Monday, September 13, 2010

10/09 Sẽ có một Thành phố Jamshedpur tại Hà Tĩnh trong tương lai?

8:48 AM, 10/09/2010

Đường phố Jamshedpur.
Tata Steel, một trong số 10 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới đã đặt chân tới Việt Nam với dự án hợp tác liên doanh xây dựng khu liên hợp sản xuất thép tại Hà Tĩnh từ 2 năm trước. Tại Ấn Độ, quê hương của Tata, một thành phố Jamshedpur tráng lệ do tập đoàn Tata xây dựng đã dần được hình thành với khởi đầu là một nhà máy thép giống như dự án tại Hà Tĩnh ngày nay.


Từ một nhà máy thép, Tata đã xây nên các cơ sở sản xuất phụ trợ như nhà máy xi măng, nhà máy sử dụng thép để sản xuất ô tô; nhà máy cung cấp nguồn điện cho cả thành phố Jamshedpur và các khu vực công cộng khác. Ngoài ra, Tata còn hỗ trợ hạ tầng cho các công trình phúc lợi xã hội như bệnh viện, ngân hàng máu, chợ, thư viện, các trung tâm giáo dục và đào tạo.

Jamshedpur là thành phố phía Đông Ấn Độ được xây dựng khi đất nước còn chưa độc lập và chưa có một nhà máy thép nội địa. Dần theo năm tháng, dưới sự điều hành và tầm nhìn rộng của ông Jamsetji Tata, khu đất nơi Tata thuê đã phát triển và trở thành một khu đô thị quy hoạch hoàn chỉnh. Một điều thú vị là thành phố này được hoàn thành vào khoảng năm 1905 khi mà thực dân Anh vẫn đang cai trị Ấn Độ.



Công viên cây xanh tại Jamshedpur.


Trong những năm đầu, người dân sinh sống tại thành phố thép Jamshedpur chủ yếu là những công nhân làm việc trong nhà máy thép. Thời gian sau, cùng với sự phát triển của nhà máy, ngày càng nhiều người dân từ các nơi khác chuyển đến đây sinh sống.

Cam kết của công ty trong việc hỗ trợ các hoạt động phát triển xã hội được thể hiện qua nỗ lực thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các vùng thuộc và không thuộc khu công nghiệp tại Jamshedpur. Nhờ đó, họ đã khuyến khích nhiều người tham gia thành lập và hợp tác với Ủy ban vì sự phát triển của khu vực. Họ cũng đã xây dựng và lắp đặt xong hệ thống điện, nước, giao thông và các hệ thống xử lý chất thải, máy bơm tay và giếng khoan tại tất cả các vùng trực thuộc thành phố.

Ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua các dịch vụ công cộng, Công ty dịch vụ công cộng Jamshedpur cũng bắt đầu triển khai kế hoạch phát triển nhằm mang đến những thay đổi tích cực để cộng đồng được hưởng lợi từ các hoạt động kinh doanh. Năm 1958, Tata Steel thực hiện cuộc khảo sát đầu tiên về mô hình xã hội hóa kinh doanh, và kết quả là ban phúc lợi xã hội đã được thành lập.

Trong 100 năm qua, Tata Steel đã từng bước xây dựng cộng đồng Jamshedpur bằng việc xây dựng 524 km đường, cung cấp 57,6 triệu khối nước sạch hàng năm, và hoàn thiện dịch vụ y tế cũng như phòng cháy chữa cháy, xây dựng các khu thể thao, trung tâm giáo dục, công viên

Jamshedpur - Chất xúc tác cho sự phát triển

Tata Steel cùng với các đối tác và công ty thành viên đã mở ra cơ hội kinh doanh cho rất nhiều nhà máy sản xuất phụ trợ cũng như các doanh nghiệp tư nhân một thành viên. Jamshedpur và các vùng lân cận hiện nay trở thành trung tâm của những hoạt đông sản xuất công nghiệp tại miền Đông Ấn Độ, nơi tập trung phần lớn các ngành công nghiệp vừa và nhỏ. Với sự đầu tư từ công ty mẹ là Tata, tổng lợi ích mà các hoạt động kinh doanh kể trên mang lại chính là việc Jamshedpur trở thành thành phố có mức GDP trên đầu người cao thứ 3 tại Ấn Độ.




Khu dân cư tại Jamshedpur.



Tại Jamshedpur, Tata đã thành lập một bệnh viện quy mô 1000 giường bệnh nhằm phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân viên cũng như hướng tới lợi ích của cộng đồng dân cư xung quanh. Ngân hàng máu Jamshedpur cũng đã được thành lập để cung cấp máu an toàn cho những người bệnh, đồng thời giúp phát triển thành công phong trào hiến máu nhân đạo.

Như vậy, những dự án đầu tư vào thép song song với hàng loạt các hoạt động mang tính xã hội tích cực chính là chìa khóa của sự phát triển tại Jumshedpur ngày nay nói riêng, và cả Ấn Độ nói chung.

Từ Jamshedpur tới Hà Tĩnh

Tháng 7/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến làm việc và thăm quan thành phố Jamshedpur và dự báo trong tương lai sẽ có một “Jamshedpur” tại Việt Nam. Điều này sẽ có thể trở thành hiện thực khi mà chúng ta đang có một khởi đầu tốt với việc Tata Steel đã kí biên bản ghi nhớ với Tập đoàn thép Việt Nam vào tháng 5/2007, xây dựng khu liên hợp sản xuất thép với công suất 4,6 triệu tấn/năm tại Hà Tĩnh.



Sân vận động tại Jamshedpur.



Thủ tướng cũng đã bày tỏ mong muốn Tata Steel với tư cách là một trong những mô hình kinh doanh tiêu biểu tại Ấn Độ sẽ thành lập một khu công nghiệp tương đương Jamshedpur tại tỉnh Hà Tĩnh. Điều này đã chứng minh tầm nhìn của Thủ tướng khi lựa chọn mô hình công nghiệp hóa như tại Jamshedpur, một mô hình mà Việt Nam đang thiếu.

(Theo VietNamNet)

13/09 WB Việt Nam: Cần sáng tạo hơn trong chiến lược giảm nghèo

2:24 PM, 10/09/2010

(eFinance Online) - “Chương trình giảm nghèo của Việt Nam vẫn chưa hoàn tất. Những chính sách, chiến lược trong thời gian tới cần sáng tạo hơn, cần có thêm những cách tiếp cận khác chứ không chỉ thông qua cách thức cải thiện cơ sở hạ tầng và những chính sách đã quá rõ ràng, quen thuộc". Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhấn mạnh như vậy khi phát biểu khai mạc hội thảo “Đo lường và giám sát nghèo đối qua khảo sát mức sống hộ gia đình tại Việt Nam” vừa được Tổng cục Thống kê và WB Việt Nam phối hợp tổ chức sáng nay, 10/9/2010, tại Hà Nội.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: M.D.

Chung chung và trùng lặp

Thực tế thời gian qua, ở Việt Nam, vẫn còn rất nhiều trường hợp tái nghèo. Để giải quyết vấn đề nghèo đói kinh niên, theo bà Victoria Kwakwa, cải thiện cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội ở các vùng nghèo là điều kiện quan trọng nhất, thế nhưng Việt Nam cần những cách tiếp cận khác để giải quyết vấn đề chứ không chỉ thông qua cơ sở hạ tầng và những chính sách đã quá rõ ràng, quen thuộc.

Phân tích khía cạnh chiến lược giảm nghèo, bà Victoria Kwakwa đặt vấn đề: Việt Nam đã giàu kinh nghiệm và có những chiến lược tốt song chiến lược trong thời gian tới cần phải được xây dựng trên cơ sở sáng tạo hơn. Những chiến lược thời gian qua thường được trình bày chung chung, không rõ là với chiến lược rộng như thế thì sẽ làm như thế nào, cách thức để đạt được những mục tiêu chiến lược là gì(?)

Mặt khác, Giám đốc WB Việt Nam cũng lưu ý tới hiện trạng Việt Nam có rất nhiều chương trình mục tiêu quốc gia được quản lý bởi các cơ quan khác nhau, rất dễ dẫn tới việc có sự trùng lắp, lãng phí nguồn lực, không tạo được sức mạnh hợp lực giữa các chương trình, cơ quan với nhau.

Ông Ngô Trường Thi, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội cho biết cả nước hiện có khoảng 70 – 80 chính sách dự án về giảm nghèo.

