Cập nhật lúc 08/02/2011 06:00:00 AM (GMT+7)
- Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam, ông Dương Trung Quốc lý giải vì sao "thế hệ vàng" của GS Vũ Đình Hòe và những trí thức lớn đương thời là một hiện tượng lịch sử khó quên, thừa hưởng những tố chất mà những thế hệ trước và sau nó không thể có. Trao đổi với phóng viên VietNamNet sau khi cụ Vũ Đình Hòe từ trần, ông Dương Trung Quốc cho biết, ông đặt tên "thế hệ vàng" bởi họ đã tiếp thu những tinh túy của nền Quốc học và văn hóa, văn minh phương Tây một cách xuất sắc.
Vị bộ trưởng giáo dục đầu tiên của nước ta
Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên từ trần
Ba ước nguyện đầu xuân của GS 100 tuổi
Tiếp thu tinh túy văn minh phương Tây và nền Quốc học
Thưa ông Dương Trung Quốc, ông có thể lý giải vì sao những trí thức thuộc thế hệ vàng rất đặc biệt và không thể lặp lại trong lịch sử?
GS Vũ Đình Hòe.
Thế hệ vàng được hưởng một nền Quốc học rất căn bản, cho dù đến đầu thế kỷ thứ 20, nền Quốc học bắt đầu đứng trước nhiều thử thách và bị khủng hoảng do chế độ thuộc địa, nhưng về căn bản nó vẫn được duy trì cả trên lĩnh vực kiến thức và đạo lý. Quan niệm về dạy học là dạy làm người. Nền Quốc học lại được trải qua một thời kỳ của phong trào Duy Tân, là những trí thức yêu nước muốn hướng tới học hỏi cái mới.
Trong bối cảnh ấy, thế hệ này lại được tiếp nhận nền văn minh phương Tây một cách khá căn bản, tinh thần là khoa học và dân chủ. Họ đã học được và vượt lên trên cái ràng buộc và hạn chế của nền giáo dục thuộc địa.
Nền giáo dục và văn hóa Pháp, bên cạnh mục tiêu thực dân, là cả một nền văn minh. Chính nền văn minh ấy kích thích tinh thần dân tộc của họ vì họ nhận ra chân giá trị của nền văn hóa Pháp lại phục vụ cho chính sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái rất thu hút. Chính thực dân Pháp cũng nói: con đường đi sang nước Pháp là con đường chống lại nước Pháp. Vì thế, bản chất nền văn minh lại trái ngược với mục tiêu thực dân.
Hai tố chất ấy lại được tồn tại trong một môi trường thúc giục của tinh thần yêu nước, tinh thần giải phóng dân tộc. Nó rơi vào thời điểm lịch sử là cuộc vận động giải phóng dân tộc VN, và đương nhiên ta phải nói tới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên cạnh Vũ Đình Hòe là đông đảo những trí thức tương tự như ông, đã tham gia vào trào lưu phát triển của đất nước, trở thành những người chiến sĩ giải phóng dân tộc, nòng cốt của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên, Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di...
Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên
Trong bối cảnh ấy, GS Vũ Đình Hòe có gì giống và khác biệt với những trí thức tiến bộ đương thời?
Thế hệ vàng đã để lại tên tuổi trong lịch sử, trong đó GS Vũ Đình Hòe có may mắn là sống trọn gần một thế kỷ, trải nghiệm qua tất cả thăng trầm.
Ông là người vượt qua tất cả những thử thách của cuộc cách mạng. Hòa nhập vào được trào lưu chính thống của cuộc cách mạng là một thử thách rất lớn, không phải ai cũng vượt qua được. Có những người rất đáng kính trọng, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, đã không đi tới cùng của sự nghiệp Đảng Cộng sản.
Ông là người dấn thân, trước khi tham gia cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, tiêu biểu là Mặt trận Việt Minh, ông đã tham gia Đảng Dân chủ- một tập hợp của trí thức tiến bộ đương thời.
