Tuesday, May 31, 2011

31/05 Chủ quyền quốc gia là tối thượng

04:20-31/05/2011 
Theo báo Người lao động
BÍCH DIỆP thực hiện

Thiếu tướng Lê Văn Cương.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an, khẳng định như vậy trước hành vi xâm phạm lãnh hải Việt Nam của tàu Trung Quốc.
-    Phóng viên: Ông nhìn nhận thế nào trước việc 3 tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam?

-    Ông Lê Văn Cương: Phải khẳng định đây là hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Việc làm này vi phạm thô bạo Hiến chương Liên Hiệp Quốc (LHQ) và 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình mà Trung Quốc là một trong những nước khởi xướng, vi phạm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc đã ký kết, Tuyên bố về ứng xử biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và ASEAN năm 1982, vi phạm những cam kết quốc tế được công nhận rộng rãi khác mà Trung Quốc đã ký kết và công nhận.

-    Việc làm của Trung Quốc có phải thể hiện tham vọng của họ ở biển Đông?

-    Không những có tham vọng bành trướng mà còn ngang ngược và trắng trợn. Tàu hải giám Trung Quốc đã có những hành động “quan phương” chứ không phải là “phi quan phương” vì đây chính là những tàu quân sự của Trung Quốc được cải hoán chứ không phải tàu bình thường. Việc làm này đi ngược lại những cam kết trước đây của Trung Quốc. Mới cách đây 6 tháng, tháng 10-2010, Thủ tướng Trung Quốc đã có điện gửi những người đồng nhiệm ASEAN cam kết “Trung Quốc muốn tạo dựng một vùng biển hòa bình và hợp tác”.

-    Trước phản ứng của phía Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho rằng “Việt Nam đã tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý, làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc ở “Nam Hải”, đi ngược lại nhận thức chung của hai nước về vấn đề biển Đông”. Ông nhận xét gì về phát biểu này?

-    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tỏ ra mâu thuẫn trong những phát ngôn của mình. Ngày 21-10-2010, tại Côn Minh, trong cuộc họp vòng 5 nhóm công tác về tình hình biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN, chính bà Khương Du đã công khai tuyên bố Trung Quốc luôn coi trọng cao độ, thực hiện nghiêm túc các cam kết nhằm tăng cường lòng tin chính trị, tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp, cùng nhau giữ gìn hòa bình ổn định ở biển Đông. Điều đó cho thấy Trung Quốc đã “nói một đằng, làm một nẻo”.

-    Sau phản ứng của phía Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì để thế giới hiểu thêm về hành động ngang ngược của Trung Quốc?

-    Những tuyên bố của ta là đúng lúc, thiết thực nhưng chưa đủ. Chủ quyền quốc gia là tối thượng của một dân tộc, là vĩnh cửu, là trường tồn. Không ai có quyền được mặc cả độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình cả. Theo tôi, phải nói rõ việc làm của Trung Quốc đã vi phạm gì, vi phạm đến đâu sự độc lập của chúng ta, để cho thế giới biết chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc mà là tinh thần tự tôn dân tộc.

Theo tôi, nhân dân Trung Quốc là những người hòa hiếu, muốn quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, nhiều nhà lãnh đạo có công xây đắp mối quan hệ Việt – Trung. Vì vậy, ta phải thông báo cho người dân Trung Quốc biết về những hành động của chính phủ họ. Phải củng cố quan hệ song phương với Trung Quốc, phải cho cộng đồng quốc tế biết. Đồng thời vừa phải mở mặt trận ngoại giao vừa phải tạo sự đồng thuận ở Việt Nam để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

-    Nhận định của ông về diễn biến tiếp theo trên biển Đông là gì?

-    Theo tôi, từ nay đến năm 2020, Trung Quốc vẫn “diễn” tiếp mấy trò như vừa qua. Việt Nam cần phải sẵn sàng ứng phó. Chúng ta không xâm phạm chủ quyền của bất cứ nước nào nhưng ai xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta thì ta cũng đủ sức giáng trả tương xứng. Phải củng cố khối đoàn kết toàn dân, mặt trận thống nhất trên thế giới, đồng thời sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

31/05 Có thể đưa vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam ra Tòa án quốc tế


Thứ ba, 31/5/2011, 09:47 GMT+7
Tàu hải giám của Trung Quốc nhìn từ tàu Bình Minh 02. Ảnh chụp màn hình.
Tàu hải giám của Trung Quốc nhìn từ tàu Bình Minh 02. Ảnh chụp màn hình.

Vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế. Việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án quốc tế là một sự lựa chọn.


Cận cảnh tàu TQ uy hiếp tàu Bình Minh 
>Mức độ gây hấn của TQ tăng lên


Trên đây là nhận xét của Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật TP HCM, trong cuộc trao đổi với VnExpress.

Từ góc độ luật pháp quốc tế, ông đánh giá thế nào về vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam ngày 26/5?

- Vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02 cho thấy hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế của Trung Quốc. Hành vi này của Trung Quốc đã làm phức tạp thêm tình hình tại biển Đông. Tại biển Đông, tồn tại nhiều tranh chấp khác nhau, nổi bật lên trong đó là tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Vụ Bình Minh 02 không liên quan đến vùng tranh chấp chủ quyền mà xảy ra trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

- Ông có thể giải thích rõ hơn về quyền chủ quyền của Việt Nam ở địa điểm xảy ra sự việc?

- Công ước Luật biển năm 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và Quy chế pháp lý của chúng; xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia. Theo Công ước thì mỗi quốc gia ven biển có 5 vùng biển, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. (Đọc thêm về các khái niệm này).

Theo thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra thì tàu Bình Minh 02 bị các tàu hải giám của Trung Quốc bao vây, uy hiếp và cắt cáp thăm dò tại vùng biển cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý. Như vậy, đây là vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, và vùng đất nằm dưới vùng biển đó là thềm lục địa của Việt Nam, theo các quy định của Công ước.

Trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về kinh tế và quyền tài phán. Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật (Điều 62), tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế đem lại lợi ích cho quốc gia ven biển như khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió… Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.

Các vùng nước liên quan đến một quốc gia ven biển. Đồ họa: wikipedia.
Các vùng nước liên quan đến một quốc gia ven biển. Đồ họa: wikipedia.

Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường.

Công ước quy định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản không sinh vật (chủ yếu dầu khí, kim loại, cát sỏi…) và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư; quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc khoan, đào, nổ... trên thềm lục địa.

Đối với các quốc gia khác trên thềm lục địa có các quyền về tự do hàng hải; tự do bay; tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm song phải có sự thông báo trước với quốc gia ven biển.

