Wednesday, August 17, 2011

17/08 “Ngày càng nhiều website cơ quan Chính phủ bị tấn công”


▪  MẠNH CHUNG
17/08/2011 09:16 (GMT+7)
 
TS. Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) - Ảnh: Mạnh Vỹ.
“Nhiều hoạt động vi phạm an toàn an ninh mạng hiện nay thực chất là tội phạm, nhưng chúng ta chưa có các điều khoản quy định thế nào là tội phạm mạng, chế tài xử lý ra sao chưa được thống nhất… vì thế, cần phải có một luật cơ bản về an toàn thông tin số”.

Quan điểm trên được TS. Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định trong cuộc trao đổi với VnEconomy, khi mới đây, công ty an ninh mạng McAfee cho rằng, cơ quan Chính phủ Việt Nam nằm trong 72 tổ chức chính phủ trên thế giới là mục tiêu của đợt tấn công lớn nhất mà tin tặc tiến hành để lấy dữ liệu mạng.

Sau đó, liên quan đến báo cáo này của McAfee, ngày 11/8, tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga cho biết, Việt Nam rất quan tâm đến những thông tin mà McAfee đưa ra, và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng công tác bảo mật thông tin và đảm bảo an ninh, an toàn mạng.

Trước thông tin trên, chia sẻ với VnEconomy, TS. Vũ Quốc Khánh nói:

- Theo dõi từ nhiều năm nay, VNCERT thấy, các cuộc tấn công vào các website của Chính phủ, vào các tổ chức doanh nghiệp tương đối là phổ biến, đặc biệt là website của các doanh nghiệp nhỏ hoặc của một số cơ quan Chính phủ ít được quan tâm hoặc chỉ được đầu tư một lần thì dễ để lại lỗ hổng và dễ bị tấn công. 

Tỷ lệ các cuộc tấn công ở không gian mạng Việt Nam cũng tăng theo tỷ lệ thuận với sự phát triển của công nghệ thông tin. Hàng năm, số lượng các website bị tấn công đều tăng từ 2 - 3 lần so với các năm trước. Điều này cũng dễ hiểu vì số lượng website ở Việt Nam cũng tăng theo cấp số nhân. 

Nhưng thời gian gần đây, những cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng và “bùng phát” mạnh hơn?

Đúng là thời gian qua, các đợt tấn công mạng vào Việt Nam tăng nhiều hơn.

Như đầu tháng 6/2011, các website của Việt Nam bị hacker nước ngoài tấn công tương đối mạnh, với 275 website chỉ trong nửa tháng. Hai hình thức tấn công là thay đổi giao diện website và tấn công từ chối dịch vụ. Trong đó, có 6 trường hợp tấn công là từ chối dịch vụ, còn lại là tấn công thay đổi nội dung và trong đó có khoảng xấp xỉ 70 website là của cơ quan quản lý Nhà nước. 

Mặc dù các cuộc tấn công vừa qua hầu như không gây ra thiệt hại gì đáng kể cho Việt Nam, do chúng ta đã phối hợp chống đỡ và có sự chuẩn bị sẵn sàng của các cơ quan chủ quản, tuy nhiên, tính chất của các cuộc tấn công mạng đã tạo lên sự quan tâm lớn của xã hội, đó là vấn đề đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho các website và các cổng thông tin điện tử của ta còn yếu và còn nhiều lỗ hổng.

Nguy cơ các cuộc tấn công mạng và đảm bảo an toàn an ninh mạng đã được cảnh báo rất nhiều lần, vậy phải chăng, vấn đề bảo mật phòng chống tội phạm mạng của nhiều đơn vị, cơ quan nhà nước, của doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng hoặc thiếu một chế tài để thực hiện?

Theo tôi có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết, việc nâng cao năng lực an toàn an ninh thông tin không phải là một việc đơn giản, muốn là có thể làm ngay, mà phải có kế hoạch, có định hướng, có chiến lược, cách điều hành thống nhất nhất quán, với sự hiểu biết và kiên quyết của người lãnh đạo thì mới làm được. 

Để làm tốt các công tác này, các tổ chức doanh nghiệp, cơ quan nhà nước phải nghiên cứu xem nội dung bảo mật, nội dung cần đảm bảo an toàn thông tin quan trọng nhất là vấn đề gì và tập trung vào những giải pháp nào khả thi, để áp dụng giải quyết những vấn đề đó. Trên cơ sở đó thì có kế hoạch, lộ trình xây dựng. 

Trong nguồn lực hạn chế thì chúng ta phải chấp nhận rủi ro gì, và cái gì là tuyệt đối thì phải đảm bảo an toàn. 

Vậy còn khả năng ứng cứu của Việt Nam trước những cuộc tấn công mạng thì sao?

Việc ứng cứu sự cố trên mạng có nhiều mức độ và cấp độ khác nhau, ví dụ sự cố trong các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ thì các tổ chức hoặc các nhóm làm nhiệm vụ ứng cứu, thường gọi là nhóm phản ứng nhanh với sự cố tại các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đó sẽ đứng ra xử lý.

