Friday, August 26, 2011

26/08 Nợ nước ngoài: 42,2% GDP là bao nhiêu?


▪  
ANH QUÂN

26/08/2011 17:14 (GMT+7)
 
Việc định lượng sử dụng vốn vay nước ngoài thế nào là hiệu quả còn gây tranh cãi - Ảnh: Getty.
Một quan chức Bộ Tài chính mới đây đã gọi điện cho người viết để trao đổi về hai con số nợ nước ngoài: 42,2% GDP và 32,5 tỷ USD.

“Một số kênh thông tin đưa lại hai con số này và quy chung là một, cho rằng chỉ khác cách diễn đạt. Như thế thì GDP Việt Nam hụt đi vài chục tỷ USD hay sao. Không làm rõ con số thì thử hỏi giám sát nợ sẽ như thế nào”, quan chức này lo ngại. 

Theo giải thích của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), đây là hai con số hoàn toàn khác nhau, một bên là tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, bên còn lại là nợ nước ngoài khu vực công (chỉ bao gồm nợ Chính phủ và được chính phủ bảo lãnh) theo con số tuyệt đối.

Nếu so sánh với GDP năm 2010 được Tổng cục Thống kê công bố là khoảng 104,6 tỷ USD, tỷ lệ 42,2% quy ra vào khoảng 44,1 tỷ USD. Con số này được hiểu là giá trị tuyệt đối của tổng nợ nước ngoài quốc gia tính đến 31/12/2010. Nhưng đáng tiếc là chỉ tiêu này không được đề cập trong bản tin nợ nước ngoài số 7 của Bộ Tài chính, sự thiếu hụt có thể đã gây hiểu nhầm.

Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Nguyễn Thành Đô giải thích thêm: “Nợ khu vực công bao gồm nợ của chính phủ và chính phủ bảo lãnh, còn nợ quốc gia thì cộng thêm cả các khoản vay  thương mại của doanh nghiệp vào nữa”.

Khoan nói đến hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV) của khu cực công được cho là lên đến 10, gấp nhiều lần khu vực tư nhân; hay vay ODA chủ yếu đầu tư vào hạ tầng và không có nguồn thu trực tiếp để trả nợ, làm tăng gánh nặng cho ngân sách mà ông Đô đề cậptrong lần trao đổi với VnEconomy gần đây…, xu hướng tăng vay nước ngoài của doanh nghiệp cũng có nhiều chuyện đáng bàn.

Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại Hoàng Hải nhìn nhận: “Trong những năm gần đây, nợ nước ngoài quốc gia có xu hướng tăng khá nhanh, do việc vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp theo phương thức tự vay tự trả”. 

Nếu so sánh con số tổng nợ nước ngoài quốc gia đề cập ở trên với nợ của Chính phủ, tại thời điểm cuối năm 2010 là gần 27,86 tỷ USD, có thể ước tính nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (bao gồm cả bảo lãnh và không được bảo lãnh) vào khoảng 16,2 tỷ USD. Con số này đã tăng thêm trên 4 tỷ USD so với cuối năm 2009.

Trong nợ doanh nghiệp, một điểm đáng xem xét khác là nợ do chính phủ bảo lãnh cũng có sự thay đổi tương ứng, từ gần 4 tỷ USD của năm 2009 lên trên mức 4,6 USD vào cuối năm 2010.

Nhìn lại giai đoạn cuối năm 2010, bảo hiểm rủi ro vỡ nợ trái phiếu (CDS) của Việt Nam tăng điểm khá cao mà đi cùng với đánh giá tín nhiệm nợ kém đi là lãi suất tăng tương ứng. Bản tin số 7 cũng đề cập, riêng dư nợ các khoản vay có lãi suất 6-10% đã tăng từ 919 triệu USD vào cuối năm 2009 lên mức 1,89 tỷ USD cuối năm 2010.

Trong bối cảnh này, đánh giá về an toàn nợ của doanh nghiệp, Cục trưởng Đô cho rằng: “Có thể một số khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp thì trả nợ có khó khăn”.

Ở chừng mực nào đó, các chủ đầu tư đều có trách nhiệm xây dựng kế hoạch vay và trả nợ cho dự án của mình. Nhưng với các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh vay nợ nước ngoài, tình hình đôi khi không như vậy. Nhất là với cơ chế trách nhiệm chung của doanh nghiệp nhà nước.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 24/8 dẫn nguồn một báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, trong số 16 dự án xi măng được Chính phủ bảo lãnh thì có bốn dự án đang gặp khó khăn về trả nợ, và Bộ Tài chính phải trả nợ thay. 

Tờ báo cũng thông tin thêm, tổng giá trị vốn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh cho các dự án xi măng là 1,675 tỉ USD, tương đương 17,92% tổng giá trị vốn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

Vay thì được tiền, có bảo lãnh mà không trả nổi thì Chính phủ phải gánh giúp, nhiều doanh nghiệp đâm ra “chuộng” kiểu bảo lãnh này. Còn trường hợp sau đây là quá sức tưởng tượng. Tại một hội thảo tổ chức cuối tuần trước, vị nọ nguyên lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Nhà nước cho hay, có trường hợp doanh nghiệp giả chữ ký của ông, đóng dấu như thật cho một thư bảo lãnh sử dụng dự trữ ngoại hối. May mắn là trường hợp này sau đó được phát giác.

Không biết có khoản bảo lãnh giả dối nào “lọt lưới” không, nhưng chỉ riêng việc nhà nước cứ phải đứng ra bảo lãnh rồi lại trả nợ thay cũng thấy rằng, tiền đóng thuế của dân đang bị doanh nghiệp lợi dụng.

Ở một góc nhìn khác, trong khi quan điểm từ phía các cơ quan chức năng cho rằng, vốn vay nước ngoài đang hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là cơ sở hạ tầng trọng yếu, thì rõ ràng việc định lượng thế nào là hiệu quả còn gây tranh cãi. 

