Monday, April 30, 2012

Fw: [exryu-ww-vannghe] Việt Cộng đưa VN vào hạng 3 trên thế giới



----- Forwarded Message -----
From: Phuoc Bui Quang <pbuiquan@gmail.com>
To: exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com
Sent: Saturday, April 28, 2012 10:58 AM
Subject: Re: [exryu-ww-vannghe] Việt Cộng đưa VN vào hạng 3 trên thế giới

 
A(n mu+`ng ma`. Tuy la` mu+`ng ke', mu+`ng vuo^'t dduo^i. 
37 na(m. Va^~n co`n mu+`ng vo+i' mau'.
Tua^`n to+i' cha('c se~ o^`n ao` ho+n.

Ca'p te^n Ka(ngaroo

2012/4/27 Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
 

Đây mới là lý do băng chị Quoãn im hơi lặng tiếng ?

Vì hết còn cơ hội ?
Vì tọa thiền ?
Vì đang tìm cách "làm bác Hồ" từ Ba Đình bật dậy

Hay chung sức nhau giúp "đại gia" VN qua mua hết thị trấn bên Mỹ, trong lúc khuyên Cuba tiếp tục con đường XHCN

Hoặc "di dân kinh tế" hay "đoàn tụ gia đình" qua cái xứ "dẫy chết" là Mỹ

Chê Mỹ chê ở đẩu đâu
Xếp hàng du học mưu cầu ở luôn


D~


0o0

http://www.cafechemgio.com/2012/04/chuc-mung-viet-nam-ung-thu-3-trong-danh.html

vào lúc 13:36 Được đăng bởi admin

đọc báo mới nhất ngày hôm nay : chúc mừng, Việt Nam đứng thứ 3 trong danh sách 15 nước khốn khổ nhất thế giới

The 15 Most Miserable Countries In The World

Cứ lọt vào top là được rồi he he, có thành tích tốt

Danh sách xếp hạng mới nhất của tạp chí business insider đã xếp Việt Nam đứng thứ 3 trong danh sách 15 nước khốn khổ nhất thế giới với các chỉ số cơ bản sau đây
#3 Vietnam
#3 Vietnam
Misery index score: 24.38%


CPI inflation: 19.78%


Unemployment: 4.6% (cái tỷ lệ này phải xem xét lại)

Source: Bloomberg
http://static6.businessinsider.com/image/4b4498a00000000000365ece-400-300/3-vietnam.jpg

http://www.businessinsider.com/the-15-most-miserable-countries-in-the-world-2011-6?op=1

The 15 Most Miserable Countries In The World

Mamta Badkar | Jun. 13, 2011, 12:43 PM | 417,626 | 29
greece
ap
The global economic picture is fairly grim. Debt ridden Eurozone countries have seen unemployment driven high by austerity measures and economic stagnation. The civil unrest in the Mideast and North Africa stemmed in part from joblessness in the region.
Meanwhile, the price of food and energy soars everywhere.
The so-called "misery index" conceived by economist Arthur Okun is calculated by adding together unemployment and inflation.
Doing this simple calculation, we found the most miserable countries in the world.
Note: We calculated figures for 81 countries that consistently report unemployment and CPI figures

#15 Argentina

Misery index score: 17.1%
CPI inflation: 9.7%
Unemployment: 7.4%
Source: Bloomberg

#14 Ireland

Misery index score: 17.5%
CPI inflation: 2.7%
Unemployment: 14.8%
Source: Bloomberg

#13 Latvia

#13 Latvia
AP
Misery index score: 18.2%
CPI inflation: 5%
Unemployment: 13.2%
Source: Bloomberg

#12 Jordan

#12 Jordan
AP
Misery index score: 18.3%
CPI inflation: 5.2%
Unemployment: 13.1%

#11 Turkey

Misery index score: 18.67%
CPI inflation: 7.17%
Unemployment: 11.5%
Source: Bloomberg

#10 Pakistan

#10 Pakistan
Misery index score: 18.73%
CPI inflation: 13.23%
Unemployment: 5.5%
Source: Bloomberg

#9 Oman

Misery index score: 19.1%
CPI inflation: 4.1%
Unemployment: 15%
Source: Bloomberg, CBS

#8 Greece

#8 Greece
ap
Misery index score: 19.49%
CPI inflation: 3.29%
Unemployment: 16.2%
Source: Bloomberg

#7 India

#7 India
jpereira_net via Flickr
Misery index score: 20.21%
CPI inflation: 9.41%
Unemployment: 10.8%
Source: Bloomberg

#6 Lithuania

#6 Lithuania
AP
Misery index score: 22.2%
CPI inflation: 5%
Unemployment: 17.2%
Source: Bloomberg

#5 Egypt

#5 Egypt
ap
Misery index score: 23.8%
CPI inflation: 11.9%
Unemployment: 11.9%
Source: Bloomberg, Yahoo! News

#4 Spain

#4 Spain
AP
Misery index score: 24.2%
CPI inflation: 3.5%
Unemployment: 20.7%
Source: Bloomberg

#3 Vietnam

#3 Vietnam
Misery index score: 24.38%
CPI inflation: 19.78%
Unemployment: 4.6%
Source: Bloomberg

#2 South Africa

Misery index score: 27.4% 
CPI inflation: 4.2%
Unemployment: 23.2%
Source: Bloomberg

#1 Venezuela

#1 Venezuela
AP
Misery index score: 32.9%
CPI inflation: 24.8%
Unemployment: 8.1%
Source: Bloomberg

Read more: http://www.businessinsider.com/the-15-most-miserable-countries-in-the-world-2011-6?op=1#ixzz1tEfm3KRV


From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; Exryu Vannghe <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Friday, 27 April 2012 7:34 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Không có nhà tù nào giam nổi tâm hồn 1 con người tự do

 

Không có nhà tù nào giam nổi tâm hồn 1 con người tự do

Và,

Không phải vì mình đang sống tại một xứ tự do mà không là một người nô lệ

D~


Viết cho Tháng Tư

Huỳnh Thục Vy - Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là không có. Những gì ít ỏi mà tôi được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là kiến thức. Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập trường của tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách thiện chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.

Gần đây, tôi tình cờ đọc được một nhận xét của tướng William Childs Westmoreland- Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam- về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội Bắc Việt như sau: "Of course, he was a formidable adversary.... By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius...". Xin được tạm dịch là: "Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm....Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự...."

Dù chúng ta là ai, đứng bên nào của cuộc chiến, chúng ta cũng phải đồng ý với Westmoreland rằng, một chiến thắng quân sự dựa trên chiến thuật đẫm máu, coi thường sinh mạng binh sĩ chỉ có thể tạo nên một kẻ thù nguy hiểm chứ không tạo nên một thiên tài quân sự như nhiều người vẫn rêu rao. Câu nói này của viên tướng Hoa Kỳ làm tôi suy nghĩ rất nhiều về sự "nguy hiểm" của những người Cộng sản Việt Nam. Họ nguy hiểm bởi họ là những người luôn hành động theo phương châm "mục đích biện minh cho phương tiện", nghĩa là bất chấp mọi thứ, miễn đạt được mục đích. Đối với tôi, nó không chỉ là lời nhận xét về tướng Giáp mà là một câu nói nêu bật lên bản chất của những người Cộng sản Bắc Việt, và cả chế độ mà họ dựng nên. Và những việc họ đã làm suốt từ những ngày đầu có mặt tại Việt Nam đến nay, từ việc "trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ" đến gần đây nhất là vụ cướp đất của nông dân đã chứng minh tất cả. 

Một kẻ đối địch ghê gớm có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, đó là một kẻ thù đáng gờm, là đối thủ khó đánh bại vì có mãnh lực vũ trang, có chiến lược, chiến thuật hành động khôn ngoan... Nhưng khi nhìn xoáy vào chữ "formidable" mà Westmoreland đã dùng, tôi chú ý nhiều đến nghĩa "arousing fear"(gợi nên sự sợ hãi) . Với nghĩa này, nó gần giống với "terrorise" (làm cho sợ hãi). Mà làm cho người khác sợ hãi có nghĩa là "khủng bố". Chúng ta có thể hiểu theo hai cách về một "đối thủ ghê gớm" như tôi đã tạm phân tích ở trên. Nhưng biết đâu, cách hiểu thứ hai mới là điều mà ông tướng Mỹ kia ngụ ý? Xin hãy cho tôi tiếp tục trình bày mà tạm quên đi những mối thành kiến nào đó có thể đang dâng lên trong lòng quý vị.