Nhưng khi có các sự cố lớn hơn cần phải huy động tới các đối tượng khác, thậm chí là tổ chức của các nhà cung cấp dịch vụ là các ISP phải tham gia vào để bảo vệ an toàn cho hệ thống. Còn khi có sự cố lớn nữa cần sự điều hành phối hợp thì VNCERT sẽ đứng ra cầm chịch. 

Mặc dù chúng ta đã xây dựng được tổ chức điều phối, đã hình thành bộ máy hoạt động tương đối nhịp nhàng giữa VNCERT với trung tâm của các nhà cung cấp dịch vụ và doanh nghiệp từ nhiều năm nay, nhưng cũng phải thừa nhận, năng lực kỹ thuật quốc gia của chúng ta chưa thực sự mạnh, như hệ thống có thể phát hiện nhanh các sự cố trên mạng, theo dõi các cuộc tấn công nhanh gần như tức thời, rồi các khả năng, lực lượng chuyên gia ứng cứu vẫn còn thiếu.

Ngoài những hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, đứng ở góc độ pháp luật, theo cá nhân ông, những quy định, thông tư về đảm bảo an toàn an ninh mạng đã được ban hành hiện nay đã đủ sức mạnh để ngăn cản những hành vi vi phạm an ninh mạng?

Chúng ta biết, không gian mạng ngày càng trở thành không gian hoạt động của xã hội và trong không gian đó vấn đề an toàn thông tin phải được coi trọng. Vì thế phải được luật hóa. 

Hiện nay, nhiều hoạt động vi phạm an toàn an ninh mạng thực chất là tội phạm, nhưng chúng ta chưa có các điều khoản quy định thế nào là tội phạm, hoặc có những cái quy định cấm không được làm, nhưng chế tài xử lý ra sao chưa được thống nhất và chi tiết hóa.

Đến thời điểm này, chúng ta mới xây dựng quy định về đảm bảo an toàn thông tin dưới dạng một số nghị định, thông tư nhưng thường lấy hay trích dẫn ít nhiều từ các bộ luật cơ bản đang hoạt động như công nghệ thông tin, luật về thương mại điện tử… mà chưa có một cách tổng thể về nền tảng pháp luật cơ bản đối với lĩnh vực này.

Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng dự án Luật An toàn thông tin số để trình Quốc hội nhằm tiến tới hình thành quy định pháp luật về đảm bảo an toàn thông tin cho các tổ chức cá nhân trên môi trường mạng.

Khi Luật An toàn thông tin số được ban hành sẽ là nền tảng cơ sở để từ đó triển khai ra tất cả các quy định, các định hướng khác của quản lý xã hội, quản lý nhà nước cũng như việc thực hành hoạt động trên mạng máy tính hoặc không gian số. Dự kiến Quốc hội xem xét và khóa này sẽ ban hành.

17/08 Kê khai tài sản: “Một người thì kín, chín người thì hở”



picture
Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng trả lời phỏng vấn báo chí - Ảnh: CTV.
▪  THÚY HẰNG
16:51 (GMT+7) - Thứ Tư, 17/8/2011

“Đối tượng nào thì công khai, đối tượng nào thì không nên công khai là phải cân nhắc, chứ không phải ai cũng công khai”.

Đây là điều được Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng nhấn mạnh khi trả lời báo chí bên lề hoạt động của chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam (VACI) năm 2011, sáng 17/8.

Công khai từng bước

Thưa ông, phát biểu của ông cho rằng minh bạch là khắc tinh của tham nhũng. Vậy hiện tại những vấn đề, lĩnh vực nào hoàn toàn có thể minh bạch được để phòng chống tham nhũng nhưng chưa thực hiện được, và thời gian tới có thể thực hiện được đến mức độ nào?

Về mặt chủ trương thì chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng đã đặt ra rồi, tức là giảm thiểu tối đa những quy định về bí mật Nhà nước, bí mật công nghệ… Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, cũng có một số cơ quan, doanh nghiệp, một số tập đoàn kinh tế lợi dụng đây là bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh… để không cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của mình. 

Hiện nay trong chỉ đạo của Chính phủ cũng phải sửa đổi văn bản pháp luật về bí mật Nhà nước. Cái nào thực sự làm phương hại đến an ninh quốc gia, nếu như thông tin đó lộ ra, nó làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục hoặc có tác dụng ngược đối với xã hội thì mình không công khai. 

Còn về nguyên tắc, tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, hoạt động tài chính của các doanh nghiệp, hoạt động đầu tư của các tập đoàn là phải được công khai. Và kinh nghiệm trên thế giới là càng công khai càng minh bạch thì tham nhũng sẽ càng giảm.

Vừa rồi khi sửa một số quy định về kê khai tài sản (tại Nghị định 68/2011 của Chính phủ) cũng đã quy định về mức độ công khai. Theo ông như vậy đã đủ minh bạch chưa?