“Đối với vấn đề này (nợ nước ngoài của doanh nghiệp tăng nhanh - PV), Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành có liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, theo đó, sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ việc vay nợ nước ngoài không vượt quá kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài hàng năm, đồng thời  xác định danh mục ưu tiên các chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011- 2015, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định”, Phó cục trưởng Hoàng Hải thông tin thêm.
 
Thảo luận (1 ý kiến)
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
 
Mary Cherry 23:07 (GMT+7) - Thứ Sáu, 26/8/2011
Chúng ta đang mong chờ sự công khai và minh bạch về số liệu nợ nước ngoài công và nợ nước ngoài của doanh nghiệp qua việc thực hiện hai Thông tư mới đây của Bộ Tài chính (Thông tư số 53/2011/TT-BTC về chế độ báo cáo nợ công và Thông tư số 56/2011/TT-BTC về giám sát nợ công và nợ nước ngoài).

Rất mong tòa soạn tìm hiểu và kịp thời đăng tải các số liệu này. Đồng thời là một kênh thông tin đốc thúc các cơ quan quản lý trong việc công khai số liệu, giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài một cách có hiệu quả.

Xin cảm ơn Quý tòa soạn.

26/08 Tái khẳng định một số định hướng chính sách tiền tệ



▪  
MINH ĐỨC

26/08/2011 19:14 (GMT+7)
 
Phía trước trụ sở Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội. Kết quả cuối cùng của cuộc họp không như mong đợi ở tính cụ thể - điều mà thị trường đang chờ đợi.
Cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng lớn đã kết thúc với sự tái khẳng định một số định hướng điều hành chính sách tiền tệ.

Sáng nay (26/8), Ngân hàng Nhà nước có cuộc họp với lãnh đạo các ngân hàng thương mại lớn tại Hà Nội.

Đây là cuộc họp được thị trường trông đợi bởi đã có thông tin kế hoạch từ tuần trước, và nội dung của nó được cho là tập trung vào định hướng giảm lãi suất cho vay VND xuống 17% - 19%/năm vào tháng 9 tới, như Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra trước đó.

Cuộc họp kéo dài đến tận trưa, nhưng kết quả cuối cùng lại không như mong đợi ở tính cụ thể - điều mà thị trường đang chờ đợi ở đáp án của bài toán hạ lãi suất.

“Về cơ bản thì không có gì mới và cụ thể ở các quyết sách điều hành hay điều chỉnh trong thời gian tới. Các thông tin thảo luận tại cuộc họp gần như lặp lại những gì Thống đốc vừa phát biểu trước đó, mà tinh thần chung vẫn là thực hiện theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ, đại ý là góp phần ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội…”, nguồn tin của VnEconomy cho hay.

Tuy nhiên, tại cuộc họp này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tái khẳng định thông điệp hạ lãi suất cho vay nói trên. Nhưng giải pháp cụ thể để thực hiện vẫn chưa được đưa ra để thảo luận chi tiết với đại diện các thành viên thị trường.

Thứ hai, tại đây, định hướng sửa đổi Thông tư 13 và Thông tư 19 về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng tiếp tục được đề cập, dù không nêu cụ thể ở các điều, khoản, trong khi nhiều thông tin trên thị trường vẫn đang hướng về khả năng sửa đổi giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn huy động để cho vay.

Thứ ba, như thông tin tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh chiều qua (25/8), Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì cơ chế trần lãi suất huy động VND 14%/năm như từ tháng 3/2011 đến nay.

Về điều này, một số lãnh đạo ngân hàng thương mại phát biểu tại buổi họp cho rằng, trần lãi suất trong những tình huống là cần thiết, nhưng về lâu dài Ngân hàng Nhà nước nên sử dụng các công cụ, các biện pháp kỹ thuật để điều tiết lãi suất, thay vì can thiệp bằng hành chính.

Cũng tại cuộc họp trên, về tinh thần chung, đại diện các ngân hàng thương mại cùng đồng thuận với định hướng mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra, hướng tới giảm lãi suất cho vay, cùng chia sẻ khó khăn chung với nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc thực hiện giảm lãi suất thực tế như thế nào trong thời gian tới vẫn tùy thuộc vào các động thái của Ngân hàng Nhà nước, mà điều này hiện vẫn còn ở phía trước.
 
Thảo luận (1 ý kiến)
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
 
Pvd 13:42 (GMT+7) - Thứ Bảy, 27/8/2011
Cần có sự trả giá trước khi có thể gặt hái những thành công từ các biện pháp chính sách.

Mục đích cuối cùng của “siết” tiền tệ nhằm cơ cấu lại nền kinh tế để giảm lạm phát và phát triển kinh tế ổn định với hai biện pháp quan trọng: giải tỏa vốn đọng trong BĐS và triệt tiêu đầu tư kém hiệu quả trong nền kinh tế.

Như vậy chỉ khi nào hàng tồn kho của BĐS được giải tỏa. Tức là chỉ khi nào giá BĐS phải giảm và đã giảm tới mức người tiêu dùng thực sự chấp nhận mua, đồng nghĩa với việc tích trữ trong dân (hoặc vốn nước ngoài) bắt đầu được đưa vào thị trường thông qua kênh BDS thì mục đích giải tỏa vốn đọng trong BĐS mới dần thành hiện thực.

Và chỉ khi nào. Các tổ chức kinh doanh kém hiệu quả, trước sự sống còn của mình, đang mọi cách thu hút vốn mà không cần cân nhắc hiệu quả sử dụng vốn, buộc phải chấp nhận rút khỏi thị trường hoặc phá sản. Nghĩa là đối tượng vay tín dụng bằng mọi giá không còn nữa, thì khi đó lãi xuất cao mới không thể tồn tại và lãi xuất tín dụng mới có thể giảm.

Chỉ khi cả hai điều kiện trên cùng trở thành hiện thực thì dòng vốn tín dụng mới thực sự có thể và buộc phải giảm và đến với các doanh nghiệp KDSX dùng vốn luôn cân nhắc đến hiệu quả. Chỉ đến lúc ấy kinh tế mới bắt đầu tăng trưởng ổn định trở lại.
Muốn đạt được mục đích lớn, không thể không có những hy sinh nhất định.