Khi căn cứ vào những dữ kiện lịch sử- những điều không thể chối bỏ, những điều đã được trải nghiệm bằng chính xương máu của những người đã kinh qua cuộc chiến ấy- chúng ta sẽ có cái nhìn tường minh hơn. Riêng phần mình, với kiến thức ít ỏi về chiến tranh Việt Nam, tôi đã có thể tìm thấy những hình ảnh có khả năng "làm cho sợ hãi" của quân đội Bắc Việt qua nhiều biến cố như Tết Mậu Thân, và các "trận đánh" của đội Biệt động Sài Gòn như: "trận đánh" tàu nhà hàng Mỹ Cảnh, "trận đánh" cư xá Brinks...; và chưa kể đến những câu chuyện ghê gớm mà tôi từng được nghe những người già kể lại về vô số những "trận đánh" như thế vào trường học, khu dân cư, cầu cống....Đến nỗi, khi nghe nói quân đội Cộng sản Bắc Việt sắp vào đến ngã ba Cai Lang, thành phố Đà Nẵng, những người dân sống ở Đà Nẵng khi đó đã run cầm cập vì nghe tin đồn rằng người Cộng sản mà vào họ sẽ rút hết móng tay móng chân người dân. Đó có thể là điều sợ hãi thái quá, nhưng nó cho chúng ta thấy khả năng gieo rắc sợ hãi đến trình độ đỉnh cao của những người tự xưng là "quân giải phóng". 

Những ai đọc lịch sử, những ai có đủ lương tâm và tầm tri thức trung bình, đều thấy rằng, những cái mà quân đội Bắc Việt và những người "nằm vùng" gọi là "trận đánh" gây nhiều tiếng vang đều không nhằm vào những mục tiêu trên tiền tuyến, để giành chiến thắng quân sự trực tiếp mà đánh vào những nơi ăn chốn ở cốt để gây sợ hãi. Gây sợ hãi cho người dân nhằm làm xáo trộn xã hội, gây sợ hãi đánh vào tâm lý Quốc hội và dư luận Mỹ.... Ngày nay, ai đi qua đường Hai Bà Trưng, đều nhìn thấy "Bia chiến công trận đánh cư xá Brinks". Cái mà người ta gọi là trận đánh thực ra là một cuộc đánh bom một nơi ở của cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam do hai thành viên Biệt Động Sài Gòn thực hiện. Điều mà họ gọi là "trận đánh" sao tôi thấy nó hao hao giống cách làm của những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan, chỉ khác một chỗ là họ không tự sát. Đối với thế giới ngày nay, những kẻ đánh bom như thế thật sự là những kẻ "nguy hiểm", "ghê gớm".

Ngoài cái cách thể hiện "formidable" như trên, quân đội Bắc Việt còn khiến người ta sợ hãi hơn gấp bội vì sự coi thường tính mạng binh sĩ của họ. Thông thường, con người sợ hãi những kẻ thù tấn công mình một cách tàn ác, nhưng người ta sẽ kinh hoàng đến rợn người khi biết về những hành động coi tính mạng của người phe mình như cỏ rác, cốt chỉ nhằm đạt được mục đích của kẻ chỉ huy. Người Cộng sản đã lấy chính nghĩa chống giặc ngoại xâm để lừa dối, tuyên truyền, kích động hàng triệu Thanh niên miền Bắc lao vào cuộc chiến như con thiêu thân. Chúng ta được nghe nói rất nhiều về những tấm gương đầy nhiệt huyết và sự hy sinh anh dũng của những người trẻ tuổi mới chập chững vào đời. Đối với những cái chết đó, tôi không có bất cứ tình cảm tích cực nào ngoài sự thương tiếc. Cả một thế hệ người đã bị lừa gạt vì không nhận chân được bản chất của chế độ, của cái chủ thuyết mà nó rêu rao. Âu tất cả cũng chỉ là những sản phẩm lịch sử của một thời đại!

Để rồi sau cái ngày "thống nhất" ấy là những chuyến vượt biên vượt biển của hàng trăm ngàn người, và đã có cả hàng ngàn người phải bỏ xác ngoài biển khơi; là những năm tháng bao cấp, đói khổ đến cùng cực; đến nay đỡ đói khổ một chút, nhưng dân Việt ta vẫn chưa thoát khỏi thân phận làm thuê, ở đợ cho thiên hạ; đặc biệt vẫn còn cam chịu làm thần dân phục tùng các ông vua Cộng sản. Thế nhưng bất chấp cái thực tế đau buồn ấy, nhiều ngụy biện về thống nhất, về "công lao chống Mỹ cứu nước của Đảng" vẫn tồn tại ngay cả trong lớp người "có học" ở Việt Nam. 

Thiết nghĩ một sự hy sinh chỉ nên có và đáng được ngợi ca khi đánh đổi với nó là một giá trị to lớn hơn. Bằng lập trường đề cao cá nhân, tôi cho rằng, mọi ý niệm: thống nhất, giải phóng dân tộc, kẻ thù...phải được đặt trong mối tương quan của chúng với những giá trị an sinh hạnh phúc thực sự của người dân. Suy cho cùng, mọi thứ bao gồm: thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chính trị...chỉ là những phương tiện để đạt đến những giá trị nhân bản, để bảo vệ và phục vụ con người. Mọi định chế, mọi nỗ lực chính trị và xã hội đều nhằm vào cái đích đến quan trọng nhất của nó là CON NGƯỜI. Nếu mục đích cuối cùng ấy không đạt được thì mọi phương tiện kia chỉ là mưu đồ của kẻ lãnh đạo. Thật điên rồ thay cho những kẻ luôn hô hào "mục đích biện minh cho phương tiện". Chúng ta biết rằng, việc đánh giá tính chính đáng của phương tiện tuỳ thuộc vào mối tương quan về bản chất của nó đối với mục tiêu. Nói rõ hơn, chúng ta không thể dùng một phương tiện phi nhân để giành lấy một mục tiêu nhân bản. 

Kết quả là, "sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước" đã không khiến Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn; mà đơn giản chỉ là biến một miền Nam trước "giải phóng" hơn hẳn Hàn Quốc, sau gần bốn mươi năm thống nhất, cùng với cả nước lẹt đẹt chạy theo sau cả Thái Lan. Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?

Đó là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là "kháng chiến chống Mỹ cứu nước" ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng". Hay như Lê Duẩn từng nói : "ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại". Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt.

Đã ba mươi bảy năm trôi qua kể từ ngày "giải phóng", giải phóng miền Nam khỏi mối quan hệ đồng minh với Mỹ để trở thành chư hầu hèn mọn của Trung Cộng. Sự thống nhất, sự giải phóng đó mới đau đớn làm sao! Gần bốn thập niên đã qua đi, dấu vết chiến tranh trên mảnh đất quê hương Việt Nam đã dần phai nhạt, nhưng những tổn thương của lòng người vẫn còn hằn sâu, thậm chí ngày càng sâu hơn. Thống nhất hai vùng địa lý nhưng vẫn vắng bóng một sự Hoà hợp trong tình tự dân tộc. Vết thương cũ do cuộc tiến chiếm miền Nam chưa kịp lành thì chúng ta lại có thêm những chia cắt mới : chia cắt giữa một bên là một nhóm người cam phận làm tay sai cho ngoại bang, với một bên là những con người yêu nước không khoan nhượng; chia cắt giữa một phía là nhóm người lãnh đạo Quốc gia cùng những kẻ ăn theo cố gắng bám giữ ngôi vị độc tài để tiếp tục nô lệ hoá người dân, với một phía là những người đấu tranh và chấp nhận hy sinh cho tự do và phẩm giá con người. Tôi vẫn nghĩ rằng, một con người trở nên dũng mãnh nhờ có ý chí. Một dân tộc trở nên hùng mạnh, cũng như vậy, phần nhiều dựa vào tinh thần và khí chất. Nhưng tinh thần và khí chất ấy chẳng thể có được nếu dân tộc ấy chia rẽ. Chính sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sự Hoà hợp dân tộc có thể góp phần giúp chúng ta tạo lập một mãnh lực mới cho dân tộc.

