bất kể tầm vóc chính trị, kinh tế hay quân sự, đồng thời loại bỏ việc sử dụng vũ lực trái luật pháp.
Chia sẻ quan điểm của Việt Nam và Philippines, các nước ASEAN nhấn mạnh rằng cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Luật Biển khi tiến hành các hoạt động trên biển; đề cao sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS năm nay là lần thứ 21 các nước họp mặt để bàn về các vấn đề liên quan tới Công ước năm 1982.
Bên cạnh việc đánh giá hoạt động của các cơ quan được thành lập theo Công ước gồm Tòa án quốc tế về Luật Biển, Ủy ban ranh giới thềm lục địa, Cơ quan quyền lực quốc tế đáy đại dương, hội nghị năm nay tập trung thảo luận các biện pháp cải tiến hoạt động của Ủy ban ranh giới thềm lục địa nhằm đẩy nhanh tiến trình xem xét báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa kéo dài, tiến hành bầu 7 thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển và kiểm điểm việc triển khai Công ước.
Trong khi đó, tàu tuần tra lớn nhất của Trung Quốc là Haixun 31 đang trên hành trình tới thăm Singapore. Báo chí Trung Quốc cho biết trước khi tới Singapore, tàu này sẽ qua Biển Đông, qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Tại căn cứ quân sự Changi của Singapore, các tàu chiến của Mỹ, trong đó có USS Chung-hoon và tàu của các nước ASEAN đang tham gia cuộc huấn luyện thường niên.
Phan Lê
Theo dòng sự kiện:
Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông (19/06)
Philippines tuyên bố không để Trung Quốc bắt nạt (18/06)
Trung Quốc diễn tập quân sự ở Biển Đông (17/06)
Philippines sẽ đưa Trung Quốc ra Liên hợp quốc (17/06)
Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn nhất qua Biển Đông (16/06)
Philippines dỡ cột gỗ 'lạ' ở vùng biển tranh chấp (15/06)

19/06 Báo chí - người bạn đồng hành của ĐBQH

07:41 | 19/06/2011
Là một trong số những ĐBQH được xem là người cởi mở, thân thiện với báo chí, PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN VĂN HOÁ, GIÁO DỤC, TN, TN VÀ NĐ NGUYỄN MINH THUYẾT chân tình: giao tiếp với báo chí là một cách để đại biểu xuất hiện và xây dựng hình ảnh trước công chúng. Với cách tiếp cận, đưa tin của báo chí về hoạt động của QH và các ĐBQH như hiện nay thì người dân thấy gần với ĐBQH hơn, và ngược lại, ĐBQH cũng thấy gần với cử tri hơn, cảm nhận rõ hơn sự kiểm soát của cử tri đối với mình.
Báo chí là người bạn đồng hành
 - Thưa Phó chủ nhiệm, trong tiến trình đổi mới của đất nước, các hoạt động của QH ngày càng công khai, dân chủ và gần gũi với người dân hơn. Mối quan hệ giữa ĐBQH với báo chí theo đó ngày càng cởi mở hơn. Ý kiến của Phó chủ nhiệm về mối quan hệ  này như thế nào?
