Cập nhật lúc :9:46 AM, 12/06/2011
(ĐVO) Trước những hành vi phá hoại vừa qua của Trung Quốc, chúng ta có quyền làm những việc mạnh mẽ hơn. Nhưng chúng ta vẫn dừng lại và đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, vì chúng ta muốn hòa bình, phù hợp với những gì chúng ta cam kết trong những hội nghị quốc tế, trong DOC và các tổ chức chúng ta là thành viên, trong cam kết song phương của lãnh đạo cấp cao 2 nước.
TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ, đã khẳng định như vậy sau khi Trung Quốc liên tục gây hấn, cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam khi đang thăm dò hoạt động trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Sử dụng biện pháp hành chính để ngăn chặn hành vi phá hoại
Theo Nguyên Trưởng ban biên giới, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục phá hoại, chúng ta không thể chỉ dừng ở mức độ ngoại giao mà hoàn toàn có thể làm những việc cần thiết phù hợp với quyền chủ quyền và quyền tài phán tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Chẳng hạn, nếu họ tiếp tục cắt đường dây cáp thì với tư cách nước có quyền tài phán và quyền đối với chủ quyền để bắt giữ, kiểm tra, kiểm soát những hành vi đó, lập biển bản, thậm chí bắt, dẫn độ về nước để cơ quan tài phán Việt Nam xét xử công khai dưới sự chứng kiến của cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc. Tất nhiên, chúng ta cần lưu ý, tránh sử dụng đến vũ lực xâm phạm đến thân thể, nhưng hoàn toàn có thể sử dụng biện pháp hành chính để ngăn chặn hành vi phá hoại đó.
Còn nếu chỉ ngồi chờ, vô tình họ sẽ đạt được mục đích là tạo ra vùng tranh chấp để họ giành lấy lợi ích lớn hơn, tạo môi trường về mặt thực tế và pháp lý để tiến hơn nữa trong tham vọng bá chủ biển Đông. Do đó, chúng ta cần làm tất cả những biện pháp để bảo vệ sự trường tồn về chủ quyền của đất nước.
“Rõ ràng, trong Công ước Luật Biển năm 1982 cũng nói rõ đối với những vi phạm về quyền về chủ quyền và thềm lục địa thì quốc gia bị vi phạm có thể áp dụng các biện pháp hành chính và nếu phía vi phạm không thực hiện, cố tình chống lại thì chúng ta có thể kiện ra các cơ quan tài phán quốc tế, trong đó có tòa án quốc tế về Luật biển để đảm bảo việc thực thi công ước. Có cả một cơ chế và thủ tục pháp lý cần thiết để đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Chúng ta cũng có thể kiện dân sự các tàu hải giám và tàu cá phá hoại đối với Việt Nam. Chúng ta có thể lập hồ sơ, với những chứng cứ xác đáng để buộc họ phải bồi thường. Đó là những vụ kiện dân sự rất bình thường trong quan hệ dân sự quốc tế”, ông trục nói.
'Hết sức bình tĩnh, không manh động'
Trước hành động hung hăng và ngang ngược của Trung Quốc, Đất Việt trích đăng những ý kiến, quan điểm của bạn đọc về tình hình này. Nguyễn Văn Hưng (nguyenvanhungcbls@gmail.com) chia sẻ: "Mỗi người dân Việt Nam đều khắc sâu trong tim rằng, từng thước đất của Tổ quốc đều thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt của cha ông; do vậy chúng ta phải bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá... Chúng ta từng trải qua bao nhiêu thử thách mà Mỹ và Pháp đã đổ lên đầu và đều ngẩng cao đầu vượt qua. Chúng ta hãy lấy đó làm mục tiêu phấn đấu không để Trung Quốc tranh giành lãnh thổ của mình. Chúng ta hãy giữ vững vùng biển để ngư dân nói riêng và người dân Việt nói chung được hưởng quyền lợi. Tôi tin vào Đảng và Chính phủ!".
