Friday, June 10, 2011

10/06 Nguyễn Chí Vịnh là người Trung Quốc?



Nguyễn Văn Chiến
Theo: Tien ve
-
Ngày 5.6.2011 báo điện tử VTCNews đăng bài phỏng vấn Nguyễn Chí Vịnh, Trung tướng Thứ trưởng Quốc phòng, không ghi rõ tên phóng viên.
Bài phỏng vấn có với nhan đề “Nếu bạo lực vũ trang, quân đội sẽ tham gia”, được trích từ câu trả lời cuối cùng của Nguyễn Chí Vịnh: “Còn nếu với một hành động là bạo lực vũ trang thì dứt khoát quân đội sẽ tham gia bảo vệ”.
Góp ý:
Ra tay khi dân mình, nước mình bị ngoại bang sử dụng “bạo lực vũ trang” là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ tối thượng của quân đội.
Đó là chuyện dĩ nhiên, không cần phải nhắc.
Chẳng lẽ nhà nước thành lập quân đội chỉ để bồng súng duyệt binh mà Nguyễn Chí Vịnh phải “nếu” ở đây?
Bởi vậy, bên cạnh việc “nhìn kỹ những gì Nguyễn Chí Vịnh làm”, chúng ta cũng cần phải phân tích kỹ “những gì Nguyễn Chí Vịnh nói”.
Để tiện bàn, tôi xin chia các câu trả lời dài lê thê của Nguyễn Chí Vịnh cho từng câu hỏi ra từng đoạn nhỏ để tiện “đặt vấn đề”.
VTC: Thưa Trung tướng, trong tất cả các cuộc họp từ khi diễn đàn khai mạc tới nay, vấn đề biển Đông luôn được nhắc đến với hàm ý không đồng tình về sự vô lý của Trung Quốc (Trung Quốc). Ông có nghĩ rằng, ngay tại hoặc sau diễn đàn, Trung Quốc sẽ có những điều chỉnh phù hợp?  
Nguyễn Chí Vịnh: Nói đến biển Đông, người ta thường nhìn vào vấn đề tranh chấp và xung đột. Nhưng cần phải nhìn biển Đông một cách toàn diện để tìm đến căn nguyên của những vấn đề đó. Trước hết, biển Đông là một khu vực ngày càng đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, không chỉ các quốc gia ven biển. Ví dụ như giao thông hàng hải, tài nguyên trên bờ, nguồn lợi thủy sản và rất nhiều nguồn lợi khác.
Vì vậy, ai cũng muốn can dự vào để có lợi ích ở đó. Sự can dự của các nước vào đây càng ngày càng nhiều, với những lợi ích khác nhau. Đương nhiên có những lợi ích cùng chia sẻ, nhưng cũng có những mâu thuẫn, tranh chấp vì lợi ích. Vì thế, nói tranh chấp biển Đông không chỉ nói giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà tất cả những nước có lợi ích ở khu vực.
Tiếng nói của cộng đồng quốc tế tại đây, theo tôi hiểu, là họ nói vấn đề chung đó, rằng đây là “sân” chung, trước hết phải tôn trọng chủ quyền của các nước theo luật pháp quốc tế, không ai được quyền giữ làm “sân” riêng của mình, không ai được quyền khống chế biển Đông, không ai được quyền tài phán ở các khu vực tranh chấp.
Góp ý:
- Chuyện này ai cũng biết, các em sinh viên mặt búng ra sữa tham gia biểu tình trước cơ quan ngoại giao Trung Quốc đều biết. Thân làm tướng với bao trọng trách thế mà ngay giữa tình thế nóng bỏng này ông còn lập lại mấy kiến thức vỡ lòng trên để làm gì?
- Nguyễn Chí Vịnh đã mắc bẫy Trung Quốc hay thay mặt Trung Quốc để phát biểu: “không ai được quyền tài phán ở các khu vực tranh chấp”?
- Nhưng thế nào là “khu vực tranh chấp”, hãy xét qua hai bằng chứng thực tế.
- Bằng chứng 1: Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thế nhưng Trung Quốc cho tàu hải giám chạy vào “hành xử chủ quyền”, thế là khu vực này biến thành “khu vực tranh chấp”. Như thế thì Việt Nam “không có quyền tài phán” hay chăng?
- Bằng chứng 2: Trường Sa của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc đưa ra các “bằng chứng lịch sử” để tuyên bố đó là của Trung Quốc, thì tự dưng quần đảo này thành “khu vực tranh chấp”. Theo lý lẽ của Nguyễn Chí Vịnh thì Việt Nam “không có quyền tài phán” hay sao?
Nguyễn Chí Vịnh: Còn sự việc vừa qua đối với tàu Bình Minh 02 của chúng ta là một trong nhiều sự việc khiến người ta quan tâm. Quan tâm cái gì? Năm ngoái, Trung Quốc đưa ra khái niệm “đường lưỡi bò” và năm nay họ chính thức gửi tài liệu lên LHQ. Người ta đặt câu hỏi liệu hành động này có phải là một bước đi đầu tiên để biến “đường lưỡi bò” từ lời nói sang hiện thực hay không. Đây là câu hỏi của cộng đồng thế giới chứ không còn là của riêng Việt Nam, bởi nếu đó là sự thật thì sẽ phương hại đến lợi ích của tất cả các nước có liên quan.
Góp ý:
- Quan tâm đến chủ quyền của Việt Nam, đến sự an nguy của các ngư dân Việt Nam nói riêng và quyền sinh tồn của dân tộc Việt Nam nói chung chứ còn quan tâm cái gì khác?, Nguyễn Chí Vịnh không biết gì hết hay sao?