Nếu bây giờ không kiên quyết loại bỏ (cho dù không phải là ít) các tổ chức kinh tế làm ăn kém hiệu quả để dồn sức hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế làm ăn có hiệu quả, dừng tay lại là ta chịu thua cái “bẫy thu nhập trung bình” đang chờ phía trước rồi!

26/08 MỸ CHUYỂN TRỌNG TÂM CHIẾN LƯỢC VỀ Á CHÂU VIỆTNAM NẰM Ở ĐẦU SÓNG NGỌN GIÓ


MỸ CHUYỂN TRỌNG TÂM CHIẾN LƯỢC VỀ Á CHÂU VIỆTNAM NẰM Ở ĐẦU SÓNG NGỌN GIÓ
LÝ ĐẠI NGUYÊN
Phát biểu về quan điểm của chính quyền Obama, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách về Châu Á Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell, trong khuôn khổ cuộc Đối Thoại Lãnh Đạo Mỹ - Úc vào cuối tuần qua, ngày 15/08/2011, tại Perth, đã nói rằng: 
"Một trong những thách thức quan trọng nhất của chính sách đối ngoại của Hoakỳ là phải tập trung nỗ lực thiết lập chính sách lâu dài tại Á Châu, thay vì chỉ lo đối đầu với những cản lực tại Trung Đông". Ông giải thích: "Hoakỳ không chủ trương xem nhẹ Trung Đông, nhưng quan điểm chiếm đa số hiện nay tại Washington là Hoa kỳ quyết tâm dấn thân vào vùng châu Á". Trong bối cảnh đó ông nói: "Hoa kỳ đã tăng cường đối thoại với Trung quốc, nhưng không phải chỉ quan hệ với Bắckinh là quan trọng nhất". Ông nhấn mạnh đến: "chiến lược củng cố hợp tác mật thiết với đồng minh chiến lược Úc, phục hồi quan hệ với Hiệp Hội Asean và các quốc gia thành viên chủ chốt của Đông Nam Á như Indonesia, Singapore và Việt nam cũng như Philippines". Ông cũng bác bỏ ý kiến cho rằng Hoa kỳ đang suy thoái. Cuối cùng ông nhận định về: "Các vụ Trung quốc uy hiếp tàu thuyền các nước trong khu vực trong đó có Nhật bản, Việt nam, và cả tàu Mỹ". Trợ lý ngoại trưởng, Kurt Campbell cho đây là: "Chính sách đối ngoại áp đặt quyền lực của Trung quốc không thể chối cãi, mà mọi người đều thấy Bắc kinh thực hiện tại Biển Đông, cũng như tại nhiều nơi khác trên thế giới".

Từ tổng thống, ngoại trưởng, bộ trường quốc phòng Mỹ, 2 năm trở lại đây, đã luân phiên khẳng định "Hoa kỳ đã trở lại Á châu", nay, đến trợ lý ngoại trưởng đặc trách về Đông Á và Thái Bình Dương, nhân vật trực tiếp thi hành chính sách của chánh phủ Mỹ tại khu vực đã nói rõ về: "quan điểm chiếm đa số hiện nay của Washington quyết tâm dấn thân vào vùng Á châu". Trong khi đó Trung cộng thực hiện một cuộc tập trận lớn trên bộ, vào ngày 10/08/11, chưa biết ngày kết thúc, tại khu vực tự trị dân tôc Choang ở Quảng Tây, nằm sát biên giới Việt nam. Một số diễn đàn của Việt nam lấy tin từ các blogger Trung cộng về cuộc di chuyển binh lính tới tỉnh Quảng Tây giáp ranh với Việt nam đã diễn ra từ hôm 04/08/11, với khối lượng binh lính khổng lồ bao gồm, pháo binh, bộ binh, xe thiết giáp thuộc nhiều quân khu. Các blogger Trung cộng nói tới kế hoạch tấn công Việt nam vào cuối năm 2011. Thậm chí còn nói đây là lệnh của bộ trưởng quốc phòng Trung quốc, Lê Quang Liệt, thuộc trường phái cứng rắn đã ký. Ngày 11/08/11, bộ tư lệnh Biên Phòng Việt cộng, trung tướng Trần Hoa, đã họp với 12 tỉnh biên giới phía Bắc nhằm thúc đẩy công tác bảo vệ chủ quyền biên giới.

Trung cộng thấy việc dương oai diễu võ trên Biển Đông đã để cho thế giới nhìn rõ bản mặt cậy mạnh hiếp yếu, cưỡng tình, đoạt lý, bất chấp công ước LHQ, chỉ làm lợi cho Hoa kỳ danh chính, ngôn thuận trở lại Á châu, khiến cho các nước Đông Nam Á và Á châu, cùng toàn dư luận thế giới đều đứng về phía Mỹ. Ngay tên đồng chí đàn em Việt cộng vốn tỏ ra tận tụy với kế hoạch tàm thực Việt nam của Trung cộng, cũng chuẩn bị quay gót chạy theo Mỹ. Cụ thể là báo chí lề phải của Việt cộng đang rộ lên phong trào tố cáo tình trạng công nhân Trung quốc đang làm việc không giấy phép ở nhiều công trình do các hãng thầu Trung cộng tại Việt nam. Trương Tấn Sang tân chủ tịch nhà nước Việt cộng, khẳng định "Việt nam không chủ trương cho Trung quốc khai thác bôxít ở Tây Nguyên". "Khi công trình xây dựng hoàn tất, công nhân Trung quốc sẽ rút về nước". "và việc để cho lao động Trung quốc làm việc trái phép ở Việt nam là do cơ quan quản lý điạ phương lỏng lẻo trong kiểm tra và kiểm soát". 