Như vậy, theo quy định của Công ước, Việt Nam hoàn toàn có quyền đối với việc thăm dò, khai thác các tài nguyên trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế cũng như thăm dò khai thác dầu khí tại thềm lục địa của mình. Việc tàu Bình Minh 02 thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình là việc làm hết sức bình thường, theo đúng các quy định của Công ước.

- Vậy chiếu theo Công ước, các sai phạm của Trung Quốc là gì?

- Là thành viên của Công ước, có nghĩa là Trung Quốc cũng phải có nghĩa vụ tôn trọng các quyền của quốc gia ven biển như Việt Nam tại các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ, nhưng Trung Quốc đã phớt lờ các quy định đó, có hành vi uy hiếp đe dọa đối với tàu Bình Minh 02.

Thêm nữa, theo điều 279 Công ước, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp về giải thích và áp dụng Công ước trên cơ sở trước hết là Hiến chương Liên hợp quốc. Về vấn đề này, Hiến chương Liên hợp quốc yêu cầu các quốc gia phải giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả tranh chấp về biển, bằng biện pháp hoà bình. Như vậy, Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm điều 279 của Công ước.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng vi phạm các quy định của Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trong biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã cùng ASEAN ký kết năm 2002. Theo đó, DOC quy định các bên phải tự kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp.

Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Ảnh: TTXVN.

- Theo ông, chiến lược mà chúng ta nên theo đuổi trong việc giải quyết vụ việc này?

Để chấm dứt các hành động tương tự Việt Nam cần phải quyết liệt phản đối, đồng thời kêu gọi dư luận thế giới phản đối hành vi của Trung Quốc vi phạm luật quốc tế và đi ngược lại những gì Trung Quốc đã cam kết thực hiện trong DOC.
Việc giải quyết các tranh chấp kiểu như vậy, theo các biện pháp mà Hiến chương đã liệt kê tại điều 33, thì với hành vi vi phạm đó của Trung Quốc, Việt Nam có thể nhờ sự giải quyết của các Tòa án quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Cụ thể, vì Trung Quốc đã trực tiếp vi phạm UNCLOS nên Việt Nam có thể nhờ Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) phân xử vì Tòa án này có thẩm quyền rất lớn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng các quy định của UNCLOS, hoặc một Tòa án trọng tài nào đó để giải quyết.

- Trên thế giới đã có vụ việc nào tương tự tòa án quốc tế từng giải quyết?

- Các Tòa án quốc tế đều đã giải quyết nhiều vụ án liên quan. Có thể kể đến như Tòa án công lý quốc tế (ICJ) đã giải quyết rất nhiều tranh chấp lãnh thổ, như vụ đền Preah Vihear giữa Camphuchia và Thái Lan năm 1962. Năm 2008 Tòa này có ra phán quyết cho việc tranh chấp chủ quyền trên đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore.

Tòa án quốc tế về Luật biển cũng đã phân xử nhiều vụ án tranh chấp liên quan đến luật biển, gần đây Tòa này cũng đang nhận đơn nhờ phân định biên giới biển giữa Myanmar và Bangladesh trên vịnh Bengal…

Còn các Tòa trọng tài cũng đã xét xử rất nhiều vụ. Tuy nhiên, cũng chưa có vụ án nào hoàn toàn giống như sự kiện Bình Minh 02 vừa rồi.

Trong Đối thoại an ninh châu Á Shangri-la sắp tới (3-5/6) có phần thảo luận về an ninh trên biển. Ông dự đoán như thế nào về vụ việc 26/5 được đưa ra mổ xẻ dưới góc độ an ninh hàng hải quốc tế?

- Việc đưa ra sự kiện này ra Đối thoại, theo tôi là hết sức cần thiết để thông qua đối thoại, các bên có tiếng nói chung hơn, từ đó có thể giảm thiểu được những căng thẳng trong khu vực, tránh các xung đột quân sự.

Đối thoại an ninh châu Á lần này chắc chắn thu hút sự chú ý của cả thế giới, bởi có sự hiện diện của cả Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.

Tuy nhiên, việc có đưa được sự kiện này ra Đối thoại lại đòi hỏi rất nhiều điều kiện. Các cường quốc chính trị sẽ có thể dùng nhiều biện pháp để ngăn cản việc đưa vụ việc này nếu cảm thấy bất lợi cho họ. Vì thế để đưa ra vấn đề nhằm làm giảm các tranh chấp tương tự, các bên cần phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.

Thanh Mai

Theo dòng sự kiện:
Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền Việt Nam (31/05)
Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam (31/05)
Cận cảnh tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Bình Minh (31/05)
'Cần áp dụng mọi giải pháp để bảo vệ chủ quyền' (30/05)
Bất chấp tàu Trung Quốc đe dọa, người dân quyết bám biển (30/05)
Nhật ký tàu Bình Minh bị hải giám Trung Quốc tấn công (30/05)

31/05 Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam


Thứ ba, 31/5/2011, 15:22 GMT+7


Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. Nếu Việt Nam im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm. 

>Mức độ gây hấn của TQ tăng lên

Dưới đây là bài phân tích của nhóm tác giả Lê Vĩnh Trương, Nguyễn Đức Hùng, Dư Văn Toán, Nguyễn Trọng Bình, Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên cứu biển Đông), trước hành động Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, cắt cáp địa chấn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam ngày 26/5.

Trong suốt những năm qua, các tàu ngư chính của Trung Quốc đã liên tục bắt giữ, đánh đập và đòi tiền chuộc đối với ngư dân Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng với sự kiện ngày 26/5, Trung Quốc đã leo thang từ bắt giữ tàu thuyền ngư nghiệp của Việt Nam tại các vùng nước xa bờ đến tấn công tàu khảo sát địa chấn trong chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Vào ngày 26/5, Trung Quốc đã ngang nhiên tấn công tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngay tại vùng biển của Việt Nam (12 độ 48’25” vĩ bắc, 111 độ 26’48” kinh đông), trong vòng 200 hải lý kể từ đường cơ sở, tức hoàn toàn không dính dáng gì đến các tranh chấp ngoài xa hơn là Hoàng Sa và Trường Sa.

Sự kiện này diễn ra ngay sau chuyến thăm các nước Singapore, Indonesia và Philippines (từ 15/5) của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Trước đó, ngay trước chuyến thăm Mỹ của Tham mưu trưởng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức (16/5), Trung Quốc cũng đã đơn phương ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trong biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2011, trên vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền…

Thái độ ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những gì mà chính phủ Trung Quốc đã cùng ký kết và cam kết tại các hội nghị từ trước đến nay, bất chấp văn minh ứng xử của cộng đồng các quốc gia văn hiến, cho thấy một số tín hiệu phát đi của giới làm chính sách Trung Quốc.