Chỉ e Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bỏ lỡ những chuyến tàu thời đại nếu trong lòng dân tộc còn có những chia cắt chí mạng như thế. Nhưng thiết tưởng, sự Hoà hợp có khả năng xoá bỏ mọi ngăn cách, hàn gắn mọi vết thương, mang mọi người Việt về trong cùng một chí nguyện chỉ có thể đạt được trên tinh thần Hoà giải thiện chí, trên quyền lợi dân tộc và trên những nguyên tắc hướng thiện chứ không phải là sự thoả hiệp với cái xấu ác. Chỉ e những người Cộng sản Việt Nam quá u mê và tham lam để khởi động một chương trình Hoà hợp, Hoà giải và thay đổi chính trị đầy tham vọng như thế. Chỉ e những người Cộng sản chẳng thể làm nổi những gì mà nhà cầm quyền độc tài Miến Điện đã làm. Chỉ e.... Bởi đến hôm nay, họ vẫn một lòng một dạ coi mối quan hệ với Trung cộng là "chủ trương nhất quán", là "ưu tiên hàng đầu" như lời Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam đã tuyên bố mới đây tại Bắc Kinh.

Mỗi năm tháng Tư về, bao nhiêu lễ lạt, đình đám vẫn diễn ra bất chấp mối hoài niệm về quá khứ vẫn nặng trĩu trong lòng nhiều người Việt, bất chấp mối ưu tư về tương lai đất nước vẫn canh cánh trong lòng những người có tâm huyết với đất nước. Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư- xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.

Sài Gòn, ngày 20 tháng 4 năm 2012





__._,_.___
Recent Activity:
.sg

.

__,_._,___


Fw: [Exryu-ww-Forum] Ðảng còn thì mình còn!


----- Forwarded Message -----
From: nguyen phong quang <nguyen_phongquang@yahoo.fr>
To: exryu-ww forum <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>; Exryu WW <exryu-ww@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, April 29, 2012 4:30 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Ðảng còn thì mình còn!

 
Ðảng còn thì mình còn!
Friday, April 27, 2012 6:08:40 PM
  http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=147964&zoneid=7

N Nhân Dụng
Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã dùng công an trấn áp đồng bào Văn Giang, Hưng Yên. Ðồng bào đã thua một keo. Nhưng ai thắng? Thế lực kim tiền đã thắng. Nói như nhà báo tự do Huy Ðức, các "đại gia" đã thắng.
 