Báo chí là nguồn thông tin rất quan trọng đối với mọi người, nhất là đại biểu QH. Tôi không tưởng tượng được con người hiện đại sẽ sống như thế nào nếu vài ngày không có báo chí. Tôi càng không tưởng tưởng được một nhà hoạt động chính trị - xã hội, một ĐBQH sẽ làm việc như thế nào nếu không có báo chí. Trước đây, khi internet chưa phát triển thì mỗi khi tôi đi công tác nước ngoài một vài ngày, mặc dù có đọc tin tức của báo chí nước sở tại nhưng luôn cảm thấy đói tin trong nước. Khi mạng internet phát triển rộng rãi, tất cả tin tức đưa lên mạng rất kịp thời, ngồi đâu cũng truy cập được. Báo chí là nguồn thông tin để ĐBQH sống với thời sự hằng ngày của đất nước và quốc tế. Dĩ nhiên, ĐBQH không thể dựa hoàn toàn vào nguồn thông tin từ báo chí. Khi chọn lọc thông tin để đặt vấn đề bàn bạc tại QH thì trước hết ĐBQH phải đánh giá được mức độ quan trọng của thông tin do báo chí nêu ra đối với sự phát triển KT – XH của đất nước cũng như việc xây dựng  và bảo vệ Tổ quốc.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là từ năm 1994 - thời điểm UBTVQH quyết định tổ chức phát thanh và truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của QH – thì báo chí theo sát thời sự QH, phản ánh kịp thời cho nhân dân diễn biến của QH với cách đưa tin cụ thể, sinh động và đa dạng. Khác hẳn với thời kỳ trước: sau mỗi phiên họp của QH, chỉ có một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam và Thông báo của Đoàn Thư ký Kỳ họp về các sự kiện diễn ra trong ngày; không trích đăng các ý kiến phát biểu của ĐBQH như bây giờ. Với cách thông tin như vậy, rõ ràng người dân không biết các ĐB được mình ủy nhiệm quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước hoạt động thế nào. Đọc những bản tin chung chung, giống nhau ở hầu hết các mặt báo thì rất chán.
Với cách tiếp cận, đưa tin của báo chí về hoạt động của QH và các ĐBQH như hiện nay thì người dân thấy gần với ĐBQH hơn, và ngược lại, ĐBQH cũng thấy gần với cử tri hơn, cảm nhận rõ hơn sự kiểm soát của cử tri đối với mình.
- Báo chí là một kênh để đại biểu gần gũi với cử tri và được cử tri kiểm soát chắc hơn các hoạt động của đại biểu. Nhưng ở nước ta, dường như không nhiều ĐBQH thường xuyên giao tiếp với báo chí, thậm chí có ĐBQH thẳng thừng từ chối trả lời báo chí. Phó chủ nhiệm nhìn nhận như thế nào về hiện tượng này?
Theo quan sát của tôi, có ba dạng ĐBQH thường nhận được sự quan tâm của báo chí.Thứ nhất, ĐBQH là các vị lãnh đạo Trung ương và địa phương, nhất là các đại biểu đại diện cho các bộ, ngành, lĩnh vực có nội dung QH đang bàn thảo. Thứ hai là những đại biểu đặc biệt như: đại biểu trẻ nhất, đại biểu cao tuổi nhất, đại biểu là người dân tộc thiểu số, đại biểu là doanh nhân,… Và thứ ba, báo chí quan tâm đến những đại biểu có tiếng nói độc lập, suy nghĩ gần gũi với người dân – đây có lẽ là những ĐBQH duy trì được sự quan tâm nhiều nhất của báo chí.
Thực tế, đúng là số đông đại biểu của ta ít có nguyện vọng giao tiếp với báo chí. Mỗi đại biểu tùy cương vị công tác đều có lý do riêng để ngại giao tiếp thường xuyên với báo chí. Nhưng tôi cho rằng, số ĐBQH sẵn sàng giao tiếp với báo chí và tạo điều kiện để các nhà báo tác nghiệp ngày càng nhiều, nhất là những khóa QH gần đây, ĐBQH cởi mở với báo chí và có những ý kiến đáng chú ý.
- Bên cạnh những mặt tích cực của báo chí cũng có một số bài báo đưa những thông tin chưa chính xác hoặc trích dẫn không chuẩn ý kiến của ĐBQH. Phó chủ nhiệm đã bao giờ gặp phải tai nạn này chưa và quan điểm của Phó chủ nhiệm đối với những thông tin sai lệch về mình trên báo chí như thế nào?
Tôi được anh em báo chí xem là người cởi mở, thân thiện với báo chí, một phần có thể do tính tôi như vậy, nhưng phần quan trọng là do công việc đang đảm nhiệm. Là người được Ủy ban giao phụ trách mảng văn hóa – thông tin, tôi thấy mình có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí. Nhìn chung, hầu hết báo chí đều phản ánh chính xác ý kiến phát biểu của tôi, nhưng để tránh sai sót, tôi có nguyên tắc khi làm việc với báo chí là dứt khoát đề nghị xem lại bài báo trước khi đăng tải. Đây cũng là cách để bài báo hoàn chỉnh hơn và có tác dụng với dân hơn.