Thực tế thì điạ phương không dám đụng tới lông chân của các vị con trời này. Vì từ tổng bí thư, đến bộ chính trị, chính phủ, trung ương đảng Việt cộng đều đã quỳ mọp dưới chân các lãnh tụ Bắc kinh, luôn miệng hô lớn 16 chữ vàng, 4 tốt, thì cấp dưới kẻ nào dám dại dột kiểm tra, kiểm soát các vị chúa Tầu nữa. 
Nhưng cuộc biểu tình của người dân Hànội ngày 14/08/11 vừa qua đã xuất hiện nhiều khẩu hiệu mới như: "Yêu nước là quyền thiêng liêng của mọi người Việt nam". "Tổ quốc Việt nam là của 90 triệu người Việt nam, không riêng của bất kỳ ai, bất cứ nhóm người nào". "Nhân dân có quyền được biết, được bàn về việc nước". Phản đối Trung quốc đặt giàn khoan tại Biển Đông". Đặc biệt hơn hết, đánh thẳng vào tử huyệt của kế hoạch tằm ăn dâu của Trung cộng là đòi: "Trục xuất lao động bất hợp pháp Trung quốc - hiện đang có 1.3 triệu lao động Trung quốc tại Việt nam". Đây mới chính là tiết lộ động trời gây kinh ngạc cho toàn dân và toàn thế giới về âm mưu đồng hoá Việt nam của người Trung quốc, phải do chính nội bộ Việt cộng xì ra thì người biểu tình mới biết. Đây mới chính là lý cớ Trung cộng phải động binh trên đất liền nhằm đe dọa đánh Việt nam một lần nữa.

Vây liệu Trung cộng có đánh Việt nam trong dịp này hay không? Nếu Trung cộng quyết đánh Việt nam là vi phạm Hiệp Ước Thượng Hải Mỹ-Tầu 1972, ký giữa tổng thống Mỹ, Richard Nixon và Chu Ân Lai, thủ tướng Trung quốc ngày 28/02/1972. Trong đó Trung quốc cam kết: "Tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ phải được đối xử bình đẳng". "Những quốc gia lớn không được gây tổn thương đau khổ cho những nước nhỏ". Trung quốc không bao giờ là một siêu cường". 
"Trung quốc chống lại quyền lực bá chủ và quyền chính trị dưới bất cứ hình thức nào". Nay mà Trung cộng đánh Việt nam là trắng trợn gây tổn thương đau khổ cho một nước nhỏ. Tức là vi phạm hiệp ước ký với Mỹ. Chính phủ và Quốc Hội Hoa kỳ không thể làm ngơ. Sở dĩ năm 1979, Đặng Tiểu Bình xua quân tràn sang biên giới Việt nam, chỉ dám tuyên bố "dậy cho Việt nam một bài học" trong vòng 1 tháng, mà trước đó họ Đặng đã phải sang Mỹ thăm dò phản ứng của chính giới Hoa kỳ. Lúc bấy giờ, Việtcộng đang là đàn em của Liên xô, kẻ địch của Mỹ, nên phía Mỹ không tỏ dấu hiệu phản đối. Nay thì ngược lại ngày 05/08/11, Mỹ đã lập tức phái Tư Lệnh Hạm Đội 7, phó đô đốc Scott Van Buskirk đến thăm Hà nội trong 2 ngày. Rồi cho hàng không mẫu hạm nguyên tử khổng lồ USS George Washington vào vùng lãnh hải quốc tế, ngoài khơi Việt nam. Ngày 13/08/11 mời quan chức Việtcộng lên thăm, nhằm trấn an Việtcộng trước sự hù dọa của Trung cộng. Trước đó một ngày 12/08, chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử khổng lồ khác, USS Ronald Reagan đã ghé thăm cảng Hồng kông, giữa lúc Trung cộng cho chạy thử chiếc hàng không mẫu hạm tân trang cuả họ. Đây là cơ hội cho mọi người có dịp so sánh, giữa 2 loại hàng không mẫu hạm của Mỹ với Trung quốc. Và cũng để nhắn với Trung cộng là đừng có chơi dại, đụng đầu với Mỹ trong lúc này. Nhất là đừng theo vết xe đổ của quân phiệt Nhật hồi 1941, tiến quân vào Đông Dương, rồi bị Mỹ hủy bỏ quy chế tối huệ quốc để rơi vào chiến tranh Mỹ-Nhật, đưa tới thảm bại về phía Quân Phiệt Nhật. Chắc Hồ Cẩm Đào sắp mãn nhiệm, họ Hồ chẳng dại gì đụng đầu với Mỹ, nên phó tổng thống Mỹ, Joe Biden đang có chuyến viếng thăm Trungcộng, cố tình gặp Tập Cận Bình, người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào để xem nhân vật này có còn trung thành với Hiệp Ước Thượng Hải 1972 nữa hay không? Nhưng cho dù Trung cộng chống, hay hoà với Mỹ, thì Vìệt nam vẫn bị nằm ở vị thế đầu sóng, ngọn gió. Nếu Việt nam không sớm có Dân Chủ thực sự để huy động nội lực dân tộc của toàn dân, tạo thế chủ động tương tác với quốc tế, thì vẫn chỉ là quân bài thí của các thế lực quốc tế mà thôi.
LÝ ĐẠI NGUYÊN


.

__,_._,___



----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To: vbHouston dalat <vobihouston@yahoogroups.com>; chinhnghia Viet <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>; Huyet Hoa <HUYETHOA@yahoogroups.com>
Sent: Friday, August 26, 2011 12:11 PM
Subject: [HUYET-HOA] MỸ CHUYỂN TRỌNG TÂM CHIẾN LƯỢC VỀ Á CHÂU VIỆTNAM NẰM Ở ĐẦU SÓNG NGỌN GIÓ








26/08 Chiến trường của thế kỷ 21 sẽ diễn ra trên biển


Chiến trường của thế kỷ 21 sẽ diễn ra trên biển

Châu Âu là cảnh tượng trên đất liền còn Đông Á là một cảnh biển. Ở đó có sự khác biệt cơ bản giữa thế kỷ 20 và 21.