Cung cách đối xử với những đồng bào bị bắt chứng tỏ bản chất của chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay như thế nào. Năm đồng bào được thả về. Các bà con này đều phải "ký khống" vào ba tờ giấy trắng, viết rõ "Tôi cam đoan lời khai trên là đúng," mặc dù ký tên dưới trang giấy hoàn toàn bỏ trắng. Bắt người khác ký khống là một hành động phi pháp. Bất cứ ai buộc người khác phải ký tên đồng ý về một việc mà chưa biết mình đồng ý việc gì, dù là chịu nợ tiền hay hứa hẹn làm bất cứ việc gì, đều phạm tội trước pháp luật, bất cứ pháp luật ở nước nào. Công an Cộng Sản Việt Nam hành động bất chấp những quy tắc pháp luật cơ bản đó. Họ bất chấp các quy tắc đạo lý sơ đẳng của loài người. Ðể làm gì? Chỉ vì khẩu hiệu của công an hiện nay được nêu cao là: Ðảng còn thì mình còn!
Ðó là một khẩu hiệu làm cho tất cả những người công an phải cảm thấy nhục nhã, nếu họ dừng lại suy nghĩ một chút. Nỗi nhục nhã thứ nhất là nó đặt ra một điều kiện tồn tại cho bản thân mỗi người công an và tất cả lực lượng công an dính chặt với sinh mạng của một đảng chính trị chứ không nhân danh một nghĩa vụ nào cao hơn, lớn hơn. Mỗi đảng nào cũng chỉ là một nhóm người. Gắn bó sinh mạng của mình vào một nhóm người tức là chịu làm tay sai, làm "chó săn" cho bọn họ, chứ không phục vụ một lợi ích nào của chung quốc gia, dân tộc.
Nỗi nhục thứ hai là cái tiếng xấu "bất trung, bất nghĩa" không thể chối cãi được. Những người công an sống bằng đồng tiền do hơn 80 triệu người dân đóng góp, nếu không có người dân làm việc, tạo ra của cải, đóng thuế, thì tất cả cái đảng mà họ đang bảo vệ chỉ toàn những người chỉ tay năm ngón không thể làm gì ra của cải, tiền bạc, để trả lương cho họ nuôi vợ con. Nhưng họ lại đi lo bảo vệ một bọn ăn trên ngồi chốc đó, không cần biết đến nguyện vọng của người dân, giẫm chân trên nỗi thống khổ của người dân, tạo thêm bao nhiêu cay đắng khác cho dân. Tức là sống nhờ sức lực của dân nhưng lại phục vụ cho người khác. Cho nên gọi là bất trung, bất nghĩa. Con cháu họ sẽ lớn lên, có ngày chúng sẽ nhìn ra hình ảnh cuộc đời bất trung bất nghĩa của ông cha. Chúng sẽ cảm thấy nhục nhã, vì lương tâm con người ai cũng có, chúng sẽ xấu hổ mãi mãi.
Nỗi nhục nhã thứ ba là chính những người công an đang bị những kẻ nắm đầu họ coi họ chỉ toàn là một bọn không biết suy nghĩ; một đám ngu si. Ngu si vì chỉ biết tham lợi trước mắt mà không trông thấy mối nhục muôn đời; nhắm mắt nghe lệnh bảo vệ một chế độ mà không tự hỏi tương lai chính mình và con cháu mình sẽ ra sao.
Ðảng còn thì mình còn! Ngay trong khẩu hiệu đó đã chất chứa một nỗi sợ hãi đang cố dồn nén trong lòng. Nỗi sợ hãi của một đám người đang quyền oai chức trọng, tự tung tự tác, nhưng trong thâm tâm vẫn lo sợ, tự hỏi không biết mình sẽ được hưởng cho tới bao giờ! Nếu không sợ hãi thì người ta không bao giờ đặt vấn đề "còn" hay "không còn" cả. Chính đám người đó đang mắt trước mắt sau vơ vét cho đầy túi tham, họ đang sợ, họ không biết họ ngồi đó được bao lâu nữa. Cho nên họ mới đặt ra cái khẩu hiệu để dọa đám tay chân của chính họ. Nói "Ðảng Còn Thì Mình Còn" tức là đe dọa tất cả bọn tay sai coi chừng: "Ông mất thì chúng mày cũng mất!"
Họ lấy sự tồn vong của một đảng để kích thích người công an phải liều chết, phải chịu đựng bất cứ nỗi khó khăn, bất cứ nỗi nhục nhã nào, miễn là lo bảo vệ đảng! Một chính quyền tự tin mình có lẽ phải và được dân ủng hộ thì không bao giờ lại phải dùng thủ đoạn dọa nạt hèn hạ như thế. Hãy nhìn tất cả các nước dân chủ, văn minh trên thế giới, có nơi nào người ta phải dùng một khẩu hiệu đê tiện như thế để khích động quân đội, cảnh sát, công an hay không? Bọn người này đã bóp óc nặn ra cái khẩu hiệu như thế, ngày ngày hô to lên, để rót vào đầu đám công an họ nắm trong tay. Tức là họ khinh rẻ ngay cả đám tay sai của họ.
Không có gì làm hạ giá phẩm cách con người bằng cách khích lệ người khác với những nhu cầu hạ đẳng, là sự tồn tại của bản thân. Con người ta sinh ra ai cũng có những nhu cầu sơ đẳng như thế: Ăn, ngủ, truyền giống, hưởng lạc, miễn sao cho cái thân xác mình tồn tại. Nhưng ai cũng có những nhu cầu cao hơn sự tồn tại. Ai cũng muốn được người khác yêu thương, được kính trọng, được nâng cao khả năng, được phát huy óc sáng tạo; đó là những nhu cầu cao hơn nhu cầu tồn tại. Khi một người mẹ khích lệ con: "Nếu con vâng lời mẹ sẽ yêu con" thì câu nói đó nâng cao phẩm giá của đứa bé, làm cho nó biết tình yêu là một phần thưởng quý báu. Có bà mẹ nào lại dỗ con: "Nếu vâng lời mẹ sẽ cho ăn cơm, không thì cứ nhịn đói!" Nói như vậy là hạ thấp phẩm giá đứa con, làm mất luôn lòng tự trọng của đứa trẻ. Chỉ những người coi khinh một đứa bé thì mới dỗ dành như vậy! Ðưa ra khẩu hiệu "Ðảng Còn Thì Mình Còn" tức là coi khinh tất cả những người trong hàng ngũ công an. Ngẫm nghĩ lại, không thấy nhục sao được?
Nhưng đảng cộng sản còn tồn tại đến bao giờ? Các anh chị công an, quý vị có tin rằng chế độ này sẽ tồn tại vĩnh viễn, đến đời con cháu quý vị nó vẫn cứ như vậy hay không? Quý vị đã thừa biết chuyện gì đã xảy ra ở Liên Xô, ở Ðông Ðức chứ? Quý vị có thấy những gì mới xảy ra ở các nước Tunisie, Ai Cập, Libya hay không? Quý vị có biết bên Miến Ðiện người ta đã thay đổi hay không? Quý vị có tin rằng một chế độ ăn cướp trắng trợn công sức của những người nông dân, của Ðoàn Văn Vươn, của đồng bào Văn Giang, Ðông Anh, Dak Nông, Dương Nội, Gia Bình, trong khi phục vụ cho những thế lực kim tiền, sẽ cứ thế mà tồn tại mãi hay không? Chắc chắn những người biết suy nghĩ, hiểu cuộc đời đầy biến chuyển, đều biết rằng bất cứ chế độ nào độc đoán chuyên quyền sớm muộn cũng đến ngày phải chấm dứt. Trao sinh mạng của mình cho một chế độ như vậy, trao cả danh dự, phẩm giá ông bà cha mẹ mình cho một chế độ như vậy, là một điều quá dại dột. Chính những người đang sử dụng công an họ khinh rẻ cho nên mới đặt ra cái khẩu hiệu "Ðảng Còn Thì Mình Còn!"
Bởi vì người dân nước Việt Nam vốn không ngu. Nếu ngu thì đã không đấu tranh suốt một ngàn năm Bắc thuộc để giành quyền tự chủ. Một cơn nước lũ phẫn nộ đang trào dâng, bắt đầu từ trước, và nhất là sau vụ anh Ðoàn Văn Vươn liều chết chống bọn cướp ngày, hôm 15 Tháng Giêng 2012.
Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy lòng dân đang sôi lên là những cuộc biểu tình liên tiếp nổi lên sau khi anh Ðoàn Văn Vươn liều mạng phản kháng cường quyền. Biến cố đó đã gây ra những cơn sóng, mỗi ngày lại dâng cao. Hơn một tháng sau anh Ðoàn Văn Vươn, chiều nay, 21 Tháng Hai 2012, hàng trăm nông dân Hưng Yên về thủ đô khiếu kiện đất đai, diễu hành thành từng đoàn qua các đường phố, ôn hòa, lặng lẽ, không ai nói với ai. Những ai cũng hiểu nỗi lòng của họ. Ngày 21 Tháng Ba 2012, nông dân từ các vùng Văn Giang (Hưng Yên), Ðông Anh (Hà Nôi), Gia Bình (Bắc Ninh), đã kéo về biểu tình trước số nhà 46 phố Trường Thi, Hà Nội, vì đất đai của bà con bị thu hồi một cách trái phép, giá đền bù rẻ mạt. Rồi hàng trăm dân oan mất đất từ tỉnh Dak Nông, Ðông Anh, Dương Nội (Hà Ðông, Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) tập trung tại Văn phòng Quốc Hội ở số 35 Ngô Quyền, Hà Nội. Người dân ở xã Ðại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh biểu tình phản đối việc chiếm đất nông nghiệp đem bán cho công ty Trung Quốc làm khu công nghiệp. Họ viết khẩu hiệu: "Bán đất cho doanh nghiệp nước ngoài là bán nước! Ngày 21 Tháng Ba 2012, dân xã Thiên Lộc (Can Lộc-Hà Tĩnh) bất ngờ kéo đến tấn công trụ sở công an vì phẫn nộ trước cái chết bất thường của nạn nhân Lê Quang Trọng hai hôm trước, được nói dối là một vụ tự sát.
Trước vụ anh Ðoàn Văn Vươn, đã nhiều người oan ức quá phải hành động, nhưng chưa tạo nên một phong trào. Tháng Hai 2012, kỹ sư trẻ tuổi Phạm Thành Sơn bị cướp đất, khiếu kiện nhiều lần vẫn tay không, quá uất ức đã tẩm xăng, đốt xe máy tự thiêu trước trụ sở thành phố Ðà Nẵng. Trước đó nữa, từ giữa năm 2011, mấy ngàn đồng bào thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội đã biểu tình vì chính quyền lấy một vùng đất của dân bên quốc lộ 32 cấp cho một doanh nghiệp, mà phía sau doanh nghiệp đó là các cán bộ to nhỏ huyện và thành phố.
Một chế độ gây bao nhiêu nỗi uất ức như thế sẽ tồn tại cho đến bao giờ? Chế độ đó đã bày ra những đạo luật đất đai để tước đoạt quyền làm chủ ruộng, đất của người dân; để phục vụ quyền lợi của đám đại gia, trong đó có các đại gia ngoại quốc. Có chiếm đất của dân thì mới có những công trường xây dựng cho các doanh nghiệp khai thác rút ruột. Ðể cho những người như cô con gái của ông Tô Huy Rứa vắt giầy cao gót lên ngồi làm chủ tịch. Có việc xây cất đồ sộ thì mới tạo cơ hội để các ngân hàng cho vay tiền kiếm đồng lãi; các ngân hàng như cô con gái ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Họ làm ra luật để phục vụ các đại gia! Nhà báo Huy Ðức viết: "Luật 2003 gần như đã đặt những mục tiêu cao cả như 'lợi ích quốc gia' ngang hàng với 'lợi ích của các đại gia'".
Quý vị công an, có nên gắn chặt danh dự và cuộc sống của mình vào sự tồn tại của một chế độ như vậy hay không? Huy Ðức viết: "Hình ảnh cuộc cưỡng chế hôm 24 Tháng Tư 2012 ở Văn Giang đã trở thành một vết nhơ trong lịch sử." Chúng tôi tin rằng trong số những người công an hiện nay phần lớn là những người biết suy nghĩ. Họ cũng được cha mẹ dạy dỗ phải sống theo đạo lý, không khác gì cha mẹ chúng tôi cũng dạy con cái như vậy. Làm sao quý vị có thể chịu để cho cuộc đời mình, danh dự gia đình mình dính vào một vết nhơ muôn đời không rửa sạch như thế?
__._,_.___
Recent Activity:
.

__,_._,___


Fw: [Exryu-ww-Forum] Tôi muốn…làm nô bộc




----- Forwarded Message -----
From: nguyen phong quang <nguyen_phongquang@yahoo.fr>
To: exryu-ww forum <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>; Exryu WW <exryu-ww@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, April 29, 2012 5:31 AM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Tôi muốn…làm nô bộc

 
Tôi muốn…làm nô bộc
Thứ sáu, 27/4/2012
Hồ Hồng Tuyến
 
 
 
(Tamnhin.net) - ...tôi muốn làm nô bộc từ lâu rồi bác ạ, chỉ cần một nhiệm kỳ…à một năm thôi, chuộc lại trâu, trả hết nợi, xây được cái nhà tầng, mua cái xe máy xịn, có đủ vốn để hai thằng con học hành là tôi hạ cánh ngay...
 
 
- Này bác, nô bộc là gì nhỉ?

- Là đầy tớ, phải trung thành, cần cù làm việc cho chủ nhân. Mà sao tự dưng lại hỏi như thế ?

- Là lâu nay, trước dân không thấy ông cán bộ nào nói đến cụm từ này nên thấy nhơ nhớ.

- Cũng có lý do của nó, như xấu hổ vì đây đó đã xẩy ra nhiều chuyện cán bộ tham nhũng, cán bộ lừa dân, mạo danh "chủ", lợi dụng "chủ" để tư túi, trục lợi…

- Cũng có lý, mà cũng không có lý, vì chẳng lẽ ông cán bộ nào cũng như thế cả sao ?

