Thursday, July 7, 2011

07/07 Tổng kết công tác bầu cử ĐBQH Khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016

07/07 Nghị quyết 11 và chuyện tiết kiệm của cơ quan nhà nước


picture
Việc thực hành tiết kiệm được đặt biệt nhấn mạnh với nhiều yêu cầu cụ thể tại Nghị quyết 11 của Chính phủ.
▪  NGUYỄN LÊ
14:30 (GMT+7) - Thứ Năm, 7/7/2011

“Đã cắt giảm đặt hoa ở các hội trường, phòng làm việc lãnh đạo, chỉ sử dụng hoa vào việc tiếp khách quốc tế và các hội nghị lớn”.

Đây là thông tin được nêu ở nội dung “kết quả thực hiện những nhiệm vụ tại Nghị quyết 11” tại một bản báo cáo mới phát hành của Bộ Công Thương.

Luôn là nội dung được Chính phủ báo cáo Quốc hội vào mỗi kỳ họp cuối năm, việc thực hành tiết kiệm lại được đặt biệt nhấn mạnh với nhiều yêu cầu cụ thể tại Nghị quyết 11 của Chính phủ (về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, ban hành cuối tháng 2 năm nay).

Tại nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tạm dừng trang bị mới xe ôtô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu...; không bố trí kinh phí cho các việc chưa thật sự cấp bách. 

Bởi vậy, đây cũng là nội dung được đề cập sâu hơn tại nhiều bản báo cáo giữa năm của một số bộ, ngành, địa phương.

Trở lại văn bản nói trên, bên cạnh tiết kiệm sử dụng hoa tươi, Bộ Công Thương còn cho biết khá chi tiết nhiều biện pháp giảm chi khác đã được các cơ quan, đơn vị triển khai.

Như, tập hợp cước phí sử dụng điện thoại của từng số máy trong cơ quan Bộ, đối chiếu định mức của từng số máy, thông báo số vượt so với định mức của từng số máy đến toàn thể cán bộ công chức.

Hay, thực hiện ngắt cầu dao điện các máy đun nước nóng từ cuối giờ làm việc ngày hôm trước đến đầu giờ làm việc ngày hôm sau. Cắt giảm tiền đặt báo viết. Giảm cước bưu chính bằng việc thay vì chuyển phát nhanh sang chuyển phát thường với những tài liệu chưa thực sự gấp, dừng toàn bộ việc mua sắm tài sản cố định: ôtô, điều hòa, thiết bị văn phòng…

Số tiền tiết kiệm được từ các biện pháp nói trên không được đề cập, song một con số 15,2 tỷ đồng đã được Bộ Công Thương cho biết là số kinh phí giảm từ việc cắt giảm khoảng 92 đoàn đi công tác nước ngoài.

Cũng được gửi đến theo yêu cầu của một cơ quan của Quốc hội, bản báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết số đăng ký tiết kiệm 10% kinh phí chi thường xuyên của các đơn vị thuộc Bộ đạt 86,07 tỷ đồng.

Và đến hết tháng 5/2011, các đơn vị đã tiết kiệm được 35,30 tỷ đồng (bao gồm cả đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh). Trong đó, 6 doanh nghiệp tiết kiệm được 29,4 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chi tiết cụ thể tiết kiệm từ khoản, mục nào không được nhắc đến.

Tại một báo cáo tương tự, cũng với nội dung “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, song Bộ Giao thông Vận tải đã không có bất cứ thông tin nào về các giải pháp cũng như kết quả của yêu cầu tiết kiệm.

Ở địa phương, cùng gửi báo cáo đến một cơ quan chuyên môn của Quốc hội, UBND tỉnh Tiền Giang cho biết tổng số tiền tiết kiệm từ 10% chi thường xuyên là 47.532 triệu đồng. Trong đó, ngân sách cấp tỉnh tiết kiệm 18.320 triệu đồng; ngân sách cấp huyện 23.210 triệu đồng; ngân sách cấp xã 6.002 triệu đồng.

Còn báo cáo của UBND tỉnh Bến Tre viết: tỉnh đã ban hành quyết định về việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên ngân sách địa phương 9 tháng còn lại, với số tiền tiết kiệm là 36,619 tỷ đồng và đã thông báo đến các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện thành phố làm căn cứ thực hiện đúng theo quy định.