Còn về sự phiền hà? Cũng có một kỷ niệm tôi nhớ mãi, nhưng lỗi không phải ở anh em làm báo. Trong nhiệm kỳ QH Khóa XI, sau khi tôi chất vấn một vị Bộ trưởng, ra ngoài hành lang, có mấy nhà báo hỏi, tôi có hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng không và tại sao không truy vấn đến cùng? Lần đó, tôi có trả lời rất thực thà: Thứ nhất, còn nhiều người xếp hàng chờ chất vấn, tôi không thể kéo dài phần chất vấn của mình. Thứ hai, là nhà giáo, tôi chỉ hỏi đủ để chấm điểm. Sau khi bài báo được đăng tải, tôi được chất vấn ngay tại hội trường: Tại sao ĐB Thuyết lại nói chất vấn là để chấm điểm? Chất vấn là để xây dựng và thúc đẩy. Tôi cũng thành thực nêu cách hiểu của mình: Bên cạnh mục tiêu xây dựng và thúc đẩy thì chất vấn còn là dịp để người dân kiểm tra, đánh giá công việc của các bộ, ngành và trách nhiệm cá nhân người đứng đầu bộ, ngành. 
Đây là sự cố liên quan đến báo chí trong hoạt động nghị trường của tôi. Nhưng sau này, tôi thấy báo chí sử dụng cụm từ “chấm điểm Bộ trưởng” khá phổ biến.
- Theo Phó chủ nhiệm, ĐBQH có nên cởi mở với báo chí không?
Dĩ nhiên là ĐBQH cần cởi mở với báo chí, sẵn sàng giúp đỡ báo chí. Vì đây là một kênh để đại biểu giao tiếp với cử tri. Đại biểu phát biểu ý kiến với báo chí có nghĩa là đại biểu đã góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ví dụ, giải thích để cử tri biết QH dự kiến thông qua dự án luật này hay dự án, công trình kia thì lý do vì sao. Đây là việc làm rất tốt. Mặt khác, việc bày tỏ quan điểm, chính kiến với báo chí cũng là cách để đại biểu báo cáo kết quả hoạt động với cử tri. Nếu không, cử tri sẽ thấy rằng, bầu ông này làm ĐBQH như ném hòn sỏi xuống nước, 4 năm trời không biết ông ấy đi đâu, làm gì. Như vậy thì đâu có được.
- Phó chủ nhiệm nói gì nếu có ý kiến cho rằng, báo chí cũng là kênh để đại biểu trở nên nổi tiếng? 
Giao tiếp với báo chí là một cách để đại biểu xuất hiện và xây dựng hình ảnh trước công chúng. Và xây dựng hình ảnh trước công chúng thì cũng phải xây dựng một cách thực thà. Không thể dùng các “chiêu” đánh bóng bản thân vì người dân rất tinh, một chút không thực cũng nhận ra ngay.
- Ở nước ngoài, đối với nghị sỹ, báo chí là người bạn. Còn ở nước ta thì sao, thưa Phó chủ nhiệm? Phó chủ nhiệm có thân với nhà báo, tờ báo nào không? 
Nếu phải nêu tên các nhà báo hay tờ báo ruột thì… khó vì nhìn chung tôi thân với tất cả các nhà báo. Và ngược lại tôi thấy, anh em báo chí đều vui vẻ và quý mến tôi. Nhân đây, tôi xin cảm ơn các nhà báo đã thường xuyên cập nhật tới cử tri hoạt động của QH và các ĐBQH, trong đó có tôi. Cử tri biết đến ĐBQH là có sự chắp nối của báo chí.
Trong 9 năm hoạt động ở QH, tôi thấy báo chí là người bạn đồng hành, qua từng chặng đường. Trong chặng đường đó, vui là chính nhưng cũng có những lúc băn khoăn và buồn thì đều có sự chia sẻ của báo chí.