- Nhưng đã xẩy ra nhiều vụ rồi nên dân mất niềm tin, nghe nô bộc nói, thấy nô bộc làm là người ta sợ. Như ở TP Việt Trì xin, chạy bằng được lên TP loại 1, tỉnh Vĩnh Phúc qua "Vụ án nuốt đất". Phía sau đó dân chỉ có chết, còn quan chức- nô bộc thì giàu sụ lên. Vụ án nông trường Sông Hậu, nô bộc quyết tâm đưa nữ anh hùng An Sương liêm khiết vào tù vì tội lập quỹ đen, vụ Tiên Lãng, gia đình ông Đoàn Văn Vươn tan nát, vào tù vì nô bộc, rồi vụ DN Đức Hoa ở thị xã Thái Hòa Nghệ An điêu đứng vì tất khuất đền bù GPMB ở cầu Khe Tọ…

- Thôi, thôi, bác kể thế thì đến khi nào cho hết, xem ra bức tranh xám xịt quá. Có chuyện gì về nô bộc vui vui không ? Ở làng xã ta, hoặc đâu đó trên báo chí cũng được.

- Trước đây, cách đâu mấy chục năm có một số báo viết về ông Trương Đình…gì đó làm bí thư tỉnh ủy ta. Ông này từng đi xe lai, đi xe đạp về các vùng nông thôn nhạy cảm để thị sát thực tế cuộc sống của dân, sau đó đề xuất, quy hoạch cho từng vùng trồng cây gì, nuôi con gì..

- Hiệu quả thế nào ? Cộng, trừ , nhân, chia cuộc sống của dân có khởi sắc ?

- Lâu rồi tôi cũng không nhớ nữa, nhưng chắc không nhiều thì ít. Ngoài chuyện nô bộc này ra thì không thấy chuyện nào khác.

- Thế thì sợ nô bộc quá bác nhỉ, trong lúc đó Chính phủ từ lâu đã thành lập phong trào phòng chống tham nhũng, Quốc hội cũng sửa luật để các điều khoản sát với thực tế trong xử phạt, vậy mà xem ra vấn nạn nô bộc vẫn không giảm, mà càng tinh vi hơn. Đó là chuyện mua quan bán tước, sau đó làm được chức nô bộc cao thì bằng mọi cách thu vốn lấy lời. Như XDCB, đường xá, trường học, đê đập thủy lợi, dự án càng lớn lợi nhuận càng cao, tiền vào túi càng nhiều. Không như thế mà có nhà lầu, xe hơi, vợ ăn chơi, con du học…mà lương của họ thì được mấy. Chỉ một phép cộng, trừ đơn giản là biết ngay. Bây giờ cán bộ nào cứ lương ba đồng ba cọc xem có ai phấn đấu, kể cả cho không xem có mấy nô bộc lên ghế nọ, ghế kia để vì dân, vì nước.

- Chú suy diễn theo kiểu vơ đũa cả nắm rồi đấy, không khéo ếch chết vì miệng có ngày. Nếu nói ông tòa án nọ, công an kia, ông chủ tịch huyện ăn hối lộ, tham nhũng chỉ là một phần ít, còn hàng ngàn, hàng vạn cán bộ khác cũng thế cả sao.

- Những chuyện tiêu cực báo chí phanh phui ra thì không nói nữa, còn bao chuyện chưa ai biết, mà ai dám chắc trong đó nô bộc hoàn toàn trung thành vì dân.

- Chưa biết thì không nói, đừng làm nản lòng. Thôi bây giờ chú với tôi ta nói nói kinh tế gia đình xem nào, phải biết làm giàu chính đáng.

- Làm nhà nông bao giờ cho đủ ăn được nói chi đến giàu, tôi nhớ câu thơ ông Phạm Việt Thư ở báo NNVN "Mẹ ngồi dưới vạt khoai lang, từ đây đến chộ giàu sang mịt mù".

- Thì bứt phá lên, năng động lên, khối người từ bụi mía, luống khoai đi lên đấy thôi.

- ý bác nói là kiếm một số vốn, như vay lãi ngân hàng, bán đi vài con trâu, hoặc vay mượn thêm để mua một chức nô bộc. Đúng, đúng, chỉ có cách này mới bằng chị bằng anh được. Nhưng mà bác ơi làm chức nô bộc phải có trình độ trên giấy, như bằng thạc sỹ, tiến sỹ. Còn trình độ thật là giỏi lọc lừa dưới, nịnh bợ trên, giỏi đi lại với từng đối tác…
Ông bác cười ! cười chảy cả nước mắt.

- Chú đã giỏi thật, trình độ thật, làm được nô bộc thật, về nhà bàn với vợ con mà tiến hành đi.

- Cũng nói thật, tôi muốn làm nô bộc từ lâu rồi bác ạ, chỉ cần một nhiệm kỳ…à một năm thôi, chuộc lại trâu, trả hết nợ, xây được cái nhà tầng, mua cái xe máy xịn, có đủ vốn để hai thằng con học hành là tôi hạ cánh ngay, chẳng tham kẻo thâm.
Hồ Hồng Tuyến

__._,_.___
Recent Activity:
.

__,_._,___


Fw: [Exryu-ww-Forum] Nhân ngày 30 tháng 4 nhắc lại chuyện cũ về thi sĩ Vũ Hoàng Chương



----- Forwarded Message -----
From: nguyen phong quang <nguyen_phongquang@yahoo.fr>
To: exryu-ww forum <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>; exryu-france <exryu-france@yahoogroupes.fr>; Exryu WW <exryu-ww@yahoogroups.com>
Sent: Sunday, April 29, 2012 12:24 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Nhân ngày 30 tháng 4 nhắc lại chuyện cũ về thi sĩ Vũ Hoàng Chương

 
Nhân ngày 30 tháng 4 nhắc lại chuyện cũ về thi sĩ Vũ Hoàng Chương
26/04/12
Sông Lô
 
http://www.danchimviet.info/archives/56869
 
Nàng trả con về nơi xóm cũ
Nghẹn ngào trở lại đẩy xe nôi
Rồi từ hôm ấy ôm con chủ
Trong cánh tay êm luống ngậm ngùi
Nàng nhớ con nằm trong tổ lạnh
Không chăn, không nệm ấm, không màn
Biết đâu trong những giờ hiu quạnh
Nó gọi tên nàng giọng đã khan
Rồi từ đêm ấy những đêm sau
Hồi hộp nàng ra tựa cửa lầu
Ngó xuống ven trời đầy bóng nặng
Tìm nghe trong gió tiếng con đâu
Gió vẫn vô tình lơ lửng bay
Những tàu cau yếu sẽ lung lay
Xạc xào động cánh… nàng mơ tưởng
Như tiếng lòng con vẳng tới đây
Nàng nhớ con u sầu rũ rượi
Gục đầu thổn thức trên bàn tay
Bạn ơi, nguồn gốc sầu kia bởi
Số mạng hay do xã hội này
 
