Friday, July 29, 2011

29/07 Quốc hội bầu chủ tịch hội đồng, chủ nhiệm ủy ban



Chiều 29/7, cả 10 ứng viên được đề cử đã trúng chức vụ Chủ tịch Hội đồng dân tộc và chủ nhiệm các ủy ban. Trẻ nhất là ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường, 51 tuổi.
Ông Nguyễn Sinh Hùng đắc cử Chủ tịch Quốc hội

*Tiểu sử tóm tắt 10 chủ tịch, chủ nhiệm ủy ban
*Danh sách chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban
Trong 10 vị trúng cử, có có 4 vị tái cử là Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển; Chủ nhiệm Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng Đào Trọng Thi và Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai.
6 vị mới là Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường Phan Xuân Dũng và Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng.
Trong 10 người trên, trẻ nhất là ông Phan Xuân Dũng, 51 tuổi, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội, nhiều tuổi nhất là ông Đào Trọng Thi (60 tuổi), Chủ nhiệm Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng Đào Trọng Thi.
Có 3 người hoạt động lâu năm trong Quốc hội (3 khóa 10, 11 và 12) là các ông Ksor Phước, Phan Trung Lý và bà Trương Thị Mai. Người lần đầu tiên trúng cử đại biểu Quốc hội là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đắc cử Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Ảnh: Nhật Minh
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đắc cử Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Ảnh: Nhật Minh.
Trước đó sáng cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã báo cáo kết quả thảo luận đoàn về dự kiến nhân sự chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các ủy viên ủy ban. Tất cả Hội đồng và ủy ban đều được đề nghị bổ sung phó chủ tịch, phó chủ nhiệm, trong đó Ủy ban Pháp luật (khuyết một ứng viên phó chủ nhiệm) có hàng chục đề cử vào vị trí này.
Sau khi xin ý kiến, hầu hết người được đề cử đều xin rút khỏi danh sách, chỉ còn lại ông Lê Hồng Tịnh được đề cử vào chức phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường và 7 ủy viên ở các ủy ban. Quốc hội đã bấm nút biểu quyết, tuy nhiên ông Tịnh cũng như 7 ứng cử viên kia đều không đạt đủ số phiếu tán thành. Vì vậy danh sách đề cử nhân sự chủ chốt của Hội đồng dân tộc và 9 ủy ban đều giữ nguyên như tờ trình trước đó.
Cuối buổi chiều nay, sau khi bỏ phiếu miễn nhiệm Tổng kiểm toán nhà nước Vương Đình Huệ, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm. Ông Huệ sẽ chuyển sang công tác khác.
Tiến Dũng - Hồng Khánh
Theo dòng sự kiện:
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13 (25/07)
'Chủ quyền biển đảo là bất khả xâm phạm' (25/07)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục được đề cử làm Thủ tướng (25/07)
Ông Trương Tấn Sang đắc cử Chủ tịch nước (25/07)
Chiều nay đề cử ứng viên Thủ tướng (25/07)
Ông Trương Tấn Sang được đề cử làm Chủ tịch nước (24/07)
Xem tiếp

29/07 Nhiều khu công nghiệp còn trống vắng


Thứ Sáu, 29/07/2011, 01:51 (GMT+7)
TT - Phát biểu tại hội thảo “Phát triển khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp gắn với phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, hình thành mạng lưới liên kết sản xuất và chuỗi giá trị” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) tổ chức tại Đà Nẵng ngày 27-7, ông Trần Kim Hào - tổ phó thường trực tổ biên tập đề án của CIEM - cho biết tỉ lệ lấp đầy diện tích các KCN còn thấp, còn các cụm công nghiệp chỉ 26,4%.
Báo cáo của CIEM cho thấy từ năm 1991-2010, cả nước có 260 KCN được thành lập với diện tích đất 71.394ha, trong đó đã có 173 KCN đi vào hoạt động có diện tích 43.718ha và 88 KCN trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản.
Tổng vốn thực hiện đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng của các dự án đã vận hành đạt hơn 1 tỉ USD và 49.170 tỉ đồng. Các KCN đã thu hút được 3.962 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 53,588 tỉ USD nhưng mới chỉ thực hiện được 32% số vốn. Các KCN cả nước đã cho thuê hơn 21.000ha đất công nghiệp, đạt tỉ lệ lấp đầy diện tích cho thuê 46%.
Ông Hào chỉ ra hàng loạt hạn chế: không có tính liên kết giữa các doanh nghiệp dẫn đến hậu quả là khả năng cạnh tranh bị suy giảm do cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau; công nghiệp hỗ trợ kém phát triển; mối liên hệ giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo, nghiên cứu còn rời rạc, lỏng lẻo.
V.HÙNG

29/07 Mạnh dạn đổi mới kinh tế lần 2


Thứ Sáu, 29/07/2011, 06:23 (GMT+7)
Sau khi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII đưa ra bản kiến nghị “Kinh tế VN - những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn”, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp... cho rằng đây là những đề xuất sát sườn với thực trạng nền kinh tế VN hiện nay. Nhằm làm rõ hơn những nội dung trong bản kiến nghị trên, từ số báo này Tuổi Trẻ xin giới thiệu các ý kiến đóng góp từ các chuyên gia kinh tế, bạn đọc...
Kinh tế Việt Nam - những vấn đề trung và dài hạn