Vị trí tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

Thứ nhất, giới quân đội có tinh thần dân tộc cực đoan Trung Quốc đang cố chứng tỏ với ASEAN và cộng đồng thế giới rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng phủ nhận các văn bản mà chính mình đã ký kết và kiên trì cách tiến xuống vùng biển Đông bằng chính sách vừa lấn vừa đàm. Những sự kiện nêu trên cho thấy các văn bản ký kết với các nước ASEAN có ít giá trị ràng buộc.

Chính sách tàm thực (tằm ăn dâu), vừa lấn vừa đàm, tuyên bố trước, hù dọa kèm và giành giật sau, đã được Trung Quốc thực hiện lâu dài từ nhiều năm. Từ giai đoạn sử liệu Trung Quốc nhìn nhận cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam cho đến lúc tuyên bố mập mờ cả vùng chữ U là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đã tiến xa, tiến sâu ngay trước sự chứng kiến của ASEAN và thế giới.

Thứ hai, Trung Quốc đang tiến đến cô lập và uy hiếp Việt Nam hơn nữa sau chuyến thăm Mỹ và ASEAN của giới quân sự nước này, bất chấp những động thái ôn hòa hơn của giới ngoại giao; đồng thời phát một tín hiệu đến Việt Nam và các nước ASEAN khác rằng họ đang tìm cách vừa làm thân với Mỹ và các cường quốc có lợi ích quốc gia về hàng hải tại khu vực, vừa cách ly Việt Nam với các quốc gia ASEAN. Thậm chí thái độ này của Trung Quốc còn là một nước cờ nhằm làm cho ASEAN bán tín bán nghi liệu họ đã thỏa thuận được với Mỹ và cho Việt Nam phỏng đoán liệu Trung Quốc đang mặc cả với Singapore, Philippines và Indonesia và cả Mỹ trên lưng Việt Nam.

Thứ ba, Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và của ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. Nếu Việt Nam im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm và sự việc ngày 26/5 sẽ có thể được tô vẽ thành một sự kiện bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc như sự kiện Lý Chuẩn ra Hoàng Sa năm 1909 và sự kiện Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.

Thứ tư, Trung Quốc đang chuyển hướng lưu ý của dư luận ra bên ngoài nhằm hạ nhiệt dư luận đối với các khó khăn xã hội trong nước. Các cuộc đình công của giới xe tải tại Thượng Hải vào cuối tháng 4/2010 và các cuộc đánh bom tại Giang Tây trong tuần vừa qua đã nói lên phần nào lý do thái độ gây hấn của Trung Quốc vừa qua.

Thứ năm, tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu về biển của Trung Quốc được sự tài trợ của chính phủ đã liên tiếp cho ra nhiều sách và xuất bản phẩm đưa thông tin sai lệch về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và lần này họ cũng đang tạo một tiền đề cho các học giả Trung Quốc “bảo vệ” hành động của các tàu hải giám, để dành cho những ngụy biện về sau.

Thứ sáu, Trung Quốc dùng sự kiện này để răn đe các nước khác có tranh chấp với Trung Quốc như Nhật, nước hiện có kế hoạch triển khai quân ra đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).

Trước những động thái vừa được phân tích trên, những nhà làm chính sách và nhân dân Việt Nam chúng ta cần làm gì?

Đầu tiên chúng ta cần có những phản ứng về ngoại giao ở cấp cao nhất tầm quốc tế (Liên Hợp Quốc) và quyết liệt như gửi kháng thư, yêu cầu bồi thường và thông tin kịp thời đến cho các giới kinh doanh, các hộ ngư dân làm thủy sản, các giàn khoan ngoài khơi để tránh bị động nếu giới quân sự của Trung Quốc lại leo thang xâm lấn. Việc minh bạch các thông tin này cũng là để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trước thái độ hung hăng này.

Cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng và ban hành Luật biển Việt Nam để có cơ sở bảo vệ ngư dân, lãnh hải trong khuôn khổ luật quốc tế và các cam kết đối với khu vực.

Lực lượng Hải quân bảo vệ đảo Trường Sa Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Chúng ta cần luôn luôn tận dụng chữ ký của Trung Quốc tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và tại Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC 2002) cũng như có những biện pháp để ASEAN có ý kiến, vì đây là một vi phạm nghiêm trọng đến thể diện, lợi ích và những cam kết hòa bình mà ASEAN đã theo đuổi.

Chúng ta cũng cần có cách thức tác động đến nhân dân Trung Quốc là những giới bị thiếu thông tin trong vấn đề biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa. Họ đang ngày càng xa rời sự thật khách quan khi nhận nhiều thông tin có tính dân tộc cực đoan và bóp méo hiện trạng cũng như lịch sử từ giới quân sự.

Nhân dân Việt Nam cũng cần lên tiếng từ các hội đoàn, người Việt ở cả trong và ngoài nước. Đây cũng là lúc mà sự đoàn kết trong và ngoài nước sẽ có giá trị lớn để vượt qua khủng hoảng. Người Việt sẽ tiếp tục sử dụng những cách thức ôn hòa và văn minh để vượt qua thách thức này của đất nước.

Sau cùng, ngoài việc bảo vệ đất nước bằng ngoại giao, chúng ta có lẽ cũng cần tính đến việc buộc phải sử dụng cách thức bất khả kháng, khi có những tình huống xấu hơn nữa, mà không rơi vào tình thế bị động. Hành động xâm lấn không phải chỉ có thể xảy ra ở bờ biển nước nhà, khi người láng giềng lại tiếp tục leo thang với những hành động không thể biện minh được như vừa qua.

Tóm lại, sự việc 26/5 nghiêm trọng ở chỗ sự xâm lấn ngày càng sâu dần vào lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam, thách thức và thăm dò lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta cần có những giải pháp tổng thể trên nhiều phương diện để tìm giải pháp cho Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Các giải pháp hiện nay cần tiến hành đồng bộ, đồng loạt và đi sâu vào nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam.
(Theo Pháp luật TP HCM)

31/05 Tổng Bí thư chủ trì phiên họp của Hội đồng bầu cử


(31/05/2011)
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Nguyễn Phú Trọng
phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Chiều 30/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì phiên họp thứ năm Hội đồng Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng bầu cử cho ý kiến vào báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử do ông Phạm Minh Tuyên, Trưởng ban công tác đại biểu, Tổng thư ký Hội đồng Bầu cử trình bày cho biết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã diễn ra trong không khí dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thành công tốt đẹp. Tỷ lệ cử tri tham gia cuộc bầu cử đạt rất cao ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước trong đó, có 4 tỉnh cao nhất, đạt 99,99% là Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn.