Chưa hết nguy cơ “cú sốc”

Bà Victoria Kwakwa phân tích: Với bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã “chèo chống” rất tốt trong khi rất nhiều nền kinh tế đã bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối diện với nguy cơ dễ bị tổn thương. Nếu xảy ra “cú sốc” kinh tế thì rất nhiều người lao động sẽ bị mất việc làm, các kết quả, thành quả về giảm đói nghèo sẽ không còn bền vững mà rất dễ bị thay đổi. Có rất nhiều hiện tượng có thể xảy ra như người lao động mất việc làm, không thể gửi tiền về quê cho gia đình, khi đó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới tỷ lệ nghèo đô thị mà tỷ lệ nghèo ở nông thôn cũng bị liên đới như một hệ quả.

Ghi nhận việc Việt Nam đã có thể giúp cho rất nhiều người thoát khỏi đói nghèo, song bà Victoria Kwakwa cũng lưu ý hiện tượng mức độ bất bình đẳng ngày càng gia tăng. Một bộ phận dân số trở nên giàu có rất nhanh, bộ phận dân số khác được cải thiện đời sống hơn thời gian trước, nhưng cũng có những bộ phận dân số ngày càng nghèo đi.

“Chương trình giảm nghèo của Việt Nam chưa phải đã được hoàn tất. Đây vẫn là nhiệm vụ rất to lớn của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới”, Giám đốc WB tại Việt Nam nhận định.

(Mỹ Dung)

13/09 Trung Quốc cải tổ chính trị để không mất tất cả

Tác giả: Amy Wong - International Business Times
Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước

Việc Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo kêu gọi cải cách chính trị để duy trì sự ổn định của Trung Quốc tiếp tục là đề tài thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Xem ra ông Ôn không "ngủ quên trên chiến thắng".

Đêm trước kỷ niệm 30 năm thành lập đặc khu đầu tiên của Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã kêu gọi cải tổ chính trị để đảm bảo những thành quả kinh tế.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cải tổ chính trị là điều tốt đẹp nhưng Trung Quốc cần tiến hành một cách sáng suốt.

"Cần phải có cải cách để Trung Quốc tiếp tục ở phía trước và dẫn đầu thế giới", Ted Sun, một chuyên gia quốc tế làm việc cho một tổ chức ở Mỹ nói. "Họ không thể không làm việc này, nhưng điều quyết định là phải thực hiện nó một cách sáng suốt".

Theo Sun, Trung Quốc sẽ có những động thái cải cách kể từ khi môi trường kinh doanh toàn cầu chứng kiến một số thực tế được xem là thách thức lớn.

"Một nền kinh tế hưng thịnh phải có môi trường ra quyết định minh bạch và đạo đức, trách nhiệm giải trình với lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo chính phủ", Steven Currall, Giáo sư quản lý tại Đại học California nói. "Tôi ủng hộ việc Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhấn mạnh cải tổ chính trị để thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tính minh bạch đạo đức".


Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã kêu gọi cải tổ chính trị để đảm bảo những thành quả kinh tế. Ảnh: THX.

"Và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần có lòng tin vào lãnh đạo chính phủ cũng như những người điều chỉnh doanh nghiệp, vì thế, ông Ôn Gia Bảo đã sáng suốt khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ", Currall nói với IBTimes trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Mặc dù còn rất nhiều hoài nghi từ môi trường đầu tư trong nước và nước ngoài, nhưng Currall tin rằng, việc tiến hành cải tổ chính trị là "điều hết sức cần thiết và sống còn" với Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, vì Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với dân số đông nhất thế giới, quá trình này cần có sự nỗ lực liên tục từ chính quyền trung ương, các tỉnh và thành phố.

"Đây là một quá trình liên tục, chứ không chỉ làm một lần", Currall nói. "Nó là một quá trình liên tục với mọi quốc gia, không chỉ riêng Trung Quốc".


"Bảo thủ và trì trệ sẽ không những làm chấm dứt những thành tựu đạt được qua 30 năm cải cách và mở cửa vừa qua mà còn bóp nghẹt sức sống của xã hội chủ nghĩa. Duy trì những điều đó là đi ngược với ý chí của nhân dân";
"Nếu không bảo vệ việc cải cách chính trị, Trung Quốc sẽ đánh mất những gì đã đạt được của cuộc tái cơ cấu kinh tế và những mục tiêu hiện đại hoá cũng sẽ không đạt được".


Những phát biểu đáng chú ý của ông Ôn.


Theo ông Currall, thách thức chính nằm trong việc thực thi, còn chuyên gia Sun cũng nhìn nhận tương tự khi ông nhấn mạnh khó khăn trong việc cân bằng giữa các truyền thống Trung Quốc và thực tiễn phương Tây với tất cả vấn đề cố hữu của nó.

"Rủi ro là những căn bệnh quản lý chung mà Trung Quốc có thể cảm thấy nếu họ tiếp nhận một số thực tiễn phương Tây", Sun nói.

"Phần lớn các chính phủ bắt đầu cải cách đều tập trung vào việc ngăn chặn vấn đề, vì thế họ thường phản ứng ngược khi vấn đề xảy ra. Điều này dẫn đến việc người ta tập trung vào điều tệ nhất ở con người".

Sun nhấn mạnh rằng, con người cần được "dẫn dắt" giảm thiểu tính tập thể.

"Như một xã hội tập thể, Trung Quốc có thể tạo lập cải tổ chính trị trên cơ sở những lý tưởng của xã hội đó. Sử dụng giải pháp định hướng là cách tốt nhất để tạo ra cải tổ, nhằm tập trung vào các thành tựu tốt nhất, chứ không chỉ là kiểm soát điều tồi nhất. Đó là khía cạnh định hướng - tập trung vào thành công lâu dài của người Trung Quốc".

"Khía cạnh thứ hai là cách tiếp cận kiểm nghiệm và đánh giá. Rất nhiều chính phủ tạo lập tiền lệ và chính sách mới mà không có cơ sở tiếp cận khoa học. Kiểm nghiệm là môi trường nhỏ đầu tiên để từ đó nhân rộng các ý tưởng sau khi tiếp nhận các phản hồi. Nó rất giống với quá trình cải cách hệ thống nông nghiệp mà Trung Quốc từng chọn lựa năm 1984 sau khi chứng kiến các thành quả", Sun kết luận như vậy.

Thuỵ Phương (Theo ibtimes)

09/09 "Hải quân Trung Quốc còn khướt mới bằng Hoa Kỳ"

Tác giả: Robert D. Kaplan
Bài đã được xuất bản.: 09/09/2010 06:00 GMT+7

Có một nghịch lý nằm ở chính những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phô trương sức mạnh tại “Địa Trung Hải của châu Á” và xa hơn nữa. Đó là việc Trung Quốc một mặt có ý ngăn chặn không cho tàu Mỹ tiếp cận vùng gần duyên hải, trong khi thực lực của họ còn xa mới đủ khả năng bảo vệ mạng lưởi thông tin trên biển. Bởi vậy bất kỳ cuộc tấn công nào của Trung Quốc vào tàu chiến Mỹ cũng đều có khả năng thất bại nếu hải quân Mỹ phong toả nguồn cung cấp năng lượng của Trung Quốc bằng việc chặn đứng tàu thuyền nước này ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

LTS: Học giả Mỹ tiếp tục xới xáo, bàn luận về việc Washington liên tiếp chứng tỏ cho Bắc Kinh thấy Trung Quốc chưa đủ mạnh để có thể soán ngôi bá chủ châu Á. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam lược dịch tiếp bài viết của Robert D. Kaplan, mời độc giả cùng suy ngẫm.

>> Học giả Mỹ kháo chuyện "ngáo ộp" hải quân Trung Quốc
>> Học giả Mỹ bàn chuyện Trung Quốc ngấm ngầm mở rộng lãnh địa
>> Học giả Mỹ bàn về sức mạnh địa lý của Trung Quốc

Tại sao Trung Quốc cố gắng ngăn chặn sự tiếp cận nhưng lại chưa từng có ý định thực thi nó? Theo cố vấn quốc phòng Jacqueline Newmyer thì, mục đích của Bắc Kinh là tạo ra "sự sắp đặt sức mạnh" để "không phải thực sự sử dụng vũ lực nhằm bảo vệ các lợi ích". Phô diễn hệ thống vũ khí mới, xây dựng cơ sở cảng biển, các điểm nghe ngóng tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, hỗ trợ quân sự cho các quốc gia duyên hải nằm giữa lãnh thổ Trung Quốc và Ấn Độ Dương... tất cả đều không có gì là bí mật, tất cả đều là nhằm phô diễn sức mạnh. Thay vì lập tức tiến hành cuộc chiến với Mỹ, Trung Quốc tìm cách gây ảnh hưởng với lối hành xử của Mỹ để tránh đối đầu.