- Trong “lợi ích chung” của các nước tại Biển Đông thì lợi ích của Việt Nam mang tính sống còn: nếu thiên hạ chỉ bị gãy tay, què chân thì Việt Nam sẽ bị cắt cổ. Lẽ đơn giản là nếu ý đồ của Trung Quốc thành đạt, thì Việt Nam là nước lãnh hậu quả lớn nhất: hải phận chỉ còn là “lạch nước” nhỏ dọc theo bờ biển hình chữ S, do đó sẽ bị bóp nghẹt, không thể ngóc đầu lên nổi.
- Do đó Việt Nam phải hành động tích cực, mang tính dẫn đường cho các nước khu vực và cộng đồng thế giới. Việt Nam không thể đơn giản ngồi đó khoanh tay chờ cộng đồng thế giới phản ứng và “kỳ vọng” vào lòng hiếu hoà của Trung Quốc!
Nguyễn Chí Vịnh: Tôi hoàn toàn kỳ vọng vào sự điều chỉnh, sự nhận thức đúng đắn hơn của Trung Quốc trước những tiếng nói của cộng đồng quốc tế như vậy. Mà có điều chỉnh hay nhận thức đúng hơn thì cũng là vì lợi ích của Trung Quốc mà thôi. Trung Quốc bây giờ cần gì? Thứ nhất là môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Thứ hai, vô cùng cần, là một hình ảnh đẹp trên thế giới, cũng để phát triển. Hình ảnh đẹp đó không phải cho thêm phần mỹ miều, mà, rất thực tế, là để họ phát triển kinh tế, phát triển quan hệ chính trị và uy tín của mình. Đứng về góc độ lợi ích như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng sự điều chỉnh của Trung Quốc.
Góp ý:
- Hãy nghe những tuyên bố chính thức của chính phủ Trung Quốc từ ngày 26.5.2011 đến nay thì sẽ thấy họ đã “điều chỉnh” và “nhận thức đúng đắn” như thế nào!
- Trung Quốc sẽ không bao giờ điều chỉnh theo “kỳ vọng hoà bình” của Nguyễn Chí Vịnh. Mỹ còn mạnh, còn đỡ đầu ASEAN, thì Trung Quốc còn chùn bước. Mỹ mà lép vế, ASEAN tan rã, Trung Quốc sẽ lấn tới và Việt Nam sẽ bị chết ngạt ngay.
VTC: Liên quan đến vụ tàu Bình Minh 02, một chuyên gia luật quốc tế tại Singapore đưa ra ý kiến Việt Nam nên đưa vụ này lên Tòa án Trọng tài quốc tế. Tòa án này có thể giải quyết vụ kiện bất chấp Trung Quốc có đồng ý ra tòa hay không. Trung tướng nghĩ sao về ý kiến này?
Nguyễn Chí Vịnh: Tôi cho đó là một lựa chọn. Nhưng, theo tôi, để xác định về chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý… thì Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) đã nói rõ. Không cần tòa án nào cả. Theo tôi, trước hết và sau cùng vẫn là Việt Nam và Trung Quốc giải quyết với nhau. Cho nên, giải pháp mà chúng ta kiên trì lựa chọn là giải quyết với Trung Quốc, công khai và minh bạch. Chúng ta công khai cho cộng đồng quốc tế biết, như ở hội nghị hôm nay, để người ta có tiếng nói và để Trung Quốc suy nghĩ về hành vi của mình.
Góp ý:
- Luật đã nói rõ, nhưng cần phải có tiếng nói uy tín của một cơ quan tài phán hay một định chế quốc tế như Toà án Quốc tế hay Liên Hiệp Quốc tế để phân định rõ ràng trắng đen.
- Nói như Nguyễn Chí Vịnh thì đảng có thể dẹp hết toà án, nhà tù tại Việt Nam vì mọi thứ đã có “luật phân định rõ ràng” hay sao?
- Trên thực tế, Nguyễn Chí Vịnh đang đại diện cho quyền lợi của Trung Quốc khi phát biểu: “Theo tôi, trước hết và sau cùng vẫn là Việt Nam và Trung Quốc giải quyết với nhau”.
- Quan điểm của Nguyễn Chí Vịnh cực kỳ nguy hiểm. Trên thực tế, Nguyễn Chí Vịnh đang cổ xuý cho phương pháp “Song phương” trong việc giải quyết mâu thuẫn Biển Đông mà Trung Quốc hằng chủ xướng.
Nguyễn Chí Vịnh: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là hết sức vững vàng, hết sức đúng đắn, khôn khéo và linh hoạt. Đó là kinh nghiệm bảo vệ Tổ quốc được đúc kết từ hàng ngàn năm lịch sử. Đó là gì? Là tăng cường hợp tác, tăng cái đồng về lợi ích, giảm bớt cái bất đồng, trong khi ta vẫn giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam luôn kiềm chế và không để vấn đề vượt qua tầm kiểm soát mà ranh giới là xung đột. Nói như thế, chúng ta cần rất kiên trì – kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, kiên trì giữ hòa hiếu, hữu nghị với nước láng giềng. Không còn cách nào khác.
Góp ý:
- “Vững vàng, hết sức đúng đắn, khôn khéo và linh hoạt” kiểu gì mà từ năm 2005 Trung Quốc đã liên tiếp xâm lấn, bắn giết và cướp bóc ngư dân Việt Nam?
- Nguyễn Chí Vịnh còn bày đặt nói sử nữa. Thời Lý, khi không thể giảm bớt cái bất đồng thì phải hành động, và Lý Thường Kiệt đã mang quân sang Trung Quốc đánh phủ đầu, triệt hạ thành Ung Châu.