Nói tới Vũ Đình Hòe là nói tới tờ báo Thanh Nghị, cũng là một tập hợp tự nguyện của một nhóm trí thức tiên tiến, hy vọng xây dựng một xã hội mới khi nước VN độc lập. Tờ báo này là yếu tố thu hút một bộ phận ưu tú dấn thân tìm đường cứu nước, như Nghiêm Xuân Yêm, Phan Anh, Vũ Trọng Khánh...Tờ báo này đề cập rất nhiều đến đời sống kinh tế, xã hội và cả chính trị nữa.
Đúng lúc đó, Mặt trận Việt Minh đưa ra cương lĩnh chính trị của mình, đã thu hút được lực lượng yêu nước này đi theo. Lúc này, Đảng dân chủ đã có mối liên hệ khá chặt chẽ với Đảng Cộng sản Đông Dương.
Vì thế, trước Cách mạng tháng 8, ông Vũ Đình Hòe đã được Việt Minh mời lên Tân Trào để tham gia Đại hội như là một thành viên của Mặt trận dân tộc giải phóng. Khi Chính phủ cách mạng lâm thời được thành lập, ông đã có mặt trong nội các đầu tiên, với cương vị là Bộ trưởng Quốc gia giáo dục đầu tiên (1945-1946).
Lý do gì khiến Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ấy lại đề nghị ông Vũ Đình Hòe làm Bộ trưởng giáo dục? Trong thời gian ấy, vị Bộ trưởng đầu tiên đã làm được những gì cho giáo dục Việt Nam?
"Những nhà Duy Tân đầu thế kỷ cũng từng đứng trước sự lựa chọn như chúng ta- từ bỏ cái gì và lựa chọn cái gì. Ngày xưa các cụ có triết lý rất đơn giản: thực học và thực nghiệp, cho nên không bị hư hỏng. Chúng ta đang khủng hoảng vì tiếp nhận quá nhiều giá trị ảo".
Dương Trung Quốc
Trước đó, một trong những nội dung quan trọng của tờ Thanh Nghị mà ông Vũ Đình Hòe là hạt nhân tập hợp bàn về vấn đề nâng cao dân trí của người dân, giáo dục người dân một cách toàn diện.
Ông tham gia rất tích cực trong phong trào truyền bá Quốc ngữ, mặc dù ông là một luật gia.
Khi ông đưa những chủ trương đầu tiên của Bộ giáo dục thì đều được Chủ tịch Hồ Chí Minh tán thành. Thứ nhất là tôn trọng bằng cấp của chế độ cũ, tổ chức sớm cuộc thi làm cho giáo dục của chế độ cũ không bị đứt đoạn và tiếp thu nền giáo dục cũ, cải tạo thành nền giáo dục cách mạng. Đó cũng là điều gây ấn tượng cho ông lớn nhất vì ông cứ nghĩ cách mạng sẽ xóa bỏ tất cả cái cũ.
Chỉ không đầy hai tuần sau cách mạng thì đã khai giảng niên khóa đầu tiên.
Ông cũng là người có công khôi phục lại nền giáo dục đại học từ nền giáo dục thuộc địa, chuyển ĐH Đông Dương cũ thành ĐH của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, sử dụng Quốc ngữ.
Là một luật gia được đào tạo bài bản từ thời Pháp thuộc, ông Vũ Đình Hòe đã để lại những dấu ấn gì sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ông làm Bộ trưởng Bộ Tư Pháp, sau khi thôi chức vụ Bộ trưởng Giáo dục?
Ông Vũ Đình Hòe là một thành viên xây dựng Hiến pháp năm 1946, đóng góp nhiều điểm sáng cho Hiến pháp này. Ông là người đóng góp rất nhiều cho nền tư pháp cách mạng, đứng trước nhiều thử thách để xây dựng một thể chế chính trị mới.
Có thể nói đây là thời kỳ tâm đắc nhất mà luật gia Vũ Đình Hoè được chứng kiến và trực tiếp tham dự trong quá trình xây dựng nền móng pháp lý của chế độ Dân chủ- Cộng hoà . Cụ gọi giai đoạn từ 1945 đến 1948 là “tuần trăng mật” giữa những người cộng sản và những trí thức khao khát Dân chủ với vai trò người nhạc trưởng là vị lãnh tụ của Cách mạng, người am hiểu sâu sắc nền chính trị cả Đông lẫn Tây khi lựa chọn thể chế cho Nhà nước Việt Nam độc lập.