Đây là một trong những bài thơ gối đầu giường của tôi, khi còn là học sinh trung học. Ở Miền Nam lúc bấy giờ, những bài thơ hay, được phổ biến của các thi sĩ thời tiền chiến rất được giới học sinh chúng tôi yêu chuộng. Thậm chí có những bài thơ còn được đưa vào chương trình học ở nhà trường, bất kể là thi sĩ sáng tác bài thơ ấy đang phục vụ cho chế độ chính trị nào, dù là Miền Nam hay là Miền Bắc.
Bài thơ Vú Em ở trên của nhà thơ Tố Hữu, đối với tôi lúc nào cũng vẫn là một bài thơ hay. Tác giả đã sáng tác bài thơ này trước khi đến với đảng CSVN, tả lại tình cảnh một người mẹ trẻ nghèo phải đi ở vú cho người khác, lấy sữa của nàng cho con chủ bú và ấp ủ con chủ trong vòng tay ấm áp của mình. Trong lúc ấy, con của nàng nơi xóm nghèo "tổ nhỏ", khóc đến khản tiếng vì đói lạnh và thèm thuồng một vòng tay ấp yêu của mẹ. Càng nhớ càng thương con bao nhiêu, càng đau đớn bấy nhiêu, nhưng biết làm sao hơn, thôi thì chỉ biết tấm tức khóc thầm, xót xa cho thân phận hẩm hiu của mình. Cuối cùng tác giả kết luận, vì đâu mà có cảnh éo le như vậy, phải chăng đó là số phận hay là do cái xã hội bất công này? Đây là một kết luận nhân bản và đấy ắp tình người. Xa hơn, qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ với những ai đã từng là nạn nhân của đói nghèo và cam phận, của áp bức và bất công hãy tự thoát ra làm chủ cuộc sống, làm chủ đời mình, đừng vịn vào số phận để rồi cam chịu.
Nhắc lại bài thơ trên như nhắc lại dĩ vãng một thời mà đối với tôi chỉ còn là vang bóng, nó đã gợi cho tôi sống lại cái thuở thanh bình ngắn ngủi, vào những năm 56, 57, 58 ở miền Trung với nhiều luyến tiếc.
Cái thuở thanh bình xa xôi ấy, được sống trong môi trường hiền hòa chân thật, ấm no thịnh trị, được nuôi dưỡng trong tình thương của cha mẹ anh em, của bà con chòm xóm, của lũy tre làng, của giòng sông xanh hiền hòa trong mát.
Với một môi trường như vậy, lẽ dĩ nhiên con người cũng ảnh hưởng theo mà rất dễ chạnh lòng trước bất cứ một hiện tượng bất công nào, cho dù hiện tượng ấy chỉ được diễn đạt trong thi ca.
Thế nhưng càng về sau, theo tuổi lớn, sống trong chiến tranh loạn lạc của quê nhà, với bom đạn xới cày, với ngút ngàn thù hận, tôi bước vào đời bằng chiếc áo trận của người lính Thủy Quân Lục Chiến, miệt mài nơi tuyến đầu lửa đỏ với quyết tâm bảo vệ quê hương, bảo vệ phần đất tự do còn lại. Nhưng than ơi, sau đó…!!! Nhất là với những năm tháng "được" nằm trong trại "học tập cải tạo" sau năm 1975.
Thấm thía và chiêm nghiệm được sự chân thật và dối trá, tình đời và lòng người, hai mặt của một đồng tiền, xa hơn là cái con người của quần chúng và con người của cá nhân trong đó có cái con người cá nhân đối với con người cá nhân hay con người cá nhân đối với con người của quần chúng cũng như con người của tham vọng và con người của quyền lực, mà con người của tham vọng và con người của quyền lực, thì sao mà ghê gớm quá.
Từ cảm nhận trên, tôi thường chủ quan đánh giá hay nhìn bất cứ một đối tượng nào đều thiên về bản chất hơn là hiện tượng. Cũng vậy, cái nhìn đối với nhà thơ Tố Hữu, thần tượng thi ca một thời của tôi, đùng một cái, xụp đổ tơi bời.
Qua cái nhìn thiên về bản chất ấy, bằng những nhân chứng sống, bằng những tài liệu đáng tin cậy được phổ biến, tôi biết đó là một ông quan văn nghệ đầy tham vọng và nham hiểm, nó hoàn toàn trái ngược với một số bài thơ "hiện tượng" đầy ắp tình người mà ông đã sáng tác trước khi ông sáng tác bài thơ "Từ Ấy". Cũng "Từ Ấy" cái ác hầu như chiếm tỷ lệ cao ở trong ông, cũng "Từ Ấy" ông sợ bằng con đường vương đạo sẽ không có chỗ cho ông tiến thân hoặc nếu có thì cũng chỉ có từ rất chậm đến chậm mà thôi, nên chi ông không ngần ngại chọn con đường bá đạo kể cả tạo ra những "hoạn lộ" cho những thi hữu cùng thời với ông để đường tiến thân của ông được suông sẻ mà vươn lên.
Thương dân thương nước thương nhà
Thương con thương cháu thương cha ông mình Thương chi ông Sit-ta-lin Để cho Từ Ấy hằn in vết chàm Bầm Ơi! có thấu chăng Bầm Mặc ai khổ nhục vinh thân là mình Chiến trường đổ Máu ba quân Trung ương Hoa nở tưng bừng Bầm ơi
Chân dung của nhà thơ Tố Hữu mà tôi đã cố gói ghém trong tám câu lục bát này không ngoài tham vọng là để cho bất cứ một người yêu thơ nào khi đọc lên là sẽ bắt được ngay ý của tôi.
Đối với những người VN quan tâm đến thi ca, cho dù là thi ca cận đại hay là thi ca tiền chiến mà không biết đến thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận v.v.. thì cũng chẳng khác nào những người quan tâm đến nhạc tiền chiến mà không biết đến những nhạc sĩ Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Văn Cao, Đỗ Nhuận, Đặng Thế Phong v.v..
Riêng khi nói đến nhà thơ Tố Hữu, hơn năm mươi bốn năm nay những người yêu thơ ở trong nước cũng như ở hải ngoại, không ai là không nhắc đến hai câu lục bát "nổi tiếng" trong bài thơ "Đời Đời Nhớ Ông" mà nhà thơ đã sáng tác vào năm 1953 khi nghe tin Stalin bị chết.
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười
 
Tố Hữu là một nhà thơ có tài, sáng tác rất khoẻ, ông mất đi đã để lại cho đời nhiều bài thơ nổi tiếng, có giá trị văn học, thậm chí có nhiều bài thơ của ông trong thời chiến tranh đã và đang được đưa vào dạy ở học đường XHCN, như bài "Bầm Ơi" sau đây là một điển hình:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
Bầm ơi, có rét không Bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non Bầm cấy mấy đon
Ruột gan Bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương Bầm bấy nhiêu
Bầm ơi, sớm sớm, chiều chiều
Thương con Bầm chớ lo nhiều Bầm nghe
Con đi trăm suối nghìn khe
Đâu bằng muôn nỗi tái tê đời Bầm
Con đi chiến đấu mười năm
Đâu bằng khổ nhọc đời Bầm mấy mươi
 
Và còn biết bao nhiêu bài thơ hay khác mà trong một xuất thần ông đã để trào ra đầu ngọn bút, có sức truyền cảm lạ thường, khiến cho người thưởng thức rung động với niềm cảm thông như tâm sự chính mình.
Đó là những đứa con "tinh thần" cũng mang nặng đẻ đau của một "bà mẹ"
đúng nghĩa, đó là những vần thơ được ông vắt ra từ lý lẻ của con tim, bằng những gì chân thật nhất. Lẽ dĩ nhiên nó là những đứa con được ông thừa nhận trong niềm kiêu hãnh. Nhưng, cũng như hai mặt của một đồng tiền, ở mặt này là giá trị của tấm huy chương óng ả nạm vàng và mặt còn lại là vết thẹo của đớn hèn, tủi hổ. Tố Hữu cũng có những đứa con hoang, những đứa con vô thừa nhận mà ông lỡ đã làm giấy khai sinh, những đứa con mà trong một lúc bồng bột ông đã cấu thành.
Ông biết lắm chứ, những đứa con này thì ông muốn khai tử, muốn vứt quách cho rồi. Trong thâm tâm, đối với ông đó là những đứa con mang nhiều bệnh tật, hớm hỉnh và dị đời. Đúng vậy, hai câu lục bát:
 