- Cũng “đúc kết” lịch sử, Nguyễn Trãi đã viết: “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau / Song hào kiệt thời nào cũng có”.
- Còn thời này? Đám lãnh tụ đang run sợ như Nguyễn Chí Vịnh không đáng gọi là “hào kiệt”, dù lon lá và huy chương đeo kín ngực. Dòng máu “hào kiệt” nếu có, nó chỉ đang âm ỉ hay hâm nóng trong những bạn trẻ sinh viên đã bất chấp lời đe doạ của mấy ông hiệu trưởng bán nước, bất chấp lời hù doạ của cán bộ địa phương và đoàn thể, bất chấp ánh mắt rình mò của những nhân viên an ninh chìm nổi canh gác trước các trụ sở ngoại giao Trung Quốc tại Việt Nam, để cất lên tiếng đòi hỏi chủ quyền của tổ quốc mình.
Nguyễn Chí Vịnh: Tôi nhắc lại, đưa ra tòa án quốc tế cũng là một lựa chọn. Nhưng trước hết và sau cùng vẫn là giải quyết với Trung Quốc. Và vì vậy, sự lựa chọn của Đảng và Nhà nước ta sẽ giải quyết được vấn đề, dù là rất lâu dài.
Bây giờ mọi người nhìn vào sự kiện ngày 26/5 một cách rất bức xúc. Tôi đồng ý. Nhưng nếu nói về kết quả, chúng ta hãy nhìn: Trước hết, Trung Quốc đâm tàu, cắt cáp của ta, ta phản đối, đòi bồi thường, sửa xong ta lại tiếp tục thăm dò ở chỗ ấy, ta có bỏ chỗ ấy đâu! Thứ hai, chúng ta tuyên truyền rộng rãi cho cộng đồng thế giới để họ nhìn thấy cái nào đúng, cái nào sai, cái nào đẹp, cái nào xấu.
Sự kiện quá rõ ràng, mọi người đều biết rõ. Còn đối với Trung Quốc, một lần nữa ta nói với họ rằng:“Các đồng chí đã, thứ nhất, vi phạm luật pháp quốc tế; thứ hai, xâm phạm chủ quyền Việt Nam; thứ ba, không tôn trọng các điều khoản Tuyên bố các bên về ứng xử ở biển Đông đã ký với ASEAN”.
Chúng ta cũng nói với họ rằng: “Chúng tôi đã làm đúng với nhận thức chung của lãnh đạo hai nước là kiềm chế, là giải quyết song phương, là công khai minh bạch, và tuyệt đối “không sử dụng vũ lực”. Đồng thời, chúng ta cũng chứng minh quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước. Tóm lại, tôi muốn nói, hãy nhìn sự kiện 26/5 một cách tích cực về phía Việt Nam.
Góp ý:
- Đưa ra một giải pháp lâu dài thì phải phân đoạn lộ trình, chỉ ra từng mục tiêu cao thấp, dự báo diễn biến tình hình trong ngắn hạn và dài hạn và đưa những “kịch bản” khác nhau và những biện pháp khác nhau như “hạ sách”, “trung sách”, “thượng sách”.
- Trên thực tế thì ngày mai, ngày mốt hay tuần sau Trung Quốc sẽ đưa ra phản ứng như thế nào, “đảng ta” hoàn toàn mù tịt. Bằng chứng là “đảng ta” hốt hoảng, hoàn toàn bối rối trước vụ cắt cáp tàu Bình Minh. Như thế thì có tư cách gì mà cao giọng khẳng định “sẽ giải quyết được vấn đề, dù là rất lâu dài”?
- Cứ cho là “Sửa xong ta không bỏ”. Nhưng trên thực tế thì Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định vùng biển ấy là “ao nhà của họ”. Cứ cho “ta phản đối, ta đòi bồi thường”. Nhưng trên thực tế Trung Quốc vẫn khẳng định là họ luôn làm đúng, họ không thừa nhận họ sai và không chịu bồi thường. Thế thì gọi là “chủ trương sáng suốt và đúng đắn” ở chỗ nào?
- Nếu muốn “tuyên truyền rộng rãi cho cộng đồng thế giới” thì tại sao không đưa ra toà án quốc tế, không mời gọi cộng đồng thế giới tham gia, mà lại chủ trương cách giải quyết song phương kiểu như Trung Quốc muốn: “trước hết và sau cùng vẫn là giải quyết với Trung Quốc”?
- Như có thể thấy từ năm 2005 đến nay Trung Quốc chủ trương gây hấn trên Biển Đông, họ không hề kiềm chế gì cả. Nói rằng “nhận thức chung của lãnh đạo hai nước là kiềm chế” là tự dối mình, tự huyễn hoặc mình hay phát biểu vì quyền lợi của Trung Quốc.
- Tưởng tượng cảnh anh A và anh B. Anh A liên tục đập phá, chiếm đoạt đất đai nhà cửa của gia đình anh B, không coi luật pháp ra gì, không coi anh B ra gì. Việc này khiến thân nhân của anh B “bức xúc”, nhao nhao phản đối. Anh A quay lại nói với thân nhân của mình: “bức xúc cái gì”, “hai bên cần phải kiềm chế”, “ta kỳ vọng A sẽ tự điều chỉnh”, “ta sẽ khiến A hồi tâm, dù là lâu dài”. Trong khi anh B lải nhải như thế thì anh A vẫn tiếp tục đập phá, chiếm đoạt đất đai nhà cửa của gia đình anh B. Anh B này chính là Nguyễn Chí Vịnh!
- Tại sao anh B/Nguyễn Chí Vịnh chủ trương như vậy? Chỉ vì anh cần đến anh A/Trung Quốc để giữ địa vị của cái đảng của anh. “Theo Mỹ thì mất đảng, theo Trung Quốc thì mất nước, thà mất nước còn hơn mất đảng”. Chính vì vậy nên Nguyễn Chí Vịnh cũng gọi giới lãnh đạo Trung Quốc là “đồng chí”!