GS Vũ Đình Hòe từng là chủ bút báo Thanh Nghị.
Nhóm “Thanh Nghị” của Vũ Đình Hoè với nhiều luật gia danh tiếng như Phan Anh, Vũ Văn Hiền, Vũ Trọng Khánh...từng có những cuộc trao đổi, tranh luận trên tờ “Thanh Nghị” về các thể chế chính trị mà nước Việt Nam phải lựa chọn khi cảm nhận được thời cơ độc lập đang đến gần. Tuy nhiên, tất cả những mô hình và bước đi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra, vào cái khoảnh khắc quyết định của lịch sử, cùng với độ lùi thời gian cho thấy, là một tư tưởng tiên tiến và một tinh thần Dân chủ rất hiện đại.
Thế hệ chúng ta mất gốc hoàn toàn
Sau thế hệ Vũ Đình Hòe, tại sao bắt đầu vắng bóng những trí thức lớn, kể cả khi có phong trào đi du học để tiếp nhận tri thức từ các nước phương Tây?
Thế hệ chúng ta sau này mất gốc hoàn toàn. Nếu có tiếp cận phương Tây thì chỉ là tiếp cận văn minh bề ngoài, phương tiện sống, kiến thức. Chẳng hạn chúng ta biết tiếng Anh, nhưng không hiểu nền văn minh của Anh là như thế nào. Trong khi đó, thế hệ thời Vũ Đình Hòe tiếp thu cả nền văn hóa.
Thời kỳ đổi mới sau này, dòng chảy từ thời Vũ Đình Hòe không chảy tiếp vì tư tưởng ấu trĩ của một số nhà lãnh đạo, nhận thức thì hạn hẹp, lại bị chi phối bởi lợi ích cho nên không tiếp cận được những giá trị.
Cốt lõi của giáo dục cần phải quan tâm đến, nhất là trong bối cảnh hiện nay, là vẫn phải giáo dục con người. Kiến thức làm người là quan trọng nhất, sau đó mới đến kỹ năng và tri thức khác.
Lâu nay ta thực dụng quá. Bằng cấp là cần thiết, là chuẩn mực nhưng chỉ để ý tới điều đó thôi mà không quan tâm đến người ta lấy bằng bằng phương thức nào, bằng chính danh hay ngụy danh, bằng tri thức thực sự hay bằng mua bán. Điều đó rất nguy hiểm.
Tôi không tán thành phải quay về cái cũ, nhưng có những tinh thần xuyên suốt của giáo dục - triết lý giáo dục, phải có giá trị lâu dài. Những nhà Duy Tân đầu thế kỷ cũng từng đứng trước sự lựa chọn như chúng ta- từ bỏ cái gì và lựa chọn cái gì. Ngày xưa các cụ có triết lý rất đơn giản: thực học và thực nghiệp, cho nên không bị hư hỏng. Chúng ta đang khủng hoảng vì tiếp nhận quá nhiều giá trị ảo.
Xin cảm ơn cuộc trò chuyện của ông.
Hương Giang (Thực hiện)
****************************************************
Mời bạn đọc tham gia ý kiến theo mục phản hồi dưới đây hoặc gửi về email bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn.
Đồng ý, nhưng khôi phục cách nào
"Thế hệ chúng ta mất gốc hoàn toàn " đây là cách nói giảm nhẹ vì thực chất ông Dương Trung Quốc muốn nói là "Chẳng hạn chúng ta biết tiếng Anh, nhưng không hiểu nền văn minh của Anh là như thế nào. Trong khi đó, thế hệ thời Vũ Đình Hòe tiếp thu cả nền văn hóa." Thực ra chúng ta đang mất văn hóa và mất niềm tin vào văn hóa. Sự đánh mất này diễn ra ở quy mô rộng ở tất cả các tầng lớp nhân dân. Mong rằng ông Dương Trung Quốc phân tích tiếp nguyên nhân sâu xa và đưa ra "kế pháp"
Trân Lê, gửi lúc 09/02/2011 15:57:41
triet hoc
Theo quy luật điều đó là bình thường. Đến 1 lúc nào đó, sẽ có lực lượng kế thừa.