Thảo luận, đóng góp ý kiến, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng cho rằng báo cáo cần làm rõ hơn tầm quan trọng của công tác chuẩn bị đã góp phần làm nên thành công của cuộc bầu cử. Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường vụ Quốc hội, cần phải đánh giá vai trò của Hội đồng bầu cử, các tiểu ban giúp việc cho Hội đồng bầu cử, cũng như tổ chức bầu cử các cấp...

Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Văn Quynh đề nghị báo cáo cần đánh giá và làm nổi bật nội dung, ý nghĩa của cuộc bầu cử đã được nhân dân và cử tri cả nước hết sức quan tâm, những kết quả đạt được thể hiện trách nhiệm cao của cử tri và nhân dân cả nước, đặc biệt là ý nghĩa của việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cùng trong một thời điểm.

Tán thành với nhiều nội dung của Báo cáo, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cần có sự phân tích, đánh giá để làm rõ hơn tính chất dân chủ, bình đẳng và những kết quả đã đạt được của cuộc bầu cử.

Phát biểu kết luận phiên họp thứ năm, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Nguyễn Phú Trọng đánh giá báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử về cơ bản đã phản ánh đúng thực chất của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của các thành viên, Tổng Bí thư đề nghị trong Báo cáo cần nêu rõ bối cảnh, đặc điểm, yêu cầu, tính chất của cuộc bầu cử lần này, đồng thời làm nổi bật những điểm mới của cuộc bầu cử (bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cùng trong một ngày...).

Trên tinh thần làm rõ hơn về thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, đồng chí đề nghị cần có sự phân tích cụ thể kết quả của cuộc bầu cử để thấy được chất lượng của cuộc bầu cử.

Báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên, trước khi trình Thường vụ Quốc hội xem xét vào đầu tháng Sáu tới./.

Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)

30/05 Hội thảo kinh tế Việt-Nhật lần thứ tư tại Tokyo


30/05/2011 | 20:18:00

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc tham dự hội thảo kinh tế Việt-Nhật lần thứ 4 tại Tokyo. (Ảnh: Nguyễn Minh Sơn/Vietnam+)
Chiều 30/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Hội đồng thúc đẩy ngoại giao nhân dân (FEC) của Nhật Bản đã tổ chức cuộc hội thảo kinh tế Việt-Nhật lần thứ 4 tại Tokyo.

Tham dự hội thảo có đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam do Bộ trưởng Võ Hồng Phúc dẫn đầu và Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình. Hội thảo đã thu hút hơn 100 đại diện các viện nghiên cứu, doanh nghiệp Nhật Bản tới dự.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch FEC Ken Matsuzawa cảm ơn chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho chính phủ và nhân dân Nhật Bản tình cảm chân thành và sự ủng hộ kịp thời trong thảm họa động đất-sóng thần vừa qua.

Ông cho biết FEC thường xuyên phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức các cuộc hội thảo kinh tế thường niên trao đổi các thông tin, ý kiến giữa chính phủ và doanh nghiệp hai nước nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Ông rất hoan nghênh Bộ trưởng Võ Hồng Phúc tới dự và phát biểu tại hội thảo, đồng thời tin rằng đây là cơ hội tốt để hai bên trao đổi ý kiến mang tính xây dựng tích cực nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực cùng quan tâm.

Với tư cách là một trong hai nhà đồng tổ chức hội thảo, Đại sứ Nguyễn Phú Bình chia sẻ những tổn thất mà Nhật Bản phải gánh chịu trong trận động đất-sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, đồng thời cám ơn các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ công dân Việt Nam sơ tán an toàn khỏi các khu vực chịu động đất mạnh.

Đại sứ cũng thông báo kết quả thành công tốt đẹp của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 Đảng Cộng sản Việt Nam, cho biết Đại hội đã thông qua nghị quyết, trong đó có nội dung về dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 và tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X (2006-2010) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011-2015 nêu trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X trình Đại hội XI.

Về quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, Đại sứ Nguyễn Phú Bình nhấn mạnh năm 2009, lãnh đạo hai nước đã nhất trí nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á. Đại sứ tin chắc rằng quan hệ hai nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, toàn diện và bền vững vì có nhiều điểm tương đồng và nhiều thế mạnh có thể bổ sung cho nhau.

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc chia sẻ với chính phủ và nhân dân Nhật Bản những tổn thất nặng nề trong thảm họa kép động đất-sóng thần vừa qua, bày tỏ sự cảm phục trước tinh thần bình tĩnh, kiên cường của nhân dân Nhật Bản trong khắc phục hậu quả thiên tai. Bộ trưởng cho biết chưa bao giờ ở Việt Nam lại có một phong trào quyên góp ủng hộ sâu rộng như vậy dành cho nhân dân Nhật Bản, qua đó mới thấy hết tình cảm chân thành giữa những người bạn thân thiết của nhau.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, những nhiệm vụ khó khăn mà Việt Nam cần giải quyết như vừa phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa phải ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện thâm hụt thương mại, chống lạm phát, xóa đói giảm nghèo, phấn đấu trong 10 năm tới tăng thu nhập bình quân đầu người từ 1.200 USD lên 3.500 USD.

Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020, Việt Nam cần tới 300 tỷ USD vốn đầu tư để nâng cấp, cải thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Để có nguồn vốn lớn như vậy, chính phủ Việt Nam sẽ huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, trong đó chú trọng hình thức phối hợp đầu tư công-tư.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc hoan nghênh các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Bộ trưởng đánh giá cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, cho rằng Nhật Bản là nhà đầu tư chiến lược đối với nền kinh tế Việt Nam, là một trong những yếu tố giúp kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Bộ trưởng tin tưởng rằng với những ưu thế có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau vì lợi ích chung của hai bên, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tại cuộc hội thảo, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cũng đã trả lời các câu hỏi mà các viện nghiên cứu và doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm về chính sách ưu đãi của chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài, các biện pháp ổn định, phát triển kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam./.
Minh Sơn-Thanh Tùng (Vietnam+)