Nghị định 68 đã tiến thêm một bước so với Nghị định 37 là có chuyện công khai bản kê khai tài sản. Nhưng ở đây ta phải khẳng định: công khai có nguyên tắc bởi vì trong Luật Phòng chống tham nhũng có nói bản kê khai tài sản được lưu cùng với hồ sơ cán bộ, mà hồ sơ cán bộ lại thuộc bí mật Nhà nước. Cho nên chỗ này phải sửa như thế nào đó cho phù hợp. 

Theo quy định mới thì người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải công khai bản kê khai đó ở đơn vị mình công tác. Ví dụ, tôi đang công tác tại Thanh tra Chính phủ, năm 2011, tôi có biến động về tài sản và theo quy định, biến động đó phải kê khai bổ sung thì tôi phải kê khai bổ sung. Như tôi là thành viên trong ban cán sự thì phải công khai bản kê khai đó trong ban cán sự. 

Còn ví dụ đề bạt cấp thứ trưởng thì lấy ý kiến từ cấp chuyên viên chính trở lên thì chuyên viên chính đó phải được biết tình trạng tài sản và thu nhập của ứng viên chức thứ trưởng đó. Hình thức công khai như thế nào thì do thủ trưởng sẽ quyết định hoặc là mình thông báo trong cuộc họp, hoặc mình niêm yết ở trụ sở cơ quan, đơn vị đó với thời hạn quy định của Nghị định 68.

Khi đã công khai trong cơ quan như vậy thì báo chí, người dân có được tiếp cận bản kê khai thu nhập đó không, thưa ông?

Hiện nay không được tiếp cận vì theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng thì chưa được công khai. Nhưng, đây là từng bước tiến tới công khai. 

Vì các cụ đã nói, “Một người thì kín, chín người thì hở”. Khi đã công khai trong đơn vị, ví dụ cơ quan tôi có 200 người từ chuyên viên chính trở lên mà biết được tài sản của tôi thì có nghĩa toàn xã hội biết. Bởi vì không ai cấm được ai đó nói là ông này ông có cái nhà, ông này có cái xe, việc đó tự hiểu sẽ lan tỏa. 

Đây là một bước để mình tiến lên và đây cũng là chỗ để tới đây Thanh tra Chính phủ đề xuất sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng. Nếu Quốc hội đồng ý công khai bản kê khai tài sản thì lúc đó mọi đối tượng có thể tiếp cận. Còn bây giờ đối tượng tiếp cận là trong phạm vi của Nghị định 68.

Theo quan điểm của cá nhân ông, thì có nên công khai rộng rãi hơn không?

Ở các nước thì người ta có quan niệm khác nhau về công khai và kê khai. Đối tượng nào công khai còn liên quan đến khả năng đáp ứng yêu cầu về an ninh quốc gia, liên quan đến thuần phong mỹ tục. Có thể chỉ công khai ở những cấp được bảo vệ nghiêm ngặt như chính khách, có cơ chế bảo vệ. 

Còn ở nước mình, ngay trong gia đình có tập quán bố mẹ không muốn cho con biết có tài sản bao nhiêu. Bởi vì biết có tài sản bao nhiêu, mà đứa con hư thì nó sẽ hành động khác. Nó có thể cho rằng bố mẹ nhiều tiền thế cứ bắt con đi làm vất vả. 

Cho nên đối tượng nào thì công khai, đối tượng nào thì không nên công khai là phải cân nhắc, chứ không phải ai cũng công khai. Ông làm tổng thống thì công khai vì có thiết chế bảo vệ an ninh cho ông và gia đình ông, nhưng thiết chế không thể bảo vệ cho một ông cấp trưởng phòng được. Như vậy công khai lại thành không có lợi.

Cũng cần phải lưu ý là mục đích của việc công khai này là để phòng ngừa tham nhũng, chứ không có mục đích nào khác. 

Đến bây giờ mới chỉ quy định công khai đến mức đó thì có chậm không, thưa ông?

Thực ra mình nói nhanh chậm trong phòng, chống tham nhũng thì cũng vô cùng. Có những nước 10 năm mới tiến được một tí. Theo đánh giá của các đối tác phát triển trong chương trình này, người ta nói bước hoàn thiện thể chế như vậy của Việt Nam là đáng khen, bước tiến rất nhanh.

Họ cũng nói mình chống tham nhũng có thuận lợi hơn các nước khác. Ở các nước khác đa đảng, nên đảng họ chỉ muốn chống tham nhũng ở đảng kia thôi. Nhưng mình thống nhất có một đảng lãnh đạo và đảng thể hiện quyết tâm như vậy. Vấn đề là Nhà nước, Chính phủ, nhân dân tổ chức thực hiện quan điểm của Đảng như thế nào.

Ngoài sự nỗ lực của cơ quan Nhà nước thì phải phát huy vai trò của xã hội. Chỉ có cơ quan nhà nước không đủ, ví dụ như các em học sinh chống lại việc đóng tiền nộp cho cô giáo để kỳ thi dễ dàng hơn, nếu đa số ủng hộ thì ban cán sự cũng không làm gì được, giáo viên cũng không thể cho cả lớp trượt được.