Tuy nhiên, dường như có điều gì đó nổi lên trong các hoạt động của hải quân Trung Quốc. Nước này đang xây dựng một căn cứ hải quân chính tại đảo Hải Nam, nằm ngay trung tâm của Biển Đông, với những cơ sở ngầm có thể chứa 20 tàu ngầm hạt nhân hoặc bằng điện - diesel. Đây là kiểu vận dụng Học thuyết Monroe, xác định chủ quyền với vùng biển quốc tế lân cận. Trung Quốc có thể không có ý định chiến tranh với Mỹ hiện tại hoặc trong tương lai, nhưng động cơ có thể thay đổi. Tốt hơn là cần theo dõi các khả năng của nước này.


Mỹ bạo chi hơn cho khu châu Á. Ảnh minh họa: Đất Việt.
Tình hình an ninh hiện nay ở những vùng biên giới Á - Âu cơ bản là phức tạp hơn những năm đầu sau Thế chiến II. Mỹ xuống dốc, sức mạnh hải quân sụt giảm trong khi kinh tế và quân sự Trung Quốc đang gia tăng mạnh, cụm từ "đa cực" được sử dụng ngày một nhiều khi định nghĩa về tương quan sức mạnh tại châu Á. Mỹ cung cấp cho Đài Loan 114 tên lửa phòng không Patriot và hàng chục hệ thống thông tin quân sự hiện đại. Trung Quốc thì đang xây dựng căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam và phát triển tên lửa chống hạm. Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục hiện đại hoá các hạm đội. Ấn Độ thì nỗ lực xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh. Mỗi quốc gia trong khu vực tìm kiếm việc điều chỉnh cân bằng quyền lực theo hướng có lợi cho mình.
Đây là lý do vì sao Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hoặc sai lầm hoặc không trung thực khi bác bỏ đường lối chính trị cân bằng quyền lực và coi đó là tàn dư của quá khứ. Có một cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra ở châu Á, và Mỹ sẽ phải đối mặt với thực tế này khi đã thực sự giảm bớt lực lượng tại Afghanistan và Iraq. Mặc dù không một quốc gia châu Á nào có ý định gây ra chiến tranh, nhưng rủi ro từ sự hiểu lầm về cân bằng quyền lực sẽ gia tăng với sự tăng cường của lực lượng hải quân và không quân trong khu vực. Căng thẳng trên đất liền có thể "gia cố" căng thẳng trên biển: những khoảng trống quyền lực mà Trung Quốc giờ đây đang lấp đầy có thể dẫn họ tới những sự va chạm, mà ở mức tối thiểu là với Ấn Độ và Nga.

Những khu vực từng vắng vẻ trước đây giờ trở nên đông đúc với người, đường sá, hệ thống ống dẫn, tàu bè và tên lửa. Nhà nghiên cứu khoa học chính trị trường Yale, Paul Bracken cảnh báo năm 1999 rằng, châu Á đang trở thành một vùng địa lý khép kín và đối mặt với một cuộc khủng hoảng "chỗ trống". Qúa trình này vẫn tiếp tục diễn ra từ đấy.

Làm sao Mỹ có thể bảo vệ được ổn định ở châu Á, bảo vệ các đồng minh của nước này tại đây, và hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc mà vẫn tránh được đối đầu với Bắc Kinh? Sự cân bằng ở nơi biển xa sẽ không thể đủ tác động. Một cựu quan chức cấp cao Ấn Độ đầu năm nay nói rằng, những đồng minh chính của Mỹ tại châu Á (như Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc) mong muốn hải quân, không quân Mỹ hành động "hoà hợp" với chính lực lượng của họ - nghĩa là Mỹ sẽ là một phần không thể thiếu trên bộ và trên biển của châu Á, chứ không phải là lực lượng ở nơi nào đó xa xôi.

Lầu Năm Góc có một kế hoạch để Mỹ có thể "đối đầu sức mạnh chiến lược của Trung Quốc, mà không trực tiếp đối đầu quân sự". Đó là việc duy trì đội tàu gồm 250 chiếc (thay vì 280 chiếc hiện có) và cắt giảm 15% chi tiêu quốc phòng. Kế hoạch này do đại tá nghỉ hưu Pat Garrett đưa ra rất có ý nghĩa vì nó đề cập tới tầm quan trọng chiến lược của châu Đại Dương.

Guam và Caroline, Marshall, Northern Mariana, quần đảo Solomon đều là lãnh địa của Mỹ, khối thịnh vượng chung có những thoả thuận quốc phòng với Mỹ, hoặc là những quốc gia độc lập có lẽ sẽ cởi mở với những thoả thuận như vậy. Châu Đại Dương sẽ ngày càng quan trọng vì nó khá gần Đông Á, lại ở bên ngoài khu vực mà Trung Quốc muốn từ chối sự tiếp cận dễ dàng của các tàu chiến Mỹ. Guam chỉ mất bốn giờ bay để tới Triều Tiên và hai ngày đi tàu để tới Đài Loan. Sẽ ít "nhạy cảm" nếu Mỹ duy trì các căn cứ tại Châu Đại Dương trong tương lai hơn là đóng quân ở Nhật, Hàn Quốc và Philippines.

Tăng cường sự hiện diện của hải quân và không quân Mỹ tại Châu Đại Dương sẽ là một cách "thoả hiệp" giữa chống lại một Trung Quốc bằng bất cứ giá nào và chấp thuận tương lai để hải quân Trung Quốc giám sát chuỗi đảo thứ nhất. Cách tiếp cận này đảm bảo rằng, Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt cho bất cứ hành động gây hấn nào chống lại Đài Loan, đồng thời cho phép tàu thuyền, máy bay Mỹ tiếp tục tuần tra khu vực.

Dù sao thì sự nắm giữ của Mỹ với chuỗi đảo thứ nhất đang bắt đầu yếu dần. Người dân địa phương trở nên ít chấp nhận sự hiện diện quân đội nước ngoài trong tâm trí họ. Và vị thế gia tăng của Trung Quốc khiến Bắc Kinh vừa đáng sợ vừa có sức thu hút - một cảm giác lẫn lộn có thể ảnh hưởng tới quan hệ song phương giữa Mỹ và những đồng minh Thái Bình Dương.

Một Trung Quốc lớn có thể nổi lên trong nền chính trị, kinh tế hoặc quân sự ở Trung Á, Ấn Độ Dương, Đông Nam Á hay tây Thái Bình Dương. Nhưng ngay cạnh địa hạt ấy là dòng tàu chiến Mỹ, rất nhiều có thể đóng tại Châu Đại Dương và là đối tác với các lực lượng hải quân từ Ấn Độ, Nhật Bản... Và, khi sự tự tin của Trung Quốc gia tăng, lực lượng biển khơi của họ có thể tự mình cuốn vào một liên minh hải quân khu vực rộng lớn.

Tuy vậy, thực tế sức mạnh kinh tế, quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ làm "trầm trọng thêm" căng thẳng Mỹ - Trung thời gian tới. Diễn giải theo lời của Mearsheimer thì là, Mỹ - nước bá quyền nơi Tây Bán cầu sẽ nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc trở thành nước bá quyền nhiều vùng ở Đông Bán cầu...

Thuỵ Phương lược dịch từ FP

08/09 Học giả Mỹ kháo chuyện "ngáo ộp" hải quân Trung Quốc

Tác giả: Robert D. Kaplan
Bài đã được xuất bản.: 08/09/2010 06:00 GMT+7

Các nhà lãnh đạo hải quân Trung Quốc đang theo đuổi kiểu gây hấn như nhà chiến lược hải quân Mỹ Alfred Thayer Mahan vào thế kỷ 20.

LTS: Việc Trung Quốc hăng hái gia cường tiềm lực hải quân đang là đề tài bàn luận sôi nổi của giới học giả phương Tây. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam lược dịch tiếp bài viết của Robert D. Kaplan để độc giả cùng suy ngẫm.

>> Học giả Mỹ bàn chuyện Trung Quốc ngấm ngầm mở rộng lãnh địa
>> Học giả Mỹ bàn về sức mạnh địa lý của Trung Quốc

Sức mạnh hải quân thông thường ôn hoà hơn sức mạnh trên đất liền: hải quân không thể tự mình chiếm giữ những khu vực rộng lớn mà còn phải làm nhiều hơn việc chiến đấu - định hình là bảo vệ thương mại. Vì thế, đã có người cho rằng, Trung Quốc cũng ôn hoà như các quốc gia hàng hải khác trước đây - Venice, Anh, Mỹ và với mối quan tâm số một, giống như các cường quốc biển từng làm, là duy trì một hệ thống hàng hải hoà bình, bao gồm hoạt động tự do thương mại.