Bạn đọc Nguyễn Hữu Thanh (nguyenhuuthanh72@gmail.com) nêu quan điểm: Chúng ta phải hết sức bình tĩnh, không manh động. Xét về mặt lịch sử, cả 4 ngàn năm, Trung Quốc có những lúc cường thịnh, vẫn đại bại trong những cuộc xâm lược nước ta. Không chủ quan, không nhân nhượng, tránh xung đột đổ máu mà vẫn giữ được chủ quyền là thượng sách! Tôi nghĩ Quốc tế vẫn luôn ủng hộ Việt Nam, vì chúng ta là chính nghĩa mang dòng máu nhân đạo và có trách nhiệm với cộng đồng. Tiếng nói của Việt Nam rất có uy tín trên trường quốc tế, họ sẽ ủng hộ chúng ta. Trong công cuộc bảo vệ đất nước, Việt Nam chưa từng thua bất cứ ai có ý đồ xâm lược vì người Việt có một thứ vũ khí mà không một nước nào trên thế giới có được là: lòng yêu nước, đoàn kết, anh hùng, bất khuất và tự tôn dân tộc... Chúng ta hãy "lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn - lấy chí thân mà thay cường bạo".
Tương tự, Tiến Đức (tduc@hotmail.com) cho biết: "Bên cạnh việc đấu tranh bằng các giải pháp ngoại giao trên cơ sở hữu nghị, hiện rất cần đấu tranh chính thức theo hệ thống luật pháp quốc tế. Chúng ta không nên dùng vũ lực để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, mà phải dùng công pháp quốc tế, dùng lẽ phải với sức mạnh quốc tế để đấu tranh với Trung Quốc".
"Việt Nam gần đây mới phóng mình ra biển lớn, nên không tránh khỏi áp lực của sóng to. Trung Quốc lại dần trở thành một cường quốc, trên nhiều mặt, nên việc họ bành truớng thế lực, đối xử với ta theo 'kiểu cá lớn nuốt cá bé' là tất yếu. Quyền lợi ở vùng biển đông là vô cùng lớn cùng với việc dần lớn mạnh của đất nước chúng ta khiến họ không thể ngồi yên. Chúng ta cần tỉnh táo trước mọi đòn khiêu khích của Trung Quốc, không nên làm tình hình quá căng thẳng... Theo tôi, việc cần làm của chúng ta bây giờ là kiêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, mà trực tiếp là ASEAN. Truyền thống, tinh thần dân tộc của chúng ta luôn là sức mạnh lớn nhất từ xưa tới nay, tuy nhiên cần biết lượng sức mình trước mọi xung đột bên ngoài. Hy vọng đồng bào chúng ta không nên quá bức xúc mà có những hành động thiết thực hòa bình vì chủ quyền biển đảo Tổ Quốc", Phạm Quỳnh Phương (phamquynhphuong1083@gmail.com) bày tỏ.
Sử dụng biện pháp hành chính để ngăn chặn hành vi phá hoại
Theo Nguyên Trưởng ban biên giới, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục phá hoại, chúng ta không thể chỉ dừng ở mức độ ngoại giao mà hoàn toàn có thể làm những việc cần thiết phù hợp với quyền chủ quyền và quyền tài phán tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Chẳng hạn, nếu họ tiếp tục cắt đường dây cáp thì với tư cách nước có quyền tài phán và quyền đối với chủ quyền để bắt giữ, kiểm tra, kiểm soát những hành vi đó, lập biển bản, thậm chí bắt, dẫn độ về nước để cơ quan tài phán Việt Nam xét xử công khai dưới sự chứng kiến của cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc. Tất nhiên, chúng ta cần lưu ý, tránh sử dụng đến vũ lực xâm phạm đến thân thể, nhưng hoàn toàn có thể sử dụng biện pháp hành chính để ngăn chặn hành vi phá hoại đó.
Còn nếu chỉ ngồi chờ, vô tình họ sẽ đạt được mục đích là tạo ra vùng tranh chấp để họ giành lấy lợi ích lớn hơn, tạo môi trường về mặt thực tế và pháp lý để tiến hơn nữa trong tham vọng bá chủ biển Đông. Do đó, chúng ta cần làm tất cả những biện pháp để bảo vệ sự trường tồn về chủ quyền của đất nước.