Còn trong cộng đồng dân cư, nói là đi chạy dự án thì thống nhất phải trích ra một khoản để chi phí cho cái này cái kia nhưng đa số không đồng ý, dự án vẫn có, vẫn minh bạch. 

Khôn ngoan nhất là kê khai trung thực

Ông đánh giá thế nào về tác động của quy định mới về công khai tài sản tại Nghị định 68?

Tôi cho là có tác động rất tốt. Trước đây có thể có một số ông rất ngại chuyện kê khai tài sản, rất sợ công khai. Nhưng người quản lý ông thì không có chế tài xử lý. Tôi đã đến một tỉnh mà ở một huyện có một ông nhất định không nộp bản kê khai, nhưng bảo xử ông ấy theo chương, điều khoản nào là không có. Thì lần này trong Nghị định 68 là có. Cho nên tác động của Nghị định 68 tôi cho rất là tốt. 

Hay các hội nghị tập huấn của Thanh tra vừa rồi chúng tôi có chủ đề khác, nhưng nhiều người cứ quay vào hỏi cái Nghị định 68 để hiểu rõ hơn, tổ chức thực hiện tốt hơn. Mặt khác, Thanh tra Chính phủ cũng rất quyết liệt trong thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện việc các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trong đó có quy định về kê khai tài sản. 

Có người nói giải pháp này chưa được như mong muốn, thì đúng rồi. Chúng tôi cũng thấy thế. Nó chưa được như mong muốn. Nhưng mình phải từng bước. Mình làm dần và kiên trì thì chắc chắn sẽ làm được.

Vậy còn tính chính xác của các bản kê khai tài sản, theo ông có đủ độ tin cậy không?

Trước đây mình chưa xác định nguyên tắc người kê khai tài sản, bây giờ trong Nghị định 68 đã có. Đó là tự kê khai và tự chịu trách nhiệm. 

Bây giờ nói tiền 50 triệu đồng thì mình dễ đếm nhưng bức tranh này bảo 50 triệu hay 30 triệu thì cãi nhau nhiều lắm. Vậy thì ai xác định đồ vật đó có giá trị 50 triệu trở lên thì phải là người sở hữu nó. 

Hay người ta phát hiện ông này có ôtô, giá trị lớn nhưng ông bảo không, cái này tôi khấu hao hết rồi, không còn xu nhưng có người bảo ô tô làm gì có dưới 50 triệu được, phải khai chứ..cho nên ông ta phải tự chịu trách nhiệm và giải trình, chứng minh với cơ quan quản lý. 

Trong quá trình thẩm tra, xác minh tài sản, người ta phát hiện thông tin anh kê khai không trung thực thì anh phải giải trình được. Nghĩa là anh kê khai như thế nào để sau này có thể anh có chuyện thăng tiến thì cơ quan quản lý cán bộ sẽ dò lại thì bản thân anh đó phải giải trình được. 

Quy định mới có tính đến công cụ nào để kiểm soát tài sản gửi ở nước ngoài không, thưa ông?

Hiện nay về mặt nguyên tắc mình yêu cầu là phải kê khai các tài ở bên nước ngoài và không hạn chế mức 50 triệu đồng hay dưới, cứ có tài sản là phải kê khai.

Bây giờ mình cũng yên tâm vì Việt Nam là thành viên của Công ước Liên hiệp quốc. Ngay cả trước đây bí mật như ngân hàng Thụy Sỹ, Mỹ yêu cầu cũng không công bố thông tin, nhưng với áp lực của công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng thì vừa rồi cũng phải cung cấp. Cho nên mình không ngại là không lấy được thông tin từ nước ngoài.

Tôi cho là người có nghĩa vụ phải kê khai, có tiền, tài khoản, đồ vật ở nước ngoài thì khôn ngoan nhất là phải kê khai bởi việc phát hiện bây giờ rất dễ. Không khó khăn gì cả.

Liên quan tính trung thực của việc kê khai tài sản, theo số liệu của Thanh tra Chính phủ nắm được, đã có bao nhiêu trường hợp kê khai gian dối và bị phát hiện, mức xử lý cao nhất là như thế nào?

Hình thức cao nhất là mất chức. Ví dụ định bổ nhiệm ông ta nhưng ông không kê khai trung thực là thôi. Ví dụ thế. Cái này tôi nhớ là có rồi. Nhưng mà tất nhiên là hiện nay chưa nhiều. Nhưng để kiểm soát sự trung thực thì công khai bản kê khai tài sản chính là một phương thức kiểm soát. Ví dụ bây giờ tôi làm vụ trưởng không phải mấy chục anh em đều đồng ý tôi cả, họ có thể, trong hoạt động chưa hiểu nhau, người ta cũng phải săm soi ông vụ trường này có chuyện gì không, có thể công việc ông không nói đạo đức tư cách không nói nhưng săm soi bản kê khai tài sản. Cho nên người, nhất là có chức vụ quyền hạn, giải pháp tốt nhất là trung thực trong kê khai.

Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ quyền hạn đã được xây dựng đến đâu, thưa ông?

Hiện nay chưa xây dựng đề án này, mặc dù Chính phủ giao Bộ Nội vụ phối hợp các cơ quan chức năng để xây dựng. Nhưng Bộ Nội vụ đề xuất thanh tra Chính phủ có kinh nghiệm trong việc này và Thủ tướng đồng ý giao cho Thanh tra Chính phủ. 

Thực chất việc xây dựng đề án đã chậm rồi, các ủy ban của Quốc hội cũng có nhắc nhở Chính phủ chậm trình đề án này. Nhưng quả thực làm đề án này rất khó. Nhưng khó không có nghĩa không làm được. 

Theo lộ trình, thì tổng hợp đánh giá có rồi, đề xuất hoàn thiện cấp chính phủ là có rồi, từ những cái đó sẽ xây dựng một đề án kiểm soát thu nhập. Rõ ràng quản lý của mình có khiếm khuyết, thế nên bây giờ kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức, toàn xã hội thì phải có lộ trình. Tôi chắc không thể nhanh được. Nhưng mình phải làm. Nếu không làm thì phòng, chống tham nhũng không thể hiệu quả được.

Việc trình đề án có thể nó sẽ nằm cùng đề xuất sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng tới đây.

17/08 Joe Biden visits China to "renew and intensify" U.S.'s role in Asia


BEIJING,Aug 17 (Xinhuanet) – U.S. Vice President Joe Biden on Tuesday begins his visits to China, Mongolia and Japan as part of the Obama administration's efforts to "renew and intensify" the U.S.'s role in Asia.
32 years after he first came to China as a member of the first U.S. delegation following the normalization of China-U.S. relations, Biden returns, this time as the Vice President of the United States.
Biden is expected to discuss with Chinese leaders the "full breadth of issues" in the bilateral relationship. In his visit to Chengdu, a city in southwestern Sichuan Province, the vice president will give a speech on US-China relations at Sichuan University.
He will also travel to the city of Dujiangyan in the province, jointly with Chinese Vice President Xi Jinping, where they will visit a high school that was rebuilt following the 2008 devastating earthquake.
Some say that after a series of financial problems that troubled the US as well as the world, Biden's visit may bring some comforting commitments for China, the biggest US debt holder, especially after Standard and Poor's downgraded the US credit rating.
Jin Canrong, professor from School of International Studies, Renmin University said, "Biden's major task is to see whether China is really annoyed by the US credit rating downgrade, as China is America's biggest debtor. China's attitude is of great significance for them."
Meanwhile, U.S. arm sales to Taiwan and affairs on the Korean Peninsula may also be discussed during his visit.
Biden has witnessed the ups and downs of the bilateral ties between the two countries over the past 32 years. When he first set foot in China in 1979, the two countries had just ended decades of hostility and signed a joint communique establishing diplomatic relations, setting the cornerstone for bilateral ties.
By the time Chinese President Hu Jintao visited the US in January this year, the relationship between both countries had grown into a cooperative partnership based on mutual respect and common interest.
(Source: CNTV)
Editor: Tang Danlu

