Thursday, February 16, 2012

Vinashin được vay hơn 292 tỷ đồng lãi suất 0%


NHẬT NAM
16/02/2012 18:58 (GMT+7)
pictureĐây là một chính sách hỗ trợ trong việc thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thực hiện cho Vinashin vay 292 tỷ đồng với lãi suất 0% và thời hạn tối đa là 12 tháng.

Ồ ạt vốn Việt sang Lào


NGUYỄN HOÀI
16/02/2012 10:54 (GMT+7)
pictureChủ tịch nước Trương Tấn Sang cắt băng khai trương chi nhánh VietinBank tại Lào ngày 9/2.
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Đến cuối 2012, vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào có thể đạt tới 4,5 tỷ USD.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư không muốn có thêm khu kinh tế


NGHỆ NHÂN
16/02/2012 16:14 (GMT+7)
pictureTheo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc phát triển thêm hoặc mở rộng khu kinh tế “phải được cân nhắc cẩn trọng về bố trí nguồn lực, tiềm năng phát triển và lợi ích quốc gia” - Ảnh: Hải Hà.
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Ngày mai (17/2), Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam.

Cái chết của Sử gia Phạm Văn Sơn (2)

Văn Nguyên Dưỡng – 
Cái chết của Sử gia Phạm Văn Sơn (2)
(Tiếp theo và hết)


Suốt ngày hôm đó tôi thẫn thờ vì những ý nghĩ miên man trong đầu óc tôi. Đêm đó cũng không thể ngủ được. Tôi suy nghĩ về ông và những ngày tù đày của chính bản thân tôi. Quả thật, trong lần đối thoại bằng mắt ở buổi gặp lại lạ lùng này, ông đã nói với tôi thật nhiều về thân phận của ông và của tôi. Tôi biết rõ ông đã vượt khỏi cái thân xác bệnh hoạn yếu đuối nhỏ nhoi của con người, dẫn phần tâm linh của ông đến một cõi an bình nào đó, như một tín đồ công giáo tin tưởng sự an bài của Đấng Tạo Hóa về định mệnh của mình. Hơn thế nữa, trong tư tưởng, ông không chỉ còn là một người viết sử bình thường, một sĩ quan bình thường, mà đã trở thành một triết gia lớn biết cả cội nguồn của dân tộc và tổ quốc. Tâm trí ông đã đi ra ngoài thân thể ông để đến một khung trời bao la nào đó, cao rộng, hay ít nhất cũng phủ trùm trên bờ cõi VN. Rõ ràng ông đã tìm được cho ông một lối thoát, sau khi đã trải qua đau khổ đến tột độ: thể xác nứt nẻ, nhức nhối vì bị gặm nhấm, rút tỉa bởi con máu độc hại của chứng bệnh nan y; bị bỏ đói khát lạnh lẽo, cô độc trong một nơi cách biệt đến trở thành câm nín. Bao nhiêu tháng ngày đau đớn oằn oại mà ông phải chịu đựng từng phút từng giây đó không đủ để ông trở thành một triết nhân hay sao, vả lại ông là một người thâm trầm, hiểu sâu học rộng... Dù sao thì ông cũng đã vượt thoát được đau khổ và tìm ra cho mình một con đường.

Cái chết của Sử gia Phạm Văn Sơn (1)


Trước năm 1975, ở miền Nam, ông Phạm Văn Sơn là một trong rất ít những vị viết sử. Bộ sử được nhiều người biết đến nhất của ông là bộ VIỆT SỬ TÂN BIÊN.

Chết yểu điện thoại di động sản xuất trong nước


Tác giả: PV

Hiện nay, nhiều hãng điện thoại di động thương hiệu Việt trước nguy cơ đóng cửa.
Năm 2011 được xem là một năm ít thành công đối với những người kinh doanh điện thoại thương hiệu Việt. Các hãng như Q-Mobile, Mobistar hay FPT Mobile gần như chỉ tung ra lượng sản phẩm rất hạn chế.
Năm 2012, thị trường điện thoại di động thương hiệu Việt có thể tiếp tục gặp khó trước sự cạnh tranh gay gắt, và nhiều hãng có nguy cơ đóng cửa.
Theo ông Đỗ Giang Vinh, Giám đốc HiPT Mobile, năm 2012 sẽ là một năm khó khăn cho các sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt, thậm chí có một số hãng có nguy cơ ngừng kinh doanh. Nguyên nhân do từ năm 2011 có quá nhiều hãng nhảy vào sản xuất điện thoại ở phân khúc này, trong khi thị trường không còn màu mỡ như những năm 2009 - 2010.