Khi vào QH, tôi không dự kiến sẽ có lúc trả lời báo chí nước ngoài
- Không chỉ cởi mở với báo chí trong nước, Phó chủ nhiệm dường như chưa bao giờ “nói không” với báo chí nước ngoài. Phó chủ nhiệm nói gì về điều này?
Khi vào QH, tôi không dự kiến sẽ có lúc trả lời báo chí nước ngoài. Thế nên, lần đầu tiên được phóng viên BBC gọi điện phỏng vấn ngay sau khi vừa rời nghị trường thì tôi rất bất ngờ. Nói thật là lúc đó, thoáng qua trong đầu tôi một câu hỏi: trả lời hay không trả lời? Cuối cùng, tôi quyết định trả lời và quyết định này chỉ diễn ra trong tích tắc. Không có lý gì một nghị sỹ Việt Nam lại ngại trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài. Nếu không trả lời, có thể người ta hiểu sai về chế độ của mình, về quan điểm của mình đối với người Việt ở nước ngoài và giới báo chí nước ngoài. Điều này hoàn toàn không có lợi cho đường lối đối ngoại của đất nước.
Tôi cho là khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, phải thể hiện đúng đường lối, chính sách, pháp luật, đồng thời ý kiến cần có nét đặc sắc riêng. Như thế mới đáp ứng yêu cầu. Nếu trả lời như nghị quyết hay văn kiện thì chắc là họ cũng không cần hỏi mình.
- Phó chủ nhiệm đã từng trả lời khá nhiều tờ báo nước ngoài như AFP, RFA, BBC… Tiếp xúc với báo chí nước ngoài có điểm gì khác so với báo chí trong nước hay không, thưa Phó chủ nhiệm?
Xin kể hai câu chuyện: vào khoảng đầu nhiệm kỳ Khóa XII, phóng viên BBC gọi điện hỏi tôi: vừa rồi, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ Việt Nam, có vài trăm cán bộ ở trong ngành y tế và giáo dục không về hưu đúng tuổi mà tiếp tục ở lại làm việc, thậm chí còn làm quản lý? Việc này đúng hay sai? Ông đánh giá việc này thế nào?
Tôi trả lời: tôi chưa được đọc báo cáo của Thanh tra Chính phủ nhưng tôi có đọc báo chí Việt Nam và thấy sự việc đúng như ông nói. Theo tôi, việc này có nguyên do: theo quy định của Việt Nam thì những người có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư và học vị Tiến sỹ khoa học, khi đến tuổi về hưu, có thể được giữ lại làm việc thêm một số năm. Giáo dục và y tế là hai lĩnh vực có nhiều người có học hàm, học vị cao nên có thể họ được giữ lại theo diện như vậy. Và giữ lại ở đây chỉ để làm nhiệm vụ chuyên môn, còn nếu tham gia quản lý thì không đúng.
Theo tôi biết, nhiều quan chức Việt Nam hiện nay đã lớn tuổi nhưng vẫn giữ những chức vụ cao, ví dụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông nói gì về điều này? - Phóng viên hỏi tiếp.
Tôi trả lời: theo tôi được biết, trên thế giới có hai loại nhân sự - một là chính khách và hai là công chức. Công chức khi đến tuổi sẽ phải về hưu, còn chính khách thì không nhất thiết. Ví dụ ông Mc Cain, khi ứng cử Tổng thống Mỹ, đã 71 tuổi. Còn ở Việt Nam, theo tôi được biết, các vị Ủy viên Bộ Chính trị 65 tuổi vẫn được tái cử. Riêng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi được biết Ông mới có 59 tuổi, tức là còn kém tôi 1 tuổi.
Còn lần gần đây nhất trả lời báo chí nước ngoài là đêm trước ngày khai mạc Đại hội XI của Đảng, phóng viên Đài RFA có điện hỏi tôi: ngày mai khai mạc Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, được biết Ông có tham dự. Đề nghị Ông bình luận ý kiến của Ông Đinh Thế Huynh là: Việt Nam không cần đa đảng.