Như vậy, cùng một vấn đề, nội dung song những thông tin được đưa đến lại rất khác nhau. Và có lẽ cũng chưa đủ để nhìn nhận được mức độ trong thực hành tiết kiệm, khi yêu cầu này được nhấn mạnh tại không ít văn bản của Chính phủ.

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về ngân sách 6 tháng đầu năm tại phiên họp cuối tuần qua, Chính phủ cho biết số tiền thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại trong 9 tháng cuối năm 2011 của các bộ, cơ quan ở Trung ương và địa phương là 3.857,7 tỷ đồng (các địa phương là 2.957,7 tỷ đồng).

Một thông điệp cũng khá mạnh mẽ được đưa ra là tiết kiệm chi để giảm bội chi ngân sách Nhà nước xuống dưới 5% GDP, thấp hơn mức Quốc hội quyết định (5,3% GDP).

Đánh giá việc thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên được triển khai tích cực, và con số dự kiến tiết kiệm được 3.857,7 tỷ đồng “là một cố gắng lớn”, song Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng tỏ ra lo ngại khi hiện nay còn một số chính sách an sinh xã hội dự kiến ban hành chưa bố trí đủ nguồn vốn nên chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đồng tình rất cao với chủ trương “thắt lưng buộc bụng” để chống lạm phát, song cũng còn ý kiến không khỏi cảm thấy băn khoăn khi một vị lãnh đạo chủ chốt của tỉnh mà sử dụng xe ôtô quá cũ ở địa bàn xa xôi, trước yêu cầu "cứng" không mua mới ôtô được thể hiện tại Nghị quyết 11.

Mặc dù vậy, Ủy ban Tài chính -  Ngân sách của Quốc hội vẫn nhấn mạnh đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường quản lý chi, giảm thiểu chi phí hội nghị, tiếp khách, đi công tác trong nước và nước ngoài cũng như mua sắm trang thiết bị chưa thực sự cấp bách.

07/07 Cần tận dụng tối đa sự hỗ trợ chuyên môn từ quốc tế

09:39-07/07/2011 
GS. Pierre Darriulat
Việt Nam nên tận dụng tối đa sự hỗ trợ chuyên môn từ quốc tế, đồng thời đảm bảo chương trình hạt nhân của mình tuyệt đối minh bạch. Nếu không làm vậy, kết quả sẽ là thảm họa. Sẽ là có tội nếu ai đó kiêu ngạo cho rằng Việt Nam không cần phải thể hiện trước Thế giới khả năng sẵn sàng của mình trước khi bước chân vào cuộc chơi này.

Trong một bài báo gần đây trên Tia Sáng, tôi đã bình luận về những phản ứng [của công chúng và giới chuyên môn] sau sự cố Fukushima, và thử tìm ra các bài học, trong đó có những điều có thể được rút ra và đặt vào bối cảnh của Việt Nam. Sau bài báo này và qua những khuyến nghị từ hội nghị cấp bộ trưởng được IAEA tổ chức gần đây tại Vienna từ ngày 20 tới 24 tháng 6 năm 2011, Tạp chí Tia Sáng đã đề nghị tôi bày tỏ rõ hơn những quan điểm của mình về cơ hội Việt Nam gia nhập câu lạc bộ năng lượng hạt nhân.