30/05 Công bố danh sách trúng cử đại biểu HĐND tại các tỉnh


Thứ Hai, 30/05/2011, 20:35 (GMT+7)
TTO - Sáng 30-5, Ủy ban bầu cử tỉnh Đồng Nai đã có quyết định công bố danh sách 80 người trúng cử Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016).
Theo Ủy ban bầu cử, có gần 1,9 triệu cử tri tham gia bầu cử để chọn 80 người (có 24 người tái cử) trong số 134 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh. Dưới đây là danh sách những người trúng cử sắp xếp theo thứ tự đơn vị bầu cử.
Tổ bầu cử số 3 chở thùng phiếu qua biển Nam Ô, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đến với cử tri làng Vân - Ảnh: TTO
1- Nguyễn Văn Quyết (1956), Chánh Văn phòng Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Đồng Nai: 72,02% (số phiếu hợp lệ)
2-Trần Văn Tư (1958), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai: 69,34%
3- Giang Mạnh Hà (1960), trưởng đoàn Đoàn Cải lương - Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Đồng Nai: 55,44%
4- Tạ Huy Hoàng (1963), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai: 67,12%
5- Huỳnh Minh Hoàn (1958), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, quyền giám đốc Sở Y tế Đồng Nai: 65,85%
6- Huỳnh Thị Nga (1959), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai: 64,24%
7- Đinh Quốc Thái (1959), Phó bí thư Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai: 67,36% (tái cử khóa VII)
8- Hoàng Văn Dung (1959), giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Nai: 61,45%
9- Nguyễn Thị Minh Tâm (1965), trưởng khoa khoa học kỹ thuật & hướng nghiệp - Nhà Thiếu nhi tỉnh Đồng Nai: 57,34%
10- Nguyễn Thị Hoàng (1972), Ủy viên BCH Đảng ủy Khối Dân chính Đảng, phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ Đồng Nai: 69,98%
11- Phan Văn Trước (1956), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Biên Hòa: 63,86% (tái cử khóa VII)
12- Lê Văn Dành (1962), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, giám đốc Sở Công thương Đồng Nai: 57,34%
13- Trần Minh Phúc (1957), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai: 71,16%
14- Nguyễn Phú Cường (1967), Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa: 63,84%
15- Nguyễn Trọng Trí (1964), Ủy viên Hội đồng thành viên, phó tổng giám đốc Công ty Chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai: 56,29%
16- Trịnh Tuấn Liêm (1959), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó chủ tịch UBND  thành phố Biên Hòa: 62,34%
17-Huỳnh Văn Tịnh (1962), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai: 62,02%
18- Doãn Văn Đồng (1958), Ủy viên BCH Đảng bộ thành phố, Ủy viên UBND thành phố, Trưởng phòng quản lý đô thị thành phố Biên Hòa: 61,24%
19- Lương Trung Hiếu (1955, thượng tọa Thích Huệ Hiền), Phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai: 72,89% (tái cử khóa VII)
20- Nguyễn Thị Thu Lan (1953), Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Đồng Nai: 61,92% (tái cử khóa VII)
21- Thi Văn Dũng (1959), Phó bí thư Thành ủy Biên Hòa: 60,09%
22- Nguyễn Kim Hiệp (1956), Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Dân chính Đảng, phó giám đốc Sở Nội vụ: 77,71% (tái cử khóa VII)
23- Lê Mạnh Dũng (1963), Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch: 74,17%
24- Đồng Thị Quế Anh (1975), nghệ sĩ ưu tú, Đoàn nghệ thuật Cải lương Đồng Nai: 56,59%(tái cử khóa VII)
25- Nguyễn Văn Điệp (1956), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, giám đốc Sở Giao thông - vận tải Đồng Nai: 71,88% (tái cử khóa VII)
26- Quách Hữu Đức (1960), Phó bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Nhơn Trạch: 70,98%
27- Cao Văn Tư (1957), hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Nhơn Trạch: 67,12% (tái cử khóa VII)
28- Dương Thúc Minh (1976), Phó bí thư Đảng ủy thị trấn, Chủ tịch UBND thị trấn Long Thành: 70,03%
29- Lê Văn Ý (1956), Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Long Thành: 64,23% (tái cử khóa VII)
30- Nguyễn Thị Tân (1971), Phó trưởng Phòng Văn hóa - thông tin huyện Long Thành: 54,40%
31- Nguyễn Văn Hùng (1962), Trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh Đồng Nai: 72,52% (tái cử khóa VII)
32- Nguyễn Văn Được (1958), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Long Thành: 63,91%
33- Nguyễn Thị Hồng Ngân (1979), Phó giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật - Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai: 57,30%
34-Thái Văn Ri (1956), Phó bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu: 66,69%
35-Võ Văn Phi (1967), Ủy viên BCH Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu: 62,59%
36-Trần Thị Thu Hằng (1975), Phó chánh Văn phòng - Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai: 57,52%
37-Nguyễn Thị Thu Hiền (1974), Phó trưởng ban Ban Văn hóa xã hội – HĐND tỉnh Đồng Nai: 68,35% (tái cử khóa VII)
38-Nguyễn Hữu Lý (1961), Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu: 64,39%
39-Huỳnh Ngọc Kim Mai (1977), Phó hiệu trưởng Trường trung cấp kỹ thuật công nghiệp Đồng Nai: 60,10%
40- Huỳnh Văn Tới (1959), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai: 71,36% (tái cử khóa VII)
41- Nguyễn Sơn Hùng (1965), Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom: 70,26%
42- Nguyễn Thị Thanh Hoa (1962), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh: 63,94%
43- Ngô Văn Hải (1957), Phó bí thư Huyện ủy Trảng Bom: 72,59%
44- Nguyễn Lục Hòa (1960), Phó giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Đồng Nai: 71,80%
45-Võ Thị Kim Liên (1960), Phó Trưởng phòng ngân sách -  Sở Tài chính Đồng Nai: 62,77%
46- Ngô Ngọc Thanh (1956), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Thống Nhất: 73,54% (tái cử khóa VII)
47- Nguyễn Công Ngôn (1957), Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai: 65,63%
48- Nguyễn Thanh Hùng (1961), Phó giám đốc viễn thông Đồng Nai: 62,46%
49- Nguyễn Hòa Hiệp (1967), Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất: 73,91%
50- Nguyễn Thị Thùy Liên(1963), Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất: 73,27%
51-Nguyễn Ngọc Thanh (1963), Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai: 64,62% (tái cử khóa VII)
52- Trần Văn Quang (1959), Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai: 66,55%
53-Đặng Mạnh Trung (1962), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai: 62,19%
54-Võ Anh Dũng (1955), Ủy viên BCH Đảng bộ thị xã, Phó chủ tịch UBND thị xã Long Khánh: 61,61%
55-Hoàng Thị Bích Hằng (1971), Phó trưởng Ban Kinh tế Ngân sách – HĐND tỉnh Đồng Nai: 70,30% (tái cử khóa VII)
56- Bùi Xuân Thống (1976), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Nai: 70,18%
57-Nguyễn Văn Nải (1960), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Thị ủy Long Khánh: 69,66% (tái cử khóa VII)
58-Nguyễn Minh Nhật (1957), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó bí thư thường trực Huyện ủy Xuân Lộc: 88,24%
59- Tô Thành Buông (1960), Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai: 72,40% (tái cử khóa VII)
60- Phạm Văn Ru (1960), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy: 70,45% (tái cử khóa VII)
61-Trần Anh Tuấn (1955), Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc: 83,29%
62-Phạm Ngọc Tuấn (1960), Phó Ban Pháp chế - HĐND tỉnh Đồng Nai: 81,62% (tái cử khóa VII)
63-Đỗ Thị Vương Lan (1980), chuyên viên Phòng Kỹ thuật - Trung tâm khuyến nông Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai: 71,91%
64-Vũ Thanh Tùng (1963), Ủy viên ban thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Cẩm Mỹ: 61,85%
65- Châu Văn Buôn (1957), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cao su Đồng Nai: 61,69%
66- Nguyễn Văn Lộc (1957), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Mỹ: 82,98% (tái cử khóa VII)