TT - Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông NGUYỄN ĐÌNH CUNG, viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho rằng đã có thể khẳng định một sự đồng thuận xã hội trong yêu cầu tiếp tục đổi mới, tái cơ cấu nền kinh tế, thực chất là đổi mới kinh tế lần 2. Ông Cung nói:
Ông Nguyễn Đình Cung
- Tái cơ cấu nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng... theo nghiên cứu của chúng tôi, từ ba năm gần đây đã thành một yêu cầu khách quan, mệnh lệnh không thể thoái thác từ thực tế phát triển kinh tế của VN. Tại sao? Bởi nếu không tái cơ cấu nền kinh tế, VN sẽ khó có thể phát triển tiếp.
Động lực cho sự phát triển của VN 25 năm qua là tăng vốn đầu tư, lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên... Những động lực đó giờ cơ bản đã gần hết, nếu không đi vào phát triển chiều sâu, nâng hiệu quả, năng suất lao động, phát triển công nghệ... thì VN sẽ giậm chân tại chỗ. Mà trong thế giới phát triển không ngừng, đứng nguyên có nghĩa là đang tụt lại...
Nhà nước phải thay đổi cách tiêu tiền
"Đã là doanh nghiệp, không nên mặc định cho anh này có vai trò lớn hơn anh kia, rồi giao công việc xã hội cho họ, rồi có việc gì thì giải cứu. Tất cả nên bình đẳng, ai làm tốt Nhà nước giao việc, trả công sòng phẳng"
Ông NGUYỄN ĐÌNH CUNG
* Ủy ban Kinh tế nêu cần tái cơ cấu nền kinh tế vì những bất ổn hiện tại đã có tính chu kỳ và sẽ tạo vòng xoáy bất ổn, xu hướng suy thoái trong dài hạn. Vậy theo ông, các bước thực hiện tái cơ cấu nên thế nào?
- Tái cơ cấu thực chất là thay đổi động lực tăng trưởng. Động lực cũ chỉ có thể giúp chúng ta phát triển đến như ngày nay, muốn có dư địa để giàu hơn, phát triển hơn thì ta phải thay đổi.
Giải pháp để tái cơ cấu thì rất nhiều, chúng tôi đã kiến nghị lên Chính phủ khoảng 20 trang trong đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Nhưng trọng tâm, cần thực hiện ngay theo tôi là: ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả đầu tư, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước...
Đặc biệt về ổn định vĩ mô, không nên thấy có hiệu quả một chút rồi lại làm như cũ. Ổn định phải vững chắc, theo tiêu chuẩn thế giới chứ không phải định tính. Ví dụ lạm phát không phải “một con số” mà phải cụ thể, chỉ nên 4%/năm, bội chi ngân sách 3%...
Chính phủ cần tạo cho được niềm tin của người dân vào đồng tiền, để người dân bỏ tiền ra đầu tư tạo ra năng lực sản xuất mới, giá trị gia tăng mới chứ không phải chủ yếu là đầu cơ hoặc tích trữ vào vàng, đôla, bất động sản để không bị lạm phát tước đoạt tài sản...
* Như vậy, theo ông, thông điệp lớn nhất của việc tái cơ cấu nền kinh tế phải bắt đầu từ hành động gì?
- Thông điệp về tái cơ cấu kinh tế, ổn định vĩ mô phải rõ ràng và được chứng minh bằng sự kiên nhẫn, quyết tâm. Phải có tầm nhìn dài hạn và phải hiểu rằng dù anh có nới cũng chỉ giúp một chỗ đó chứ không thể cứu được toàn bộ nền kinh tế và chỉ cứu được trước mắt chứ không thể cứu được lâu dài.
Cán bộ quản lý cũng nên hiểu việc vốn vào chỗ này hay chỗ kia là việc của thị trường chứ không phải việc của bộ này, bộ kia. Việc của Nhà nước lúc này là thắt chặt vốn lại, chặn khả năng vốn “lách” vào khu vực nhiều nguy cơ, còn vốn thị trường sẽ phải tự biết cách đưa vào chỗ nào hiệu quả. Cần kiên trì mới ổn định được đồng tiền, tạo cơ sở cho tái cơ cấu nền kinh tế.
* Đề xuất 10 điểm của Ủy ban Kinh tế cho rằng không nên đầu tư vào khu vực doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả vốn đầu tư nhà nước, cách tiêu tiền của Chính phủ cũng phải xem lại?
- Phải thay đổi cách tiêu tiền, phân bổ nguồn lực. Chúng ta đã công nhận vốn đầu tư nhà nước còn kém hiệu quả và đã nói điều này từ lâu rồi. Vậy cần làm gì? Theo tôi, đầu tư nhà nước phải khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, không đồng bộ, cả vào dự án không cần thiết, không hiệu quả.
Rõ ràng việc này không thể xử lý bằng việc rà soát lúc này, cắt giảm đình hoãn lúc khác. Cần thay đổi cả cơ chế đầu tư vốn nhà nước. Một trong những cái cần thay đổi trong đầu tư là trung ương phải làm nhiều hơn, cần có những dự án, ngành ưu tiên với những tiêu chí hiệu quả hàng đầu.
Có hàng trăm dự án hạ tầng, ai cũng nói cần cả. Nhưng không thể vì tắc hàng ở Hải Phòng, TP.HCM mà làm 10-20 cảng trên khắp nước, hay làm hàng loạt sân bay. Có thể chỉ làm 3-4 cảng thôi, thậm chí không hiệu quả thì kiên quyết không làm.
Đầu tư công chiếm số lượng vốn rất lớn. Vì vậy, nếu cải thiện được hiệu quả nó sẽ cải thiện được rất nhiều về môi trường kinh doanh và hiệu quả nền kinh tế.
Phải giúp khu vực tư nhân bớt “yếu thế”
* Ủy ban Kinh tế cho rằng cần cải cách doanh nghiệp nhà nước, không nên thành lập thêm tập đoàn. Việc cải cách cần nhằm vào đâu cho hiệu quả?
- Hãy đặt các doanh nghiệp này vào áp lực cạnh tranh, và muốn thế Nhà nước cần để các doanh nghiệp này phải bình đẳng trên thực tế về cơ hội kinh doanh, về tiếp cận vốn, đất đai... Họ phải đối mặt với rủi ro của thị trường và họ phải thay đổi cách ứng xử.
Nếu làm tốt họ sẽ được hưởng; nếu không cố gắng, làm không tốt, họ sẽ bị thị trường trừng phạt và họ phải trả giá, bị phá sản như những doanh nghiệp bình thường khác.
* Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa gửi kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII cho thấy các tập đoàn, tổng công ty có vấn đề trong việc kê khai, nộp thuế? Chúng ta đã tăng giám sát sau vụ Vinashin nhưng vẫn chưa đủ?
- Cần công khai hơn nữa về các tập đoàn. Chúng ta có quy định các doanh nghiệp niêm yết phải đáp ứng những nhu cầu về công khai, cáo bạch, kiểm toán rất khắt khe. Mà công ty niêm yết chỉ là của vài chục ngàn cổ đông. Các tập đoàn là sở hữu của toàn dân, hàng triệu người, nên đáng ra phải công khai hơn.
Nên trước mắt, tôi cho rằng cần quy định các tập đoàn phải công khai, đáp ứng các tiêu chuẩn minh bạch thông tin như các công ty niêm yết. Khi đó sẽ có thị trường, hàng triệu con mắt giám sát giúp Nhà nước phát hiện, ngăn chặn kịp thời những sai sót, khả năng đổ vỡ như Vinashin...