VTC: Thưa Trung tướng, có người cho rằng tại sao lực lượng của ta không phát hiện sớm và can thiệp đối với tàu hải giám của Trung Quốc mà để họ tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của ta?
Nguyễn Chí Vịnh: Trước hết, vùng đặc quyền kinh tế là của ta, ta có toàn quyền quản lý, khai thác, xây dựng…, và bảo vệ chủ quyền. Nhưng theo UNCLOS, tàu các nước có thể đi lại vô hại trong khu vực này thì chúng ta không có quyền ngăn cấm, thậm chí ta còn có trách nhiệm bảo vệ họ. Vấn đề ở đây là, khi họ hành động uy hiếp, cắt cáp tàu Bình Minh 02 của ta là họ đã vi phạm luật pháp Việt Nam và luật quốc tế.
Quân đội đương nhiên có trách nhiệm bảo vệ vùng biển, vùng trời và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, đây là sự va chạm giữa hai con tàu dân sự. Đây là vụ va chạm dân sự, nên hai chủ thể va chạm phải giải quyết với nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế và báo cáo lên các cơ quan luật pháp, cơ quan quản lý của hai nước. Tuy nhiên, quân đội phải theo dõi sát tình hình, không để sự việc diễn biến phức tạp, leo thang. Còn nếu với một hành động là bạo lực vũ trang thì dứt khoát quân đội sẽ tham gia bảo vệ.
Góp ý:
- Tàu Bình Minh là tàu dân sự, tài hải giám Trung Quốc cũng là tàu dân sự. Nhưng hành động quấy rối, phá hoại tài sản của tàu hải giám trên đã mang tính “hình sự”.
- Vấn đề không phải là chỉ riêng hai tàu “Bình Minh” và hải giám như hai “chủ thể độc lập tự do”, do đó Nguyễn Chí Vịnh không thể lập luận là “hai chủ thể va chạm phải giải quyết với nhau”.
- Vấn đề ở đây là hai chiếc tàu đại diện cho hai quốc gia: tàu Bình Minh thăm dò tài nguyên cho Việt Nam, tàu hải giám Trung Quốc “bảo vệ hải phận Trung Quốc”. Sự va chạm giữa hai tàu này chính là va chạm của hai quốc gia.
- Đó là hành động mang tính hình sự, thì phải giải quyết theo phương pháp hình sự. Theo Nguyễn Chí Vịnh thì phải “giải quyết “trên cơ sở luật pháp quốc tế”, do đó cách tốt nhất là đưa ra toà án quốc tế hay Liên Hiệp Quốc. Tại sao Nguyễn Chí Vịnh lập đi lập lại rằng chỉ cần giải quyết với Trung Quốc trên cơ sở song phương?
- Trước một biến cố như vậy thì trách nhiệm của nhà nước là phải tích cực điều tra, củng cố hồ sơ pháp lý và ngoại giao của mình. Nhà nước là cái gì mà ngồi đó khoanh tay đợi người trong cuộc “báo cáo lên các cơ quan luật pháp, cơ quan quản lý?”
- Nguyễn Chí Vịnh nói: “Còn nếu với một hành động là bạo lực vũ trang thì dứt khoát quân đội sẽ tham gia bảo vệ”. nghĩa là nếu Trung Quốc không cho tàu hải quân tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gây sự, mà cứ cho ngư dân Trung Quốc lái tàu to tông bể ghe đánh cá của Việt Nam, cho tàu Ngư chính hay Hải giám vào quậy phá là được. Lúc này hải quân Việt Nam sẽ khoanh tay đứng nhìn, Nhà nước sẽ chờ dân “báo cáo lên”, và lãnh đạo đảng sẽ kiên trì kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ “tự điều chỉnh”?
- Việc đưa các tàu “dân sự” như “Ngư chính” và “Hải giám” vào lãnh hải của Việt Nam là trò lưu manh của Trung Quốc. Tức là Trung Quốc dùng trò này để “hành xử chủ quyền” trên Biển Đông và khủng bố ngư dân Việt Nam. Tại sao những người có trách nhiệm như Nguyễn Chí Vịnh không tương kế tựu kế, thành lập những đội tàu tương tự để bảo vệ ngư dân và “hành xử chủ quyền”?
*
Tóm lại, những gì Nguyễn Chí Vịnh phát biểu làm người đọc ngơ ngác vì nhiều lúc người đọc tưởng ông ta là hoá thân của bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc.
Nhà văn Vũ Thư Hiên cho biết vào thập niên 60 ông Nguyễn Chí Thanh (đại tướng, tổng cục trưởng tổng cục chính trị) đã đặt Cục Đồ Bản của Trung Quốc in bản đồ 1/1000, là thứ bản đồ dùng cho pháo binh. Ông dẫn lời nhận xét của cha mình sau khi ở tù về nghe tin này: “Đó là bí mật quốc gia, không một nước nào tự nguyện trao cho nước khác. Sao nó ngu thế! Sao nó bậy thế!” (Đêm giữa ban ngày, trang 230)
Bây giờ con trai của Nguyễn Chí Thanh là Nguyễn Chí Vịnh đi theo chủ trương của Trung Quốc để “giải quyết song phương” các tranh chấp Biển Đông. Nguyễn Chí Thanh lại còn thắc mắc là người Việt Nam “bức xúc cái gì” khi nghe tin Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền!
Nguyễn Chí Thanh và Nguyễn Chí Vịnh, hết phiên cha ngu nay đến phiên con ngu chăng?
Hay là hết phiên cha bán nước, nay đến phiên con bán nước?