67-Nguyễn Thị Thanh Hà (1963), Hiệu trưởng Trường cao đẳng y tế Đồng Nai: 78,85%
68-Nguyễn Quốc Cường (1962), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Nai: 75,83%
69-Nguyễn Thị Thanh Yên (1968), Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Định Quán: 70,51%
70-Hồ Thanh Sơn (1964), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Đồng Nai: 67,07% (tái cử khóa VII)
71-Nguyễn Thị Diễm Châu (1971), Phó trưởng phòng Nội vụ huyện Định Quán: 53,70%
72-Trần Văn Phước (1959), Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Định Quán: 77,09% (tái cử khóa VII)
73-Quách Ngọc Lan (1961), Trưởng ban Kinh tế ngân sách – HĐND tỉnh Đồng Nai:s 60,92% (tái cử khóa VII)
74-Nguyễn Thị Thanh Dung (1983), giáo viên Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, tỉnh Đồng Nai: 59,76%
75-Nguyễn Hồng Minh (1958), Bí thư Huyện ủy Tân Phú: 81,37%
76- Nguyễn Trí Thức (1942), Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Đồng Nai: 65,15% (tái cử khóa VII)
77- Dương Thị Mỹ Dung (1966), Phó giám đốc Công ty cổ phần tổng hợp gỗ Tân Mai: 59,76%
78- Ngô Minh Đức (1958), Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh, Phó giám đốc Công an tỉnh: 73,19%
79- Ngô Sỹ Bảng (1957), Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, quyền Chủ tịch UBND huyện Tân Phú: 72,33%
80- Mai Thị Ngọc Dung (1982), Phóng viên Đài Phát thanh - truyền hình Đồng Nai: 52,88%
HÀ MI ghi
* Danh sách trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai khóa X (nhiệm kỳ 2011-2016)
Ngày 26-5-2011, Ủy ban Bầu cử tỉnh Gia Lai công bố danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011-2016. Dưới đây là danh sách những người trúng cử xếp theo thứ tự đơn vị bầu cử.
1. Rah Lan Lâm (1965), Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó giám đốc Công an tỉnh Gia Lai
2. Nguyễn Thị Tường Linh (1979), Thành ủy viên, Phó trưởng phòng Tư pháp thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
3. Lý Kim Thoa (1962), Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh Gia Lai
4. Thịch Tâm Tường (Bùi Xuân Mai) (1953), Trưởng ban Giáo dục tăng ni Ban Trị sự phật giáo tỉnh Gia Lai
5. Vũ Tiến Anh (1978), Phó trưởng Phòng Quản lý đô thị thành phố Pleiku
6. Đặng Thị Mỹ Dung (1965), Chủ nhiệm Câu lạc bộ nữ doanh nghiệp tỉnh, Ủy viên BCH Hội LHPN tỉnh, Giám đốc Công ty TNHH Phạm Dực, thành phố Pleiku
7. Phạm Thế Dũng (1955), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
8. Nguyễn Đình Tiến (1965), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND thành phố Pleiku
9. Trần Duy Linh (1953), Linh mục Nhà thờ Tiên Sơn, xã Tân Sơn, thành phố Pleiku                                                                                     
10. Võ Thị Bảo Ngân (1977), Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Pleiku
11. Trần Thị Hoài Thanh (1965), Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai
12. Võ Ngọc Thành (1963), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Pleiku
13. Huỳnh Nữ Thu Hà (1966), Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai
14. Lê Thị Ngọc (1969), Phó chánh Thanh tra huyện Chư Sê
15. Đinh Duy Vượt (1961), Phó Ban Văn hóa-Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai
16. Kpui H’Blê (Kpui H'Ble) (1980), Huyện ủy viên, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Sê
17. Ayun H’Bút (1970), Trưởng Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai
18. Nguyễn Văn Lành (1958), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Chư Sê
19. Trần Ngọc Chi (1963), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai
20. Bùi Viết Hội (Bùi Văn Hội) (1960), Tỉnh ủy viên, Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch ỦBND  huyện Chư Prông
21. Rah Lan Tuấn (Rah Lan Giơn) (1957), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai
22. Rah Lan Chiểu (1973), Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Chư Prông
23. Phạm Vũ Tú Khanh (Phạm Vũ Tú) (1970), Huyện ủy viên, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Prông
24. Dương Văn Tuấn (1960), Phó ban chuyên trách Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai
25. Trương Phước Anh (1960), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đak Đoa
26. Giang Kim Pă (Giang H'Đan) (1978), Huyện ủy viên, Chủ tich Hội Nông dân huyện Đak Đoa
27. Phạm Ngọc Thạch (1957), Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai
28. Đặng Phan Chung (1971), Tỉnh ủy viên, Phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai
29. Nguyễn Thị Thanh Huyền (1978), Huyện ủy viên, Phó trưởng Phòng Tư pháp huyện Đak Đoa
30. Dương Tráng (1956), Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ, kiêm Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai
31. Rah Lan Chung (1971), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Chư Păh
32. Lê Đức Tánh (1955), Huyện ủy viên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh
33. Trần Thị Thúy (1977), Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Chư Păh
34. Phan Xuân Trường (1957), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo  Tỉnh ủy Gia Lai
35. Mai Xuân Hải (1961), Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai
35. Nguyễn Thị Lành (1976), Phó Hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai
36. Ksor Oét (Ksor Miêh) (1959), Phó bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tich HĐND huyện Ia Grai
37. Dương Mah Tiệp (1971), Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai
38. Đinh Thị Giang (1975), Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Gia Lai
39. Chu Thị Thu Hương (1971), Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy Thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang
40. Lương Ngọc Thiệp (1959), Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mang Yang
41. Đào Xuân Liên (1957), Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai
42. Hồ Văn Niên (1975), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đak Pơ
43. Phạm Thị Thúy Oanh (1980), Phó trưởng Phòng Nội vụ huyện Đak Pơ
44. Lê Thị Kiều Hạnh (1976), Phó Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Lê Hồng Phong, thị xã An Khê
45. Nguyễn Thị Thanh Lịch (1976), Thị ủy viên, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân thị xã An Khê
46. Nguyễn Văn Thắng (1959), Phó bí thư Thị ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã An Khê
47. Phạm Đình Thu (1956), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai
48. Trần Thế Vinh (1955), Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai
49. Thái Thanh Bình (1970), Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn Gia Lai
50. Đinh Gieng (Đinh Yeng) (1955), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy KBang
51. Hà Sơn Nhin (A Nhin) (1954), Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XII tỉnh Gia Lai
52. Nguyễn Thị Hồng Phương (1977), Huyện ủy viên, Trưởng Phòng Tư pháp huyện KBang
53. Hồ Văn Điềm (1968), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kông Chro
54. Trần Cao Nguyên (1962), Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kông Chro
55. Nguyễn Trung Tâm (1955), Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Gia Lai
56. Lương Thanh Đức (1957), Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai
57. Rơ Mah Giáp (Rơ Mah Hyớp) (1959), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Gia Lai
58. Ksor Pớ (Ama Hku) (1963), Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Krông Pa
59. Bùi Khắc Quang (1959), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Krông Pa kiêm Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai
60. Nguyễn Đình Phương (1966), Thị ủy viên, Trưởng Phòng Tài chính-Kế hoạch thị xã Ayun Pa