Việc này nghe thì đơn giản, cũng không có gì khó làm, nhưng tôi tin nếu làm được sẽ là cú nhảy vọt, cuộc cách mạng đối với các doanh nghiệp nhà nước.
* Ngoài cải cách doanh nghiệp nhà nước, để tăng hiệu quả, cần phải tăng hỗ trợ khu vực tư nhân với hiệu quả đầu tư đang cao hơn?
- Đúng. Nhưng theo tôi, muốn phát triển khu vực kinh tế tư nhân thì hỗ trợ nó chỉ là một phần mà phần quan trọng hơn phải cải tạo khu vực doanh nghiệp nhà nước để khu vực này không chèn lấn. Hiện khu vực doanh nghiệp nhà nước đang chiếm dụng tỉ lệ vốn, tài nguyên, cơ hội kinh doanh rất lớn trong khi các nguồn lực trên là hữu hạn.
Nhiều khu vực tư phải tìm cách chui vào vỏ bọc nào đó để tiếp cận được các cơ hội trên hoặc chỉ là để được nhận lại các cơ hội do doanh nghiệp nhà nước ban lại.
* Phải chăng doanh nghiệp tư nhân vẫn có vai trò chưa tương xứng đóng góp và cần có cơ quan mạnh mẽ hơn giúp đỡ họ?
- Trong quan hệ với Nhà nước, khu vực tư nhân luôn yếu thế, thậm chí “thấp cổ bé họng”. Vì vậy, tôi cho rằng nên thành lập tổng cục hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân. Các cơ quan quản lý hành chính, dù pháp luật quy định thế nào nhưng thực tế luôn ở thế “bề trên” doanh nghiệp. Quan hệ đôi bên không thể bình đẳng.
Vì vậy, cần một đối trọng đủ mạnh, cũng trong Nhà nước để bảo vệ khu vực tư nhân. Vai trò tòa án hành chính, hiệp hội còn chưa lớn nên để một tổng cục giải quyết với các cơ quan nhà nước khác những vướng mắc vốn rất lớn của doanh nghiệp tư vẫn là cách làm nhanh gọn, hiệu quả nhất.
* Cuối cùng, theo ông, nhiệm vụ hàng đầu, có thể lấy làm tiêu chí đánh giá thành công của Chính phủ mới tới đây, chính là có tái cơ cấu nền kinh tế thành công hay không?
- Tôi nghĩ nhiệm vụ năm năm tới trọng tâm phải là tái cơ cấu nền kinh tế. Năm năm có thể chưa xong nhưng những hành động, kết quả ban đầu thì hoàn toàn có thể đánh giá được. Tôi cho rằng cần có cơ quan điều phối việc tái cơ cấu vì đây là nhiệm vụ cả một giai đoạn.
Cần có một cơ quan trung ương đủ mạnh về thẩm quyền, có thể là bộ hoặc ủy ban phát triển kinh tế để điều phối, tổ chức thực hiện, đánh giá việc tái cơ cấu để điều chỉnh, tránh chệch hướng.
CẦM VĂN KÌNH thực hiện
Diễn biến lãi suất cho vay từ đầu năm đến nay - Ảnh: T.V.N. - Đồ họa: N.K.
Vốn, lãi suất đang gây áp lực cho doanh nghiệp
Ngày 28-7, tại buổi báo cáo tổng kết sáu tháng đầu năm và phương hướng hoạt động sáu tháng cuối năm 2011, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết vấn đề vốn, lãi suất sẽ tiếp tục là thách thức của doanh nghiệp trong sáu tháng còn lại của năm.
Phần lớn các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, rơi vào tình cảnh loay hoay, mất phương hướng do mặt bằng lãi suất cao, áp lực tăng giá nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng đến sức tiêu thụ, tình hình dịch bệnh...
Bối cảnh của nền kinh tế hiện nay không thuận lợi, nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư phát triển, thậm chí một số phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trong sáu tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp lẫn số vốn đăng ký mới đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội cho biết để “cấp cứu” cho doanh nghiệp, nơi này cũng có kiến nghị thành phố lập quỹ hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) với mức lãi suất ưu đãi, cùng các điều kiện, thủ tục không quá phức tạp để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn này.
N.BÌNH
email
email
Chia sẻ:
http://tuoitre.vn/Images/bookmark/facebook_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/yahoo.jpg http://tuoitre.vn/Images/bookmark/twitter_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/zingme_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/google_48.png http://tuoitre.vn/Images/bookmark/myspace_48.png
top
(3)
Đánh giá tín dụng quốc gia
29/07/2011 4:40:56 CH
Chúng ta nên có các tổ chức đánh giá tín dụng quốc gia như ở các nước khác, ví dụ như Credit Rating Agency của Nhật, nhằm đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp bất kể tư nhân hay nhà nước dựa trên dữ liệu minh bạch từ thị trường. Những xếp hạng này sẽ giúp nguồn vốn lựa chọn kênh lưu thông có hiệu quả. Và cũng chỉ đơn giản là vậy, đừng mở thêm cục này cục kia làm gì.
MỘT BẠN ĐỌC
Những việc tưởng như dễ, nhưng khó làm, do đâu?
29/07/2011 10:55:46 SA
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII đã dưa ra bản kiến nghị "Kinh tế VN - những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn". Đây là thái độ đầy trách nhiệm trước quốc dân đồng bào của Ủy ban. Những vấn đề nêu ra trong kiến nghị là hết sức trọng đại và cấp thiết, phải làm ngay và làm quyết liệt nếu không muốn nền kinh tế nước ta tiếp tục đi vào vòng xoáy lạm phát, khủng hoảng và dần tụt hậu, khoảng cách giàu nghèo ngay càng rộng.
Nhưng thật ra, những vấn đề đó không hẳn là mới. Đầu tư không dàn trải, không hiệu quả. Đã có thời đâu đâu cũng có nhà máy đường, đâu đâu cũng có xi măng lò đứng, đâu đâu cũng có sân golf... và không cẩn thận thì rồi đây đâu đâu cũng lại có sân bay, bến cảng..., sẽ lại có hàng loạt các dự án nhiều triệu đô la, thậm chí nhiều tỷ đô la ra đời mà không biết bao đời con cháu chưa trả nổi.
Việc công khai, minh bạch một số vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước cũng đâu phải là khó không làm được. Bội chi ngân sách luôn cao. Có nơi tiêu không hết tiền theo "chỉ tiêu được duyệt", phải bảo nhau cố tiêu không thì năm sau bị cắt bớt.
Kinh tế tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng trong tăng trưởng chung, trong giải quyết công ăn việc làm,v.v... Nhưng họ vẫn bị ghẻ lạnh, cạnh tranh yếu thế với doanh nghiệp nhà nước. Biết từ lâu và cũng đã nói mãi rồi. Tất cả, kể ra đây thì nhiều thứ lắm. Tóm lại là tất tất cả, "khổ lắm, nói mãi".
Nạn tham nhũng từ trên xuống dưới nếu không được ngăn chặn. Nạn tham nhũng là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất phá hoại đất nước ta. Mà muốn chống tham nhũng hiệu quả thì phải làm từ trên, từ những nơi có tác dụng quyết định, có ảnh hưởng rộng lớn, những nơi làm ra chủ trương, chính sách.