nguyen chi minh, gửi lúc 09/02/2011 15:58:05
Vài lời góp ý
Bài phỏng vấn rất hay với những nội dung đề cập sát với những vấn đề thời sự trong nước. Xin cám ơn những người thực hiện chương trình này.
Phạm Lê, gửi lúc 09/02/2011 15:58:21
từ bỏ cái gì và lựa chọn cái gì
"Từ bỏ cái gì và lựa chọn cái gì": đây cũng là trăn trở của tôi một sinh viên sắp ra trường. giữa vô vàn những điều cuộc sống tôi không biết phải lựa chọn điều gì cho cuộc sống thật ý nghĩa. Tôi biết bác Dương Trung Quốc qua các diễn đàn quốc hội,qua các bài báo các cuốn sách... tôi hy vọng với tâm huyết của mình bác có thể làm một cái gì đó cho thế hệ sau
Võ Tấn Huy, gửi lúc 09/02/2011 15:58:47
Tôi bị sốc với câu nói của ông Dương Trung Quốc
Đang còn hàng triệu người Việt Nam hàng ngày , hàng giờ xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng tốt hơn. Đó là những người đang âm thầm cũng như công khai tích cực phát huy những mặt tốt và đấu tranh với tiêu cực và xây dựng bản sắc dân tộc Việt Nam chứ không phải dân tộc khác. Có thể một vài cá nhân mình mất gốc hoặc vài người khác, chứ không thể nói cả thế hệ chúng ta sau này . Ngoài ra , trong phân tích khác của ông Dương Trung Quốc còn nhiều mâu thuẫn và không có cơ sở .
Phạm văn Điệp, gửi lúc 09/02/2011 15:59:46
Friday, March 11, 2011
19/02 “Lẽ ra đầu năm nay giá điện đã phải tăng rồi”
▪ BẢO TRANG
19/02/2011 15:08 (GMT+7)
Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Phạm Mạnh Thắng.
Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Phạm Mạnh Thắng nói về đề xuất tăng giá điện, vừa được trình Thủ tướng phê duyệt
Nếu không tăng giá điện, trong vòng 3 -5 năm tới, chúng ta sẽ thiếu điện vì không thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Quan điểm trên được Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Phạm Mạnh Thắng đưa ra với hàm ý như để phần nào lý giải cho đề xuất tăng giá điện vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng phê duyệt.
Trao đổi với báo giới ngày 17/2, ông Thắng nói:
- Đề án tăng giá điện vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng hoàn toàn nằm trong lộ trình điều chỉnh giá điện hàng năm đã được Thủ tướng quyết định. Do đó, lẽ ra ngay sau khi giá cả nhiều mặt hàng biến động từ cuối năm 2010, thì đầu năm nay giá điện đã phải tăng rồi.
Tuy nhiên, do nền kinh tế vẫn đang trải qua những biến động bất thường, nên Chỉnh phủ đã cân nhắc thời điểm và mức độ tăng giá điện để làm sao gây tác động ít nhất đến sản xuất của người dân cũng như các vấn đề kinh tế xã hội khác.
Bộ Công Thương chỉ là cơ quan trình phương án để các tác động trên là nhỏ nhất. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ thẩm định. Trên cơ sở ý kiến của các bộ, Thủ tướng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Thời điểm tăng giá điện và mức tăng bao nhiêu thuộc quyền quyết định của Chính phủ.
Thưa ông, giá điện phụ thuộc rất nhiều vào giá các nguyên liệu đầu vào như than, khí. Vậy tại sao giá những mặt hàng này chưa tăng nhưng Bộ Công Thương đã tính chuyện tăng giá điện?