16/08 Khả năng xung đột ở Biển Đông

Cập nhật: 15:53 GMT - thứ ba, 16 tháng 8, 2011
    Máy bay chiến đấu và trực thăng trên Hàng không mẫu hạm USS George Washington và  Tàu chiến USS John S. McCain ở phía xa
    Hoa Kỳ đã cho hai hàng không mẫu hạm thăm Việt Nam sau khi Bắc Kinh khai trương hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ
    Tạp chí Chính sách Ngoại giao vừa có bài phân tích về khả năng xảy ra xung đột ở Biển Đông, và vai trò của các nước trong vùng cũng như của Hoa Kỳ.
    Bài mang tựa đề Bấm"Biển Nam Trung Hoa là xung đột của tương lai" nói các tranh chấp ở Châu Âu trong thế kỷ trước diễn ra trên các vùng đất liền, trải dài từ biên giới phía đông và phía tây của Đức.
    Sang thế kỷ 21, tác giả Robert D. Kaplan nói trọng tâm dân số và kinh tế đã chuyển sang Châu Á và các trung tâm dân cư lớn được ngăn cách bởi lãnh hải hơn là lãnh thổ.
    Ông Kaplan, chuyên gia cao cấp của Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới và cũng là thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, nói chiến tranh trên đất liền ảnh hưởng tới dân thường trong khi xung đột trên biển có thể chỉ đơn giản là những phép tính toán học về cán cân giữa các bên.
    Chuyên gia này nói sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương đang giúp giữ nguyên hiện trạng trên biển nhưng Hoa Kỳ thực hiện điều này chỉ do "sức mạnh cơ bắp" chứ không phải bằng các giá trị dân chủ.
    Tác giả Kaplan cũng nhấn mạnh căng thẳng trên Biển Đông không nhất thiết sẽ dẫn tới xung đột và ông nói các nước trong vùng, bao gồm cả Trung Quốc, cho dù có độc đoán nhưng không phải là những nước tàn bạo và vô cùng nhẫn tâm.
    "Cuộc đấu tranh giành ưu thế ở Tây Thái Bình Dương không nhất thiết liên quan tới xung đột vũ trang mà gần như sẽ xảy ra một cách thầm lặng trên những vùng biển trống..."
    Robert Kaplan
    Ông viết: "Cuộc đấu tranh giành ưu thế ở Tây Thái Bình Dương không nhất thiết liên quan tới xung đột vũ trang mà gần như sẽ xảy ra một cách thầm lặng trên những vùng biển trống với tình trạng lạnh lùng chấp nhận sức mạnh kinh tế và quân sự tăng chậm và chắc mà các nhà nước có được trong suốt quá trình lịch sử."
    Ông Robert Kaplan nhận định vùng biển rộng lớn ở Đông Á cũng là rào cản đối với các cuộc chiến khi mà tốc độ nhanh nhất của tàu chiến hiện chỉ đạt 35 hải lý. Ông nói đây là điều khiến thế kỷ 21 có nhiều cơ hội tránh được đại chiến so với thế kỷ 20.
    Ông Kaplan thừa nhận những vùng biển mênh mông đã không ngăn được cuộc chiến Nga-Nhật, nội chiến ở Trung Quốc, cuộc chiến Triều Tiên hay các cuộc chiến ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
    Nhưng ông nói thời kỳ của các cuộc xung đột có yếu tố giải phóng dân tộc hay củng cố quốc gia đã qua và quân đội của các nước Đông Á đang phát triển theo hướng hướng ngoại với lực lượng không quân và hải quân kỹ thuật cao.
    Trữ lượng dầu khí
    Tạp chí Foreign Policy nói Biển Đông là cửa ngõ của hàng hải toàn cầu và hơn một nửa lượng hàng hóa thương mại chuyên chở bằng đường biển đi qua vùng biển này.
    Trong khi đó hai phần ba nguồn năng lượng của Hàn Quốc, 60% của Đài Loan và Nhật Bản, và 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông.
    Một trạm bán xăng dầu ở Quezon, ngoại ô Manila
    Ước tính Biển Đông có tới bảy tỷ thùng dầu
    Ngoài ra Biển Đông có trữ lượng dầu được xác định ở mức bảy tỷ thùng và gần 25.000 tỷ m3 khí đốt.
    Tác giả Robert Kaplan nói đường lưỡi bò trải dài từ Đảo Hải Nam của Trung Quốc xuống gần Singapore và Malaysia đã khiến cho chín nước giáp Biển Đông gần như đã đứng về một phía trong cuộc đối chọi với Trung Quốc.
    Về việc chiếm hữu các đảo hay bãi đá nổi hoặc ngầm trên Biển Đông, Foreign Policy nói Trung Quốc có 12, Đài Loan 1, Việt Nam 25, Philippines 8 và Malaysia 5.