HOANG THAO
Làm được không?
29/07/2011 7:31:29 SA
Là người dân, tôi luôn mong Nhà nước làm được như vậy, hoặc hơn vậy nếu có thể. Nhưng được 50% những gì nêu trong bài viết trên đã là quá tốt trong cơ chế hiện nay. Rất mong có những bài viết nêu thẳng vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay.
LƯU KHÁNH AN

29/07 Ông Nguyễn Cao Kỳ được hỏa thiêu ở Malaysia

Ngày 29.07.2011, 15:38 (GMT+7)


SGTT.VN - Hôm nay 29.7, hơn 50 thân hữu từ Việt Nam và Mỹ đã tới Kuala Lumpur (Malaysia) để dự lễ truy điệu cựu Thủ tướng chính quyền Sài Gòn trong giai đoạn 1965-67, ông Nguyễn Cao Kỳ. Ông Kỳ qua đời hôm 23.7 vì bệnh phổi ở bệnh viện Serdang (Kuala Lumpur), thọ 81 tuổi.
Bà Nicole Lê Hoàng Kim bên linh cữu ông Kỳ.
Sau lễ truy điệu, thi thể của ông Kỳ được hỏa táng tại đài hóa thân Nirvana ở khu Shah Alam. Hộp đựng tro di thể của ông Kỳ sẽ được đem về Mỹ vào thứ hai 1.8 tới để bà con thân hữu tại đó tới viếng.
Lúc sinh thời, ông Kỳ từng nói với một người bạn rằng dù ông sinh ra ở Việt Nam nhưng ông muốn một ngày nào đó sẽ chết tại Malaysia. Năm 1965, ông Kỳ đã được chính phủ Malaysia tặng huân chương công trạng. Và tâm nguyện của ông Kỳ đã được đáp ứng.
Trong thời gian gần đây, ông Kỳ vẫn đi lại giữa Mỹ, Việt Nam và Malaysia. Trước khi qua đời, ông đang ở Malaysia để mở một trường học quốc tế và lập một quỹ học bổng mang tên ông để giúp cho một số sinh viên qua Mỹ du học.
Bạn bè thân hữu đến viếng ông Kỳ tại Malaysia.
Trong lễ truy điệu, cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, con gái út của ông Kỳ nói: “Cha tôi muốn được nhớ như là một người đàn ông yêu đất nước mình sâu sắc. Tôi tự hào có người cha như vậy”. Cô còn bác bỏ nhận xét cho rằng cha cô đã tham nhũng rất nhiều khi làm Thủ tướng rồi phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn trước năm 1975: “Cha tôi không tham nhũng, ông ấy chưa bao giờ lấy của công 1 xu”.
Ông Kỳ có 3 vợ, 6 người con và 14 cháu nội, ngoại. Bà vợ thứ ba của ông, bà Nicole Lê Hoàng Kim cũng có mặt tại tang lễ. Cô Kỳ Duyên còn nói rằng một ước muốn nữa của ông Kỳ là được đặt di ảnh trên bàn thờ tổ tiên ông ở Sơn Tây.
T.H (THE STAR, AP)
Tin liên quan:

29/07 Đô đốc Mullen: Mỹ yêu cầu Trung Quốc không ép buộc các quốc gia nhỏ

Ngày 29.07.2011, 17:05 (GMT+7)
SGTT.VN - Mỹ vẫn sẽ là một siêu cường ở Thái Bình Dương, đó là tuyên bố của chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đô đốc Mike Mullen, như một thông điệp rõ ràng gửi đến Trung Quốc vốn đang phản đối sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.
Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc đang được hoàn thiện. Mỹ đang quan tâm đến việc Trung Quốc gia tăng chi tiêu cho quân sự. Ảnh: Xinhua
"Chúng tôi đang và sẽ vẫn là một quyền lực ở Thái Bình Dương", đô đốc Mike Mullen phát biểu tại một cuộc họp báo với báo chí nước ngoài ở Washington hôm 25.7.
"Quân đội của chúng tôi đang và sẽ duy trì cánh tay dài của quyền lực đó. Chúng tôi sẽ không giảm trách nhiệm, từ trách nhiệm cũ hay mới. Và chúng tôi chắc chắn sẽ không thu hẹp mọi cơ hội để tăng cường hòa bình và ổn định trong khu vực quan trọng này của thế giới", ông nói.
Đô đốc Mullen, người vừa thăm Trung Quốc trở về, cho biết việc Mỹ phát triển mối quan hệ quân sự với Trung Quốc là quan trọng, nhưng không thể để cho mối quan hệ này quyết định đến việc suy nghĩ, lập kế hoạch và bố trí lực lượng của Mỹ.
"Chúng tôi có những cam kết về an ninh quan trọng và lâu dài trong khu vực khiến chúng tôi phải tăng cường và mở rộng", ông Mullen nói thêm rằng đây là lý do mà ông đến Nhật Bản và Hàn Quốc sau chuyến thăm Trung Quốc từ 10.7 - 13.7 vừa qua.
"Chúng tôi tìm kiếm việc mở rộng hợp tác quân sự, với Ấn Độ là việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, bảo vệ các lợi ích toàn cầu và chống lại chủ nghĩa khủng bố. Và chúng tôi sẽ mở rộng hợp tác an ninh quân sự và các cuộc diễn tập với Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Pakistan, Indonesia, Singapore và các quốc gia khác trong khu vực, cộng tác với họ để giải quyết các mối đe dọa đến chủ quyền và an ninh của họ ", Đô đốc Mullen cho biết.
"Chúng tôi cũng sẽ yêu cầu họ làm như vậy với những nước khác. Chúng tôi có một cam kết an ninh lâu dài ở Thái Bình Dương, chúng tôi có kế hoạch để cam kết này sâu rộng hơn, nhưng chúng tôi cũng muốn thấy nước khác làm sâu sắc hơn việc hợp tác với các nước láng giềng của họ. Mối quan hệ đó không chỉ là quan hệ song phương, mà là đa phương, cho dù có bao gồm Mỹ hay không, "ông nói.
Đây là lý do tại sao Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến với Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vừa qua tại Bali, Indonesia, và cũng là lý do quân đội Mỹ sẽ tiếp tục chú trọng việc hợp tác với ASEAN và các diễn đàn đa phương khác.
Đô đốc Mike Mullen và tướng Trần Bỉnh Đức, tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, ngày 11.7.2011. Ảnh: AFP
Ngoài ra, trên một bài viết đăng trên báo New York Times ngày 26.7, đô đốc Mullen khi nói về việc hợp tác quân sự Mỹ – Trung Quốc đã khẳng định: ưu tiên chiến lược về an ninh quốc gia của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm mối quan hệ đang phát triển với Trung Quốc và các cam kết an ninh lâu dài với các quốc gia khác ở khu vực này.
Theo ông Mullen, Mỹ sẽ không ngồi nhìn việc Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự tại Biển Đông. “Chúng tôi vẫn không hiểu đầy đủ việc Trung Quốc biện minh cho sự gia tăng nhanh chóng trong chi tiêu quốc phòng hoặc cho mục tiêu dài hạn về hiện đại hóa quân sự. Và chúng tôi không tin rằng Trung Quốc được phép giải quyết các tranh chấp ở vùng biển tranh chấp bằng cách ép buộc các quốc gia nhỏ hơn. Hơn nữa, ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã nói rõ, chúng tôi ủng hộ quá trình hợp tác ngoại giao giữa tất cả các bên để giải quyết các tranh chấp theo quy định của luật pháp quốc tế. Và chúng ta cần có cơ chế tốt hơn để đối phó với những căng thẳng không thể tránh khỏi”, ông Mullen nêu trên bài viết.
Theo thông tin trên một trang web của Hải quân Mỹ, hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ "hiện vẫn là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, mở rộng từ bờ biển phía tây của Mỹ đến Ấn Độ Dương, trải rộng qua ba đại dương, sáu lục địa, và hơn một nửa bề mặt của trái đất". Hạm đội này có 180 tàu chiến, gần 2.000 máy bay, cùng 125.000 thủy thủ, lính thủy đánh bộ và nhân viên dân sự".
H.S (THEO HINDU, NYT)