Những khu vực giao tranh nhất của toàn cầu trong thế kỷ trước diễn ra trên các vùng đất khô của châu Âu, đặc biệt là ở những miền đất bằng phẳng ở các biên giới phía đông và tây nước Đức. Nhưng trải qua nhiều thập niên, trục nhân khẩu học và kinh tế của Trái Đất đã dịch chuyển về phía cuối lục địa Á Âu, nơi hàng hải chiếm ưu thế trong các không gian giữa những trung tâm dân cư lớn.
Bởi cách giảng giải địa lý học và thiết lập những ưu tiên, nên diễn biến tự nhiên của Đông Á được lý giải là một thế kỷ của hải quân - hải quân ở đây được định nghĩa trong phạm vi rộng bao gồm cả đội hình chiến đấu trên không cũng như trên biển và ngày càng trở nên phức tạp. Vì sao vậy? Ví như Trung Quốc, đặc biệt khi giờ đây các vùng biên giới đất liền được đảm bảo hơn bao giờ hết kể từ thời nhà Thanh cuối thế kỷ 18, đã lao vào cuộc mở rộng sức mạnh hải quân không thể phủ nhận. Đó là sức mạnh biển mà Trung Quốc sẽ xóa bỏ được tâm lý hai thế kỷ bị nước ngoài "làm mưa làm gió" trên lãnh thổ của mình - buộc tất cả các nước xung quanh phản ứng.
Những dính líu quân sự trên đất liền và trên biển là rất khác nhau, với các ảnh hưởng chủ yếu tới các chiến lược lớn cần thiết để chiến thắng hoặc né tránh chúng. Chiến tranh trên đất liền liên quan tới dân thường, nên nhân quyền trở thành yếu tố quan trọng trong nghiên cứu chiến tranh. Cách tiếp cận với một cuộc xung đột trên biển giản đơn hơn, nhằm giảm thiểu hậu quả chiến tranh theo tính toán số học, tương phản rõ rết với những cuộc chiến trí tuệ góp phần định nghĩa các cuộc xung đột trước.



Thế chiến II là cuộc đấu tranh đạo đức chống lại chủ nghĩa phát xít, hệ tư tưởng chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục triệu người không tham chiến. Những cuộc chiến khác xảy ra tiếp theo, rồi gần đây hơn cả một cuộc đấu tranh đạo đức chống lại những phần tử Hồi giáo cực đoan đã thu hút Mỹ tiến sâu vào vùng núi ở biên giới Afghanistan, nơi cách cư xử nhân đạo với hàng triệu dân thường là rất quan trọng với sự thành công của chiến tranh.
Trong mọi nỗ lực ấy, chiến tranh và chính sách ngoại giao trở thành chủ đề không chỉ của riêng binh lính và các nhà ngoại giao, mà còn là của những người theo chủ nghĩa nhân văn và trí tuệ. Thực tế là, chống nổi dậy đại diện cho sự kết hợp đỉnh cao giữa các sĩ quan mang quân phục và những chuyên gia nhân quyền. Đó là kết quả cuối cùng của chiến tranh mặt đất phát triển thành một cuộc chiến tổng lực trong thời hiện đại.
Đông Á, hay chính xác hơn là Tây Thái Bình Dương, đang nhanh chóng trở thành trung tâm mới của các hoạt động hải quân thế giới, đã báo trước một động lực khác biệt về căn bản. Nó dường như sẽ ít tạo ra tình huống khó xử về mặt đạo đức giống như những gì xảy ra trong thế kỷ 20 và đầu 21, với ngoại lệ là một cuộc chiến mặt đất trên bán đảo Triều Tiên. Tây Thái Bình Dương sẽ hoàn trả các vấn đề quân sự về địa hạt hẹp của các chuyên gia quốc phòng. Nó không đơn thuần là bởi chúng ta đang đối diện với một địa hạt hải quân, nơi dân thường không hiện diện. Nó còn là bởi bản chất của chính các quốc gia ở Đông Á, trong đó có Trung Quốc.
Cuộc tranh giành ưu thế ở Tây Thái Bình Dương sẽ không nhất thiết dính líu đến chiến tranh; phần lớn những gì xảy ra sẽ diễn ra khá lặng lẽ và trong không gian biển trống, ở một nhịp độ chậm, ổn định thích nghi với ưu thế sức mạnh quân sự và kinh tế mà các quốc gia có được trong suốt lịch sử.
Đông Á là khu vực rộng lớn, trải dài gần như từ Bắc Cực tới Nam Cực - từ quần đảo Kuril tới New Zealand và đặc trưng bởi những bờ biển và quần đảo cách biệt. Biển tự nó giống như một rào cản trước hành động xâm lược, hay ít nhất ở mức độ mà đất liền không có. Biển không giống như đất liền, có thể tạo ra những biên giới xác định rõ ràng và có khả năng giảm nguy cơ xung đột.
Ở đây tính tới yếu tố tốc độ. Thậm chí những tàu chiến nhanh nhất cũng di chuyển tương đối chậm, nên sẽ gảim bớt nguy cơ hiểu nhầm và tạo thêm nhiều thời gian cho các nhà ngoại giao để xem xét lại những quyết định. Các lực lượng hải quân và không quân đơn giản không thể chiếm giữ lãnh thổ theo cách làm của bộ binh. Vì các vùng biển bao quanh Đông Á - trung tâm sản xuất toàn cầu cũng như là nơi hoạt động mua sắm quân sự ngày càng tăng - nên thế kỷ 21 sẽ là cơ hội tốt hơn so với thế kỷ 20 để tránh những cuộc xung đột quân sự lớn.
Tất nhiên, Đông Á đã chứng kiến những cuộc đối đầu quân sự lớn trong thế kỷ 20, nơi biển không thể ngăn chặn: Chiến tranh Nga - Nhật; gần một nửa thế kỷ nội chiến ở Trung Quốc với sự sụp đổ dần dần của triều đại nhà Thanh; những cuộc chinh phục của đế quốc Nhật Bản và tiếp theo là Thế chiến II ở Thái Bình Dương; Chiến tranh Triều Tiên; kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở Việt Nam... Thực tế là, đặc điểm địa lý của Đông Á với hàng hải là chủ yếu có rất ít ảnh hưởng tới những cuộc chiến này - với cốt lõi là những xung đột của thống nhất quốc gia hay đấu tranh giải phóng. Nhưng thời của những cuộc chiến ấy đã lùi xa. Các quân đội Đông Á, thay vì việc tập trung vào bộ binh trong nước công nghệ thấp, đang tập trung hướng ra bên ngoài với lực lượng hải quân và không quân công nghệ cao.
Nếu so sánh giữa Trung Quốc ngày nay với Đức vào đêm trước Thế chiến I sẽ có nhiều điểm khập khiễng. Đức là cường quốc trên đất liền, do vị trí địa lý của châu Âu còn Trung Quốc trước hết sẽ là cường quốc hải quân, do đặc điểm địa lý của Đông Á.
Còn tiếp
Tác giả Robert D. Kaplan là chuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm An ninh Mỹ Mới, đồng thời là thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.
Nguyễn Huy dịch từ Forein policy