02/06 Kêu gọi chống Trung Quốc ở Việt Nam



Đốt xe máy trước cửa đại sứ quán TQ để phản đối (ảnh lấy từ video clip)
Sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu khảo sát của PetroVietnam, đang ngày càng nhiều những lời kêu gọi chống Trung Quốc trên các diễn đàn ở Việt Nam, kể cả các kênh chính thống.
Báo chí trong nước, ngoại trừ các tờ báo được cho là mang tính định hướng chính trị cao như Nhân Dân hay Quân đội Nhân dân, những ngày qua đều đăng tải nhiều bài bình luận phân tích và chỉ trích việc 'Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền' của Việt Nam.
Giới quan sát nói nếu không có sự chuẩn thuận của nhà nước thì các báo Việt Nam, vốn được kiểm soát chặt chẽ, không thể lên tiếng mạnh mẽ như vậy được.
Lời kêu gọi tổ chức biểu tình ôn hòa trước cửa các cơ quan đại diện của Trung Quốc ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào Chủ nhật 05/06 tới đang được phát tán một cách nhanh chóng và rộng rãi trên các diễn đàn và mạng xã hội.
Chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn nhiều kế hoạch biểu tình tương tự trong quá khứ vì không muốn quan hệ với nước lớn láng giềng bị ảnh hưởng, cũng như ngăn chặn việc "các thế lực xấu" lợi dụng lòng yêu nước của người dân.
Tuy nhiên cho tới lúc này, các chỉ dấu cho thấy một cuộc tụ họp có thể sẽ được phép diễn ra để biểu thị sự phẫn nộ của dư luận xã hội Việt Nam trước các động thái ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc.
Nhiều cá nhân, tổ chức của Việt Nam bằng cách này hay cách khác cũng đang tìm cách bày tỏ thái độ của mình trước hành xử "ngang ngược" của Trung Quốc.
Một nhân viên của Công ty Du lịch Côn Đảo Explorer tại Vũng Tàu cho BBC hay gần một tuần nay, công ty này đã từ chối nhận đặt tour du lịch cho người Trung Quốc.
Công ty Côn Đảo Explorer đang tiếp thị gói du lịch Khám phá Côn Đảo 3 ngày 2 đêm, nhưng tuyên bố ngay trên website của mình rằng họ "không nhận tour đối với những người mang quốc tịch Trung Quốc".
Nhân viên công ty nói không rõ lý do là gì, nhưng "đó là quyết định của lãnh đạo".