Trước hết, tôi xin phép trình bày lại những luận điểm chính trong bài báo trước của mình. Đối với phương Tây, sự cố Fukushima làm dấy lên làn sóng phản đối năng lượng hạt nhân, mà tuy đa phần là cảm tính, nhưng cũng không thể xem nhẹ. Sự thiếu vắng thái độ có trách nhiệm đối với năng lượng hạt nhân – hay nói cách khác là sự thiếu một quyết tâm làm chủ năng lượng hạt nhân thay vì chống lại nó – đã lên tới mức khiến người ta chỉ muốn vứt bỏ cho xong. Không ai có thể áp đặt năng lượng hạt nhân vào một xã hội chối bỏ nó.
Rõ ràng là từ lâu đã cần phải có một chương trình đào tạo nghiêm túc, cần những chính sách thu hút nhân tài, và cần có một Viện chuyên đào tạo và phát triển năng lực cho các nhà khoa học, kỹ sư, và nhà quản lý, những người vận hành nhà máy hạt nhân. Nhưng dù có muộn còn hơn không.
Tuy nhiên, ở Châu Á, cụ thể là Trung Quốc và Ấn Độ, những luận điệu từ các nhóm tổ chức phương Tây chống năng lượng hạt nhân, đề cao năng lượng tái sinh lại không có mấy tác dụng. Dù người khác muốn hay không, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục phát triển các chương trình năng lượng hạt nhân của mình. Việt Nam ở cùng một bối cảnh điều kiện địa chính trị và kinh tế tương đương cũng có thể gia nhập câu lạc bộ điện hạt nhân. Tuy nhiên đây là một thử thách lớn đối với Việt Nam trong việc chuẩn bị các điều kiện cần đáp ứng, mà tới nay chúng ta vẫn chưa thấy những dấu hiệu cho thấy thử thách này được giải quyết với mức quyết tâm cần thiết. 

Tôi không đủ tư cách khẳng định Việt Nam nên hay không nên theo đuổi một chương trình năng lượng hạt nhân. Đây là một quyết định chính trị, đòi hỏi một tầm nhìn về một tương lai địa chính trị và kinh tế của quốc gia vượt quá khả năng và kiến thức của tôi. Nhưng điều tôi có thể nêu ra, là những quan điểm về các điều kiện mà Việt Nam cần đáp ứng nhằm đảm bảo một sự vận hành an toàn. 

Trong bài báo trước, tôi đã viết, “Mọi vấn đề liên quan tới năng lượng hạt nhân phải được xem xét trong điều kiện kinh tế, công nghệ và xã hội cụ thể. Việc cần thiết và khẩn cấp hiện này là phải xác định ngay những vấn đề mà Việt Nam đã có sự chuẩn bị để giải quyết và những lĩnh vực chuyên môn khác có thể cần. Sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn; nguy cơ mất tự chủ trong lĩnh vực này không phải là nhỏ. Phải đánh giá cẩn thận đội ngũ nhân viên có tài, có chuyên môn về công nghệ hạt nhân để xác định không chậm trễ quy mô của việc đào tạo tăng cường rõ rằng là rất cần thiết. Người dân cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng để hiểu và chấp nhận quyết định khởi động chương trình điện hạt nhân. Các hệ quả ngắn hạn và dài hạn về tài chính cũng cần phải được hiểu rõ trong bối cảnh kinh tế hiện nay của đất nước. Việc quy hoạch dự án phải được đặt dưới điều kiện rằng mỗi bước thực hiện phải được bảo đảm rằng đất nước đã sẵn sàng đạt được nó một cách thành công.


Các quyết định không được sao chép từ các nước khác. Mỗi vấn đề phải được đánh giá và thấu hiểu trong điều kiện và đặc trưng riêng của Việt Nam
”.

Chỉ chăm chăm phê phán là điều vô ích; người ta phải có tinh thần xây dựng. Đây là tinh thần tôi muốn đạt được khi viết những dòng trên đây. Nhưng khi đọc qua những dòng này, rõ ràng người ta dễ có ấn tượng (rất có thể là ấn tượng sai) rằng, cho tới nay, chưa có điều kiện trong những điều được nêu trên đây đã được nỗ lực giải quyết với mức quyết tâm cần thiết. Còn nếu có, thì có lẽ công chúng vẫn chưa nhận ra. Từng vấn đề được nên trên đây cần phải là mục tiêu của một kế hoạch, và kế hoạch này phải được quảng bá đầy đủ tới công chúng. Người ta có thể lo ngại rằng dù bây giờ làm thế thì cũng đã là muộn. Rõ ràng là từ lâu đã cần phải có một chương trình đào tạo nghiêm túc, cần những chính sách thu hút nhân tài, và cần có một Viện chuyên đào tạo và phát triển năng lực cho các nhà khoa học, kỹ sư, và nhà quản lý, những người vận hành nhà máy hạt nhân. Nhưng dù có muộn còn hơn không. 