29/07 Thượng tướng, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng bàn về TQ và Biển Đông



Thứ sáu, 29 Tháng 7 2011 10:36

(GDVN) – “Cuộc hải chiến Trường Sa năm 1988 với Trung Quốc nhắc lại cho chúng ta thấy tham vọng bá quyền của Trung Quốc đã thể hiện ra bằng hành động xâm phạm chủ quyền chứ không phải chỉ bằng các hành động gây hấn mới đây từ các tàu hải giám của họ”, Thượng tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Rinh nói. 
 
PV báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ quốc phòng hiện đang là Chủ tịch hội nạn nhân chất độc màu da cam/đioxin Việt Nam về vấn đề này.
 
“Tôi đã nhiều lần ra Trường Sa, đi tất cả các đảo nổi và đảo chìm. Điều tôi băn khoăn nhất khi ra Trường Sa là về vấn đề bảo đảm phòng thủ cho vùng biên cương này của Tổ quốc. Trường Sa ở xa đất liền nên công tác bảo đảm hậu cần rất khó khăn. 
 
Đó cũng là lý do, công tác nghiên cứu xây dựng kế hoạch phòng thủ, bảo vệ vùng biển - đảo luôn là một nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan tham mưu tác chiến chiến lược”.
 
 
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh (bên phải ảnh)
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh (bên phải ảnh)
 
 
PV: Diễn biến nóng gần đây tại khu vực biển Đông đang khiến nhiều người lo ngại. Ý kiến của Thượng tướng về vấn đề này như thế nào?
 
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Việc Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đã được các cơ quan báo chí lên tiếng kịp thời. Có ba điểm rất đáng ngại, không chỉ vi phạm Công ước luật biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố ứng xử biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc mà hành động này của phía Trung Quốc còn trái với nhận thức chung của lãnh đạo cao nhất của Việt Nam – Trung Quốc.
 
Lãnh đạo cấp cao của hai nước đã thỏa thuận là xây dựng quan hệ hữu nghị giữa hai nước theo phương châm 16 chữ trên tinh thần 4 tốt.
 
Cũng cần phải nhắc lại, chứng cứ của Trung Quốc đưa ra để chứng tỏ chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là không có cơ sở. Bản thân đường lưỡi bò mà họ đưa ra cũng hết sức phi lý  và vi phạm nghiêm trọng công ước luật biển năm 1982.
 
Nhưng tham vọng bá quyền của Trung Quốc là rất lớn, họ sẽ chẳng chịu bỏ cuộc. 
 
PV: Vừa qua chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong phát biểu với báo giới ngay sau khi đắc cử đã  nhấn mạnh: “ Chúng ta là nước nhỏ nên phải dựa vào sức mạnh của tập thể, của cộng đồng, của Công ước luật biển 1982 để bảo vệ chủ quyền biển đảo, vùng đặc quyền kinh tế”. Xin thượng tướng cho biết ý kiến riêng của mình về nguồn sức mạnh Việt Nam hiện nay để giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
 
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Chủ tịch nước nói như thế là đúng quan điểm của nhà nước ta.
 
Bảo vệ chủ quyền đất nước là bảo vệ cả đất liền, vùng biển và vùng trời. Còn sức mạnh Việt Nam là sức mạnh tổng hợp. Vì quân đội ta là quân đội nhân dân, sức mạnh quân đội Việt Nam chính là sức mạnh dân tộc. Trong đó lấy việc xây dựng quân đội làm nòng cốt.  
 
Nói về vũ khí thì chúng ta không hiện đại hơn Trung Quốc nhưng nói về ý chí dân tộc thì các triều đại Trung Quốc đánh mình mấy nghìn năm nhưng họ vẫn phải thua.
 
Bên cạnh đó, chúng ta phải làm cho nhân dân thế giới và cả nhân dân Trung Quốc am hiểu hơn về Việt Nam. Muốn làm việc đó thì chỉ có tuyên truyền rộng rãi. Đồng thời phải làm sao để nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới kể cả nhân dân Trung Quốc am hiểu hơn về luật pháp quốc tế về biển. 
 
Ngày trước chiến tranh chống Mỹ cũng thế, chúng ta thắng họ là một phần nhờ vào nhân dân Mỹ hiểu Việt Nam, hiểu được những gì mà nhà cầm quyền Mỹ đang làm ở Việt Nam là phi nghĩa.
 
Một phần rất lớn nữa chính là sức mạnh thời đại. Hiện nay xu hướng nhân dân các nước trên thế giới đều chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình, đoàn kết, cùng phát triển. 
 