'To lớn và xấu tính'

Hồi tháng Tư, một thanh niên đã đi xe máy tới vườn hoa đối diện Đại sứ quán Trung Quốc trên phố Hoàng Diệu, Hà Nội, tung băng rôn mang dòng chữ chống lệnh đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông rồi châm lửa đốt chiếc xe máy của mình.
Được biết chiếc xe nhãn hiệu Wave này sản xuất tại Trung Quốc.
Người thanh niên bị an ninh giải đi ngay sau đó, nhưng đoạn video quay cuộc phản kháng ngắn gọn và mạnh mẽ này đang được lưu truyền trên các trang mạng.
Biểu tình chống Trung Quốc tháng 12/2007
Đang có kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc ngày Chủ nhật tới
Làn sóng chống Trung Quốc ở Việt Nam cũng đang thu hút sự chú ý của báo chí nước ngoài.
Báo Financial Times, một tờ báo lớn và có uy tín tại Anh Quốc, vừa có bài bình luận của tác giả David Pilling nói ngay cả chính phủ Việt Nam nay cũng phải lên tiếng tỏ rõ thái độ với nước láng giềng "to lớn và xấu tính".
Bài báo dẫn lời Brantly Womack, Giáo sư chính trị học tại trường đại học Virginia, nói Việt Nam có một quan hệ bất cân xứng với Trung Quốc.
Theo Giáo sư Womack, quan hệ này gần giống như cơ chế các nước chư hầu mỗi năm phải triều cống cho Trung Quốc. "Phải tỏ ra lễ phép và thần phục thì các nước mới được yên thân."
"Cách hành xử với Việt Nam dường như là một trong các nỗ lực của Trung Quốc tìm cách thiết lập một cơ chế quan hệ tương tự cho thời nay."
Vị giáo sư này nhận xét ngoài Ấn Độ và có thể Nhật Bản, tất cả các nước Á châu đều có quan hệ bất cân xứng với Trung Quốc, và bởi vậy, Bắc Kinh cũng đang lần lượt gây rắc rối với các nước này.
Theo bài báo trên Financial Times, "về ngắn hạn, sự hung hăng của Trung Quốc dường như phản tác dụng" vì nó khiến các nước nhỏ tìm đến nhau cũng như xích lại gần Hoa Kỳ.
Tác giả David Pilling nói chính vì sự phản đối mạnh mẽ lần này của Việt Nam, chủ đề Biển Đông sẽ thống lĩnh chương trình nghị sự của Diễn đàn An ninh Đối thoại Shangri-La cuối tuần này.
Nhận định của cây bút Financial Times là trong khi sức mạnh hải quân của Trung Quốc đang lên thì ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ suy giảm và sớm muộn gì các nước như Philippines và Việt Nam sẽ phải đạt được dàn xếp nào đó với Trung Quốc và họ biết điều này.

04/06 Sinh viên VN ở Úc phản đối TQ



Một nhóm sinh viên Việt Nam tại Úc đã có cuộc phản đối bên ngoài tòa nhà Tổng Lãnh Sự Trung Quốc tại Melbourne, Úc.
Cuộc phản đối diễn ra chiều thứ Bảy
Sự kiện diễn ra trong chiều nay, giờ Úc, sau khi lời kêu gọi biểu tình được đưa lên trang mạng xã hội BấmFacebook.
Lời kêu gọi có đoạn: "Chúng ta là những con dân nước Việt, chúng ta không có quyền hành hay sức mạnh quân sự, chúng ta chỉ thể hiện tấm lòng bằng những hành động thông thường, chỉ một mục đích là nói cho chính phủ Trung Quốc biết rằng 'Hãy tôn trọng người Việt và lãnh thổ Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế'."
Trong video ngắn đưa lên BấmYouTube, một đại diện của nhóm sinh viên nói bằng tiếng Anh rằng các bạn vẫn mong giữ tình hữu nghị giữa hai nước nhưng yêu cầu Trung Quốc giải thích và xin lỗi
Qua video, người ta thấy cảnh sát Úc đứng xung quanh tòa nhà lãnh sự để bảo đảm an ninh.
Theo những người tổ chức, các sinh viên đến từ nhiều trường ở Melbourne, như đại học Swinburne, La Trobe, và Deakin.
Hầu hết người tham dự là du học sinh, cộng thêm khoảng 10 người Việt sống tại Úc.
Trong khi đó, đã có những lời kêu gọi tổ chức biểu tình ôn hòa trước cửa các cơ quan đại diện của Trung Quốc ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào Chủ nhật 05/06.