Công chúng không thể bị đẩy ra ngoài cuộc, chúng ta đã học được bài học về tầm quan trọng của sự chấp thuận từ công chúng đối với chính sách hạt nhân của quốc gia. Nhưng không dễ để duy trì thành công kênh thông tin giữa nhà chức trách và công chúng. Chúng tôi đã thất bại trong công tác này ở các nước phương Tây.

Fukushima
 đã gây ra một hiệu ứng tâm lý rất mạnh (chưa kể những bài học rút ra từ hậu quả của sóng thần). Việt Nam nên tận dụng những kết luận của cuộc Hội thảo tại Vienna để tích cực dựa vào các chuyên gia nước ngoài giúp đánh giá mức độ sẵn sàng của mình [cho việc xây dựng một chương trình hạt nhân]. Cụ thể, Hội nghị này đã nhấn mạnh rằng “các nước mới theo đuổi các chương trình hạt nhân nhất thiết phải thực hiện đầy đủ Các Tiêu chuẩn An toàn IAEA, gắn các bài học rút ra từ tai nạn Fukushima vào sự phát triển chương trình hạt nhân của mình và nhằm thể hiện khả năng hoàn toàn sẵn sàng vận hành các nhà máy hạt nhân trước khi tiến hành khởi động lò phản ứng hạt nhân đầu tiên”. Hội thảo cũng khẳng định rằng “IAEA có thể hỗ trợ bằng cách tiến hành thẩm định độc lập đối với các báo cáo đánh giá an toàn [hạt nhân] quốc gia, thông qua dịch vụ từ các nhóm chuyên gia quốc tế, qua đó sẽ công bố công khai các kết quả. Điều này có thể giúp tăng cường tính công khai và đáng tin cậy của những báo cáo đánh giá an toàn [hạt nhân] quốc gia.

07/07 Mọi âm mưu, ý đồ, hành động của Việt Tân đều thất bại



Thứ năm, 07 Tháng 7 2011 17:08

(GDVN) - Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 7/7, phóng viên tờ Financial Times có hỏi:
"Một số tin tức tôi nhận được từ các báo Việt Nam như báo Sài Gòn giải phóng đưa tin về việc các nhóm chính trị như Việt Tân hiện nay đang lợi dụng tình hình giữa Việt Nam và Trung Quốc để tiến hành các hoạt động lôi kéo, lợi dụng người dân gây rối. Theo bà, các hoạt động của nhóm này có ảnh hưởng gì tới Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam hay không?"
 
Bà Nguyên Phương Nga
Bà Nguyên Phương Nga
 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - bà Nguyễn Phương Nga cho biết: "Về câu hỏi liên quan đến những thông tin trên một số báo chí Việt Nam nói về âm mưu cũng như ý đồ của nhóm Việt Tân, tôi nghĩ, báo chí Việt Nam với tinh thần trách nhiệm của mình đã nêu lên một hiện tượng là Việt Tân đang có ý đồ lợi dụng tình cảm yêu nước của nhân dân Việt Nam trước những hành của phía Trung Quốc xâm phạm tới chủ quyền của Việt Nam để kích động nhân dân Việt Nam có những hành vi chống lại Nhà nước.

Trên thực tế, Việt Tân cũng luôn luôn lợi dụng mọi tình huống, mọi vấn đề nảy sinh để phá hoại, tìm cách phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân Việt Nam.

Nhưng những âm mưu, ý đồ và hành động của họ đều thất bại".

07/07 Báo TQ bàn cách giải quyết vấn đề 'Nam Hải'