“Liên quan đến sự kiện xảy ra tại Trường Sa vào năm 1988, việc làm của phía Trung Quốc 1988 gây cho Việt Nam những tổn thất đáng kể. Họ bắn tàu của ta khiến cho 64 chiến sỹ bị hy sinh và sau đó trả lại tự do cho 9 người, 31 người hiện vẫn mất tích.
 
Bộ quốc phòng Việt Nam đã yêu cầu phía Trung Quốc giải quyết vấn đề này, để hải quân của chúng ta đến khu vực đó tìm kiếm hài cốt của các chiến sỹ đưa về đất liền nhưng phía Trung Quốc bao lâu nay vẫn cứ lờ đi.
 
Tôi nghĩ việc này cần phải được giải quyết vì nó hoàn toàn chính đáng. Sau khi  chiến tranh kháng chiến chống Mỹ kết thúc, phía ta vẫn tỏ thiện chí trong việc cùng với phía Mỹ tìm kiếm hài cốt của các binh sỹ Mỹ”.
 
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh
 
Ba sức mạnh: sức mạnh dân tộc, sức mạnh dư luận, sức mạnh thời đại làm nên sức mạnh tổng hợp để chúng ta bảo vệ đất nước trong đó có việc bảo vệ các vùng hải đảo thuộc chủ quyền của ta.
 
Xuyên suốt lịch sử Việt Nam là các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập chủ quyền. Hơn ai hết, nhân dân ta muốn tránh chiến tranh và muốn duy trì ổn định. Quan điểm nhất quán của chúng ta là mình không đánh trước. 
 
Việt Nam không bao giờ dùng sức mạnh quân sự đi đánh một nước khác. Nhưng nếu có nước nào xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam thì dân tộc này sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ từng thước đất, thước biển của quê hương.
 
PV: Đi đôi với phát triển kinh tế là nhiệm vụ tăng cường sức mạnh quân sự, củng cố quốc phòng. Trước tình hình mới, nhiều người dân có nguyện vọng xây dựng quỹ quốc phòng để quân đội trang bị vũ khí hiện đại nhiều hơn. Thượng tướng nghĩ sao về đề nghị này?
 
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Tôi biết gần đây một số người dân có ý kiến góp tiền để xây dựng quỹ quốc phòng để mua thêm vũ khí và trang thiết bị hiện đại cho quân đội. Đó là nguyện vọng chính đáng của người dân. Hiện nay chúng ta cũng đã có quỹ Vì Trường Sa thân yêu.
 
Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng tiền của người dân hay tiền của nhà nước thì đều là nguồn tiền từ đất nước. Mà các vũ khí quân sự thì lại rất đắt, một chiếc tàu ngầm đã có giá hàng trăm triệu đô la. 
 
Thế cho nên, cá nhân tôi mong mỗi người dân hãy đầu tư phát triển kinh tế để xây dựng đất nước. Đó là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Khi kinh tế mạnh thì sức mạnh quốc phòng sẽ mạnh theo.
 
Còn mới đây năm 2009, chúng ta có kí hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp kilo 686 chạy dầu diezel-điện thuộc dự án 636 và từ năm 2014, Nga sẽ bắt đầu chuyển giao các tàu ngầm này cho Hải quân Việt Nam. Phải nói rằng đây là các tàu ngầm nếu so với các tàu ngầm trên thế giới hiện nay thì là loại nhỏ và thuộc thế hệ cũ. Loại này chỉ dùng để huấn luyện là chính.
 
Và con số 6 so với số lượng tàu ngầm của các nước thì vẫn còn quá ít. Mà vùng biển của chúng ta lại rất rộng. Chính vì thế trong thời gian tới chúng ta phải trang bị vũ khí hiện đại hơn cho hải quân, tăng cường các tầu tuần tra trên biển. 
 
PV: Thượng tướng có thể nói gì về việc hiện đại hóa hải quân của quân ta hiện nay?
 
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Việc hiện đại hóa hải quân nói riêng và quân đội nói chung đòi hỏi từng bước và phụ thuộc vào khả năng kinh tế của đất nước. Hiện nay chúng ta đang từng ngày tăng cường năng lực tác chiến cho cả hải quân trên biển, lực lượng chi viện trên bờ cho biển và lực lượng trên trên không. 
 
PV: Theo Thượng tướng, để xây dựng vững chắc lực lượng phòng thủ, bảo vệ biển đảo thì điều cần làm nhất của chúng ta hiện nay là gì?
 
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Điều quan trọng nhất là mình phải có sức mạnh để giữ. Mà sức mạnh đó là của dân tộc, một sức mạnh tổng hợp. Đồng thời phải bảo đảm cho lực lượng giữ phòng thủ trên các đảo giữ vững chủ quyền các vùng biển đảo của mình. So với ngày trước thì lực lượng của ta đã khá hơn nhiều rồi.
 
Tôi tin nhà nước ta sẽ bảo đảm được điều đó!
 
 
Tuệ Minh

29/07 Ông Nguyễn Văn Giàu: “Vị trí đổi, trách nhiệm không đổi”


▪  ĐOÀN TRẦN
29/07/2011 01:33 (GMT+7)
 
Ông Nguyễn Văn Giàu.
Sau 4 năm đảm nhiệm vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (từ tháng 8/2007), ông Nguyễn Văn Giàu vừa được bầu làm ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 và được đề cử cho chức danh Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Gửi lại lời tri ân khi nhận nhiệm vụ mới, ông nói: “Tôi muốn cảm ơn toàn ngành ngân hàng đã cùng tôi vượt qua khó khăn, khắc nghiệt những năm qua”.