.

__,_._,___


----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To: vbHouston dalat <vobihouston@yahoogroups.com>; chinhnghia Viet <ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>; Huyet Hoa <HUYETHOA@yahoogroups.com>
Sent: Friday, August 26, 2011 8:50 AM
Subject: [HUYET-HOA] Chiến trường của thế kỷ 21 sẽ diễn ra trên biển





26/08 TP.HCM: triển vọng điện gió từ biển Cần Giờ



SGTT.VN - TP.HCM sẽ liên kết với Liên bang Nga bước đầu thí điểm mô hình năng lượng gió theo công nghệ mới, có giá thành rẻ hơn tới 50% so năng lượng gió hiện nay, và có thể thay thế cho thuỷ điện.
Tuabin gió công suất 1,5MW ở Bình Thuận. Ảnh: AQ
Đây là nội dung làm việc giữa UBND TP.HCM với các cơ quan về năng lượng sạch vào chiều 23.8. Dự kiến dự án này sẽ thí điểm tại Cần Giờ, với hai tổ hợp điện gió, tổng số tiền đầu tư khoảng 60 tỉ đồng. Trao đổi nhanh với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông Phan Minh Tân, giám đốc sở Khoa học và công nghệ TP.HCM, cho biết: theo bản đồ tốc độ gió tại Cần Giờ, tốc độ gió khoảng 6 – 7m/s, dù thấp hơn tốc độ gió tại Bình Thuận nhưng công nghệ này hoàn toàn có thể ứng dụng được.
Thưa ông, công nghệ năng lượng gió YnS-V là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nga, nhưng hiện tại chưa được ứng dụng trong thực tế trên thế giới, kể cả Nga. Vậy dựa vào cơ sở nào mà sở Khoa học và công nghệ cho rằng công nghệ này ưu việt hơn hẳn so với công nghệ năng lượng gió hiện nay?
Chúng tôi dựa vào các thử nghiệm, tính toán nhiều năm qua của các nhà khoa học Nga, chúng tôi cũng đã nghiên cứu các công nghệ năng lượng gió hiện nay trên thế giới. Năng lượng gió YnS-V đã được cấp bằng phát minh sáng chế. Có thể kể một số ưu điểm nổi bật: quy trình công nghệ hiệu quả được sử dụng trong chế tạo các cánh quay trực thăng, nên các chất lượng hoạt động trên không linh hoạt cho phép tận dụng tối đa năng lượng gió; máy hoạt động cả trong điều kiện gió yếu; so với các loại máy phát điện khác thì trọng lượng của loạt máy YnS-V nhẹ hơn, thời điểm ỳ máy xoay chuyển không đáng kể. Đặc biệt nhất là các máy phát điện điển hình bằng năng lượng gió hiện nay có khuyết điểm là tạo ra hạ âm, gây ảnh hưởng đến thần kinh, tâm lý con người. Vì vậy, ở những khu vực có năng lượng gió hiện nay, chim, dơi không sống nổi. Nhưng thử nghiệm cho thấy, năng lượng gió YnS-V không tạo ra hạ âm này.
Cũng theo tính toán, với máy phát điển hình chạy bằng sức gió trên thế giới hiện nay thì mức tiêu thụ năng lượng hàng năm có vận tốc trung bình năm của gió là 4,8m/s trên trái đất là khoảng 2,5 triệu kWh, còn với YnS-V là gần 5 triệu KWh. Giá thành năng lượng công nghệ YnS-Y cũng rẻ hơn tới 50% so với giá thành năng lượng gió hiện nay, thời gian thu hồi vốn đầu tư của YnS-V chỉ trong vòng bốn năm, còn với công nghệ năng lượng gió hiện nay phải mất mười năm. Đầu tư cho YnS-Y cũng rẻ hơn so với thuỷ điện (giá thành điện từ thuỷ điện hiện nay khoảng 2,2 USD/W, còn với YnS-Y chỉ khoảng 1,5 USD/W), lại không phá vỡ môi trường, sinh thái, không gây hạn hán, lũ lụt như thuỷ điện…
Thành phố có đủ nhân lực và năng lực để Việt Nam hoá công nghệ nước ngoài, cụ thể là YnS-V không, thưa ông?
Chắc chắn phải được, đây cũng là trách nhiệm của chúng tôi. Sở Khoa học và công nghệ và tổng công ty Điện lực thành phố sẽ phối hợp làm thí điểm dự án này với các nhà khoa học của Nga, theo đó, ban đầu một số thiết bị phải sản xuất từ Nga do Việt Nam chưa đủ điều kiện sản xuất như: động cơ, cánh quạt, sau đó bên Nga từ từ sẽ chuyển giao công nghệ về Việt Nam. Nếu thiết bị sản xuất ở Việt Nam, giá thành sẽ còn rẻ hơn nữa so với tính toán hiện nay.
Tôi cho rằng, nếu chúng ta nhanh chóng tiếp cận công nghệ này thì thành phố sẽ đi trước một bước trong công nghệ sạch. Thông qua dự án này, thành phố sẽ nắm bắt được công nghệ nguồn, ước tính chỉ khoảng sau một năm rưỡi nữa, nếu dự án được triển khai đúng tiến độ. Điều nữa, trước đây người ta nghĩ TP.HCM là nơi tiêu thụ điện, nhưng qua dự án này, thành phố mình sẽ còn là nơi sản xuất điện, lại là điện sạch, có thể bán công nghệ cho các nơi khác.
LÊ QUỲNH