    Tạp chí này so sánh vị trí của Trung Quốc ở Biển Đông với vị trí của Hoa Kỳ ở vùng Biển Caribe hồi thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20:
    "Hoa Kỳ thừa nhận sự hiện diện và đòi [chủ quyền] của các nước Châu Âu ở Caribe nhưng vẫn tìm cách thống trị vùng này.
    "Chính Cuộc chiến Hoa Kỳ - Tây Ban Nha hồi năm 1898 và việc đào Kênh Panama từ năm 1904 tới năm 1914 đã ghi dấu vị trí siêu cường thế giới của Hoa Kỳ.
    "Sự thống trị tại khu vực Biển Caribe còn cho phép Hoa Kỳ kiểm soát Tây Bán cầu và qua đó ảnh hưởng tới cán cân lực lượng ở Đông Bán cầu.
    "Ngày nay Trung Quốc đang ở tình thế tương tự trên Biển Đông, sân sau của Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc cũng muốn có sự hiện diện hải quân để bảo vệ đường vận chuyển nhiên liệu từ Trung Đông."
    Bảo vệ tự do
    Ông Robert Kaplan cũng nói những toan tính của Trung Quốc còn có nguồn gốc lịch sử khi mà họ bị Anh, Pháp, Nhật và Nga chiếm đất hồi thế kỷ 19 dưới thời nhà Thanh sau hàng ngàn năm ở vị trí siêu cường và có tư cách một nền văn minh của thế giới.
    Một người biểu tình hô khẩu hiệu chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 14/8
    Người dân của nhiều nước trong đó có VN đã tỏ thái độ phản đối tham vọng trên biển của TQ
    "Sự thôi thúc mở rộng [bờ cõi] của Trung Quốc còn là tuyên bố họ sẽ không bao giờ để cho người ngoại quốc lợi dụng họ," ông Kaplan viết.
    Ông nói mặc dù không tuyên bố, nhưng Trung Quốc sẽ theo phương châm "Kẻ mạnh làm những gì họ đủ sức làm và kẻ yếu phải hứng chịu những gì họ phải hứng chịu".
    Nhưng với sự hiện diện của Hoa Kỳ và bản chất toàn trị ở mức độ thấp của Trung Quốc, ông Kaplan tin rằng sẽ không xảy ra một cuộc chiến với nhiều thương vong.
    Chuyên gia này nói những tranh chấp trên Biển Đông không hề mang tính triết lý mà chỉ đơn giản là logic tương quan lực lượng và đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc.
    Ông cũng nhận định sự hiện diện của nhiều tàu chiến trên Biển Đông không nhất thiết là sự đe dọa cho kỷ nguyên đầy hứa hẹn của Châu Á vì "xung đột mà được kiểm soát đúng mức dễ dẫn tới tiến bộ của loài người hơn là sự ổn định chặt chẽ" và "bất ổn thường đẻ ra sự năng động".
    Foreign Policy nói trên thực tế các nước trong vùng Đông Nam Á đều tăng ngân sách quốc phòng trong lúc các nước Châu Âu giảm chi tiêu quân sự.
    Nhập khẩu vũ khí của Indonesia tăng 84%, Singapore tăng 146%, Malaysia tăng 722% kể từ năm 2000.
    Malaysia cũng vừa khánh thành căn cứ tàu ngầm ở Borneo.
    "Sự cân bằng sức mạnh, hơn cả các giá trị dân chủ của phương Tây, thường vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ tự do."
    Robert Kaplan
    Việt Nam đã chi hai tỷ đôla để mua sáu tàu ngầm hạng Kilo và một tỷ đôla để mua máy bay chiến đấu của Nga.
    Nhưng chuyên gia của Foreign Policy nhận định Hoa Kỳ sẽ vẫn giúp đảm bảo hiện trạng "không dễ dàng" tại Biển Đông trong thời gian trước mắt và "giới hạn sự hung hăng của Trung Quốc ở mức chủ yếu trên bản đồ".
    Tác giả Robert Kaplan cũng trích một nghiên cứu của học giả Australia, ông Hugh White, nói rằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và sự thống trị của Hoa Kỳ ở Châu Á lại có thể là nguồn gây bất ổn khi hai siêu cường này có xung đột về lợi ích.
    Ông Kaplan khuyến cáo Hoa Kỳ nên hướng vai trò của họ ở Châu Á tới sự cân bằng, thay vì áp đảo.
    "Hoa Kỳ không cần tăng cường sức mạnh hải quân tại Tây Thái Bình Dương nhưng cũng không thể giảm đáng kể [sự hiện diện của hải quân].
    "...Sự cân bằng sức mạnh, hơn cả các giá trị dân chủ của phương Tây, thường vẫn là cách tốt nhất để bảo vệ tự do."