Trước câu hỏi khá bất ngờ và tế nhị như vậy, tôi nghĩ nhanh trong đầu, là đảng viên chắc chắn mình phải khẳng định Ông Huynh nói đúng. Nhưng nếu trả lời như vậy thì có lẽ người ta không cần đến mình. Tôi liền cười vui vẻ và trả lời: xin ông miễn cho tôi bình luận câu này vì giống như tôi là người đang có vợ, không thể bình luận về chế độ đa thê.
Bạn phóng viên cũng cười rất vui, rồi hỏi tiếp câu thứ hai: theo Ông, người dân trông chờ gì vào Đại hội Đảng?
Thường mỗi dịp Đại hội có 2 việc chính mà người dân trông đợi - tôi trả lời - một là Đại hội định ra được đường lối phát triển đúng đắn để đưa đất nước tiến lên; hai là chọn được nhân sự có đức, có tài, đáp ứng yêu cầu thực hiện Nghị quyết của Đại hội.
Câu này có lẽ cũng không có vấn đề gì, nhưng câu hỏi thứ ba khá nhạy cảm: Hiện nay một số báo nước ngoài và một số trang mạng của Việt Nam đã đăng tên 4 vị lãnh đạo chủ chốt tương lai của Việt Nam. Ông bình luận gì về 4 vị này?
Tôi trả lời luôn: những tin tức ấy đều là những tin không chính thức, có thể rò rỉ từ nguyện vọng của ai đó. Còn quyền quyết định là của Đại hội.
Đối với báo chí nước ngoài, họ thường hỏi những câu khá tế nhị và hóc hiểm. Kinh nghiệm cho thấy, quan trọng nhất là phải có cách trả lời thuyết phục được người ta. Trong trường hợp họ hỏi những vấn đề liên quan đến chuyện QH đang bàn thì tốt nhất là trả lời đúng như ý kiến mình đã phát biểu công khai trên nghị trường.
- Nhân kỷ niệm 86 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, Phó chủ nhiệm có điều gì muốn nhắn nhủ với giới báo chí…?
Báo chí là món ăn tinh thần của người dân. Chúc các bạn lúc nào cũng dọn được những món ăn ngon. Nếu mình làm những món ăn đơn điệu quá, đồng loạt quá thì thật khó để đáp ứng yêu cầu của người dân. Trong bối cảnh hiện nay, mạng internet cạnh tranh khá khốc liệt với báo in, nếu báo chí làm cho người dân đói thông tin hoặc chán những thông tin báo chí đưa ra thì điều này vừa không có lợi cho báo chí vừa không có lợi cho khâu tuyên truyền của Đảng, Nhà nước. Tôi rất mong các cơ quan chỉ đạo của Đảng, cơ quan quản lý Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để báo chí thực hiện được sứ mạng của mình.
Xin chúc báo chí, đặc biệt là Báo ĐBND, có nhiều đóng góp hơn nữa trong việc thúc đẩy hoạt động của các ĐBQH. Với riêng Báo ĐBND, một trong những nhiệm vụ của Báo là tập trung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phản ánh tình hình thực thi luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH. Nói thực số lượng bạn đọc quan tâm đến các văn bản quy phạm pháp luật như vậy không nhiều. Do vậy, cần bù bằng cách nào đó để tờ báo của mình ngày càng hấp dẫn bạn đọc hơn, ngày càng nhiều người dân tìm đọc tờ báo của mình hơn.
Nhân dịp này, xin gửi lời cảm ơn đến các nhà báo, đặc biệt là các nhà báo của Báo ĐBND đã cộng tác chặt chẽ với tôi trong vai trò ĐBQH trong suốt hai nhiệm kỳ QH vừa qua. Chúc các nhà báo dồi dào sức lực, bút lực và hạnh phúc.
- Xin trân trọng cám ơn Phó chủ nhiệm!
T. Tâm thực hiện