26/08 ベトナム、ロシアの最新ジェット戦闘機購入を検討か

2011/08/26 16:20 JST配信

  
 ロシアで奇数年の8月に開催される航空ショー「国際航空宇宙サロン(MAKS2011)」はロシア航空産業の見本市として知られる。今年注目を集めたのはスホーイ・カンパニーが開発・製造した第5世代型ジェット戦闘機「PAK FA(スホーイT-50)」だ。23日付ダットベト紙(電子版)が報じた。

 同機は米軍のF-22(ラプター)やF-35ライトニングに対抗すべく開発が進められた。当初の開発予定より遅れたものの2010年に初飛行を果たし、8月のMAKS2011において、デモ飛行を成功させた。

 同機は今後2015年までに量産体制に入る見込み。ロシア戦略技術分析センターのルスラン・プホフ氏によると、ロシア製戦闘機を運用している国々の中では、インドが同機の運用に強い関心を示している。更にインドに次ぐ2番目の輸出先として、ベトナムが見込まれるという。

 なお、ベトナムとロシアは安全保障・国防分野などで戦略関係を促進させており、ベトナムはロシア製の戦闘機や戦艦など多数を購入している。
         
[An Thái (theo Vpk) Datviet :3:58 PM, 23/08/2011U]
© Viet-jo.com 2002-2011

26/08 Ba trụ cột để “chính danh - định phận”