Giá than và khí sẽ sớm muộn gì cũng sẽ tăng giá theo thị trường nhưng lộ trình tăng bao nhiêu và thời điểm nào thì đúng là hiện nay chưa có. Xác định giá than và khí theo thị trường thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính. Than và khí là đầu vào của điện, nếu đầu vào tăng mà đầu ra không tăng thì ngành ngành điện sẽ chết.
Tôi cho rằng, nguyên tắc cơ bản là đầu vào tăng thì đầu ra cũng phải tăng. Sự tăng giá phải đồng bộ theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định giá than, khí, dầu tăng thì giá điện phải tăng theo.
Bộ Tài chính đề xuất tăng giá điện có 11%, còn Bộ Công Thương lại đề xuất lên tới 18%. Rõ ràng nếu tăng theo đề xuất của Bộ Công Thương thì nền kinh tế sẽ bị tác động khá lớn...
Phương án tăng giá điện lên bao nhiêu, hiện Bộ Công Thương chưa được phép công bố. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, tất cả các phương án đưa ra đều phải được tính toán và đánh giá đến tác động tới lạm phát cũng như từng đối tượng sử dụng điện như sản xuất, hộ sinh hoạt.
Vậy sau lần tăng này, Bộ Công Thương và ngành điện có “kêu” là giá điện Việt Nam thấp nhất thế giới nữa không?
Giá điện năm 2010 của Việt Nam là 1.058 - 1.060 đồng/kWh. Nếu theo tỷ giá đầu năm 2010 thì bằng 5,3 cent/kWh. Nhưng theo tỷ giá mới của Ngân hàng Nhà nước thì giá điện trong nước hiện chỉ còn khoảng hơn 4 cent/kWh.
Từ đầu năm 2010, giá điện của Việt Nam đã thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Giá điện của Lào thấp thứ nhì cũng đã lên tới 5,8 cent/ kWh. Chúng ta phải chạy điện bằng dầu, bằng khí, bằng than với giá rất đắt trong khi giá điện lại thấp hơn nhiều nước thì rõ ràng có những điều không hợp lý và chưa phản ánh được vấn đề đầu ra. Đó cũng là lý do buộc Chính phủ phải có lộ trình để điều chỉnh lại để giá điện sao cho nó phản ánh đúng chi phí đầu vào.
Tuy nhiên cũng phải nói rằng, giá điện cao hay thấp phụ thuộc vào cơ cấu nguồn phát, năng lượng cũng như cơ cấu chi phí của từng nước. Do đó, ở góc độ nào đấy, các nước khác nhau cũng khó để so sánh với nhau chính xác được.
Tôi có thể đưa ra một ví dụ để mọi người có thể thấy được giá điện hiện nay rẻ hay đắt. Chẳng hạn một kWh điện của Việt Nam chưa đến 1.100 đồng, trong khi một cốc nước chè bán ở vỉa hè hiện nay đã là 2.000 đồng. Để sản xuất được 1 kWh điện của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là mất 5 m3 nước, còn Nhà máy Thủy điện Thác Bà mất 10 m3 nước. Mỗi kWh điện có thể chạy cho một chiếc điều hòa làm mát cho căn phòng trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Bộ Công Thương và ngành điện vẫn luôn kêu thiếu điện là giá điện thấp nên không thu hút được các nhà đầu tư vào ngành điện. Vậy giả định đề xuất tăng tới 18% lần này được Thủ tướng chấp thuận thì có nghĩa tình hình sẽ được cải thiện?
Thật sự mà nói, giá điện không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết việc cung cấp điện. Nó chỉ là một trong những yếu tố giúp giải quyết chuyện cung ứng điện mà thôi. Chắc ai cũng biết, nếu giá điện thấp sẽ không thu hút nhà đầu tư và về lâu dài, chúng ta sẽ không có đủ điện. Ngược lại, giá điện tốt sẽ khuyến khích được nhà đầu tư.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, vấn đề này không giải quyết được ngày một ngày hai. Nếu chúng ta muốn 5 năm nữa có đủ điện dùng, thì bây giờ phải thu hút được nhiều nhà đầu tư. Nếu không, trong vòng 5 năm nữa chúng ra sẽ thiếu điện.
