Cập nhật lúc :2:25 PM, 12/06/2011
(ĐVO) "Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình...', Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga khẳng định.
>> Làm tất cả bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc
>> Quan ngại biển Đông 'sóng lớn' vì TQ 'quá đà'
>> Trung Quốc đang tạo tiền lệ rất xấu ở biển Đông!
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa trả lời một số câu hỏi của phóng viên liên quan tới tình hình hiện nay trên biển Đông.
Thứ nhất, các xung đột lãnh thổ ở biển Đông nên được giải quyết trên cơ sở song phương hay đa phương có sự tham gia của các bên liên quan? - bà Nguyễn Phương Nga khẳng định: "Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), thông qua đàm phán song phương và đa phương nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của các bên liên quan.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, có nhiều loại vấn đề trong vấn đề biển Đông. Đối với những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương giữa các nước liên quan trực tiếp (đối với Việt Nam và Trung Quốc là vấn đề cửa vịnh Bắc bộ, vấn đề quần đảo Hoàng Sa). Đối với những vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác, như vấn đề quần đảo Trường Sa, thì giải quyết giữa các bên liên quan đó. Đối với những vấn đề không chỉ liên quan đến các nước ven biển Đông, mà còn liên quan đến các nước ngoài khu vực, như vấn đề an ninh, an toàn hàng hải v.v… thì phải được giải quyết với sự tham gia của các bên liên quan.
Trước đó, ngày 9/6, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tại khu vực lô dầu khí 136/03, tàu khảo sát địa chấn Viking II do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thuê khi đang khảo sát địa chấn đã bị một số tàu cá của Trung Quốc, dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính Trung Quốc, cản trở hoạt động, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết:
“Lúc 6h ngày 9/6/2011, trong khi tàu Viking II do Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D lô 136/03 (tọa độ 60 47,5’ Bắc và 1090 17,5’ Đông) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam, thì tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đã chạy ngang qua mũi tàu Viking II, sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ. Mặc dù phía Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh báo nhưng tàu 62226 vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking II, làm cho tàu Viking II không thể hoạt động bình thường. Tiếp đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với nhiều tàu cá khác của Trung Quốc đã vào giải cứu cho tàu 62226.
Khu vực hoạt động thu nổ địa chấn nói trên của tàu Viking II nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982. Hành động nói trên của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đi ngược lại nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định tại biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Đáng chú ý là vụ việc nói trên xảy ra ngay sau vụ tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 tại lô 148 thuộc thềm lục địa của Việt Nam ngày 26/5 vừa qua, làm cho tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng. Các hành động có tính hệ thống này của phía Trung Quốc là nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, thực hiện mục tiêu biến yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc thành hiện thực. Đây là điều phía Việt Nam không thể chấp nhận.
Phía Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm nói trên của phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt – Trung, chấm dứt ngay và không để tái diễn mọi hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bồi thường thiệt hại đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Chiều cùng ngày, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động này của phía Trung Quốc và nêu rõ lập trường của Việt Nam”.
>> Quan ngại biển Đông 'sóng lớn' vì TQ 'quá đà'
>> Trung Quốc đang tạo tiền lệ rất xấu ở biển Đông!
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa trả lời một số câu hỏi của phóng viên liên quan tới tình hình hiện nay trên biển Đông.
Thứ nhất, các xung đột lãnh thổ ở biển Đông nên được giải quyết trên cơ sở song phương hay đa phương có sự tham gia của các bên liên quan? - bà Nguyễn Phương Nga khẳng định: "Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), thông qua đàm phán song phương và đa phương nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của các bên liên quan.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, có nhiều loại vấn đề trong vấn đề biển Đông. Đối với những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương giữa các nước liên quan trực tiếp (đối với Việt Nam và Trung Quốc là vấn đề cửa vịnh Bắc bộ, vấn đề quần đảo Hoàng Sa). Đối với những vấn đề liên quan đến các nước và các bên khác, như vấn đề quần đảo Trường Sa, thì giải quyết giữa các bên liên quan đó. Đối với những vấn đề không chỉ liên quan đến các nước ven biển Đông, mà còn liên quan đến các nước ngoài khu vực, như vấn đề an ninh, an toàn hàng hải v.v… thì phải được giải quyết với sự tham gia của các bên liên quan.
Thứ hai, Mỹ hay các nước khác không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và các cơ quan quốc tế có vai trò gì trong việc giải quyết các xung đột ở Biển Đông? - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông là lợi ích chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Do đó, mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình ổn định ở khu vực biển Đông đều được hoan nghênh.
Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, tự chủ, dựa vào nỗ lực và nội lực của chính mình để giải quyết các tranh chấp với các nước liên quan bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại hoà bình, độc lập, tự chủ, dựa vào nỗ lực và nội lực của chính mình để giải quyết các tranh chấp với các nước liên quan bằng các biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Tàu của Trung Quốc (trong vòng đỏ) nhìn từ tàu Viking II của Việt Nam. Ảnh: Petrotimes. |
Trước đó, ngày 9/6, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tại khu vực lô dầu khí 136/03, tàu khảo sát địa chấn Viking II do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thuê khi đang khảo sát địa chấn đã bị một số tàu cá của Trung Quốc, dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính Trung Quốc, cản trở hoạt động, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết:
“Lúc 6h ngày 9/6/2011, trong khi tàu Viking II do Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D lô 136/03 (tọa độ 60 47,5’ Bắc và 1090 17,5’ Đông) tại khu vực thềm lục địa của Việt Nam, thì tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 62226 được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 311 và 303 đã chạy ngang qua mũi tàu Viking II, sau đó đổi hướng và gia tăng tốc độ. Mặc dù phía Việt Nam đã phát pháo hiệu cảnh báo nhưng tàu 62226 vẫn cố tình lao vào tuyến cáp khảo sát của tàu Viking II và bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu 62226 đã mắc vào tuyến cáp của tàu Viking II, làm cho tàu Viking II không thể hoạt động bình thường. Tiếp đó, hai tàu ngư chính 311 và 303 cùng với nhiều tàu cá khác của Trung Quốc đã vào giải cứu cho tàu 62226.
Khu vực hoạt động thu nổ địa chấn nói trên của tàu Viking II nằm trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982. Hành động nói trên của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đi ngược lại nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình, ổn định tại biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Đáng chú ý là vụ việc nói trên xảy ra ngay sau vụ tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 tại lô 148 thuộc thềm lục địa của Việt Nam ngày 26/5 vừa qua, làm cho tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng. Các hành động có tính hệ thống này của phía Trung Quốc là nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, thực hiện mục tiêu biến yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc thành hiện thực. Đây là điều phía Việt Nam không thể chấp nhận.
Phía Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm nói trên của phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc xuất phát từ tầm cao chiến lược của quan hệ Việt – Trung, chấm dứt ngay và không để tái diễn mọi hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bồi thường thiệt hại đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Chiều cùng ngày, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động này của phía Trung Quốc và nêu rõ lập trường của Việt Nam”.
No comments:
Post a Comment