Cập nhật: 16:37 GMT - thứ năm, 7 tháng 7, 2011

Tàu Hải Tuần của Trung Quốc
Trung Quốc đã cho tàu lớn qua Hoàng Sa và Trường Sa trong lúc căng thẳng dâng cao
Tờ China Daily của Trung Quốc có bài bằng tiếng Anh với lời lẽ mềm mỏng về cách giải quyết các vấn đề tại Nam Hải, tên mà Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông. 
Bài của tác giả Jin Yongming nói Trung Quốc đã liên tục cố gắng để tháo ngòi căng thẳng về vấn đề Nam Hải cho dù "một vài nước đã có hành động đơn phương để thỏa mãn lợi ích của họ."
Jin Yongming, học giả chuyên về luật của Viện Hàn lâm Khoa học Thượng Hải và Viện Hải dương Trung Quốc, viết: "Tranh cãi pháp lý [về Nam Hải] có thể chia làm hai phần: tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á và bất đồng với Hoa Kỳ về hoạt động quân sự của nước này trong vùng.
"Hoa Kỳ tuyên bố họ bảo vệ quyền tự do lưu thông tại Nam Hải, nhưng trên thực tế họ bảo vệ lợi ích quân sự của chính họ."
BấmBài trên China Daily nói tranh cãi giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á "có thể được giải quyết hòa bình thông qua các biện pháp chính trị, ngoại giao hay các thủ tục pháp lý".
Tác giả Yongming viết: "Chìa khóa để giải quyết tranh chấp lãnh thổ quanh các quần đảo, đảo và rặng đá ngầm ở Nam Hải qua con đường chính trị nằm ở sự sẵn sàng "gác lại tranh chấp" và chấp nhận "cùng khai thác" của các quốc gia có liên quan (như Philippines và Việt Nam)".
Ông Yongming nói rất khó có thể giải quyết các vấn đề ở Biển Đông bằng các biện pháp pháp lý vì cả Việt Nam và Trung Quốc đều không hoàn toàn chấp nhận phán quyết của Tòa Tư pháp Quốc tế.
Tác giả cũng nhắc tới tuyên bố ngày 25/8/2006 mà Trung Quốc gửi lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về việc Trung Quốc không chấp nhận quyết định của bất kỳ tòa án hay cơ quan xét xử quốc tế nào về ranh giới trên biển, tranh chấp lãnh thổ và hoạt động quân sự.
'Lợi ích quốc gia'
Nhưng bài báo cũng nhắc tới những ví dụ về đàm phán thành công trong quá khứ.
Ông Yongming nói: "Hôm 30/6/2004, Trung Quốc và Việt Nam ký Hiệp định Phân định Biên giới Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác Nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ có hiệu lực.
"Còn hôm 14/3/2005, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines ký Hiệp ước Ba bên về Thăm dò địa chất ở vùng mà cả ba bên đều đạt được sự đồng ý.
Chuyên gia của Viện Hải dương Trung Quốc cũng nói các nước đang tranh chấp cần ký thỏa thuận hợp tác về các vấn để ở mức độ thấp như bảo vệ môi trường, vận tải hàng hải và chống buôn lậu, chống hải tặc để không làm tranh cãi xấu di.
Liên quan tới bất đồng giữa Bắc Kinh và Washington về quyền tự do thông thương, chuyên gia luật Yongming nói hai bên cần bàn về vấn đề này thông qua các diễn đàn song phương và đa phương.
Tác giả nói Trung Quốc cần làm rõ tư cách pháp lý của đường hình chữ U tại Nam Hải và công bố đường cơ bản của hải phận, nhất là ở vùng gần Nam Sa (Trường Sa) bên cạnh việc lập ra ủy ban đặc biệt phụ trách các vấn đề liên quan tới biển.
Ông Yongming cũng cho rằng Trung Quốc và Đài Loan cần hợp tác hơn nữa vì "cả hai đều có trách nhiệm bảo vệ lợi ích quốc gia".
Về phía Việt Nam, nhiều chuyên gia cũng đã đưa ra những gợi ý về cách đối phó với những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc tại Trường Sa và Hoàng Sa.
Nhà bình luận Trương Nhân Tuấn ngay từ cuối tháng Sáu đã có Bấmbài viết dài về chuyện Việt Nam cần làm gì để bảo vệ lãnh hải.
Ông nói: "Thực chất của vấn đề là: 1 - Giải quyết tranh chấp chủ quyền các đảo chứ không phải là việc lựa chọn phương cách làm giảm hiệu lực các đảo. 2 - Vô hiệu hóa các mật ước liên quan tranh chấp hai vùng biển đã ký kết giữa chóp bu hai nước. 3 - Phải cấp bách ký kết hiệp ước hỗ tương về quốc phòng với Hoa Kỳ cũng như các nước lớn như Ấn Độ, Nga..."