Còn với người tiêu dùng, khi giá điện tăng, tôi tin rằng, người sử dụng sẽ phải sử dụng tiết kiệm hơn, ngành điện cũng không phải tốn hàng tỷ đồng để chi cho việc tuyên truyền tiết kiệm điện.
19/02/2011 15:08 (GMT+7)
Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Phạm Mạnh Thắng.
Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Phạm Mạnh Thắng nói về đề xuất tăng giá điện, vừa được trình Thủ tướng phê duyệt
Nếu không tăng giá điện, trong vòng 3 -5 năm tới, chúng ta sẽ thiếu điện vì không thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Quan điểm trên được Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Phạm Mạnh Thắng đưa ra với hàm ý như để phần nào lý giải cho đề xuất tăng giá điện vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng phê duyệt.
Trao đổi với báo giới ngày 17/2, ông Thắng nói:
- Đề án tăng giá điện vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng hoàn toàn nằm trong lộ trình điều chỉnh giá điện hàng năm đã được Thủ tướng quyết định. Do đó, lẽ ra ngay sau khi giá cả nhiều mặt hàng biến động từ cuối năm 2010, thì đầu năm nay giá điện đã phải tăng rồi.
Tuy nhiên, do nền kinh tế vẫn đang trải qua những biến động bất thường, nên Chỉnh phủ đã cân nhắc thời điểm và mức độ tăng giá điện để làm sao gây tác động ít nhất đến sản xuất của người dân cũng như các vấn đề kinh tế xã hội khác.
Bộ Công Thương chỉ là cơ quan trình phương án để các tác động trên là nhỏ nhất. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ thẩm định. Trên cơ sở ý kiến của các bộ, Thủ tướng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Thời điểm tăng giá điện và mức tăng bao nhiêu thuộc quyền quyết định của Chính phủ.
Thưa ông, giá điện phụ thuộc rất nhiều vào giá các nguyên liệu đầu vào như than, khí. Vậy tại sao giá những mặt hàng này chưa tăng nhưng Bộ Công Thương đã tính chuyện tăng giá điện?
Giá than và khí sẽ sớm muộn gì cũng sẽ tăng giá theo thị trường nhưng lộ trình tăng bao nhiêu và thời điểm nào thì đúng là hiện nay chưa có. Xác định giá than và khí theo thị trường thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính. Than và khí là đầu vào của điện, nếu đầu vào tăng mà đầu ra không tăng thì ngành ngành điện sẽ chết.
Tôi cho rằng, nguyên tắc cơ bản là đầu vào tăng thì đầu ra cũng phải tăng. Sự tăng giá phải đồng bộ theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định giá than, khí, dầu tăng thì giá điện phải tăng theo.
Bộ Tài chính đề xuất tăng giá điện có 11%, còn Bộ Công Thương lại đề xuất lên tới 18%. Rõ ràng nếu tăng theo đề xuất của Bộ Công Thương thì nền kinh tế sẽ bị tác động khá lớn...
Phương án tăng giá điện lên bao nhiêu, hiện Bộ Công Thương chưa được phép công bố. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, tất cả các phương án đưa ra đều phải được tính toán và đánh giá đến tác động tới lạm phát cũng như từng đối tượng sử dụng điện như sản xuất, hộ sinh hoạt.
Vậy sau lần tăng này, Bộ Công Thương và ngành điện có “kêu” là giá điện Việt Nam thấp nhất thế giới nữa không?
Giá điện năm 2010 của Việt Nam là 1.058 - 1.060 đồng/kWh. Nếu theo tỷ giá đầu năm 2010 thì bằng 5,3 cent/kWh. Nhưng theo tỷ giá mới của Ngân hàng Nhà nước thì giá điện trong nước hiện chỉ còn khoảng hơn 4 cent/kWh.