07:14 | 26/08/2011
Hoạt động của đại biểu dân cử là hoạt động đặc thù, vừa mang tính đại diện, vừa mang tính pháp lý; phạm vi hoạt động rộng, tính độc lập và tính chịu trách nhiệm cao. Vì vậy để đại biểu dân cử được “chính danh - định phận” rõ ràng cần có những tiêu chí về phẩm chất, năng lực làm thước đo.
Thiết nghĩ, đối với đại biểu dân cử phải dựa trên nền tảng đạo đức thân dân xây dựng nên ba trụ cột để làm tròn sứ mệnh đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.
Thứ nhất: phải am tường pháp luật
Pháp luật là công cụ để thực thi quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân. Đó là kết quả của một quá trình dân chủ. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật giữ vị trí tối thượng, có vai trò điều chỉnh mọi quan hệ của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng, đối ngoại; bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân.
Người đại biểu dân cử thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cũng phải bằng tư duy pháp luật. Mọi ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri đi qua bộ cảm biến pháp luật để nhận diện, phân loại, xử lý, trước khi thực hiện các kỹ năng hoạt động đại biểu là tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri để thúc đẩy giải quyết hay giải thích cho dân rõ về cơ sở pháp lý, mức độ đúng sai, tính phù hợp của các vấn đề mà cử tri đặt ra.
Khi thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương, người đại biểu dân cử phải nắm vững hiến pháp, pháp luật, nghị định, thông tư, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến nội dung quyết định để xem xét tính hợp hiến, hợp pháp; có đúng phạm vi, đối tượng điều chỉnh; có đúng thẩm quyền của chủ thể quản lý hay không. Mặt khác, đại biểu phải có nhận thức sâu sắc về tình hình thực tế của địa phương; tính khách quan của sự cần thiết phải ban hành chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội để không rơi vào tình trạng cứng nhắc. Mọi việc đều chờ quy định của cấp trên, phương pháp luận về tính linh hoạt của nguyên tắc đòi hỏi việc tuân thủ pháp luật bao hàm cả tính ổn định, bắt buộc chung, đồng thời phải biết quyết định những vấn đề đúng thẩm quyền mà pháp luật không cấm để đưa tinh thần pháp luật vào cuộc sống.
Trình độ, kỹ năng pháp luật có được thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật. Phải nghiên cứu, nhận thức đúng đắn, sâu sắc các văn bản luật, nhất là các văn bản luật có liên quan trực tiếp đến thẩm quyền quyết định của HĐND các cấp như: Luật Tổ chức HĐND và UBND; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND… và các văn bản QPPL có liên quan khác.
Am tường pháp luật là yêu cầu rất quan trọng của đại biểu dân cử. Vì vậy phải được đưa vào tiêu chuẩn đại biểu HĐND, yêu cầu phải bồi dưỡng, tập huấn, kiểm tra các ứng cử viên đại biểu HĐND trước khi tổ chức bầu cử. Mặt khác, sau khi trúng cử các đại biểu HĐND phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, cập nhật nội dung mới của pháp luật, nhất là nghiên cứu sâu các luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được phân công thì mới có thể bảo đảm được yêu cầu hoạt động.
Trong thực tế do không am tường pháp luật nên việc biểu quyết, quyết định các văn bản QPPL của một số đại biểu dân cử còn thiếu tự tin, dẫn đến tính khả thi và hiệu quả của một số chính sách còn hạn chế.
Thứ hai là tính trung thực
Người đại biểu dân cử coi tính trung thực là phẩm chất cao quý của mình. Tính trung thực của đại biểu biểu hiện ở một số khía cạnh sau:
Trung thực với dân: là người từ nhân dân mà ra, lại được dân bầu làm đại biểu, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân thì trước hết phải trung thực với dân. Trung thực với dân là phải giữ vững lời hứa với dân. Muốn giữ lời hứa với dân thì phải nghĩ trước, nghĩ sau, trước khi hứa hẹn bất kỳ điều gì với dân. Không được hứa bừa, hứa cho qua chuyện, hứa cho xong để đó để dân phong cho tước ông hứa. Không phải cái gì dân nói ra đều đúng, vì mỗi người dân có một góc nhìn khác nhau, lợi ích khác nhau, người đại biểu làm sao tập hợp được ý kiến của mọi người thành ý chí chung, phù hợp với các quy định của pháp luật. Cái gì thuộc thẩm quyền giải quyết được thì hứa, cái gì không giải quyết được thì không hứa; vấn đề hứa chuyển ý kiến đến cơ quan chức năng giải quyết thì phải hẹn thời gian thông tin lại cho dân biết; cái gì không đúng chế độ, chính sách thì phải giải thích cho dân rõ, không được nói nước đôi làm cho dân dễ ngộ nhận.
Tiếp xúc với dân phải trung thực để cho dân biết người đại biểu HĐND trước hết cũng là một công dân, một cử tri. Không phải ông ta từ trên trời rơi xuống và có đủ thẩm quyền giải quyết mọi việc cho dân. Trung thực tiếp thu ý kiến đúng đắn, hợp lý của dân để đề đạt lên HĐND, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Trung thực với dân còn có ý nghĩa là khi tiếp xúc với dân, thông tin, truyền đạt đường lối, chính sách, pháp luật cho dân phải trung thành, trung thực. Nhận thức rõ vấn đề, cung cấp thông tin chính xác, nhất là những vấn đề về cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến người dân. Thực tế không ít đại biểu khi tiếp xúc với dân, do không nắm vững chế độ, chính sách nên khi trao đổi chính sách này thì lại trích dẫn văn bản khác, hay khi dân hỏi thì trả lời sai chính sách, gây thêm rắc rối cho việc thực hiện các chính sách của nhà nước tại cơ sở. Để rèn luyện được tính trung thực với dân đại biểu phải tự rèn luyện tính trung thực của bản thân.
Trung thực với bản thân là cái khó nhất vì trong bản thân con người là sự thống nhất đối lập giữa cái chung và cái riêng; cái tốt và cái xấu; cái trung thực và cái giả dối, nó luôn luôn vận động, chuyển hóa lẫn nhau trong không gian, thời gian mà thủ phạm gây nhiễu loạn, chi phối cái trung thực đó chính là lợi ích cá nhân. Vì vậy, trung thực với bản thân là điều cực kỳ quan trọng, cực kỳ khó khăn, phức tạp. Làm đại biểu là điều kiện cần và đủ để đảm nhận các chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước. Khi xã hội mà hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thì người có trong tay nhiều quyền lực, cũng dễ dàng sử dụng quyền lực cho các mục đích cá nhân. Một bộ phận không nhỏ trong số họ trở thành lực lượng xa dân, đối lập với dân khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do dân uỷ quyền và đã chịu sự trừng trị của pháp luật.
Thứ ba là bản lĩnh
Tính trung thực phải luôn luôn gắn với bản lĩnh của đại biểu dân cử. Thuộc tính trung thực thôi thúc đại biểu phải có bản lĩnh trong việc thực hiện nhiệm vụ dân cử. Tính trung thực và bản lĩnh thống nhất biện chứng trong hoạt động của đại biểu. Tính trung thực càng cao đặt nền móng cho bản lĩnh càng cao. Người có bản lĩnh thực sự phải là người trung thực thật sự, luôn đặt lợi ích chung, lợi ích của nhân dân lên trên hết để phản ánh, bàn định, dám đấu tranh, dám phản biện, dám chất vấn, dám đương đầu với chủ nghĩa cá nhân, dám bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của công dân và nhà nước.
Không ít đại biểu HĐND không dám nói, không dám bàn, không dám chất vấn. Do thiếu trung thực với bản thân và với dân. Cũng có đại biểu phải kiêm nhiệm nhiều công việc, có đụng chạm đến các quan hệ trên dưới trong hệ thống hành chính-chính trị thì càng khó trong phát biểu chính kiến của mình.
Văn hóa chính trị của đại biểu dân cử đòi hỏi phải có lập trường, quan điểm, có tính kiên định và bản lĩnh trong hoạt động. Đây là yếu tố đánh giá năng lực và hoạt động của đại biểu.
Bản lĩnh của đại biểu thể hiện tính dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đấu tranh bảo vệ chân lý, bảo vệ lẽ phải trong hoạt động của đại biểu tại kỳ họp, thể hiện rõ quan điểm, thái độ của mình đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND. Dám nêu vấn đề, chất vấn, yêu cầu làm rõ, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề. Bản lĩnh đại biểu là khâu quyết định chất lượng hoạt động của HĐND.
Trong hoạt động giám sát, bản lĩnh của đại biểu thể hiện ở thái độ dám đi vào những vấn đề gai góc, nổi cộm, những việc bức xúc mà cử tri quan tâm trong quản lý KT-XH. Dám đấu tranh với tệ quan liêu, nhũng nhiễu, tiêu cực trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
Bản lĩnh của đại biểu dân cử được hình thành qua quá trình rèn luyện trong thực tiễn cả về trình độ chính trị, chuyên môn, đạo đức, phẩm chất năng lực và sự trải nghiệm trong công tác, trong quan hệ gần gũi và mật thiết với nhân dân. 
Trong giai đoạn hiện nay, việc rèn luyện để các đại biểu dân cử có năng lực pháp luật, trung thực và bản lĩnh ngày càng được đề cao và cần được tập trung xây dựng. Đó là yêu cầu tự thân cả trước mắt và lâu dài để thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.
Nhất định, cần phải quan tâm đổi mới về thể chế, tạo ra cơ chế, chính sách và điều kiện cần để nâng cao chất lượng và kỹ năng hoạt động của đại biểu dân cử. 
Nguyễn Đức Dũng
Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh Quảng Trị