07/07 Thị trường trong giai đoạn tạo đáy


Thứ năm, 7/7/2011, 01:52 GMT+7
(ATPvietnam.com) - Bối cảnh TTCK hiện tại đang bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố cầu, dòng tiền vào thị trường đang hạn hẹp vì vậy để có được sự bứt phá cho các chỉ số lúc này là điều phi thực tế. Tuy nhiên CTCK Rồng Việt - VDSC nhận thấy các kết quả điều hành kinh tế vĩ mô đang dần được bộc lộ và có những thông tin hầu như không còn tác động.

Quan trọng hơn cả là lãi suất đang có dấu hiệu đạt đỉnh và một chu kì giảm đang bắt đầu, lực cầu sẽ dần được cải thiện và khả năng thị trường đang trong quá trình tạo đáy. Tháng 7/2011, kì vọng chỉ số VN-Index dao động trong vùng 380 - 440 điểm và HNX-Index dao động trong vùng 62 -75 điểm.

Theo dự thảo Thông tư về tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thay thế cho Thông tư 13 và Thông tư 19, các tổ chức tín dụng chỉ được cho vay chứng khoán tối đa 3% vốn tự có và với nguồn vốn tự có hiện khoảng 233.612 tỷ đồng, tín dụng vào chứng khoán chỉ còn khoảng 7.000 tỷ đồng. Như vậy so với qui định trước, (tổ chức tín dụng được cho vay chứng khoán tối đa 20% vốn điều lệ, tương đương 42.000 tỷ đồng), lượng vốn vào thị trường chứng khoán sẽ giảm đến 6 lần, và thấp hơn khoảng 3 lần so với dư nợ thực tế hiện tại.

Cũng liên quan tới Thông tư 13 và 19, theo một số thông tin khả năng 4 ngân hàng thương mại lớn là Agribank, BIDV, CTG, VCB và cộng thêm STB sẽ phải ngừng cho vay chứng khoán bởi tỷ lệ CAR không đáp ứng qui định. Áp lực về nguồn tiền trong tương lai sẽ khó khăn hơn, và nguy cơ bán tháo cổ phiếu sẽ xảy ra khi áp lực thu nợ được tiến hành nếu qui định này có hiệu lực.

Tháng 7/2011, hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp sẽ được công bố, khả năng lợi nhuận không mấy khả quan và có thể thấp hơn so với cùng kì, đặc biệt là các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao và bị ảnh hưởng nhiều bởi chính sách. Tuy nhiên khả năng ảnh hưởng của KQKD chỉ cục bộ lên từng cổ phiếu, thị trường sẽ ít bị tác động bởi thông tin này do các doanh nghiệp có vốn hóa lớn có khả năng vẫn đạt lợi nhuận tốt.
Bên cạnh bức tranh chưa sáng sủa của kinh tế vĩ mô, Nhân sự cấp cao mới của Chính phủ khóa 12 có thể sẽ được bổ nhiệm trong kì họp Quốc hội vào ngày 21/07 có thể tác động tích cực đến thị trường. Tuy nhiên khả năng đây chỉ là thông tin có tác động ngắn hạn không giúp cho thị trường tăng trưởng mạnh cho đến khi lực cầu thực sự được hình thành.

Trên cơ sở dự báo về vùng dao động của VN-Index và HNX-Index, chiến lược đầu tư tháng 7:

Đối với các nhà đầu tư dài hạn. Tuy kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều trở ngại nhưng với sự hấp dẫn về mặt cơ bản của các cổ phiếu, VDSC kì vọng thị trường đang trong quá trình tạo đáy và có khả năng khởi sắc trở lại vào nửa sau quý 3 năm 2011. Do vậy, NĐT dài hạn giải ngân khi thị trường có những phiên giảm mạnh là tương đối an toàn.

Đối với các nhà đầu tư ngắn hạn. Với triển vọng tháng 7, cơ hội sẽ đến với những ai đủ niềm tin vào sự tăng trưởng trong tương lai. VDSC kì vọng mức hợp lý để các NĐT ngắn và trung hạn có thể bắt đầu giải ngân là khi VN-Index về dưới mức 400 điểm và HNX-Index tiệm cận hoặc về dưới mức 66 điểm.

Các ngành có triển vọng tốt mà NĐT có thể theo dõi và giải ngân trong thời gian tới là cao su, phân bón, dầu khí và một số cổ phiếu thuộc ngành thực phẩm.