Từ đầu năm 2010, giá điện của Việt Nam đã thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Giá điện của Lào thấp thứ nhì cũng đã lên tới 5,8 cent/ kWh. Chúng ta phải chạy điện bằng dầu, bằng khí, bằng than với giá rất đắt trong khi giá điện lại thấp hơn nhiều nước thì rõ ràng có những điều không hợp lý và chưa phản ánh được vấn đề đầu ra. Đó cũng là lý do buộc Chính phủ phải có lộ trình để điều chỉnh lại để giá điện sao cho nó phản ánh đúng chi phí đầu vào.
Tuy nhiên cũng phải nói rằng, giá điện cao hay thấp phụ thuộc vào cơ cấu nguồn phát, năng lượng cũng như cơ cấu chi phí của từng nước. Do đó, ở góc độ nào đấy, các nước khác nhau cũng khó để so sánh với nhau chính xác được.
Tôi có thể đưa ra một ví dụ để mọi người có thể thấy được giá điện hiện nay rẻ hay đắt. Chẳng hạn một kWh điện của Việt Nam chưa đến 1.100 đồng, trong khi một cốc nước chè bán ở vỉa hè hiện nay đã là 2.000 đồng. Để sản xuất được 1 kWh điện của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là mất 5 m3 nước, còn Nhà máy Thủy điện Thác Bà mất 10 m3 nước. Mỗi kWh điện có thể chạy cho một chiếc điều hòa làm mát cho căn phòng trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Bộ Công Thương và ngành điện vẫn luôn kêu thiếu điện là giá điện thấp nên không thu hút được các nhà đầu tư vào ngành điện. Vậy giả định đề xuất tăng tới 18% lần này được Thủ tướng chấp thuận thì có nghĩa tình hình sẽ được cải thiện?
Thật sự mà nói, giá điện không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết việc cung cấp điện. Nó chỉ là một trong những yếu tố giúp giải quyết chuyện cung ứng điện mà thôi. Chắc ai cũng biết, nếu giá điện thấp sẽ không thu hút nhà đầu tư và về lâu dài, chúng ta sẽ không có đủ điện. Ngược lại, giá điện tốt sẽ khuyến khích được nhà đầu tư.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, vấn đề này không giải quyết được ngày một ngày hai. Nếu chúng ta muốn 5 năm nữa có đủ điện dùng, thì bây giờ phải thu hút được nhiều nhà đầu tư. Nếu không, trong vòng 5 năm nữa chúng ra sẽ thiếu điện.
Còn với người tiêu dùng, khi giá điện tăng, tôi tin rằng, người sử dụng sẽ phải sử dụng tiết kiệm hơn, ngành điện cũng không phải tốn hàng tỷ đồng để chi cho việc tuyên truyền tiết kiệm điện.
08/03 Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết quý 3/2011
Hai tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may đã thu về 2,2 tỷ USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ năm trước.
▪ Y NHUNG
15:25 (GMT+7) - Thứ Ba, 8/3/2011
Hiện vẫn chưa hết quý 1, nhưng nhiều doanh nghiệp dệt may đã ký được đơn hàng đến hết quý 3/2011
Những tháng đầu năm không chỉ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh mà nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có đơn hàng sản xuất tới hết quý 3/2011.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, hai tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may đã thu về 2,2 tỷ USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh tăng về lượng ( trên 30%), giá xuất khẩu cũng đã tăng khoảng 20%.
“Trong vòng bốn năm qua, đây là mức trưởng xuất khẩu cao nhất vào những tháng đầu năm. Thời điểm này, các doanh nghiệp lớn trong ngành như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè… đều đã ký được đơn hàng sản xuất đến hết quý 3 năm nay”, ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết.
Theo ông Trường, 2011 cũng là năm lượng công nhân trở lại làm việc sau nghỉ Tết tại các khu công nghiệp thuộc các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ đạt tới mức 98- 100%, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Nguyên nhân được cho là do đời sống của người lao động gần đây đã được cải thiện đáng kể. Trước và sau Tết, các doanh nghiệp đều có xe đưa đón công nhân ở các địa phương về tới thị xã hoặc thị trấn để tạo thuận lợi cho người lao động.