Nhưng Trung Quốc không đủ tự tin như thế. Vẫn là một cường quốc biển bất an, họ nghĩ đại dương theo quan điểm lãnh thổ: khái niệm "chuỗi đảo thứ nhất", "chuỗi đảo thứ hai" (chuỗi đảo thứ hai gồm Guam và quần đảo Bắc Mariana Islands) cho thấy, Trung Quốc coi các đảo này như phần quần đảo nối dài từ lục địa của mình. Các nhà lãnh đạo hải quân Trung Quốc đang theo đuổi kiểu gây hấn như nhà chiến lược hải quân Mỹ Alfred Thayer Mahan vào thế kỷ 20. Nhà chiến lược này ủng hộ kiểm soát biển và trận chiến quyết định.

Tuy nhiên họ chưa có một lực lượng biển khơi thích hợp. Sự khác biệt lớn giữa tham vọng và phương tiện đã dẫn tới một số vụ việc lúng túng trong vài năm qua. Tháng 10/2006, một tàu ngầm Trung Quốc đã bám theo tàu USS Kitty Hawk và sau đó nổi lên trong tầm phóng ngư lôi. Tháng 11/2007, Trung Quốc không chấp nhận việc USS Kitty Hawk tiến vào Cảng Victoria cho dù tàu này đang kiếm chỗ neo đậu do thời tiết xấu. Tháng 3/2009, một số tàu hải quân quân đội Trung Quốc đã "quấy nhiễu" tàu đo đạc hải dương USNS Impeccable khi tàu đang hoạt động công khai bên ngoài giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc tại Biển Đông. Đây là hành động thể hiện sự non nớt chứ không phải phản ứng của một cường quốc.



Nỗ lực khẳng định quyền lực trên biển của Trung Quốc cũng được thể hiện qua việc mua sắm trang bị. Bắc Kinh phát triển không cân xứng các khả năng tập trung vào việc ngăn chặn hải quân Mỹ tiến vào Đông Hải và các vùng ven biển khác được nước này xem là của Trung Quốc. Họ hiện đại hoá hạm đội khu trục và có kế hoạch mua một hoặc hai tàu sân bay. Trên thực tế, Trung Quốc tập trung vào việc xây dựng các lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân, tên lửa đạn đạo mới.
Theo Seth Cropsey, nguyên trợ lý thứ trưởng Hải quân Mỹ và Ronald O'Rourke thuộc Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, trong vòng 15 năm nữa, Trung Quốc có thể sở hữu lực lượng tàu ngầm lớn hơn hải quân Mỹ (hiện có 75 tàu ngầm đang hoạt động). Hơn nữa, Cropsey cho biết, hải quân Trung Quốc có kế hoạch sử dụng radar tầm xa, vệ tinh, mạng lưới dò âm thanh đại dương và chiến tranh ảo nhằm phục vụ khả năng hoạt động tên lửa đạn đạo chống hạm. Kế hoạch này cùng với sự phát triển đội tàu ngầm của Trung Quốc rốt cuộc là để ngăn chặn khả năng tiếp cận dễ dàng của hải quân Mỹ vào các khu vực quan trọng ở tây Thái Bình Dương.

Ngoài nỗ lực kiểm soát vùng biển ngoài khơi trong Eo biển Đài Loan và Đông Hải, Trung Quốc còn cải thiện khả năng chiến tranh địa lôi, mua sắm các máy bay chiến đấu thế hệ bốn từ Nga, triển khai khoảng 1.500 tên lửa đất đối không của Nga dọc bờ biển.

Trung Quốc còn đang phát triển chiến lược tấn công nhằm vào biểu tượng sức mạnh hải quân Mỹ - đó là tàu sân bay.

Dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ không sớm tấn công tàu sân bay Mỹ và họ vẫn còn một con đường dài phía trước trong việc trực tiếp thách thức quân đội Mỹ. Nhưng mục tiêu của nước này là phát triển các khả năng dọc vùng duyên hải để ngăn chặn hải quân Mỹ tiếp cận khu vực giữa chuỗi đảo thứ nhất và bờ biển Trung Quốc bất cứ khi nào mong muốn.

Một nghiên cứu RAND 2009 cảnh báo, tới năm 2020, Mỹ sẽ không còn khả năng bảo vệ Đài Loan khỏi một cuộc tấn công của người Trung Quốc. Theo nghiên cứu này, khi đó, Trung Quốc có thể đánh bại Mỹ trong một cuộc chiến tại Eo biển Đài Loan thậm chí Mỹ có F-22, tàu sân bay hay quyền tiếp tục sử dụng Căn cứ Không quân Kadena ở Okinawa, Nhật Bản. Trung Quốc ở gần Đài Loan còn Mỹ sẽ phải "trang trải" sức mạnh quân sự của mình tới nửa vòng trái đất và sẽ bị hạn chế việc tiếp cận các căn cứ nước ngoài hơn nhiều so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Chiến lược của Trung Quốc trong việc ngăn chặn hải quân Mỹ ở một số vùng biển quan trọng được đưa ra không chỉ giữ lực lượng Mỹ ở khoảng cách xa mà còn thúc đẩy ưu thế của Trung Quốc với đảo Đài Loan.

Bắc Kinh chuẩn bị "bao phủ" Đài Loan không chỉ về quân sự mà cả kinh tế cũng như xã hội. Khoảng 30% xuất khẩu của Đài Loan là sang Trung Quốc, có 270 chuyến bay thương mại mỗi tuần thực hiện giữa hai bên. 2/3 công ty Đài Loan đầu tư vào Trung Quốc trong năm năm qua, một nửa triệu khách du lịch đại lục tới hòn đảo này hàng năm...

Dĩ nhiên, nếu Mỹ đơn giản "bỏ rơi" Đài Loan thì sau đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia, và những đồng minh khác của Mỹ tại Thái Bình Dương cũng như Ấn Độ và thậm chí một số quốc gia châu Phi sẽ bắt đầu hoài nghi về sự bền vững từ các cam kết của Washington. Thực tế đó có thể khiến các quốc gia này xích lại gần hơn với Trung Quốc.

Đó là một lý do vì sao Mỹ và Đài Loan phải cân nhắc các biện pháp đối phó với quân đội Trung Quốc. Mục đích không phải là để đánh bại Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan mà để chứng tỏ rằng, mức chiến phí đắt đỏ là quá sức với Bắc Kinh. Nhờ đó, Mỹ có thể duy trì được độ tín nhiệm với các đồng minh tại châu Á.

Quan hệ quân sự Trung - Mỹ trở nên căng thẳng khi đầu năm nay, chính quyền của Tổng thống Obama đã thông qua thoả thuận bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Đài Loan.

Ngoài việc tập trung lực lượng vào Đài Loan, hải quân Trung Quốc còn đang mở rộng sức mạnh ở Biển Đông - cửa ngõ để nước này tiếp cận Ấn Độ Dương và tuyến vận chuyển hydrocarbon của thế giới. Phần lớn tàu chở dầu, tàu buôn Trung Quốc đều phải vượt qua những thách thức như cướp biển, Hồi giáo cực đoan, sự gia tăng hiện diện của hải quân Ấn Độ dọc con đường này.

Xét về ý nghĩa chiến lược toàn diện, Biển Đông có thể trở thành như một số người nói là "vịnh Ba Tư thứ hai". Nicholas Spykman, học giả địa chính trị thế kỷ 20 nhấn mạnh rằng, xuyên suốt lịch sử, các quốc gia "đi theo đường vòng hay mở rộng hàng hải" để giành quyền kiểm soát các vùng biển lân cận. Hy Lạp tìm cách kiểm soát Aegean, Rome với Địa Trung Hải, Mỹ với Caribbea và hiện tại là Trung Quốc với Biển Đông. Spykman gọi Caribbea là "Địa Trung Hải của Mỹ" để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó với Mỹ. Và, Biển Đông có thể trở thành "Địa Trung Hải của châu Á" cũng như tâm điểm địa chính trị trong những thập niên tới.

* Còn tiếp....