09/06 Có cuộc chiến hackers Việt-Trung?



Website Trung  tâm Biên phiên dịch Quốc gia bị hack
Một số website của Trung Quốc được nói bị hacker Việt Nam tấn công, dẫn tới việc 'hàng trăm website Việt Nam' bị hack.
Đó là nhận định của báo điện tử VietnamNet trong bản tin hôm thứ Tư 08/06. Báo này dẫn nguồn các diễn đàn công nghệ và bảo mật Việt Nam liệt kê hàng trăm website của Việt Nam, tức có đuôi .vn, đã bị tấn công.
"Trong số này, có cả các tên miền của cơ quan bộ ngành."
Theo VietnamNet, việc một số website Trung Quốc bị tấn công hôm 02/06, được tin là do hacker Việt Nam, đã dẫn tới hành động “trả đũa” nhằm vào các website của Việt Nam.
Thực tế, đã có một số website của chính phủ Trung Quốc, với đuôi gov.cn, bị tấn công và hacker để lại hình ảnh cùng các thông điệp như 'Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam'...
Cho tới nay, một số website như của chính quyền thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, vẫn còn tê liệt.
Về phía Việt Nam, nhiều website liên quan tới chính quyền, như thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vẫn chưa hoạt động trở lại sau khi bị tấn công tin tặc.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc hôm thứ Tư cũng đăng tin về việc hacker Trung Quốc đánh sập trang web của Trung tâm Biên Phiên dịch Quốc gia, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Việc sa đà vào chiến tranh mạng sẽ khiến Việt Nam thiệt hại nặng nề. Hi vọng các bạn Hacker Việt Nam giữ bình tĩnh.
Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa
Hoàn Cầu nói các hacker 3King và Tiểu Phong để lại trên trang web này hình lá cờ Trung Quốc cùng khẩu hiệu 'Nam Sa (Trường Sa) là của Trung Quốc' và nhạc nền là Quốc ca Trung Hoa.
Cho tới sáng thứ Năm, website của trung tâm này tại địa chỉ http://ntc.mofa.gov.vn/ vẫn còn tê liệt.

Tranh chấp chủ quyền

Các nguồn an ninh mạng của Việt Nam cảnh báo các website bị tấn công, kể cả website của cơ quan nhà nước, đều không có biện pháp bảo mật tốt.
Tuy nhiên họ cũng nói các chỉ dấu cho thấy trình độ của hacker "không chuyên nghiệp và chỉ mang tính tự phát".
Nhiều ý kiến tỏ ra không đồng tình với hành động cũng bột phát từ phía hacker Việt Nam, cho rằng làm công việc này "không mang lại kết quả gì".
Ban quản trị Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, mà website hoangsa.org đã bị tấn công nặng nề, đã ra khuyến cáo: "Về việc tấn công trả thù các trang website của Trung Quốc, như chúng tôi đã cảnh báo từ 2007, việc chúng ta tấn công các website Trung Quốc không giải quyết được vấn đề gì, trái lại nó chỉ khiến chúng ta phải trả giá nặng nề".
"Việc sa đà vào chiến tranh mạng sẽ khiến Việt Nam thiệt hại nặng nề. Hi vọng các bạn Hacker Việt Nam giữ bình tĩnh."
Thông điệp mà hacker hai bên để lại trên các trang mạng cho thấy đợt tấn công mới nhất có liên hệ trực tiếp tới làn sóng phản đối chính sách Biển Đông của Trung Quốc, và phản ứng trước việc này trong một số tầng lớp dư luận Trung Quốc.