Tuy nhiên, thời điểm này ông Trường cho rằng điều làm các doanh nghiệp không khỏi lo lắng đó là tỷ giá niêm yết trên thị trường tự do và tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước vẫn có sự chênh lệch. Giá của nhiều nguyên liệu đầu vào gần đây cũng tăng mạnh, giá bông chỉ trong một thời gian ngắn đã tăng tới 300% lên mức 5,2 USD/ kg, rồi lại giảm xuống 4,8 USD/kg, khiến doanh nghiệp đẩy mạnh mua vào ở mức giá cao sẽ bị lỗ nặng.
Thêm vào đó, mặc dù đơn hàng hiện nay “đổ” về Việt Nam khá nhiều nhưng các doanh nghiệp cũng rất khó khăn trong việc tiếp tục mở rộng các xí nghiệp sản xuất. Ngoài ra, việc đưa các cơ sở sản xuất về nông thôn lại khiến doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng bị cắt điện nhiều hơn vào mùa khô, so với việc đặt cơ sở sản xuất tại các thành phố lớn.
Kết thúc năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tiếp tục tăng 23%, so với năm trước, khi đạt trên 11 tỷ USD, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 5 trong các nước xuất khẩu hàng dệt may toàn thế giới. Trong năm 2011, toàn ngành đặt chỉ tiêu phấn đấu là thu về kim ngạch từ 12,7- 13 tỷ USD.
▪ Y NHUNG
15:25 (GMT+7) - Thứ Ba, 8/3/2011
Hiện vẫn chưa hết quý 1, nhưng nhiều doanh nghiệp dệt may đã ký được đơn hàng đến hết quý 3/2011
Những tháng đầu năm không chỉ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh mà nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có đơn hàng sản xuất tới hết quý 3/2011.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, hai tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may đã thu về 2,2 tỷ USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh tăng về lượng ( trên 30%), giá xuất khẩu cũng đã tăng khoảng 20%.
“Trong vòng bốn năm qua, đây là mức trưởng xuất khẩu cao nhất vào những tháng đầu năm. Thời điểm này, các doanh nghiệp lớn trong ngành như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè… đều đã ký được đơn hàng sản xuất đến hết quý 3 năm nay”, ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết.
Theo ông Trường, 2011 cũng là năm lượng công nhân trở lại làm việc sau nghỉ Tết tại các khu công nghiệp thuộc các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ đạt tới mức 98- 100%, cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Nguyên nhân được cho là do đời sống của người lao động gần đây đã được cải thiện đáng kể. Trước và sau Tết, các doanh nghiệp đều có xe đưa đón công nhân ở các địa phương về tới thị xã hoặc thị trấn để tạo thuận lợi cho người lao động.
Tuy nhiên, thời điểm này ông Trường cho rằng điều làm các doanh nghiệp không khỏi lo lắng đó là tỷ giá niêm yết trên thị trường tự do và tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước vẫn có sự chênh lệch. Giá của nhiều nguyên liệu đầu vào gần đây cũng tăng mạnh, giá bông chỉ trong một thời gian ngắn đã tăng tới 300% lên mức 5,2 USD/ kg, rồi lại giảm xuống 4,8 USD/kg, khiến doanh nghiệp đẩy mạnh mua vào ở mức giá cao sẽ bị lỗ nặng.
Thêm vào đó, mặc dù đơn hàng hiện nay “đổ” về Việt Nam khá nhiều nhưng các doanh nghiệp cũng rất khó khăn trong việc tiếp tục mở rộng các xí nghiệp sản xuất. Ngoài ra, việc đưa các cơ sở sản xuất về nông thôn lại khiến doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng bị cắt điện nhiều hơn vào mùa khô, so với việc đặt cơ sở sản xuất tại các thành phố lớn.
Kết thúc năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tiếp tục tăng 23%, so với năm trước, khi đạt trên 11 tỷ USD, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 5 trong các nước xuất khẩu hàng dệt may toàn thế giới. Trong năm 2011, toàn ngành đặt chỉ tiêu phấn đấu là thu về kim ngạch từ 12,7- 13 tỷ USD.
Subscribe to:
Posts (Atom)