Thuỵ Phương dịch từ FP

06/09 Học giả Mỹ bàn về sức mạnh địa lý của Trung Quốc

Tác giả: Robert D. Kaplan
Bài đã được xuất bản.: 06/09/2010 06:00 GMT+7

Sau khi giải thích vì sao Á - Âu trở thành điểm tựa địa chiến lược của quyền lực thế giới, nhà địa lý học người Anh Sir Halford Mackinder cho rằng, người Trung Quốc, nếu mở rộng sức mạnh của họ ra khỏi khu vực biên giới "có thể cấu thành mối đe doạ từ châu Á với tự do của thế giới

Bắc Kinh có thể với bao xa trên đất liền và trên biển? Nhà địa lý học người Anh Sir Halford Mackinder kết thúc bài báo nổi tiếng của mình năm 1904 với tiêu đề "Lịch sử của trục địa lý" đã bóng gió nói tới mối lo về Trung Quốc.

Sau khi giải thích vì sao Á - Âu trở thành điểm tựa địa chiến lược của quyền lực thế giới, ông cho rằng, người Trung Quốc, nếu mở rộng sức mạnh của họ ra khỏi khu vực biên giới "có thể cấu thành mối đe doạ từ châu Á với tự do của thế giới chỉ vì họ có thêm mặt tiền đại dương và các nguồn tài nguyên đại lục - một lợi thế mà nước Nga không có".

Mackinder chỉ ra rằng, nước Nga cho dù là một cường quốc trên đất liền thì lại có một mặt tiền đại dương bị băng giá chắn ngang, trong khi đó Trung Quốc lại sở hữu 9.000 dặm duyên hải với rất nhiều hải cảng tự nhiên thuận lợi, là một cường quốc trên cả đất liền cũng như trên biển. (Mackinder thậm chí còn e ngại rằng, một ngày nào đó, Trung Quốc có thể chế ngự cả Nga). Tầm với thực sự của Trung Quốc mở rộng từ Trung Á - với sự giàu có khoáng sản và hydrocarbon tới những tuyến đường biển nhộn nhịp ở Thái Bình Dương.

Sau đó, trong tác phẩm Lý tưởng Dân chủ và Thực tế, Mackinder dự báo cùng với Mỹ và Anh, Trung Quốc cuối cùng sẽ dẫn dắt thế giới bằng việc "xây dựng một nền văn minh mới cho 1/4 nhân loại, theo cách không phải phương Đông cũng chẳng hẳn như phương Tây".

Lợi thế địa lý của Trung Quốc hiển nhiên tới nỗi thường bị bỏ sót trong các cuộc thảo luận về phát triển kinh tế cũng như sự quả quyết về lợi ích quốc gia. Có một thực tế là: Trung Quốc đứng ở trung tâm vị trí địa chính trị cho dù con đường tiến tới quyền lực toàn cầu của nước này không hẳn là đường thẳng. (Tỉ lệ tăng trưởng GDP thường niên của Trung Quốc đạt hơn 10% trong 30 năm qua, nhưng chắc chắn không thể kéo dài thêm 30 năm nữa).




Kiểu kết hợp mô hình phương Tây hiện đại với "văn minh dẫn thuỷ" (khái niệm do sử gia Karl Wittfogel đưa ra để mô tả những xã hội trung ương tập quyền để kiểm soát tưới tiêu) của Trung Quốc nhắc tới một Phương Đông cổ đại khi nhờ có sự kiểm soát từ trung ương mà đã thiết lập đội quân lớn với hàng triệu người lao động, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng vĩ đại.

Điều này tạo ra một động lực cho Trung Quốc khác hẳn với các nền dân chủ khác.

Động lực nội địa của Trung Quốc đã tạo ra những khát vọng bên ngoài. Khi mỗi quốc gia trở nên mạnh hơn, họ sẽ nuôi dưỡng những nhu cầu mới. Dưới sự cầm quyền của một số tổng thống đáng nhớ - Rutherford Hayes, James Garfield, Chester Arthur, Benjamin Harrison - kinh tế nước Mỹ đã tăng trưởng nhanh chóng và êm ả suốt thời kỳ cuối thế kỷ 19. Khi nước này giao thương nhiều hơn với thế giới bên ngoài, lập tực họ phải phát triển các lợi ích kinh tế và chiến lược ở những nơi xa xôi hơn. Đôi khi, tại khu vực Nam Mỹ hay Thái Bình Dương, những lợi ích ấy đã minh chứng cho hành động quân sự.

Trung Quốc ngày nay đang củng cố biên giới đất liền và bắt đầu hướng mạnh ra bên ngoài. Tham vọng chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng gây hấn như những gì Mỹ từng làm ở một thế kỷ trước, nhưng hoàn toàn vì những lý do khác biệt. Trung Quốc không có kiểu tiếp cận tuyên truyền với các vấn đề thế giới, tìm kiếm mở rộng một ý thức hệ hay một thể chế. Tiến bộ về mặt tinh thần trong các vấn đề quốc tế là mục tiêu của Mỹ chứ không phải Trung Quốc. Hành động của Trung Quốc ở nước ngoài được cho là do họ cần đảm bảo năng lượng, kim loại, các loại khoáng sản chiến lược để cung cấp, đảm bảo nhu cầu phát triển, gia tăng mức sống cho số lượng dân cư đông đúc chiếm khoảng 1/5 tổng dân số thế giới.

Để hoàn thành sứ mệnh này, Trung Quốc đã xây dựng những mối quan hệ quyền lực có lợi cho mình với các vùng lãnh thổ lân cận và cả những khu vực xa xôi nhưng giàu tài nguyên, đáp ứng cho họ nguồn nhiên liệu để tăng trưởng. Những gì Trung Quốc theo đuổi ở nước ngoài gắn liền với cái gọi là "lợi ích cốt lõi quốc gia" - sự sống còn kinh tế. Nước này tìm kiếm việc phát triển một sự hiện diện vững chắc khắp các vùng châu Phi - nơi dồi dào dầu lửa và khoáng sản, đồng thời muốn đảm bảo quyền tiếp cận các cảng khắp Ấn Độ Dương cũng như Biển Đông - tức là các vùng biển kết nối với thế giới Ảrập - Ba Tư giàu hydrocarbon với vùng duyên hải Trung Quốc.

Trong quá trình "lùng sục" tài nguyên khoáng sản ấy, Trung Quốc đã có nhiều va chạm với Mỹ cũng như một số quốc gia như Ấn Độ và Nga vốn nỗ lực hạn chế phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày một lớn mạnh.

Chắc chắn là, Trung Quốc không phải là một vấn đề cốt lõi với những quốc gia này. Khả năng xảy ra chiến tranh giữa hai nứoc Mỹ - Trung là xa vời, mối đe doạ quân sự Trung Quốc với Mỹ chỉ là gián tiếp. Thách thức mà Trung Quốc đưa ra chủ yếu là vấn đề địa lý - dĩ nhiên là gồm cả nhiều chuyện khác như nợ nần, thương mại và ấm nóng toàn cầu.

Khu vực nổi lên ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á, châu Âu và châu Phi đang lớn dần, không giống như kiểu đế quốc trong thế kỷ 19 mà khá phù hợp với kỷ nguyên của toàn cầu hoá. Đơn giản là đảm bảo các nhu cầu kinh tế, Trung Quốc đang thay đổi cán cân quyền lực tại Đông bán cầu, và điều này khiến Mỹ thực sự quan ngại.

Trên đất liền và trên biển, tận dụng vị trí thuận lợi trên bản đồ, ảnh hưởng của Bắc Kinh đang lan toả và mở rộng từ Trung Á tới Biển Đông, từ Viễn Đông Nga tới Ấn Độ Dương. Trung Quốc là một cường quốc lục địa đang gia tăng, như câu nói nổi tiếng của Napoleon, chính sách của những quốc gia thế này là vốn có trong điều kiện địa lý của họ.

Còn tiếp...

Thụy Phương biên dịch theo FP

01/09 Ngày Quốc khánh ngẫm về bản tuyên ngôn lập quốc

Tác giả: GS. NGND Nguyễn Ngọc Lanh
Bài đã được xuất bản.: 01/09/2010 06:00 GMT+7

Những ngày này, mỗi người Việt Nam chúng ta thường bồi hồi nhớ về chặng đường đã qua, và nghĩ tới tương lai của dân tộc, nghĩ đến những gì còn trăn trở, còn phải làm tốt hơn để tương lai Việt Nam đạt được những di nguyện của Bác Hồ, xây dựng một nước Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

LTS: Quốc khánh năm nay như một dịp để chiêm nghiệm về những bước đi của Đất nước - Dân tộc trên con đường hiện thực hóa những tư tưởng và mục tiêu cao đẹp về một Việt Nam Dân chủ - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc mà Bác Hồ đã long trọng tuyên bố trước muôn triệu người dân cũng như bạn bè thế giới sáu mươi lăm năm về trước. Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn của GS. NGND Nguyễn Ngọc Lanh như một tư liệu tham khảo. Mời bạn đọc cùng tranh luận.