61. Nay Hồng Tâm (1972), Thị ủy viên, Trưởng Phòng Y tế thị xã Ayun Pa
62. Châu Ngọc Tuấn (1970), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy Ayun Pa
63. Nguyễn Dũng (Ama Chung) (1960), Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Gia Lai
64. Lê Tiến Mạnh (1977), Huyện ủy viên, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Pa
65. Nay Thoan (Nay Lâm) (1957), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Ia Pa
66. Lê Ngọc Bửu (1958), Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai
67. Hoàng Công Lự (1955), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai
68. Rơ Châm Lani (1975), Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Thiện
69. Đỗ Ngọc Thành (1961), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Phú Thiện
70. Ksor H’Huen (1980), Huyện ủy viên, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Chư Don, huyện Chư Pưh
71. Nguyễn Ngọc Hùng (1963), Ủy viên BCH Đảng bộ khối các cơ quan tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai
72. Lê Phan Lương (1961), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Chư Pưh
73. Dương Văn Trang (1961), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai
74. Rơ Chăm H’Phíp (1973), Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện Đức Cơ
75. Hồ Xuân Long (1961), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đức Cơ
76. Kpă Thuyên (1964), Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai
Danh sách đại biểu HĐND tỉnh Trà Vinh khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016)
Ủy ban bầu cử QH và HĐND tỉnh Trà Vinh đã công bố danh sách 50 người trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Trà Vinh khóa VIII nhiệm kỳ 2011 - 2016 gồm:
1.Ngô Chí Cường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Trà Vinh.
2. Trần Trí Dũng (Năm Dũng) - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Đảng ủy viên Đảng ủy Quân khu 9, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Trà Vinh.
3. Vương Quang Minh (Bé Kim Nguyên) - Chủ cơ sở, Phó Chủ tịch Hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài.
4. Huỳnh Văn Tám (Hòa thượng Thích Nhựt Huệ ) - Hòa thượng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Trà Vinh
5. Diệp Văn Thạnh (Diệp Quang Thạnh) - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trà Vinh.
6. Nguyễn Thanh Chấm (Sáu Chấm) - Phó Bí thư Huyện ủy huyện Càng Long, Chủ tịch UBND huyện Càng Long.
7. Thân Thị Ngọc Kiều - Huyện ủy viên, Bí thư Huyện đoàn Càng Long.
8. Lê Quốc Long - Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Trà Vinh.
9. Lê Tấn Lực (Tư Lực) - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương
10. Hoàng Văn Tâm (Hoàng Thanh Tâm) - Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Trà Vinh
11. Trần Văn Chánh (Hai Chánh) - Bí thư Đảng ủy cơ quan, Phó Giám đốc Sở Nội vụ.
12. Nguyễn Thanh Luân - Trưởng phòng Nghiệp vụ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
13. Lương Văn Bé Tư (Lương Việt Phương) - Bí thư Chi bộ, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh.
14. Phan Thị Thanh Bình - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
15. Nguyễn Thị Thu Phong - Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Trà Vinh
16. Nguyễn Thành Tâm - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy huyện Cầu Kè
17. Trần Minh Chí (Ba Chí) - Phó Chánh Thanh tra tỉnh Trà Vinh
18. Phan Thanh Dũng - Bác sĩ, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.
19. Tống Minh Viễn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Trà Vinh.
20. Nguyễn Chính - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức Trường Đại học Trà Vinh.
21. Bùi Thiết Côn (Út Côn) - Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
22. Nguyễn Hoàng Hải - Thượng tá, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Trà Vinh.
23. Trần Khiêu - phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh
24. Nguyễn Minh Trung (Bảy Trung) - phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tiểu Cần.
25. Nguyễn Thị Dung (Tư Dung) - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành.
26. Phan Hải - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh kiêm Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Trà Vinh.
27. Sơn Thị Ánh Hồng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh.
28. Nguyễn Văn Long - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Trà Vinh.
29. Vương Hoàng Minh (Minh Thol) - Bí thư Huyện ủy huyện Châu Thành
30. Nguyễn Thị Nghiệp (Chín Nghiệp) - Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh, Chủ tịch Công đoàn ngành y tế.
31. Thạch Sok Xane (Hòa thượng Sok Xane) - Hòa thượng, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Trà Vinh.
32. Nguyễn Trung Dũng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy huyện Cầu Ngang.
33. Dương Hoàng Sum - Bí thư Tỉnh Đoàn Trà Vinh.
34. Trần Bình Trọng (Bảy Trọng) - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Trà Vinh.
35. Lê Thanh Đấu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh.
36. Thạch Giàu - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang
37. Kim Song Ven - Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy tỉnh Trà Vinh
38. Thạch Dư (Ba Dư) - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trà Vinh.
39. Kim Ngọc Thái - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Quyền Chủ tịch UBND huyện Trà Cú.
40. Diệp Tươi (Hòa thượng Diệp Tươi) - Hòa thượng, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh
41. Kim Dương (PhatKđây Dương) - Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Trà Vinh.
42. Trần Trung Hiền (Chín Hiền) - Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
43. Lâm Minh Liên -  phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Trà Vinh
44. Kiên Quân - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh
45. Trầm Thị Triệt - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy
huyện Trà Cú.
46. Lâm Minh Đằng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện Duyên Hải.
47. Nguyễn Thị Lánh - Huyện ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Duyên Hải.
48. Dương Hoàng Nghĩa (Bảy Nghĩa) - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trà Vinh.
49. Nguyễn Văn Ngó - Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh Trà Vinh.
50. Trần Hồng Nguyên - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở KH-CN Trà Vinh).
Danh sách 54 người trúng cử đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau
1. Bùi Công Bửu - Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy Cà Mau
2. Hoàng Thị Hải Hà - Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau
3. Thái Văn Long - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
4. Lê Văn Thoại (Thích Huệ Thành) - Quyền Trưởng Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Cà Mau
5. Châu Thị Kim Tuyến - Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thú y Cà Mau
6. Thái Mỹ Phượng - Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Cà Mau
7. Trần Chánh Quang - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau
8. Phạm Thành Tươi - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau
9. Trần Văn Tý - Phó Bí thư Thành ủy Cà Mau
10. Phạm Thị Minh Phương - Phó Ban Thường trực Hội thánh Cao đài Minh chơn đạo
11. Hồ Xuân Việt - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thới Bình
12. Nguyễn Hoàng Vũ - Trưởng Ban Tài chính Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau
13. Trần Hồng Đỏ - Trưởng Ban Xã hội, Hội Nông dân tỉnh Cà Mau
14. Nguyễn Minh Đức - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Cà Mau
15. Trần Thanh Tân - Phó Chủ tịch Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật, Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau
16. Nguyễn Văn Đô - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy U Minh
17. Lâm Quang Gẫm - Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Cà Mau
18. Lê Thị Nhung - Trưởng phòng Hành chính Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau
19. Huỳnh Quốc Việt - Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau
20. Nguyễn Thu Anh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cà Mau
21. Triệu Quang Lợi - Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau
22. Huỳnh Ngọc Mởn - Phó chánh Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Cà Mau
23. Trần Quốc - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Cà Mau
24. Nguyễn Quốc Thanh - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Trần Văn Thời
25. Dương Tiến Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Cà Mau
26. Thạch Hà (Thượng tọa Thạch Hà) - Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Cà Mau, Hội trưởng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau, trụ trì chùa Monivongsa
27. Huỳnh Thị Thanh Loan - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau
28. Lưu Văn Sơn - Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh Cà Mau
29. Nguyễn Văn Ba - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Cái Nước
30. Biện Thanh Danh - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Cà Mau
31. Lê Huỳnh Kỳ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau
32. Trần Ngọc Diệp - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Cà Mau
33. Lê Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau
34. Mai Triều Tiên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau
35. Nguyễn Kiên Cường - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Cà Mau
36. Nguyễn Thị Ngọc Hường - Phó Trưởng phòng Giáo dục lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau
37. Nguyễn Hữu Thành - Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Công ty cổ phần Thực phẩm Đại Dương
38. Võ Văn Trường - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Phú Tân
39. Vương Văn Việt - Phó Chính ủy, Bộ Chỉ uy Quân sự tỉnh Cà Mau
40. Phạm Chí Dũng - Phó Bí thư Trường trực Huyện ủy Đầm Dơi
41. Ngô Ngọc Khuê - Phó Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Cà Mau
42. Phạm Thị Ngọc - Chuyên viên Ban Pháp chế, HĐND tỉnh Cà Mau
43. Phan Tấn Thanh - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau
44. Nguyễn Sơn Ca - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau
45. Mai Hữu Chinh - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau
46. Dương Thu Phương - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau
47. Phạm Thành Sỹ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau
48. Chung Tấn Hướng - Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh Cà Mau
49. Trần Minh Khôi - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ tin học Minh Khôi
50. Nguyễn Thanh Tùng - Phó Bí thư thường trực Huyện Ủy, Chủ tịch HĐND huyện Năm Căn
51. Hồ Minh Chiến - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy Cà Mau
52. Nguyễn Thị Thanh Hương - Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh Cà Mau
53. Đặng Văn Mỹ - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau
54. Lê Văn Sử - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Ngọc Hiển
Danh sách 49 người trúng cử đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu
1. Phạm Hoàng Bê - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu.
2. Lâm Trấn Bình (Chiêu) - Phó Ban quản trị Vĩnh Phước Tự (Minh Nguyệt cư sĩ Lâm), Phường 3, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
3. Lê Minh Chiến - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thương mại & Du lịch tỉnh Bạc Liêu.
4. Trương Minh Chiến - Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu
5. Trần Hồng Chiến - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu
6. Võ Văn Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu.
7. Lê Thanh Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu.
8. Ngô Hữu Dũng - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu
9. Nguyễn Văn Hiền (Thích Minh Lành) - Đại đức, Phó trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu.
10. Lê Hiền - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đông Hải.
11. Phạm Trung Hiếu - Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bạc Liêu.
12. Nguyễn Hồng Hoa - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Hồng Dân.
13. Huỳnh Minh Hoàng - Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu.
14. Hồ Khải Hoàng - Thiếu tướng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu.
15. Lê Thanh Hùng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu.
16. Phan Việt Lâm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu.
17. Nguyễn Chi Lăng - Đại tá, Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu.
18. Nguyễn Hồng Lý - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bạc Liêu.
19. Trần Thị Ngọc Mai - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Hòa Bình.
20. Lê Thị Ái Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu.
21. Đào Hoàng Nam - Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu.
22. Vương Phương Nam - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Giá Rai.
23. Trương Thị Nghi - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Bạc Liêu.
24. Nguyễn Văn Ngôn - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu.
25. Bùi Thanh Nguyên - Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
26. Phan Như Nguyện - Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bạc Liêu.
27. Quảng Trọng Ninh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bạc Liêu.
28. Phan Thị Thu Oanh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu.
29. Trần Thanh Quang - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ VN, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bạc Liêu.
30. Trần Thị Hoa Ry - Tỉnh ủy viên, Phó trưởng ban Dân Tộc tỉnh Bạc Liêu.
31. Đoàn Ngọc Sai - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh ủy Bạc Liêu.
32. Lâm Thị Sang - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu.
33. Nguyễn Bình Tân - Tỉnh ủy viên, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu.
34. Nguyễn Huy Thái - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu.
35. Trần Quốc Thắng - Đại tá, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bạc Liêu.
36. Lâm Quyết Thắng - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu.
37. Trương Công Thích - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
38. Huỳnh Hữu Thích - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bạc Liêu.
39. Nguyễn Chí Thiện - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu.
40. Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lợi.
41. Lê Hồng Thu - Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
42. Nguyễn Ngọc Thúy - Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Bạc Liêu.
43. Nguyễn Thị Thanh Thủy - Bác sỹ, Trưởng khoa sản Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu.
44. Trương Hồng Trang - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh đoàn Bạc Liêu.
45. Dương Thành Trung - Ủy Viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bạc Liêu.
46. Đặng Tiến Út (Út Em) - Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc thường trực Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Bạc Liêu.
47. Trần Văn Út - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu.
48. Phan Hùng Việt - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu.
49. Tăng Sa Vong (Sa Vôl) - Thượng tọa, Trụ trì Chùa Buppharam, Cái Giá, Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi.
TTO