Rời khỏi vị trí vốn được xem là chiếc “ghế nóng” bởi bất kỳ lúc nào cũng có thể phải nhận những lời “kêu ca” từ dư luận, nhất là khi thị trường tiền tệ biến động, xin cho biết cảm nhận của ông?

Tôi nghĩ rằng, với vị trí mới, trách nhiệm mới có lẽ còn nặng nề hơn, hoạt động Quốc hội cũng tức là gần dân hơn, lắng nghe được nhiều hơn tiếng nói của người dân thì càng phải có trách nhiệm với người dân.

Và dù không tiếp tục trực tiếp điều hành chính sách tiền tệ, tôi vẫn luôn mong muốn dư luận chia sẻ, thông cảm với những áp lực trong điều hành chính sách này. Như tôi đã từng nói, trong điều kiện biến động kinh tế thế giới, nhất là khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì điều hành chính sách tiền tệ  thực sự khó như đi trên dây, bởi hiệu quả của chính sách chưa thể thấy ngay (vì độ trễ), thì những hiệu ứng của nó đã xảy ra tức thời và rất “nhạy cảm” với thị trường và xã hội.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có nói về việc điều hành của Chính phủ trong thời kỳ chuyển giao này là “không để có khoảng trống”. Vậy, đối với Ngân hàng Nhà nước thì ông có để ra “khoảng trống” nào trong thời gian qua?

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2011 bám vào chỉ đạo của Bộ Chính trị theo Kết luận số 02 và Nghị quyết 11 của Chính phủ. Đến nay, sau 7 tháng thực hiện, chính sách tiền tệ đã được đánh giá là tiên phong và đi đúng hướng. Tại cuộc họp thường kỳ Chính phủ 24/7 vừa qua, Thủ tướng kết luận kiên định thực hiện các giải pháp đã thực hiện trong Nghị quyết 11, toàn ngành đã và vẫn tiếp tục tinh thần này với quyết tâm cao.

Gần đây, khi những diễn biến của tình hình thế giới phức tạp hơn, tôi đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Ngân hàng Nhà nước theo dõi, phân tích, dự báo, đề xuất để có giải pháp kịp thời. Năm nay chúng ta thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức thấp cùng với chính sách cắt giảm đầu tư công để cắt giảm tổng cầu, điều đó sẽ không gây áp lực quá lớn đối với thị trường ngoại hối như các năm trước.

Hay như cách đây một tuần, trước những thông tin cho rằng việc mua bán đồng Nhân dân tệ ở biên giới Trung Quốc diễn ra phức tạp, tôi có chỉ đạo Vụ Quản lý ngoại hối thành lập đoàn kiểm tra một số nơi xem diễn biến của thị trường ngoại hối ở biên giới để có biện pháp phù hợp và cần rất thận trọng với diễn biến này. 

Tôi có lẽ cũng như các thành viên khác của Chính phủ nhiệm kỳ khoá 12 đều nghĩ rằng, vị trí có thể thay đổi, nhưng trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân không thay đổi và còn một ngày ở vị trí nào thì cũng phải làm tròn trách nhiệm của mình ở vị trí đó.

Về Quốc hội, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Kinh tế là rất lớn nhưng bộ máy, nhân sự lại mỏng và Chủ nhiệm của Ủy ban Kinh tế khóa 12 đã từng tâm sự về cảm giác này là “bị mất một khoảng thời gian ngắn hẫng và bâng khuâng”. Ông có cảm giác như vậy?

Theo sự phân công của Đảng, được sự tín nhiệm của Quốc hội và nhân dân, tôi nghĩ mình sẽ thích nghi nhanh với công việc mới để không phụ những niềm tin cao cả này. Dù ở cương vị nào, tôi cũng sẽ cố gắng hết mình, làm tròn trách nhiệm được giao, vì sự phát triển ngày càng hưng thịnh của đất nước, vì sự phát triển ngày càng tốt hơn của đời sống nhân dân. Tôi nghĩ đó không chỉ là mong muốn và cố gắng của tôi, mà đó còn là mong muốn, cố gắng của tất cả chúng ta.

Việc điều hành trong các cơ quan của Chính phủ là theo chế độ thủ trưởng, nhưng trong Quốc hội là theo chế độ tập thể, ông có nghĩ đây sẽ là một trong những khác biệt mà ông sẽ phải thích nghi?

Dù ở cơ chế hoạt động nào thì mọi hành động đều phải hướng đến mục tiêu chung là sự phát triển của đất nước. Hơn nữa, tôi đã từng giữ vị trí bí thư tỉnh ủy, đã làm việc theo cơ chế tập thể rồi nên cơ chế này không có gì là xa lạ với tôi, vì vậy tôi nghĩ sẽ không có khó khăn gì để thích nghi với sự thay đổi này.

Cùng đó, đồng chí Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa 12, từng là bí thư tỉnh ủy của hai tỉnh, sau đó mới về Ủy ban Kinh tế, đồng chí nói sẽ truyền đạt lại toàn bộ những kinh nghiệm với tư cách người đứng đầu Ủy ban Kinh tế trong suốt 4 năm qua cho tôi. Đó thực sự là niềm động viên lớn cho tôi khi tiếp cận công việc mới.

Tâm huyết mà tập thể Ủy ban Kinh tế nhiệm kỳ khoá 12 theo đuổi trong suốt 4 năm qua là vấn đề phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Nếu đứng đầu Ủy ban Kinh tế khóa 13, ông có tiếp tục theo đuổi vấn đề này?

Tôi cho rằng, không có lựa chọn nào khác cho quyết tâm phải giải quyết cho được mối quan hệ hài hòa giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.