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười
 
Là một trong những "hoang tử" đó. Tuy không được đưa vào học đường, tuy ít được chính ông nhắc đến, nhưng nó đã dính liền với ông như bóng với hình, kể từ lúc "khai sinh" ra nó cho đến bây giờ, dù ông đã mất.
Nó như vết xăm, xăm lên người, không thể nào tẩy xoá. Nó tréo cẳng ngỗng, nó trớ trêu làm sao ấy… nó chẳng khác nào như một người VN nói mình là người yêu nước, yêu dân tộc, yêu đồng bào, với gần mấy mươi năm lưu lạc xứ người, bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước… nỗi nhớ nước thương nhà luôn canh cánh bên lòng, thế mà khi về lại, vừa nhìn thấy ngọn núi quê hương, vừa nhìn thấy dòng sông đất nước đã vội vàng đặt cho những cái tên của "ông tây bà đầm" tận đẩu tận đâu ấy.
Với cách hành xử của một con người như vậy lẽ nào bảo đó là người VN truyền thống, là người VN đúng nghĩa? Theo tôi nếu là một người VN chân chính, đúng nghĩa khi rơi vào trường hợp này sẽ không hành xử như vậy, còn nếu làm như vậy mà bảo đó là hành động của người yêu nước chân chính thì quả là mỉa mai…!!!
Trở lại chuyện dài Tố Hữu, số là sau 1975 khi Sài Gòn bị đổi tên thành thành phố HCM, Tố Hữu lúc bấy giờ là quan văn nghệ từ trung ương ngoài Bắc vào Nam có ghé đến nhà Thanh Nghị, một quan Văn Hoá vừa từ trong bưng ra, có một ngôi biệt thự xinh xắn do chiếm được ở góc đường Thống Nhất và Hai Bà Trưng. Ông này cũng như tôi thuở "vụng dại", xem Tố Hữu là thần tượng của mình.
Để làm hài lòng thần tượng và là xếp lớn, Thanh Nghị liền tụ tập một số những nhà thơ lão thành tiền chiến tên tuổi, tổ chức một đêm "họp văn nghệ", nói là để đánh giá sơ khởi thi ca cả hai miền như là tiền đề cho sự thống nhất văn học sau này. Nhưng mục đích chính là để "hóa giải", để "thẩm định" lại, cho đúng đắn hai câu thơ của Tố Hữu đã thường xuyên bị "bia miệng" dân gian ví von, xách mé và châm chọc.
Theo như tác giả Vân Xưa trong bài "Thơ Tố Hữu" đăng trên Quê Mẹ số 63/64 có kể rằng:
Thanh Nghị trình bày ý kiến của mình trước và cho rằng ví von, châm biếm vì ác ý hơn là vì nghệ thuật đúng đắn. Hai câu lục bát này thật ra không thể chê vào đâu được. Nó vừa khẩu chiếm vừa xuất thần mà khẩu chiếm và xuất thần là những tiêu chuẩn cao nhất, định giá trị thi ca VN. Nó đồng thời thể hiện truyền thống thi ca bình dân nước ta, qua hai vần lục bát thật thoát sáo, vừa giữ vẹn hồn tính một ca dao vừa đưa loại thi ca giọng quê lên ngang giọng bác học.
Với vỏn vẹn có 14 chữ, trong đó từ "thương" bẩy lần láy lại và còn 7 chữ kia "cha, mẹ, chồng, mình, ông, một & mười" đều là những từ không có mấy thi tính. Thế mà Tố Hữu đã ghép lại và khi ta ngâm lên thì thấy rõ ràng thần tính từ 14 chữ (đúng ra là 8 từ) ấy cuồn cuộn thoát ra, thâm nhập hồn người thưởng ngoạn, khiến hồn tính con người rung động như tơ đồng trên phím, khi nhạc sĩ vuốt vào giây, thật là hết ý.
Thanh Nghị vốn khéo ăn khéo nói, lại thao thao bất tuyệt nên cử tọa bị lôi cuốn theo mà "đồng thanh tương ứng" nhận cách ông thẩm định hai câu thơ của Tố Hữu là xác đáng. Thế rồi có ai đó yêu cầu các thi sĩ có mặt ở "hiện trường" xác minh thẩm định trên, dựa theo những câu thơ đắc ý của chính mình. Lấy những vần ít bác học mà so, Xuân Diệu đem hai câu mình đắc ý trong bài Buồn Trăng,
Ngẩng đầu ngóng mãi chưa xong nhớ
Hoa bưởi thơm rồi, đêm đã khuya
Mà cho rằng, không thể truyền cảm sâu sắc hơn hai câu thơ của Tố Hữu được. Huy Cận thì đọc hai câu thơ trong bài Áo Trắng mà mình cho là tâm đắc,
Em lùa gió biếc vào trong tóc
Thổi lại phòng anh cả núi non
Để phải nhận rằng, hai câu thơ của Tố Hữu gây xúc động mạnh hơn, dồn dập hơn trong khu vực tình cảm mỗi bên, khi muốn dùng thi ca để tác động tâm hồn yêu thơ. Chế Lan Viên không muốn nhắc đến lũ "Ma Hời" một thời vật vờ than khóc của mình mà đưa hai câu cuối trong bài "Mùa Xuân Chín" của thi tài thiên bẩm Hàn Mặc Tử, được sáng tác lúc còn là học sinh trung học ở Quy Nhơn mà ông cho là tuyệt bút,
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
Để so với hai câu của Tố Hữu, họ Chế cho rằng hai bên đều là thơ hay ở mức độ cao, cách phổ diễn niềm đau trước cuộc tình bỗng dứt, một bên vì dang dở, một bên vì tử biệt sinh ly. Nhưng phải chịu là hai câu của Tố Hữu gần hồn tính bình dân, hai câu của Hàn Mặc Tử không sao sánh kịp.
Các nhà thơ khác không ai dám "cầm đèn chạy trước ô tô", mà dây vào qua cách dùng thơ của mình để mổ xẻ và so sánh như các bậc thi bá "lẫy lừng" được. Có thể là vì biết thân biết phận, vì tự trọng hoặc sợ họa vào thân không chừng, hay cũng có thể là cả ba. Nhưng nói chung, đa số đều im lặng, mà im lặng có nghĩa là tán đồng những thẩm định đã nêu, theo đánh giá chủ quan trong hoàn cảnh tế nhị lúc bấy giờ.
Hoài Thanh, tác giả "Thi Nhân VN" mà Hà Sĩ Phu sau này có vẽ chân dung của ông như sau:
"Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên"
Nét này vẽ bác Lan Viên
Bác Hữu, bác Cận hay riêng bác Hoài
Chân dung các bác ngời ngời
Chém cha cái nửa phần đời phía sau
Cuộc đời hai nửa vì đâu
Nửa say quỷ kế nửa đau nhân tình
Xuân Sách thì lâu rồi, đã nhất quyết là không bõ qua, chẳng những thế, chân dung của nhà phê bình văn học này còn được ông chiếu cố hết mình.
Cũng nên nhớ rằng hai câu: "Vị nghệ thuật nửa cuộc đời, nửa đời sau lại vị người ngồi trên" là thơ truyền khẩu dân gian theo kiểu Bút Tre.
Ông Xuân Sách và ông Hà Sĩ Phu đã ứng dụng vào để làm rõ thêm chân dung của tác giả Thi Nhân VN.
"Vị nghệ thuật nửa cuộc đời
Nửa đời sau lại vị người ngồi trên"
Thi nhân còn có chút duyên
Lại vò cho nát, lại lèn cho đau
Bình thơ đến thuở bạc đầu
Vẫn chưa thể tất nổi đau nhân tình
Giật mình, mình lại thương mình
Tàn canh, tỉnh rượu, bóng hình cũng tan!
Vì sao? Tiện đây người viết cũng xin đôi chút dài dòng về nhà phê bình văn học này. Thời tiền chiến, Hoài Thanh là nhà phê bình văn học có tiếng trước khi gặp "cách mạng", vào những năm 1935,1936 Thiếu Sơn cùng với ông và một số anh em văn học đã khởi xướng cuộc tranh luận trên văn đàn VN "Nghệ Thuật Vị Nghệ Thuật hay Nghệ Thuật Vị Nhân Sinh".
Ông là người đứng đầu phe "nghệ thuật vị nghệ thuật" với chủ trương văn chương là văn chương còn phe bên kia "nghệ thuật vị nhân sinh" với chủ trương là, nền văn học của một thời đại nào cũng chỉ là cái phản ánh của cuộc đấu tranh giai cấp, mỗi chế độ kinh tế tất có một nền văn học tương đương và nền văn học nào thì bên vực cho chế độ kinh tế ấy mà người đứng đầu là Nguyễn Khoa Văn bạn thân của Tố Hữu, bí danh Hải Triều, một cán bộ tuyên huấn xứ ủy Trung Kỳ, ông này cũng là cha đẻ của Nguyễn Khoa Điềm làm bộ trưởng Bộ Văn Hóa Thông Tin dưới thời Phan Văn Khải là thủ tướng. Cuộc tranh luận kéo dài nhiều năm, cho mãi đến gần tháng 8 năm 1945 thế sự xoay vần, con cờ đã lộ, Hoài Thanh thức thời vội bõ ngay quan điểm cũ của mình mà "nhập vai" hòa đồng với đường lối văn hóa văn nghệ "đúng đắn" của đảng, đó là nền văn hóa văn nghệ "nghệ thuật vị nhân sinh" dựa trên ba điểm chính: Dân Tộc, Khoa Học và Đại Chúng do ông Trường Chinh khởi xướng. Cũng từ đó Hoài Thanh trở thành "người gác cổng văn học" vừa trung thành vừa mẫn cán của nền văn học hiện thực XHCN.