“Rõ ràng, trong Công ước Luật Biển năm 1982 cũng nói rõ đối với những vi phạm về quyền về chủ quyền và thềm lục địa thì quốc gia bị vi phạm có thể áp dụng các biện pháp hành chính và nếu phía vi phạm không thực hiện, cố tình chống lại thì chúng ta có thể kiện ra các cơ quan tài phán quốc tế, trong đó có tòa án quốc tế về Luật biển để đảm bảo việc thực thi công ước. Có cả một cơ chế và thủ tục pháp lý cần thiết để đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Chúng ta cũng có thể kiện dân sự các tàu hải giám và tàu cá phá hoại đối với Việt Nam. Chúng ta có thể lập hồ sơ, với những chứng cứ xác đáng để buộc họ phải bồi thường. Đó là những vụ kiện dân sự rất bình thường trong quan hệ dân sự quốc tế”, ông trục nói.
'Hết sức bình tĩnh, không manh động'
Trước hành động hung hăng và ngang ngược của Trung Quốc, Đất Việt trích đăng những ý kiến, quan điểm của bạn đọc về tình hình này. Nguyễn Văn Hưng (nguyenvanhungcbls@gmail.com) chia sẻ: "Mỗi người dân Việt Nam đều khắc sâu trong tim rằng, từng thước đất của Tổ quốc đều thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt của cha ông; do vậy chúng ta phải bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá... Chúng ta từng trải qua bao nhiêu thử thách mà Mỹ và Pháp đã đổ lên đầu và đều ngẩng cao đầu vượt qua. Chúng ta hãy lấy đó làm mục tiêu phấn đấu không để Trung Quốc tranh giành lãnh thổ của mình. Chúng ta hãy giữ vững vùng biển để ngư dân nói riêng và người dân Việt nói chung được hưởng quyền lợi. Tôi tin vào Đảng và Chính phủ!".
Bạn đọc Nguyễn Hữu Thanh (nguyenhuuthanh72@gmail.com) nêu quan điểm: Chúng ta phải hết sức bình tĩnh, không manh động. Xét về mặt lịch sử, cả 4 ngàn năm, Trung Quốc có những lúc cường thịnh, vẫn đại bại trong những cuộc xâm lược nước ta. Không chủ quan, không nhân nhượng, tránh xung đột đổ máu mà vẫn giữ được chủ quyền là thượng sách! Tôi nghĩ Quốc tế vẫn luôn ủng hộ Việt Nam, vì chúng ta là chính nghĩa mang dòng máu nhân đạo và có trách nhiệm với cộng đồng. Tiếng nói của Việt Nam rất có uy tín trên trường quốc tế, họ sẽ ủng hộ chúng ta. Trong công cuộc bảo vệ đất nước, Việt Nam chưa từng thua bất cứ ai có ý đồ xâm lược vì người Việt có một thứ vũ khí mà không một nước nào trên thế giới có được là: lòng yêu nước, đoàn kết, anh hùng, bất khuất và tự tôn dân tộc... Chúng ta hãy "lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn - lấy chí thân mà thay cường bạo".
Tương tự, Tiến Đức (tduc@hotmail.com) cho biết: "Bên cạnh việc đấu tranh bằng các giải pháp ngoại giao trên cơ sở hữu nghị, hiện rất cần đấu tranh chính thức theo hệ thống luật pháp quốc tế. Chúng ta không nên dùng vũ lực để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, mà phải dùng công pháp quốc tế, dùng lẽ phải với sức mạnh quốc tế để đấu tranh với Trung Quốc".
"Việt Nam gần đây mới phóng mình ra biển lớn, nên không tránh khỏi áp lực của sóng to. Trung Quốc lại dần trở thành một cường quốc, trên nhiều mặt, nên việc họ bành truớng thế lực, đối xử với ta theo 'kiểu cá lớn nuốt cá bé' là tất yếu. Quyền lợi ở vùng biển đông là vô cùng lớn cùng với việc dần lớn mạnh của đất nước chúng ta khiến họ không thể ngồi yên. Chúng ta cần tỉnh táo trước mọi đòn khiêu khích của Trung Quốc, không nên làm tình hình quá căng thẳng... Theo tôi, việc cần làm của chúng ta bây giờ là kiêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, mà trực tiếp là ASEAN. Truyền thống, tinh thần dân tộc của chúng ta luôn là sức mạnh lớn nhất từ xưa tới nay, tuy nhiên cần biết lượng sức mình trước mọi xung đột bên ngoài. Hy vọng đồng bào chúng ta không nên quá bức xúc mà có những hành động thiết thực hòa bình vì chủ quyền biển đảo Tổ Quốc", Phạm Quỳnh Phương (phamquynhphuong1083@gmail.com) bày tỏ.
No comments:
Post a Comment