>> Cựu Bộ trưởng Tư pháp bàn về Dân chủ và Pháp quyền

Không phải dân tộc nào sau khi đuổi được quân xâm lược cũng ra tuyên ngôn độc lập. Vậy mà nước ta đã làm điều này tới 3 lần. Đủ biết, nước ta luôn luôn bị nhòm ngó, và độc lập đối với chúng ta quả là tài sản "không gì quý bằng" - như Hồ Chí Minh đã khẳng định.

Sớm nhất trong số 75 bản tuyên ngôn độc lập trên thế giới là bản của Scotland, khi nước này thoát khỏi sự thống trị của Anh vào năm 1320 (Wikipedia). Thật ra, trước nữa còn có bài thơ Nam Quốc Sơn Hà - rất xứng đáng là một tuyên ngôn độc lập - xuất hiện hiện từ năm 1077, thậm chí năm 981 - khi nước ta chống cuộc xâm lược lần 1 của nhà Tống.

Không phải dân tộc nào sau khi đuổi được quân xâm lược cũng ra tuyên ngôn độc lập. Vậy mà nước ta đã làm điều này tới 3 lần. Đủ biết, nước ta luôn luôn bị nhòm ngó, và độc lập đối với chúng ta quả là tài sản "không gì quý bằng" - như Hồ Chí Minh đã khẳng định. Ngày nay, nếu chúng ta vẫn tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa của Nam Quốc Sơn Hà và Bình Ngô Đại Cáo (1427), thì việc khai thác Tuyên Ngôn Độc Lập (1945) lại càng phải như vậy, bởi vì nội dung và tinh thần của nó bắt kịp thời đại, dự báo tương lai, và do vậy có sứ mệnh dẫn đường.

Giá trị vĩnh hằng


Đó chính là con người phải được sống, được tự do, được hạnh phúc. Chúng nằm ngay trong một câu ở phần mở đầu của Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ.
Hồ Chí Minh, dù chỉ ở Mỹ một năm (1912 - 1913) - so với ba chục năm bôn ba sau đó - và dù đã tiếp xúc biết bao chủ nghĩa đẹp đẽ cùng các giá trị tinh thần cao cả khác, nhưng vẫn nhận ra những giá trị vĩ đại nhất và vĩnh hằng nhất mà toàn nhân loại sẽ mãi mãi theo đuổi.

Về sinh học, con người tuân theo các quy luật của tự nhiên sẽ tiến hoá rất chậm. Về cấu trúc cơ thể, con người vẫn cứ là một động vật, điều khác biệt là ở bộ não, hai bàn tay và dáng đứng thẳng. Nhưng về xã hội học, con người sẽ tiến hoá nhanh, sẽ càng tách xa con vật nếu ngày càng có thêm tự do và hạnh phúc.

Quan niệm cũ trước đây là Tạo Hoá sinh ra muôn loài, trong đó con người là chúa tể. Ý này, nay có thể diễn tả khác đi cho phù hợp với trình độ khoa học hiện tại. Nhưng quan niệm mới, rất cách mạng, nảy ra từ cách đây trên hai thế kỷ, là mọi người được tạo ra như nhau (all men are created equal). Nếu vậy, mỗi người phải được đấng Tạo Hoá ban cho như nhau những QUYỀN tất yếu, không thể chuyển nhượng, để phân biệt với con vật. Trong thiên nhiên và khi đứng trước con người, không một con vật nào có những quyền đó.

Đã là quyền "tất yếu" thì không cần bàn cãi và không ai được phép làm người khác hiểu sai. Đã là quyền "không thể chuyển nhượng" thì không ai được phép lấy bất cứ tư cách gì để ban phát hay tước đoạt quyền vốn có của người khác.

Như vậy, bất cứ thế lực nào, từ đâu, nếu vi phạm các quyền đương nhiên nói trên đều bị coi là phi nghĩa, là thù địch.

Trên quan niệm này, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã lên án thực dân Anh và sau đó 169 năm Hồ Chí Minh đã lên án thực dân Pháp trong các bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước mình.

Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ
Dịch sát nghĩa
Tuyên ngôn độc lập Việt Nam

We hold these truths to be self-evident,

- that all men are created equal,

- that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights,

- that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness...
Chúng tôi coi là hiển nhiên những chân lý sau:

- mọi con người được tạo ra như nhau;

- Tạo Hóa ban cho họ những Quyền tất yếu không thể chuyển nhượng;

- trong số đó có quyền Sống, Tự Do và quyền mưu cầu Hạnh Phúc...
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.

Tạo hóa cho họ những Quyền không ai có thể xâm phạm được;

trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do...


Hồ Chí Minh không trích cả câu, vì đoạn trích trong câu đã đủ ý cho lập luận rằng "mọi dân tộc đều sinh ra như nhau, do đó đều có các quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc", để tiếp đó vị Chủ tịch chính phủ lâm thời thay mặt dân kết án kẻ xâm lược - như mọi bản tuyên ngôn độc lập vẫn làm.

Từ quan niệm trên, nghĩa vụ của một chính phủ là tôn trọng, bảo vệ các QUYỀN vốn có của mỗi công dân. Nếu một chính quyền tự đóng vai bề trên để ban phát các quyền này, hoặc vin cớ để hạn chế hay tước đoạt chúng, đều ít hay nhiều, là phi nghĩa. Cũng vậy, trong một xã hội văn minh, khi cá nhân hay tập thể bị coi là tội phạm thì nguyên nhân duy nhất là đã xâm phạm các quyền này của cá nhân hay tập thể khác.

Cần hiểu đúng suy nghĩ của vĩ nhân

Có "nhà" bình luận ở nước ta đã viết - và mỗi năm cứ thế dạy cho hàng triệu học sinh - rằng Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ là cách dùng chính những lời hay ý đẹp của... kẻ thù để lên án kẻ thù (!). Lịch sử trung thực cho biết, thời điểm 1945 và trước đó, Hồ Chí Minh muốn tranh thủ sự giúp đỡ và công nhận Hoa Kỳ, hơn là lên án Hoa Kỳ.

Nay thì rõ, hơn ai hết, Hồ Chí Minh thật sự khâm phục ý tưởng cao cả về các QUYỀN vĩnh cửu của con người nêu trong đoạn trích dẫn và muốn thực hiện cho dân mình các QUYỀN đó.

Đoạn tiếp của câu, Hồ Chí Minh đã thể hiện rất đầy đủ và cụ thể trong Hiến Pháp 1946. Đó là đoạn: "để đảm bảo cho những QUYỀN này, các Chính Phủ phải được thiết lập từ những con người mà thực quyền của họ là do sự nhất trí của người bị cai trị. Mỗi khi, bất kỳ một loại hình chính phủ nào nếu phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính phủ đó và lập nên một chính phủ mới...".

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Độc Lập là điều kiện để thực hiện quyền Sống và quyền Tự Do; Tự Do là điều kiện để mỗi người tự mưu cầu Hạnh Phúc. Khi tiếp cận những chủ nghĩa rất đẹp đẽ về mặt lý thuyết, Hồ Chí Minh đã chọn và tiếp thu để áp dụng cho Việt Nam chủ nghĩa Tam Dân, thể hiện cô đọng bằng Dân tộc (phải độc lập), Dân quyền (phải tự do), Dân sinh (phải hạnh phúc). Nó phù hợp với Việt Nam, mặc dù nó chưa được coi trọng ở chính quê hương tác giả. May mắn, đây là sự lựa chọn chính xác; do vậy trước hết phải mưu đồ độc lập cho dân tộc.

"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Việc công bố Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1945 nói lên đất nước đã có Độc Lập, người dân đã có chính quyền nội địa. Vậy thì, sau khi có độc lập, chính quyền phải làm gì cho dân? Hồ Chí Minh đã khẳng định ngay trong nội dung bản Tuyên Ngôn Độc Lập: Trước tiên phải thực hiện các QUYỀN của dân, trước hết là quyền tự do.

Lòng yêu nước phải được xây đắp trên cơ sở người dân được hưởng các quyền tự do, từ đó mọi người sẽ sẵn sàng và hào hứng thực hiện các việc cụ thể khác, kể cả sự nghiệp bảo vệ nền độc lập. Bản Tuyên ngôn kết thúc bằng một câu, trong đó Hồ Chí Minh phân biệt rõ độc lập với tự do. Và đây là thời điểm phải đặt tự do trên độc lập.