Lẽ dĩ nhiên, không chính thức có làm thơ, nên không có thơ, được quyền khỏi so sánh và mổ xẻ. "Hú hồn", tuy vậy, ai cũng hướng về ông như muốn ông cùng nhập cuộc. Với mái tóc muối nhiều hơn tiêu cái chắc là Hoài thanh dại gì mà dây vào, hơn nữa ăn được cái giải gì mà vào "cuộc chơi" chỉ có thua này. Thế là chưa ai kịp lên tiếng mời ông thì ông đã vội mời Vũ Hoàng Chương thẩm định.
Nhà thơ họ Vũ vốn người không mấy cân quắc, lại ăn nói ôn tồn nhỏ nhẹ, nãy giờ chìm lỉm dưới làn kinh truyện tuôn từ các bậc thi bá đắc thời, không ai nhìn thấy ông.
Hoài Thanh gọi đến Vũ Hoàng chương cốt để né tránh thật nên đề nghị là phải có một nhà thơ của miền Nam góp ý. Nhưng chắc hẳn lòng dạ không muốn chờ đợi từ nhà thơ họ Vũ phát ra một "ánh sáng" hay một "tia chớp" bất ngờ nào.
Vũ Hoàng Chương biết thế nên cứ từ tạ, nhưng rồi Thanh Nghị "mớm mồi" ép thêm vào mà trong bụng tin rằng con người Vũ Hoàng Chương hiền hòa, ắt không sợ xảy ra cảnh "Hán Sở tranh hùng" hay "Bác anh hùng tôi cũng anh hùng" như ông Hồ đối đáp một mình với đức Trần Hưng Đạo.
Ai đã biết Vũ Hoàng Chương, ắt phải biết cái đanh thép bên trong tấm thân nhỏ bé ọp ẹp của ông. Đôi ba lần từ tạ không được, đành nhảy vào nhập trận "hò kéo pháo", nhưng trước khi vào cuộc họ Vũ đã yêu cầu cử tọa thông cảm nếu có chỗ nào thất thố vì ông sợ rằng những gì ông muốn trình bày sẽ làm tổn thương cái "sáng giá" của đêm họp "văn nghệ đặc biệt" này, bởi "tất tần tật" đã thẩm định rồi.
Sau đây là lời của Vũ Hoàng Chương do người có bổn phận điếu đóm đêm hôm ấy thuật lại.
"Thi nhân từ cảm xúc mỗi lúc tác động vào tâm cảnh của mình, để hồn trí phản ứng theo thất tình con người mà vận dụng thi tứ phổ diễn nên lời một tình tự nào đó, rồi đãi lọc thành thơ. Sự vận dụng càng xuất thần, việc phổ diễn càng khẩu chiếm, thơ càng có giá trị cao.
Cảm xúc trước cái chết của một thần tượng được "đóng khung" tự bao giờ trong tâm cảnh mình, Tố Hữu đã xuất thần vận dụng nỗi u hoài, phổ diễn nên những lời thơ thật khẩu chiếm, rồi dùng những từ thật tầm thường, ít thi tính, đãi lọc nỗi u hoài của mình thành một tiếng nấc rất tự nhiên. Đạt đến một mức độ điêu luyện cao. Lời thẩm định của Thanh Nghị thật xác đáng, tôi chịu.
Nhưng thơ không phải chỉ có thế. xuất thần khẩu chiếm thuộc phạm vi kỹ thuật, dù đã có thi hứng phần nào, và nếu chỉ có thế thì thơ chỉ có khéo mà thôi, chưa gọi là đạt. Tức chưa phải là hay. Thơ hay vừa phải khéo như thế vừa phải đạt thật sự. Thi hứng nằm trong sự thực của tình tự phổ diễn nên lời. Tình tự mà không thực, lời thơ thành gượng ép.
Vấn đề của thơ nói cho đến nơi, là ở đây, có nghĩa là thơ phải thực.
Tố Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ VN, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ VN yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca, nhưng trước hết phải biết bà mẹ VN đó có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không?
Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài "Đời Đời Nhớ Ông", Tố Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu:
Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin
Chắc chắn là không có một bà mẹ VN nào, kể cả bà Tố Hữu mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành. cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu ta đang mổ xẻ.
Một tình tự không chân thực, dù được luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp, thơ hay mà chỉ là thơ khéo làm, đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thơ thợ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi cho một tuyên truyền nào đó. Tố Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Những bà mẹ VN trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm".
Rồi ông kết luận, hai câu lục bát của Tố Hữu, theo ý mình, chỉ là những lời thơ khéo, không thể so sánh với những câu thơ của những nhà thơ vừa nêu ở trên, bản chất khác hẳn.
Lời thẩm định trên của Vũ Hoàng Chương đã gây sôi nổi, sôi nổi vì bất bình nhiều hơn là vì tranh luận. Một vài cử tọa muốn đẩy họ Vũ đến chỗ bí, để hóa giải thẩm định ngược dòng của ông. Họ đã yêu cầu ông nói về thơ và sự thực mà ông đã đưa ra để chê Tố Hữu và cùng nghĩ rằng Vũ Hoàng Chương khó lòng mà đưa ra một luận cứ vững vàng được. Nhưng Vũ Hoàng Chương cứ vẫn ôn tồn "giải trình" tiếp:
Thơ vốn là mộng, là tưởng tượng, là tách rời thực tế, nhưng mộng trên những tình tự thực. Không chấp nhận loại tình tự hư hoang. Có khoa học giả tưởng, không có thơ giả tưởng, nói thơ là nói đến thế giới huyễn tưởng, huyễn tưởng trên sự thực để thăng hoa sự thực, chứ không bất chấp, không chối bỏ sự thực. Nhà thơ không được láo, nhà thơ phải thực nhưng thoát sáo sự thực thành mộng để đưa hồn tính người yêu thơ vươn lên sự thực muôn đời đạt đến chân lý cuộc sống. Thiên chức thi ca là ở chỗ đấy. Tôi xin nhắc: Sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca.
Vì có sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời. Sự thực bao quát không gian, thời gian, chân lý cuộc sống.
Hình như những ngày sau "cái đêm hôm ấy" Vũ Hoàng Chương đã bị bắt đi học tập và chết vào ngày 06 tháng 9 năm 1976 khi được tha về không bao lâu, có người nói Vũ Hoàng Chương là người dại, nhưng cũng có người nói Vũ Hoàng chương là người can đảm. Theo tôi, ở vị trí kẻ sĩ, ông là một con người tự do, con người tự do của kẻ sĩ không phải quỳ lụy trước bất cứ một áp lực nào, con người tự do của kẻ sĩ tự nó đã có tính tự trọng cao và là con người can đảm. Như Phùng Quán nói:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không bảo yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không bảo ghét thành yêu
Những người nói ông dại, không biết phía sau chữ dại ấy có ẩn chứa gì không? Nhưng sao thấy nó bất ổn quá chừng, nó chỉ biện minh được một điều duy nhất, đó là tính yếu kém của con người, nói rõ hơn, nó như dấu diếm một cái gì vừa bí hiểm vừa hèn hạ. Hơn nữa, nếu ai đó nói cách xử sự của thi sĩ họ Vũ trong hoàn cảnh như vậy là dại, cũng có thể với hàm ý là, giữ sự im lặng trong hoàn cảnh như vậy là hành động của kẻ trí? và nếu vậy thì sẽ không có bài viết này.
Thôi thì cứ huỵch toẹt như Nguyễn Tuân, tuy rằng có cay đắng nhưng mà thành thật: "Sở dĩ tôi còn sống cho đến ngày hôm nay là vì tôi còn biết sợ" lời nói thành thật này không phải là hành động của một người can đảm hay sao.
Cũng nhân bài viết này chúng ta thử giải thích vì sao những dòng thơ tiền chiến của Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên thì được giới yêu thơ mến mộ, cho dù chỉ dăm ba câu đi nữa! Còn những dòng thơ sau này của cả ba có ai nhắc đến đâu? Họa hoằn lắm cũng chỉ được một số ít người.
Phải chăng cái thực của muôn đời so với các thực của một thời là vậy?
Cái thực một thời của cả ba là cố ép những vần thơ tài hoa của mình lặng hụp trong dòng đấm đá đấu tranh giai cấp mất cả tính người. Nó gượng gạo và trơ trẽn làm sao ấy. Tiếc thật…
Biển khổ mênh mông sóng ngập bờ
Khách trần chèo một mái thuyền chơi
Thuyền ai ngược sóng ai xuôi sóng
Cũng ở trong cùng biển khổ thôi
© Sông Lô, Đức Quốc
© Đàn Chim Việt
 
__._,_.___
Recent Activity:
.

__,_._,___