05/06 Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam



Các cuộc biểu tình chống chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông đã diễn ra sáng Chủ nhật 05/06 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Các nhân chứng cho hay con số người tham gia cuộc biểu tình hiếm khi xảy ra ở Hà Nội là 'hàng trăm người', trong khi con số ở TP Hồ Chí Minh được biết là đông đảo hơn.
Người biểu tình mang cờ Việt Nam và các biểu ngữ phản đối hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng như yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Đã nhiều lần kế hoạch biểu tình chống Trung Quốc bị ngăn cản, nhưng lần này các cuộc tuần hành đã diễn ra tại cả hai đô thị lớn nhất nước, dường như đã có sự nhân nhượng ngầm của chính quyền.
Người biểu tình mang cờ Việt Nam và các biểu ngữ phản đối hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng như yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Một nhân chứng
Tại Hà Nội, nhân chứng nói đám đông đa phần là thanh niên đã tụ tập từ sáng sớm trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc trên phố Hoàng Diệu.
Nhiều người mặc áo T-shirt màu đỏ có sao vàng, mang theo các khẩu hiệu 'Phản đối Trung Quốc gây hấn' và 'Trung Quốc hãy chấm dứt việc xâm lược biển đảo của Việt Nam'.
Một số người mang cờ Trung Quốc có hình sọ người của hải tặc.
Đám đông tụ họp chừng nửa tiếng, tới khoảng 8:45 phút sáng thì bị công an giải tán.
Từ vị trí trên đường Hoàng Diệu , đoàn người đã tiến về hướng Hồ Hoàn Kiếm, hát vang quốc ca Việt Nam và kêu gọi phản đối Trung Quốc.
Tại TP Hồ Chí Minh, đám đông tiến về Lãnh sự quán Trung Quốc qua các ngả Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, với con số người đông đảo hơn Hà Nội, mà nhân chứng nói cao điểm có thể hàng nghìn.
Nhiều người mang khẩu hiệu đòi Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại cho Việt Nam trong các vụ gây hấn và sách nhiễu.
Bên ngoài tòa lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, thanh niên cũng hát quốc ca và một số bài hát cách mạng.

Phản ứng chính quyền

Hai cuộc tuần hành tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được biết đã kết thúc trong buổi sáng.
Lời kêu gọi tổ chức biểu tình ôn hòa chống chính sách của Trung Quốc đối với lãnh thổ Việt Nam đã được lưu truyền nhiều ngày nay trên internet và các diễn đàn cũng như mạng liên kết xã hội.
Cuộc tuần hành theo tôi được biết đã diễn ra bình tĩnh, trật tự, không cản trở giao thông và cũng không mang các biểu ngữ mang tính kích động.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Viịnh
Lúc đó đã có nhận xét rằng cuộc tuần hành có thể sẽ được phép diễn ra, vì sức ép của sự bức xúc lớn trong xã hội sau việc ngày 26/05 tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam chưa có phản ứng gì trước hoạt động biểu tình và báo chí chính thống cũng chưa có tường thuật về sự việc này.
Tuy nhiên, bên lề diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La tại Singapore, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nói với BBC rằng ông "được biết đã có một số người dân tụ tập phản đối" chính sách của Trung Quốc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Ông Vịnh nói: "Đây là hành động tự phát của người dân".
Ông thứ trưởng cho hay ông được thông báo qua điện thoại rằng sau khi các địa phương vận động giải thích, đám đông đã tự động giải tán.
"Cuộc tuần hành theo tôi được biết đã diễn ra bình tĩnh, trật tự, không cản trở giao thông và cũng không mang các biểu ngữ mang tính kích động."
Thế nhưng Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói quan điểm của riêng ông đối với các hoạt động biểu tình như trên là "không nên, dù đây là bắt nguồn từ lòng yêu nước".
"Người dân phải tin rằng Nhà nước sẽ có giải pháp, có đủ trách nhiệm để vừa giữ chủ quyền lãnh thổ, vừa duy trì hòa khí và quan hệ với Trung Quốc."
Biểu tình trước cửa đại sứ quán TQ

Dư luận bức xúc

Năm 2007-2008 đã có một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc cũng tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
Sau đó hoạt động này bị chính quyền ngăn cản, vì không muốn quan hệ với nước lớn láng giềng bị ảnh hưởng, cũng như ngăn chặn việc "các thế lực xấu" lợi dụng lòng yêu nước của người dân.
Đã có cáo buộc đảng Việt Tân tại hải ngoại có thể tham gia kích động chống chính quyền trong nước, khiến tổ chức này phải lên tiếng giải thích.
Việt Tân hôm thứ Bảy ra thông cáo nói họ "tôn trọng vị trí độc lập ... của mọi đoàn thể, tập hợp người Việt yêu nước khác" và bác bỏ 'sự hiểu lầm' nói trên.
Trước cuộc tuần hành nhiều cá nhân, tổ chức của Việt Nam bằng cách này hay cách khác cũng đang tìm cách bày tỏ thái độ của mình trước hành xử "ngang ngược" của Trung Quốc.
Từ nhiều ngày nay, liên tục có các cáo buộc tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp ngư dân và các tàu thuyền của Việt Nam.
Sinh viên Việt Nam tại Australia và c̣ông đồng người Việt ở Los Angeles cũng đã có các cuộc biểu tình trước cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc trước các cuộc tuần hành ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.