Hồ Chí Minh cảnh báo, Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa.

13/09 Nhiều học giả, doanh nhân thế giới ủng hộ Ngày HG&YT

Tác giả: Vietnamnet
Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước


“Ngày Hòa Giải & Yêu Thương” là một dự án có tính chất xã hội cao, vì một lý tưởng cao đẹp... Tôi mong sẽ có thêm nhiều bạn trẻ tham gia vào hoạt động này, vì chính họ là tương lai của thế giới, của việc hàn gắn những mâu thuẫn cũ và thổi luồng sinh khí mới của tình yêu và sự bao dung cho tương lai của nhân loại”.

Đại sứ các nước nhiệt thành ủng hộ


Sự ủng hộ từ chính các vị Đại sứ là niềm khích lệ và niềm tin lớn cho ý tưởng về Ngày Hòa Giải & Yêu Thương, chính các vị Đại sứ sẽ mang những ý tưởng cao đẹp này quay trở về đất nước của mình, và làm cho ý tưởng về Hòa Giải & Yêu Thương "sống" ở những quốc gia ngoài biên giới Việt Nam.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ngài Michael Michalak là một trong những vị Đại sứ quan tâm đến Ngày Hòa Giải & Yêu Thương ngay từ khi ý tưởng mới ra đời. Tham dự buổi hòa nhạc Hòa Giải & Yêu Thương do Báo VietNamNet tổ chức, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Charles Ansbacher ngày 22/4/2010, Đại sứ Michalak nhấn mạnh: "15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, người Mỹ học được một điều rằng chúng ta có thể tin tưởng lẫn nhau, cùng nhau xây dựng quan hệ ngoại giao. Chúng ta đang làm như thế và sẽ tiếp tục phát triển như thế. Từng bước từng bước, tôi nghĩ rằng tất cả mọi người đều nhận ra giá trị của sự hòa giải và yêu thương. Bất cứ điều gì để củng cố cảm xúc này sẽ đều giúp ích cho mọi người. Với buổi hòa nhạc tuyệt vời này, đặc biệt là sự xuất hiện của nhạc trưởng Charles Ansbacher tối nay, sẽ xoa dịu trái tim và tâm hồn con người. Tôi vui mừng được tham dự vào buổi hòa nhạc, và tôi mong ý tưởng này sẽ được tiếp tục trong tương lai".


Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ngài Michael Michalak

Đại sứ Ý tại Việt Nam, ngài Andrea Perugini cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới chương trình sau khi nhận được lá thư từ VietNamNet mang thông điệp của Ngày Hòa Giải & Yêu Thương.

Các học giả lớn trên thế giới gửi thông điệp cho ngày Hòa Giải & Yêu Thương

Nhạc trưởng Charles Ansbacher, người từng chỉ huy Hòa nhạc Hòa Giải & Yêu Thương (22&23/4/2010) tại Hà Nội, người từng làm việc tại Nhà Trắng, không ngần ngại bày tỏ mong muốn phối hợp thường xuyên với VietNamNet với dự án về Ngày Hòa Giải và yêu Thương. Ông cho biết rất mong muốn có thể có thêm nhiều đóng góp khác cho cuộc vận động này và sẵn sàng quay trở lại Việt Nam để chỉ huy chương trình hòa nhạc khác, nhằm hưởng ứng hoạt động có ý nghĩa này.


Nhạc trưởng Charles Ansbacher, người từng chỉ huy Hòa nhạc Hòa Giải & Yêu Thương (22&23/4/2010) tại Hà Nội

Giáo sư Thomas Patterson - Giám đốc Nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard trong lá thư tâm huyết gửi Báo VietNamNet nhân Ngày Hòa Giải & Yêu Thương 9/9 đã viết: "Việt Nam là tiền tuyến trong mặt trận này, với những buổi hòa nhạc với chủ đề Hòa Giải & Yêu Thương, cũng như đề xuất Ngày thế gian về hòa giải và yêu thương. Không quốc gia nào phù hợp hơn Việt Nam để lãnh đạo chiến dịch này, xét trong suốt chiều dài lịch sử cũng như khía cạnh văn hóa và tình bằng hữu với các quốc gia khác. Đây là thời điểm để nhân dân và các quốc gia trên toàn cầu đi theo mô hình Việt Nam, lấy ngày 9/9 là Ngày thế gian Hòa Giải và Yêu thương."

Giáo sư Tom Fiedler, Hiệu trưởng Trường Truyền thông Boston cũng rất ủng hộ sáng kiến này.

Nhiều doanh nhân trên khắp thế giới bày tỏ quan tâm và tin tưởng

Ông Blair Wimbush, Phó Chủ tịch tập đoàn Bất động sản Nam Norfolk, Verginia (Mỹ) nhận định "Chúng ta đều mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho thế giới: hòa giải, và tình thương yêu. Ý tưởng về Ngày Hòa Giải & Yêu Thương là một ý tưởng cao đẹp, hướng đến mục đích cao đẹp và cho phép tôi bày tỏ sự trân trọng, và lòng ngưỡng mộ lớn lao đối với những dự định mà VietNamNet cũng như ông Nguyễn Anh Tuấn đang theo đuổi".


Đêm hòa nhạc Hòa giải & Yêu thương (22/04/2010) thành công tốt đẹp

"Đây là một sáng kiến tuyệt vời, tôi rất hy vọng VietNamNet sẽ có thêm nhiều động lực và sớm đi tới thành công" - đó là lời nhắn từ Ông Michael D. Tolbert, Chủ tịch Tập đoàn Hormel Foods có trụ sở tại Minnesota, Hoa Kỳ

Giáo sư Thomas Patterson - Giám đốc Nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard
Ông Ali Emir Adiguzel, Chủ tịch kiêm GĐ Điều hành tập đoàn HeidelbergCement, một trong những tập đoàn sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu thế giới, giữ vị thế quan trọng nhất trong ngành công nghiệp này tại Thổ Nhĩ Kỳ, khi biết có cuộc vận động hưởng ứng Ngày Hòa Giải & Yêu Thương tại Việt Nam, đã gợi ý cho cậu con trai 17 tuổi Yigit Adiguzel, ham mê các hoạt động xã hội của mình tới Việt Nan, tham gia vào cuộc vận động này.

Ông bày tỏ "Ngày Hòa Giải & Yêu Thương" là một dự án có tính chất xã hội cao, vì một lý tưởng cao đẹp. Việc con trai Yigit của tôi có thể tham gia giúp sức cho cuộc vận động này là điều thật tốt đẹp, hướng cho Yigit những suy nghĩ tốt đẹp về sự hòa hợp, tình yêu thương giữa cộng đồng. Tôi mong sẽ có thêm nhiều bạn trẻ tham gia vào hoạt động này, vì chính họ là tương lai của thế giới, của việc hàn gắn những mâu thuẫn cũ và thổi luồng sinh khí mới của tình yêu và sự bao dung cho tương lai của nhân loại".


Yigit Adiguzel, con trai ông Ali Emir Adiguzel, Chủ tịch kiêm GĐ Điều hành tập đoàn HeidelbergCemen

Bên cạnh đó, lãnh đạo các doanh nghiệp tập đoàn lớn tại hơn 30 nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Thái, Úc, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Ấn Độ, Israel, Nga, Nam Phi, Chile, Brazil cũng viết thư ủng hộ sáng kiến lấy ngày 9/9 làm Ngày Hòa Giải & Yêu Thương cũng như ủng hộ lá thư của GS Tom Patterson.

Sáng kiến về Ngày Hòa Giải & Yêu Thương cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà nhà báo, các nhà lãnh đạo truyền thông của các tập đoàn truyền thông lớn như Washington Post, Miami Herald, ABC News, Global Post, cùng một số nhà hoạt động xã hội ở Mỹ, Đức, Nhật và Ấn Độ.

06/09 Cách nào để khai thác chung vùng tranh chấp trên Biển Đông?

Tác giả: Trần Hà Tĩnh
Bài đã được xuất bản.: 06/09/2010 06:00 GMT+7


Căng thẳng tại Biển Đông ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hợp tác khu vực là nhận định của đa số học giả quốc tế tại Hội thảo quốc tế do Học viện Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Châu Á của Mỹ (NBR) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh hồi tháng 8 vừa qua.


Dư âm ARF và quan hệ ASEAN-Trung Quốc trên biển Đông

Loạt bài về Biển Đông


Hơn 50 học giả quốc tế và khu vực tập trung đánh giá về các nguồn năng lượng tại các vùng biển tranh chấp Châu Á, bao gồm Biển Đông, Vịnh Thái Lan và Biển Hoa Đông.