    Thêm về tin này

    17/08 ĐBQH chuyên trách là một vinh dự, nhưng cũng là trọng trách lớn

    21:40 | 17/08/2011
    ĐBQH chuyên trách là một vinh dự, nhưng cũng là trọng trách lớn, PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN ĐBQH TỈNH THANH HÓA LÊ NAM chia sẻ. Và nhiệm vụ rất quan trọng của ĐBQH chuyên trách là làm sao tạo điều kiện tốt nhất và bảo đảm cho hoạt động của Đoàn ĐBQH cũng như mỗi ĐBQH trong Đoàn thực hiện tốt trách nhiệm trước cử tri và nhân dân.
    Là đại biểu chuyên trách ở địa phương, theo anh sẽ có thuận lợi và khó khăn gì trong hoạt động?
     ĐBQH Lê Nam: Được bầu làm Phó trưởng đoàn ĐBQH của tỉnh Thanh Hóa và là ĐBQH chuyên trách, với tôi, đây là một vinh dự, nhưng cũng là trọng trách lớn. Tôi cho rằng với ĐBQH chuyên trách, nhiệm vụ rất quan trọng của đại biểu là làm sao tạo điều kiện tốt nhất và bảo đảm cho hoạt động của Đoàn ĐBQH cũng như mỗi ĐBQH trong Đoàn thực hiện được trách nhiệm cũng như lời hứa trước cử tri và nhân dân. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhất cũng là thách thức của mỗi ĐBQH và nhất là đối với ĐBQH chuyên trách.
    - Trong Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XVII của tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Với vai trò ĐBQH chuyên trách anh nhìn nhận việc thực hiện mục tiêu này như thế nào  ?
    ĐBQH Lê Nam: Như chúng ta biết, Thanh Hóa là tỉnh lớn, có 3 vùng miền núi, trung du; đồng bằng và biển, dân số có thể nói là đông so với các tỉnh trong cả nước. Với hơn 3,4 triệu dân - tiềm năng về nguồn lao động, nguồn tài nguyên hết sức dồi dào. Nhưng Thanh Hóa hiện nay vẫn là một tỉnh nghèo so với tiềm năng vốn có. Trước thực trạng đó, trong những năm qua, đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã có nhiều chủ trương giải pháp và đặc biệt là sau Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII của tỉnh đề ra mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy thu hút đầu tư một cách mạnh mẽ để cho Thanh Hoá có những bước đột phá trong phát triển KT - XH. Tỉnh cũng đã có nhiều chủ trương giải pháp.Thứ nhất là tăng cường quảng bá làm cho các nhà đầu tư, ở trong nước và nước ngoài hiểu rõ hơn, quan tâm hơn đến tiềm năng, thế mạnh và các khả năng phát triển kinh tế, khả năng đầu tư của tỉnh. Thứ hai, là tỉnh xây dựng các hệ thống đầu tư, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình kinh tế trọng tâm. Đó chính là căn cứ để các nhà đầu tư có cơ sở, nghiên cứu các bước đầu tư vào Thanh Hóa được thuận lợi. Thứ ba, là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng nghiệp vụ của cán bộ làm công tác tại bộ phận một cửa liên thông để bảo đảm cho thủ tục đầu tư của các nhà đầu tư vào Thanh Hóa được nhanh nhất, thuận lợi nhất, nhất là chống được các biểu hiện suy thoái, tiêu cực gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Thứ tư, làm thật tốt công tác vận động nhân dân ủng hộ các chủ trương của tỉnh nhất là thông qua việc giải phóng mặt bằng. Điều này, có thể nói Thanh Hóa đã thực hiện rất tốt, đặc biệt là việc hoàn thành giải phóng mặt bằng khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn. Nếu thực hiện hoàn chỉnh khu kinh tế Nghi Sơn và hiện nay dự án khu lọc hóa dầu hàng tỷ đô la, hay là nhà máy nhiệt điện… thì đó sẽ là tiền đề, là động lực để Thanh Hóa cất cánh trong những năm tới.
    Tôi cho rằng việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ XVII của tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mặc dù mới được triển khai trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng đã có những bước đi, có những kết quả cụ thể. Tôi tin rằng mục tiêu này sẽ có kết quả tốt trong thời gian tới.
    - ĐBQH sẽ tham gia giải quyết những vấn đề chính sách  kinh tế, xã hội, an sinh... vậy vấn đề cải thiện cuộc sống của người dân ở địa phương theo anh cần có chính sách gì?
     ĐBQH Lê Nam: Hiện nay, Thanh Hóa có hơn 1 triệu đồng bào các dân tộc sinh sống trên hơn 3/4 diện tích tự nhiên của tỉnh. Với diện tích, số dân lớn như vậy nhưng những hộ đói nghèo vẫn tập trung lớn nhất ở các vùng này. Trong những năm qua, với các chính sách của Đảng, nhà nước và chính sách của tỉnh mong muốn làm sao nhanh chóng, giải quyết, thu hẹp diện đói nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân. Thanh Hóa đã thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước như thực hiện có hiệu quả Chương trình 30a của Chính phủ, chương trình KT - XH miền núi. Đó là những việc đã thực hiện và thu được kết quả tốt. Tuy nhiên, tôi cho rằng, vẫn còn rất nhiều công việc phải tiếp tục thực hiện để giảm nghèo bền vững, để phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Trong đó, có mấy nhiệm vụ trọng tâm cần quan tâm như miền núi cần phải gắn việc bảo vệ và phát triển rừng với kinh tế lâm nghiệp. Nếu như quan tâm đúng mức và phát triển kinh tế lâm nghiệp thì sẽ có tác động đến xóa đói giảm nghèo, phát triển KT - XH miền núi và làm cho đời sống của người dân miền núi ngày càng tốt hơn.
    - Với vai trò là Phó trưởng đoàn ĐBQH, anh có thể cho biết, Đoàn ĐBQH Thanh Hóa tham gia Kỳ họp thứ Nhất QH Khóa XIII quan tâm tới những vấn đề gì?
    ĐBQH Lê Nam: Trong Kỳ họp thứ Nhất này, Đoàn ĐBQH Thanh Hóa tập trung vào những vấn đề cơ bản là vấn đề nhân sự trong đó có nhân sự nhà nước, nhân sự QH, nhân sự Chính phủ. Bên cạnh đó, cũng quan tâm một số chính sách khác liên quan đến phát triển KT- XH, ví dụ như những chính sách về miễn giảm các loại thuế cho các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân. Bên cạnh đó là tập trung vào vấn đề đánh giá về tình hình phát triển KT- XH, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và tập trung tham gia làm tốt, khẳng định các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện thắng lợi mục tiêu KT - XH 6 tháng cuối năm 2011… Và có thể nói, đến giờ phút này, Đoàn ĐBQH Thanh Hóa cũng như mỗi ĐBQH trong Đoàn đã đóng góp hết sức trách nhiệm vào việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng số một của kỳ họp lần này, góp phần tạo nên thành công của Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Khóa XIII. 
    - Xin cám ơn anh!
    Hà An thực hiện