Chung mối quan tâm với An ninh năng lượng

Câu chuyện an ninh năng lượng là chủ đề quan trọng của Hội thảo. Một chuyên gia về năng lượng người Anh[1] nhận định rằng khi sản xuất dầu khí toàn cầu đạt đỉnh vào năm 2015 nhiều khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh năng lượng của các nước xung quanh Biển Đông. Nguồn cung dầu khí càng ngày càng giảm, giá càng ngày càng cao. Lúc này, ngoại trừ Brunei, tất cả các nước xung quanh Biển Đông còn lại đều phải nhập khẩu dầu khí. Tại các nước trong khu vực, giá trị của trữ lượng dầu khí tại các vùng biển tranh chấp tại Biển Đông đang được đánh giá ngày càng quan trọng.

Tuy nhiên theo ông này, nguồn năng lượng tại Biển Đông đang được đánh giá quá cao, trên thực tế nó chỉ chiếm phần nhỏ lượng cung trong bối cảnh cầu nhập khẩu tăng mạnh trong tương lai, và không giúp giải quyết vấn đề an ninh năng lượng của các nước xung quanh mà chỉ giúp kéo dài thời kỳ "quá độ".

Tham luận của nhóm học giả Trung Quốc thì cho rằng để xử lý vấn đề an ninh năng lượng, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cần tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung. Trung Quốc tập trung mạnh vào việc khai thác càng nhiều càng tốt dầu mỏ và khí đốt, càng gần càng tốt (để giảm phí vận chuyển và dễ bảo vệ). Do đó, Biển Đông là một trong những hướng trọng tâm chính trong phát triển năng lượng của Trung Quốc.

"Rào cản" cho hợp tác: Đường lưỡi bò và Quy chế pháp lý Hoàng Sa, Trường Sa



Để xử lý phần nào vấn đề an ninh năng lượng, nhiều học giả cho rằng cần tính đến hình thức hợp tác cùng phát triển dầu khí tại các vùng biển tranh chấp. Bên cạnh đó, hợp tác cùng phát triển còn giúp xây dựng lòng tin, giảm nhẹ căng thẳng tại các vùng biển tranh chấp và là một bước tiến tới giải pháp lâu dài cho các tranh chấp. Tuy nhiên vấn đề nan giải nhất là khu vực hợp tác.

Một số học giả Phương Tây và ASEAN cho rằng tại Biển Đông tồn tại hai "rào cản" ảnh hưởng đến việc xác định khu vực hợp tác. Thứ nhất là "Đường lưỡi bò" của Trung Quốc, do lấn sâu vào các vùng biển của các quốc gia khác, không xác định rõ tọa độ và quy chế pháp lý. Thứ hai là các tranh luận về quy chế pháp lý của các vị trí tại Hoàng Sa, Trường Sa, Scaborough trong việc xác định phạm vi vùng biển xung quanh.

Liên quan đến vấn đề này, một số tham luận và phát biểu phân tích về ảnh hưởng của các Báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa. Đa số học giả cho rằng các báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa nói chung và ở Biển Đông nói riêng đã góp phần làm rõ yêu sách của các bên liên quan đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Hơn nữa, tại Biển Đông, các nước ASEAN xung quanh như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và mới đây là Indonesia đã "đồng thuận" coi các vị trí tại Hoàng Sa, Trường Sa không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mà chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Trung Quốc hiện đang bị "cô lập" trong vấn đề này. Nhiều học giả kêu gọi Trung Quốc cần phải công khai rõ yêu sách của mình tại Biển Đông, đặc biệt là cần giải thích rõ về đường lưỡi bò.

Cũng liên quan đến phạm vi ảnh hưởng của đảo, tham luận của một vị tiến sỹ đến từ Đài Loan và tham luận của 1 học giả Úc phân tích về các phán quyết gần đây của Tòa án Công lý quốc tế, bao gồm phán quyết về phân định biển giữa Rumani và Ucraina có liên quan đến Đảo Rắn. Một số ý chính được rút ra: thứ nhất, phương án sử dụng Tòa án để giải quyết tranh chấp đang được nhiều nước lựa chọn; thứ hai, vấn đề phân định biển chỉ có thể được giải quyết dứt điểm sau khi giải quyết xong vấn đề chủ quyền đối với các đảo; thứ ba, các đảo không có hiệu lực đáng kể trong phân định biển so với đất liền.

Đáng chú ý bài viết của học giả Trung Quốc đề cập tranh chấp tại Biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến đảo Điếu Ngư (Senkaku) do Nhật đang nắm giữ và phân định biển tại đây, cho rằng giải pháp hợp lý là hai bên tách biệt vấn đề tranh chấp chủ quyền và phân định biển bằng cách không lấy đảo Điếu Ngư làm cơ sở cho việc đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Bà này còn cho rằng nếu Trung và Nhật không thể đạt được thỏa thuận về chủ quyền thì phương án tốt nhất là nhờ đến sự phân xử của Tòa án quốc tế.

Khi bị chất vấn về lập trường trái ngược nhau của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông, các học giả Trung Quốc cho rằng mỗi khu vực có một đặc trưng khác nhau, do đó cần giải quyết bằng thỏa thuận song phương giữa các bên liên quan, dựa trên hoàn cảnh lịch sử của từng vấn đề.




Nhìn chung bức tranh Biển Đông thời gian qua không thuận lợi cho hợp tác. Tuyên bố ứng xử các bên tại Biển Đông năm 2002 không ngăn cản được các va chạm, căng thẳng và tranh chấp tại đây. Các hoạt động hợp tác hầu như chưa được triển khai do khác biệt về cách tiếp cận giữa Trung Quốc và ASEAN.

Đa số học giả cho rằng Diễn đàn an ninh khu vực ARF 17 vừa qua tại Hà Nội đánh dấu một "thắng lợi ngoại giao" của Việt Nam với việc 14 nước nêu vấn đề Biển Đông, trong đó có phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Clinton thể hiện mạnh mẽ quan điểm của Mỹ. Qua ARF vừa qua, đa số học giả đều coi vấn đề Biển Đông đã bước sang giai đoạn mới, đã được đa phương hóa và quốc tế hóa với sự dính líu thực sự của Mỹ. Các học giả nhắc lại các bài học trong gần hai mươi năm Hội thảo kiềm chế xung đột tiềm tàng tại Biển Đông là các bên tranh chấp cần tính đến lợi ích của các nước khác quan tâm đến việc giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Một số đại biểu cho rằng Trung Quốc cần chú ý đến chiến lược nước lớn của mình để điều chỉnh chính sách tại Biển Đông theo hướng trách nhiệm hơn, nhằm làm yên tâm các nước ASEAN, qua đó tăng cường sức mạnh mềm, củng cố hình ảnh quốc gia.

Một số kiến nghị tăng cường minh bạch và hợp tác

- Trung Quốc cần hợp tác với các nước xung quanh trong việc cùng quản lý nguồn cá tại Biển Đông, qua đó không cần ban bố các lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương gây căng thẳng khu vực.

- DOC cung cấp khuôn khổ cho việc thúc đẩy xây dựng lòng tin và tăng cường hợp tác tại Biển Đông, do đó cần thúc đẩy:

+ Tăng cường đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc tại các trao đổi thường niên về an ninh và quốc phòng.

+ Thông báo trước các cuộc tập trận và tuần tra tại Biển Đông.

+ Thiết lập mạng lưới các đường dây nóng để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp.

+ Đàm phán về các hiệp định tránh đụng độ nhằm tránh các va chạm trên biển giữa lực lượng hải quân các nước.

+ Trao đổi để đi đến thỏa thuận về phạm vi ảnh hưởng của các vị trí tại Hoàng Sa, Trường Sa đối với các vùng biển xung quanh.

- Tăng cường trao đổi xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa trong vấn đề Biển Đông tại các diễn đàn khu vực, bao gồm cả ADMM+ và các cơ chế an ninh khác.

- Biện pháp giúp tăng cường độ tin cậy và xây dựng lòng tin là các bên cần tăng cường minh bạch các chương trình hiện đại hóa quân đội của mình.

- Đối với vấn đề an ninh năng lượng, điều cơ bản nhất không phải là đa dạng hóa nguồn cung mà là tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng năng lượng.



--------------------------------------------------------------------------------

[1] Hội thảo theo nguyên tắc của Chatham House, mọi ý kiến đều có thể được trích dẫn nhưng không dẫn tên người phát biểu.